intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 5 trong dạng toán tính diện tích

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

106
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biện pháp này giúp học sinh trải nghiệm, khám phá, biết tư duy, lập luận để nhận biết được vấn đề cần giải quyết và đưa ra các cách giải quyết phù hợp trong các bài toán về diện tích, từ đó phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh để vận dụng giải quyết các tình huống trong thực tiễn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 5 trong dạng toán tính diện tích

  1. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC  SINH LỚP 5 TRONG DẠNG TOÁN TÍNH DIỆN TÍCH I. NỘI DUNG CỦA BIỆN PHÁP 1. Lý do chọn biện pháp Giáo dục phổ  thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ  thực hiện   chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học   – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học  sinh làm được cái gì qua việc học. Để  thực hiện được điều đó, nhất định phải   thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ  một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình   thành năng lực và phẩm chất. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, môn Toán góp phần  giúp học sinh hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực chung và phát triển các  năng lực đặc thù cơ  bản của môn Toán: Năng lực tư  duy và lập luận toán học;   Năng lực mô hình hóa toán học; Năng lực giải quyết vấn đề toán học; Năng lực  giao tiếp toán học; Năng lực sử dụng công cụ toán học.  Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là cách thức tổ  chức quá trình dạy học thông qua một chuỗi các hoạt động trải nghiệm, từ  đó   giúp người học tự mình khám phá ra kiến thức.           Qua việc đi dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi   mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự  lực của học sinh ... chưa  nhiều. Cho nên một bộ  phận học sinh học thụ  động, thiếu sáng tạo, năng lực  giải quyết vấn đề trong học toán còn hạn chế. Nhằm nâng cao năng lực giải quyết vấn đề  hướng đến cải thiện chất  lượng dạy học Toán, tôi tập trung nghiên cứu và thực hiện   “Biện pháp phát  triển năng lực giải quyết vấn đề  cho học sinh lớp 5 trong dạng toán tính  diện tích”. 2. Mục đích của biện pháp Biện pháp này giúp học sinh trải nghiệm, khám phá, biết tư duy, lập luận  để nhận biết được vấn đề cần giải quyết và đưa ra các cách giải quyết phù hợp   trong các bài toán về diện tích, từ  đó phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho  học sinh để vận dụng giải quyết các tình huống trong thực tiễn.           3. Biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp   5 trong dạng Toán tính diện tích 3.1. Đặc điểm của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề ­ Học sinh được đặt vào tình huống có vấn đề, chứ không phải được thông báo  dưới dạng tri thức có sẵn. ­ Học sinh tích cực, chủ động, tự giác tham gia hoạt động học, tự mình tìm ra tri   thức cần học chứ không phải được thầy cô giảng một cách thụ  động, học sinh  là chủ thể sáng tạo ra hoạt động học.
  2. ­ Học sinh không những được học nội dung học tập mà còn được học con   đường và cách thức tiến hành dẫn đến kết quả đó. Học sinh được học cách phát  hiện và giải quyết vấn đề. 3.2. Quy trình dạy học Giải quyết vấn đề Dạy học giải quyết vấn đề được thực hiện qua 5 bước: ­ Bước 1: Tạo tình huống có vấn đề (nhận biết vấn đề). ­ Bước 2: Đưa ra các phương án giải quyết.  ­ Bước 3: Quyết định phương án giải quyết. ­ Bước 4: Thực hiện phương án (giải quyết vấn đề). ­ Bước 5: Phân tích, đánh giá kết quả. 3.3. Cách thiết kế  và tổ  chức dạy học Giải quyết vấn đề  trong bài  toán dạng tìm công thức tính diện tích của 1 số  hình học phẳng  ở  lớp 5  (hình tam giác, hình thang, ...)  *Mục đích: ­ Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của học sinh về  cách tính diện   tích các hình đã học để vận dụng tìm công thức tính diện tích của hình mới. ­ Học sinh trải qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng nội dung kiến  thức, những thao tác cắt, ghép hình để làm nảy sinh kiến thức mới. ­ Học sinh đưa ra được phương án để giải quyết vấn đề đặt ra. ­ Học sinh biết sử dụng các đồ dùng học tập, biết vận dụng kiến thức tính diện  tích các hình đã học vào trong tình huống mới để rút ra được công thức tính diện   tích của hình đang học. *Cách làm:  ­ Giáo viên đưa ra bài toán có vấn đề liên quan đến kiến thức tính diện tích các   hình đã học mà hướng giải quyết sẽ là: + Tìm công thức tính diện tích hình tam giác thông qua công thức tính diện tích  hình bình hành, hình chữ nhật. + Tìm công thức tính diện tích hình thang thông qua công thức tính diện tích hình  tam giác. ­ Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận cặp đôi, thảo luận theo nhóm, hoặc   các hình thức sáng tạo khác để đưa ra những phương án giải quyết vấn đề  phù  hợp (Vẽ hình, cắt, ghép thành các hình đã học). ­ Học sinh thực hành vẽ, cắt, ghép hình, phân tích, suy luận để  tìm được công  thức tính diện tích hình mới. *Một số lưu ý khi dạy học giải quyết vấn đề:  ­ Tình huống đưa ra cần gần gũi, phù hợp với năng lực học sinh và tạo hứng thú cho   học sinh. ­ Khi tìm trung điểm của các cạnh, phải tìm chính xác, tránh tìm sai vị  trí trung   điểm. ­ Các nhát cắt phải thẳng, không xiên xẹo. Khi ghép, phải ghép trùng khít, không  xô lệch thì mới tìm được chính xác diện tích hình ghép được.
  3. ­ Khuyến khích học sinh diễn đạt theo ngôn ngữ, cách hiểu của chính các em,  khuyến khích học sinh tập phát biểu, tập diễn đạt bước đầu có lí lẽ, có lập luận  khi trình bày kết quả của mình.  + Giáo viên chuẩn bị những câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích, đánh giá để giúp  học sinh thực hiện tiến trình phân tích và tìm ra được phương án giải quyết vấn  đề (nếu học sinh gặp khó khăn).  Ví dụ: Khi dạy bài Diện tích hình tam giác, để  phát triển năng lực   giải quyết vấn đề cho học sinh, tôi tổ chức như sau: ­ Mục đích: Tạo tình huống có vấn đề, giúp học sinh khám phá cách tính diện   tích hình tam giác bằng cách cắt ghép hình, rút ra được công thức. ­ Chuẩn bị: Học sinh chuẩn bị hai hình tam giác bằng nhau. ­ Giáo viên đưa ra tình huống: Vận dụng kiến thức đã học và một số  đồ  dùng   (keo, thước kẻ,...) thảo luận, đưa ra phương án nên chia, cắt 2 hình tam giác   (hoặc 1 hình tam giác) như thế nào và ghép như thế nào để tạo thành các hình có  dạng em đã được học về cách tính diện tích sau đó tìm ra cách tính diện tích hình  tam giác. ­ Học sinh lựa chọn phương án: Từ  tình huống được đưa ra, học sinh sẽ  suy  nghĩ, thảo luận trong nhóm cách cắt, ghép hình như  thế  nào để  tạo thành các   hình đã học (hình bình hành, hình chữ nhật) sau đó phân tích và tìm ra mối quan  hệ  của hình tam giác với hình ghép được để  tìm công thức tính diện tích hình  tam giác. Các phương án học sinh đưa ra: + Phương án 1: Sử  dụng 2 hình tam giác bằng nhau, rồi ghép lại với nhau tạo  thành một hình bình bình hành. + Phương án 2: Sử  dụng 2 hình tam giác bằng nhau, cắt một hình tam giác rồi  ghép với hình tam giác còn lại thành hình chữ nhật. + Phương án 3: Sử dụng 1 hình tam giác, tìm trung điểm của hai cạnh bên hình  tam giác, cắt đôi hình tam giác theo trung điểm và ghép thành hình chữ nhật. Từ  các phương án đưa ra, mỗi nhóm lựa chọn cho mình một phương án  thích hợp nhất để thực hiện giải quyết vấn đề. ­ Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, trình bày cách làm theo phương án đã   chọn: Dựa trên cách tính diện tích các hình mà các em đã ghép được, tìm mối   quan hệ  giữa các kích thước của hình ghép được và hình tam giác để  tìm cách  tính diện tích của hình tam giác. + Nhóm thực hiện phương án 1: Diện tích hai hình tam giác ghép lại chính là   diện tích của hình bình hành. Dựa vào cách tính diện tích hình bình hành đó là độ  dài cạnh đáy nhân với chiều cao, mà cạnh đáy của hình bình hành là cạnh đáy  của hình tam giác, chiều cao của hình bình hành chính là chiều cao của hình tam   giác nên em rút ra được cách tính diện tích hình tam giác: độ  dài cạnh đáy nhân  với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2. + Nhóm thực hiện phương án 2: Hai hình tam giác trên được cắt ghép tạo thành   một hình chữ  nhật. Dựa vào cách tính diện tích hình chữ  nhật đó là chiều dài 
  4. nhân chiều rộng mà chiều dài chính là cạnh đáy của hình tam giác, chiều rộng  chính là chiều cao của hình tam giác, nên em rút ra được cách tính diện tích hình  tam giác là: độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2. + Nhóm thực hiện phương án 3: Hình tam giác trên được cắt ghép tạo thành một  hình chữ  nhật. Dựa vào cách tính diện tích hình chữ  nhật đó là chiều dài nhân  chiều rộng mà chiều dài bằng cạnh đáy của hình tam giác, chiều rộng bằng 1/2   chiều cao của hình tam giác, nên em rút ra được cách tính diện tích hình tam giác  là: độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2. ­ Giáo viên và học sinh thống nhất kết quả và đưa ra kết luận: Muốn tính diện  tích hình tam giác, ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia  cho 2. 3.4. Cách thiết kế và tổ chức dạy học các bài toán hợp về  tính diện   tích các hình * Mục đích ­ Học sinh nhận ra được vấn đề trong bài toán tính diện tích một hình mà không  có công thức tính thì phải tìm cách cắt, ghép hình đó thành các hình có dạng đã  học mới có thể tính được diện tích của hình đó. ­ Học sinh biết quan sát, phân tích số đo các kích thước đã cho, biết tư duy, sáng  tạo để chia, cắt, ghép thành các hình mà có thể tính được diện tích với số đo các   kích thước đã cho. * Cách làm: ­ Giáo viên lựa chọn các bài toán với tình huống: tính diện tích một hình (kèm  theo số đo một số kích thước) mà không có công thức tính. ­ Tổ chức cho học sinh quan sát, thảo luận cách cắt, ghép hình đã cho thành các   hình đã được học và dựa vào số đo các kích thước để tích được diện tích. ­ Có thể tổ thức học cá nhân, nhóm đôi, nhóm lớn tùy theo độ khó của bài toán. * Một số  lưu ý với học sinh khi tiến hành giải quyết vấn đề  đối với các   bài toán hợp về tính diện tích: ­ Phải biết dựa vào số  đo các kích thước đã cho để  chia, cắt hình phù hợp  (không nên chia quá nhiều hình nhỏ). ­ Khi cắt: các nhát cắt phải thẳng, không xiên xẹo. ­ Phải tính được diện tích các hình nhỏ  mình đã cắt để  tính tổng diện tích các  hình đó chính là diện tích hình cần tìm.  Ví dụ: Giáo viên đưa ra bài toán: Bác Na có một mảnh ruộng có dạng   hình vẽ sau. Bác muốn tính diện tích của mảnh ruộng. Em hãy giúp bác Na  tính diện tích mảnh ruộng đó biết: AB = 35m; FC = 95m; AE = 75m.
  5. ­ Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm, lựa chọn các phương án  và tính diện tích mảnh ruộng. 3.5. Cách thiết kế và tổ chức trò chơi về tính diện tích các hình  * Mục đích ­ Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh; giúp học sinh được trải   nghiệm bằng nhiều hình thức khác nhau. ­ Rèn kỹ năng cắt, ghép hình để giải quyết vấn đề trong bài toán tính diện tích. ­ Không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi, thích thú với những điều sắp diễn ra. * Cách làm: ­ Giáo viên đưa ra tình huống: Cắt, ghép, đo để  tính tổng diện tích các hình đã  cho ­ Tổ chức cho học sinh thảo luận tìm phương án cắt, ghép hình, đo hình và tính  diện tích các hình 1 cách nhanh nhất. ­ Có thể tổ thức theo nhóm lớn.  Ví dụ: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng ­ Tình huống: Giáo viên đưa ra nhiều mảnh ghép có kích thước khác nhau. Yêu  cầu học sinh đo, tính tổng diện tích các hình đã cho.  ­ Mục đích: Học sinh thảo luận tìm ra được phương án nhanh nhất là tìm cách   ghép các mảnh đã cho thành một hình có công thức tính diện tích rồi đo và tính  diện tích hình vừa ghép được. ­ Thời gian: Khoảng từ 5 đến 7 phút. ­ Chuẩn bị: Giáo viên sẽ  chuẩn bị  một số  mảnh ghép để  khi ghép lại sẽ  tạo   được 1  hình có dạng đã học có công thức tính diện tích. ­ Hình thức: Chơi theo nhóm lớn. ­ Cách chơi: Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 bộ  mảnh ghép giống nhau. Các  nhóm sẽ tiến hành thảo luận tìm phương án ghép, đo và tính tổng diện tích của   các hình đó. Nhóm nào tìm được diện tích đúng và nhanh nhất sẽ là nhóm chiến  thắng. ­ Kết quả trò chơi: + Nhóm 1: Ghép được hình tam giác. Diện tích: 400 cm2 + Nhóm 2: Ghép được hình chữ nhật. Diện tích: 400 cm2 + Nhóm 3: Ghép được hình vuông. Diện tích: 400 cm2 + Nhóm 4: Ghép được hình chữ nhật. Diện tích: 400 cm2 + Nhóm 5: Ghép được hình vuông. Diện tích: 400 cm2 Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy các em rất hào hứng khi được trải   nghiệm, được phát huy hết khả năng sáng tạo, tư duy của bản thân để tìm ra các   phương án và giải quyết được vấn đề. Học sinh được chủ động thảo luận, trình 
  6. bày ý tưởng, giải thích cách làm nên các em được phát triển năng lực giao tiếp,   hợp tác, năng lục giải quyết vấn đề. Để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh đòi hỏi người giáo  viên phải năng động, sáng tạo trong việc vận dụng linh hoạt các phương pháp  dạy học, phải tạo điều kiện cho người học được khám phá, chủ động, sáng tạo  trong việc tìm kiếm kiến thức, giải quyết các vấn đề  gắn với thực tiễn. Thay   cho việc học thiên về lí thuyết, học sinh được trải nghiệm, khám phá kiến thức  qua hành động, học qua “làm”, thì năng lực mới hình thành và phát triển bền  vững.           Để tổ  chức dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề  cho học sinh   đạt hiệu quả cao thì giáo viên cần phải tạo được bầu không khí tươi vui, thoải   mái cho lớp học;  luôn tôn trọng ý kiến trả lời của học sinh, cần động viên học   sinh kịp thời để  các em tự  tin khám phá kiến thức. Giáo viên cần chuẩn bị  các   phương tiện, đồ  dùng dạy học một cách chu đáo. Tình huống đưa ra cần gần  gũi, phù hợp với năng lực học sinh và tạo hứng thú cho học sinh.Giáo viên cần  phải gợi mở, tiếp sức để  học sinh hào hứng, tích cực hơn trong việc khám phá   tri thức. II. KẾT QUẢ CỦA BIỆN PHÁP Tính từ đầu năm, khi tiến hành thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học   theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề  cho học sinh, tôi thu  được kết quả như sau: Tiêu  Tốt Đạt  Cần cố gắng chí SL TL SL TL SL TL Học   sinh   phân   tích   tình  Đầu   10 37% 14 51,9% 3 11,1% huống   và   nhận   biết  năm được   vấn   đề   cần   giải  Cuối   40,7 15 55,6% 11 1 3,7% quyết. HKI % Đầu   Học sinh lựa chọn được  8 29,6% 14 51,9% 5 18,5 năm phương án và giải quyết  Cuối   40,7 được vấn đề. 14 51,9% 11 2 7,4% HKI % Đầu   55,6 9 33,3% 15 3 11,1% Học sinh trình bày, giải  năm % thích được kết quả. Cuối   16 59,3% 10 37% 1 3,7% HKI Năng lực phản biện của  Đầu   44,4 12 14 51,8% 1 3,7% học sinh. năm % Cuối   18 66,7% 9 33,3 0 0%
  7. HKI % Kết quả  trên cho thấy: các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề  của   học sinh  được cải thiện rõ rệt: số  lượng học sinh cần cố  gắng giảm đi; Số  học  sinh đạt mức tốt và đạt đã tăng lên và chiếm tỉ lệ cao. Người thực hiện     Lê Thị Thu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2