Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng ThingLink trong báo cáo sản phẩm học tập môn Hóa học lớp 11 làm tăng tính trải nghiệm và tương tác cho học sinh
lượt xem 2
download
Sáng kiến "Sử dụng ThingLink trong báo cáo sản phẩm học tập môn Hóa học lớp 11 làm tăng tính trải nghiệm và tương tác cho học sinh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất sử dụng công nghệ ThingLink trong báo cáo sản phẩm học tập môn Hóa học lớp 11 làm tăng tính trải nghiệm và tương tác cho học sinh, góp phần nâng cao năng lực cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng ThingLink trong báo cáo sản phẩm học tập môn Hóa học lớp 11 làm tăng tính trải nghiệm và tương tác cho học sinh
- ĐỀ TÀI SỬ DỤNG THINGLINK TRONG BÁO CÁO SẢN PHẨM HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC LỚP 11 LÀM TĂNG TÍNH TRẢI NGHIỆM VÀ TƯƠNG TÁC CHO HỌC SINH Lĩnh vực: HÓA HỌC
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT 1-5 ĐỀ TÀI SỬ DỤNG THINGLINK TRONG BÁO CÁO SẢN PHẨM HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC LỚP 11 LÀM TĂNG TÍNH TRẢI NGHIỆM VÀ TƯƠNG TÁC CHO HỌC SINH Lĩnh vực: HÓA HỌC Tác giả: Phan Thị Thanh Huyền Tổ bộ môn: Tự nhiên Thời gian thực hiện: Năm học 2023 - 2024 Số điện thoại: 0962.422.486 Nghĩa Đàn, tháng 4 năm 2024
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ Thông tin ĐC Đối chứng GV Giáo viên HK Học kỳ HS Học sinh QR-code Quick response code (Mã phản hồi nhanh) SL Số lượng TH Tiểu học THCS Trung học Cơ sở THPT Trung học Phổ thông TL Tỉ lệ % TN Thực nghiệm
- MỤC LỤC Trang Phần I. Đặt vấn đề……….…...........………………………….…………………………………….. 1 1. Lý do chọn đề tài……….…...........………………………….……………………………………. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài……….…...........……………………….. 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài……….…...........………………………... 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu……….…...........………………………….…………………………... 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu……….…...........………………………….……………………………... 2 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài……….…...........………………………….………………... 2 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận……….…...........………………………….…………... 2 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn……….…...........………………………….………... 2 5. Những đóng góp mới của đề tài……….…...........………………………….………………. 2 5.1. Về lý luận……….…...........………………………….……………………………………………. 2 5.2. Về thực tiễn……….…...........………………………….…………………………………………. 3 Phần II. Nội dung nghiên cứu……….…...........………………………….…………………... 4 Chương 1. Cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu…. 4 1. Cơ sở lý luận……….…...........………………………….………………………………………..… 4 1.1. Công nghệ ThingLink và ứng dụng trong giáo dục………………………...……. 4 1.2. Sản phẩm học tập trong dạy học………………………….…..…...........…………………... 7 1.3. Trải nghiệm và tương tác trong học tập như thế nào cho hiệu 9 quả?…………….…...........………………………….…………….…...........………………………….….. 2. Cơ sở thực tiễn……….…...........………………………….……………………………………….. 14 2.1. Khái quát tổ chức khảo sát thực trạng……….…...........………………………….…… 14 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng……….…...........………………………….………………….. 15 2.3. Đánh giá chung về thực trạng……….…...........………………………….……………….. 16 Tiểu kết chương 1……….…...........………………………….………………………………………. 17 Chương 2. Sử dụng ThingLink trong báo cáo sản phẩm học tập môn Hóa học lớp 11 làm tăng tính trải nghiệm và tương tác cho học 18 sinh…………………………………………………………….….………………………………………...
- 1. Mục tiêu và yêu cầu cần đạt…….………………………………………..…….…......………. 18 1.1. Mục tiêu……….…...........................................................................………………………….…… 18 1.2. Yêu cầu cần đạt............................................................................................................................. 19 2. Quy trình rèn luyện kỹ năng học tập, phát triển năng lực cho học sinh khi sử dụng ThingLink trong báo cáo sản phẩm học tập của dự án Lan tỏa yêu 20 thương…………………………………………………………………………………………..….………. 2.1. Giao nhiệm vụ học tập………...........………………………….…………………………….. 20 2.2. Thực hiện nhiệm vụ………...…...........………………………….……………………………. 21 3. Sử dụng ThingLink trong báo cáo sản phẩm học tập môn Hóa học lớp 34 11……………………………………………………………………………………………………………. 3.1. Sử dụng ThingLink trong báo cáo sản phẩm học tập môn Hóa học lớp 34 11………………………………………………...…...........………………………….………………..…… 3.2. Trải nghiệm, tương tác, đánh giá báo cáo sản phẩm học tập trên 34 ThingLink của dự án Lan tỏa yêu thương……………………………………...........……… 3.3. Ý nghĩa của dự án Lan tỏa yêu thương………………………...…….…...........……… 35 Tiểu kết chương 2……….…...........………………………….…………………………………….… 36 Chương 3. Thực nghiệm sư phạm……….….........................………………………….…… 37 1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm đề tài……….…...........…………………………… 37 1.1. Mục đích thực nghiệm……….…...........………………………….……………………….… 37 1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm……….…...........................................………………………….…… 37 2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm đề tài……….…...........…………………….. 38 2.1. Đối tượng thực nghiệm……….…...........................................………………………….…… 38 2.2. Phương pháp thực nghiệm……….…...........………………………….………………….… 38 3. Nội dung thực nghiệm đề tài……….…...........………………………….…………………… 38 4. Tiến hành thực nghiệm đề tài……….…...........………………………….………………...… 38 4.1. Công tác chuẩn bị cho việc thực nghiệm……….…...........…………………………... 38 4.2. Thực nghiệm đề tài……….…...........………………………….…………………………….… 39 5. Kết quả thực nghiệm đề tài……….…...........…………………………………………….…… 40 6. Phân tích kết quả thực nghiệm đề tài……….…...........………………………….……..… 42
- 6.1. Về tinh thần học tập của học sinh……….…....................………………………….…… 42 6.2. Về khả năng áp dụng của giáo viên……….…...........……………….…………….…… 43 Tiểu kết chương 3……….…...........………………………………………………………….….…… 43 Chương 4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề 44 xuất……..…….…...........………………………….…………….…...........………………………….…… 1. Mục đích khảo sát……….…...........………………………….…………………………………... 44 2. Nội dung và phương pháp khảo sát……….…...........………………………….………..… 44 2.1. Nội dung khảo sát……….…...........………………………….……………………………...… 44 2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá……….…...........…………………………. 44 3. Đối tượng khảo sát……….…...........………………………….………………………………..… 45 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề 45 xuất……….…...........………………………….…………………………………………………………… 4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất……….…...........…………………………. 45 4.2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất……….…...........…………………………. 47 Tiểu kết chương 4……….…...........………………………….…………………………………….… 48 Phần III. Kết luận……….…...........………………………….…………………………………..… 49 1. Quá trình nghiên cứu của đề tài……….…...........………………………….……………… 49 2. Ý nghĩa của đề tài……….…...........………………………………………………………….…… 49 3. Đề xuất và kiến nghị……….…...........………………………….……………………………..… 50 3.1. Đối với công tác tổ chức của quản lý….…….…...........………………………….…… 50 3.2. Đối với công tác giảng dạy của giáo viên…...........………………………….…….… 50 3.3. Đối với công việc học tập của học sinh…...........………………………….……….… 50 Kết luận chung……………………………………………….…...........………………………….…… 50 Tài liệu tham khảo……………………………….…………….…………………...………….…… Phụ lục………………………………………………………….…….………………..…………….……
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT về ban hành Chương trình Giáo dục Phổ thông mới, nhấn mạnh: “...Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học...”. Và chuyển đổi số là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh, đặc biệt trong bối cảnh của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay. “Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục như sau: “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập;...”. Chuyển đổi số trong giáo dục là quá trình sử dụng các công nghệ số như máy tính, Internet, phần mềm và ứng dụng để cải thiện việc giảng dạy và học tập. Các lợi ích của chuyển đổi số trong giáo dục bao gồm tăng cường khả năng tiếp cận kiến thức, nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập, tạo ra các cơ hội học tập trực tuyến, tăng cường sự tương tác và hợp tác giữa HS và GV, giúp GV dễ dàng hơn trong việc quản lý và đánh giá tiến trình học tập của HS. Chuyển đổi số giúp cho mọi người tiếp cận thông tin nhiều hơn, rút ngắn về khoảng cách, thu hẹp về không gian, tiết kiệm về thời gian. Do đó, ứng dụng CNTT là một năng lực cốt lõi mà HS cần đạt bởi năng lực là một trong những yếu tố quyết định thành công trong thời đại công nghệ 4.0. Bởi vậy, các môn khoa học nói chung và môn Hóa học nói riêng cần coi trọng hình thành và phát triển năng lực cho HS thông qua môn học. Vậy chuyển đổi số trong dạy và học Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 như thế nào để phát triển năng lực người học? Một trong những ứng dụng có thể vận dụng vào giảng dạy môn Hóa học nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra là sử dụng công nghệ ThingLink làm tăng tính trải nghiệm, tương tác trong học tập, nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức, góp phần nâng cao năng lực cho HS nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt trong Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Sử dụng ThingLink trong báo cáo sản phẩm học tập môn Hóa học lớp 11 làm tăng tính trải nghiệm và tương tác cho học sinh”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất sử dụng công nghệ ThingLink trong báo cáo sản phẩm học tập môn Hóa học lớp 11 làm tăng tính trải nghiệm và tương tác cho HS, góp phần nâng cao năng lực cho HS, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 1
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Sử dụng công nghệ ThingLink trong báo cáo sản phẩm học tập môn Hóa học lớp 11 cấp THPT theo Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học môn Hóa học lớp 11 trường THPT 1-5, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. - Đề tài thực hiện khảo sát tại các trường THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn và một số huyện, thị xã lân cận của tỉnh Nghệ An. - Đề tài tiến hành thực nghiệm ở một số lớp 11 trường THPT 1-5, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết. 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4.2.1. Phương pháp phỏng vấn - Tham khảo ý kiến của các GV có kinh nghiệm trong công tác dạy học của cả 3 bậc học của cấp giáo dục phổ thông gồm giáo dục TH, giáo dục THCS và giáo dục THPT, thăm dò ý kiến của HS THPT. 4.2.2 Phương pháp quan sát - Quan sát và tìm hiểu các hình thức báo cáo sản phẩm học tập trong dạy và học các môn học, các hoạt động giáo dục trong đó có môn Hóa học cấp THPT. 4.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học - Mục đích: Xử lý số liệu thu thập được từ khảo sát thực trạng và thực nghiệm. - Công cụ: Phần mềm Microsoft Excel 365 và phần mềm SPSS version 20.0. - Các thông số: Kiểm định độ tin cậy, tần suất, điểm trung bình, độ lệch chuẩn, phân tích tương quan nhị biến, phân tích so sánh sự khác biệt. 5. Những đóng góp mới của đề tài 5.1. Về lý luận Đề tài đóng góp thêm một góc nhìn mới về cách báo cáo sản phẩm học tập tương tác sinh động qua ứng dụng công nghệ trên nền tảng ThingLink. Sử dụng ThingLink giúp HS có được một cách tiếp cận sáng tạo và tương tác với nội dung học tập. ThingLink giúp nâng cao trải nghiệm học tập và tạo ra môi trường học tập phong phú và linh hoạt trong giảng dạy và học tập môn Hóa học nói riêng và các môn học khác nói chung. 2
- 5.2. Về thực tiễn Những nghiên cứu của đề tài cung cấp cách thức, hướng dẫn HS ứng dụng công nghệ trên nền tảng ThingLink trong báo cáo sản phẩm học tập môn Hóa học lớp 11 một cách sáng tạo. Giúp HS trải nghiệm một cách mới mẻ, hấp dẫn và tương tác với các sản phẩm học tập một cách sinh động, đầy hứng thú; giúp giáo viên có thể tham khảo và áp dụng một cách dễ dàng, góp phần phát triển năng lực cho HS trong môn Hóa học nói riêng và các môn học, các hoạt động giáo dục khác nói chung. 3
- PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. Cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 1. Cơ sở lý luận 1.1. Công nghệ ThingLink và ứng dụng trong giáo dục 1.1.1. Công nghệ ThingLink là gì? ThingLink là một nền tảng trực tuyến hàng đầu tạo ra hình ảnh, video hoặc bản đồ tương tác, cho phép HS thêm các Hotspot có chứa thông tin bổ sung như văn bản, hình ảnh, video, liên kết Web và nhiều loại nội dung khác. ThingLink cho phép gắn link và hiện đa phương tiện (Multimedia) ngay trên màn hình, chỉ cần mở file và đưa chuột qua các Hotspot được chú thích sẵn. Công cụ này giúp HS sáng tạo hơn, bằng cách tạo một Poster để thu hút công chúng thông qua các hình ảnh tương tác. Người xem có thể tương tác với các điểm này trên hình ảnh hoặc video bằng cách di chuột qua chúng hoặc Click vào chúng để xem thông tin chi tiết. ThingLink thường được sử dụng để tạo nội dung tương tác cho giáo dục trực tuyến, Marketing kỹ thuật số, trình bày bản đồ và hình ảnh tương tác trên Web. Mỗi Hotspot trên ảnh là một nội dung cần tương tác và trải nghiệm, hãy Click vào và khám phá nhé! Các thành phần chính tạo nên công nghệ ThingLink bao gồm: - Hình ảnh, video hoặc bản đồ: Đây là thành phần chính của sản phẩm tương tác, là nền tảng cho việc thêm các Hotspot và thông tin bổ sung. - Hotspot (Điểm tương tác): Là các vùng trên hình ảnh, video hoặc bản đồ mà HS có thể tương tác. Khi HS di chuột qua hoặc Click vào Hotspot thông tin bổ sung sẽ hiển thị. 4
- - Thông tin bổ sung: Đây là nội dung mà HS thêm vào các Hotspot. Thông tin bổ sung có thể bao gồm văn bản, hình ảnh, video, liên kết Web và các loại nội dung khác. - Liên kết Web: HS có thể thêm các liên kết Web vào các Hotspot để hướng dẫn người xem đến các trang Web bổ sung hoặc các tài nguyên liên quan. - Giao diện chỉnh sửa: ThingLink cung cấp một giao diện chỉnh sửa đơn giản và dễ sử dụng để HS có thể thêm, chỉnh sửa hoặc xóa các Hotspot và nội dung bổ sung một cách linh hoạt. - Tùy chọn tương tác: ThingLink cung cấp một loạt các tùy chọn tương tác cho HS, bao gồm các tùy chỉnh hình dạng và màu sắc của các Hotspot, cũng như tùy chọn tương tác như phóng to, thu nhỏ và quay trở lại. - Tích hợp: ThingLink có thể được tích hợp vào các nền tảng và dịch vụ khác nhau như trang Web, Blog và các nền tảng học trực tuyến để chia sẻ nội dung tương tác với đối tượng mục tiêu. Tất cả những yếu tố này được kết hợp để tạo ra cảm giác trải nghiệm và tương tác tuyệt vời và đầy ấn tượng. 1.1.2. Ứng dụng công nghệ ThingLink trong giáo dục như thế nào? ThingLink được sử dụng trong giáo dục bởi tính linh hoạt của ứng dụng, mang lại nhiều trải nghiệm và tương tác cho HS như: - Tạo tài liệu tương tác: GV có thể tạo các tài liệu học tập tương tác bằng cách thêm các Hotspot vào hình ảnh, video hoặc bản đồ để cung cấp thông tin bổ sung, giải thích hoặc hướng dẫn cho HS. Điều này giúp tạo ra trải nghiệm học tập thú vị và sinh động hơn. - Phát triển các kỹ năng nghiên cứu: HS có thể sử dụng ThingLink để tạo các dự án nghiên cứu hoặc bài thuyết trình tương tác bằng cách tổ chức thông tin, dữ liệu và tài liệu tham khảo vào các Hotspot trên hình ảnh, video hoặc bản đồ. - Khám phá văn hóa, lịch sử và địa lý: ThingLink có thể được sử dụng để tạo ra các bản đồ tương tác hoặc hình ảnh về văn hóa, lịch sử, địa lý và các điểm du lịch, tham quan trên khắp thế giới. Điều này giúp HS khám phá và hiểu biết về các nền văn hóa, văn minh khác nhau. - Hỗ trợ học tập từ xa: Trong các môi trường học tập từ xa, ThingLink có thể được sử dụng làm công cụ để tạo ra các bài giảng trực tuyến tương tác, cung cấp thông tin bổ sung và tương tác cho HS từ xa. - Trải nghiệm học tập đa phương tiện: ThingLink cho phép tích hợp nhiều loại nội dung đa phương tiện như văn bản, hình ảnh, video và âm thanh vào các Hotspot, tạo ra một trải nghiệm học tập đa chiều và phong phú. 5
- < Bài báo cáo sản phẩm học tập trên ThingLink - Phát triển kỹ năng sống: ThingLink có thể được sử dụng để tạo ra các hoạt động học tập mà khuyến khích HS phát triển kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề. - Xây dựng cộng đồng học tập: HS có thể chia sẻ và tương tác với các tài liệu và dự án học tập bằng công nghệ ThingLink, tạo ra một cộng đồng học tập trực tuyến và tạo ra cơ hội để các em học hỏi và chia sẻ ý kiến với nhau. Tóm lại, ThingLink là một công cụ mạnh mẽ và linh hoạt có thể được sử dụng để tạo ra các trải nghiệm học tập sáng tạo và tương tác trong giáo dục, từ môi trường học tập truyền thống đến học tập từ xa và học tập kỹ thuật số. ThingLink cung cấp cho giáo dục một công cụ mới để tăng cường trải nghiệm học tập của HS, giúp các em hiểu bài một cách sinh động và thú vị hơn. Cũng qua quá trình trải nghiệm đó, năng lực, phẩm chất của các em cũng dần phát triển. 6
- Có thể cài App truy cập vào ThingLink trên IOS hoặc GG Play 1.2. Sản phẩm học tập trong dạy học 1.2.1. Khái niệm “Sản phẩm học tập” Theo từ điển Tiếng Việt, “sản phẩm” là cái do lao động của con người tạo ra, “học tập” là học và luyện tập để hiểu biết, để có kỹ năng, có tri thức. Bất cứ hoạt động học tập nào của HS cũng đều có sản phẩm. Sản phẩm học tập là kết quả của hoạt động học tập của HS, là bằng chứng của sự vận dụng kiến thức, kỹ năng mà HS có. Thông qua sản phẩm học tập, GV đánh giá sự tiến bộ của HS, đánh giá quá trình tạo ra sản phẩm và đánh giá mức độ đạt được các năng lực của HS. Như vậy, chúng tôi cho rằng, sản phẩm học tập là toàn bộ những gì HS có thể tạo ra trong quá trình học tập và rèn luyện. Những sản phẩm ban đầu là những thứ mà HS tạo ra theo yêu cầu của GV, sau đó sản phẩm có thể là những thứ mà HS tự sáng tạo dựa trên nền tảng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống. 1.2.2. Các hình thức báo cáo sản phẩm học tập Sản phẩm học tập có thể được báo cáo theo hình thức và cách thức thể hiện như sau: - Báo cáo bằng văn bản về dự án nghiên cứu: Bao gồm các bài viết, bài luận, báo cáo, sách, bảng trình bày và các loại văn bản khác. HS viết một báo cáo chi tiết để trình bày thông tin về sản phẩm học tập, có thể bao gồm mục tiêu, phương pháp, kết quả và nhận xét theo các tiêu chí mà GV hướng dẫn. - Thuyết trình trước lớp, báo cáo trong nhóm nhỏ hoặc báo cáo trên nền tảng trực tuyến qua Video Call: HS trình bày thông tin, ý tưởng, kết quả của dự án, nghiên cứu sản phẩm của mình trước lớp bằng cách sử dụng mô hình, hình ảnh, bản vẽ, tranh minh họa, biểu đồ, sơ đồ, bản đồ, Poster hoặc trình chiếu Slides PowerPoint và các trình chiếu trực quan tương tự. 7
- - Video hoặc phim ngắn: HS tạo ra các video, đóng phim ngắn, phim tài liệu và các sản phẩm truyền hình mô tả, minh họa, trình bày thông tin, ý tưởng, kể một câu chuyện về sản phẩm học tập cũng như quá trình làm việc và học hỏi của mình, thường kết hợp với hình ảnh, âm nhạc và giọng nói. - Thiết kế trang Web hoặc Blog: HS tạo ra các các trang Web hoặc Blog để trình bày thông tin về sản phẩm học tập, cũng như quá trình làm việc và học hỏi của mình, có thể bao gồm hình ảnh, video và bài viết. - Triển lãm hoặc trưng bày sản phẩm: Có thể tổ chức các sự kiện triển lãm hoặc buổi trưng bày sản phẩm học như mô hình, trò chơi, bài thực hành hoặc thí nghiệm tập nơi HS có thể trình bày sản phẩm học tập của mình trực tiếp cho các bạn. - Sản phẩm đa phương tiện, dự án trực tuyến hoặc Portfolio điện tử: Kết hợp các loại hình trên trong một sản phẩm, chẳng hạn như trình bày tương tác trên trang Web hoặc ứng dụng di động gồm hình ảnh, âm thanh, video và tư liệu viết để trình bày ý tưởng một cách sáng tạo. 1.2.3. Cơ sở đánh giá sản phẩm học tập Trong lĩnh vực giáo dục, thang cấp độ tư duy có thể xem là một công cụ nền tảng để từ đó xây dựng và sắp xếp các mục tiêu giáo dục, xây dựng và hệ thống hóa các câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá quá trình học tập. Thang cấp độ tư duy đầu tiên được xây dựng bởi Benjamin Bloom - nhà tâm lý học giáo dục tại Đại học Chicago (University of Chicago) vào năm 1956, thường gọi tắt là Thang Bloom hay Bảng phân loại Bloom. Sau khi được điều chỉnh gọi là Thang Bloom tu chính (Bloom’s Revised Taxonomy) bao gồm sáu cấp độ tư duy sau: Thang tư duy Bloom 8
- - Nhớ (Remember): bao gồm nhận biết và hồi tưởng những thông tin có liên quan đến “trí nhớ dài hạn”. Ở cấp độ này HS có thể nhắc lại thông tin, các khái niệm đã được tiếp nhận trước đó mà không cần suy luận. Ví dụ, tổng hợp các bước trong quy trình tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên,... - Hiểu (Understand): nắm được ý nghĩa của thông tin, thể hiện qua khả năng diễn đạt lại thông tin bằng ngôn ngữ riêng của mình những tài liệu giáo dục như những bài đọc và những lời giải thích của GV. Những kỹ năng cụ thể cho quá trình này bao gồm diễn giải, tìm ví dụ minh họa, phân loại, tóm lược, suy luận, so sánh và giải thích. - Áp dụng (Application): khả năng áp dụng thông tin đã biết vào một tình huống, điều kiện mới. Ví dụ, thực hiện các phương pháp tách tinh dầu trên thực tế, sử dung được các công cụ và thiết bị phù hợp với thực tế,… - Phân tích (Analysis): bao gồm chia nhỏ kiến thức thành nhiều phần và tư duy để tìm ra mối quan hệ của chúng với cấu trúc tổng thể. HS phân tích bằng cách chỉ ra sự khác nhau, tổ chức và tổng hợp. Ví dụ, phân tích được kết quả của phương pháp tách tinh dầu để đánh giá được một cách tương đối hiệu suất và chất lượng tinh dầu,... - Đánh giá (Evaluation): bao gồm kiểm tra và phê bình, đưa ra nhận định, phán quyết của bản thân đối với thông tin dựa trên các chuẩn mực, tiêu chí. Không đơn giản là chỉ đưa ra ý kiến, mà HS cần so sánh và suy xét các ý kiến, đánh giá giá trị của các ý kiến, trình bày, lựa chọn dựa trên những kiến thức thu được. - Sáng tạo (Creative): Xác lập thông tin, sự vật mới trên cơ sở những thông tin, sự vật đã có. Ví dụ, xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá cá nhân trong hoạt động nhóm; đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế của quy trình tách, chiết tinh dầu,... Theo bảng phân loại tư duy này, mỗi cấp độ kiến thức có thể tương đương với mỗi cấp độ của quá trình nhận thức. Vì vậy một HS có thể nhớ được, phân tích được những kiến thức về sự kiện hoặc những kiến thức tiến trình, hiểu được những kiến thức khái niệm. Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang, để đánh giá trình độ phát triển năng lực tư duy của HS thông qua quá trình dạy học, chúng ta cần đánh giá: khả năng nắm vững (nhớ, hiểu, vận dụng thành thạo) những cơ sở khoa học một cách tự giác, tự lực, tích cực, sáng tạo của HS. Đây cũng chính là cơ sở để chúng tôi đánh giá quá trình phát triển năng lực tư duy của HS khi thực nghiệm đề tài này. 1.3. Trải nghiệm và tương tác trong học tập như thế nào cho hiệu quả? 1.3.1. Chu trình học tập qua trải nghiệm của Kolb Chu trình học tập trải nghiệm do David Kolb đề xuất là sự kế thừa và phát triển lý thuyết học tập qua kinh nghiệm của John Dewey, của Kurt Lewin và dựa trên cơ sở các lý thuyết tâm lý học về sự phát sinh, phát triển trí tuệ cá nhân của J. Piaget, L.X. Vygotxki và các nhà tâm lý học khác. 9
- Năm 1984, David Kolb đã công bố Mô hình học tập dựa trên trải nghiệm (Experiential Learning), mô tả quá trình học tập gồm 4 giai đoạn, với các thao tác được xác định rõ ràng. Mấu chốt của Chu trình Học tập Trải nghiệm Kolb chính là quá trình phản tư, chiêm nghiệm (Reflection) của HS để có thể “biến kiến thức thành của mình”. Qua đó, HS học được gì từ việc nhìn nhận lại các trải nghiệm. Trong đề tài này, sử dụng ThingLink trong báo cáo sản phẩm học tập trên quy trình của Chu trình Học tập Trải nghiệm của David Kolb 4 giai đoạn trong một vòng tròn khép kín: Chu trình học tập trải nghiệm của David Kolb (Nguồn ảnh: Internet) Kinh nghiệm cụ thể (Concrete Experience - CE): Để bắt đầu quá trình học tập, HS sẽ được tiếp cận với những kinh nghiệm cụ thể thông qua các hoạt động thực tế và các trải nghiệm cụ thể. Ví dụ, HS sẽ thực hiện chưng cất tinh dầu với các dụng cụ tại phòng thực hành hoặc tham gia thực hiện chưng cất hoặc tinh chế. HS cũng có thể thiết kế mô hình phân tử các chất qua các nguyên vật liệu từ thực tế. Tất cả các yếu tố đó sẽ tạo ra các kinh nghiệm nhất định cho HS. Và đó chính là “nguyên liệu đầu vào” quan trọng cho quá trình “chế biến ra kiến thức của riêng mình” trong học tập. 10
- HS thử nghiệm chưng cất tinh dầu tại phòng thực hành Quan sát có suy tưởng (Reflective Observation - RO): Qua quan sát, đánh giá và phân tích những trải nghiệm thu thập được bằng kinh nghiệm. HS học từ việc nhìn nhận lại các trải nghiệm, HS phải suy nghĩ về những gì các em học được và cách để cải thiện hiệu quả. Qua xem, nhìn HS học thông qua quá trình phân tích, đánh giá, tìm kiếm ý nghĩa của các trải nghiệm ở giai đoạn trước. Sau khi có được kinh nghiệm cụ thể, HS sẽ suy nghĩ và phân tích các thông tin thu thập được thông qua quan sát và đánh giá quá trình mình chưng cất tinh dầu ở phòng thực hành. Khái niệm hóa (Abstract Conceptualization - AC): Sau khi đã quan sát và suy nghĩ, HS sẽ phân tích và tổng hợp các thông tin để hiểu được nguyên lý và lý thuyết sau những trải nghiệm đó. HS có thể đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo hoặc tham gia vào các buổi thảo luận để nắm vững lý thuyết để hình thành các quá trình, lựa chọn nguyên liệu, thao tác cần thực hiện tách tinh dầu từ các thảo mộc quen thuộc xung quanh mình. Thảo luận nhóm lựa chọn nguyên liệu, quy trình thực hiện tách tinh dầu 11
- Thử nghiệm tích cực (Active Experimentation - AE): Cuối cùng, HS sẽ được thực hành các kiến thức và kỹ năng mới thông qua các hoạt động thực tiễn như thực hiện tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên, đóng chai và trải nghiệm bán hàng để kiểm chứng các kiến thức đã được học. Qua thực hiện HS chủ động đưa những “khái niệm” đã được đúc rút trong giai đoạn trước vào kiểm nghiệm trong thực tiễn một cách chủ động. Đây là bước cuối cùng trong quá trình tự trải nghiệm và kiến tạo nên tri thức của riêng mình. Đóng lọ sản phẩm tinh dầu chưng cất được Trong quá trình học tập, trải nghiệm và tương tác không chỉ là yếu tố quan trọng mà còn là trụ cột quyết định tạo nên môi trường học tập hiệu quả và bền vững. Bởi vì khi HS tham gia tích cực vào các hoạt động tương tác và trải nghiệm, các em không chỉ đơn thuần là người tiếp nhận thông tin mà còn trở thành người tạo ra kiến thức, hiểu biết sâu sắc hơn thông qua việc áp dụng, thực hành và giao tiếp. Môi trường học tập như vậy không chỉ giúp HS phát triển kỹ năng mà còn thúc đẩy sự tò mò, sáng tạo và khám phá, từ đó tạo nên nền tảng vững chắc cho việc học tập liên tục và bền vững. 1.3.2. Trải nghiệm và tương tác trong học tập như thế nào cho hiệu quả? Năng lực có thể hiểu là khả năng, kỹ năng hoặc kiến thức mà một cá nhân hoặc nhóm HS có thể sử dụng để thực hiện một nhiệm vụ hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể. Năng lực được hình thành thông qua quá trình học tập, trải nghiệm và thực hành bao gồm năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là những kỹ năng cơ bản mà bất kỳ ai cũng cần phải có để sống và học tập hiệu quả, trong khi năng lực đặc thù liên quan đến từng lĩnh vực hoặc môn học cụ thể. Theo John Dewey “Khoa học thực sự phải được dạy theo cách trải nghiệm,... Học tập thực nghiệm có lợi thế hơn nữa là biến khoa học thành một hoạt động thu hút”. Theo Kolb, học tập trải nghiệm có thể được định nghĩa là một quá trình học tập mà kiến thức là kết quả của sự kết hợp giữa việc nắm bắt và biến đổi kinh nghiệm. Kolb cho rằng việc đòi hỏi phải tiếp thu các khái niệm trừu tượng để sau đó có thể áp dụng linh hoạt trong nhiều tình huống. Do đó, kiến thức được tạo ra thông qua sự biến đổi của kinh nghiệm. 12
- Trong dạy học phát triển năng lực thông qua trải nghiệm, nâng cao hiệu quả của quá trình học tập. GV không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người tạo ra cơ hội, kích thích sự tò mò và ham muốn khám phá của HS, để HS tiếp cận và áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế. Bằng cách tạo ra các hoạt động trải nghiệm đa dạng và tích cực, thông qua các hoạt động thực hành, thí nghiệm, thảo luận nhóm, HS có cơ hội trải nghiệm trực tiếp và tương tác với kiến thức, từ đó hình thành và phát triển kỹ năng, hiểu biết và lòng tin vào bản thân. Điều này không chỉ giúp HS học hỏi được từ những trải nghiệm mà còn tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của các em trong tương lai. Học tập tích cực (Active Learning): Khi HS tham gia vào quá trình học tập bằng cách tham gia vào các hoạt động tương tác, như thảo luận nhóm, thực hành và giải quyết vấn đề, các em có cơ hội tạo ra các kết nối mới trong trí não và củng cố kiến thức một cách sâu sắc hơn. Thay vì chỉ ngồi nghe GV giảng bài, các bạn báo cáo thuyết trình thì HS được yêu cầu tham gia vào các hoạt động như thực hành thí nghiệm, tính toán, quan sát sự thay đổi các chất,… Xây dựng kiến thức thông qua trải nghiệm (Experiential Learning): Lý thuyết của David Kolb về học tập thông qua trải nghiệm nhấn mạnh vai trò của việc học thông qua trải nghiệm trực tiếp. Khi HS được thực hành và trải nghiệm những khía cạnh cụ thể của một vấn đề, HS có cơ hội tiếp cận kiến thức một cách sâu sắc và nhớ lâu hơn. HS có thể tham gia vào các buổi thí nghiệm thực hành chưng cất tinh dầu, tự mình trải nghiệm để có những kinh nghiệm học tập, thực hành. Học hỏi thông qua làm việc cộng tác (Collaborative Learning): Việc học tập thông qua làm việc cộng tác với người khác không chỉ giúp HS phát triển kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm mà còn tạo ra môi trường hỗ trợ, động viên, tăng khả năng giải quyết vấn đề và tạo ra giải pháp sáng tạo. HS có thể tham gia các nhóm học tập, cùng nhau hợp tác tạo sản phẩm có ý nghĩa thực tiễn lại vận dụng được kiến thức đã học. Phản hồi liên tục (Continuous Feedback): Việc cung cấp thông tin phản hồi thường xuyên và xây dựng làm nền tảng cho việc cải thiện và phát triển. Khi HS nhận được phản hồi về kết quả của các em thì các em có thể điều chỉnh hành vi và kỹ năng của mình để tiến xa hơn trong quá trình học tập. Ví dụ, sau khi trải nghiệm và tương tác trên bài báo cáo của nhóm bạn, HS có thể gửi Feedback bằng cách đánh giá, cho điểm, nhận xét bài của bạn về cách thực hiện, về kiến thức mà các em nhận được. Áp dụng kiến thức vào thực tế (Application of Knowledge): Việc tạo ra cơ hội cho HS áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế giúp các em phát triển được kỹ năng như quan sát, phân tích, tổng hợp thông tin, giải quyết được vấn đề thực tiễn một cách hiệu quả. Thông qua việc tham gia vào các hoạt động thực hành, như thí nghiệm, dự án nghiên cứu và giải quyết các vấn đề thực tế, HS có cơ hội áp dụng và kiểm chứng kiến thức đã học. 13
- Một chiếc PR dễ thương cho sản phẩm tỏa hương! Với các môn Khoa học nói chung và môn Hóa học nói riêng, việc phát triển được tính hiếu kỳ vốn có và kiến thức chuyên môn cần thiết để đưa những kiến thức lý thuyết vào trong trong cuộc sống. Sử dụng ThingLink trong báo cáo sản phẩm học tập giúp phát triển tính hiếu kỳ vốn có và kiến thức chuyên môn cần thiết để đưa những kiến thức lý thuyết vào trong những lĩnh vực khoa học tiên tiến. Khi đó, bạn có nghĩ rằng, HS sẽ hứng thú hơn không? Bạn có nghĩ rằng, các em sẽ học và nhớ được nhiều hơn không? 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Khái quát tổ chức khảo sát thực trạng 2.1.1. Mục đích khảo sát thực trạng Thông qua việc khảo sát thực trạng của vấn đề sử dụng ThingLink trong báo cáo sản phẩm học tập môn Hóa học lớp 11 làm tăng tính trải nghiệm và tương tác cho HS. Chúng tôi có thể đánh giá được tầm quan trọng của việc sử dụng ThingLink trong dạy học Hóa học, tạo bài báo cáo sản phẩm hoàn toàn khác biệt và sáng tạo đồng thời đề xuất các giải pháp để tăng cường công nghệ này và nâng cao năng lực cho HS. Ngoài ra, việc khảo sát còn giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về nhu cầu học tập của HS và giảng dạy của GV về việc sử dụng ThingLink trong giáo dục nhằm nâng cao tính trải nghiệm và tương tác trong học tập. 2.1.2. Nội dung khảo sát thực trạng - Đánh giá về việc sử dụng ThingLink trong báo cáo sản phẩm học tập môn Hóa học lớp 11: Nghiên cứu về tầm quan trọng và hiệu quả của việc sử dụng ThingLink trong giảng dạy và học tập môn Hóa học, đặc biệt tính trải nghiệm và tương tác trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của HS, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực và phẩm chất cho HS. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 185 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
19 p | 39 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả về năng lực tự quản, khả năng giao tiếp và hợp tác nhóm cho học sinh lớp 11B4 - Trường THPT Lê Lợi
13 p | 118 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phiếu học tập dưới dạng đề kiểm tra sau mỗi bài học, để học sinh làm bài tập về nhà, làm tăng kết quả học tập môn Hóa
13 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 44 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng mô hình học tập Blended Learning trong dạy học chủ đề 9 Tin học 11 tại Trường THPT Lê Lợi nhằm nâng cao hiệu quả học tập
16 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục kỹ năng sống và sử dụng ngôn ngữ cho học sinh THPT qua tác phẩm Chí Phèo
19 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kỹ năng cần thiết của giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Vĩnh Linh
17 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng Infographic nhằm nâng cao hiệu quả và tăng hứng thú học tập Ngữ văn của học sinh THPT
15 p | 20 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số bài toán thường gặp về viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số
19 p | 42 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học phần Lịch sử Thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại qua phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức
19 p | 113 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy một số bài trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12
10 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hình thức tổ chức trò chơi trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập môn Giáo dục công dân
20 p | 21 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế và sử dụng Bảng Luyện Từ trong dạy học từ vựng tiếng Anh nhằm củng cố vốn từ cho học sinh yếu kém lớp 12 trường THPT Kim Sơn A
12 p | 8 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm biên soạn thư mục và phát huy hiệu quả thư mục
30 p | 0 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Sinh học tế bào – Sinh học 10
84 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn