intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng thí nghiệm để tổ chức hoạt động trong dạy học phần cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lí lớp 10 ở trường THPT

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:25

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dạy học định hướng năng lực đòi hỏi việc thay đổi mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá, trong đó việc thay đổi quan niệm và cách xây dựng các nhiệm vụ học tập, câu hỏi và bài tập có vai trò quan trọng. Chương trình dạy học định hướng năng lực được xây dựng trên cơ sở chuẩn năng lực của môn học. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm nội dung của sáng kiến kinh nghiệm!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng thí nghiệm để tổ chức hoạt động trong dạy học phần cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lí lớp 10 ở trường THPT

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ  NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN I. Lời giới thiệu  Đổi mới PPDH là một trọng tâm của đổi mới giáo dục. Luật giáo dục (điều 28) yêu  cầu:  “Phương pháp giáo dục phổ  thông phải phát huy tính tích cực, tự  giác, chủ  động,   sáng tạo của  học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng   phương pháp tự  học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến   tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Sự xuất hiện nền kinh tế toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức đang đưa xã hội loài  người tới một kỉ  nguyên mới và nó cũng đòi hỏi một hệ  thống giáo dục mới và phương  pháp giáo dục mới sao cho thích nghi với môi trường xã hội thay đổi.Việt Nam không thể  đứng ngoài xu thế đó. Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một trong những mục tiêu   lớn được nghành giáo dục đào tạo đặt ra trong giai đoạn hiện nay và là mục tiêu chính đã  được nghị quyết TW 2, khóa VIII chỉ ra rất rõ và cụ thể:     “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục ­ đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một  chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp  tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự  học, tự nghiên cứu cho học sinh …”   Giáo dục phổ thông nước ta hiện nay đang thực hiện bước chuyển từ chương trình  giáo dục tiếp cận nội dung sang chương trình tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ  quan tâm HS được học cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Việc đổi mới giáo dục trung học dựa trên những đường lối quan điểm chỉ đạo giáo   dục của nhà nước, đó là những định hướng quan trọng về  chính sách và quan điểm trong   việc phát triển và đổi mới giáo dục trung học. Việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm   tra đánh giá cần phù hợp với những định hướng đổi mới chung của chương trình giáo dục  trung học.  Dạy học định hướng năng lực đòi hỏi việc thay đổi mục tiêu, nội dung, phương   pháp dạy học và đánh giá, trong đó việc thay đổi quan niệm và cách xây dựng các nhiệm  vụ  học tập, câu hỏi và bài tập có vai trò quan trọng. Chương trình dạy học định hướng  năng lực được xây dựng trên cơ  sở chuẩn năng lực của môn học. Năng lực chủ  yếu hình   thành thông qua hoạt động của HS. Hệ thống bài tập định hướng năng lực chính là công cụ  để HS luyện tập nhằm hình thành năng lực và là công cụ để GV và các cán bộ quản lí giáo  dục kiểm tra đánh giá năng lực của HS và biết được mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy  học. Bài tập là một thành phần quan trọng trong môi trường học tập mà người GV cần  1
  2. thực hiện.Vì vậy, trong quá trình dạy học, người GV cần biết xây dựng các bài tập định   hướng năng lực. Xuất phát từ  những lí do trên mà tôi chọn đề  tài: “Sử dụng thí nghiệm để  tổ  chức   hoạt động trong dạy học phần  cân bằng và chuyển động của vật rắn vật lí  lớp 10  ở  trường THPT”. II. Tên sáng kiến: “Sử dụng thí nghiệm để tổ chức hoạt động trong dạy học phần cân bằng và chuyển  động của vật rắn vật lí lớp 10 ở trường THPT”. III. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học môn vật lí 10 IV. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 7 tháng 12 năm 2018 V. Mô tả bản chất của sáng kiến: A. Nội dung sáng kiến 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA THÍ NGHIỆM VẬT LÍ TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 1.1. KHÁI NIỆM VỀ THÍ NGHIỆM  1.1.1. Khái niệm thí nghiệm Theo lý thuyết thông tin, thí nghiệm được coi là một hệ thông tin. Theo quan điểm  này thí nghiệm bao gồm một thiết bị thí nghiệm (TBTN) tác động qua lại chặt chẽ với bộ  phận thứ  hai của hệ  ­  Đó là hiện thực khách quan (HTKQ) tức là  đối tượng của thí  nghiệm. 2
  3. Trước hết hệ nhận một mệnh lệnh điều khiển từ ngoài vào (input) dưới dạng một  thông tin Ii chuyển đến TBTN. Nhận lệnh này, TBTN tác động một thông tin mà nó mã hoá  Im vào hiện thực khách quan (HTKQ). Nhờ tác động này HTKQ cung cấp trở lại cho thiết bị  một thông tin đo lường Id. Thông tin này lập tức được tế  bào giải mã thành một thông tin   mới để  chuyển nó ra ngoài hệ  đó là Io  (output). Nhà thực nghiệm thu lấy thông tin cuối  cùng của thí nghiệm là Io. Nếu xét thí nghiệm là một quá trình thì hệ  còn bao gồm cả  nhà thực nghiệm thí  nghiệm nữa. Như vậy thí nghiệm gồm hai bộ phận: a. Nhà thực nghiệm thí nghiệm giữ vai trò bộ phận điều khiển thí nghiệm. b. Bộ phận bị điều khiển thí nghiệm, tức là TBTN và HTKQ và theo lý thuyết thông   tin ­ quá trình thí nghiệm là một hệ điều khiển. Như  vậy thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu đối tượng và hiện tượng trong   những điều kiện nhân tạo để tìm hiểu sâu hơn những mối nhân quả trong các đối tượng và  hiện tượng. Ưu thế  của thí nghiệm là nó cho phép tìm hiểu bản chất của các hiện tượng, tìm  hiểu qui luật của chúng cùng những mối liên hệ nhân quả.  1.1.2. Vai trò của thí nghiệm Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, nó là cơ  sở, điểm xuất  phát cho quá trình học tập ­ nhận thức của học sinh. Từ đây xuất phát quá trình nhận thức  cảm tính của trò, để rồi sau đó diễn ra sự trừu tượng hoá và sự tiến lên từ trừu tượng đến  cụ thể trong tư duy. Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn. Vì vậy nó là phương tiện duy   nhất giúp hình thành ở học sinh những kỹ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật. Thí nghiệm giúp học sinh đi sâu vào tìm hiểu bản chất của các hiện tượng Vật lí,  thí nghiệm còn là hình thức để  học sinh vận dụng kiến thức vào đời sống hàng ngày, làm   chủ  kiến thức, gây được niềm tin sâu sắc cho bản thân, kết quả  thu được càng làm tăng   lòng say mê, hứng thú học tập. Thực hiện thí nghiệm vật lí sẽ  đưa việc học tập của  học sinh tiến gần đến cách  nghiên cứu của các nhà khoa học, giúp học sinh hứng thú trong công việc. 3
  4. Thí nghiệm do giáo viên biểu diễn phải mẫu mực về thao tác để qua đó học sinh học  tập, bắt chước, để rồi sau đó khi học sinh làm thí nghiệm, học sinh sẽ học được cách thức làm  thí nghiệm và từ đó rèn kỹ năng, kỹ xảo thực hành thí nghiệm. Thí nghiệm có thể được sử dụng để tổ chức hoạt động nhận thức của  học sinh với  các mức độ tích cực, tự lực và sáng tạo khác nhau: thông báo, tái hiện (bắt chước), tìm tòi   bộ phận, nghiên cứu. Tóm lại: Thí nghiệm được sử  dụng để  học bài mới, để  củng cố  hoàn thiện kiến  thức, để kiểm tra, đánh giá kiến thức. Thí nghiệm có thể do  giáo viên biểu diễn hay do học  sinh tự tiến hành. Thí nghiệm có thể tiến trình trên lớp, trong phòng thí nghiệm, ngoài trời  hay tại nhà. 1.1.3. Các loại thí nghiệm trong dạy học vật lí: Ở trường trung học, thí nghiệm thường  được sử dụng dưới những dạng chính sau đây: a. Thí nghiệm biểu diễn bởi giáo viên: Giáo viên trực tiếp tiến hành thí nghiệm để học sinh  quan sát và trả lời câu hỏi, những tình huống do  giáo viên đặt ra. Căn cứ vào mục đích có thể  chia thí nghiệm biểu diễn thành 3 loại như sau: + Thí nghiệm nêu vấn đề:Thí nghiệm này nhằm nêu lên vấn đề  cần nghiên cứu tạo  ra tình huống có vấn đề làm tăng hiệu quả dạy học. + Thí nghiệm giải quyết vấn đề: Thí nghiệm này được thực hiện giải quyết vấn đề đặt ra   sau phần nêu vấn đề bao gồm: Thí nghiệm khảo sát, thí nghiệm kiểm chứng. + Thí nghiệm củng cố: Thí nghiệm loại này dùng để củng cố lại kiến thức đã nghiên   cứu bao gồm cả những thí nghiệm nói lên ứng dụng của vật lí trong đời sống và trong kỹ  thuật. b. Thí nghiệm thực hành vật lí:  Là thí nghiệm do tự  tay học sinh tiến hành dưới sự  hướng dẫn của giáo viên ­ Các thí nghiệm biểu diễn khi học bài mới. ­ Các thí nghiệm luyện tập trong quá trình vận dụng những kiến thức vừa lĩnh hội. ­ Thực hành trong phòng thí nghiệm, thường tổ  chức sau một chương hay cuối học   kỳ mang tính chất tổng hợp. ­ Thí nghiệm tại nhà, một hình thức thí nghiệm đơn giản, nhưng dài ngày được giao  cho HS làm tại nhà. Sau đây, xin đề cập và phân tích kỹ hai phương pháp được sử dụng tương đối phổ  biến, phù hợp với nội dung và yêu cầu đổi mới về phương pháp ­ tổ chức hoạt động trong   dạy học khi sử dụng thí nghiệm vật lí đó là: ­ Biểu diễn thí nghiệm ­ nghiên cứu thuộc nhóm phương pháp trực quan. ­ Thực hành thí nghiệm ­ tìm tòi bộ phận thuộc nhóm phương pháp đặt vấn đề. 1.2. CẤU TRÚC CỦA THÍ NGHIỆM VẬT LÍ 4
  5. Mỗi thí nghiệm vật lí được tạo bởi các thành phần sau: 1.2.1. Đối tượng thí nghiệm Khi xây dựng thí nghiệm, một vấn đề  quan trọng phải được trả  lời, đó là: thí   nghiệm cần nghiên cứu cái gì? Trả  lời câu hỏi này chính là xác định được đối tượng của  thí nghiệm thí nghiệm vật lí. 1.2.2. Mục đích của thí nghiệm Mục đích là cái đặt ra phải đạt tới. Như  vậy trong thí nghiệm vật lí sẽ  phải phát   hiện, chứng minh hay khẳng định vấn đề khoa học. Khi tiến hành thí nghiệm vật lí, người thực hiện thí nghiệm phải định rõ được mục  đích đạt tới. Mục đích là cơ sở để  lựa chọn được phương pháp cũng như  các chỉ  tiêu theo  dõi phù hợp. 1.2.3. Phương pháp thí nghiệm Phương pháp là cách thức đạt tới mục đích, trong thí nghiệm phải định rõ được   cách thức tiến hành thí nghiệm theo trình tự nào. 1.2.4. Chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm Kết quả  thí nghiệm được hiểu là những biểu hiện của  đối tượng thí nghiệm,  người thực hiện thu thập được, theo các chỉ tiêu định trước và được xử lý nhằm tìm ra dấu  hiệu, bản chất về khía cạnh đang nghiên cứu của đối tượng. 1.2.5. Nhận xét kết quả thí nghiệm Nhận xét kết quả  thí nghiệm là nêu ra lời nhận xét về  kết quả  thu được và chỉ  ra  các mối liên hệ, những dấu hiệu bản chất, tính quy luật, từ đó khái quát hoá khoa học và  được diễn đạt bằng kết luận khoa học. Điều này có ý nghĩa dạy học rất lớn đặc biệt về  mặt phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp làm việc khoa học. Để  hướng dẫn  học sinh  tiến hành thí nghiệm vật lí; xây dựng thí nghiệm vật lí  hoặc giao cho học sinh tập dượt nghiên cứu, giáo viến cần phải chú ý quán triệt đến học  sinh thành phần cấu của thí nghiệm.  1.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1.2.1. Đối với thí nghiệm biểu diễn: Để năng cao chất lượng và hiệu quả của các thí nghiệm biểu diễn bản thân tôi luôn  cố gắng thực hiện tốt các nội dung sau đây. + Thí nghiệm phải đảm bảo thành công. + Thí nghiệm phải ngắn gọn hợp lí. + Thí nghiệm phải đảm bảo cho cả lớp quan sát. + Sử dụng các vật chỉ thị thích hợp. + Phải phát huy được tác dụng của thí nghiệm biểu diễn. 5
  6. 1.2.2. Đối với thí nghiệm thực hành: Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các thí nghiệm thực hành bản thân tôi luôn  cố gắng thực hiện tốt các yêu cầu sau đây: + Chuẩn bị tốt dụng cụ thực hành đảm bảo về số lượng và chất lượng. + Trình tự  tổ  chức thí nghiệm thực hành: Gồm có chuẩn bị  thí nghiệm, tiến hành thí  nghiệm, xử lí kết quả thí nghiệm và cuối cùng là tổng kết thí nghiệm. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU      Hiện nay phần lớn giáo viên vẫn thực hiện áp dụng các phương pháp dạy học truyền   thống để giảng dạy, chưa tạo được môi trường tích cực để học sinh hoạt động, chủ động   trong việc chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ, phát triển năng lực. Mặt khác, việc  đưa các vấn đề tích hợp, liên môn vào bài dạy còn hạn chế, chưa hiệu quả đặc biệt là các   môn tự nhiên.      Nắm được những mặt hạn chế trong phương pháp dạy học truyền thống, một số giáo   viên cũng vận dụng phương pháp dạy học tích cực, hiện đại: dạy học theo góc, dạy theo   dự án, dạy theo hợp đồng… kết hợp với các kĩ thuật: tia chớp, công não, sơ  đồ  tư  duy… Tuy bước đầu cũng đã tạo ra được môi trường học tập mới, tạo ra sự hứng thú cho các em  học sinh. Nhưng do kinh nghiệm để  dạy học theo các phương pháp hiện đại còn thiếu,   điều kiện áp dụng còn hạn chế, đặc biệt do đặc điểm về thời gian phân phối cho tiết học   nên kết quả chưa thực sự như mục tiêu đặt ra.    Khi tiến hành thực hiện dạy học có sử dụng bài tập thí nghiệm tạo ra động cơ, hứngthú  học tập cho học sinh. Học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải  quyết các tình huống thực tiễn và đặc biệt là kỹ năng thực hành được nâng cao. Từ  những suy nghĩ trên tôi thấy rằng một trong những nội dung đổi mới phương  pháp dạy học môn Vật lý để  kích thích gây hứng thú cho học sinh học tập là việc nghiên  cứu khai thác các thí nghiệm trong các giờ  học, đó là điều kiện rất thuận lợi để  có thể  nâng cao hơn nữa hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh.  Tổ chức dạy học có  sử  dụng bài tập thí nghiệm chưa được áp dụng nhiều  ở  chương trình phổ  thông. Nhưng   nếu được áp dụng một cách sâu, rộng đồng thời kết hợp với các phương pháp và kĩ thuật   dạy học hiện đại khác sẽ rất tốt để phát triển năng lực của học sinh. 3. SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ. Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, nghĩa là từ kết quả thu được từ  thực nghiệm,   các nhà khoa học khái quát và hệ thống hóa để xây dựng thành những lý thuyết khoa học.   Do đó trong quá trình dạy học, sử dụng thí nghiệm như là phương pháp tốt nhất giúp  học  sinh phát hiện kiến thức, kỹ năng mới. Nhưng do đặc trưng của việc học tập so với nghiên  cứu khoa học là phát hiện lại những chân lý đã được khám phá, nghĩa là tập dượt, làm theo   con đường của các nhà vật lí đã đi để  khám phá kiến thức mới. Do đó, trong dạy học có  6
  7. thể sử dụng theo kiểu "thí nghiệm ảo" nghĩa là thực hiện thí nghiệm trong tư duy. Vì rằng   thí nghiệm thường kéo dài (dài hạn) và đòi hỏi phải có phương tiện cần thiết nhưng các  trường phổ thông hiện nay còn thiếu và trong khuôn khổ một tiết dạy khó thực hiện được. Trong dạy học với thí nghiệm giả  hay thật, khi sử dụng cần theo qui trình hợp lý  mới có hiệu quả. 3.1. Qui trình sử dụng thí nghiệm trong dạy học Vật lí. Qui trình sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí được hiểu là trình tự các thao tác  để  tổ  chức hướng dẫn  học sinh  khám phá kiến thức, kỹ  năng mới qua nghiên cứu thực   nghiệm. Giải thích qui trình: Bướ c 1: Nêu nhiệm vụ nh ận th ức th ực ch ất là nêu rõ mục đích của thí nghiệ m. Bước 2: Nêu phương pháp tiến hành thí nghiệm là gợi cho  học sinh  cách làm thí  nghiệm để  đạt được mục đích, có nghĩa là giáo viên dùng câu hỏi, nêu ra những chỉ dẫn,  những yêu cầu để  học sinh chỉ  ra được những đối tượng chọn làm thí nghiệm. Học sinh  chỉ ra cách thức tiến hành và học sinh phải chỉ ra được kỹ thuật thực hiện thí nghiệm. Bước 3: Nêu kết quả  thí nghiệm là tìm được những biến đổi biểu hiện khác với  trước khi thực hiện thí nghiệm. Tìm cách trình bày các số  liệu sao cho để  thấy mối quan   hệ giữa các hiện tượng vật lí hay các đại lượng vật lí cần tìm. Bước 4: Nêu nhận xét kết quả thí nghiệm và xác định mối liên hệ nhân quả là giáo  viên  hướng dẫn, tổ  chức để  học sinh  dựa vào số  liệu hay hiện tượng thu  được  ở  thí  nghiệm, phát hiện hiện tượng vật lí mới, phát hiện mối quan hệ giữa các đại lượng vật lí   thể hiện qua số liệu hay hiện tượng, khái quát hoá những cứ liệu để  tìm ra dấu hiệu bản   chất của vấn đề. 7
  8. Bước 5: Nêu kết luận khoa học là giáo viên hướng dẫn để học sinh dựa vào những điều  nhận xét ở kết quả thí nghiệm, sử dụng thuật ngữ khoa học để diễn đạt thành mệnh đề mang   tính khoa học và phù hợp với mục đích thí nghiệm. Mở rộng kiến thức cho học sinh, giáo viên có thể gợi ý qua câu hỏi để  học sinh nêu ra  được ứng dụng thực tiễn của các hiện tượng trong đời sống và sản xuất. 3.2. Sử dụng thí nghiệm để hình thành kết luận khoa học Khi thực hiện mỗi thí nghiệm thì hiệu quả  dạy học của nó tuỳ  thuộc vào định  hướng khai thác và cách sử dụng. Bản thân trong mỗi thí nghiệm đều chứa đựng tiềm năng   về kết luận khoa học, rèn luyện kỹ năng thiết kế thí nghiệm và quy nạp thực nghiệm. Để  khai thác được các tiềm năng của thí nghiệm trong dạy học, tuỳ thuộc mục tiêu dạy học   khác nhau mà có cách thức tương ứng.  Sử  dụng thí nghiệm để  tiến hành kết luận khoa học được hiểu là trong quá trình  dạy học,  giáo viên  sử  dụng thí nghiệm như  một phương tiện để  tổ  chức   học sinh  hoạt  động học tập, từ kết quả thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của  giáo viên, học sinh tập dượt,  làm quen với việc xây dựng những kết luận khoa học. Kết quả  thu được trong mỗi thí nghiệm chỉ  được coi là tư  liệu, chưa hẳn là nội  dung học tập. Từ đặc điểm chung rút ra đặc điểm bản chất và tập cách diễn đạt đặc điểm   chung, bản chất bằng ngôn ngữ  của mình. Giáo viên chỉ  ra điểm chưa chính xác để  học  sinh tự điều chỉnh diễn đạt lại cho phù hợp mục đích của thí nghiệm. Thường lúc đầu học sinh chưa quen, diễn đạt có thể  sai, lúng túng, nhưng nếu rèn   luyện chắc chắn sẽ  trưởng thành dần. Nếu vội vàng,   giáo viên làm thay bằng cách  giáo  viên  tự  kết luận từ  kết quả  thí nghiệm thì hiệu quả  dạy học sẽ  thấp,   học sinh  có thể  thuộc lòng nhưng chưa chắc đã hiểu được bản chất. Sử  dụng thí nghiệm để  học sinh tự  hình thành kết luận khoa học có thể  tốn thời  gian, nhưng giá trị  dạy học được tăng lên học đi đôi với hành, dạy học gắn liền với thực   tiễn đời sống hàng ngày. 3.3. Sử dụng thí nghiệm để rèn luyện kỹ năng thiết kế thí nghiệm Thiết kế  thí nghiệm được hiểu là từ  mục đích thí nghiệm đã được xác định, đề  xuất đối tượng làm thí nghiệm, đề  xuất phương án tiến hành thí nghiệm sao cho kết quả  thu được chính xác, phù hợp mục đích của thí nghiệm, đề xuất các chỉ tiêu cần theo dõi và  thu lại được, nêu được dự kiến kết quả thí nghiệm. Xác định đối tượng, phương pháp, kỹ thuật thí nghiệm và các chỉ tiêu theo dõi đó là  phương pháp thí nghiệm. Phương pháp thí nghiệm thuộc loại kiến thức về  phương pháp khoa học. Trước  đây loại kiến thức này ít được chú trọng trong dạy học phổ thông, mặc dù đó là loại kiến  thức quan trọng, thiếu kiến thức này làm cho người học có thói quen chỉ  thừa nhận, như  8
  9. vậy là chỉ  cung cấp cho người học sản phẩm sẵn có, mà không cung cấp cho người học   cách tạo ra sản phẩm. Chỉ khi nào học sinh được trang bị loại kiến thức này qua việc dạy  học bằng các thí nghiệm, thì lúc đó có cách tư  duy, cách hành động sáng tạo và thực sự  khoa học.  Để rèn luyện cho học sinh kỹ năng thiết kế thí nghiệm, giáo viên phải đặt học sinh  vào vị  trí người nghiên cứu, tìm hiểu mục đích, đối tượng thí nghiệm, tự  xác định các   phương pháp tiến hành thí nghiệm và kỹ  thuật làm thí nghiệm, các chỉ  tiêu cần theo dõi.   Làm như  vậy là hướng dẫn học sinh thiết lập thí nghiệm giả  định trên giấy. Tuy là giả  định nhưng đó là cơ sở lý thuyết để hướng dẫn hành động, dựa vào giả  định này mới tiến   hành được thí nghiệm thật. Một trong các cách rèn luyện kỹ  năng thiết kế  thí nghiệm có  hiệu quả là sử dụng phiếu học tập. Hãy nghiên cứu SGK để hoàn thành công việc sau: + Mục đích thí nghiệm là gì ? ................................................................................................................................. + Cơ sở lí thuyết của thí nghiệm là gì? ……………………………………………………………………………………. + Phương pháp tiến hành thí nghiệm như thế nào ? ........................................................................................................................... + Kỹ thuật thí nghiệm nêu như thế nào ? ........................................................................................................................... + Các chỉ tiêu cần theo dõi được là gì ? ........................................................................................................................... Sau khi học sinh tự làm, cho đại diện báo cáo, giáo viên tổ chức thảo luận và chính xác hóa   kiến thức. 3.4. Sử dụng thí nghiệm để rèn luyện kỹ năng quy nạp ­ thực nghiệm Quy nạp thực nghiệm được hiểu là từ  kết quả  và nhận xét kết quả  thí nghiệm,  người nghiên cứu tìm ra dấu hiệu chung, bản chất của hiện tượng và phát biểu thành kết  luận khoa học. Điều này đồng nghĩa với phương pháp quy nạp trong tư duy. Rèn luyện kỹ năng quy nạp thực nghiệm được hiểu là tập dượt rèn luyện cho học  sinh  xây dựng kết luận khoa  học từ  những dấu hiệu chung và số  liệu thu được qua thí  nghiệm. Những kết quả thu được từ thí nghiệm mới là hình thức biểu hiện của bản chất bên   trong. Phương pháp tư duy đúng, mới rút ra được kết luận khoa học đúng.  Giáo viên cần hướng dẫn học sinh bằng con đường quy nạp:  ­ Xác định được bản chất của hiện tượng thu được từ thí nghiệm là gì? 9
  10. ­ Những hiện tượng thu được qua thí nghiệm chỉ  đúng trong phạm vi nào về  đối tượng,  các khía cạnh khác nhau của đối tượng? ­ Dùng thuật ngữ  khoa học nào diễn đạt cho chính xác về  mức độ, về  đối tượng mà thí   nghiệm thu được. Để rèn luyện kỹ năng tư duy quy nạp thực nghiệm, ta có thể tiến hành như sau: ­ Dạy cho học sinh các thao tác: tìm dấu hiệu chung; xác định các bản chất trong cái chung;   xác định phạm vi cái chung, cái bản chất phản ánh. ­ Cho học sinh tập diễn đạt kết luận: từ các kết quả thu được qua thực nghiệm. Cho  học  sinh xây dựng và diễn đạt thành kết luận khoa học; từ kết luận khoa học của bản thân tập   nêu nhận xét, chỉ  ra cơ  sở của kết luận đúng hoặc chỉ  ra điểm chưa đúng trong kết luận,  chỉ ra lý do chưa đúng và đưa ra cách kết luận đúng. Làm như  nêu  ở trên tưởng như  mất thời gian, nhưng nếu làm quen thì không phải   như  vậy và quan trọng hơn là rèn luyện được phương pháp tư  duy đúng đắn không thụ  động tiếp thu kiến thức. Rèn luyện tư  duy quy nạp thực nghiệm và hình thành kết luận khoa học qua thí  nghiệm, tuy có nêu thành hai nội dung, nhưng thực hiện đồng thời cùng một lúc. Nếu tư  duy quy nạp thực nghiệm đúng là nguyên nhân dẫn đến kết luận khoa học đúng. Trong dạy thường chỉ chú ý đến kết luận khoa học mà ít chú ý rèn luyện kỹ năng tư  duy. Nên trong đề  tài này trình bày từng nội dung riêng để  giáo viên chú ý hơn đến mục  tiêu quan trọng là rèn luyện phương pháp tư duy. 3.5. Nội dung kiến thức  3.5.1. Nội dung kiến thức ­ kĩ năng cơ bản  a) Ví trí, tầm quan trọng kiến thức trong chương trình Vật lí THPT  “Cân bằng và chuyển động của vật rắn” là chương thứ ba trong chương trình Vật lí  10. Nhìn chung, các kiến thức của phần này được xây dựng khá mới đối với học sinh và nội  dung kiến thức gắn liền với đời sống hàng ngày, áp dụng để giải quyết nhiều bài toán thực   tế. Các khái niệm lực song song, quy tắc hợp lực, mô men lực điều kiện cân bằng của vật  rắn…  Đây là phần nối tiếp kiến thức chương “Động lực học chất điểm”, đồng thời là   nền tảng để nghiên cứu chuyển động của các vật rắn trong chương trình Vật lí THPT. Phần lớn các kiến thức của chương khá trìu tượng đòi hỏi có thí nghiệm quan sát,  kiểm trứng và phải sử dụng đến các bài toán tổng hợp véctơ, liên quan đến tác dụng của   lực, mô men lực lên vật rắn và có nhiều ứng dụng trong đời sống, kỹ thuật hàng ngày. Đặc   điểm chuyển động của vật rắn: chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay của vật rắn;  giải thích khi nào vật rắn cân bằng, trường hợp nào cân bằng bền; làm thế  nào tăng mức   vững vàng của cân bằng của vật; ứng dụng của mô men lực và ngẫu lực trong thực tế….. 10
  11. b) Kiến thức, kĩ năng cần đạt được  Kiến thức ­  Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai hay ba   lực không song song. ­ Phát biểu được quy tắc xác định hợp lực của hai lực song song cùng chiều. ­ Nêu được trọng tâm của một vật là gì. ­ Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính momen lực và nêu được đơn vị  đo momen lực. ­ Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định. ­ Phát biểu được định nghĩa ngẫu lực và nêu được tác dụng của ngẫu lực. Viết được  công thức tính momen ngẫu lực. ­ Nêu được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế. Nhận biết được các dạng   cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định của một vật rắn. ­ Nêu được đặc điểm để nhận biết chuyển động tịnh tiến của một vật rắn. ­ Nêu được, khi vật rắn chịu tác dụng của một momen lực khác không, thì chuyển  động quay quanh một trục cố định của nó bị biến đổi (quay nhanh dần hoặc chậm dần).   ­ Nêu được ví dụ  về  sự  biến đổi chuyển động quay của vật rắn phụ  thuộc vào sự  phân bố khối lượng của vật đối với trục quay. Kĩ năng ­ Vận dụng được điều kiện cân bằng và quy tắc tổng hợp lực để giải các bài tập đối   với trường hợp vật chịu tác dụng của ba lực đồng quy. ­ Vận dụng được quy tắc xác định hợp lực để  giải các bài tập đối với vật chịu tác   dụng của hai lực song song cùng chiều. ­ Vận dụng quy tắc momen lực để giải được các bài toán về điều kiện cân bằng của  vật rắn có trục quay cố định khi chịu tác dụng của hai lực. ­ Xác định được trọng tâm của các vật phẳng đồng chất bằng thí nghiệm. 3.5.2. Phân tích một số nội dung kiến thức  a)  Nội dung “Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song   song” Ở bài này, ta cần làm rõ thêm một số vấn đề sau: Thông hiểu ­ Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực : Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng   giá, cùng độ lớn và ngược chiều. 11
  12. ­Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song  song + Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy  + Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba ­Quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy : Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng quy tác   dụng lên một vật rắn, trước hết ta trượt hai vectơ  lực đó trên giá của chúng đến điểm  đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực. ­ Trọng tâm là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật. ­ Để xác định trọng tâm của vật phẳng, đồng chất bằng phương pháp thực nghiệm,  ta treo vật bằng sợi dây lần lượt ở hai vị trí khác nhau. Giao điểm của phương sợi dây kẻ  trên vật giữa hai lần treo chính là trọng tâm của vật. Đối với những vật rắn phẳng đồng tính có dạng hình học đối xứng thì trọng tâm nằm  ở  tâm đối xứng của vật. Vận dụng ­ Biết cách xác định trọng tâm của một số vật mỏng,phẳng bằng phương pháp thực nghiệm. ­ Biết cách chỉ ra các lực và áp dụng điều kiện cân bằng, quy tắc tổng hợp lực để  giải các bài tập đối với trường hợp vật chịu tác dụng của ba lực đồng quy b) Nội dung “Cân bằng của vật rắn có trục quay cố đinh.Mô menlực” Phần kiến thức về đòn bẩy và lực đẩy Ác –si –mét các em đã được học ở  cấp 2.   Tuy nhiên đòn bẩy chỉ là trường hợp riêng của vật rắn có trục quay cố định và quy tắc đòn  bẩy chỉ là trường hợp riêng của một quy tắctổng quát hơn mà các em sẽ  được học trong   bài này. Ở bài này, ta cần làm rõ thêm một số vấn đề sau: Thông hiểu ­ Momen của lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác  dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó. ­ Công thức tính momen của lực: M = F.d trong đó, d là cánh tay đòn, là khoảng cách từ  trục quay đến giá của lực  (nằm trong mặt  phẳng vuông góc với trục quay).  ­Trong   hệ   SI,   đơn   vị   của   momen   lực   là   niutơn   mét   (N.m).  Quy   tắc  momen lực:Muốn cho một vật có trục quay cố  định  ở  trạng thái cân bằng, thì tổng  các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng  tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ. M = M’ 12
  13. trong đó, M là tổng các momen lực có xu hướng làm cho vật quay theo chiều kim đồng hồ,  M’ là tổng các momen lực có xu hướng làm cho vật quay ngược chiều kim đồng hồ Vận dụng ­ Vận dụng khái niệm mô men lực để giải thích một số hiện tượng vật lí  thường gặp trong đời sống và kĩ thuật. ­ Biết cách chỉ ra các lực, tính được momen của các lực tác dụng lên vật và áp dụng quy tắc momen lực để giải bài tập. c) Nội dung “Quy tắc hợp lực song song cùng chiều” Thông hiểu Quy tắc xác định hợp lực của hai lực song song cùng chiều : ­ Hợp lực của hai lực  và  song song, cùng chiều, tác dụng vào vật rắn là một lực  song song, cùng chiều với hai lực và có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực đó : F = F1 + F2 ­ Giá của  nằm trong mặt phẳng chứa,  và chia khoảng cách giữa hai lực này thành  những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực :  trong đó, d1 và d2 là khoảng cách từ giá của hợp lực tới giá của lực  và giá của lực . Vận dụng ­ Vận dụng được quy tắc và điều kiện cân bằng để  giải một số bài tập định  tính   và định lượng liên quan;  ­  Vận dụng được phương pháp thực nghiệm ở mức độ đơn giản. d) Nội dung “Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế” Thông hiểu Cân bằng của một vật có một điểm tựa hoặc một trục quay cố định: ­ Cân bằng không bền :   Một vật bị  l ệch khỏi v ị  trí cân bằng không  bền thì vật không thể  tự  trở  về  v ị  trí đó đượ c, vì trọ ng lực làm cho vật   lệch xa vị trí cân bằng.      ­ Cân bằng bền : Một vật bị lệch khỏi vị trí cân bằng bền thì dưới tác dụng của  trọng lực, vật lại trở về vị trí đó.      ­ Cân bằng phiếm định : Nếu trọng tâm của vật trùng với trục quay thì vật ở trạng thái  cân bằng phiếm định. Trọng lực không còn tác dụng làm quay và vật đứng yên ở vị trí bất   kì. ­ Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế  là giá của trọng lực phải  xuyên qua mặt chân đế (hay là trọng tâm “rơi” trên mặt chân đế).  Vận dụng 13
  14. ­ Biết cách nhận biết và lấy được ví dụ về các dạng cân bằng của một vật có một điểm   tựa hoặc một trục quay cố định trong trường trọng lực. ­ Biết cách làm tăng mức vững của cân bằng trong thực tế. ­ Giải thích một số hiện tượng cân bằng của các vật trong thực tiễn đời sống hàng ngày. e) Nội dung “Chuyển động tịnh tiến. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố   định.” Thông hiểu ­ Chuyển động tịnh tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đường thẳng nối  hai điểm bất kì của vật luôn luôn song song với chính nó. ­ Trong chuyển động tịnh tiến, tất cả các điểm của vật đều chuyển động như nhau,   đều có cùng một gia tốc. ­ Đặc điểm của chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cốđịnh. ­ Các yếu tố ảnh hưởng đến quán tính của vật. Vận dụng ­ Áp dụng định luật II Niu tơn cho chuyển động tịnh tiến thẳng.      ­ Vận dụng được khái niệm mô men quán tính để  giải thích sự  thay đổi, chuyển động   quay của các vật.       ­ Giải thích chuyển động một số  vật trong thực tế: chuyển động của chiếc đinh vít,   chuyển động của bánh xe đang lăn trên đường, chuyển động của vận động viên nhảy cầu. g) Nội dung “Ngẫu lực” Thông hiểu          ­ Hệ  hai lực song song, ngược chiều, có độ  lớn bằng nhau và cùng tác  dụng vào một vậtgọi là ngẫu lực.      ­ Ngẫu lực tác dụng vào vật chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến. Nếu chỉ có ngẫulực tác dụng và vật không có trục quay cố định, thì vật quay quanh  trục đi qua trọng tâm. Momen của ngẫu lực là M = Fd  trong đó, F là độ lớn của mỗi lực :  F = F1 = F2 , d là cánh tay đòn của ngẫu lực (khoảng  cách giữa hai giá của hai lực). Vận dụng ­ Vận dụng khái niệm ngẫu lực để  giải thích một số  hiện tượng vật lí  thường gặp trong đời sống và kỹ thuật. ­ Vận dụng công thức tính mô men của ngẫu lực để làm các bài tập trong   bài.      ­ Nêu một số ứng dụng về ngẫu lực trong thực tế và trong kỹ thuật. 14
  15. 3.6. Giải pháp tiến hành và kết quả đạt được Các thí nghiệm được giáo viên hướng dẫn cách tiến hành để  học sinh tiến hành ở  nhà trước khi học nội dung của bài học hoặc 1 số thí nghiệm học sinh chuẩn bị   dụng cụ  để tiến hành trong tiết học. Trong mỗi thí nghiệm học sinh đều phải quan sát và giải thích hiện tượng để  hình  thành kiến thức mới hoặc dùng để  chứng minh, củng cố  nội dung trong bài học. Sau thí  nghiệm, giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận khoa học. Trong chương “cân bằng và chuyển động của vật rắn” Vật lí 10 có thể sử dụng các   thí nghiệm nêu dưới đây, cụ thể như sau: 3.6.1. Thí nghiệm 1. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực Nguyên tắc thí nghiệm:              ­ Tìm được điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực. Dụng cụ và nguyên liệu thí nghiệm             ­ Vật là một tấm bìa cứng nhẹ có ba lỗ nhỏ A, B, C thẳng hàng             ­ Hai lực kế. Tiến hành thí nghiệm             ­ Móc vào A và C hai đầu của hai sợi dây nằm ngang.             ­ Hai sợi dây nằm ngang được nối với hai lực kế. ­ Số chỉ của hai lực kế cho biết độ lớn của hai lực , ­ Giữ nguyên giá và độ lớn của  nhưng đầu dây bên phải móc vào vật rắn ở điểm B Vận dụng trong bài:Giáo viên vận dụng phương pháp tạo tình huống cho học sinh.  Mở bài giáo viên có thể tiến hành hoặc gọi 1 học sinh nêu điều kiện cân bằng của  chất điểm. Đặc điểm của cặp lực cân bằng Nêu câu hỏi: vậy điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực là gì? Kết luận khoa học:  ­Vật rắn cân bằng thì: + Hai dây móc vào A và C nằm trên cùng một đường thẳng. + Độ lớn của hai lực ,  bằng nhau. ­ Tác dụng của một lực lên vật rắn không thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ  trên   giá của nó. 3.6.2. Thí nghiệm 2. Xác định trọng tâm của vật rắn Nguyên tắc thí nghiệm Xác định được trọng tâm của vật phẳng mỏng bằng phương pháp thực nghiệm. 15
  16. Dụng cụ thí nghiệm ­ Một vật mỏng. ­ Các dây treo. ­ Lực kế. Tiến hành thí nghiệm ­ Buộc dây vào lỗ nhỏ A ở mép của vật rồi treo vật lên như hình vẽ ­ Vật đứng yên dưới tác dụng của trọng lực và lực căng dây tại A. Do đó trọng tâm của vật phải nằm trên đường kéo dài của dây treo tức là đường thẳng AB trên   vật. ­ Sau đó lại buộc vật vào một điểm khác C  ở  mép vật rồi treo vật lên.  Khi đó vật đứng yên dưới tác dụng của trọng lực và lực căng dây tại C. Do đó trọng tâm của vật phải nằm trên đường kéo dài của dây treo tức là đường thẳng CD trên   vật. Vận dụng trong bài:Giáo viên vận dụng phương pháp tạo tình huống cho học sinh.  Mở bài giáo viên nói như các em đã biết, trọng tâm của vật là điểm đặt của trọng  lực của vật. Nêu câu hỏi: Dựa vào điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực,  hãy nêu cho cô cách xác định trọng tâm của vật phẳng mỏng. Kết luận khoa học:  ­Trọng tâm của vật G là giao điểm của hai đường thẳng AB và CD ­ Trọng tâm G của các vật phẳng mỏng và có dạng hình học đối xứng nằm ở tâm đối   xứng của vật. 3.6.3. Thí nghiệm 3. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song Nguyên tắc thí nghiệm 16
  17. Dướitác động của ba lực không song song mà vật rắn cân bằng thì hợp của hai lực   phải cân bằng với lực thứ ba. Dụng cụ thí nghiệm ­ Một vật mỏng. ­ Các dây treo. ­ Hai lực kế. Tiến hành thí nghiệm  ­ Dùng hai lực kế (gắn vào bảng sắt) treo một vật phẳng nhỏ, có trọng lượng P và   trọng tâm G đã biết. ­ Hai lực kế cho biết độ lớn hai lực căng dây và hai dây cho biết giá của hai lực đó. ­ Dùng một dây dọi đi qua trọng tâm để cụ thể hóa giá của trọng lực. Vận dụng vào bài: Giáo viên vận dụng phương pháp tạo tình huống cho học sinh.  ­ Các em đã biết điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực vậy nếu  vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song thì điều kiện cân bằng của vật là gì? ­ Dựa vào kết quả thí nghiệm quan sát được có nhận xét gì về giá của ba lực? ­ Hãy so sánh độ lớn hợp lực của hai lực căng dây với trọng lượng P? Kết luận khoa học: Muốn vật rắn chịu tác dụng của ba ,  lực không song song  ở trạng  ,, thái cân bằng thì: + Ba lực đó phải đồng phẳng và đồng quy. + Hợp của hai lực phải cân bằng với lực thứ 3. 3.6.4. Thí nghiệm 4. Cân bằng của một vật có trục quay cố định Nguyên tắc thí nghiệm Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định. Dụng cụ thí nghiệm ­ Một đĩa tròn có trục quay đi qua O, trên đĩa có những lỗ nhỏ dùng để treo quả cân   gắn trên giá thí nghiệm như hình 18.1 SGK. ­ Các dây treo. ­ Các quả cân đã biết khối lượng. Tiến hành thí nghiệm  Tác dụng vào đĩa hai lực,  nằm trong mặt phẳng đĩa, sao cho đĩa vẫn  ­ nằm yên 17
  18. Vận dụng vào bài: Giáo viên vận dụng phương pháp tạo tình huống cho học sinh.  ­ Hãy so sánh độ lớn của hai lực,  ­ Em có nhận xét gì về giá và chiều củahai lực đó? ­ Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực? ­ Tại sao dưới tác dụng của hai lực, vào đĩa nằm trong mặt phẳng đĩa, thì đĩa nằm cân bằng. Kết luận khoa học: Sở dĩ đĩa nằm cân bằng là do tác dụng làm quay của lực  cân bằng   với tác dụng làm quay của lực  3.6.5. Thí nghiệm 5. Hợp hai lực song song cùng chiều Nguyên tắc thí nghiệm Chỉ ra đặc điểm của hợp hai lực song song cùng chiều. Dụng cụ thí nghiệm ­ Một thước dài cứng và nhẹ, có trọng tâm tại O. ­ Các dây treo. ­ Lực kế. ­ Các các quả cân có khối lượng đã biết. ­ Miếng chất dẻo Tiến hành thí nghiệm Treo hai chùm qu ả  cân có khối lượ ng P 1  và P 2   khác nhau vào hai  ­ phía của th ướ c ­ Thay đổi khoảng cách d1, d2 từ hai điểm treo O1, O2 đến O để cho thước nằm ngang.  Tháo hai chùm quả  cân đem treo chung vào trọng tâm O của thước thì  ­ thấy thấy thước vẫn nằm ngang. Xác định giá trị của lực kế khi đó. Vận dụng vào bài: Giáo viên vận dụng phương pháp tạo tình huống cho học sinh.  ­ Nêu quy tắc hợp hai lực đồng quy, ? ­ Nếu vật chịu tác dụng của hai lực song song cùng chiều thì hợp lực   được xác định theo quy tắc nào? + Xác định độ lớn của P1 và P2  và hợp lực P của nó + Có nhận xét gì về  18
  19. Kết luận khoa học: Hợp của hai lực song song cùng chiều + Là một lực song song cùng chiều và có độ  lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực  ấy. F = F1+F2 + Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những   đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy. Lưu ý: Đối với tổng hợp hai lực song song cùng chiều cần cố  định vị  trí của nam châm,  khi gắn các quả  nặng lên thanh chờ  cho các quả  nặng cân bằng không lung lay mới đọc   kết quả, khi đặt thanh nhựa lên bảng sắt để  đánh dấu vị  trí của thanh cần quan sát dịch   chuyển thanh nhựa sao cho trùng khít với vị trí của thanh. Không tỳ vào bàn hoặc tác động   từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến quá trình thí nghiệm. 3.6.6. Thí nghiệm 6. Tổng hợp hai lực đồng quy Nguyên tắc thí nghiệm Xác định hợp của hai lực đồng quy là đường chéo kẻ  từ  điểm đồng quy của hình  bình hành có hai cạch là hai lực đồng quy đó. Dụng cụ thí nghiệm ­  Một bàn sắt có chân đế.  ­  Hai lực kế. ­  Hai vòng kim loại có đế nam châm để lòng lực kế. ­  Một dây chỉ bền. ­  Một bảng từ dùng để đo góc. ­  Một đế nam châm có gắn lò xo. Tiến hành thí nghiệm Gắn một   đầ u củ a lò xo vào 1  đế  nam châm   đượ c  đặ t gầ n  điể m  ­ giữa cánh dướ i của b ảng s ắt, còn đầ u kia củ a lò xo đượ c thắ t vào điể m  giữa c ủa dây ch ỉ  b ền. Hai đầ u củ a dây chỉ  bền đượ c móc vào hai lự c kế  có gắn nam châm trên bảng. ­ Đặt hai lực kế theo hai phương tạo với nhau một góc α nào đó sao cho  dây  cao su nằm song song với mặt phẳng bảng. 19
  20. ­ Đọc ghi số liệu của lực kế ­ Biểu diễn ,  trên bảng   ­ Vẽ trên bảng hình bình hành có hai cạnh là ,  Và vẽ đường chéo của    hình bình hình kẻ từ điểm đồng quy của ,  Vận dụng vào bài: Giáo viên vận dụng phương pháp tạo tình huống cho học sinh.  ­ Nêu quy tắc hợp hai lực đồng quy, ? ­ Nếu phương án thực hành để kiểm tra kết quả đó? ­ Xác định độ lớn của , và  và hợp lực F của nó nhờ vào phương án thực nghiệm. ­ Có nhận xét gì về    Kết luận khoa học: Hợp của hai lực đồng quy + Là đường chéo của hình bình hành kẻ từ điểm đồng quy của hai lực với hai lực đó làm   thành hai cạnh của hình bình hành. + Đo độ lớn của hợp lực F và tính sai só ΔF so sánh kết quả đo với công thức tính hợp lực   F2 = F12 +F22 + 2F1F2cosα  trong các lần thí nghiệm.  Lưu ý Đối với tổng hợp hai lực đồng quy cần dữ nguyên vị trí của nam châm trong những   lần đo. Điều chỉnh lực kế sao cho vị trí điểm nối giữa lò xo gắn với nam châm và lực kế  trùng với tâm của thước đo góc. Không tỳ  vào bàn hoặc tác động từ  bên ngoài làm  ảnh  hưởng đến quá trình thí nghiệm Một số hình ảnh học sinh tiến hành thí nghiệm 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2