intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Áp dụng mô hình VNEN vào dạy phân môn tập làm văn kiểu bài: Lập dàn ý - làm miệng bài văn tả cảnh lớp 5

Chia sẻ: Tabicani09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

43
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đổi mới phương pháp dạy học chuyển từ phương pháp truyền thụ kiến thức sang phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh. Trong tiết học học sinh tự quan sát, suy nghĩ, trao đổi, cùng bạn rồi rút ra kiến thức mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Áp dụng mô hình VNEN vào dạy phân môn tập làm văn kiểu bài: Lập dàn ý - làm miệng bài văn tả cảnh lớp 5

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM HUYỆN NAM TRỰC Trường Tiểu học Nam Mỹ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DỰ THI CẤP TỈNH ÁP DỤNG MÔ HÌNH VNEN VÀO DẠY TẬP LÀM VĂN LẬP DÀN Ý- LÀM MIÊNG BÀI VĂN MIÊU TẢ CẢNH LỚP 5 Người viết : Trần Thị Gấm Chức vụ : Tổ trưởng tổ 4 + 5 Đơn Vị : Trường tiểu học Nam Mỹ Nam Mỹ, tháng 5 năm 2015 0
  2. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến : Áp dụng mô hình VNEN vào dạy tập làm văn Lập dàn ý - làm miệng bài văn tả cảnh lớp 5. 2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Môn tập làm văn lớp 5 3.Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 10 tháng 9 năm 2014 đến ngày 25 tháng 4 năm 2015 1. Tác giả: Họ và tên: Trần Thị Gấm Năm sinh: 1975 Nơi thường trú: 351 Đặng Xuân Bảng, thành phố Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học Chức vụ công tác: Tổ trưởng chuyên môn tổ 4+5 Nơi làm việc: Trường tiểu học Nam Mỹ Địa chỉ liên hệ: Trường tiểu học Nam Mỹ Số điện thoại: 094 700 8554 2. Đồng tác giả: Không 3. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Tiểu học Nam Mỹ Địa chỉ liên hệ: Trường Tiểu học Nam Mỹ Số điện thoại: 03503. 829 924 1
  3. MỤC LỤC A/ ĐẶT VẤN ĐỀ 3 B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 1. Thực trạng dạy phân môn tập làm văn ở tiểu học 4 2. Biện pháp nhắm nâng cao chất lượng giờ dạy : Lập dàn ý - làm miệng bài văn tả cảnh lớp 5 5 3. Ví dụ minh họa 7 4. Kết quả đạt được 14 C/ KẾT LUẬN 15 2
  4. A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: Tiếng việt là môn học có vị trí quan trọng trong chương trình tiểu học. Đây là môn học vừa có vai trò trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học về Tiếng Việt, những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học sinh tự hoàn thiện nhân cách của mình ở phương diện ngôn ngữ văn hóa. Học sinh học tốt môn này mới có cơ sở học tốt các môn khác. Trong phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn là phân môn nhỏ của bậc tiểu học. Đây là phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp. Việc dạy tập làm văn có vị trí quân nó góp phần rèn học sinh sử dụng tiếng mẹ đẻ tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.Làm văn là nơi thử thách học sinh các kĩ năng Tiếng Việt vốn sống, vốn văn học, năng lực cảm thụ văn học một cách tổng hợp. Vì vậy nó có vai trò đặc biệt quan trọng ở đây học sinh phải tỏ ra có khả năng thể hiện suy nghĩ cảm xúc, tình cảm của mình bằng ngôn ngữ nói và viết Tập làm văn còn trau đồi vốn sống và văn chương của học sinh để nâng cao năng lực cảm nhận và diễn tả của học sinh. Học sinh luyện viết theo các thể loại , kiểu bài đã học, rèn cách nghĩ, cách cảm chân thật,sáng tạo luyện cách diễn tả chính xác, sinh động hồn nhiên tiến tới có nét riêng độc đáo. Ở tiểu học, phân môn tập làm văn sẽ thử thách học sinh các kiến thức, kĩ năng viết đoạn văn, bài văn , biết nhận dạng các kiểu bài. Kiểu bài văn miêu tả học sinh được học rất nhiều nó giúp học sinh tái hiện lên như một bức tranh nhiều màu sắc. Nó giúp các em có tâm hồn văn học và có tình yêu quê hương đất nước và cuộc sống con người . Năm học 2014-2015 trường tôi triển khai mô hình VNEN trong giảng dạy. Lúc đầu tiếp cận mô hình này giáo viên chúng tôi gặp không ít khó khăn trong giảng dạy. Qua một năm dạy chúng tôi càng thấy sự ưu việt của mô hình VNEN này. Học sinh dường như các em mạnh dạn , tự tin hơn khi trao đổi với bạn và cô. Sự phối kết hợp các em trong nhóm diễn ra nhịp nhàng, hiệu quả. Các em tự làm chủ mình để tự khám phá kiến thức bài học. Giáo viên chỉ là người kiểm tra, đánh giá thông qua các hoạt động của học sinh .Thấy được sự ưu 3
  5. việt đó tôi mạnh dạn đưa mô hình VNEN vào các tiết dạy tập làm văn bước đầu đã có kết quả đáng khích lệ. Đó cũng chính là lí do tôi viết sáng kiến kinh nghiệm “ Áp dụng mô hình VNEN vào dạy phân môn tập làm văn kiểu bài: Lập dàn ý – làm miệng bài văn tả cảnh lớp 5” để chia sẻ bạn bè đồng nghiệp. 2. Mục đích: Sách Tiếng Việt lớp 5 ưu điểm được biên soạn theo các quan điểm dạy giao tiếp , quan điểm tích cực hóa hoạt động của học sinh .Chính vì vậy kĩ năng ngôn ngữ nói và viết có phần tích cực hơn. Một trong những trọng tâm của chương trình là đổi mới phương pháp dạy học chuyển từ phương pháp truyền thụ kiến thức sang phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh. Trong tiết học học sinh tự quan sát, suy nghĩ, trao đổi, cùng bạn rồi rút ra kiến thức mới. Trong chương trình Tiếng Việt 5 các bài tập làm văn gắn với chủ điểm đã học vì vậy thực hiện kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, lập dàn ý, viết đoạn là những cơ hội giúp học sinh mở rộng vốn từ , kiến thức về cuộc sống. Việc phân tích đề bài lập dàn ý, làm bài miệng góp phần phát triển khả năng phân tích, phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng của học sinh được rèn luyện nhờ vận dụng biện pháp so sánh, nhân hóa khi miêu tả. Kiểu bài văn miêu tả cảnh các em đã được làm quen ở lớp 2,3,4. Lên lớp 5 các em tiếp tục rèn kĩ năng làm văn từ dễ đến khó . Đặc điểm trình tự miêu tả cũng như ở lớp 4. Đối tượng miêu tả thường là những cảnh vật gần gũi , quen thuộc với các em như tả dòng sông,con đường , ngôi nhà, ngôi trường…Vì vậy các em rất dễ quan sát và lập dàn ý hơn. B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng dạy phân môn tập làm văn ở tiểu học: Trong thực tế việc giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung hay phân môn tập làm văn nói riêng còn hạn chế và chưa đạt được kết quả cao như mong muốn . Do nhiều nguyên nhân trong đó đa số giáo viên chưa định hình được phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với nội dung của bài học. Khi dạy giáo viên giảng giải, hỏi – đáp. Học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, vốn từ học sinh 4
  6. còn hạn chế , tư duy chưa có sáng tạo Học sinh còn lệ thuộc vào cô giáo,học sinh thường ỷ lại dẫn đến kết quả học tập làm văn chưa cao. Trong thực tế giảng dạy học sinh trong lớp trình độ các em còn hạn chế. Học sinh tiếp thu kiến thức không đồng điều. Nhiều em còn lười suy nghĩ, chép văn mẫu, vay mượn ý văn của người khác thường là của những bài văn mẫu để chép. Học sinh thường xuyên miêu tả sơ sài, hời hợt, chung chung , thiếu cảm xúc, khi viết. Vì vậy bài văn của các em thường là kể lể, câu văn, rờm rà,từ dùng tối nghĩa , chưa sắp xếp , ý chưa phù hợp. Nguyên nhân chủ yếu do các em, thiếu vốn từ, không biết cách quan sát, chưa biết cách lập dàn ý, sắp xếp ý khi miêu tả. 2. Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy: Lập dàn ý – làm miệng bài văn tả cảnh lớp 5: Để dạy học sinh lập dàn ý bài và làm miệng tốt. Ở lớp tôi vận dụng dạy học nhóm theo mô hình VNEN vào giảng dạy. Để tổ chức dạy học theo nhóm có hiệu quả tôi đã làm như sau: - Tập huấn cách điều hành của nhóm trưởng. - Nghiên cứu và phân loại các dạng bài cho phù hợp. - Tổ chức tốt việc học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. - Phối kết hợp tốt với phụ huynh qua hoạt động ứng dụng. - Trước khi vào tiết dạy tôi hội ý nhóm trưởng giao nhiệm vụ cụ thể cho nhóm trưởng. Trước khi lập dàn bài cho một bài văn tả cảnh tôi cho học sinh quan sát cảnh định tả rồi ghi kết quan sát vào phiếu. Hoặc các em có thể chia sẻ cùng bố mẹ. Học sinh có thể trả lời những câu ngắn gọn sau vào phiếu. Phiếu ghi những câu hỏi sau: 1) Cảnh em định tả là cảnh gì ? 2) Em quan sát cảnh đó vào thời gian nào? 3) Em đã quan sát được những gì?Đ - Học sinh xác định yêu cầu đề bài. 5
  7. - Dựa vào kết quả quan sát lập dàn ý cho bài văn. - Nhóm trưởng điều hành nhóm hoạt động để trả lời một số câu hỏi gợi ý giúp học sinh lập dàn bài. 4. Mở bài: Tả cảnh gì? ở đâu? Vào thời gian nào? 5. Thân bài - Phần thân bài bạn tả những gì? - Bạn chọn cách tả theo trình tự nào? 6. Kết bài: - Bạn chọn kết bài mở rộng hay không mở rộng? - Kết bài bạn nêu những gì? - Sau khi học sinh lập dàn bài.Học sinh trình bày miệng dàn bài cho các bạn trong nhóm nghe và đóng góp ý kiến để dàn bài hoàn thiện hơn. - Nhóm trưởng gọi các bạn nhận xét theo các ý sau . + Bố cục bài văn + Lựa chọn sắp xếp các ý trong bài văn đã phù hợp chưa. + Mở bài đã giới thiệu được cảnh định tả chưa. + Kết bài bạn viết theo kiểu nào? Bạn nêu được những gì?. + Từ ngữ ngắn gọn , giàu hình ảnh chưa? - Với học sinh khá, giỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh bày tỏ cảm xúc của mình ở phần thân bài khi đó bài văn sẽ hay hơn. - Để làm được việc này giáo viên đến từng nhóm nghe các em trình bày và đặt câu hỏi. VD: Đứng trên cách đồng em cảm nhận được đều gì?hoặc Đi trên con đường vào buổi sáng em có tâm trang thế nào ? Lưu ý :Khi lựa chọn nhóm trưởng, giáo viên lựa chọn học sinh K,G và có năng khiếu môn Tiếng Việt. Ví dụ: Lập dàn ý bài văn tả cảnh buổi sáng ( hoặc buổi trưa, buổi chiều) trong vườn cây( công viên, trên đường phố, trên cánh đông, nương rẫy). 6
  8. Với đề bài này tôi chia lớp thành các nhóm có cùng đối tượng miêu tả. Các em chọn tả cánh đồng vào một nhóm, các em chọn tả con đường vào một nhóm…). Sau khi chia nhóm xong tôi nhóm trưởng cho nhóm mình thảo luận với các bước sau: -Cho các bạn trong nhóm đọc đề bài. - Nhóm trưởng hỏi: + Đề bài này thuộc thể loại văn gì ? ( thể loại văn tả cảnh). +Nội dung tả là gì ?( tả con đường hoặc tả cánh đồng, công viên) . +Phạm vi tả ? ( vào buổi trưa hoặc buổi chiều). + Bạn chọn cảnh gì để miêu tả ? + Bài bạn tả theo trình tự nào ? +Khi miêu tả cảnh cánh đồng( con đường, khu vườn) bạn cần miêu tả những gì? Sau khi phân tích đề học sinh dựa vào kết quả quan sát mà giáo viên đã giao cho học sinh ở hoạt động ứng dụng để lập dàn bài. - Học sinh trình bày dàn bài dưới sự điều hành của nhóm trưởng. - Từng học sinh nhận xét, góp ý để bài làm của bạn . ( với những gì các em chưa biết, chưa hiểu các em dơ thẻ để giào viên giúp đỡ). Sau đây là một số ví dụ bài làm của học sinh. 3. Ví dụ: Ví dụ 1: Lập dàn bài cho bài văn tả cánh đồng vào buổi chiều. 1.Mở bài: Giới thiệu cánh đồng vào buổi chiều Cánh đồng lúa quê em chạy từ cây đa đầu làng đến tít tận chân đê.Chao ôi cánh đồng lúa quê em vào buổi chiều mới đẹp làm sao? 2.Thân bài (Chọn trình tự tả không gian ) a.Tả bao quát: Biển chiều tiết trời như thế nào ?(Buổi chiều tiết trời mát mẻ) - Nhìn từ xa cánh đồng như thế nào? (Cánh đồng lúa đang thì con gái xanh rờn như tấm thảm nhung ) 7
  9. b.Tả chi tiết: Tả những sự vật nào? - Các thửa ruộng nối đuôi nhau chạy tít tắp đến tận chân đê. - Cây lúa mới hôm nào là là cây mạ non giờ đã đẻ ra nhiều nhánh mới xanh tốt ùm tùm che kín cả mặt ruộng. -Lá lúa ram ráp như thanh kiếm đâm lên. - Dọc cánh đồng con đường làng đổ bê tông: Hai bên đường trồng cây phi lao. - -Trên đường đường học sinh nói chuyện vui vẻ. - Con mương: bụng căng đầy nước. - Các bác nông dân đi thăm đồng. - Trên trời: + Đàn chim bay về tổ. + Diều như con thuyền lơ lửng giữa trời. + Nắng nhát đầu, những cậu bé ngồi trên lưng trâu đi về làng. + Mặt trời lặn,cánh đồng vắng vẻ, trời nhá nhem lối. 3.Kết luận: Nêu cảm nghĩ về em. Em yêu cánh đồng vì cánh đồng mang lại những mùa vàng bội thu, mang lại cho người dân quê em cuộc sống ấm no, hạnh phúc. * Một cách lựa chọn khác của học sinh. Đề bài: Tả cảnh đồng vào buổi sáng. 1.Mở bài: Cánh đồng nằm ở đâu?( Trước làng) vào thời gian nào( buổi sáng ). Thân bài : a.Tả bao quát: - Bầu trời cao, trong xanh. - Từ xa nhìn lại cánh đồng như thế như thế nào? - Từ xa nhìn lại cánh đồng như thế nào? (Cánh đồng như tấm lụa xanh được ai đó tung lên rồi hạ xuống). b.Tả chi tiết - Các thửa ruộng như ô bàn cờ , xanh tốt hứa hẹn vụ mùa bội thu. - Gió thổi sáng lúa nhấp nhô, từng đợt, từng đợt, nối đôi nhau ra xa mãi . 8
  10. - Cây lúa gồm nhiều nhánh che kín mặt rộng. - Sương đọng trên lá long lanh như muôn vàn viên ngọc bích. - Con mương như sỏi chỉ mền mại tô điểm cho tấm thảm màu xanh. - Vắt ngang qua cánh đồng là dòng sông quanh năm bồi đắp phù sa nuôi đời cây lúa tốt tươi. - Bao bọc cánh đồng là lũy tre xanh rì rào,trong gió. - Chú cò đi ăn đêm về dạng rộng đôi cánh bay lượn trên cánh đồng. - Ông mặt trời lên cao, nắng dải khắp muôn nơi - Đứng ngắm cánh đồng em cảm nhận được gì ? - (Bầu không khí mát rượu ,hương đồng hòa quyện cùng gió cảm giác thật thoải mãi, sảng khoái biết bao). - Trên các thửa ruộng nhấp nhô nón trắng của các bác nông dân đi làm cỏ lúa. - Tiếng nói cười trò chuyện vui vẻ. 3.Kết bài: Đứng ngắm cánh đồng em dào dạt bao cảm xúc. Cánh đồng mang lại vụ mùa bội thu nhà nhà đầy ắp tiếng cười, đầy sâu nắng vàng. Ví dụ 2: Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh sông nước. Học sinh làm như sau: -Nhóm trưởng cho các bạn đọc đề bài. -Nhóm trưởng hỏi: + Nêu yêu cầu của đề bài? +Bạn chọn cánh gì để tả?(tả cảnh biển hoặc tả dòng sông). +Bài văn của bạn tả theo trình tự nào? +Khi miêu tả biển ( dòng sông) bạn lựa chọn những chi tiết nào để tả? -Học sinh trình bày ý kiến của mình trước nhóm dưới sự diều hành của nhóm trưởng. Các bạn đòng góp ý kiến. cô giáo đến các nhóm kiểm tra, giúp đỡ các em. Sau đây là dàn bài cho bài văn tả cảnh con sông quê hương. 1.Mở bài :Mở bài gián tiếp. 9
  11. Quê hương tôi có rất nhiều cảnh đẹp . cánh đồng lúa nặng trĩu bông, con đường làng rợp bướm vàng bay. Những đẹp hơn cả là dòng sông quê. 2.Thân bài. a.Tả bao quát - Buổi sáng bình minh chan hòa khắp trên sông . - Từ xa nhìn lại dòng sông như một dải lụa đào uốn quanh làng. b. Tả chi tiết. + Mặt sông trong vắt như dòng sữa mẹ . + Sóng lăn tăn vỗ nhẹ vào đôi bờ. + Thuyền chài lanh canh đánh cá. + Bèo trôi bồng bềnh trên sông. + Đàn cá cờ, cá rô, tung tăng bơi lội thỉnh thoảng lại nhảy bên mặt nước như vẽ hoa vẽ lá trên sông . + Bên sông bè rau muống nở hoa tím ngắt. Những bông hoa đang rung rinh trong gió. -Hai bên đường. + Hàng tre nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông gió thổi lá tre rơi xuống mặt sông như chiếc thuyền. + Cỏ gà, cỏ mật dệt lên tấm thảm xanh non mỡ màng. + Sương đọng trên lá nắng chiếu vào long lanh như muôn vàn viên ngọc quí. Hoạt động con người: + Các bà, các mẹ ra bến sông giặt giũ quần áo. + Tiếng nói cười vui vẻ, vàng dội cả bên sông. + Những đứa bé theo mẹ ra sông té nước đùa nghịch . - Kỉ niệm với dòng sông: + Tắm sông cùng bạn. Sông dịu dàng như người mẹ đối với đàn con. 3.Kết bài: Em yêu con sông quê hương . Dòng sông đã gắn liền kỉ niệm tuổi thơ của em. * Một cách lựa chọn khác của học sinh. 10
  12. 1. Mở bài: Mở bài gián tiếp “ Quê hương tôi có con sông xanh biếc” Nước gương trong soi bóng những hàng tre”. Mỗi khi đọc câu thơ trên em lại nhớ về dòng sông quê hương với bao kỉ niệm đẹp. 2 .Thân bài: (Trình tự miêu tả không gian kết hợp với thời gian). Buổi sáng : + Sông phủ một màn sương mỏng ,im lìm trong giấc ngủ say(Sông quận tròn trong chiếc chăn mây ấm áp). + Ông mặt trời lên cao bình minh chan hòa trên sông. Con sông khoắc lên mình chiếc áo kim tuyến lấp lánh. - Trưa về sông khoác tấm áo màu xanh của da trời. - Hoàng hôn buông xuống dòng sông thay cho mình chiếc áo màu tím biếc. - Thích nhắc được đứng bên bờ sông gió thổi vào lồng lộng + Mùa hè gió mát như quạt. + Mùa đông gió mát như hơi thở của mẹ . - Nước sông quanh năm đầy ăm ắp tưới tắm cho đồng ruộng quê em. - Sóng vỗ nhẹ vào đôi bờ. - Dòng sông như tấm gương khổng lồ cho mây trời soi bóng. - Xa xa cây cầu như chiếc lược ngà khổng lồ cài vào mái tóc xanh của dòng sông - Rộn rã nhất là cái bến sông. Các bà các chị ra giặt giũ tiếng cười nói vui vẻ. - Bến sông nơi gột rửa mô hôi, những chiếc áo lấm lem bùn đất của con người đâu quê em. - Những buổi chiều hè tắm sông cùng các bạn. 3. Kết bài: Nhớ quê hương, em lại nhớ về dòng sông với bao kỉ niệm. Ví dụ 3: Đề bài : Lập dàn bài cho bài tả ngôi nhà. 11
  13. -Nhóm trưởng cho các bạn đọc đề bài. -Nêu yêu cầu đề bài ? -Khi tả ngôi nhà bạn tả theo trình tự nào? ( không gian từ ngoài vào trong). - Bạn tả những bộ phận nào của nhà? (cổng, sân, phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, vườn). - Học sinh lập dàn ý và trình bày trước nhóm. Các bạn trong nhóm nhận xét, góp ý. Giáo viên kiểm tra giúp đỡ các em. Sau đây là ví dụ bài làm của học sinh: 1.Mở bài: Ngôi nhà là tổ ấm thân thương của em. Ở đó em được sống trong tình yêu thương của ba và mẹ. 2.Thân bài: ( Tả theo trình tự không gian) a.Tả bao quát. Ngôi nhà em ở là ngôi nhà tầng nằm ngay đầu làng.Nó khoác trên mình tấm áo màu vàng. b.Tả chi tiết - Phòng khách + Đặt một chiếc kê làm bằng gỗ gụ được trăm khắc hoa văn thật đẹp. + Ở giữa là bộ bàn ghế được đánh véc li bóng loáng. + Trên bàn bị ấm chén trắng phau như đàn cò. + Trên kệ đặt một chiếc ti vi màn hình phẳng nhãn hiệu song. + Phòng khách là nơi sum họp gia đình sau mỗi ngày làm việc. -Phòng bếp: + Nơi mẹ hàng ngày nấu những bữa cảm lành, canh ngọt cho cả nhà. - Đồ đạc trong bếp được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. - Trên tầng hai phòng ngủ: Phòng bố mẹ, phòng hai chị em. + Phòng của em được sơn màu hồng nơi chúng em học bài và nghỉ ngơi. -Trước nhà sân nhỏ được đặt những chậu cảnh xanh tốt được ông em tỉa thật đẹp mắt. - Giàn hoa giấy nở hoa tưng bừng tô điểm cho ngôi nhà thêm đẹp. 3. Kết bài: 12
  14. Em yêu ngôi nhà.Nơi đây em được sống trong vòng tay âu yếm của bố, mẹ. Đó cũng chính tổ ấm hạnh phúc của gia đình em. Học sinh khác làm như sau: 1.Mở bài: Nơi mà em bi bô nói tiếng đầu tiên chính là ngôi nhà thân yêu 2.Thân bài:( Trình tự miêu tả không gian) - Nhà em là ngôi nhà mái ngói đỏ trời. Bốn phía được bao bọc bởi hàng râm bụt quanh năm xanh tốt. - Ngôi nhà được quét sơn màu xanh nằm trong con ngõ nhỏ. a. Tả chi tiết - Ngôi nhà em ở có 5 gian. - Gian giữ nhà em dành làm phòng khách. - Chính giữa được kê một bộ bàn ghế lim cổ do ông em để lại. - Một chiếc tủ chè gắn khảm trai thật đẹp. + Chiếc ti vi được đặt chính giữa phòng. + Trên tường bác đồng hồ cần mẫu làm việc - Hai bên được kê hai gường đóng bằng gỗ xoan đào chắc chắn. - Phòng ngủ: 2 phòng + Một phòng dành cho em và phòng dành cho bố mẹ + Phòng ngủ của em được xắp xếp gọn gàng có đủ đồ dùng gường tủ giá sách cho em học tập và nghỉ ngơi. - Đi hết hiện là phòng bếp. + Phòng bếp là nơi trổ tài nấu ăn của mẹ Phòng tuy nhỏ nhưng được mẹ sắp xếp gọn gàng. + Phòng bếp nơi cả gia đình em thường quây quần thưởng thức những món ăn do mẹ nấu. - Sân đổ xi măng: + Ngày mùa : phơi thóc rơm rạ. + Đêm sáng trăng : nô đùa vui vẻ trải chiếu nghe bà kể chuyện. - Vườn cây đủ các loài cây và hoa. 13
  15. + Mùa nào thức ấy vườn cây cho trái ngon quả ngọt. + Gió thổi mát rượi. + Chim chuyền cành hót líu lo. 3.Kết bài: Em yêu ngôi nhà nhỏ bé của em. Ngôi nhà là tổ ấm là nơi gia đình em đi về đi về sum họp sau một ngày làm việc vất vả. 4.Kết quả: Qua một năm giảng dạy theo mô hình mới tôi thấy học sinh tôi tiến bộ rất nhiều .Mỗi bài không những giúp học sinh mạnh dạn , tự tin mà các em còn bày tỏ suy nghĩ của mình trước bạn trong nhóm,mỗi học sinh đã biết tự xác định yêu cầu để bài và lập được dàn ý cho bài văn tả cảnh thành thạo .Mỗi bài văn các em làm đều có sự sáng tạo khác nhau không còn dập khuân lệ thuộc vào dàn ý mẫu của cô như trước. Vốn từ ngữ các em phần nào cũng phong phú hơn. Nhiều em viết được bài văn giàu hình ảnh cảm xúc. Các em biết đưa nghệ thuật vào trong miêu tả. Với học sinh trung bình yếu các em bước đầu đã lập dàn bài theo ý chính và biết cách lựa chọn sự vật miêu tả cho phù hợp. Tuy câu văn của các em chưa giàu hình ảnh những các em đã viết được bài văn hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng. Kết quả đạt được 100% học sinh biết tự lập dàn ý và viết được bài văn bố cục rõ ràng. C. Kết Luận: Do kết hợp hình mô hình VNEN vào dạy học tập làm văn học sinh phát huy được tính tích cực chủ động học tập, các em đều tham gia vào giờ học,chú ý lắng nghe bạn trình bày và sửa bài. Khi hoạt động nhóm kết hợp với hoạt động cá nhân tất cả học sinh đều phải làm việc, giáo viên có thể bao quát lớp, giúp đỡ các em khi các em gặp khó khăn giáo viên phải là người hoạt động, chia sẻ cùng các em trong mỗi tiết học. Giáo viên là người tạo cho lớp học sinh động tạo hứng thú trong học tập cho các em. Từ đó các em mới mạnh dạn bày tỏ ý kiến chia sẻ cùng cô giáo. 14
  16. Để dạy tiết tập làm văn có hiệu quả giáo viên biết kết hợp các hình thức, phương pháp dạy học sao cho phù hợp với mỗi tiết dạy giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm nho nhỏ của tôi kính mong đồng nghiệp đóng góp ý kiến . Những đề xuất. - Sĩ số lớp 25 học sinh để công tác giảng dạy theo mô hình VNEN mới đạt được kết quả cao. - Trang thiết bị, đồ dùng học tập phù hợp với mô hình mới VNEN. Nam Mỹ, Ngày 16 tháng 4 năm 2015 Trần Thị Gấm 15
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Phương Nga: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 2. Nguyễn Phương Nga: Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt 3. Các tập chí Giáo dục 4. Các tài liệu về phương pháp giảng dạy theo mô hình VNEN 5. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 nhà xuất bản Giáo dục 6. Sách giáo viên Tiếng Việt 5 nhà xuất bản Giáo dục 7. Sách Tiếng Việt theo mô hình VNEN 4 16
  18. C¬ quan ®¬n vÞ ¸p dông s¸ng kiÕn kinh nghiÖm (Xác nhận, đánh giá, xếp loại ) Phßng gi¸o giôc ®µo vµ ®µo t¹o (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0