Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp tổ chức và thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là đánh giá thực trạng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học, đề xuất các biện pháp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp góp phần đạt mục tiêu giáo dục của nhà trường nói riêng và của ngành Giáo dục nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp tổ chức và thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
- I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lí do chọn đề tài. Thực tế trong những năm qua, tại các cơ sở giáo dục nói chung và các trường Tiểu học nói riêng, việc tổ chức dạy học, giáo dục tương đối hiệu quả, chất lượng giáo dục ngày một nâng lên, công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi được chú trọng. Ngoài việc tổ chức cho học sinh học tập theo hế hoạch còn tổ chức các hoạt động khác. Tuy nhiên, nhìn lại vẫn thấy còn gì đó không ổn. Tai sao một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên các em có kiến thức nhưng lại thiếu kỹ năng sống, ít muốn tham gia vào các hoạt động tập thể, áp dụng kiến thức vào thực tiễn còn khập khiễng, tinh thần tự chủ kém, ham chơi, chưa phát huy hết khả năng của mình trong học tập, lao động, công tác, không biết tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn thậm chí chưa thể hiện lọng tự hào, tự tôn dân tộc…Vậy làm sao có được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng xu hướng phát triển của thời đại?...Phải chăng do chỉ chú trọng mục tiêu dạy chữ mà bỏ quên việc dạy người? chưa có biện pháp giáo dục đúng đắn? chưa có hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thích hợp, đa dạng, phong phú…? Vậy làm thế nào và bắt đầu từ đâu để việc dạy học được nhẹ nhàng hơn, học sinh được hoạt động nhiều hơn mà chất lượng giáo dục ngày càng hiệu quả? Chỉ có việc xen kẽ các hoạt động học tập là các hoạt động khác nhưng phải tổ chức thực hiện thật tốt mới mang lại hiệu quả thiết thực. Song song với việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, bản thân luôn tìm tòi, nghiên cứu và quyết định chọn đề tài: Biện pháp tổ chức và thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học ............ với mong muốn giúp học sinh được tham gia nhiều hoạt động khác nhau, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức tổ chức để các em có thêm hiểu biết, kỹ năng sống, củng cố kiến thức, đồng thời qua các sân chơi trí tuệ, phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu, từng bước hình thành và phát triển nhân cách, góp phần làm vững chắc nền tảng đạo đức để các em trở thành những công dân tốt trong tương lai. Đồng thời giúp cán bộ, giáo viên hiểu sâu hơn ý
- nghĩa của hoạt động ngoài giờ lên lớp, nắm kỹ nội dung và hơn thế nữa là có kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa mang lại hiệu quả cao nhất. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này. I.2. Mục tiêu , nhiệm vụ của đề tài: Mục tiêu: Vận dụng những lí luận đã học trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học ............, đề xuất các biện pháp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp góp phần đạt mục tiêu giáo dục của nhà trường nói riêng và của nghành Giáo dục nói chung . Nhiệm vụ: 1. Tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của đề tài. 2. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường TH ............ năm học 20182019. 3. Đề xuất một số biện pháp cải tiến tổ chức và thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp. I.3. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp tổ chức và thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp. I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. Vì điều kiện không cho phép nên chỉ nghiên cứu biện pháp tổ chức thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp trong phạm vi trường Tiểu học ............. I.5. Phương pháp nghiên cứu. I.5.1. Phương pháp đọc tài liệu, phân tích: Đọc tài liêu để có cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu. Phân tích thực trạng vấn đề nhằm đưa ra hướng giải quyết. I.5.2. Phương pháp điều tra:
- Tiến hành phát phiếu điều tra đối với tất cả cán bộ, giáo viên và học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 của trường để nắm được sự đánh giá về hoạt động ngoài giờ lên lớp trong những năm học gần đây, đặc biệt là năm học 2018 2019. I.5.3. Phương pháp quan sát: Quan sát nội dung, hình thức tổ chức cũng như tinh thần, thái độ của học sinh và giáo viên trong khi tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp. I.5.4. Phương pháp trò chuyên, trao đổi: Qua trò chuyên, trao đổi với giáo viên, học sinh để nắm bắt về sự hiểu biết của hoạt động này, đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, cũng như những khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện. Qua đó phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế để làm tốt hơn. I.5.5. Phương pháp khảo nghiệm: Nhằm so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp để rút kinh nghiệm, bổ sung cho để tài có tính khả thi cao.
- II. PHẦN NỘI DUNG II.1. Cơ sở lí luận: Trước hết ta có thể hiểu: hoạt động ngoài giờ lên lớp là các hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa. Ở Tiểu học, đó là những hoạt động do nhà trường tổ chức cho học sinh, gồm những hoạt động tập thể nhằm nâng cao hiểu biết và tạo điều kiện để các em rèn luyện thói quen sống, phát huy năng lực và sở thích của mình, hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Tại chương II Điều 26 của Điều lệ trường Tiểu học đã nêu: "…hoạt động ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác''. Tai Điều 19 ''… Tổng phụ trách đội có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của Đội Thiếu niên và Sao Nhi đồng ở nhà trường và tổ chức, quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp". Như vậy có thể nói “ Hoạt động ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo sự thống nhất giữa nhận thức với hành động của học sinh”. Hoạt động ngoài giờ lên lớp có vị trí hết sức quan trọng. Thứ nhất, nó là một bộ phận của hoạt động dạy họcgiáo dục trong nhà trường. Đây là một hoạt động không thể thiếu trong toàn bộ quá trình Giáo dục. Bởi theo tâm lý học hiện đại: nhân cách của học sinh được hình thành và phát triển thông qua các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng. Trong lúc đó, học sinh Tiểu học chủ yếu chỉ có hoạt động học tập, giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên. Các loại hình hoạt động khác chưa được quan tâm đúng mức nếu không muốn nói là xem nhẹ. Như vậy chỉ giáo dục trẻ thông qua dạy học không là chưa đủ mà cần phải mở rộng phạm vi bốn bức tường lớp học để các em tham gia hoạt động. Thứ hai, hoạt động ngoài giờ lên lớp là đòi hỏi tất yếu của quá trình giáo dục và không có gì thay thế
- được. Bởi học tập là hoạt động chủ đạo, nhưng các em còn có nhu cầu tiến hành các hoạt động khác nên cần phải thỏa mãn nhu cầu chính đáng của các em. ( Trích đề cương bài giảng của trường Cán bộ Quản lý Giáo dụcĐào taọ II ). Thứ ba, hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm góp phần thực hiện mục đích chung của cấp học, hình thành những cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng của nhân cách người công dân, người lao động. Ngoài ra, hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm đạt được các mặt giáo dục đặt ra đó là góp phần giáo dục đồng bộ các mặt đạo đức, trí tuệ, lao động, thể chất, thẫm mỹ…Thứ tư, hoạt động ngoài giờ lên lớp đồng thời giải quyết 3 nhiệm vụ: Giáo dục ý thức (Tri thức, niềm tin), giáo dục thái độ tình cảm (Những rung động xúc cảm và tình cảm bền vững đối với những hình tượng, những người xung quanh…) và giáo dục hành vi, kỹ năng, thói quen (thể hiện qua các mối quan hệ, các hoạt động khác nhau). Thực tế hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học ............ trong những năm qua tuy có thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao. Cụ thể là chưa đưa vào kế hoạch dạy học của buổi thứ 2. Trong một năm học chỉ tổ chức 12 lần vào các dịp 2011; 26/3, nội dung chủ yếu là văn nghệ và các trò chơi dân gian và chủ yếu là giáo viên Tổng Phụ trách Đội tổ chức. Do vậy nội dung rất nghèo nàn và hình thức chưa phong phú. Học sinh tham gia ít. Các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm cũng như các nội dung cần được lồng ghép như an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, nguồn nước, an toàn thực phẩm …hầu như bị bỏ quên. II.2. Thực trạng. a. Thuận lợi, khó khăn: Thuận lợi: Trường nằm ở vị trí trung tâm huyện, đa số con em gần trường, có điều kiện học tập tốt. Học sinh ở lứa tuổi tiểu học r ất hi ếu động, ham thích hoạt động tập thể. Hầu hết giáo viên của trường có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đảm bảo về số lượng, trẻ, khỏe, nhiệt tình trong công tác, được tập huấn nội dung dạy học buổi thứ 2, trong đó có nội dung hoạt động ngoài giờ lên
- lớp. Ban Giám hiệu nhà trường có tâm huyết với nghề, tạo điều kiện cho các hoạt động phong trào. Mặc khác, ban Đại diện hội cha me học sinh cũng đồng tình, nhất trí cao với phương châm và mục tiêu giáo dục của nhà trường. Khó khăn: Trường mới thành lập hơn 10 năm nên công tác huy động các nguồn tài chính chưa đáp ứng hết mọi nhu cầu. Cơ sở vật chất chưa đảm bảo như: diện tích hẹp, không có nhà đa chức năng, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, hoạt động còn thiếu. Sân trường có ít cây xanh cho bóng mát. Một số giáo viên còn ngại khó, sợ mất thời gian. Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng như biện pháp chưa tường minh. Tài liệu tham khảo cho nội dung này còn hạn chế. Giáo viên Tổng Phụ trách Đội còn hợp đồng, tầm nhìn về hoạt động này chưa sâu rộng nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động. Một số học sinh ở các xã ……. do nhà xa nên việc đi học gặp nhiều khó khăn. Tuy ở khu vực Thị trấn nhưng phần lớn học sinh là con em nông dân nên rất rụt rè, nhút nhát, chưa tự tin trong giao tiếp, hoạt động. b. Thành công, hạn chế: Thành công: Tuy chưa đảm bảo về mọi mặt nhưng trường cũng đã tổ chức được một số hoạt động nên ít nhiều cũng có kinh nghiệm. Bước đầu giúp các em nhận thức được ý nghĩa của hoạt động ngoài giờ lên lớp, khơi dậy ở các em sự hứng thú và ham thích hoạt động này. Hạn chế: Hoạt động ngoài giờ lên lớp có tổ chức nhưng nội dung và hình thức nghèo nàn, chưa phong phú, chưa xây dựng kế hoạch năm, tháng, chưa có tính thường xuyên. Chủ yếu do Tổng phụ trách Đội tổ chức nên thường bị động, còn nặng về hình thức nên chưa đáp ứng hết nhu cầu của trẻ. Chưa đưa tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp vào thời khóa biểu nên chưa phát huy được vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp. c. Mặt mạnh, mặt yếu Mặt mạnh:
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của Chi bộ nhà trường với lực lường đảng viên tương đối mạnh (15/37 cán bộ, giáo viên, nhân viên). Nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của hoạt động này tương đối đầy đủ. Trưởng các ban ngành, đoàn thể hầu hết có năng lực, ý thức tổ chức kỉ luật tốt. Học sinh hiếu động, ham thích hoạt động ngoại khóa. Sau các hoạt động ngoài giờ lên lớp, học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn và khỏe hơn. Mặt yếu: Sư phối hợp của các tổ chức trong nhà trường chưa cao. Chưa xác định được nhiệm vụ của cá nhân, tổ chức trong hoạt động này nên chưa có sự đầu tư, sáng tạo, chưa có biện pháp sát thực để hoạt động này có chất lượng, hiệu quả cao. Sau mỗi lần tổ chức một hoạt động, chưa được tổng kết, rút kinh nghiệm để khắc phục hạn chế, thiếu sót. d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động… Vấn đề Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học ............ được nhìn nhận, đánh giá về những thuận lợi, thành công, mặt mạnh cũng như những khó khăn, hạn chế và mặt yếu, tất nhiên là xuất phát từ nhiều nguyên nhân và một số yếu tố tác động. Nguyên nhân chủ quan trước hết vẫn là từ nhà trường. Mặc dù Ban Giám hiệu có quam tâm đến hoạt động này nhưng biện pháp chưa cụ thể, rõ ràng. Chưa phân định rõ trách nhiệm chính của tổ chức và cá nhân cũng như các bộ phận liên quan. Chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể, chi tiết, sát với tình hình thực tế của nhà trường. Ngoài ra, thực tế nhà trường nói chung và giáo viên nói riêng vẫn còn nặng về dạy học các môn học bắt buộc trên lớp. Phần lớn do áp lực từ phía phụ huynh học sinh. Một bộ phận không nhỏ phụ huynh cho rằng học mới là quan trọng nên các buổi sinh hoạt ngoại khóa không cho con em đến trường tham gia. Giáo viên Tổng Phụ trách Đội là giáo viên hợp đồng, tuy rất nhiệt tình chưa được đào tạo, bồi dưỡng bài bản nên chưa sáng tạo, linh hoạt, hình thức tổ chức chưa phong phú, tác dụng giáo dục học sinh thông qua hoạt động chưa cao. Chưa phát huy được sức mạnh
- của tập thể cũng như trách nhiệm của mỗi cá nhân. Điều kiện cơ sở vật chất là nguyên nhân khách quan tác động không nhỏ đến hoạt động ngoài giờ lên lớp như sân bãi hẹp, thiếu nhà đa chức năng…Ngoài ra, điều kiện thời tiết cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tà đã đặt ra: Vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra ở đây là hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học ............ trong những năm qua mà đặc biệt là năm học 20182019 tuy có nhưng không hiệu qủa bởi những nguyên nhân nhất định. Chúng ta có thể nhận thấy Ban Giám hiệu nhà trường có tạo điều kiện nhưng chưa có cái nhìn tổng thể để có biện pháp khắc phục khó khăn trong việc đề ra biện pháp tổ chức thực hiện. Ví dụ muốn tổ chức một sân chơi trí tuệ cho các em để củng cố kiến thức, phát hiện tài năng mhưng không có phòng đa chức năng, các em phải ngồi ngoài trời, ảnh hưởng đến sức khỏe. Hay muốn tổ chức một hoạt dộng tập thể nhân ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam nhưng không được xây dựng kế hoạch cụ thể rõ ràng rồi điều kiện sân bãi hạn chế thì khó mà tổ chức được chứ nói gì đến chất lượng. Tuy có hiểu biết về nội dung và nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, vai trò của giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với học sinh mà không có kế hoạch cụ thể thì việc tổ chức thực hiện sẽ gặp khó khăn. Hầu hết giáo viên chưa được tập huấn kỹ cũng như chua được trao đổi, tháo gỡ khó khăn trong các buổi sinh hoạt chuyên đề nên họ không biết phải làm ra sao và trong thời gian nào. Các vấn đề mà thực trạng đặt ra có mối quan hệ mật thiết, đan xen, hữu cơ với nhau nên cần được quan tâm, giải quyết đồng bộ mới đem lại hiệu quả thật sự. Nếu cơ sở vật chất đảm bảo mà trách nhiệm không được phân công rõ ràng, đùn đẩy nhau về trách nhiệm, nếu nắm được nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp mà không xây dựng kế hoạch cụ thể, kịp thời, hoặc đã phân công trách nhiêm, xây dựng được kế hoạch nhưng không có kỹ năng tổ chức …và ngược lại, thì chắc chắn việc tổ chức thực hiện sẽ không mang lại hiệu quả thiết thực. Bản thân nhà trường tuy có quan tâm nhưng xem đây là hoạt động phụ, học tập mới là chính, chưa nhận thấy được hoạt động ngoài
- giờ lên lớp là hoạt động không thể thiếu và không thể tách rời với hoạt động học tập nên đầu tư chưa đúng mức. Nội dung nghèo nàn, hình thức tổ chức không phong phú và chưa có tính thường xuyên mà thực trạng được đánh giá đã không lôi cuốn các em. Không được bồi dưỡng, tập huấn về nội dung và kỹ năng tổ chức dễ dẫn đến nhàm chán. Nếu như sau mỗi một hoạt động được tổ chức, các bộ phận có liên quan cùng ngồi lại với nhau để phân tích, nhìn nhận thực trạng thì có lẽ rút được nhiều kinh nghiệm quý báu và chắc chắn rằng tác dụng của hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với các em trong thời gian sau đó sẽ như mong đợi. Rõ ràng chúng ta thấy dược vai trò to lớn của hoạt động này trong sự nghiệp trồng người nhưng vấn đề ở đây là chưa có biện pháp phù hợp, đúng đắn để nâng cao chất lượng. Công tác xã hội hóa giáo dục chưa triệt để nên phụ huynh chưa nhìn nhận đúng đắn để huy động mọi nguồn lực. Cuối cùng dẫn đến hoạt động ngoài giờ lên lớp trong những năm qua chưa đạt kết quả như mong muốn, cần phải nhìn nhận đúng đắn và quyết tâm tìm ra giải pháp để đưa hoạt động ngoài giờ lên lớp từng bước đi lên, thật sự là món ăn tinh thần góp phần đạt được mục tiêu giáo dục của cấp học. II.3. Giải pháp, biện pháp: a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: Các giải pháp, biện pháp đưa ra trong đề tài này nhằm thực hiện được một số mục tiêu cơ bản sau: Một là, mỗi cán bộ, giáo viên công nhân viên trong nhà trường đều phải nắm được vị trí, vai trò, ý nghĩa và nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hai là, xây dựng được kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( thời gian, địa diểm, nội dung, hình thức tổ chức ) chung cho nhà trường và riêng cho mỗi khối lớp. Ba là, tổ chức được các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đảm bảo về nội dung, phong phú về hình thức tổ chức, đồng thời phù hợp với thực tế nhà trường.
- Bốn là Tạo được sự đồng thuận của phụ huynh, giáo viên, học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, đạt được mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. b.1. Xác định vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và việc tổ chức hoạt động này. Đây là biện pháp then chốt. Đầu năm học, Hiệu trưởng phải thành lập ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp gồm Ban Giám hiệu, Tổng Phụ trách Đội, tổ trưởng các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường. Ban chỉ đạo họp để phân công nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện. Chuyên môn xây dựng kế hoạch theo chủ điểm cho các khối lớp ở thời khóa biểu ( 3tiết/ tháng). Tổng Phụ trách Đội xây dựng kế hoạch theo chủ điểm ( 1tiết/ khối/ tháng). Ngoài ra lồng ghép trong các tiết chào cờ đầu tuần. Đồng thời, trao đổi ý kiến, thống nhất về nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( trên cơ sở nội dung tập huấn ngày 07 tháng 7 năm 2014 về dạy học buổi thứ 2 ở trường tiểu học day học 2buổi/ngày và đề cương bài giảng của trường Cán bộ quản lý Giáo dụcĐào tao II) gồm: + Hoạt động chính trị xã hội + Hoạt động văn hóa nghệ thuật + Hoạt động học tập và tìm hiểu khoa học + Hoạt động lao động công ích + Hoạt động thể dục thể thao Hop hội đồng sư phạm nhà trường thông qua kế hoạch để giáo viên đóng góp ý kiến đi đến thống nhất về trách nhiệm của bộ phận, cá nhân, thống nhất về nội dung cụ thể, cách thức tổ chức… b.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Trên cơ sở thống nhất của cuộc hop hội đồng sư phạm, Tổng Phụ trách Đội và chuyên môn thực hiện xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện cụ
- thể của nhà trường đảm bảo vể thời gian, nội dung và hình thức tổ chức cho toàn trường, cho từng khối lớp. Ngoài ra kế hoạch phải được xây dựng trên cơ sở phối hợp với các bộ phận khác trong nhà trường. Đây là giải pháp không thể thiếu và không kém phần quan trọng quyết định chất lượng của của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. *Đối với Tổng Phụ trách Đội. Xây dựng kế hoạch năm, tháng chung cho toàn trường theo chủ đề từng tháng. Ngoài ra cần chuẩn bị nội dung theo chủ điểm để triển khai, thực hiện trong các tiết chào cờ đầu tuần nhưng phải đảm bao các yêu cầu: đơn giản, nhẹ nhàng, hứng thú cho học sinh. *Đối với chuyên môn: Xây dựng kế hoạch cụ thể trong thời khóa biểu cho từng khối lớp. Họp với tổ khối trưởng, thống nhất cách thực hiện theo chủ đề hằng tháng với các nội dung đã thống nhất. Cụ thể như sau: Th ời gian, M ục tiêu Hình th ức tổ chức Chủ điểm Trang bị cho học sinh sự hiểu - T ổ chức tập dượt đội hình đội biết về trách nhiệm của người ngũ chuẩn bị cho lễ khai giảng. học sinh về truyền thống nhà Học nội quy nhà trường. Tháng 9 trường. Lao động dọn vệ sinh, Chào mừng Rèn luyện nề nếp, thói quen, Thi tìm hiểu về truyền thống nhà năm học ý thức ở người học sinh Tiểu trường. mới học. Bồi dưỡng tình cảm, thái độ đối với trường, lớp, thầy cô, bạn bè. Tháng 10 Giáo dục ý thức, thái độ học - T ổ chức cho học sinh nghe thư Học và làm tập tốt, chăm ngoan, xứng đáng bác gửi ngành Giáo dục theo lời Bác cháu ngoan Bác Hồ. 15/10/1968.
- Đăng kí thi đua. Thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Giúp học sinh hiểu được ý Tổ chúc thi tìm hiểu về ngày Nhà nghĩa của ngày Nhà giáo Việt giáo Việt Nam. Nam. Thi vẽ tranh, kể chuyện, văn Tháng 11 Giúp học sinh nhận thức nghệ với chủ đề: Thầy cô giáo của Kính trọng được công lao của thầy cô chúng em. và biết ơn giáo. Viết báo tường. thầy cô Giáo dục tình cảm tôn sư giáo trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. Giáo dục học sinh về truyền Tổ chức trò chơi: Đi tìm đồng thống Cách mạng của quân đội đội. Tháng 12 ta, hiểu biết về bản chất anh Tổ chức cho các em nghe nói Tiếp bước bộ đội cụ Hồ. chuyện truyền thống. anh bộ đội Giáo dục lòng biết ơn, noi Tổ chức tập luyện nghi thức đội. cụ Hồ gương anh bôi đội. Tổ chức thăm hỏi, giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng. Giáo dục truyền thống học Thi vở sachchữ đẹp. sinh, sinh viên Việt Nam. Thi nét đẹp tuổi thơ. Tháng 1 Giúp học sinh hiểu được ý Thi tìm hiểu hoặc kể chuyện về Ngày hội nghĩa của ngày truyền thống những tấm gương trong học tập học sinh, 9/1. lao động, vượt khó của học sinh, sinh viên Khơi dậy ở học sinh ý thức sinh viên Việt Nam. và niềm đam mê trong học tâp, lao động, sáng tạo. Tháng 2 Giúp học sinh hiểu biết về sự Thi tìm hiểu về Đảng. Mừng ra đời của Đảng Cộng Sản Tìm hiểu các bài hát ca ngợi Đảng Việt Nam., biết ngày thành lập Đảng.
- quang vinh, Đảng (3/2/1930). Biểu diễn văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân Giáo dục các em có lòng tin mừng xuân. mới. và tự hào về Đảng. Giúp học sinh hiểu được Phát động phong trào thi đua truyền thống của Đoàn Thanh giành niên Cộng sản Hồ Chí Minh. thành tich tốt trong học tập và rèn Tháng 3 Giúp học sinh hiểu được ý luyện để tặng mẹ và cô. Tiến bước nghĩa ngày quốc tế Phụ nữ 8/3. Thi vẽ tranh, kể chuyên, đọc thơ theo Giáo dục học sinh lòng kính theo đề lài mẹ và cô. Đoàn,Yêu trọng, biết ơn mẹ và cô giáo. Tổ chức thi nghi thức Đội. quý mẹ và Giúp học sinh biết cách thể Tổ chức các trò chơi dân gian rèn cô giáo hiện tình cảm đối với mẹ và cô luyện sức khỏe. giáo. Giúp học sinh hiểu giá trị của Sưu tầm tranh ảnh về các nước. sự hòa bình. Thi tìm hiểu về các chiến thắng Tháng 4 Giúp học sinh biết ngày Giải trong tháng 4/1975. Vì hòa bình phóng Miền Nam thống nhất Vẽ tranh về đề tài : Hòa bình và và hữu nghị đất nước và ý nghĩa của ngày hữu nghị. 30/4/1975. Tháng 5 Giáo dục học sinh lòng kính Thi tìm hiểu tiểu sử của Bác. Mừng sinh yêu Bác Hồ. Thi tìm hiểu truyền thống Đội. nhật bác, Giáo dục truyền thống Đội. Tổ chức văn nghệ với chủ đề: mừng ngày Bác Hồ kính yêu. thành lập Tổ chức thi Trạng nguyên nhỏ Đội tuổi. TNTPHCM b.3. Phối hợp tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp:
- Ban Giám hiệu duyệt kế hoạch của Tổng phụ trách Đội và triển khai trong cuộc họp Hội đồng sư phạm. Giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp trong sổ kế hoạch bài học và thực hiện theo tiết trong thời khóa biểu. b.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cũng như sơ, tổng tết đánh giá, rút kinh nghiệm: Ban Giám hiệu theo dõi, giám sát quá trình tổ chức. Sau mỗi lần tổ chức một hoạt động (Hoạt động chung của nhà trường), cần tổ chức họp giữa các bộ phận có liên quan nhằm đánh giá mặt mạnh để phát huy cũng như những hạn chế, thiếu sót để rút kinh nghiệm. Chuyên môn theo dõi, hỗ trợ, đôn đốc giáo viên chủ nhiệm. Hằng tháng, tổ khối trưởng kiểm tra kế hoạch của giáo viên. VÍ DỤ : Tổ chức hội thi “ Trạng nguyên nhỏ tuổi” thuộc chủ đề: Mừng sinh nhật Bác, mừng ngày thành lập Đội TNTPHCM. Trước tiên bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch, thông qua cuộc họp hội đồng sư phạm nhà trường. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban Tổ chức hội thi và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên gồm Hiệu phó chuyên môn, Tổng Phụ trách Đội, bộ phận công nghệ thông tin và tổ khối 5. Nội dung thi: Câu 1: Anh Kim Đồng có tên thật là gì ? A. Nông Văn Dền B. Nông Văn Thàn C. Lý Thị Nỳ Câu 2: Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, năm 1860, ông sang Pháp mục đích cân tân đất nước. Ông là ai ? Câu 3: Đa số dân cư châu á là người có màu da gì ? A. Da đỏ B. Da trắng C. Da vàng Câu 4: 12,35 x 100 = ? Câu 5: từ nào sau đây không phải từ láy ? A. Đi đứng B. Mơn mởn C. Dập dờn Câu 6: Phong trào Đông Du do ai cổ động tổ chức ?
- A. Phan Bội Châu B. Phan Chu Trinh C. Tôn Thất Thuyết Câu 7 : Bài Quốc Ca do nhạc sỹ nào sáng tác ? Câu 8 : When is your birthday ? It’s……July A. On B. At C. In Câu 9 : điền từ còn thiếu vào chỗ trống để được thành ngữ : “ thắng không kiêu, bại ………..” Câu 10 : Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập vào ngày tháng năm nào ? A . 19/08/1945 B. 09/02/1945 C. 02/09/1945 Câu 11 : Ngành sản xuất chính trong nông nghiệp nước ta là? A. Trồng Lúa B. Trồng trọt C. Trồng rừng Câu 12 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm : 12 hm2 5 dam2 = … dam2 Câu 13 : Bài “ Thư gửi các học sinh ” là bức thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên vào năm nào? A. 1945 B. 1954 C. 1975 Câu 14 : Đội TNTP Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày tháng năm nào ? Câu 15: Khi nhân số bị chia và số chia với cùng một số khác 0 thì thương sẽ tăng lên. Đúng hay sai? Câu 16 : Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là : A. Nhị B. Quả C. Hoa Câu 17 : Đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa nước ta là : A. Nhiệt độ cao, quanh năm nắng, nóng B. Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa C. Nhiệt độ thấp, quanh năm có mưa bão. Câu 18: “ Cái bình cổ trong viện bảo tàng có đính hạt ngọc ở cổ bình ”. Từ “ cổ ” trong câu thuộc từ gì? A. Từ đồng âm. B. Từ nhiều nghĩa. C.Từ trái nghĩa. Câu 19: Giá trị của chữ số 5 trong số thập phân 8,651 là bao nhiêu? Câu 20 : Một đội bóng rổ đã thi đấu 20 trận, thắng 12 trận. Như thế tỉ số phần trăm các trận thắng của đội bóng là bao nhiêu? A. 32% B. 40% C. 60%
- * Hình thức tổ chức: Học sinh ngồi dưới sân ( có dù che mát). Sau khi nghe người dẫn chương trình đọc câu hỏi đồng thời câu hỏi hiện lên màn hình, học sinh ghi kết quả vào bảng cá nhân. Sau 20giây, chuông tự động báo hết thời gian, học sinh giơ bảng. Em nào có kết quả chưa đúng thì rời khỏi vị trí về chỗ ngồi đã quy định. Khi chỉ còn 1/3 số học sinh trên sân, người dẫn chương trình cho tạm dừng, giáo viên lớp 5 thực hiện trò chơi cứu trợ để tất cả các em trở lai sân và cuộc thi tiếp tục đến khi trên sân chỉ còn lại một em. Đó là em thắng cuộc và đạt danh hiệu Trạng Nguyên nhỏ tuổi năm học 20182019. (Lưu ý: Ban nội dung phải chuẩn bị từ 30 đến 50 câu với độ khó tăng dần. Vì điều kiện số lượng trang của đề tài không cho phép nên chỉ thể hiện một số câu minh họa.) c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp: Để các biện pháp, giải pháp trên được thực hiện một cách hiệu quả, cần đảm bảo các điều kiện sau: Một là, phải nâng cao nhận thức đúng đắn và đầy đủ cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hai là, nhà trường phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tham mưu với hội phụ huynh học sinh trong việc xây dựng cơ sở vật chất trang thiệt bị trường học. Ba là, lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện cho Tổng Phụ trách Đội tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bốn là, nhà trường phải tạo mọi điều kiện về kinh phí, trang thiết bị, phương tiện, tinh thần cho hoạt động này. Năm là, mỗi cán bộ, giáo viên cần có ý thức chấp hành tốt mọi sự phân công, phân nhiệm, thực hiện tốt kế hoạch chung của nhà trường và kế hoạch riêng của bản thân.
- Sáu là, nhà trường, các tổ chức đoàn thể, giáo viên phải phối hợp đồng bộ, chặt chẽ. Bảy là, cần biểu dương, khen thưởng kịp thời và đúng mức cho học sinh tiêu biểu, đạt thành tích trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Thiếu một trong các điều kiện trên sẽ rất khó khăn cho việc tổ chức và thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hay nói cách khác, không đảm bảo các điều kiện này thì không thể thực hiện các giải pháp, biện pháp để cải tiến nội dung, hình thức tổ chức hoạt động nhằm đạt mục tiêu, nhiệm vụ mà đề tài đặt ra. d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: Các biện pháp, giải pháp trong việc tổ chức, thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp luôn có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ, hỗ trợ, tác động qua lại, thúc đẩy nhau mới đem lại hiệu quả. Thật vậy, việc thành lập ban chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp đầy đủ thành phần như Ban Giám hiệu, Tổng Phụ trách Đội, trưởng các ban ngành, đoàn thể nhưng không tổ chức hội họp thì cũng không triển khai được vấn đề gì cần làm và làm mhư thế nào? Không phát huy được sức mạnh tổng hợp. Việc phân công, phân nhiệm không rõ ràng, cụ thể sẽ dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm nói làm gì đến việc xây dựng kế hoạch hoạt động? Đây là giải pháp hết sức quan trọng, là yếu tố then chốt đem lại sự thành công của công việc. bới trách nhiệm của mỗi cá nhân dưới sự lãnh đạo của tập thể bao giờ cũng đem lại hiệu quả thật sự. Các kế hoạch của Tổng Phụ trách Đội, chuyên môn sau khi xây dựng phải được thông qua tập thể để mọi người cùng nắm bắt, đóng góp ý kiến, không áp đặt mà mang tính dân chủ ở một chừng mực nào đó sẽ tạo được sừ đồng thuận trong ý chí và hành động. Vi vậy việc cụ thể hóa nội dung và hình thức tổ chức sẽ dễ dàng hơn. Việc kiểm tra, giám sát, đánh giá rút kinh mghiệm hằng tháng, học kỳ hoặc sau một hoạt động cũng là biện pháp thúc đẩy cần thiết để khắc phục hạn chế, phát huy mặt mạnh. Như vậy rõ ràng, các biện pháp, giải pháp trên nếu như tiến hành thực hiện không theo trình tự, hoặc coi nhẹ biện pháp này hoặc bỏ qua
- một giải pháp kia thì việc tổ chức thực hiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không muốn nói là kém hiệu quả. Nhất thiết phải tiến hành theo trình tự, đầy đủ cùng với một số điiều kiện nói trên thì hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường mới có hiệu quả thật sự, bởi giải pháp, biện pháp này là điều kiện cần của giải pháp, biện pháp kia. Ngược lại, biện pháp, giải pháp kia là điều kiện đủ của biện pháp, giải pháp này. e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Có thể thấy được kết quả khảo nghiệm qua việc so sánh các bảng khảo sát sau: * Đối với học sinh BẢNG KHẢO SÁT HĐNGLL Năm học 20182019 Nội dung Số lần tổ chức Tác dụng Chưa gây Khảo sát Nhiều Ít Gây hứng thú hứng thú Số lượng SL TL SL TL SL TL SL TL (em) 470 45 9.6% 425 90.4% 53 11.3% 417 88.7% BẢNG KHẢO SÁT HĐNGLL Cuối học kỳ I Năm học 20182019 Nội dung Số lần tổ chức Tác dụng Khảo sát Chưa gây Nhiều Ít Gây hứng thú hứng thú Số lượng SL TL SL TL SL TL SL TL (em) 470 342 72.8% 128 27.2% 428 91.1% 42 8.9% * Đối với giáo viên BẢNG KHẢO SÁT HĐNGLL Năm học 20182019 Nội dung ND và HT tổ chức Tác dụng giáo dục học sinh
- Khảo sát Chưa Phong phú, phong phú, Rất cao Cao Thấp đa dạng đa dạng Số lượng SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL (người) 30 4 13.3 26 86.7% 0 0% 5 16.7 25 83.3 % % BẢNG KHẢO SÁT HĐNGLL Cuối học kỳ INăm học 20182019 Nội dung Hình thức tổ chức Tác dụng giáo dục học sinh Khảo sát Chưa Phong phú, phong phú, Rất cao Cao Thấp đa dạng Số lượng đa dạng (người) SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 30 27 90% 3 10% 5 16.7% 22 73.3% 3 10% Dựa vào bảng khảo sát, dễ dàng nhận thấy nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp của năm 20182019 rất nghèo nàn, số lần tổ chức ít ỏi trong một năm, thật sự chưa làm cho học sinh yêu thích, chưa gây hứng thú cho học sinh và tác dụng giáo dục học sinh thấp. Nhưng sau gần một năm áp dụng biện pháp, hiệu quả của hoạt động ngoài giờ lên lớp tăng lên rõ rệt. Sự đa dạng về nội dung và phong phú về hình thức tổ chức đã gây được hứng thú trong học sinh đồng thời tác dụng giáo dục học sinh cao hơn rất nhiều. II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. a. Đối với học sinh: Qua tìm hiểu, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp, họ đều cho rằng: Việc đưa tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp vào thời khóa biểu rất hợp lý, Học sinh được thay đổi nội dung và hình thức tổ chức nên không khí học tập trên lớp nhẹ nhàng hơn. Các em tự tin hơn trong giao tiếp, mạnh dạn trao đổi ý
- kiến với thầy cô. Từ đó các em tiếp thu bài cũng tốt hơn. Việc tổ chức thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề, chủ điểm và lồng ghép một số nội dung khác trên cơ sở kể hoạch của nhà trường, của giáo viên chủ nhiệm thực sự đem lại hiệu quả về mọi mặt đối với học sinh. Các em thật sự hứng thú với hoạt động này. Qua đó hình thành và phát triển ở các em một số kỹ năng sống như: giao tiếp. cảm thông, chia sẻ, ra quyết định, giải quyết vấn đề….Học sinh chăm ngoan, có biểu hiện tốt trong học tập, lao động, vui chơi. Các hoạt động uống nước nhớ nguồn, vòng tay bè bạn …luôn được hưởng ứng và đạt kết quả cao. Kết quả học tập từ đó cũng được nâng lên một cách rõ rệt. b. Đối với giáo viên: Sau gần một năm áp dụng biện pháp, mỗi thầy cô giáo cũng như Tổng Phụ trách Đội đều nắm chắc nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề, chủ điểm, thực sự có kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đặc biệt công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường rất hiệu quả. Việc củng cố. khắc sâu kiến thức cho học sinh rất tốt. Mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và học sinh, giữa giáo viên với giáo viên được củng cố và phát huy. Tâm lý ngại tổ chức các hoạt động ngoài tiết học không còn nữa. c. Đối với nhà trường: Nâng cao vai trò trách nhiệm của tập thể, cá nhân; phát huy sức mạnh của sự phối hợp cũng như sự đoàn kết nội bộ. Cơ sở vật chất trường học phần nào đáp ứng hoạt động giáo dục. Công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả tốt, được phụ huynh, học sinh tin yêu, mục tiêu giáo dục của nhà trường được đảm bảo, góp phần giữ vững và phát huy trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, làm cơ sở, điều kiện tiến tới trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ II trong năm 2016.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 440 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 221 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 170 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 192 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 176 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 25 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 103 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 148 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn