Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học đọc hiểu văn bản Huyện đường (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến – Chương trình Ngữ văn 10)bằng phương pháp đóng vai
lượt xem 0
download
Sáng kiến "Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học đọc hiểu văn bản Huyện đường (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến – Chương trình Ngữ văn 10)bằng phương pháp đóng vai" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất cách thức vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học dạy bộ môn Ngữ văn văn học tại trường THPT, cụ thể là dạy đọc hiểu văn bản Huyện đường (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến – Chương trình Ngữ văn 10).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học đọc hiểu văn bản Huyện đường (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến – Chương trình Ngữ văn 10)bằng phương pháp đóng vai
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Trong công cuộc đổi mới toàn diện ngành giáo dục hiện nay, việc đổi mới, sáng tạo trong dạy và học nhằm phát huy năng lực của học sinh đặt ra như một nhu cầu tất yếu trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được kiến thức nào đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng những kiến thức vào thực tiễn ra sao. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Với vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh,giaó viên phải tìm ra nhiều biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của người học, tạo niềm hứng thú say mê học tập ở các em. Với mong muốn góp một phần vào việc tạo thêm hứng thú cho người học, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển nhân cách, đồng thời góp phần đổi mới những phương pháp dạy học Ngữ văn tôi mạnh dạn trao đổi một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THPT. Trong các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp đóng vai và sân khấu hóa đóng vai chiếm vai trò xu thế, có tác dụng góp phần đánh dấu sự thành công của bài giảng. Đóng vai là phương pháp dạy học cơ bản và tốt nhất để rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Đó là phương pháp dạy học sinh động, chủ động, tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ các ưu điểm để phát huy và nhược điểm để sửa chữa khắc phục. Qua đóng vai, người học có điều kiện ứng dụng lý thuyết, nguyên tắc đã học vào thực tế sinh động, đa dạng mà họ sẽ tiếp xúc sau này; rèn luyện cho người học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã được làm quen với vai của người cán bộ sẽ đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp, luyện tập năng lực giải quyết vấn đề theo cương vị mà người học sẽ đảm nhiệm sau này. Bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, tôi luôn ý thức rằng: việc nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh, đặc biệt là quá trình vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn là vô cùng cần thiết giúp các em tự tin, chủ động, có kỹ năng trong cuộc sống. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã mạnh dạn
- 2 nghiên cứu đề tài “Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học đọc hiểu văn bản Huyện đường (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến – Chương trình Ngữ văn 10)bằng phương pháp đóng vai 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Nghiên cứu đề tài này là tôi muốn đề xuất cách thức vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học dạy bộ môn Ngữ văn văn học tại trường THPT, cụ thể là dạy đọc hiểu văn bản Huyện đường (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến – Chương trình Ngữ văn 10). 2.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp đóng vai trong chương trình Ngữ văn THPT. - Nghiên cứu thực tiễn dạy học Đọc hiểu ở trường THPT và thực tiễn dạy học dưới hình thức đóng vai cho học sinh. - Đề xuất cách thức tổ chức dạy học theo hình thức đóng vai trong dạy đọc hiểu một số tác phẩm ở thể loại Chèo/ Tuồng trong môn Ngữ văn chương trình THPT. - Tổ chức thực nghiệm để đánh giá tính khả thi của sáng kiến. 3. Đối tượng nghiên cứu Hình thức đóng vai khi dạy đọc hiểu một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THPT. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 5.Giả thiết khoa học Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi này thì có thể góp một phần vào việc tạo thêm hứng thú cho người học,giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kỹ năng, phát triển nhân cách,đồng thời góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Với đề tài này tôi sử dụng trong phạm vi nhà trường, cụ thể là đề xuất biện pháp dạy học dưới hình thức đóng vai trong dạy van bản Tuồng Huyện đường trong Bộ sách Kết nối tri thức, chương trình Ngữ văn lớp 10.
- 3 7. Đóng góp mới của sáng kiến Trong hai năm học 2022-2023 và 2023-2024 tôi đã thực nghiệm đề tài: “Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy học đọc hiểu văn bản Huyện Đường (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến – Chương trình Ngữ văn 10)bằng phương pháp đóng vai Về lý luận: Sáng kiến đóng góp với các bạn đồng nghiệp dạy bộ môn Ngữ văn lớp 10 nói riêng và bộ môn Ngữ văn cấp THPT nói chung về thực trạng sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học các văn bản đọc hiểu trong chương trình môn Ngư văn hiện nay. Về thực tiễn: Đi sâu vào tìm hiểu cách thực dạy học bằng phương pháp đóng vai trong dạy học môn Ngư văn hiện nay, tôi muốn đưa ra một số giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Kim Liên,huyện Nam Đàn.tỉnh Nghệ An với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục: đào tạo các em học sinh trở thành con người toàn diện. PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Phương pháp đóng vai a. Khái niệm Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (2000) đóng vai là thể hiện nhân vật trong kịch bản lên sân khấu hay màn ảnh bằng hành động, nói năng như thật. [6; tr 337]. Tác giả Phan Trọng Ngọ (2005) cho rằng đóng vai thực chất là trò chơi đóng vai, trong đó giáo viên hoàn thành kịch bản có nội dung dạy học, yêu cầu học viên đóng các vai diễn đã có[3; tr 284]. Như vậy, Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành (làm thử) một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định hoặc một tình huống của thực tế cuộc sống bằng cách diễn xuất một cách ngẫu hứng trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em. Như vậy, phương pháp đóng vai là phương pháp dạy học mà ở đó người học sẽ hóa thân vào một vai "giả định" trong một tình huống hành động cụ thể để hành động, trình bày suy nghĩ, cảm nhận từ chỗ đứng, góc nhìn của vai mà họ đảm nhận.
- 4 b. Phương pháp đóng vai trong môn Ngữ văn Trong môn Ngữ văn, phương pháp đóng vai được thực hiện theo một số hình thức hoạt động sau: vào vai một nhân vật kể lại câu chuyện đã học; chuyển thể một văn bản văn học thành kịch bản sân khấu; vào vai để xử lí một tình huống giao tiếp giả định; trình bày một vấn đề, một ý kiến (ở cả dạng viết và nói) từ các góc nhìn khác nhau. Dạy học bằng phương pháp đóng vai là phương pháp dạy học dựa trên việc giao cho người học giải quyết một tình huống cụ thể thông qua đóng vai. Đây là một trong các phương pháp dạy học chủ động, ngày càng được ứng dụng rộng rãi; là phương pháp dạy học cơ bản và tốt nhất để dạy về kỹ năng giao tiếp - một kỹ năng cần thiết và quan trọng để người học hoạt động được trong một tập thể, cộng đồng. c. Điều kiện để thực hiện dạy học theo phương pháp đóng vai Để thực hiện phương pháp đóng vai trong dạy học cần bảo đảm bột số điều kiện sau: - Người học đã học hoặc tự học về nội dung chủ đề của buổi đóng vai, trên cơ sở đó các vai trong mới thực hiện được nhiệm vụ; các người học khác mới có thể nhận xét, trao đổi, rút kinh nghiệm, học tập được qua buổi đóng vai. Vì vậy khi thực hiện buổi đóng vai cần giao nhiệm vụ cho người học để chuẩn bị, ôn tập lại các kiến thức đã học. - Giáo viên cần chuẩn bị trước cho buổi đóng vai, viết đầy đủ quy trình thực hiện dạy học bằng phương pháp đóng vai. - Giáo viên nhất thiết phải có mặt đầy đủ, theo dõi, ghi chép để hướng dẫn thảo luận và tổng kết những điều học được qua buổi đóng vai. d. Quy trình thực hiện Dạy học theo phương pháp đóng vai được tiến hành theo các bước sau: Thứ nhất: GV lựa chọn tình huống, giao nhiệm vụ chuẩn bị bài mới: Thứ hai: Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai: phân vai, dàn cảnh, học lời thoại, cách thể hiện nhân vật, diễn thử…Vai đóng phải cụ thể theo đúng mục tiêu học tập (người đóng vai "chính", người đóng vai "phụ" phải thực hiện nhiệm vụ, công việc, động tác gì... trong các tình huống trên).
- 5 -Xác định thời gian đóng vai: Không nên quá ngắn (khoảng dưới 20 phút) vì sẽ hạn chế trong việc thể hiện được mục tiêu học tập; chưa đủ để bộc lộ các ưu, nhược điểm. Cũng không nên quá dài vì sẽ loãng, thiếu tập trung. Thứ ba: Thực hiện đóng vai Để thực hiện buổi đóng vai, bước đầu tiên là phải chuẩn bị, tạo không khí thuận lợi để tiến hành đóng vai như: Kê xếp lại bàn ghế cho thích hợp. Bàn ghế ngồi của vai đóng được kê ở giữa để mọi người quan sát thuận tiện. Bàn ghế của người quan sát (cử tọa) kê chung quanh sao cho thích hợp với nhiệm vụ được giao (thí dụ: nhóm theo dõi vai "chính", vai "phụ" ngồi đối diện với các vai đóng để quan sát được tốt). Giáo viên cũng có một chỗ ngồi thích hợp để theo dõi được diễn biến chung, không làm ảnh hưởng đến các vai đóng; Tạo không khí thoải mái cho các vai đóng; tổ chức lớp học trật tự, tập trung. - Khi tiến hành đóng vai cần: + Các vai đóng hoàn toàn chủ động về nội dung và thời gian. + Giáo viên không nên can thiệp, nhắc nhở làm mất tính chủ động, linh hoạt của vai diễn. + Chỉ được ngừng thực hiện đóng vai khi kéo dài quá thời gian quy định nhiều, không còn thời gian để thảo luận sau đóng vai. - Để thực hiện đóng vai: + Vai đóng không cần thực hiện các kỹ xảo biểu diễn như trong đóng kịch, dễ gây mất tập trung vào nội dung; + Cần lưu ý thể hiện thái độ, phong cách trong giao tiếp nhất là với vai "chính"; + Cần bám sát mục tiêu học tập, nhiệm vụ được giao trong đóng vai, có ý thức cộng tác, hỗ trợ cho đóng vai. - Người quan sát (các người học khác) được phân thành nhóm nhỏ (vài người). Mỗi nhóm được giao các nhiệm vụ cụ thể như: nhóm theo dõi nhận xét vai "chính"; nhóm theo dõi nhận xét vai "phụ"; các nhóm theo dõi về kỹ năng giao tiếp, thái độ, kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề... Thứ tư: Thảo luận sau đóng vai: Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử. Thảo luận sau đóng vai là rất quan trọng, đó là nội dung cơ bản của giảng dạy bằng phương pháp đóng vai.Thực hiện thảo luận ngay sau khi đóng vai để người học còn lưu giữ được các nhận xét, quan sát qua thực tế buổi đóng vai. Để buổi thảo
- 6 luận đạt hiệu quả Giáo viên cần có định hướng học sinh thảo luận về những nội dung trọng tâm của bài học được đặt ra từ các sản phẩm. - Về kỹ năng giao tiếp: + Có trình bày, giải thích rõ ràng, dễ hiểu không? + Các ngôn từ sử dụng có phù hợp cho vai "chính", "phụ"... không? + Trong sử dụng ngôn từ cần lưu ý tránh việc trình bày như sách vở; dùng các ngôn từ khoa học khó hiểu, khó tiếp thu... - Về thái độ, phong cách: + Việc chào hỏi, cách xưng hô trong giao tiếp..? + Có thực sự tôn trọng, chú ý lắng nghe, giải đáp đúng yêu cầu của các vai đóng? - Về kiến thức: + Cách giải thích, hướng dẫn có đúng không? + Các biện pháp giải quyết nêu ra có phù hợp với lý thuyết, với nguyên tắc chung không? Thứ năm: Giáo viên kết luận, định hướng cho học sinh về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho. Thứ sáu: Nhận xét chung của buổi đóng vai. Cần dựa trên kết quả thảo luận để có nhận xét chung, tránh tình trạng áp đặt không phân biệt đúng, sai, cái nên, không nên làm; nêu lên được những điều học tập và những điều cần rút kinh nghiệm. Sau khi thực hiện buổi dạy học bằng phương pháp đóng vai, giáo viên cần kiểm định theo các nội dung chủ yếu sau: - Chủ đề của đóng vai có thích hợp với phương pháp đóng vai? Có phải đóng vai là phương pháp tốt nhất để thực hiện nội dung dạy học này không? Chủ đề của đóng vai có phù hợp với kiến thức và khả năng của người học? - Mục tiêu của đóng vai có phù hợp, bổ sung tốt cho mục tiêu bài giảng? Các mục tiêu được đề ra có đầy đủ, rõ ràng? - Tình huống và các vai đóng có thích hợp với chủ đề, mục tiêu học tập? Có tạo điều kiện để các vai đóng thể hiện được mục tiêu học tập? Có trình bày được nhiều thông tin cần thiết? có đề xuát đến những vấn đề thiết thực, quan trọng của nội dung học tập? - Công tác chuẩn bị cho buổi đóng vai (nêu rõ chủ đề, mục tiêu học tập, giao nhiệm vụ cho các vai, người quan sát...). - Thực hiện buổi đóng vai, hướng dẫn thảo luận sau khi đóng vai...
- 7 Qua đó rút kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện thêm. 1.2. Cơ sở thực tiễn Ngữ văn là môn học có những khả năng đặc biệt, có ưu thế trong việc hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh.Việc khai thác hiệu quả giờ học Ngữ văn là yếu tố quan trọng góp phần đổi mới toàn diện nền giáo dục đào tạo gắn với bốn mục tiêu quan trọng của giáo dục:“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của đơn vị cho thấy sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng truyền thụ kiến thức, hoàn thành đầy đủ nội dung giáo án đã định sẵn. Đây là cách học thụ động, học sinh sẽ không biết tự học, không có nhu cầu tự tìm hiểu, nghiên cứu, không biết cách chủ động tự đọc sách giáo khoa để tìm hiểu kiến thức,…đặc biệt là lúng túng khi giải quyết những vấn đề trong thực tiễn. Phương pháp dạy học theo lối cung cấp kiến thức áp đặt, học sinh phải học thuộc kiến giải của thầy là phương pháp phản sư phạm, bởi vì bản chất học tập không phải là tiếp nhận những gì được đưa trực tiếp từ ngoài vào, mà là sự kiến tạo tri thức mới dựa trên cơ sở nhào nặn các dữ liệu mới và kinh nghiệm đã được tích luỹ. Học tập thực chất không phải là học thuộc mà là tự biến đổi tri thức của mình. Để giải quyết thực trạng đó, trong các giờ học giáo viên vận dụng cho học sinh đóng vai với các chủ đề, các tác phẩm cụ thể phù hợp, học sinh sẽ phát huy được năng lực, từ đó hình thành phẩm chất, có năng lực để giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn. II. QUY TRÌNH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI ĐỂ TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN HUYỆN ĐƯỜNG (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến - Chương trình Ngữ văn 10) 2.1. Lựa chọn hình thức đóng vai Các hình thức đóng vai thường được lựa chọn và sử dụng trong dạy học môn Ngữ văn bao gồm: Đóng vai theo nhân vật; Đóng vai tái hiện; Đóng vai suy luận; Chuyển thể một văn bản, đoạn văn bản thành một kịch bản sân khấu (sân khấu hóa). Để vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học kịch bản Tuồng Huyện đường (trích Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu bài học, để lựa chọn hình thưc đóng vai cho phù hợp. Trong phạm vi sáng kiến này, dưới những kiến thức mà bản thân người viết tìm hiểu và nghiên cứu trong quá trình dạy học về Nghệ thuật Chèo, Tuồng, bản thân tôi đã lựa chọn hình thức chuyển thể kịch bản Tuồng Huyện đường (trích Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) thành kịch bản sân khấu
- 8 hóa và tiến hành cho học sinh đóng vai theo nhân vật sau đó cho học sinh thảo luận về một số vấn đề trọng tâm được đặt ra. Từ đó học sinh hình thành được các kiến thức, kĩ năng và năng lực quan trọng qua bài học. Tôi đã thể nghiệm phương pháp này trong tiết học 57 lớp 10C1 năm học 2022-2023 và lớp 10C3 năm học 2023- 2024. 2.2. Quy trình vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy đọc hiểu văn bản Huyện Đường (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến - Chương trình Ngữ văn 10). 2.2.1.Bước 1: Lựa chọn hình thức đóng vai Với đoạn trích Tuồng Huyện Đường khi dạy học theo hình thức đóng vai, tôi lựa chọn hình thức chuyển thể một đoạn văn bản tuồng Huyện đường thành một kịch bản sân khấu (sân khấu hóa). 2.2.2. Bước 2: Chuyển thể văn bản văn học thành kịch bản sân khấu a. Thứ nhất: Xác định chủ đề - Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền. - Biết thưởng thức vẻ đẹp, trân trọng và có ý thức phát huy giá trị nhân văn trong nghệ thuật và văn hóa truyền thống. - Cảm nhận được ý vị hài hước, châm biếm qua cảnh tuồng Huyện đường. b. Thứ hai: Xây dựng lại tuyến nhân vật Tôi hướng dẫn học sinh xây dựng lại hệ thống nhân vật theo chủ đề đã chọn. Nhân vật xuất hiện trong những cảnh nào, đảm nhiệm vai trò gì phải được tính toán kĩ và ấn định trước. Các nhân vật chính giữ nguyên theo văn bản gốc, các nhân vật phụ gồm hai loại: loại nhân vật phụ tham gia vào cốt truyện, có hành động và lời nói, có mối quan hệ trực tiếp với nhân vật chính. Loại nhân vật phụ thứ hai chỉ xuất hiện gián tiếp, không có vai trò gì đối với cốt truyện và tư tưởng chủ đề, không có quan hệ trực tiếp với nhân vật chính. Thông thường đây là nhân vật quần chúng, đám đông vô danh. Có thể bớt hoặc thêm nhân vật so với văn bản gốc. Với đoạn trích trong Tuồng Huyện đường (trích Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) chỉ cần xác định nhân vật chính là Tri huyện và Đề Lại, cùng Lính lệ và Trùm Sò. c. Thứ ba: xây dựng hành động kịch Toàn bộ hành động kịch được dựng để làm nổi bật tính cách nhân vật. Cốt truyện cũng được viết lại, sắp xếp theo nguyên tắc kịch học. d. Thứ tư: viết lời thoại Ví dụ:
- 9 Những lời thoại chính của Tri Huyện: - “Sự lí thường phân ẩu Được thua tự đồng tiền”; - “Tôi thì tôi nghĩ cứ để đu đưa như vậy đã. Thằng Sò này giàu lắm,chúng mình có thể “ấy” được”; - “Phải, nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu”; “...lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, nói thế nào lại chả được”. Những lời thoại của đề lại: - “Vâng, ta cứ bảo là để tra cứu đã. Thưa còn thằng Ốc, thằng Nghêu, lí trưởng, Thị Hến thì liệu xử cho xong, bọn này toàn đầu trọc cả”; - “Bẩm quan xử thật sâu sắc”; “Vâng ạ, quan xử hay lắm”. Lời thoại của lính lệ: “Nhắc lại ông Trùm, anh xã và chị Hến biết rằng hôm nay quan bận lắm, tôi bẩm mãi quan mới chịu xử vụ này đấy”. Tất cả những lời thoại nêu trên cho thấy mọi mối bận tâm của tri huyện, đề lại và lính lệ đều chỉ xoay quanh một chữ “tiền”. Hệ thống lời thoại rất tinh tế, hàm súc, mỉa mai. Trong kịch bản Tuồng, lời độc thoại được nói to trước người xem. Vì là lời của nội tâm nên không mạch lạc, thường rời rạc, thiếu thành phần, ngắt nghỉ không theo quy tắc. Trong độc thoại, đối tượng chịu tác động là chính bản thân nhân vật đang độc thoại. Ví dụ lời độc thoại của Tri Huyện sau khi tự giới thiệu về bản thân mình “Quan chức nghĩ nên thú vị Vào ra cũng phải chuyên cần”. Trong lời độc thoại trên, hai từ “thú vị” và “chuyên cần” cho thấy tri huyện đã hài lòng biết bao với cuộc sống của mình. Ông ta càng “chuyên cần” thì dân đen càng khốn đốn.
- 10
- 11 Hình ảnh chuyển thể văn bản thành kịch bản của học sinh 2.2.3. Bước 3: Tổ chức đóng vai dưới hình thức sân khấu hóa 2.2.3.1. Chọn diễn viên, tập luyện, các phương tiện hỗ trợ a. Chọn diễn viên
- 12 Học sinh là diễn viên nghiệp dư, không được đào tạo về nghề diễn nên không có kinh nghiệm diễn xuất. Tuy nhiên, các em có niềm hứng thú, sự đam mê, khả năng sáng tạo và học tập rất nhanh. Nhiều học sinh có năng khiếu diễn xuất bẩm sinh nên có thể nhập vai và diễn tốt. Sau khi có kịch bản, giáo viên có thể tổ chức casting, tiêu chuẩn để chọn như sau: - Khả năng nhập vai tốt, hiểu vai diễn; - Ngoại hình phù hợp với vai diễn; - Đài từ tốt: phát âm rõ ràng, tốc độ nói vừa phải, giọng nói truyền cảm; - Gương mặt biểu cảm đặc biệt là ánh mắt và khả năng kết nối với bạn diễn; - Hình thể linh hoạt, mềm mại, có khả năng thay đổi hành động. Quá trình casting thường gây hứng thú với học sinh, thậm chí có thể tạo ra cạnh tranh trong lớp một cách lành mạnh. Có thể xem đây là một trong những kinh nghiệm đầu tiên để học sinh hướng tới định hướng nghề trong tương lai. Với nội dung sáng kiến thực hiện trong quá trình thực nghiệm,tôi phân vai cụ thể như sau: Lớp 10C1 - Nguyễn Văn Minh – trong vai Tri Huyện - Trần Văn Hiếu – trong vai Đề Lại. - Võ Huy Quyết – trong vai Lính lệ A - Nguyễn Thị Quế – trong vai Thị Hến - Nguyễn Văn Hiệp – trong vai Trùm sò - Nguyễn Văn Huy – trong vai Lý trưởng. Lớp 10C3 - Trần Mai Anh – trong vai Tri Huyện - Đoàn Văn Dũng – trong vai Đề Lại. - Hoàng Xuân Quốc – trong vai Lính lệ A - Nguyễn Văn Nhật – trong vai Lính lệ B - Nguyễn Mạnh Duy – trong vai Trùm sò - Võ Đức Huy – trong vai Lý trưởng. b. Luyện tập Học thuộc kịch bản là yêu cầu đầu tiên. Học sinh có khă năng nhớ rất tốt, giáo viên giao kịch bản đồng thời tạo áp lực để các em thuộc kịch bản sớm. Dành thời gian cho học sinh tự tập kịch. Giáo viên quan sát và điều chỉnh, nếu có điều kiện thì mời đạo diễn hoặc diễn viên chuyên nghiệp giúp học sinh về diễn xuất. Trước khi trình diễn cần chạy sân khấu để học sinh quen với không gian diễn, cách ra vào sân khấu, việc sử dụng đạo cụ, cách liên kết với bạn diễn.
- 13 Một số hình ảnh buổi luyện tập c. Các phương tiện hỗ trợ - Đạo cụ, phông cảnh: nên cho học sinh tự thiết kế để phát huy khả năng mĩ thuật và tính sáng tạo của các em. - Âm nhạc: học sinh chọn, giáo viên duyệt. Cần sử dụng nhiều đoạn nhạc khác nhau cho phù hợp nội dung các phân cảnh. - Trang phục: có thể thuê hoặc tự thiết kế. Khuyến khích học sinh tự thiết kế trang phục. - Tiếng động, ánh sáng, khói lửa: xin các file ghi âm sẵn ở các đoàn nghệ thuật. - Micro: nên sử dụng micro cài để không ảnh hưởng đến hành động của diễn viên. 2.2.3.2. Tổ chức biểu diễn a. Thiết kế chương trình
- 14 Muốn sân khấu hóa tác phẩm thành công phải thiết kế chương trình thật chi tiết. Giáo viên cần chọn và huấn luyện một đội gồm những học sinh có năng lực tổ chức sự kiện, có khả năng ứng biến linh hoạt và làm việc nhóm tốt. Đội này sẽ tính toán tất cả các đầu việc cần tiến hành, dự kiến rủi ro, xây dựng phương án dự phòng, phân công thành viên đảm nhiệm các đầu việc. Hoạt động này sẽ phát triển năng lực tổ chức cho học sinh. Nếu làm tốt, giáo viên chỉ vất vả trong thời gian đầu, sau đó sẽ có một ê kip thạo việc để tiến hành nhiều chương trình khác của lớp học. Đội tổ chức sẽ phụ trách những phần việc chính sau: - Chuẩn bị sân khấu, máy tính, màn chiếu, các file dữ liệu trên máy tính. - Hóa trang, trang phục. - Người dẫn chuyện, đọc lời giới thiệu và lời kết. - Quay phim, chụp ảnh làm tư liệu. b. Chương trình biểu diễn Mục tiêu của việc sân khấu hóa một tác phẩm văn học là khắc sâu hiểu biết, ấn tượng và khơi gợi sự yêu thích đối với tác phẩm nên việc công diễn phải có tính chuyên môn rõ ràng. Chương trình gồm ba nội dung Nội dung 1: Sân khấu hóa văn bản Tuồng Huyện đường (trích Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến). Chuyển thể kịch bản văn học Tuồng Huyện đường thành Kịch bản sân khấu hóa. CẢNH HUYỆN ĐƯỜNG 1. Cách bài trí - Bàn giấy của tri huyện. - Chính giữa là bức hoành phi đề hai chữ “Huyện đường”. - Bàn giấy của tri huyện để chính giữa, trên bàn có ống bút, nghiên mực, điều bình. 2. Màn mở: Tri huyện bước ra, ngôi vào ghế. - TRI HUYỆN (Nói lối) Quyền trọng trấn nha môn Bản chúc xung tri huyện Đỉnh chung đà đủ miếng Hoa nguyệt cũng quen mùi Lấy của cây ngọn roi Làm quan nhờ lỗ khẩu
- 15 Sự lí thường phân ấu Được thua tự đồng tiền Dân xã nếu không kiêng Bỏ xuống lao giam kĩ (một lát, cười) Quan chúc nghĩ nên thú vị Vào ra cũng phải chuyên cần - ĐỀ LẠI (bước ra) Bẩm quan a! -TRI HUYỆN Vâng, chào thầy. A, thầy Đế này, hôm nay sao mà… (Nói lối) Nha lại vắng bẩm thân Dân xã không đấu cáo - ĐỀ LẠI Vâng, hôm nay chả thấy ai kiện cáo gì cả. Còn vụ Thị Hến, Nguyễn Sò quan đã định dứt khoát như thế nào chưa? - TRI HUYỆN Vụ ấy à? Ý thầy thế nào? (không đợi để lại trả lời) Tôi thì tôi nghĩ cứ để đu đưa như vậy đã. Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể “ấy” được. - ĐỀ LẠI Vâng, ta cứ bảo là để tra cứu đã. Thua còn thằng Ốc, thằng Nghêu, lí trưởng Thị Hến thì liệu xử cho xong bọn này toàn đầu trọc cả. - TRI HUYỆN Phải, nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu (cười khoái trá) Xử Ốc năm năm tù, Nghêu phạt đòn năm chục trượng lí trưởng đòi ăn lót cần phạt trừng giới") năm mươi quan tiền. - ĐỀ LẠI Bẩm quan xử thật sâu sắc, nhưng đã xử Nghêu và Ốc rồi thì lấy lí gì mà không xử Sò và Hến được. - TRI HUYỆN (cười) Ăn thua là những chỗ khó đấy đấy, lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, nói thế nên xử vội, vì xử Hến thì nào lại chả được. Thị Hến thì cũng có thể cho về nhưng chưa nê phải xử Sò. Thầy hiểu chứ?
- 16 - ĐỀ LẠI Vâng ạ, quan xử hay lắm. (gọi) Lệ đâu? - LÍNH LỆ A (lễ phép bước ra) Bẩm quan dạy ạ. - ĐỂ LẠI Ra đòi vụ Nguyễn Sò vào hầu, cả bên nguyên, bên bị, nhân chứng. - LÍNH LỆ A Vâng ạ. (quay đi) - TRI HUYỆN Lệ hầu đâu? - LÍNH LỆ B (từ trong) Vâng. (cầm quạt lông ra hầu cạnh tri huyện) (Có tiếng lệ A nói to bên trong: “Để ba người này vào trước. Đinh Ốc, Phan Nghêu vào sau, ngồi đấy”.) - LÍNH LỆ A (dắt lí trưởng, Trùm Sò và Thị Hến nào. Vừa vào, lệ A bấm mấy người đứng lại nói nhỏ) Nhắc lại ông Trùm, anh xã và chị Hến biết rằng hôm nay quan bận lắm, tôi bẩm mãi quan mới chịu xử vụ này đấy. - LÍ TRƯỞNG Vâng, tôi biết anh tử tế lắm, chúng ta với nhau rồi... - TRÙM SÒ Vâng, tôi xin hậu tạ, anh cứ giúp đỡ cho. - LÍNH LỆ A Thế bây giờ đứng đây, tôi vào bẩm lại đã. (chạy vào chắp tay trước bàn giấy tri huyện) Bẩm con đã đòi vụ Nguyễn Sò đến hầu ạ. Nội dung 2: Lời kết thúc – nêu nội dung, ý nghĩa văn bản Tuồng là một loại hình kịch hát truyền thống của dân tộc, phát triển rực rỡ dưới thời kì nhà Nguyễn ở vùng Nam Trung Bộ. Bên cạnh các vở tuồng nổi tiếng như "Lục Vân Tiên", "Bên cầu dệt lụa", "Kiếp nào có yêu nhau" thì vở "Nghêu, Sò, Ốc, Hến" cũng là tác phẩm đỉnh cao của bộ môn nghệ thuật này. Vở tuồng "Nghêu, Sò, Ốc, Hến" gồm nhiều đoạn trích và "Huyện đường" là một trong những trích đoạn tiêu biểu, thể hiện thái độ của người xưa đối với bộ máy cai trị thời phong kiến.
- 17 Đoạn trích "Huyện đường" kể về ba nhân vật chính là Tri huyện, Đề Lại, Lính lệ với dã tâm mưu mô ở huyện đường đối với vụ kiện của nhiều nhân vật trong vụ trộm Thị Hến. Thông qua các nhân vật đoạn trích, tác giả dân gian tố cáo, phê phán bọn tham quan, ô lại trong thời kì xã hội phong kiến. Trong lời giới thiệu về bản thân của Tri huyện trước huyện đường: "Quyền trọng trấn nha môn Bản chức xưng tri huyện Đỉnh chung đà đủ miếng Hoa nguyệt cũng quen mùi [...] Vào ra cũng phải chuyên cần" Với lời xưng danh của tên tri huyện, người xem nhận ra chức vụ quan trọng của hắn ở nơi cửa quan. Một tên tri huyện thối nát, lấy quyền lợi từ địa vị, được làm quan nhờ mồm mép và chèn ép dân bởi quyền lực nắm giữ. Mặc dù làm quan nhưng hắn phân xử bừa bãi. Người đi kiện thắng thua là nhờ vào đồng tiền đút lót. Người dân nếu không nể sợ thì sẽ bị hắn bỏ vào nhà tù giam kĩ. Có thể nói, lời tự giới thiệu của nhân vật tri huyện đã cung cấp cho người xem, người đọc một số hình dung ban đầu về nhân vật. Đây là người có bản chất tham lam, mưu mô, toan tính. Ông ta tự tung tự tác làm hại nhân dân. Đặc biệt, cách xử án càng bộc lộ rõ bản chất xấu xa của tên quan huyện. Vụ việc kiện tụng xảy ra đã kéo dài về thời gian nhưng không được giải quyết rõ ràng mà cố tình hòa hoãn để lấy tiền từ nhân dân. Khi được Đề Lại hỏi "quan đã định dứt khoát như thế nào chưa", tên tri huyện ỡm ờ trả lời: "Tôi thì tôi nghĩ cứ để đu đưa như vậy đã. Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể "ấy" được.". Từ "ấy" trong câu nói này ám chỉ toan tính bòn rút tiền từ tên Trùm Sò của tri huyện và Đề Lại. Đề Lại và Tri huyện muốn nhân thời cơ làm giàu cho chính mình. Với nụ cười man rợ và khoái trá, cho thấy những âm mưu thủ đoạn hèn hạ của hai tên quan thối nát. Cho dù cả hai nhân vật Trùm Sò và Thị Hến đều có tội của mình, tuy vậy hắn chỉ xử Nghêu và Ốc vì nếu xử Hến thì phải xử cả Sò điều đó sẽ làm gián đoạn âm mưu nhận tiền từ Trùm Sò, tên tri huyện làm việc dựa trên đồng tiền.Quan tri huyện xử án với những từ ngữ hô ứng với Đề Lại. Cả hai không cần phải giữ ý với nhau vì họ đều có chung bản chất tham lam, vụ lợi. Tên Đề Lại tham lam, lại còn có thói xu nịnh nên khi nghe tri huyện phán vậy liền tấm tắc khen "Vâng ạ, quan xử hay lắm.". Ngoài ra, trong đoạn trích, mấy tên lính lệ đóng vai trò tay sai, là trợ thủ đắc lực giúp cho Đề Lại, Tri huyện thực hiện mưu mô của mình. Họ dẫn lí trưởng, Trùm
- 18 Sò, Thị Hến vào, ra hiệu để ba người đứng lại nói nhỏ. Dù không làm gì nhưng vẫn tỏ vẻ giúp đỡ: "Nhắc lại ông Trùm, anh xã và chị Hến biết rằng hôm nay quan bận lắm, tôi bẩm mãi mới chịu xử vụ này đấy.". Như vậy, với sự kết hợp độc đáo, vô cùng hài hòa và tinh tế giữa ca nhạc, văn học và cả vũ đạo, các nhân vật đã làm nổi bật chủ đề của toàn bộ đoạn trích. Qua đoạn trích, đã bày tỏ những thái độ bất mãn, mỉa mai và lên án một xã hội chạy theo đồng tiền. Văn bản Huyện đường và đoạn trích Nghêu, Sò, Ốc, Hến đã lên án nhiều thót tật trong xã hội, lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị thời xưa, đồng thời nói lên tiếng nói nhân đạo, lên án thế lực chế độ phong kiến xấu xa thời xưa. Ngày nay, dù có không ít các loại hình giải trí khác nhưng các vở tuồng vẫn có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Văn hóa nghệ thuật của Việt Nam khá nổi tiếng với nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, mỗi loại hình nghệ thuật có một nét đặc sắc riêng. Trong đó Tuồng - một loại hình nghệ thuật đặc sắc nghiêng về kịch hát có nét truyền thống và âm hưởng cổ của dân tộc. Được hình thành trên cơ sơ là ca múa nhạc, ngày nay dù có không ít các loại hình giải trí khác nhưng các vở tuồng vẫn có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Nội dung 3: Trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung và nghệ thuật của văn bản Tuồng Huyện đường. Các câu hỏi như sau: Câu 1: Trích đoạn “Huyện đường” được trích từ vở Tuồng nổi tiếng nào? Có trong chương trình học hay không ? (môn học gì? Khối nào ?) Câu 2: Ấn tượng của em sau khi thưởng thức trích đoạn “Huyện Đường” ? vì sao bạn có ấn tưởng đó? Câu 3: Trước khi tham gia vở diễn em đã từng bao giờ nghe hát Tuồng hay xem biểu diễn sân khấu Tuồng bao giờ chưa? Cảm nhận của em như thế nào? Câu 4: Sau tiết học ngày hôm nay, Với bổn phận của một người trẻ, phải có trách nhiệm giữ gìn, phát huy văn hóa dân tộc - Tuồng cổ, em nghĩ mình sẽ làm gì? Hỏi thêm 1 bạn với câu hỏi 6: Còn bạn thì sao? với bạn, bạn sẽ làm gì với vai trò gìn giữ và phát huy nghệ thuật truyền thống Tuồng để loại hình nghệ thuật này không bị mai một? 2.2.3.3. Tổng kết, đánh giá Sau phần diễn, giáo viên cho lớp để thực hiện những công việc sau:
- 19 - Yêu cầu học sinh chốt lại những kiến thức quan trọng về tác phẩm văn học, nêu cảm nghĩ và ấn tượng của học sinh về tác phẩm, khuyến khích học sinh đưa ra các phát hiện mới, liên hệ độc đáo về tác phẩm và cuộc sống. - Nhận xét, đánh giá công việc học sinh đã thực hiện, khen thưởng bằng điểm số. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG GIỜ DẠY THỰC NGHIỆM
- 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Cách tạo hứng thú học tập cho học sinh khi bắt đầu tiếp cận môn Hóa học bằng những thí nghiệm vui
19 p | 213 | 51
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số đề xuất nhằm gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh THPT
8 p | 185 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Những phương pháp tạo hứng thú trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT Đông Sơn 1
20 p | 112 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 140 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng kho tư liệu video hỗ trợ dạy học chương trình Tin học 10
11 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng xử lí hình ảnh, phim trong dạy học môn Sinh học
14 p | 39 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khai thác và sáng tạo các bài toán mới từ khái niệm và bài tập cơ bản
20 p | 121 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp trong dạy học trực tuyến môn Tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng dạy học
19 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Chế tạo chất chỉ thị màu từ thiên nhiên
17 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hứng thú học tập phần Công dân với đạo đức lớp 10 thông qua việc sử dụng chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
13 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo nhóm góp phần giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
10 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 – Chương trình thí điểm
17 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hình thức tổ chức trò chơi trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập môn Giáo dục công dân
20 p | 21 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh thông qua Bài 51 - Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, môn Công nghệ lớp 10
13 p | 5 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tạo hứng thú và phát triển năng lực học sinh thông qua Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề Trái Đất và bầu trời (chuyên đề Vật lý 10)
58 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn