intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Dạy mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch tích hợp liên môn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

67
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là để có thể áp dụng ở trường chúng tôi và một số trường trong thành phố với mục đích là giúp học sinh khỏi bỡ ngỡ khi thay đổi cách học, nắm được các chủ đề, tạo ra nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó học sinh thích thú môn học mỹ thuật và tích hợp liên môn như thể dục, toán ,tiếng việt, âm nhạc ... giúp giáo viên có một số phương pháp giảng dạy mới tiên tiến hiện đại khi áp dụng thực tế phù hợp điều kiện đơn vị trường mình đang công tác nhằm đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp, hướng học sinh vào đúng trọng tâm yêu cầu của từng chủ đề và thu hút học sinh trong quá học tập, đem lại hiệu quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Dạy mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch tích hợp liên môn

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu.   Hiện nay vấn đề đổi mới giáo dục là một vấn đề  then chốt để  phát triển nhân cách  học sinh một cách toàn diện. Một trong những môn học góp phần không nhỏ đến việc  đổi mới phương pháp giáo dục tích hợp liên môn các môn học ở trong nhà trường phổ  thông đó là môn Mỹ thuật. Là môn học năng khiếu cung cấp và trang bị cho học sinh   những hiểu biết ban đầu về nghệ thuật. Môn mỹ thuật giúp cho học sinh phát triển về  tư  duy, trí tưởng tưởng với không gian đa chiều 2D, 3D, 4D kết hợp với màu sắc đa  dạng giúp cho học sinh hình thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ góp  phần giáo dục toàn diện cho học sinh.          Kết quả  đạt được trong giảng dạy của mỗi một giáo viên chính là chất lượng  giáo dục học sinh. Phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả  giáo dục bộ  môn mỹ  thuật trong nhà trường phổ  thông Phương pháp luôn luôn gắn  liền với nội dung môn học. Chính điều đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu và viết đề  tài:“Dạy mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch tích hợp liên môn ”. 2. Tên sáng kiến: “ Dạy mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch tích hợp liên môn   ”. 3. Tác giả sáng kiến. ­ Họ và tên: Hoàng Đức Thắng ­ Địa chỉ: Trường Tiểu học Hội Hợp A ­ Thành phố Vĩnh Yên ­ Điện thoại: 0988758212                   Email: thhoangducthang12@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Hoàng Đức Thắng – Giáo viên trường Tiểu học Hội Hợp A­ Thành phố  Vĩnh Yên –   Tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:  Sáng kiến được áp dụng trong ngành giáo dục; môn mỹ thuật .           Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích rút ra kinh nghiệm để có thể áp dụng   ở  trường chúng tôi và một số  trường trong thành phố  với mục đích là giúp học sinh   khỏi bỡ  ngỡ  khi thay đổi cách học, nắm được các chủ  đề, tạo ra nhiều sản phẩm  phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó học sinh thích thú môn học mỹ  thuật và tích hợp   liên môn như  thể  dục, toán ,tiếng việt, âm nhạc ... giúp giáo viên có một số  phương  pháp giảng dạy mới tiên tiến hiện đại khi áp dụng thực tế  phù hợp điều kiện đơn vị 
  2. trường mình đang công tác nhằm đáp  ứng được yêu cầu về  đổi mới phương pháp,   hướng học sinh vào đúng trọng tâm yêu cầu của từng chủ đề và thu hút học sinh trong   quá học tập, đem lại hiệu quả cao. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 6 tháng 9 năm 2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến. 7.1. Cơ sở lý luận.          Phương pháp dạy học có vai trò rất quan trọng, nó sẽ  là công cụ  giúp học sinh   hứng thú học tập hơn. Hơn nữa, trong xu thế xã hội ngày càng phát triển, sự đổi mới   của đất nước, nền giáo dục cũng có những thay đổi căn bản cả  về  nội dung lẫn  phương pháp dạy học và ngày càng hội nhập sâu vào sự  tiến bộ  chung của các nền   giáo dục trong khu vực và trên thế  giới. Vì vậy việc vận dụng các phương pháp dạy  học tiến bộ, tích cực trong tất cả  các môn học nói chung cũng như  trong giảng dạy  môn mỹ thuật ở trường tiểu học nói riêng cũng là phù hợp với xu thế chung của nền   giáo dục hiện đại và là cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục của môn học. Đổi  mới phương pháp dạy học môn mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch đáp ứng được   yêu cầu hội nhập và phát triển nền giáo dục hiện đại.  Điểm mới khi dạy tích hợp liên môn đối với học sinh và giáo viên:              Đối với học sinh: Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối  với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học  các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp  vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải  học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá  tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng  dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. Ưu điểm khi dạy tích hợp liên môn với giáo viên:             Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu  hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu  và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do:             Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên  phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am  hiểu về những kiến thức liên môn đó;             Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên  không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng  hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối  hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
  3.  7.2. Thực trạng của vấn đề. *Thuận lợi. ­   Nhà  trương ̀   luôn   luôn   taọ   điêu ̣   khuyên ̀   kiên, ́   khich, ̣   viên   giao ́   đông ́   viên   ap ̣   ́   dung phương phap m ́ ơi cua Đan Mach vao day môn Mi Thuât. ́ ̉ ̣ ̀ ̣ ̃ ̣                  ­   Cơ   sở   vật   chất   :   Đã   có   phòng   chức   năng   riêng   cho   môn   mĩ   thuật.                 ­ Giáo viên nhiệt tình tâm huyết với nghề.                 ­ Học sinh rất hứng thú với dạy học tích hợp.                 ­ Học sinh làm quen và thực hiện phương pháp Đan Mạch trong thời gian 3   năm rất thuận lợi trong việc trao đổi nội dung để thống nhất chủ đề vẽ tranh phác họa  bố cục các mảng chính mảng phụ…Tạo ra nhiều sản phẩm phong phú đa dạng, sáng  tạo có tính thẩm mỹ cao. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng dạy học liên môn.  *Khó khăn.        ­ Cơ  sở  vật chất: Tuy nhà trường đã có phòng chức năng riêng và có tủ  đựng đồ  dùng nhưng quá nhỏ nên việc cất giữ đồ dùng  của tất cả các khối lớp gặp nhiều khó  khăn.       ­ Số  học sinh trong 1 lớp đông phòng học trật hẹp không gian cho học sinh hoạt   động hạn chế.      ­ Đồ dùng thiết bị phục vụ cho giảng dạy giáo viên tự làm.      ­ Dạy học tích hợp có những khó khăn nhất định đòi hỏi người giáo viên phải thực   sự tìm tòi, chuẩn bị chu đáo, chủ động vận dụng linh hoạt vào từng chủ đề khác nhau,  nhằm thu hút sự tham gia của tất cả các em học sinh.      ­ Giáo viên dạy mĩ thuật phải có nhiều thời gian đầu tư  vào tiết học sao cho phù  hợp với đối tượng hoc sinh. 7.2.1. Đặc điểm tình hình.     Các em ở lứa tuổi Tiểu học tâm sinh lý chưa có sự thay đổi đáng kể, trí nhớ chưa phát   triển nên rất dễ mau quên, những chú ý có chủ định chưa hình thành rõ nét, khả năng   tập trung chú ý chưa sâu, dễ  bị  phân tán. Tuy vậy những gì để  lại cho các em những  ấn tượng, những rung động mạnh mẽ cũng tạo nên chú ý của các em.             Hoạt động tư  duy của các em chưa có nhiều chuyển biến, tư  duy trừu tượng   chưa hình thành và phát triển rõ rệt, tư duy cụ thể giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc  của tư  duy. Vì vậy hoạt động tư  duy của các em phụ  thuộc rất lớn vào biểu tượng   trực quan, nội dung trực quan sẽ  để  lại cho các em  ấn tượng nhiều hơn là các nội  dung trừu tượng, khả năng lập luận, suy đoán, diễn đạt chưa hình thành rõ nét.
  4. 7.2.2. Quy mô trường lớp năm học 2018 ­ 2019            ­ Năm học 2018­ 2019 nhà trường có 575 học sinh chia làm  lớp 20 lớp             ­ Tổng số CBQL, Giáo viên và nhân viên là 26 người trong đó có 01 giáo viên mỹ  thuật. 7.2.3. Kết quả khảo sát học sinh trước khi áp dụng sáng kiến.                                         Kết quả xếp loại trước khi áp dụng sáng kiến.     Xếp    Năm  TS loại Ghi chú học Hoàn  Hoàn  Chưa  thành  thành hoàn  tốt thành SL % SL % SL %   2017 ­ 2018 541 350 64,7 191 25,3 0 0     7.3. Các biện pháp của vấn đề nghiên cứu  Phương pháp dạy học mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch gồm 7 quy trình việc áp   dụng dạy tích hợp liên môn phải dựa trên các chủ  đề, mục tiêu, nội dung của chủ đề  và xác định phương pháp dạy học phù hợp để tích hợp dạy liên môn cho phù hợp, các   phương pháp dạy học có những đặc tích khác nhau vì vậy khi vận dụng dạy tích hợp  giáo viên phải chủ  động linh hoạt trong điều kiện dạy học thực tế  nhằm đảm bảo   hiệu quả cao nhất trong hoạt động dạy học: + Quy trình 1 Vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện + Quy trình 2 Vẽ biểu cảm + Quy trình 3 Vẽ theo nền nhạc + Quy trình 4 Xây dựng cốt truyện + Quy trình 5 Tạo hình 3D + Quy trình 6 Điêu khắc nghệ thuật tạo hình không gian + Quy trình 7 Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn
  5. 7.3.1. Quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện:          Thông qua quy trình này học sinh sẽ phát triển được khả năng: Biến những quan  sát về con người thành tranh vẽ, nhận biết và phân được điểm và đặc tính của các loại   chất liệu vẽ  khác nhau, hợp tác và hoạt động theo nhóm, tạo ra các câu chuyện  ấn   tượng phù hợp với chủ đề bài học, vẽ và trải nghiệm hiệu ứng màu sắc, hiểu và biểu  đạt được ý nghĩa của câu chuyện của chính các em và của các bạn khác. Với những  mục tiêu phương pháp vẽ  cùng nhau và sáng tác câu chuyện giáo viên lựa chọn tích   hợp với môn học khác như thể dục, tiếng Việt, dực trên các hoạt động của quy trình   dể áp dụng dạy liên môn có hiệu quả. * Các hoạt động quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện  ­ HOẠT ĐỘNG 1: Vẽ theo quan sát  ­ HOẠT ĐỘNG 2:Trưng bày ngân hàng hình ảnh  ­ HOẠT ĐỘNG 3: Sáng tác tranh theo chủ đề  ­ HOẠT ĐỘNG 4: Chia sẻ nội dung câu chuyện  ­ HOẠT ĐỘNG 5: Tô màu làm phong phú câu chuyện  ­ HOẠT ĐỘNG 6: Trưng bày và thuyết trình về sản phẩm Ví dụ: Chủ đề 5 sự chuyển động của dáng người mỹ thuật 4. Hoạt động 1 vẽ theo quan sát các hình dáng đang nhảy dây, đá cầu, cầu lông, chạy   nhảy, các động tác thể dục... Hoạt động 4 sáng tác các câu chuyện từ ngân hàng hình dáng của hoạt động 1  giáo viên kết hợp phân môn kể chuyện để xếp sắp thành nội dung dẫn dắt học  sinh sáng tác câu chuyện theo hướng dẫn của giáo viên. 7.3.2. Quy trình vẽ biểu cảm :          Với quy trình này học sinh quan sát tập trung, khi vẽ chủ yếu kết hợp giữa mất   và tay, học sinh không nhìn vào giấy khi vẽ. Những bức vẽ rất  ấn tượng đôi khi hài   ước, thậm chí những bức chân dung chỉ nhận ra những bộ phận cơ thể như mắt, mũi...   Quy trình này giúp học sinh phát triển khả năng làm việc tập trung, phát triển một cách  thức khác của quan sát, nhận biết cách sử dụng màu tự nhiên và ấn tượng, so sách các   tác phẩm tự nhiên và ấn tượng. Với quy trình này khi tích hợp dạy liên môn giúp học  sinh ước lượng tỷ lệ giữa trí tưởng tượng và thao tác kỹ năng rèn luyện tay để thu hẹp   khoảng cách kỹ  năng thực hành. Giúp học sình hình thành logich toán học, những nét  biểu cảm về trạng thái trên khuôn mặt như  buồn, vui, cười nói...là cách diễn tả  cảm   súc nhân vật khi kể chuyện hay sắm vai nhân vật là hình thức dạy tích hợp môn tiếng  Việt
  6. * Các hoạt động quy trình vẽ  biểu cảm  ­ HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát và vẽ không nhìn giấy  ­ HOẠT ĐỘNG 2:Thảo luận về các đường nét biểu cảm  ­ HOẠT ĐỘNG 3: Thể hiện tranh biểu cảm bằng đường nét  ­ HOẠT ĐỘNG 4: Thảo luận nội dung trưng bày sản phẩm Ví dụ hoạt động 1hình thành phát triển logich toán học, hoạt động 2 là cách diễn  tả cảm súc nhân vật khi kể chuyện hay sắm vai nhân vật là hình thức dạy tích hợp   môn tiếng Việt. 7.3.3. Quy trình vẽ theo nền nhạc:           Âm nhạc luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam,  âm nhạc và giai điệu luôn gây hứng khởi cho học sinh. Quy trình này kết hợp giữa âm  nhạc và mỹ thuật để tạo sự hứng thú, trí tưởng tượng óc sáng tạo. Học sinh lắng nghe  và vận động, di chuyển theo giai điệu của âm nhạc, chuyển âm thanh và giai điệu  thành những đường nét từ sự hứng khởi, phát triển trí tưởng tượng trong quá trình tạo  ra sản phẩm, sáng tạo ra sản phẩm mới từ bức tranh nhiều màu sắc được tạo ra theo  giai điệu âm nhạc. Thông qua quy trình này giáo viên kết hợp nội dung dạy tích hợp  với môn âm nhạc gây nhiều hứng thú cho học sinh. * Các hoạt động quy trình vẽ theo âm nhạc  ­ HOẠT ĐỘNG 1: Nghe nhạc hoặc các nhịp điệu tiết tấu và vẽ theo giai điệu  ­ HOẠT ĐỘNG 2: Từ vẽ tranh đến thưởng thức, cảm nhận về màu sắc  ­ HOẠT ĐỘNG 3: Lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng tượng  ­ HOẠT ĐỘNG 4: Tạo bức tranh theo tưởng tượng hoặc các sản phẩm trang trí  ­ HOẠT ĐỘNG 5: Trưng bày , thảo luận, đánh giá sản phẩm   Ví dụ hoạt động 1 học sinh nghe nhạc nhảy theo tiết tấu, nhịp điệu đường nét vẽ  theo nhịp điệu tạo ra mảng đậm nhạt rất phong phú và đa dạng.              7.3.4. Quy trình xây dựng cốt truyện:         Quy trình xây dựng cốt chuyện là quy trình lấy học sinh làm trung tâm khơi gợi  tính tích cực của học sinh trên cơ sở những gì học sinh đã biết và theo mỗi quan tâm  của các em, học sinh chủ động trong quá trình học tập, học sinh trở thành người giải  quyết vấn đề, thôi thúc học sinh tìm hiểu, sáng tạo nhân vật và xây dựng tích cách  nhân vật, hình thành xây dựng mối quan hệ các nhân vật, tưởng tượng tượng và tìm  kiếm thông tin về văn hóa và điều kiện sống, phối hợp để giải quyết vấn đề gặp 
  7. phải. Thông qua quy trình này học sinh được ôn lại những câu chuyện ngụ ngôn, thần  thoại, của việt nam cũng như của các nước trên thế giới như câu chuyện Tấm cám,  cây tre trăm đốt, Hoàng tử Ếch, Thánh Gióng, cô bé quàng khăn đỏ, cô bé lọ lem... từ đó  học sinh xây dựng các hình tượng mới trong suy nghĩ và cảm nhận của mình. * Các hoạt động quy trình xây dựng cốt truyện ­ HOẠT ĐỘNG 1: Tạo hình nhân vật( Bằng xé dán, nặn, dây thép, phế liệu hoặc chất  liệu khác…)  ­ HOẠT ĐỘNG 2:Giới thiệu tính cách của các nhân vật tưởng tượng  ­ HOẠT ĐỘNG 3: Từ hình tượng độc lập liên kết thành một nội dung chủ đề  ­ HOẠT ĐỘNG 4: Tưởng tượng thu thập kiến thức và tạo ra ngữ cảnh cho điểm đến  ­ HOẠT ĐỘNG 5: Trưng bày , đánh giá sản phẩm Ví dụ hoạt động 1 thông qua các câu chuyện đã được học hoặc nghe kể học sinh  xây dựng hình tượng của nhóm mình, cá nhân mình thích để tạo thành nhân vật  điển hình. Hoạt động 5 học sinh trưng bày nêu nội dung cốt chuyện từ đó giúp  học sinh hình thành kỹ năng kể chuyện. 7.3.5. Quy trình tạo hình 3D:        Quy trình này giúp cho học sinh có khả năng cùng nhau tạo ra sơ đồ tư duy về một  chủ đề đã được lựa chọn, sáng tạo từ chí nhớ, tìm ra sự khác nhau thông qua quan sát,  lắp ghép các vật tìm được để tạo thành một mô hình biểu đạt không gian 3 chiều, làm  việc theo nhóm để giúp đỡ lẫn nhau hoành thành sản phẩm.Đối với quy trình tạo hình  3D tích hợp với môn toán học sinh có trí tưởng tượng, óc sáng tạo về hình khối, ước  lượng tỷ lệ tạo điều kiện để học sinh học tốt môn toán hơn. * Các hoạt động quy trình tạo hình 3D tiếp cận chủ đề  ­ HOẠT ĐỘNG 1: Khám phá chủ đề  ­ HOẠT ĐỘNG 2:Vẽ  và tô màu theo trí nhớ  ­ HOẠT ĐỘNG 3: Tạo sản phẩm  bằng những vật tìm được  ­ HOẠT ĐỘNG 4: Gắn sản phẩm theo chủ đề  ­ HOẠT ĐỘNG 5: Trưng bày , đánh giá sản phẩm Ví dụ thông qua hoạt động 3 học sinh tạo hình bằng không gian ba chiều ước  lượng tỷ lệ hính dáng tạo hình với không gian tỷ lệ hoạt cảnh, tỷ lệ người so với   cây cối nhà cửa... 7.3.6. Quy trình điêu khắc nghệ thuật tạo hình không gian:
  8.           Việt Nam có truyền thống lâu đời về các làng nghề thủ công và mỹ nghệ với  nhiều tác phẩm giáo dục thẩm mỹ ví dụ nặn tò he, múa rối...Thông qua quy trình này  học sinh phát triển khả năng hình thành các ý tưởng, phác thảo dựa trên quan sát, sắm  vai hoặc cảm giác khối và không gian, tạo câu chuyện không gian bằng khám phá, tạo  hình ghép nối từ nhiều vật liệu khác nhau, hiểu được hiệu ứng hình dáng, màu sắc và  các thành phần khác nhau khi tạo một hoạt cảnh. Giao tiếp với nhau về nội dung câu  chuyện vai trò của tạo hình không gian. Giáo viên tích hợp các nội dung đã được học  môn tiếng Việt, môn đạo đức Lịch sử như các câu chuyện, hình tượng các nhân vật lá  lành đùm lá rách... * Các hoạt động quy trình điêu khắc –nghệ thuật tạo hình không gian + Tạo hình bằng dây thép uốn và giấy bồi  ­ HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát và tạo hình người bằng dây thép  ­ HOẠT ĐỘNG 2:Từ hình tĩnh chuyển sang hình động  ­ HOẠT ĐỘNG 3: Tạo hình khối trở nên sống động  ­ HOẠT ĐỘNG 4: Sắp đặt hình khối  theo chủ đề  ­ HOẠT ĐỘNG 5: Trưng bày , đánh giá sản phẩm Ví dụ qua hoạt động 4 học sinh xây dựng chủ đề và thuyết trình theo chủ đề, rèn  luyện kỹ năng hùng biện giúp học sinh học tốt môn tiếng Việt +Hoạt cảnh với các nhân vật được nặn từ đất sét, đất nặn màu  ­ HOẠT ĐỘNG 1: Đóng kịch dựa trên các hình mẫu tương phản  ­ HOẠT ĐỘNG 2:Nặn hình khối tương phản bằng đất sét hoặc đất màu  ­ HOẠT ĐỘNG 3: Đưa các tác phẩm điêu khắc vào trong hoạt cảnh  ­ HOẠT ĐỘNG 4: Trưng bày  và thuyết trình về hoạt cảnh Ví dụ hoạt động 1 học sinh sắm vai nhân vật tương phản, nhân vật anh hùng, tấm   gương  giúp học sinh thể hiện tính cách của nhân vật, diễn xuất, biểu cảm theo  nhân vật. 7.3.7. Quy trình tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn:         Thông qua quy trình này học sinh phát triển được năng lực tạo con rối từ tưởng  tượng bằng các đồ vật tìm được và nhiều chất liệu khác nhau, xây dựng nội dung  buổi biểu diễn dựa trên những câu chuyện dân gian, cổ tích, truyền thuyết hoặc câu  chuyện của mình, hợp tác tương tác trong hoạt động nhóm, hiểu và đề cao loại hình  nghệ thuật múa rối và hiểu được tầm quan trọng của loại hình nghệ thuật này trong 
  9. nền văn hóa Việt Nam. Giáo viên tích hợp các nội dung đã được học môn tiếng Việt  thông qua các nội dung câu truyện cổ tích, nhân vật... * Các hoạt động quy trình tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn  ­ HOẠT ĐỘNG 1: Tạo sơ đồ tư duy với chủ điểm “Trình diễn múa rối ”  ­ HOẠT ĐỘNG 2: Tạo hình con rối  ­ HOẠT ĐỘNG 3: Diễn tập, biểu diễn và đánh giá buổi trình diễn múa rối. Học sinh trưng bày sản phẩm của mình các bạn trong lớp thảo luận đánh giá kết quả   Ví dụ thông qua hoạt động 3 giúp học sinh có nhưỡng kỹ năng diễn xuất hợp tác  nhóm, thuyết trình sản phẩm.                7.4. Về khả năng áp dụng sáng kiến:           Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy bộ  môn mỹ  thuật của  nhà trường. Trong  những năm học vừa qua tôi đã vận dụng vào học sinh toàn trường về cơ bản đáp ứng  tốt được yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định của Bộ  Giáo Dục ­ Đào tạo   đề ra, góp phần nâng cao chất lượng học sinh trong nhà trường. Với phương pháp kết hợp lý thuyết với thực hành học sinh nắm vững và nhớ  kiến  thức ngay tại lớp. Đồng thời tạo sự  hứng thú, yêu thích giờ  học mỹ  thuật của học   sinh, góp phần nâng cao hiệu quả tiết dạy. Trong đơn vị  trường tiểu học Hội Hợp A trong năm qua đã áp dụng những giải pháp  mới nêu trên có hiệu quả  khá tốt. Tỷ  lệ  học sinh toàn trường đạt hoàn thành tốt  bộ  môn mỹ  thuật và các môn học dạy tích hợp liên tục tăng năm học 2018­2019 đạt trên  70%. Theo bản thân tôi thì các trường khác có thể  áp dụng được. Song đòi hỏi người  thầy trước hết phải là người thực sự say sưa với chuyên môn, thực sự tâm huyết với  nghề nghiệp. Hiểu rõ vai trò quan trọng của việc sử dụng đồ dùng dạy học tự làm và  truyền đạt kiến thức cho học sinh dễ hiểu nhất. Tích cực đào sâu nghiên cứu, học hỏi   ở đồng nghiệp để có kinh nghiệm dạy tốt hơn. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có 9. Các điều kiện để áp dụng sáng kiến. Để áp dụng sáng kiến này cần những điều kiện sau: ­ Đối tượng học sinh: Là những học sinh Tiểu học. ­ Có đủ sách học  mỹ thuật và có đủ đồ dùng để học sinh có thể thực hành. ­ Đối với giáo viên: Phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có tính sáng tạo trong sử  dụng phương pháp dạy học mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch tích hợp liên môn 
  10. phù hợp điều kiện cơ sở vật chất thực trạng của nhà trường, có lòng yêu nghề mến  trẻ và tâm huyết với nghề. 10. Lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến. 10.1. Lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến tác giả: ­ Học sinh hứng thú học môn mỹ thuật hơn. ­ Học sinh được trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng. ­ học sinh tự tin hơn trong các hoạt động giáo dục ­ Học sinh tạo ra nhiều sản phẩm có tính sáng tạo.            ­ Giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các  môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó.            ­ Giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức kiểm  tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học.            ­ Giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối  hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.            Kết quả xếp loại chất lượng sau khi áp dụng sáng kiến.     Xếp  Ghi chú Năm  TS loại học Hoàn  Hoàn  Chưa  thành  thành hoàn  tốt thành SL % SL % SL %   2018­2019 575 411 71,5 164 28,5 0 0   Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học mỹ thuật tích  hợp liên môn đã trình bày  ở  trên giúp các em học sinh không những nắm vững kiến   thức mà còn thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, yêu thích môn  học hơn, có chất lượng thực sự. 10.2. Lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức cá nhân: + Hiệu quả: Thông qua việc thay đổi cách dạy qua từng bài học, kết hợp giữa lý  thuyết và thực hành giúp các em thay đổi không khí, tiết học diễn ra nhẹ  nhàng, đạt   được hiệu quả tốt hơn, tránh sự nhàm chán trong tiết học. Học sinh bước đầu từng bước nắm vững các kiến thức cơ bản có hiệu quả.
  11.           + Làm tài liệu nghiên cứu.           + Có thể áp dụng rộng rãi ra các ý tưởng.         Nhưng tiêt day đ ̃ ́ ̣ ược ap dung theo ph ́ ̣ ương phap m ́ ơi cua Đan Mach tích h ́ ̉ ̣ ợp liên   ̃ ̣ ược môt sô kêt qua nh môn đa đat đ ̣ ́ ́ ̉ ư sau:           + Giáo viên  lập kế hoạch và tổ chức những quy trình dạy học linh hoạt phù hợp  với điều kiện của nhà trường. Tổ  chức đánh giá liên tục quá trình học mỹ  thuật tích  hợp để  phát triển các năng lực học tập, khả  năng sáng tạo và kĩ năng sống cho mỗi   học sinh. + Giáo viên chủ động sáng tạo vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức   dạy học.           + Học sinh say mê học tập hơn, không bị áp lực nhiều về mặt thời gian hoặc sợ  mình không làm được. + Đối với học sinh cá biệt, học sinh trở  nên hứng thú hơn, ham thích hoạt động thể  hiện rõ ở việc làm việc theo nhóm. + Đối với học sinh có năng khiếu thì được bộc lộ khả năng của mình, qua đó tinh thần   hợp tác nhóm trong môn Mĩ thuật và các môn học khác được nâng cao. + Sáng tạo mĩ thuật và qua đó biểu đạt bản thân qua suy nghĩ, tình cảm, mong muốn,   tạo ra nhiều sản phẩm đẹp và sáng tạo độc đáo và thú vị.  + Hiểu cảm nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm/tác phẩm mĩ thuật (phân   tích,đánh giá được sản phẩm/tác phẩm). + Giao tiếp, trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm/tác phẩm mĩ  thuật. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử sáng kiến. Phạm vi/Lĩnh  Tên tổ chức/cá  vực Số TT Địa chỉ   nhân áp dụng sáng  kiến 1 Hoàng   ĐứcTi   ểu   học   Hội Trường Tiểu học   Thắng Hợp A Hội Hợp, ngày tháng năm 2019                                    Hội Hợp ,ngày 22 tháng 4 năm 2019 Xác nhận của Lãnh đạo nhà trường                                 Người viết báo cáo
  12.                                                                                                                                                                                                      Hoàng Đức Thắng  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2