intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vài kinh nghiệm đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn qua hệ thống đề mở

Chia sẻ: Ngaynangmoi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:51

33
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề tài “Vài kinh nghiệm đổi mới kiểm tra - đánh giá môn Ngữ văn qua hệ thống đề mở” với mong muốn đóng góp thêm một số đề mở có gợi ý đáp án để cùng bàn bạc, tham khảo, rút kinh nghiệm chung. Đồng thời qua đề tài này, tác giả muốn trao đổi với đồng nghiệp về kinh nghiệm ra đề mở, làm đáp án mở, chấm mở.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vài kinh nghiệm đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn qua hệ thống đề mở

  1. ĐỀ TÀI: VÀI KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI KIỂM TRA ­ ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN QUA HỆ THỐNG ĐỀ MỞ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI “Muốn chữa bệnh cần có thuốc đắng”            Đó là quan điểm mà ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng bộ GD&ĐT   đã nêu ra trong cuộc hội thảo về đổi mới kiểm tra ­ đánh giá môn Ngữ  văn   ngày 10/4/2014 tại Hà Nội. Theo ông Nguyễn Vinh Hiển, để  thực hiện mục  tiêu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam thì phải xem việc đổi   mới kiểm tra ­ đánh giá là khâu đột phá, có ý nghĩa quan trọng để “chữa bệnh”  cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay ­ một nền giáo dục còn nhiều bất cập.  Khi Bộ  Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư  số  26/2020/TT­BGDĐT sửa   đổi, bổ  sung một số  điều của Quy chế  đánh giá, xếp loại học sinh THCS,   THPT ban hành kèm Thông tư  số  58/2011/TT­BGDĐT đã thể  hiện rõ quan   điểm đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm  chất, năng lực học sinh, đảm bảo hoạt động kiểm tra, đánh giá như một hoạt  động học tập. Đối với bộ môn Ngữ  Văn, việc đổi mới kiểm tra ­ đánh giá có ý nghĩa  vô cùng quan trọng, vì đổi mới kiểm tra ­ đánh giá có tác dụng thúc đẩy việc  thay đổi phương pháp dạy và học. Một trong những biện pháp để  thay đổi   hình thức kiểm tra ­ đánh giá môn Ngữ  Văn hiện nay là việc ra đề mở ­ loại  đề gây hứng thú cho học sinh, có khả năng tạo không gian thoáng cho học sinh  suy nghĩ. Việc ra đề mở đối với bộ môn Ngữ Văn không phải là mới mẻ. Tại  Trung Quốc, Mĩ và nhiều nước khác trên thế  giới đã áp dụng kiểu đề  theo  hướng mở để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Ở nước ta hiện nay,   việc ra đề  mở cũng đã được chú ý trong các kì thi Tốt nghiệp THPT, Tuyển   sinh ĐH ­ CĐ, Tuyển chọn Học sinh giỏi.  Song có một thực tế  không thể  phủ  nhận rằng:  ở  một số  trường học  còn quá quen ra đề văn theo kiểu truyền thống, trong đó bao giờ  cũng có yêu  cầu về  nội dung (kiến thức) và yêu cầu về  cách thức thể  hiện, dưới hình   thức mệnh lệnh. Khi chấm bài, chúng ta vẫn dựa vào việc đếm ý phù hợp với   đáp án để  cho điểm. Điều này có nguồn gốc từ  cách dạy ­ học còn cũ kĩ:   người dạy thường cảm nhận, lí giải những vấn đề  của cuộc sống, của văn  chương thay cho học sinh. Và trong kiểm tra – đánh giá, yêu cầu học sinh lặp  lại cách hiểu, cách cảm mà người dạy đã truyền đạt!  Do cách ra đề và đáp án   “đóng”, cùng với việc coi trọng kiến thức văn học hơn rèn luyện kĩ năng nên  các đề kiểm tra viết lâu nay chưa tạo điều kiện cho học sinh phát biểu những   suy nghĩ riêng và vận dụng những kiến thức  đã học vào việc giải quyết  1
  2. những vấn đề  đặt ra trong cuộc sống của mình. Điều này đã góp phần dẫn  đến việc học sinh ngày càng không “mặn mà” đối với bộ môn Ngữ văn. Đó là   một sự  thật đáng buồn, nhất là đối với những giáo viên dạy văn yêu nghề,   yêu văn chương ! Qua thực tiễn giảng dạy môn Ngữ  văn, tôi nhận thức được rằng: để  thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam mà   Nghị  quyết Hội nghị  lần thứ  8, Ban Chấp hành Trung  ương khóa XI đã ban  hành thì việc đổi mới kiểm tra ­ đánh giá môn Ngữ  văn là khâu đột phá có ý  nghĩa vô cùng quan trọng để  đổi mới phương pháp dạy ­ học bộ  môn, góp   phần nâng dần chất lượng giáo dục. Đặc biệt, việc ra  đề mở trong kiểm tra ­  đánh giá môn Ngữ văn là hướng đi tất yếu, phù hợp với nhu cầu đào tạo thế  hệ  trẻ  tích cực năng động cho thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất  nước và hội nhập quốc tế.  Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Vài kinh nghiệm đổi mới kiểm tra, đánh  giá môn Ngữ văn qua hệ thống đề mở”. Trong công tác giảng dạy, việc ra đề  mở để  kiểm tra ­ đánh giá năng  lực đọc ­ hiểu, kĩ năng viết của học sinh phải được thực hiện thường xuyên;  nghĩa là phải được thực hiện trong kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì,   kiểm tra cuối học kì... Có như  vậy mới phát huy được tính tích cực, chủ  động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, trong phạm vi của sáng kiến kinh  nghiệm này, tôi chỉ trình bày những kinh nghiệm trong việc ra đề mở và mạnh  dạn giới thiệu hệ thống đề mở  ở phần Làm văn trong kiểm tra định kì nhằm  đánh giá kĩ năng viết, phù hợp với trình độ học sinh THPT. II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU           Mặc dù yêu cầu đổi mới phương pháp dạy ­ học đã được đặt ra từ năm   2002 nhưng thực tế cho thấy cách dạy nhồi nhét kiến thức vẫn còn khá thịnh   hành; nặng cung cấp kiến thức, xem nhẹ tính chất công cụ của bộ môn. Điều  này có nhiều nguyên nhân như  chương trình, sách giáo khoa hiện hành chưa  phù hợp “khiến tiết Văn như  bị cầm tù trong lớp”, không ít thầy cô giáo còn   chưa quen với việc ra đề  mở, chấm mở…Trong đó, nguyên nhân quan trọng  ảnh hưởng đến quá trình dạy ­ học còn nhiều bất cập này là do việc chậm   đổi mới trong kiểm tra ­ đánh giá. Hiện nay, việc kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ  văn  ở  bậc THPT chưa “đo” được năng lực người học và chưa góp phần điều chỉnh,  đổi mới phương pháp dạy ­ học. Các đề kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định   kì, đề thi học kì thường ra theo dạng “đề  đóng”, tính tích hợp (giữa các phân   môn Tiếng Việt, Làm văn, Văn học và liên môn) chưa rõ. Để  làm được bài,   học sinh phải ghi nhớ máy móc nội dung bài học. Đáp án của đề thi đưa ra hệ  thống ý mà các em phải trình bày cùng với biểu điểm cụ  thể, chi tiết. Cách   làm này mang tính áp đặt, không khuyến khích tính sáng tạo và sự  độc lập   2
  3. trong suy nghĩ của học sinh. Như  vậy, đề  “đóng” chưa đánh giá được toàn  diện năng lực Ngữ văn của người học, chưa khuyến khích được sự  sáng tạo  của học sinh trong làm bài. Ngoài ra, “tâm lí thực dụng” chi phối khi chúng ta   đưa ra các câu hỏi trong đề  kiểm tra thường xuyên, định kì, kiểm tra học kì  đều theo “mẫu”, theo “dạng” của các đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh Đại học,   Cao đẳng. Tính “ổn định” trong cách ra đề  và làm đáp án của hai kì thi Quốc  gia này có ảnh hưởng không nhỏ tới việc kiểm tra ­ đánh giá và phương pháp   dạy ­ học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông lâu nay.            Mấy năm qua, nhiều thầy cô giáo, nhiều tổ chuyên môn nhận rõ thực  trạng này và đã có nhiều cố gắng thay đổi cách thức kiểm tra – đánh giá. Tại   buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ  Ngữ  Văn tại trường THPT Quế  Phong  ngày 10/4/2019, chúng tôi đã lấy việc ra đề mở làm chủ đề để thảo luận. Dù  có nhiều ý kiến khác nhau nhưng tất cả đều thống nhất việc ra  đề mở trong  bộ môn Ngữ văn là cần thiết để đổi mới phương pháp dạy ­ học văn.  Thời gian qua, việc ra đề mở đã được giới thiệu rải rác trong các sách  tham khảo, trên các trang mạng xã hội. Đặc biệt, đã có một hệ  thống  đề mở  môn Ngữ  văn cho khối 10, 11 do PGS. TS  Đỗ  Ngọc Thống chủ  biên. Số  lượng các đề mở đưa ra rất phong phú, đa dạng, là nguồn tư  liệu tham khảo  bổ  ích đối giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, số  lượng  đề  mở  đưa ra nhiều  nhưng số  lượng đề  có gợi ý làm bài rất ít. Thêm vào đó, các đề  này chỉ  phù   hợp với học sinh khá giỏi; vì theo PGS. TS Đỗ Ngọc Thống, “  Đề mở là loại   đề khó, vì loại đề này đòi hỏi học sinh sáng tạo, biết nêu những suy nghĩ cá   nhân, không dựa vào những tài liệu có sẵn,… Loại đề  này rất phù hợp với   học sinh khá giỏi và cần thiết khi muốn phân hóa đối tượng người học”(Hệ  thống đề mở  Ngữ văn 11, NXB Giáo dục, 2008). Như vậy, có thể thấy, theo  quan niệm của nhiều người, việc ra   đề  mở  chỉ  phù hợp với học sinh khá,  giỏi. Đối với những lớp có trình độ thấp, người ta vẫn ra đề theo kiểu truyền   thống. Từ thực tế giảng dạy ở những lớp có trình độ khác nhau, tôi nhận thấy   rằng đề  mở không phải bao giờ  cũng khó và việc ra đề  mở trong tất cả  các  bài kiểm tra  ở  tất cả  các lớp, khối lớp cần được đẩy mạnh và thực hiện  thường xuyên, đồng bộ. Việc ra đề mở đã và sẽ phát huy được tác dụng tích  cực, nếu chúng ta biết ra đề mở phù hợp với đối tượng học sinh mình giảng  dạy.            Các lớp thể nghiệm: 10A3, 11A1 và Đội tuyển Học sinh giỏi môn Ngữ  văn lớp 10 của Trường. Xuất phát từ  thực tiễn đó, tôi chọn đề  tài “Vài kinh nghiệm đổi mới  kiểm tra ­ đánh giá môn Ngữ  văn qua hệ  thống đề  mở” với mong muốn  đóng góp thêm một số đề mở có gợi ý đáp án để cùng bàn bạc, tham khảo, rút  kinh nghiệm chung. Đồng thời qua đề  tài này, tôi muốn trao đổi với đồng  nghiệp về  kinh nghiệm ra đề mở, làm đáp án mở, chấm mở.... Tôi cũng xem  3
  4. đây là một cách tự cải thiện, nâng dần năng lực chuyên môn của bản thân để  đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành Giáo dục. Các lớp thể nghiệm: 10A3, 11A1 và Đội tuyển Học sinh giỏi môn Ngữ  văn lớp 10 của trường THPT Quế Phong. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau   đây: ­ Phương pháp nghiên cứu lý luận để  phân tích, tổng hợp, nghiên cứu,   khái quát những vấn đề liên quan đến việc đổi mới kiểm tra ­ đánh giá môn   Ngữ văn qua hệ thống đề mở ở trường trung học phổ thông. ­ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn để  khảo sát, tổng kết, đánh giá  thực tiễn hoạt động dạy học môn ngữ văn nói chung cũng như việc kiểm tra   đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ  thông. ­ Các phương pháp khác nhằm hỗ trợ, phục vụ cho quá trình nghiên cứu   lý luận, đánh giá thực tiễn, xây dựng biện pháp và thực nghiệm thăm dò tính   khả thi, cần thiết của việc đổi mới kiểm tra ­ đánh giá môn Ngữ  văn qua hệ  thống đề mở ở trường THPT. IV. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Ngoài phần đặt vấn đề  và phần kết luận, nội dung của đề  tài tập trung  làm sáng rõ các vấn đề sau:  Phần I. Cơ sở của đề tài 1. Cơ sở lí luận 2. Cơ sở thực tiễn Phần II. Nội dung nghiên cứu 1. Đề mở và ưu thế của đề mở 2. Những định hướng khi kiểm tra ­  đánh giá môn Ngữ  văn qua hệ  thống đề mở 3.Về việc làm đáp án của đề mở 4.Về việc chấm bài 5.Thực hành ra đề mở Phần III. Kết quả nghiên cứu Trên đây là bản đề cương sáng kiến kinh nghiệm theo đề tài “Vài kinh  nghiệm đổi mới kiểm tra ­ đánh giá môn Ngữ văn qua hệ thống đề mở”. 4
  5. PHẦN I: CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Thực hiện nhiệm vụ  đổi mới giáo dục phổ  thông theo tinh thần Nghị  quyết   29/NQ­TW,   ngày   6/3/2014,   Bộ   GD&ĐT   đã   ban   hành   Kế   hoạch   số  103/KH­BGDĐT về  việc tổ  chức hội thảo “ Đổi mới kiểm tra ­ đánh giá   chất lượng học tập môn Ngữ văn trong trường phổ thông”, với mục đích:  nghiên cứu cơ  sở  lý luận và xây dựng kế  hoạch triển khai việc  đổi mới  phương thức kiểm tra ­  đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở trường phổ  thông theo định hướng phát triển năng lực người học với cách thức xây dựng  đề thi/kiểm tra và đáp án theo hướng mở; tích hợp kiến thức liên môn.     Hoạt động kiểm tra ­ đánh giá trên thực tế  luôn diễn ra song hành với  hoạt động dạy ­ học của giáo viên và học sinh. Do vậy, việc đổi mới kiểm tra   ­ đánh giá sẽ có ý nghĩa thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy ­ học và có  tác động tích cực trở lại đối với quá trình dạy ­ học. Với môn học Ngữ  văn,  một trong những hướng đổi mới kiểm tra ­ đánh giá đang được quan tâm hiện   nay là việc ra đề kiểm tra theo hướng mở. Đây được coi là một trong những   bước đột phá, tạo nên điểm nhấn trong dạy học Ngữ văn những năm qua.             Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã đề ra mục  tiêu thay đổi căn bản, toàn diện nền Giáo dục Việt Nam. Trong đó, Hội nghị  ban hành Nghị  quyết số  29­NQ/TW về  việc “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ   phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ   động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối   truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc... Đổi mới căn bản hình thức   và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm   trung thực, khách quan”.  Vừa qua, Bộ GD & ĐT đã tổ chức diễn đàn trao đổi  trên báo Giáo dục ­ Thời đại và tiến hành hội thảo nhằm đổi mới kiểm tra ­  đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ  văn theo yêu cầu phát triển năng lực  học sinh. Việc đổi mới kiểm tra ­ đánh giá sẽ  được tiến hành theo các mức   độ: từ  dễ  đến khó, từ  ít đến nhiều, từ  đơn giản đến phức tạp, từ  hẹp đến   rộng, từ kiến thức của một vài môn đến tổng hợp liên môn, trong lộ trình đổi  mới mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa sau năm 2022. Việt Nam cũng đã  tham gia Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) và đạt được kết quả  hết sức khả  quan, nhất là  ở  lĩnh vực đọc hiểu. Trên thực tế, năng lực Ngữ  văn của học sinh phong phú hơn nhiều so với những “chuẩn” nêu  ở  trong  5
  6. chương trình hiện hành. Vì vậy, không cần phải đợi đến khi có chương trình  giảng dạy phổ thông môn Ngữ  văn theo hướng tiếp cận năng lực ra đời mới   đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập Ngữ  văn của học sinh theo   hướng đánh giá năng lực. Gần đây,  ở  các tổ  chuyên môn, sinh hoạt cụm   chuyên môn đều thường xuyên tổ  chức các chuyên đề  về  những cách thức   nghiên cứu và đổi mới chương trình giáo dục phổ  thông, trong đó có chương   trình môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận năng lực. Điều đó cho thấy việc đổi  mới kiểm tra ­ đánh giá môn Ngữ  văn qua đề  mở là hướng đi đúng đắn, phù  hợp với xu thế phát triển của đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế. 2. Cơ sở thực tiễn           Mặc dù yêu cầu đổi mới phương pháp dạy ­ học đã được đặt ra từ năm   2002 nhưng thực tế cho thấy cách dạy nhồi nhét kiến thức vẫn còn khá thịnh   hành; nặng cung cấp kiến thức, xem nhẹ tính chất công cụ của bộ môn. Điều  này có nhiều nguyên nhân như  chương trình, sách giáo khoa hiện hành chưa  phù hợp “khiến tiết văn như  bị  cầm tù trong lớp”, không ít thầy cô giáo còn  chưa quen với việc ra đề  mở, chấm mở…Trong đó, nguyên nhân quan trọng  ảnh hưởng đến quá trình dạy ­ học còn nhiều bất cập này là do việc chậm   đổi mới trong kiểm tra ­ đánh giá. Hiện nay, việc kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn bậc   THPT ở một số đơn vị chưa “đo” được năng lực người học và chưa góp phần  điều chỉnh, đổi mới phương pháp dạy ­ học. Các đề  kiểm tra thường xuyên,  kiểm tra định kì, đề  thi học kì thường ra theo dạng “đề  đóng”, tính tích hợp   (giữa các phân môn Tiếng Việt, Làm văn, Văn học và liên môn) chưa rõ. Để  làm được bài, học sinh phải ghi nhớ  máy móc nội dung bài học. Đáp án của   đề thi đưa ra hệ thống ý mà các em phải trình bày cùng với biểu điểm cụ thể,   chi tiết. Cách làm này mang tính áp đặt, không khuyến khích tính sáng tạo và  sự  độc lập trong suy nghĩ của học sinh. Như  vậy, đề  “đóng” chưa đánh giá   được toàn diện năng lực Ngữ văn của người học, chưa khuyến khích được sự  sáng tạo của học sinh trong làm bài.             Mấy năm qua, nhiều thầy cô giáo, nhiều Tổ chuyên môn nhận rõ thực  trạng này và đã có nhiều cố gắng thay đổi cách thức kiểm tra – đánh giá. Tại  các buổi sinh hoạt chuyên môn nhóm Ngữ Văn tại trường THPT Quế Phong,  trong rất nhiều cuộc họp chúng tôi  lấy việc ra đề mở làm chủ đề để thảo  luận. Dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng tất cả đều thống nhất việc ra đề  mở trong bộ môn Ngữ văn là cần thiết để đổi mới phương pháp dạy ­ học  văn. Các  giáo viên dạy Ngữ văn của Trường THPT Quế Phong sau sinh hoạt  chuyên môn đã ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy. Mọi phản hồi đều khẳng  định các đề mở rất hứng thú cho học sinh, phát huy tối đa năng lực, phẩm  chất của học sinh. Và chính điều này, rất thuận lợi cho các em vì được thoải  mái bày tỏ quan điểm, chính kiến của riêng mình. 6
  7.  Với nhận thức thay đổi, việc ra đề mở đã được giới thiệu trong các  sách tham khảo, trên các trang mạng xã hội. Trước khi diễn ra cuộc thi tốt  nghiệp THPT quốc gia năm 2018, tại buổi họp báo, nhiều PV báo đài đặt câu  hỏi quan tâm đến cách chấm thi, đáp án đề thi môn Ngữ văn THPT quốc gia.  Trả lời câu hỏi này, ông Mai Văn Trinh khẳng định, cách ra đề mở không mới.  “Từ năm 2014, bộ đã bắt đầu sử dụng các câu hỏi mở. Trên nguyên tắc, câu  hỏi mở thì đáp án cũng mở. Chỉ cần thí sinh làm bài thi không trái thuần phong  mỹ tục và trái pháp luật thì đều được chấp nhận, cho điểm”. Lý giải thêm về  điều này, ông Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ  GD&ĐT) nói thêm, đa số các môn thi đều ở dạng trắc nghiệm duy chỉ có đề  Ngữ văn là tự luận. Đề đảm bảo chuẩn kiến thức chương trình lớp 11 và lớp  12 với các câu hỏi được chia theo 4 cấp độ. Do đó, những câu hỏi cấp độ vận  dụng cao sẽ khó hơn. Cụ thể, trong đề văn năm nay, hội đồng đề đã lựa chọn  2 tác phẩm thuộc chương trình lớp 12 và 1 tác phẩm thuộc chương trình lớp  11. Như vậy ban ra đề đã đáp ứng đúng chủ trương.  Theo đáp án môn Ngữ  văn mà Bộ GD&ĐT công bố ngay sau đó, ở câu 4, phần I đề yêu cầu thí sinh  nêu quan điểm “Có còn phù hợp...” thì đáp án chỉ đưa ra ba phương án trả lời:  “Thí sinh có thể trả lời quan điểm của tác giả còn phù hợp/ không còn phù  hợp/phù hợp một phần nhưng phải lí giải hợp lý, thuyết phục”. Hay ở phần  làm văn, đề yêu cầu viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về sứ mệnh “đánh thức  tiềm lực”, đáp án cũng chỉ yêu cầu thí sinh làm rõ sứ mệnh “đánh thức tiềm  lực” đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay. Đáp án đưa ra các  hướng như: xuất phát từ thực tiễn đất nước, mỗi cá nhân cần ý thức được sứ  mệnh của mình, có hành động cụ thể để đánh thức tiềm lực bản thân, từ đó  tác động tích cực đến cộng đồng nhằm đánh thức tiềm lực đất nước. TS  Trịnh Thu Tuyết, Nguyên giáo viên dạy Ngữ văn Trường THPT Chu Văn An  (Hà Nội) cho rằng, đây là một đáp án đã chuyển vấn đề nội dung quan điểm  sang bình diện học thuật, chủ yếu kiểm tra khả năng lập luận và tính thuyết  phục của lập luận. Hoàn toàn có thể ghi nhận đây là một đáp án mở theo tinh  thần của Bộ GD&ĐT, tuy nhiên, với một vấn đề mang tính thời sự, giành  được sự quan tâm của đông đảo dư luận cộng đồng, nếu có được một số ý  cơ bản cho từng phương án thì giám khảo và thí sinh sẽ yên tâm hơn trước sự  phát sinh các phương án trả lời của những thí sinh có sự hiểu biết, quan tâm  và tâm huyết với cuộc sống xã hội xung quanh mình. Việc đánh giá bài làm  của học trò sẽ không bị phụ thuộc vào cảm giác chủ quan của người chấm.  Đặc biệt, đã có một hệ thống đề mở môn Ngữ văn cho khối 10, 11 do  PGS. TS Đỗ Ngọc Thống chủ biên. Số lượng các đề mở đưa ra rất phong  phú, đa dạng, là nguồn tư liệu tham khảo bổ ích đối giáo viên và học sinh.  Tuy nhiên, số lượng đề mở đưa ra nhiều nhưng số lượng đề có gợi ý làm bài  rất ít. Thêm vào đó, các đề này chỉ phù hợp với học sinh khá giỏi; vì theo PGS.  TS Đỗ Ngọc Thống, “ Đề mở là loại đề khó, vì loại đề này đòi hỏi học sinh  sáng tạo, biết nêu những suy nghĩ cá nhân, không dựa vào những tài liệu có  7
  8. sẵn,… Loại đề này rất phù hợp với học sinh khá giỏi và cần thiết khi muốn  phân hóa đối tượng người học”(Hệ thống đề mở Ngữ văn 11, NXB Giáo dục,  2008). Như vậy, có thể thấy, theo quan niệm của nhiều người, việc ra đề mở  chỉ phù hợp với học sinh khá, giỏi. Đối với những lớp có trình độ thấp, người  ta vẫn ra đề theo kiểu truyền thống. Từ thực tế giảng dạy ở những lớp có  trình độ khác nhau, tôi nhận thấy rằng đề mở không phải bao giờ cũng khó và  việc ra đề mở trong tất cả các bài kiểm tra ở tất cả các lớp, khối lớp cần  được đẩy mạnh và thực hiện thường xuyên, đồng bộ. Việc ra đề mở đã và sẽ  phát huy được tác dụng tích cực, nếu chúng ta biết ra đề mở phù hợp với đối  tượng học sinh mình giảng dạy Xuất phát từ  thực tiễn đó, tôi chọn đề  tài “Vài kinh nghiệm đổi mới  kiểm tra ­ đánh giá môn Ngữ  văn qua hệ  thống đề  mở” với mong muốn  đóng góp thêm một số đề mở có gợi ý đáp án để cùng bàn bạc, tham khảo, rút  kinh nghiệm chung. Đồng thời qua đề  tài này, tôi muốn trao đổi với đồng  nghiệp về  kinh nghiệm ra đề mở, làm đáp án mở, chấm mở.... Tôi cũng xem  đây là một cách tự cải thiện, nâng dần năng lực chuyên môn của bản thân để  đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành Giáo dục. 8
  9. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Đề mở và ưu thế của đề mở            Trong nha tr ̀ ương ph ̀ ổ thông, kiểm tra la khâu quan trong, chu yêu đê ̀ ̣ ̉ ́ ̉  ́ ̣ xac đinh năng l ực cua ng ̉ ươi hoc, t ̀ ̣ ư đo co c ̀ ́ ́ ơ sở đê điêu chinh qua trinh day va ̉ ̀ ̉ ́ ̀ ̣ ̀  ̣ ̀ ̣ hoc; la đông l ực đê đôi m ̉ ̉ ơi ph ́ ương phap day ­ hoc, gop phân nâng chât l ́ ̣ ̣ ́ ̀ ́ ượng  dạy – học trong nha tr ̀ ương. Co nhiêu hinh th ̀ ́ ̀ ̀ ức đê đanh gia. Bai kiêm tra la ̉ ́ ́ ̀ ̉ ̀  ̣ ương tiên va hinh th công cu, ph ̣ ̀ ̀ ưc quan trong trong viêc đanh gia hoc sinh.  ́ ̣ ̣ ́ ́ ̣  Trước đây, trong dạy học Làm văn, chúng ta thường ra đề  văn truyền   thống, trong đó bao giờ cũng có phạm vi kiến thức và yêu cầu dưới hình thức  câu mệnh lệnh.  Ví dụ:   Đề  1:  Hãy phân tích hình tượng Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ   người tử tù” của Nguyễn Tuân.  Đề 2: Hãy bình giảng đoạn thơ sau: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc …………………………………. Sông Mã gầm lên khúc độc hành. (Trích “ Tây Tiến” ­ Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12)    Có thể  thấy, đề  Làm văn truyền thống không tạo điều kiện cho học   sinh phát huy tính độc lập suy nghĩ, chủ  động sáng tạo khi làm bài, không   phân loại được năng lực học sinh mà chủ  yếu dừng lại  ở  những nội dung   kiểm tra kiến thức văn học. Đây là loại đề “đóng” (chữ dùng của PGS.TS Đỗ  Ngọc Thống). Đề  văn truyền thống đã tạo ra những hệ  lụy: sách văn mẫu  tràn lan  ở  các quầy sách tham khảo, trên mạng internet, cả  trong cách giảng   dạy, ôn luyện của chúng ta, nên “vô tình” định hình trong không ít học sinh  một “phương pháp học tập” lệch lạc: học và ôn tập không xuất phát từ  tác   phẩm văn học, từ suy nghĩ mang màu sắc cá nhân mà từ bài văn mẫu, từ cách   cảm cách nghĩ thay của thầy cô bộ môn. GS Phan Trong Luân nhân đinh: “ ̣ ̣ ̣ ̣ Caí   dở  nhât cua đê thi Văn hiên nay la chu yêu nhăm đên khâu tai hiên kiên th ́ ̉ ̀ ̣ ̀ ̉ ́ ́ ́ ́ ̣ ́ ức   ̉ theo kiêu "nh ớ lai" ch ̣ ứ không chu y đên vân dung kiên th ́ ́ ́ ̣ ̣ ́ ức cua hoc sinh", ̉ ̣   ̉ ̣ ̉ ́ ́ "quanh đi quân lai cung chi co mây kiêu đê v ̃ ̉ ̀ ới mây chu điêm quen thuôc: ́ ̉ ̉ ̣   ̀ ̉ không binh giang thi phân tich, không phân tich thi ch ̀ ́ ́ ̀ ưng minh, không ch ́ ứng   minh thi cao h ̀ ơn la binh luân. Tr ̀ ̀ ̣ ở đi trở lai cung chi co mây bai th ̣ ̃ ̉ ́ ́ ̀ ơ, mây đoan ́ ̣   ̣ trich quen thuôc”                ́                   (Nguồn: http://tuoitre.vn/Pages/Printview.aspx?ArticleID=169187).  Như  vây, trong kiêm tra ­ đanh gia môn Ng ̣ ̉ ́ ́ ữ  văn lâu nay chu yêu vân ̉ ́ ̃  ́ ̣ theo lôi “hoc cai gi, thi cai ây”. Th ́ ̀ ́ ́ ầy cô giáo thiếu không gian, thời gian để rèn   9
  10. kĩ năng, bồi dưỡng năng lực cho học sinh. Các em thì không được tạo điều  kiện để bộc lộ suy nghĩ, sáng tạo riêng.                Vậy thế nào là một  đề mở? Theo chúng tôi, đê m ̀ ở la môt khai niêm co ̀ ̣ ́ ̣ ́  tinh quy  ́ ươc đê chi nh ́ ̉ ̉ ưng đê t ̃ ̀ ự  luân mang mau săc đôi m ̣ ̀ ́ ̉ ới theo hướng phat́  ̉ ̣ ̣ ̉ ̣ huy tinh chu đông sang tao cua hoc sinh trong hoc tâp. Đo la nh ́ ́ ̣ ̣ ́ ̀ ững đê không ̀   ̣ râp khuôn theo nh ưng mô hinh cu ma cach hoi, cach nêu vân đê linh hoat, buôc ̃ ̀ ̃ ̀ ́ ̉ ́ ́ ̀ ̣ ̣   ̣ ̉ hoc sinh phai suy nghi, tim toi, sang tao.  ̃ ̀ ̀ ́ ̣ Đăc biêt, ̣ ̣  đê m ̀ ở  con la nh ̀ ̀ ưng đễ ̀  hương cho nhi ́ ều hoc sinh co nh ̣ ́ ưng suy nghi cua riêng mình, tr ̃ ̃ ̉ ước cung môt ̀ ̣  ̉ ̣ vân đê. Tinh chu đông sang tao cua  ́ ̀ ́ ́ ̣ ̉ đê m ̀ ở  đôi v ́ ơi hoc sinh năm chinh  ́ ̣ ̀ ́ ở  điêu ̀  nay. Tóm l ̀ ại,  đề  mở là loại đề  chỉ  nêu vấn đề  cần bàn luận trong bài nghị  luận hoặc chỉ nêu đề tài… không có câu lệnh về thao tác lập luận, về phương   thức biểu đạt, về  kiểu văn bản (như  hãy chứng minh, phân tích, bình luận,   hãy kể, hãy phát biểu cảm nghĩ…). Học sinh được tự do lựa chọn thao tác lập  luận, phương thức biểu đạt phù hợp.             Ví dụ: Đề 1: Hay noi vê môt lân thât bai cua ban thân. ̃ ́ ̀ ̣ ̀ ́ ̣ ̉ ̉ Đề 2: Vơi em, điêu cân thiêt nhât trong cuôc sông la gi? ́ ̀ ̀ ́ ́ ̣ ́ ̀ ̀ Đề 3: Về quan niệm sống nhàn trong bài thơ “ Nhàn” của Nguyên Binh ̃ ̉   Khiêm. Đề 4:  Hình ảnh cây cầu trong ca dao Việt Nam. Đề  5:   Nghi vê cach sông “vôi vang” qua bai th ̃ ̀ ́ ́ ̣ ̀ ̀ ơ  cung tên cua Xuân ̀ ̉   ̣ Diêu.            Qua mấy  đề mở trên, ta thấy so vơi kiêu đê t ́ ̉ ̀ ự  luân th ̣ ương dung lâu ̀ ̀   nay, đê m̀ ở co môt sô  ́ ̣ ́ưu thê nhât đinh trong viêc tac đông đên ng ́ ́ ̣ ̣ ́ ̣ ́ ười hoc, khiên ̣ ́  ngươi hoc phai thay đôi đông hinh hoc tâp t ̀ ̣ ̉ ̉ ̣ ̀ ̣ ̣ ư thu đông, y lai sang chu đông, tich ̀ ̣ ̣ ̉ ̣ ̉ ̣ ́   cực.  Thứ nhât: V ́ ơi  ́ đê m̀ ở, năng lực tư duy cua hoc sinh co điêu kiên đê phat ̉ ̣ ́ ̀ ̣ ̉ ́  ̣ huy cao đô. Vi ̀đê m̀ ở  thương đăt hoc sinh vao nh ̀ ̣ ̣ ̀ ưng tinh huông “co vân đê”, ̃ ̀ ́ ́ ́ ̀   ̣ ̣ ̉ buôc hoc sinh phai suy nghi. ̃            Thứ hai: Vơi  ́ đê m̀ ở, hoc sinh không chi d ̣ ̉ ưng lai  ̀ ̣ ở viêc tai hiên kiên ̣ ́ ̣ ́  thưc theo kiêu thuôc long mà đoi hoi cao h ́ ̉ ̣ ̀ ̀ ̉ ơn  ở kha năng  ̉ ứng dung cua ng ̣ ̉ ươì  ̣ ̣ ̃ ̉ ́ ̉ hoc trong viêc xem xet y nghia cua tac phâm trong nh ́ ́ ưng môi t ̃ ́ ương quan khać   ́ ̉ ̀ ́ ới ban thân hoăc đôi v nhau, co thê la đôi v ̉ ̣ ́ ới thời đai… ̣            Thư ba: V ́ ơi  ̀ ở, hoc sinh se đ ́ đê m ̣ ̃ ược tự do hơn trong viêc trinh bay môt ̣ ̀ ̀ ̣  ́ ̀ ừ đo hinh thanh va phat huy kha năng phat biêu môt cach chu đông vân đê. T ́ ̀ ̀ ̀ ́ ̉ ́ ̉ ̣ ́ ̉ ̣   ̣ cho hoc sinh.   Nhin chung, t ̀ ừ khia canh đôi m ́ ̣ ̉ ơi kiêm tra đanh gia, ́ ̉ ́ ̀ ở  se la môt ́  đê m ̃ ̀ ̣  trong nhưng cach hiêu qua giup hoc sinh t ̃ ́ ̣ ̉ ́ ̣ ừ bo thoi quen thu đông, t ̉ ́ ̣ ̣ ừ đo hinh ́ ̀   10
  11. thanh thoi quen t ̀ ́ ự  hoc, t ̣ ự  nghiên cưu môt cach chu đông, sang tao trong qua ́ ̣ ́ ̉ ̣ ́ ̣ ́  ̣ ̣ trinh hoc tâp. ̀ 2. Những định hướng khi kiểm tra ­ đánh giá môn Ngữ văn qua hệ  thống đề mở 2.1. Về việc ra đề mở:  Ra đề  mở trong kiểm tra đánh giá môn Ngữ  văn hiện nay là việc làm   thiết thực nhưng ra đề  mở như  thê nao, “m ́ ̀ ở” đên đâu, va điêu quan trong la ́ ̀ ̀ ̣ ̀  cac  ́ đê văn m ̀ ở phai găn v ̉ ́ ơi kiên th ́ ́ ức văn hoc nh ̣ ư thê nao (ch ́ ̀ ứ không thê thoat ̉ ́  ̣ ́ ơi v ly hoăc tach r ̀ ơi ki ́ ến thức đã hoc trong ch ̣ ương trinh). T ̀ ư đo, hoc sinh phai ̀ ́ ̣ ̉  dung kiên th ̀ ́ ưc văn hoc đê luân giai cac vân đê đăt ra cua đê bai. Quan trong ́ ̣ ̉ ̣ ̉ ́ ́ ̀ ̣ ̉ ̀ ̀ ̣   nhât,  ́ đê văn m ̀ ở  vân phai đam bao đ ̃ ̉ ̉ ̉ ược chuân kiên th ̉ ́ ưc – ki năng, lây chuân ́ ̃ ́ ̉   ́ ưc – ki năng bô môn Ng kiên th ́ ̃ ̣ ữ  văn  ở  tưng bai hoc lam c ̀ ̀ ̣ ̀ ơ  sở, từ  đó mở  ra  ̣ ́ ̀ ̀ ́ ừ văn chương và cuộc sống. cho học sinh môt vân đê nao đo t            Khi ra đề mở, chúng ta cần chú ý đến các vấn đề sau:  ­ Ra đề mở nhưng “không thể mở một cách phiêu lưu”. Việc ra đề mở  trước hết cần đáp ứng được mục tiêu, tiêu chí đánh giá (hình thành hay củng   cố khắc sâu ở học sinh kĩ năng gì, thái độ gì và kiến thức gì?)  ­  Đề  mở cần bám sát nội dung chương trình (tác phẩm văn học, giai  đoạn văn học, kiểu văn bản đang học,...). Có thể sử dụng linh hoạt kiến thức   văn học có liên quan  ở bài trước, lớp trước nhưng phải phù hợp thực tế  học  tập của học sinh; có mối quan hệ  tích hợp gắn bó với các phân môn Tiếng   Việt và Văn học trong khung phân phối chương trình.            ­ Đề mở cần bám sát tâm sinh lý lứa tuổi, tình cảm đạo đức, điều kiện  sống, thực tế  cuộc sống học sinh và phải có nội dung phù hợp với chương  trình Ngữ văn hiện hành, nhất là phù hợp với trình độ, đối tượng học sinh.  ­ Tránh những đề  mở liên quan đến những vấn đề  nhạy cảm, những  vấn đề có khả năng dẫn đến những hướng triển khai của học sinh mà người  chấm không thể kiểm soát nổi.   ­ Điều quan trọng nhất của  đề  mở  là kích thích sự  sáng tạo, khơi  nguồn cảm hứng, đánh thức niềm yêu thích văn chương ở học sinh.  Như vậy, ra đề Làm văn mở, chúng ta cần thực hiện các bước sau:  ­ Xác định mục đích kiểm tra: rèn luyện kĩ năng nào, bồi dưỡng thái độ  gì, kiểm tra những đơn vị kiến thức nào,...   ­ Xác định trình độ chung của đối tượng kiểm tra.  ­ Chọn nội dung kiểm tra phù hợp với đối tượng, phù hợp với khung  phân phối chương trình, với chuẩn kiến thức – kĩ năng. 11
  12.            ­ Chọn cách nêu vấn đề, diễn đạt nội dung đề có khả năng đánh thức  năng lực Ngữ văn thực sự của các em.  ­ Thử nghiệm ở một nhóm học sinh (hoặc một lớp) trước khi kiểm tra   đại trà.            Ví dụ: Bài Làm văn số 2, lớp 10, chương trình chuẩn  Nếu là hướng dẫn viên du lịch, anh (chị) sẽ giới thiệu như thế nào về   đất nước Việt Nam? 3. Về việc làm đáp án             Ra đề mở đã khó, làm đáp án cho đề mở càng khó hơn bởi nhiều khi  học sinh có những ý tưởng, suy nghĩ, quan niệm và cảm nhận  riêng, có khi trái  ngược với người ra đề. Do đó, việc làm đáp án cho đề mở cần chú ý:             ­ Coi trọng việc xây dựng đáp án, biểu điểm của đề  theo tinh thần   thoáng, mở, khái quát; tránh sa vào những chi tiết cụ thể, tỉ mỉ để tạo khoảng  trống, độ thoáng cho người chấm đánh giá sự sáng tạo của học sinh.  ­ Đề mở chấp nhận nhiều cách trả lời, thậm chí có những cách trả lời  đối ngược nhau, miễn là học sinh bộc lộ được nhận thức và lập luận lo­gic,   thuyết phục. Vì vậy, khi làm đáp án cần định hướng cách giải quyết vấn đề,  dự đoán hướng mở về nội dung và hình thức bài làm của học sinh có thể gặp.  Đáp án không áp đặt nội dung trả lời mà nên nêu được các phương án mà học  sinh có thể trình bày, phân tích được sự hợp lí của các phương án đó. Ngoài ra   còn phải chấp nhận những phương án ngoài dự kiến; miễn là có sự kiến giải   hợp lí.    ­ Đồng thời đáp án cần nêu được những yêu cầu về  kĩ năng làm bài  của học sinh, khuyến khích học sinh sử  dụng nhiều kĩ năng, thao tác khác   nhau trong giải quyết vấn đề; khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ,  quan điểm riêng của mình, chấp nhận nhiều cách hiểu và giải quyết vấn đề  khác nhau miễn là quan điểm của người viết không trái với các giá trị  nhân  văn, chuẩn mực đạo đức và pháp luật mà xã hội đã thừa nhận; khuyến khích  học sinh vận dụng được những điều đã học vào giải quyết những vấn đề mà   thực tiễn đặt ra một cách có sức thuyết phục, hợp lí, tự  nhiên, phù hợp với  trình độ của các em. So sánh nội dung chủ yếu một đáp án “đề đóng” với một đáp án đề mở  để hình dung sự khác biệt trong cách làm: ĐÁP ÁN ĐỀ MỞ ĐÁP ÁN ĐỀ “ĐÓNG” Đề: Lời tỏ tình trong bài thơ “Đây   Đề: Hãy phân tích bức tranh thiên   thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử ) nhiên Vĩ Dạ trong khổ thơ đầu của   bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc   Tử) 12
  13.      Đây là bài nghị  luận văn học. Đề  Là   bài   nghị   luận   văn   học,   nội   dung  chỉ  nêu vấn đề  nghị  luận, người viết  nghị luận được xác định rõ: bức tranh  cần xác định nội dung nghị luận, thao   thiên nhiên trong khổ thơ đầu của bài  tác lập luận để làm sáng tỏ lời tỏ tình  “Đây thôn Vĩ Dạ”; học sinh không có  trong bài thơ  “Đây thôn Vĩ Dạ” của  sự  lựa chọn nào khác, ngoài việc chia  Hàn   Mặc   Tử.  Có   thể   xác   định   chủ  đoạn và phân tích. Đáp án của đề này  thể tỏ tình là Hàn Mặc Tử (Hàn Mặc  thường   được   xác   định   theo   ba   luận  Tử   đang   tỏ   tình   với   người   con   gái  điểm sau: thôn Vĩ, với Xứ Huế thơ mộng và với  ­   Giới   thiệu   vài   nét   về   tác   giả,   tác  cuộc   đời   bằng   một   bài   thơ   tài   hoa,  phẩm trong sáng). Sau đây là gợi ý nội dung  làm bài: ­  Phân  tích bức  tranh  thiên nhiên  Vĩ  Dạ trong khổ thơ đầu ­   Giới   thiệu   vài   nét   về   tác   giả,   tác  phẩm     + Câu 1: Lời trách móc, cũng là lời  mời gọi về  với thôn Vĩ, bộc lộ   ước  ­ Phân tích lời tỏ tình: mong   thầm   kín   của   Hàn   Mặc   Tử:  + Chủ thể tỏ tình được về lại với Huế, với cuộc đời. + Nội dung tỏ tình      + Câu 2 và 3: Cảnh thôn Vĩ trong  + Nghệ thuật tỏ tình  trẻo, thanh khiết, đầy sức sống trong  ánh bình minh. ­ Ý nghĩa của lời tỏ tình?     + Câu 4: Con người và thiên nhiên  ­ Cảm nghĩ của người viết về  lời tỏ  hài   hòa,   làm   tăng   thêm   vẻ   đẹp   của  tình khu vườn và con người Vĩ Dạ. * Lưu ý: HS có thể hiểu theo 1  ­ Đánh giá chung về nội dung và nghệ  trong   3   cách   trên,   hoặc   cả   3   cách  thuật: hiểu. Miễn phải xuất phát từ  chính  văn bản, lập luận chặt chẽ, thuyết      + Về nội dung phục thì vẫn cho điểm tối đa. Nếu     + Về nghệ thuật học sinh xác định chủ  thể  tỏ  tình là  người con gái thôn Vĩ và bài thơ  là  sự bày tỏ tình cảm đối với Hàn Mặc  Tử   ­  khách   đường   xa  và   lập   luận  chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục từ  chính   văn   bản   thì   vẫn   được   chấp  nhận. 4. Về việc chấm bài            “Ra đề mở, hướng dẫn chấm cũng phải mở”. Đây là quan điểm được  đồng tình tại các buổi hội thảo về đổi mới kiểm tra ­ đánh giá môn Ngữ  văn   THPT. Vì vậy, khi chấm  đề  mở, chúng ta không nên phụ  thuộc vào đáp án  13
  14. một cách máy móc. Trong hội thảo, PGS Nguyễn Trí cho rằng: “Đối với đề  thi mở  thì người ra đề  cần viết cả  hướng dẫn chấm mở  và viết hướng dẫn   chấm đóng. Hướng dẫn chấm đóng là một kênh tham khảo, khẳng định đấy là   suy luận chủ  quan của người viết hướng dẫn. Người chấm cần chấp nhận   tất cả  các phương án khác nhau của học sinh trước đề  bài của mình chứ   không chỉ dựa vào dàn bài rồi đếm ý cho điểm”               (Nguồn:http://vnexpress.net/tin­tuc/giao­duc/de­van­khong­the­mo­mot­ cach­phieu­luu­2976149.html).            Để làm được điều đó, chúng ta phải có tư duy thoáng mở, không ngừng   tự  bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn để  đủ  sự  sắc sảo, nhạy bén   thẩm định những ý kiến, đề xuất táo bạo, mới lạ của học sinh trước các vấn  đề văn học và đời sống.  Bên cạnh đó, khi chấm bài Làm văn từ  đề  mở, chúng ta cần đánh giá  cao năng lực vận dụng kiến thức, khả năng diễn đạt, trình bày của học sinh;  cần trân trọng vốn hiểu biết, tri thức của học sinh được thể  hiện trong bài  làm; cần biết lắng nghe, thấu hiểu, trân trọng cảm thụ riêng của người học.   PGS Nguyễn Trí cũng khẳng định: khi đề  thi mở, tấm lòng và thái độ  người   thầy trước một bài văn rất quan trọng. Dẫn câu chuyện bài văn điểm 0 của  nhà văn Nguyễn Quang Sáng kể về một học sinh đã nộp giấy trắng khi cô ra  đề "Tả ba em đọc báo". Thầy Trí cho biết: nếu giáo viên đừng cho 0 điểm vội   mà để  lại bài văn và trò chuyện với học sinh, sẽ  biết được câu chuyện học  sinh ấy không có ba, và thông cảm với em. "Người thầy khi chấm bài văn mở   không cần kỹ  thuật mà cần tấm lòng, thái độ. Đối với bài làm khác với suy   nghĩ của mình thì cần tìm cách giải thích cho đúng", PGS Trí nói.            Cùng với những việc trên, chúng ta cần chấn chỉnh những quan niệm   sai trái, lệch lạc của học sinh. Cần định hướng học sinh theo các chuẩn mực   đạo đức, hướng học sinh đến các giá trị  chân – thiện ­ mĩ để  rèn luyện nhân  cách. Bởi  “Văn học là nhân học” ( M. Gorki), học văn là học cách làm một   con người chân chính! 5. Thực hành ra đề mở             Thời gian qua, nhiều bài viết của học sinh được ca ngợi trên báo chí và   các phương tiện thông tin đại chúng đều là những bài viết của những đề mở  như: đề: Bản chất của thành công, đề: Bệnh vô cảm… Điều đó cho thấy đề  mở gây nhiều hứng thú, kích thích sự sáng tạo trong học sinh.   Để  phục vụ  cho việc học tập và rèn luyện kĩ năng viết văn với yêu   cầu sáng tạo, chống lại bệnh rập khuôn, ghi nhớ  máy móc, học thuộc lòng,  chép văn mẫu… tôi mạnh dạn đề  xuất những  đề mở trong kiểm tra 1­2 tiết,  kiểm tra cuối học kì ở ba khối lớp 10, 11, 12 và một số  đề mở trong kiểm tra/  thi chọn học sinh giỏi. 5.1. Những đề mở ở khối lớp 10 14
  15.             Ở lớp 10, học sinh chủ yếu rèn luyện và thực hành các kiểu bài làm   văn như: văn biểu cảm, văn tự  sự, văn thuyết minh, văn nghị  luận. Từ  năm   2020 đã giảm tải, cả năm học còn 2 bài kiểm tra giữa kì, 2 bài kiểm tra học kì  theo sự  thống nhất của Tổ  chuyên môn, khối lớp 10 có 4 bài viết, các nội  dung cụ  thể   ở  lớp 10 như  sau: Văn tự  sự, văn nghị  luận xã hội, văn thuyết  minh, nghị laaunj văn học.   Vì vậy, việc ra đề mở, bên cạnh việc phù hợp với đối tượng học sinh   còn cần phù hợp với từng kiểu bài Làm văn trong chương trình, với mức độ  mở và khó tăng dần từ bài viết số 1 đến bài viết số 4. Nếu như ở bài viết số  1, đề mở quá khó thì học sinh sẽ không xác định được nội dung đề và kiểu bài   để  triển khai bài làm dẫn đến nguy cơ  các em “dị   ứng” với  đề  mở và sẽ  có  định kiến là đề  mở luôn luôn khó. Học sinh cần có thời gian để  làm quen và  thích nghi dần với kiểu đề mở.  5.1.1. Đề mở của kiểu bài văn tự sự             * Đề: Trong giấc mơ, tôi đã gặp Mị Châu (Truyền thuyết An Dương   Vương và Mị Châu – Trọng Thủy)            * Gợi ý làm bài:            Để  làm kiểu bài này, học sinh cần nắm vững được phương pháp làm   văn tự  sự  để  kể  lại một câu chuyện tưởng tượng về  một nhân vật đã học  trong truyền thuyết.  Để  câu chuyện kể  có sức hấp dẫn, cần vận dụng kết  hợp phương thức biểu đạt miêu tả  và biểu cảm. Bài viết cần có cốt truyện  chặt chẽ, lo­gic. Có thể tham khảo đáp án sau: ­ Học sinh phải đặt nhan đề phù hợp và có ý nghĩa ­ Chọn ngôi kể phù hợp: Ngôi thứ nhất, học sinh xưng “tôi” để kể ­ Đây là câu chuyện hư  cấu: kể  lại giấc mơ  gặp Mị  Châu ­ nhân vật quan   trọng trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị  Châu – Trọng Thủy , nhân  vật đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khen ­ chê, lên án ­ bênh vực,…Học sinh   khi kể lại câu chuyện này sẽ có dịp bộc lộ quan điểm đánh giá, tình cảm của   mình đối với nhân vật. ­ Tùy theo khả năng tưởng tượng, học sinh sẽ có những câu chuyện khác nhau   kể  lại giấc mơ  gặp Mị  Châu, miễn có cốt truyện hợp lí theo mô hình: mở  đầu, phát triển và kết thúc.            * Lưu ý: Đây là dạng đề mở, học sinh tự do bộc lộ quan điểm, tình  cảm của mình, nhưng chúng ta cần đứng trên quan điểm của nhân dân khi   đánh giá Mị Châu để đánh giá những bài làm có suy nghĩ, tình cảm không đúng  đắn hoặc lệch lạc, không lành mạnh.            * Một số đề tham khảo: 15
  16.  Đề  1: Mùa đông năm  ấy đến muộn. Đã bước sang tháng 10 mà nắng   vẫn chói chang, lá bàng vẫn xanh ngăn ngắt. Vẫn như  mọi khi, chúng tôi tụ   tập đá bóng đến tối mịt mới về. Hôm  ấy, trên đường về, tôi và Nam đang   tranh luận rôm rả về bàn thắng lúc chiều thì bỗng…  Hãy tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện trên.  Đề 2: Cho các dữ liệu sau: Một xóm nghèo, một người đàn bà góa, 2   đứa bé 10 tuổi và 15 tuổi, một con chó.  Hãy tưởng tượng và kể một câu chuyện có 4 dữ kiện trên.  Đề 3: Một bài học nhớ đời.  Đề 4: Giả sử khi Trọng Thủy (An Dương Vương và Mị Châu – Trọng   Thủy) đang đánh tráo lẫy nỏ thì bị Cao Lỗ phát hiện.             Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện. Đề 5: Điều làm tôi buồn, điều khiến tôi vui. 5.1.2. Đề mở của kiểu bài nghị luận xã hội             * Đề: Suy nghĩ của anh (chị) về lời dạy của đức Phật: “Sự phá   sản lớn nhất của đời người là lòng ghen tị”            * Gợi ý làm bài:       Học sinh cần nắm vững được phương pháp làm văn nghị luận. Bài làm  phải có hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết   phục.        Có thể tham khảo đáp án sau: ­ Giải thích về lời dạy của đức Phật ­ Biểu hiện của lòng ghen tị? ­ Tác hại của lòng ghen tị? ­ Nguyên nhân của lòng ghen tị? ­ Giải pháp để hạn chế tính ghen tị trong cộng đồng. ­ Bài học nhận thức, hành động”:    + Hiểu rõ hậu quả của lòng ghen tị    + Phải đấu tranh với chính bản thân mình để  loại bỏ  lòng ghen tị, biết hài   lòng với những gì mình có và biết vươn đến một cuộc sống tốt đẹp bằng   chính năng lực và sự cố gắng của bản thân.            * Một số đề tham khảo:  Đề 1: Hãy viết một bài văn nghị luận với chủ đề: “ Hãy ước mơ” 16
  17.  Đề  2: Hãy viết một bài văn nghị  luận về: một sự  lựa chọn khó khăn   trong đời.  Đề 3: Hãy viết một bài văn nghị luận về một chủ đề tự chọn.  Đề 4: Bạn xấu, có nên chơi không?  Đề 5: Đức tính quan trọng nhất của một con người? 5.1.3. Đề mở của kiểu bài văn thuyết minh             * Đề: Một nét đẹp văn hóa ngày Tết ở quê hương tôi.     * Gợi ý làm bài Để làm kiểu bài này, học sinh cần nắm vững kiểu bài văn thuyết minh để  giới thiệu một nét đẹp văn hóa của ngày Tết ở quê hương mình. Nét đẹp văn  hóa đó có thể là:   ­ Việc bày biện mâm ngũ quả để dâng cúng ông bà tổ tiên. ­ Việc trang trí nhà cửa khi Tết đến xuân về.  ­ Việc nấu bánh chưng, bánh tét, các loại bánh mứt. ­ Việc cả nhà quây quần đón giao thừa. ­ Việc thăm viếng, chúc tết ông bà, thầy cô, bạn bè trong ngày xuân. ­ Việc tảo mộ trong ngày đầu năm. ­ Việc tổ  chức các lễ  hội, các trò chơi trong ngày Tết như  hát bài chòi, thả  thơ,…            Có thể tham khảo đáp án sau: ­ Học sinh phải đặt nhan đề phù hợp và có ý nghĩa. ­ Giới thiệu nét đẹp văn hóa ngày Tết được thuyết minh. ­ Cung cấp tri thức về nét đẹp văn hóa đó    + Lịch sử của nét đẹp văn hóa.    + Sự thể hiện của nét đẹp văn hóa đó trong ngày Tết. ­ Ý nghĩa của nét đẹp văn hóa đó trong ngày Tết, trong đời sống và đối với  bản thân.  ­ Suy nghĩ của bản thân về nét đẹp văn hóa đó.            * Lưu ý: Tùy theo mỗi vùng miền và tùy theo hiểu biết, học sinh có  thể chọn lựa và trình bày một nét đẹp của văn hóa ngày Tết mà mình tâm đắc  để giới thiệu.      * Một số đề tham khảo:      Đề 1: Hãy giới thiệu về bản thân mình. 17
  18.     Đề 2: Hãy giới thiệu một nhân vật mà anh (chị) yêu thích.     Đề 3: Nếu là hướng dẫn viên du lịch, anh (chị) sẽ giới thiệu như thế   nào về quê hương Quảng Nam?     Đề 4: Hãy giới thiệu một món ăn đặc sản của quê hương.     Đề 5: Giới thiệu một cuốn sách đã đọc. 5.1.4. Đề mở của kiểu bài văn nghị luận văn học * Đề:  Giấc mơ  công lí trong “Chuyện chức phán sự  đền Tản Viên”   (Nguyễn Dữ) * Gợi ý làm bài: Để làm kiểu bài này, học sinh cần nắm vững kĩ năng làm văn nghị luận  văn học để làm sáng tỏ  giấc mơ công lí của nhân dân mà Nguyễn Dữ  đã gửi   gắm qua hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn và cốt truyện giàu kịch tính, kì ảo.             Có thể tham khảo đáp án sau: ­ Giới thiệu vài nét về  tác giả  Nguyễn Dữ  và tác phẩm “Chuyện chức phán  sự đền Tản Viên” ­ Giải thích: “giấc mơ công lí”: ước mơ về một thế giới công bằng, nơi công   lí được thực thi, nơi cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác, chính nghĩa thắng  gian tà. ­ Giấc mơ  công lí được thể  hiện qua việc Ngô Tử  văn đấu tranh và chiến  thắng hồn ma tên tướng giặc hung ác, tham lam, xảo quyệt để bảo vệ công lí;  qua việc Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự. ­ Giấc mơ  công lí được thể  hiện qua cốt truyện giàu kịch tính, cách dẫn  truyện khéo léo, lối kể hấp dẫn với nhiều tình tiết hoang đường, kì ảo. ­ Qua kết thúc có hậu của chuyện, tác phẩm đề  cao nhân tài, văn hóa nước  Việt, thể  hiện  ước mơ, niềm tin công lí của nhân dân và của Nguyễn Dữ  trong xã hội bất công đương thời. ­ Cảm nghĩ của người viết về giấc mơ công lí đó            * Một số đề tham khảo:  Đề 1: Bản cáo trạng tội ác của giặc Minh trong “Đại cáo bình Ngô”   (Nguyễn Trãi) Đề  2:  Vẻ  đẹp của hình tượng nhân vật Ngô Tử  Văn trong “Chuyện   chức phán  sự đền Tản Viên” (Nguyễn Dữ)            Đề  3: Vẻ  đẹp của nhân vật Từ  Hải trong“Chí khí anh hùng” (Trích   “Truyện Kiều” của Nguyễn Du)            Đề 4:  Nhân vật Thúy Kiều trong tôi. 18
  19. Đề 5: Bức tranh ngày hè trong “ Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi 5.2. Những đề mở ở khối lớp 11. Ở lớp 11, học sinh có 4 bài viết, đều là văn nghị luận. Trong đó, cụ thể  như sau: nghị luận xã hội và nghị luận văn học. 5.2.1. Đề mở của kiểu bài văn nghị luận xã hội * Đề : Người thầy ngày nay * Gợi ý làm bài: Đây là kiểu bài văn nghị luận xã hội, yêu cầu người viết bộc lộ những   suy nghĩ chân thực về người thầy trong xã hội hiện nay. Do đó, học sinh cần   nắm vững kĩ năng làm văn nghị luận xã hội, có kết hợp với kĩ năng làm văn tự  sự và phát biểu cảm nghĩ ở một mức độ thích hợp. Có thể tham khảo đáp án sau: ­ Giới thiệu chung về người thầy trong xã hội hiện nay. ­ Vai trò, vị trí của người thầy giáo trong xã hội xưa và nay ­ Thái độ  của học sinh, phụ  huynh và xã hội đối với người thầy ngày nay:  đánh giá cao, kính trọng, biết ơn (cả thái độ thiếu tôn trọng nghề dạy học và  người thầy giáo) ­ Nguyên nhân sự kính trọng và không tôn trọng nêu trên.  ­ Nêu các giải pháp để  nâng cao vai trò, vị  trí của người thầy trong xã hội  ngày nay ­ Khẳng định vai trò của người thầy ngày nay và bày tỏ thái độ, tình cảm của  người viết đối với người thầy giáo * Lưu ý: Đối với vấn đề người thầy trong xã hội ngày nay, học sinh có   thể  có những ý kiến đánh giá rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Khi   chấm bài, chúng ta nên tôn trọng những suy nghĩ chân thật của học sinh về  người thầy nhưng cũng cần chỉ  ra những ý kiến đánh giá chủ  quan, phiến   diện, vơ đũa cả nắm,… để uốn nắn, làm sáng tỏ vấn đề.        * Một số đề tham khảo:            Đề 1: Hãy viết một bài văn nghị luận về chủ đề: Lỗi lầm.            Đề 2: Suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm sống trong 2 câu thơ sau: Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm (Giục giã ­ Xuân Diệu)            Đề 3: Bạn dựa vào điều gì khi chọn nghề nghiệp trong tương lai? Hãy viết bài văn nghị luận để trả lời cho câu hỏi trên. 19
  20.            Đề 4: Có hay không căn bệnh vô cảm trong trường học?            Đề 5: Suy nghĩ của anh (chị) về đạo đức của người học sinh hiện nay. 5.2.2. Đề mở của kiểu bài văn nghị luận văn học * Đề  1:  Cảm nhận về  bức chân dung bà Tú qua bài thơ  Thương vợ  của Trần Tế Xương. Liên hệ với vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong   một tác phẩm khác mà em đã được học. *  Gợi ý làm bài:            Đây là kiểu bài nghị luận văn học. Bài viết cần có hệ thống luận điểm   rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, diễn đạt lưu loát; lời văn   trong sáng, không mắc lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.            Có thể tham khảo đáp án sau:  ­ Bà Tú là một phụ nữ đảm đang: một mình tảo tần buôn bán, nuôi bảy  miệng ăn trong gia đình.  ­ Mặc dù ý thức được việc mình làm là vất vả, là   gian khổ: buôn bán ở những nơi nguy hiểm bấp bênh khi quảng vắng, buổi đò   đông, vất vả nuôi chồng, con mà nuôi năm con có lẽ không vất vả bằng nuôi  một chồng vì nhu cầu của ông Tú chắc chắn nhiều hơn so với 5 đứa trẻ  (chính ông Tú đã nhiều lần tự bạch trong thơ về nhu cầu của mình), nhưng bà  Tú vẫn nhẫn nại, cam chịu không hề kêu ca.   ­ Nhẫn nại, chịu thương chịu khó, hi sinh vì chồng, vì con như  thế chỉ  lí giải được bằng một lí do duy nhất là đức hi sinh, là tình yêu thương chân   thành mà bà Tú dành cho chồng và con.   ­ Có thể  nói,  ở  bà Tú đã hội tụ  đầy đủ  những đức tính quý báu nhất   của người phụ nữ Việt Nam.  ­ Bài thơ  thể  hiện nhân cách Tú Xương: Ông không dựa vào duyên số  để  trút bỏ  trách nhiệm của mình, cũng không lấy cái quyền hành của người  chồng trong xã hội phong kiến mà phủ nhận công lao của vợ. Ngược lại ông  đã dũng cảm nói lên sự thật: thói đời bạc bẽo với người phụ nữ và bản thân  ông là người chồng vô tích sự  cho nên, bà Tú có chồng hờ  hững cũng như  không. Tú Xương chửi “cha mẹ” thói đời bạc bẽo, tự trách, tự lên án bản thân   mình đã làm cho gánh nặng trên đôi vai tần tảo của người vợ nặng thêm.             * Lưu ý: Đối với nhân vật ông Tú, học sinh có thể có cách nhìn nhận,  đánh giá khác. Có thể  có học sinh đứng về  phía bà Tú, do thương bà Tú mà  phê phán ông Tú vô tâm, hờ hững, ăn bám, là kẻ bất tài, không đáng mặt đàn   ông,…Chúng ta cần tôn trọng ý kiến, cảm nhận của học sinh song cần chỉ ra   những nguyên nhân nào khiến ông Tú phải ăn bám vợ, phải tỏ ra hờ hững với   vợ,… để  học sinh hiểu được vẻ  đẹp tâm hồn, nhân cách của Tú Xương,   không nên áp đặt suy nghĩ cho học trò. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2