Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên dạy giỏi - Xây dựng chất lượng mũi nhọn trong trường Tiểu học Thanh Xuân Trung
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên, trong đó việc xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi là nòng cốt, có tác động quyết định đến kết quả dạy học và giáo dục của nhà trường tiểu học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên dạy giỏi - Xây dựng chất lượng mũi nhọn trong trường Tiểu học Thanh Xuân Trung
- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN TRUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY GIỎI - XÂY DỰNG CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN TRUNG Lĩnh vực/ Môn: Quản lí Cấp học: Tiểu học Tên Tác giả: Phạm Thị Quỳnh Hoa Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung Chức vụ: Phó Hiệu trưởng NĂM HỌC 2020-2021
- 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định: "Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững…". Để đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội, đối với hệ thống giáo dục nói chung và bậc tiểu học nói riêng, việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho những nhà quản lý cũng như mỗi người giáo viên. Chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường phụ thuộc phần lớn đội ngũ giáo viên, đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải trau dồi nâng cao tay nghề chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Muốn xây dựng trường tốt, nâng cao chất lượng dạy- học của thầy và trò, không gì quan trọng hơn là phải nâng cao trình độ người thầy về mọi mặt, rèn luyện phẩm chất chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết nhất trí, có tinh thần trách nhiệm cao, trong đó yêu cầu quan trọng nhất là phải rèn luyện tay nghề dạy giỏi. Chúng ta đều biết, muốn có học sinh giỏi, phải có giáo viên giỏi. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, nhu cầu học tập của học sinh ngày càng lớn, khả năng tiếp thu của các em cũng ngày càng cao, đòi hỏi giáo viên phải có tay nghề giảng dạy tốt. Cũng như bất cứ ngành nghề nào khác, trình độ đào tạo ban đầu của người giáo viên chỉ là điểm xuất phát, là vốn kiến thức và kĩ năng khởi nghiệp. Trong suốt quá trình hành nghề, người giáo viên phải luôn nâng cao năng lực nghề nghiệp của mình qua con đường tự học, qua các lớp bồi dưỡng, qua hội thảo trao đổi kinh nghiệm. Hiệu quả của công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên, trong đó việc xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi là nòng cốt, có tác động quyết định đến kết quả dạy học và giáo dục của nhà trường tiểu học. Tuy nhiên, với việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo chương trình mới, trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, để nhân rộng,
- 2 xây dựng được đội ngũ giáo viên dạy giỏi không phải là việc làm dễ dàng một sớm một chiều vì muốn dạy giỏi yêu cầu phải đầu tư nhiều về đổi mới phương pháp, biết cách tổ chức cho học sinh tham gia học tích cực, chủ động, …vì thế nhiều giáo viên chưa mạnh dạn đăng kí tham gia hội giảng giáo viên dạy giỏi. Trường tiểu học Thanh Xuân Trung là một trường mới, được thành lập và đi vào hoạt động từ năm học 2009 - 2010, công tác tổ chức, hoàn thiện nhân sự đã cơ bản hoàn thành, việc xây dựng chất lượng mũi nhọn trong giáo viên là một việc làm tối cần thiết. Với nhận thức sâu sắc như trên, là người cán bộ quản lí chuyên môn, tôi thường chú ý thực hiện nhiều biện pháp để “Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên dạy giỏi - Xây dựng chất lượng mũi nhọn trong trường Tiểu học Thanh Xuân Trung” nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường.
- 3 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận 1.1. Khái niệm bồi dưỡng: - Bồi dưỡng: Làm cho tốt hơn, giỏi hơn. (Từ điển Tiếng Việt). - Bồi dưỡng giáo viên: Là các hoạt động học tập, làm tăng thêm trình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng, thái độ nhằm giúp cho cán bộ, giáo viên thực hiện công tác có hiệu quả 1. 2. Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng giáo viên: - Xây dựng một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và vững về chất lượng để có khả năng thực hiện nội dung giáo dục toàn diện được quy định rõ trong kế hoạch giảng dạy của nhà trường.Đối với nhà trường đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng đội ngũ giáo viên, thì công tác bồi dưỡng phải được nhận thức sâu sắc và tổ chức thực hiện tốt. Vì vai trò và ý nghĩa lớn lao của công tác này nên chúng ta đặc biệt chú trọng đến hoạt động bồi dưỡng giáo viên phải mang tính chiến lược, thường xuyên và lâu dài nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của nhà trường. Việc bồi dưỡng giáo viên còn là quyền lợi, nghĩa vụ và nhu cầu của giáo viên. Công tác bồi dưỡng sẽ đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ của tất cả giáo viên, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.Tham gia hoạt động bồi dưỡng sẽ giúp cho giáo viên thuận lợi khi làm việc với chương trình mới, có thái độ tích cực, thích ứng với những thay đổi nhanh và thách thức của thời đại. Hoạt động bồi dưỡng được thực hiện bằng nhiều hình thức tại cơ sở, tại trường góp phần xây dựng tinh thần cộng tác, làm việc theo tổ, nhóm trong nhà trường. - Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng sẽ kích thích giáo viên làm việc chăm chỉ, tích cực để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Khi tham gia bồi dưỡng thường xuyên sẽ góp phần nâng cao ý thức, phương pháp, kỹ năng, thói quen tự học của giáo viên. - Công tác bồi dưỡng còn giúp giáo viên cảm nhận, tự đánh giá tốt hơn khi họ hoàn thành công việc và có sự tiến bộ trong công tác.
- 4 1.3. Nguyên tắc bồi dưỡng giáo viên: - Nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất giữa bồi dưỡng tư tưởng, chính trị đạo đức, với chuyên môn, nghiệp vụ và các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn. - Hoạt động bồi dưỡng không bao giờ kết thúc. Mỗi giáo viên cần phải xác định ra là phải học tập thường xuyên và suốt đời. - Mỗi tổ chuyên môn cần phải thiết kế chương trình bồi dưỡng riêng phù hợp. Nhu cầu bồi dưỡng giáo viên là công việc rất cấp bách trước yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Trong quá trình đổi mới nội dung và phương pháp bồi dưỡng giáo viên ở các cấp, một số nguyên tắc đã được đúc kết, được coi là sự vận dụng nguyên lý giáo dục của Đảng, Nhà nước trong nhà trường với thực tế trường mình. - Bồi dưỡng tại trường sẽ thành công hơn khi gửi cán bộ giáo viên bồi dưỡng nơi khác. Cần khuyến khích càng nhiều người bồi dưỡng càng tốt - Cần phân tích nhu cầu và mối quan tâm của giáo viên để đưa ra nội dung cách thức phù hợp “về tuổi tác, hiểu biết, kinh nghiệm, nhu cầu và hứng thú học tập”-Trong công tác bồi dưỡng cố gắng sử dụng tất cả các nguồn lực có sẵn trong nhà trường. - Bồi dưỡng thường xuyên giúp nhà trường luôn đổi mới và có thể đối mặt được những thử thách mới.Ngoài ra, giáo viên trong các trường tiểu học đại đa số là nữ, là thành phần giữ nhiều chức năng và nhiệm vụ trong nhà trường cũng như gia đình và xã hội. Họ sống rất giàu tình cảm, dễ cảm thông với nhau, hay trao đổi trò chuyện với nhau; công tác giảng dạy rất phù hợp với đặc điểm tâm lý và nhân cách của họ. Người giáo viên không chỉ là người thầy mà còn là người mẹ thứ hai của trẻ 2. Thực trạng vấn đề 2.1/.Thuận lợi: - Trường mới được thành lập. Đa số giáo viên đều nhiệt tình trong công tác, có ý thức trách nhiệm, có tinh thần đoàn kết nhất trí cao.
- 5 - Giáo viên trực tiếp giảng dạy của trường đủ về số lượng: 54 đồng chí. 100% đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và đang theo học để đạt chuẩn (năm 2023) - Các khối trưởng đều là giáo viên dạy giỏi có kinh nghiệm giảng dạy. - Mỗi khối đều có giáo viên nòng cốt, sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ. - Luôn có sự phối hợp nhịp nhàng trong Ban giám hiệu, giữa Ban giám hiệu với các khối trưởng và giáo viên. - Trong công tác chỉ đạo dạy học của nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo Quận Thanh Xuân. - Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập từng bước được cải thiện. Trường có đủ phòng học, có sân chơi, bãi tập cho học sinh học tập. - Trường mới thành lập, đa số giáo viên trẻ nên lòng nhiệt tình đối với nghề nghiệp cao, luôn có tinh thần học hỏi phấn đấu. Đa số giáo viên đều có nhận thức về nghề nghiệp, về ý thức tự hào, và có ý thức xây dựng truyền thống nhà trường. - Sự giúp đỡ về nhiều mặt của Ban đại diện cha mẹ học sinh và của địa phương đối với công tác dạy và học của trường có xu hướng tích cực hơn. - Đặc biệt nhà trường có các công ty, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thường xuyên giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó, giúp cơ sở vật chất cho dạy và học ngày càng hoàn thiện. - Các tổ chức đoàn thể của nhà trường như Công đoàn, chi bộ Đảng hoạt động đều tay, có hiệu quả, phát huy tác dụng tích cực đến công tác quản lý chỉ đạo dạy và học của nhà trường. - Đội ngũ giáo viên mới được bổ sung đều có trình độ chuẩn từ Đại học chính quy trở lên, có khả năng cập nhật kiến thức và vận dụng phương pháp dạy học tích cực, nhà trường được đầu tư một số giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết với công việc được giao.
- 6 2.2. Khó khăn: - Vì trường mới nên đa số giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Các đồng chí giáo viên có tuổi từ các trường khác, các tỉnh khác chuyển về nên việc tìm tiếng nói chung trong chuyên môn còn cần một thời gian đáng kể. - Một số giáo viên chưa nhiệt tình trong hoạt động, chưa thật sự coi trọng phong trào thi đua dạy giỏi, ngại phấn đấu. Với những thuận lợi và khó khăn trên, là một hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi đã trăn trở và suy nghĩ rất nhiều bởi vì việc xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi ở mỗi trường Tiểu học là việc làm hết sức quan trọng. Một tập thể chỉ tốt khi có nhiều thành viên tốt. Nhiều thành viên tốt sẽ xây dựng được tập thể vững mạnh. Khi đội ngũ giáo viên đồng đều về tay nghề giảng dạy thì chất lượng học sinh sẽ đồng đều hơn. Chính từ những suy nghĩ đó tôi đã tìm ra một số nội dung, biện pháp và các giải pháp thực hiện như sau: 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN ĐỂ XÂY DỰNG CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN 3.1. Xây dựng kế hoạch: Xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi để làm nòng cốt cho đội ngũ giáo viên toàn trường luôn được chúng tôi chú trọng thể hiện trong kế hoạch phát triển của nhà trường, trong đó có kế hoạch lâu dài về tình hình đội ngũ, giữ vững đội ngũ giáo viên dạy giỏi đã có và quy hoạch lâu dài. Nhà trường luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cốt cán, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên cho đội ngũ này và có kế hoạch bổ sung đội ngũ kế cận kịp thời. Để xây dựng kế hoạch lâu dài, chúng tôi bố trí những giáo viên dạy giỏi cấp Quận nhiều năm, có tinh thần trách nhiệm, có khả năng hướng dẫn, triển khai công việc… làm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. Cụ thể: - Tổ 1: Tổ trưởng là đồng chí Nguyễn Thị Thu Hằng - Tổ 2: Tổ trưởng là đồng chí Trần thị Bách - Tổ 3: Tổ trưởng là đồng chí Trịnh Thị Ánh Nhung
- 7 - Tổ 4: Tổ trưởng là đồng chí Nguyễn Thị Bích Thủy - Tổ 5: Tổ trưởng là đồng chí Nghiêm Thị Thanh Hương. Ngay từ đầu năm học chúng tôi lên kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi, trong đó có kế hoạch bồi dưỡng về tư tưởng, nhận thức chính trị, các kiến thức về đời sống, văn hoá, xã hội, …, kĩ năng và nghiệp vụ sư phạm. Đặc biệt trong các đợt hội giảng cấp trường, thi giáo viên dạy giỏi cấp Quận, chúng tôi lập kế hoạch hết sức chi tiết cho từng tổ. Ngay sau khi có lịch hội giảng, chúng tôi lên kế hoạch cho giáo viên tự soạn bài, chuẩn bị dạy thử cho khối góp ý trước, Ban giám hiệu góp ý sau. Vì số giáo viên của trường tham gia Hội giảng rất đông (100% giáo viên) nên việc lập kế hoạch chi tiết là không thể thiếu. KẾ HOẠCH HỘI GIẢNG GIÁO VIÊN CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2020- 2021 D¹y stt Hä vµ tªn gi¸o viªn M«n thi Bµi dù thi Líp Tù nhiªn vµ 1 Bïi ThÞ Mú 1A1 ¡n uèng hµng ngµy x· héi XÐ d¸n h×nh c©y ®¬n gi¶n 2 NguyÔn T.Thu H»ng 1A2 Thñ c«ng (TiÕt 2) 3 NguyÔn ThÞ Quúnh 1A3 Häc VÇn Bµi 23: ¤i - ¬i LÔ phÐp víi anh chÞ, 4 NguyÔn Quúnh Anh 1A4 §¹o ®øc nh-êng nhÞn em nhá 5 NguyÔn T.Lan Ph-¬ng 1A5 To¸n Sè 0 trong phÐp céng 6 NguyÔn ThÞ BÝch Hång 2A1 TËp ®äc Bót cña c« gi¸o 7 TrÇn Mai Linh 2A2 To¸n LuyÖn tËp 8 NguyÔn ThÞ Ph-îng 2A3 To¸n LuyÖn TËp Tù nhiªn vµ 9 NguyÔn T.Chóc Quúnh 2A4 Tiªu hãa thøc ¨n x· héi
- 8 D¹y stt Hä vµ tªn gi¸o viªn M«n thi Bµi dù thi Líp KÓ LT chuyÖn theo tranh. 10 NguyÔn Thu Ng©n 2A5 TËp lµm v¨n vÒ Thêi khãa biÓu 11 TrÞnh ThÞ ¸nh Nhung 3A1 TNXH Qu¶ 12 TrÇn Thanh Nga 3A2 §¹o ®øc Tù lµm lÊy viÖc cña m×nh 13 TrÞnh ThÞ Hång NhËt 3A3 TËp lµm v¨n KÓ vÒ mét ng-êi hµng xãm 14 §µm ThÞ ¸nh TuyÕt 3A4 To¸n LuyÖn tËp 15 Bïi ThÞ Thu HiÒn 3A5 To¸n GÊp 1 sè lªn nhiÒu lÇn NÕu chóng m×nh cã phÐp 16 Mai ThÞ H¶o 4A1 TËp ®äc l¹ 17 NguyÔn ThÞ Thanh ViÖt 4A2 TËp ®äc Trung thu ®éc lËp 18 NguyÔn ThÞ HuyÒn 4A3 KÓ chuyÖn Lêi -íc d-íi tr¨ng M©y ®-îc h×nh thµnh nh- 19 NguyÔn T.Mai H-¬ng 4A4 Khoa häc thÕ nµo Nghiªm T.Thanh VÏ 2 ®-êng th¼ng vu«ng 20 4A5 To¸n H-¬ng gãc 21 TrÇn ThÞ B¸ch 5A1 TËp ®äc £ - Mi – Li Më réng vèn tõ: Thiªn 22 Bïi ThÞ MÕn 5A2 LTVC nhiªn 23 NguyÔn ThÞ BÝch Thñy 5A3 To¸n So s¸nh 2 sè thËp ph©n 24 Ph¹m ThÞ HÖ Ng©n 5A4 LÞch sö §¶ng CS ViÖt Nam ra ®êi 25 Mai ThÞ Thu Ngäc 5A5 To¸n Kh¸i niÖm sè thËp ph©n 26 Ph¹m Hång Anh 5A2 TiÕng Anh Unit 3: Jobs
- 9 D¹y stt Hä vµ tªn gi¸o viªn M«n thi Bµi dù thi Líp 27 Quách Thị Dung 4A5 TiÕng Anh Unit 4: My classroom 28 Phạm Thúy Mỵ 2A5 ¢m nh¹c Bµi: Chóc mõng sinh nhËt 29 Hoµng Kim Chi 1A2 ¢m nh¹c Häc h¸t: Lý c©y xanh Hai ®éng t¸c bµi TD p/t 30 Ng« ThÞ Kim LuyÖn 3A1 ThÓ dôc chung. Trß ch¬i “ ChuyÒn bãng tiÕp søc” §éng t¸c v-¬n thë, tay - 31 NguyÔn Trung Qu¶ng 3A2 ThÓ dôc Trß ch¬i “ MÌo ®uæi chuét” 32 Ph¹m ThÞ Minh H»ng 2A5 Mü thuËt T« mµu vµo h×nh vÏ 33 Hoµng ThÞ HiÒn 2A1 Mü ThuËt VÏ theo mÉu: VÏ c¸i mò 30 tiÕt tèt, 3 Tæng tiÕt kh¸. 3.2. Nâng cao tư tưởng, nhận thức chính trị cho đội ngũ giáo viên Việc nâng cao nhận thức cho giáo viên là rất quan trọng, vì khi có nhận thức chính trị đúng đắn, giáo viên mới xác định tốt nhiệm vụ chính trị của bản thân để có hướng phấn đấu vươn lên, tự mình bồi dưỡng, tiếp thu tốt và thường xuyên vận dụng vào thực tế để giảng dạy tốt hơn, hiệu quả cao hơn. - Chúng tôi thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên được nghe báo cáo thời sự, kịp thời phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính sách của địa phương. - Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên được tiếp xúc với các phương tiện thông tin báo chí; kịp thời phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt trong các cuộc họp Chi bộ, chúng tôi luôn quán triệt kĩ để từng đảng viên nắm bắt tốt và thực hiện gương mẫu. - Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc thi đua dạy giỏi cho đội ngũ cốt cán, cho mọi giáo viên qua tuyên truyền, qua học tập các văn bản.
- 10 - Nhà trường đầu tư xây dựng thư viện có nhiều loại sách, tư liệu tham khảo, các loại tạp chí, báo chí để giáo viên cập nhật thông tin. 3.3. Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập nâng cao trình độ mọi mặt Một nhà trường mà các giáo viên được thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt thì chất lượng giáo dục mới được nâng cao và theo kịp xu hướng giáo dục của thời đại. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, chúng tôi thường xuyên vận động giáo viên tự nguyện tham gia học tập nâng cao trình độ, thông qua danh sách đi học trong hội đồng sư phạm để mọi người đều biết và động viên, theo gương nhau chuẩn bị tinh thần, kinh phí, sắp xếp công việc công việc gia đình, … để đi học. Chúng tôi luôn quan tâm, động viên, khuyến khích, tham mưu cùng tổ giáo vụ phân tích những lợi ích khi học tập bồi dưỡng, động viên tinh thần, sắp xếp thời khóa biểu hợp lí, tạo điều kiện cho giáo viên đi học, tập huấn, … Kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên được đánh giá và cập nhật thường xuyên. Việc đánh giá thông qua công tác dự giờ, thi lý thuyết, hội giảng, viết tổng kết sáng kiến kinh nghiệm… Phối hợp giữa Công đoàn chính quyền tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên cả về thời gian và kinh phí để khuyến khích họ tích cực trau dồi học tập, nâng cao trình độ mọi mặt… - Xây dựng đội ngũ cốt cán về chuyên môn. Xây dựng cơ sở vật chất, tạo điều kiện làm việc và học tập tốt cho cán bộ và giáo viên: tủ sách, xếp thời khoá biểu hợp lý, cải tiến lịch họp… - Tổ chức cho giáo viên soạn câu hỏi trắc nghiệm để ghi nhớ những nội dung liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn, ví dụ: cả trường đã soạn được hơn 500 câu hỏi ôn tập bồi dưỡng thường xuyên, … - Tổ chức cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng theo kế hoạch của ngành, tham gia hội giảng, dự giờ, chuyên đề, sinh hoạt khối, ... Hướng dẫn giáo viên trao đổi, giao lưu qua mạng. Tổ chức được 05 buổi bồi dưỡng cho giáo viên
- 11 + Xây dựng hình ảnh động. + Phương pháp soạn giáo án điện tử . + Xây dựng bài giảng E-Learning. + Cách khai thác thông tin trên mạng. + Phương pháp chuyển và nhận các dữ liệu thông tin. - Triển khai văn bản kịp thời, đưa ra những ví dụ cụ thể, lưu ý những vấn đề mấu chốt, dễ lầm lẫn. Tôi luôn nghiên cứu kĩ rồi mới triển khai để có thể giải đáp những thắc mắc của giáo viên. - Khuyến khích giáo viên tăng cường sử dụng tin học và học thêm ngoại ngữ để có thể tự truy cập mạng. Phát động phong trào sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu thông tin trên mạng Internet để xây dựng nguồn tư liệu phục vụ giảng dạy và học tập. - Động viên giáo viên nghiên cứu, đề xuất sáng kiến về đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao tay nghề giảng dạy. - Nhà trường luôn có chế độ động viên thi đua khen thưởng kịp thời với những giáo viên có thành tích cao trong các cuộc thi. Ngay từ đầu năm học chúng tôi đã đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ, chế độ thưởng cho giáo viên dạy giỏi, giáo viên có học sinh đạt giải các cấp. 3.4. Tăng cường công tác dự giờ thăm lớp : Để đánh giá tay nghề giảng dạy của giáo viên trong thực tế, chúng tôi thường xuyên dự giờ và tổ chức cho giáo viên dự giờ. Để góp ý được chính xác, chúng tôi luôn yêu cầu giáo viên trước khi dự giờ phải nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo, từ điển, …, đặc biệt là nắm vững chương trình môn học, nắm vững vị trí của bài dạy trong chương trình để hiểu rõ mục đích yêu cầu bài dạy. Thông qua dự giờ kiểm tra, chúng tôi đánh giá xếp loại tay nghề để giáo viên nhìn nhận đúng khả năng năng lực của mình từ đó có ý thức phấn đấu. Việc đánh giá tay nghề được công khai trên hội đồng sư phạm nhà trường để mỗi giáo viên đều ý thức được danh dự nhà giáo mà có hướng phấn đấu ở những giờ dạy tiếp theo.
- 12 Dự giờ được tiến hành dưới nhiều hình thức: Báo trước, không báo trước, dự giờ song song, dự giờ có mời đồng nghiệp cùng dự, dự giờ có sử dụng công nghệ thông tin… Chúng tôi đặc biệt chú ý dự giờ hội giảng, chuyên đế, tiết có sử dụng công nghệ thông tin. Hàng năm nhà trường đều duy trì hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường mục đích để mỗi giáo viên có dịp tốt học tập về phương pháp giảng dạy, các kỹ năng đứng lớp, về các hình thức tổ chức lớp, .... để bổ sung kiến thức, bổ sung trình độ nghiệp vụ cho mình Sau mỗi tiết dạy, chúng tôi đều cùng với tổ chuyên môn phân tích những ưu khuyết điểm của từng hoạt động, của từng bài dạy. Việc làm này nhằm mục đích giới thiệu những điểm hay, điểm mới để giáo viên có thể vận dung, bổ sung cho bản thân. Trên cơ sở hội thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, chúng tôi tiến hành động viên giáo viên tham gia thi cấp Quận, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phân công khối trưởng luôn đi sát hướng dẫn cụ thể cho giáo viên về chuyên môn, về nghiệp vụ, về cách xử lý tình huống sư phạm,… Thường xuyên thăm lớp tạo tâm lý ổn định cho giáo viên đồng thời giải quyết ngay các vướng mắc, những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong từng bài dạy cụ thể. Để chuẩn bị cho công tác hội giảng, chúng tôi thực hiện như sau: - Các tổ khối đăng ký bài dự thi, môn dự thi ngay từ đầu học kỳ,BGH sắp xếp công khai lịch Hội giảng để giáo viên toàn trường có thể sắp xếp dự giờ của bạn ở nhiều khối để có thể học hỏi. - Sau mỗi tiết dự giờ, gợi mở để giáo viên trình bày phương án giảng dạy của mình, qua đó phân tích cụ thể để giáo viên lựa chọn được phương án giảng dạy phù hợp với lớp mình. - Khi nhận được kế hoạch chính thức của Phòng Giáo dục & Đào tạo, Sở vế việc tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp quận chúng tôi tiến hành họp toàn bộ giáo viên các khối có giáo viên tham dự hội thi và phân công cụ thể :
- 13 + GV dự thi: Chuẩn bị các thiết kế bài dạy với phong thái tự tin, bản lĩnh và tự lập. + Khối: Tăng thời gian họp khối định kỳ để góp ý về các thiết kế bài soạn cho giáo viên (đối với các bài khó), về các hình thức tổ chức hoạt động trên lớp,… Kiểm tra và làm thêm đồ dùng dạy học nếu cần.. + Ban giám hiệu có trách nhiệm thông báo nội dung và hình thức thi, ngày và lớp thể hiện, cung cấp các tài liệu, văn bản liên quan đến vấn đề thi, hỗ trợ tinh thần và chuẩn bị cơ sở vật chất. Chúng tôi luôn định hướng, động viên giáo viên bình tĩnh, tự tin để có thể giải quyết tốt các tình huống. - Đối với các thiết kế bài dạy, chúng tôi cùng với tổ khối đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi ý,… Nhiệm vụ chính trong việc định hướng các hoạt động vẫn là người giáo viên. Hội giảng giúp giáo viên củng cố kiến thức các bước lên lớp mỗi môn, mỗi phân môn, học tập kinh nghiệm sư phạm: tri thức, phương pháp, phong thái sư phạm, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy học của mình mỗi ngày một vững vàng về kiến thức, nhuần nhuyễn về phương pháp. Sau khi dự giờ hội giảng, chúng tôi mở chuyên đề đánh giá những ưu điểm, những tồn tại trong hoạt động chuyên môn của một đợt hội giảng nhằm thúc đẩy sự sáng tạo, sự đột phá, sự đổi mới trong việc linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học. Khích lệ được những giáo viên có nhiều cố gắng trong chuyên môn, từ đó tạo lên phong trào thi đua dạy tốt học tốt. Kết quả đạt được trong Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở: + XL Giỏi: 30 tiết + XL Khá: 3 tiết * Đánh giá – Rút kinh nghiệm sau Hội giảng - Tất cả các tiết dạy đúng đặc trưng bộ môn. Nội dung kiến thức đảm bảo đủ, chính xác, có trọng tâm. Giáo viên xác định và dạy đúng mục tiêu. 100% các tiết dạy đều đảm bảo đúng chuẩn kiến thức kỹ năng tiểu học. - Giáo viên đã chú ý đổi mới phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho học sinh được chủ động tham gia vào các hoạt động học tập.
- 14 - 100% các tiết dạy đều có sử dụng đồ dùng dạy học và sử dụng hợp lý. - Giáo viên trình bày bảng khoa học, rõ ràng. - Giáo viên khối 1 nghiêm túc thực hiện việc động viên, đánh giá học sinh bằng nhận xét, không đánh giá bằng điểm số. - Ở khối 4 và khối 5 đã tiến hành cho học sinh ghi bài theo cô giáo. Học sinh ghi được các kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài. - Tất cả các tiết Hội giảng đã ứng dụng CNTT. Việc ứng dụng CNTT được tiến hành một cách hợp lý, đã kết hợp hài hoà giữa bảng đen và màn hình. * CÇn rót kinh nghiÖm qua c¸c tiÕt d¹y: - §å dïng d¹y häc ®«i lóc ch-a khai th¸c triÖt ®Ó. Cã mét vµi tiÕt d¹y gi¸o viªn cßn l¹m dông ph-¬ng tiÖn d¹y häc hiÖn ®¹i. - Cuối mỗi năm học, chúng tôi đều tham mưu với Ban đại diện Cha mẹ học sinh để thưởng cho giáo viên dạy giỏi cấp Quận trở lên. Kết quả đạt: + Giáo viên dạy giỏi cấp Quận: 14 đồng chí. + Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Quận: 2 đồng chí. 3.5. Tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học cấp trường: Năm học 2020 – 2021 nhà trường đã tổ chức được 20 Chuyên đề. Khối Môn/ Người thực Tháng Tên chuyên đề Tên bài lớp Phân môn hiện Dạy học vần theo định Bài 1C: ô - ơ Nguyễn Thị hướng phát triển năng 1A8 Học vần (tiết 1) Lan Phương lực Phát huy tính chủ động 9 Nguyễn Thị của HS trong tiết học Số 4, số 5 1A4 Toán Thu Hằng Toán Đi bộ và qua Đào Thị Thu An toàn cho học sinh 3A8 ATGT đường an toàn Hường Bùi Thị Thu 10 Đổi mới 4A2 Toán Hiền
- 15 Khối Môn/ Người thực Tháng Tên chuyên đề Tên bài lớp Phân môn hiện Phát huy năng lực của Trịnh Thị Kim HS trong tiết học 4A3 LTVC Phú Luyện từ và câu Nguyễn Thị Em yêu thủ đô Em yêu Hà Nội 5A4 HĐTT Thanh Việt Ứng dụng bảng Tích hợp HĐTN trong nhân, chia trong Trịnh Thị Ánh 3A5 Toán môn Toán thực hành và Nhung tính toán Phát huy khả năng Mĩ thuật sáng tạo của học sinh 2A5 LT và Câu Trần Thị Bách thông qua tiết học Tăng cường tính trải Nguyễn Thị nghiệm trong môn Tự Ăn uống đầy đủ 2A3 TNXH Thanh Hương nhiên xã hội Phát huy tính chủ động Phạm Thùy 4A4 LTVC của HS trong tiết học Linh Phát huy năng lực của Vượt qua tình Nghiêm Thị HS trong tiết học Lịch 5 Lịch sử thế hiểm nghèo Thanh Hương sử 11 Sử dụng đồ dùng hiệu Đàm Thị Ánh quả trong dạy học 3A9 Toán Tuyết Toán lớp 3 Tìm một số Phát huy tính chủ động Nguyễn Thị hạng trong một 2A1 Toán trong giờ học Chúc Quỳnh tổng
- 16 Khối Môn/ Người thực Tháng Tên chuyên đề Tên bài lớp Phân môn hiện Phát huy năng lực học CĐ Nguyễn Thị tập của học sinh trong Toán Quận Liên Hương tiết Toán Dạy học Tin học theo Bài 2. Xoay Vũ Thị Lan định hướng phát triển hình, viết chữ 5 Tin học Hương năng lực học sinh lên hình vẽ Bùi Thị Diệu Chuyên đề Toán 4A7 Toán Anh Tăng cường tính chủ Các nước láng Nguyễn Thị động của học sinh giềng của Việt 5A1 Địa lí Hồng Trang trong tiết Địa lí Nam 3A7 Ứng dụng CNTT trong Nguyễn Thu - CĐ Tiếng Việt 12 dạy học Tiếng Việt Ngân Quận 2A7 Cách ngồi, nằm NSTLVM CĐ NSTLVM Vũ Thúy Hồng của em. Quận Phát huy khả năng Ôn tập bài hát Phạm Thị Thúy sáng tạo của học sinh Quê hương tươi k2 Âm nhạc Mỵ trong giờ hát nhạc đẹp Ngô Thị Kim Chuyên đề Khoa học 4A1 Khoa học Luyện Tăng cường hoạt động Ngày Tết quê Phạm Thị Hệ trải nghiệm cho học 5A3 HĐTN em Ngân 1 sinh Dạy học tích hợp trong Quả 3A1 TN&XH Mai Thị Hảo môn TN&XH
- 17 Khối Môn/ Người thực Tháng Tên chuyên đề Tên bài lớp Phân môn hiện Tăng cường các hoạt Ai ngoan sẽ Nguyễn Tuyết động nhóm trong giờ 2A6 Tập đọc được thưởng Hạnh Tập đọc Phát huy khả năng chủ Phép tính cộng Trần Hoàng động của học sinh 1A5 Toán dạng 25+34 Linh trong giờ học Toán Tìm hiểu truyền thống Ngày Tết quê 2 3A6 HĐTT Hoàng Kim Chi văn hóa em Chủ đề 7: Trang NSTLVM phục của em Mĩ thuật Hoàng Thị Hiền (tiết 2) Phát huy tính chủ động Nguyễn Thị của HS trong tiết học 4A6 Toán Huyền Toán Chuyên đề sinh hoạt Nguyễn Thị 4A5 Chủ nhiệm chủ nhiệm Bích Thủy Phát huy vai trò của Đào Thị học sinh trong tiết Tập Nghĩa thầy trò 5A2 Tập đọc Phương Lan đọc 3 Phát huy năng lực học Buổi học Thể Nguyễn Thị 3A3 Tập đọc tập của học sinh dục Bích Hồng Tăng cường hoạt động Tự giác làm việc Nguyễn Thị trải nghiệm trong môn 1A7 Đạo đức nhà Hoa đạo đức Phát huy năng lực của Tên bài: Cây đa Nguyễn Phương học sinh trong tiết Tập 2A1 Tập đọc quê hương Thảo đọc
- 18 Khối Môn/ Người thực Tháng Tên chuyên đề Tên bài lớp Phân môn hiện tăng cường tính chủ Động tác vươn Nguyễn Trung động, sáng tạo trong thở và tay - Trò Thể dục Quảng giờ thể dục chơi vận động Tăng cường khả năng Ôn tập: Động tự học trong tiết Khoa 5A Khoa học vật và thực vật học Vận dụng năng lực chủ Trái Đất là 1 Phạm Ánh động, sáng tạo của HS hành tinh trong 3A4 TN&XH 4 Nguyệt trong tiết TN&XH hệ Mặt trời Biết ơn cha mẹ và thầy Tên bài: Yêu 2A4 SHCN Mai Thu Ngọc cô quý mẹ và cô Giữ vệ sinh cá Nguyễn Hồng Hoạt động trải nghiệm 1A3 HĐTN nhân Hạnh Dạy học phát huy tính 5 tích cực, tự giác của Mưa Tập đọc Nguyễn Thị học sinh 3A2 Phượng * Đánh giá – Rút kinh nghiệm: - Trong quá trình dự Chuyên đề chúng tôi yêu cầu giáo viên dự giờ phải nắm bắt được tiến trình, phương pháp dạy học của một dạng bài nào đó. Việc dự giờ chuyên đề đã thúc đẩy hoạt động chuyên môn, giáo viên có cơ hội trao đổi những kinh nghiệm dạy học, việc làm đó tôn vinh những nhà giáo có nhiều kinh nghiệm và thúc đẩy việc dạy học theo hướng sáng tạo, đổi mới phương pháp… Dự giờ chuyên đề nhờ thế đã đẩy mạnh hoạt động tổ chuyên môn, tháo gỡ những khó khăn chuyên môn cấp khối tổ gặp phải, làm chỗ dựa vững chắc cho giáo viên trẻ mới ra trường củng cố hơn về tay nghề.
- 19 Ví dụ: Để xây dựng được một chuyên đề tất cả giáo viên của khối đã bàn bạc lên phương án giải quyết và đề xuất những hình thức tổ chức dạy học. Sau khi chuyên đề được thực hiện cả tổ đã nghe những ý kiến đóng góp của các đồng chí cán bộ giáo viên trong tổ cùng dự, cùng trao đổi những việc bạn chưa làm được thể hiện qua chuyên đề. 3.6. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: - Khuyến khích giáo viên dạy học và soạn giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, lúc đầu là những tiết dạy trong hội giảng được sự hỗ trợ của những cán bộ giáo viên có hiểu biết nhiều về công nghệ thông tin. - Nhân điển hình bằng việc tuyên dương những tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, tuyên dương những giáo viên đi đầu trong việc tiếp cận công nghệ thông tin. - Trong hội giảng hoặc dự giờ toàn diện, tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin được cộng điểm ưu tiên. 100% giáo viên sử dụng ƯDCNTT đạt kết quả cao. - Sau khi dự Ban giám hiệu chúng tôi cùng tổ chuyên môn góp ý cho giáo viên về hình thức tổ chức dạy học, về việc ứng dụng công nghệ thông tin sao cho hợp lý, hiệu quả nhất - Có 15 bài tham gia thi bài giảng E-Learning cấp trường trong đó có 4 bài giảng E-Learning tham gia thi cấp Quận. + 03 giải Ba + 01 giải Khuyến khích 3.7. Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn: - Thường xuyên kiểm tra, rút kinh nghiệm cho giáo viên trong công tác soạn giảng, chấm chữa bài, sử dụng đồ dùng dạy học, ... - Yêu cầu giáo viên cần đảm bảo quy chế chuyên môn về soạn giáo án: + Thể hiện rõ mục đích yêu cầu về nội dung, xác định trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt ở mỗi tiết học. + Lựa chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp điều kiện cơ sở vật chất của lớp, phù hợp nội dung bài dạy. Chọn phương án sắp xếp bàn ghế phù hợp với các hình thức tổ chức, các hoạt động dạy- học.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 220 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 169 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 189 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 175 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 102 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 147 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn