Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Dạy Tiếng Anh giao tiếp cho học sinh khối 5 qua Tài liệu giáo dục địa phương tại huyện CưMgar
lượt xem 3
download
Sáng kiến này được viết ra nhằm mục đ ch giúp cho: Giáo viên: không ngừng tìm tòi, học hỏi đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp năng lực và đối tượng học sinh tùy vào thực tế giảng dạy, nhất là hiện nay chúng ta đang thực hiện Dạy học theo hướng phát triển năng lực cho người học, dạy học theo đường hướng giao tiếp. Ngoài ra, khuyến khích giáo viên mạnh dạn thay đổi, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy. Học sinh: chủ động hơn trong việc học tiếng Anh, học là để phục vụ cho hoạt động giao tiếp và sử dụng được tiếng Anh trong thực tế đời sống hằng ngày.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Dạy Tiếng Anh giao tiếp cho học sinh khối 5 qua Tài liệu giáo dục địa phương tại huyện CưMgar
- I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Ngày 22 tháng 12 năm 2017, chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2025, trong các định hướng được đưa ra, bản thân tôi rất trăn trở với định hướng thứ nhất: “Tạo bước đột phá về chất lượng dạy và học ngoại ngữ cho các cấp học và trình độ đào tạo, khuyến khích đưa ngoại ngữ vào nhà trường từ bậc mầm non và các hoạt động xã hội. Đẩy mạnh dạy ngoại ngữ tích hợp trong các môn học khác và dạy các môn học khác (như toán và các môn khoa học, môn chuyên ngành...) bằng ngoại ngữ.” Chương trình nhấn mạnh một số quan điểm sau: Xây dựng dựa trên nền tảng lý luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học hiện đại; năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học; kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp thông qua nghe, nói, đọc, viết; xây dựng theo hướng mở; không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ qui định những yêu cầu cần đạt về năng lực giao tiếp nghe, nói, đọc và viết cho mỗi lớp và gợi ý một số chủ đề, chủ điểm chính gắn với chuẩn đầu ra từng cấp học; đảm bảo lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học; đảm bảo t nh li n thông và tiếp nối của việc dạy học Tiếng Anh giữa các cấp; đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo và tính mở nhằm đáp ứng nhu cầu và phù hợp với điều kiện dạy học tiếng Anh đa dạng ở các địa phương. Do đó, trong quá trình giảng dạy ở trên lớp, tôi dành nhiều thời gian vào việc làm thế nào để giúp các em học sinh yêu thích bộ môn tiếng Anh nói chung và phát triển kĩ năng giao tiếp nói riêng. Các em học sinh phải thực hành được hỏi và trả lời một số thông tin cơ bản về địa phương, giới thiệu được một số điểm nổi tiếng ở địa phương cho người khác biết. Đó là l do vì sao tôi chọn đề tài : “ Dạy Tiếng Anh giao tiếp cho học sinh khối 5 qua Tài liệu giáo dục địa phương tại huyện CưMgar” 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Sáng kiến này được viết ra nhằm mục đ ch giúp cho:
- -2- - Giáo viên: không ngừng tìm tòi, học hỏi đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp năng lực và đối tượng học sinh tùy vào thực tế giảng dạy, nhất là hiện nay chúng ta đang thực hiện Dạy học theo hướng phát triển năng lực cho người học, dạy học theo đường hướng giao tiếp. Ngoài ra, khuyến khích giáo viên mạnh dạn thay đổi, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy. - Học sinh: chủ động hơn trong việc học tiếng Anh, học là để phục vụ cho hoạt động giao tiếp và sử dụng được tiếng Anh trong thực tế đời sống hằng ngày. 3. Đối tượng nghiên cứu - Tiếng Anh giao tiếp cho học sinh khối 5 và tài liệu giáo dục địa phương môn Tiếng Anh. 4. Giới hạn của đề tài Đ ch đến của môn tiếng Anh là khả năng giao tiếp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, khả năng này của học sinh tiểu học là rất thấp. Việc không thể nghe, không hiểu, phát âm không chuẩn và không nhớ từ để sử dụng trong giao tiếp khiến học sinh không thể trò chuyện hay nói những câu cơ bản nhất. Ở cấp độ tiểu học, các em học sinh đang trong quá trình t ch lũy ngôn ngữ, các em bổ sung nguồn từ vựng, các mâu câu cơ bản nhất để tìm kiếm và giải đáp thông tin cơ bản về bản thân, gia đình, nhà trường, cuốc sống xung quanh. Vì vậy, nghiên cứu này tôi chỉ áp dụng được cho các em học sinh khá, giỏi môn Tiếng Anh khối 5 ở trường và các trường tiểu học trong toàn huyện. 5. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện nghiên cứu này, tôi sử dụng tích hợp các phương pháp lại với nhau để đánh giá kết quả thu được bằng cả định t nh và định lượng. Phương pháp quan sát để xác định mức độ chú ý, thu hút của bài học đối với học sinh. Phương pháp thực nghiệm cho học sinh làm bài hàng ngày để lấy kết quả, số liệu cụ thể. Phương pháp thống kê, phân tích các số liệu để đưa ra kết quả nghiên cứu.
- -3- II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Theo Chương trình giáo dục phổ thông chương trình môn Tiếng Anh (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đối với Cấp tiểu học thì: - “Sau khi học xong môn Tiếng Anh cấp tiểu học, học sinh có thể đạt được trình độ tiếng Anh Bậc 1 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể là: “Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/bạn bè, … Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ”. - Thông qua môn Tiếng Anh, học sinh có những hiểu biết ban đầu về đất nước, con người và nền văn hoá của một số nước nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới; có thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh; biết tự hào, yêu quý và trân trọng ngôn ngữ và nền văn hoá của dân tộc mình; phát triển các phẩm chất như yêu thương, tôn trọng bản thân, bạn bè, gia đình, môi trường, chăm chỉ và trung thực. Phương pháp giáo dục chủ đạo trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp. Đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp cho phép sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh, vào khả năng sử dụng các quy tắc ngữ pháp để tạo ra các câu đúng và phù hợp thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp có những điểm tương đồng với đường hướng lấy người học làm trung tâm trong giáo dục học. Phương pháp giảng dạy theo đường hướng giao tiếp (Communicative Approach). Phương pháp này y u cầu việc giảng dạy nói chung và giảng dạy ngữ pháp nói riêng phải dựa trên các tình huống thực tế. Tiến trình dạy và học ngữ pháp
- -4- được thực hiện bằng cách “học đi đôi với hành”, trong đó học sinh bắt buộc phải tham gia vào các hoạt động nhóm hoặc hợp tác hoàn thành các nhiêm vụ đòi hỏi có sự giao tiếp giữa học sinh với giáo viên hay giữa học sinh với học sinh, từ đó học sinh có thể tiếp thu và ghi nhớ các quy tắc ngữ pháp một cách tự nhiên. Giảng dạy ngữ pháp theo đường hướng giao tiếp đòi hỏi học sinh phải làm việc nhiều hơn là chỉ đơn thuần học thuộc lòng từ vựng, cụm từ danh từ, cụm động từ, giới từ, mạo từ và các cấu trúc ngữ pháp khác. Nó thúc đẩy việc áp dụng các phương pháp giảng dạy có hiệu quả và hữu ch để hướng dẫn, giúp đỡ và khuyến khích học sinh nhìn nhận và sử dụng ngữ pháp như một công cụ truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng và chính xác. Do đó, giáo vi n ngoại ngữ cần phải tự mình thay đổi và kết hợp các phương pháp giảng dạy khác nhau nhằm giúp cho việc dạy và học Tiếng Anh trở nên thiết thực và nhẹ nhàng hơn bằng cách tổ chức các hoạt động li n quan đến giao tiếp trong lớp học. Giáo viên phải hiểu rằng mỗi học sinh học theo một cách khác nhau và có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. Từ đó, giáo viên cần điều chỉnh các hoạt động của lớp học dựa trên nhu cầu và năng lực khác nhau của học sinh thay vì ép buộc học sinh phải đi theo một mô hình duy nhất. Sự đa dạng trong các phương pháp giảng dạy và các hoạt động trong lớp học sẽ giúp học sinh phát triển hơn khả năng tiếp thu và sự tự tin trong quá trình học ngoại ngữ của mình. Trước đây, rất nhiều giáo viên tiếng Anh chỉ dạy ngữ pháp dựa trên những cấu trúc có sẵn mà không có bất kỳ sự chuyển đổi linh hoạt nào cho phù hợp với các bối cảnh giao tiếp thực tế. Tuy nhiên, hiện nay, phương pháp giảng dạy theo đường hướng giao tiếp đã được áp dụng rộng rãi trong các lớp học ngoại ngữ. Phương pháp này lấy năng lực giao tiếp làm mục đ ch của việc giảng dạy, và để đạt được mục đ ch đó, chương trình đào tạo cũng như phương pháp giảng dạy đều phải được xây dựng dựa trên các hoạt động giao tiếp. Các cấu trúc ngữ pháp phải được thể hiện trong các ngữ cảnh giao tiếp có ý nghĩa. Khi học sinh nhận thấy rằng bối cảnh giao tiếp liên quan trực tiếp đến các
- -5- tình huống thực tế, các em sẽ quan tâm hơn đến việc học cách truyền đạt thông tin đúng ngữ pháp. Thứ hai, các cấu trúc ngữ pháp phải phù hợp với mục đ ch giao tiếp của học sinh. Điều này đòi hỏi giảng viên phải thường xuyên tìm hiểu và phân tích nhu cầu của người học để xác định rằng những gì chúng ta giảng dạy là phù hợp với những gì người học mong đợi và cần trong giao tiếp thực tế. Từ những yêu cầu trên, bản thân tôi thấy rõ được những vấn đề khó khăn đang gặp phải trong quá trình dạy và học tiếng Anh ở bậc tiểu học. Trong một lớp học, tỉ lệ học sinh có thể hiểu và sử dụng được những kiến thức đã học để giao tiếp tốt, cụ thể là nghe và nói tốt là rất t. Trước hết, phần lớn là giáo vi n chưa cập nhật và tiếp cận được những thay đổi trong phương pháp giảng dạy, chưa chú ý đến từng đối tượng học sinh cụ thể, chưa lấy học sinh làm trung tâm. Tiếp đến là do tâm l người học, học sinh tiểu học chưa ý thức được đầy đủ việc học tiếng Anh của mình là để làm gì, từ đó chưa có động lực và phương pháp học đúng đắn và hiệu quả. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Nhìn chung hiện nay, việc dạy học tiếng Anh ở các cấp phổ thông nói chung và cấp tiểu học nói riêng còn có nhiều bất cập. Trong các tiết dạy, phần lớn giáo vi n thường đặt nặng vấn đề lý thuyết, cung cấp từ vựng và ngữ pháp cho học sinh bằng cách viết từ mới, mẫu câu lên bảng để học trò chép và dịch nghĩa mà t hoặc không sử dụng các phương pháp trực quan sinh động như: Tổ chức các buổi giao lưu với nhiều trò chơi, kể chuyện, đố vui... Điều này khiến học sinh chỉ có thể nhớ từ vựng một cách thụ động nên rất dễ quên và không thể vận dụng được vào văn phong giao tiếp. Việc tạo ra môi trường học tập có nhiều hoạt động linh hoạt mới có thể khơi gợi niềm hứng thú học tập, kiến thức sẽ được tiếp thu một cách tự nhiên mà không tạo ra áp lực, sức ép cho học sinh. Năm học 2018 -2019, sở Giáo dục và đào tạo tỉnh ĐăkLăk đã tổ chức Hội thi “Hùng biện tiếng Anh cấp Tiểu học” với mục đ ch:
- -6- Góp phần thúc đẩy việc thực hiện thành công Kế hoạch triển khai Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2011-2020” tỉnh Đắk Lắk. - Tạo sân chơi phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Anh cho học sinh tiểu học; qua đó góp phần rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm và năng lực hùng biện bằng tiếng Anh. - Tạo cơ hội cho cán bộ quản lý, giáo vi n đánh giá được các hoạt động giảng dạy tiếng Anh của đơn vị mình, để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các đơn vị với nhau. Nội dung: Tập trung vào 4 chủ đề sau: - Giới thiệu về địa lý huyện thị xã thành phố nơi bạn sinh sống - Giới thiệu ẩm thực huyện thị xã thành phố nơi bạn sinh sống - Giới thiệu về con người huyện thị xã thành phố nơi bạn sinh sống - Giới thiệu địa danh huyện thị xã thành phố nơi bạn sinh sống Hình thức: Các đội tham dự tự xây dựng Powerpoint theo các chủ đề được cho sẵn, khi thi sẽ bốc thăm thứ tự và cặp thi trước 01 ngày diễn ra cuộc thi. Học sinh 2 đội thi sẽ bốc thăm chủ đề tại thời điểm thi, lần lượt mỗi đội sẽ có 05 phút để thuyết trình . Sau phần thuyết trình, lần lượt mỗi đội sẽ trả lời 02 câu hỏi từ đội bạn về nội dung đội mình đã thuyết trình, thời gian chuẩn bị để trả lời câu hỏi là 1 phút, đội đặt câu hỏi sẽ chuẩn bị câu hỏi trong thời gian đội bạn thuyết trình, hai câu hỏi sẽ được hỏi cùng một lúc. Mỗi đội sẽ có 02 phút để trả lời câu hỏi. Tiêu chí: - Trình bày được thông điệp của bài thuyết trình. - Kỹ năng làm việc nhóm. - Kỹ năng thuyết trình. - Kỹ năng phản biện.
- -7- - Kỹ năng ngôn ngữ . Khi đó, tôi được giao phụ trách đội thi dự thi cấp huyện. Vì đây lần đầu tiên tham gia cuộc thi, kinh nghiệm chưa có, thời gian chuẩn bị cũng khá hạn hẹp trường tôi chỉ đạt giải khuyến kh ch, đứng thứ 4 trong 16 đội tham gia dự thi. Kết quả này là tương đối thấp so với một trường ở trung tâm huyện. Điều này làm bản thân tôi rất băn khoăn, trăn trở và nghiêm khắc tự kiểm điểm lại bản thân trong quá trình bồi dưỡng, chuẩn bị cho học sinh dự thi, tôi nhận ra một số hạn chế còn tồn tại cần khắc phục như sau: Tại thời điểm đó, theo ý kiến cá nhân của tôi, xét theo nội dung và hình thức của cuộc thi thì giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều, từ nội dung bài thuyết trình cho tới phần powerpoint, từ cách đặt câu hỏi cho tới phần trả lời phản biện, giáo viên đều phải chuẩn bị sẳn hết cho học sinh. Vì tôi là người mới chuyển đến sống tại huyện CưMgar n n trong cuộc thi đó, tôi phải đi tìm, thu thập dữ liệu, thông tin liên quan đến vị tr địa lí, dân cư, ẩm thực và con người ở huyện. Việc tìm kiếm thông tin cung khá là khó khăn và chưa được chính xác lắm vì không có một tài liệu cụ thể nào ghi rõ ràng được hết tất cả những mảng thông tin đó. Vì thời gian gấp rút nên tôi về viết luôn bài thuyết trình cho học sinh, yêu cầu học sinh học thuộc, soạn luôn phần power point, dạy cho học sinh cách trình bày, cách nói trước công chúng. Cái mà học sinh chưa hề được làm quen trước đó, ch nh là kĩ năng thuyết trình trước đám đông. Ở trong giờ học, các em chỉ nói, đóng vai, hát với các bạn trong lớp, hay trong các buổi sinh hoạt chuy n đề, các em chỉ tham gia theo đội chơi chứ hiếm có cơ hội để các em đứng một mình, nói trước mọi người, mà giờ lại nói bằng Tiếng Anh, thì trở ngại để các em nói được một cách trôi chảy tự nhiên là rất lớn. Trong cuộc thi này đó, tôi đã chọn 4 em học sinh lớp 5 xuất sắc nhất qua vòng loại cấp trường để tham gia luyện tập, 4 em đều có kiến thức ngôn ngữ chắc, cũng tự tin mạnh dạn, ở nhà các em ghi nhớ bài tốt nhưng tới lúc dự thi, thì những điểm yếu của các em đã thể hiện rõ ra. Các em thiếu kĩ năng thuyết trình, phản xạ ngôn
- -8- ngữ chưa tốt, chưa linh hoạt áp dụng các kiến thức ngôn ngữ vào tình huống giao tiếp thực tế, còn ngại ngùng, e dè trước đám đông. Không những vậy, kết quả khảo sát đại trà của học sinh ở tất cả các kĩ năng cũng tương đối thấp, đặc biệt là kĩ năng nghe và nói, tỉ lệ các em học sinh chưa đạt ở các kĩ năng này còn cao. Dưới đây là bảng thống kê kết quả khảo sát học kì 1 năm học 2018-2019, khảo sát năng lực theo đề chung của Phòng giáo dục theo khung tiêu chuẩn Châu Âu của học sinh khối 5. KẾT QUẢ KHẢO SÁT Mức NGHE % ĐỌC % VIẾT % NÓI % CỘNG % A 20 14,9 23 17,2 9 6,7 13 9,7 12 8,9 B 36 26,9 65 48,5 24 17,9 36 26,9 8 5,9 C 69 51,5 38 28,4 26 19,4 45 33,6 66 49,4 CCG 9 6,7 8 5,9 75 55,9 40 29,8 48 35,8 Cộng 134 100 134 100 134 100 134 100 134 100 Nhìn vào bảng thống kê ở trên, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy được rằng tỉ lệ học sinh khá giỏi ở từng kĩ năng và kết quả tổng hợp lại cả bộ môn rất thấp. Và ở kĩ năng nói cũng thế, tỉ lệ học sinh khá giỏi chỉ chiếm 36,6% trong khi tỉ lệ học sinh trung bình và chưa hoàn thành là 63,4%. Kĩ năng nói chỉ thi những kiến thức liên quan đến chương trình đã học mà kết quả còn chưa tốt, còn chưa nói đến tỉ lệ các em học sinh có thể áp dụng được kiến thức đã học để giao tiếp trog hoàn cảnh thực tế. Vì thế, kết quả khảo sát này khiến bản thân tôi thực sự trăn trở về chất lượng dạy và học trong những năm học tiếp theo, đặc biệt là kĩ năng nói tiếng Anh của học sinh. Cũng trong năm học 2018-2019, sở GD-ĐT triển khai dạy tích hợp Tài liệu giáo dục địa phương môn Tiếng Anh tiểu học với sách mang t n “Đắk Lắk my lovely hometown”. Theo các công văn số 5977 BGDĐT và số 5982 BGDĐT ngày 7-7-2008 của Bộ GD-ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa
- -9- phương ở cấp tiểu học, THCS và THPT từ năm học 2008 – 2009 thì các trường tổ chức dạy tích hợp, lồng ghép tài liệu giáo dục điạ phương ở một số môn học. “Đắk Lắk my lovely hometown” là một quyển sách bản thân tôi thấy rất hữu ích cho giáo viên dạy Tiếng Anh giao tiếp cho học sinh về nơi mình đang sống một cách gần gũi và thực tiễn nhất, các em có thể: Học sinh biết giới thiệu tên, dân tộc gì và sống ở đâu. Học sinh nắm được số liệu dân số Đắk Lắk và tiểu sử của nhân vật nổi tiếng của Đắk Lắk như biết tiểu sử của Y Moan - ca sĩ nổi tiếng của Đắk Lắk. Học sinh nắm được thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức của 2 lễ hội nổi tiếng là Lễ hội cà phê ở Thành phố Buôn Ma Thuột và Lễ hội đua voi ở huyện Buôn Đôn. Học sinh nắm được các lễ hội nổi tiếng, thời gian diễn ra các lễ hội và có danh sách sưu tầm về các lễ hội trong tỉnh. Học sinh sẽ biết về đặc điểm thời tiết của Đắk Lắk và biết hỏi và trả lời về thời tiết của các huyện/thị xã TP tr n địa bàn tỉnh. Học sinh hỏi và trả lời được các câu hỏi về hoạt động theo mùa và nắm được thông tin về khí hậu ở Đắk Lắk. Học sinh nắm được t n các món ăn đặc sản và các trái cây đặc sản của Đắk Lắk. Học sinh biết về tác dụng của mật ong, một đặc sản của Đắk Lắk và biết cách mô tả cách làm nước trái cây với mật ong. Học sinh biết được những điểm du lịch nổi tiếng của Đắk Lắk, có thể đặt câu hỏi và trả lời về phương tiện có thể đi đến những địa điểm đó. Từ nhu cầu thực tế ở trường, tôi suy nghĩ cách làm nào để học sinh có nguồn dữ liệu để có thể thực hành hỏi và trả lời, giới thiệu về huyện Cưmgar một cách thường xuyên và tự nhiên nhất. Từ đó, tôi tiến hành biên soạn một tập tài liệu bao gồm hình ảnh, số liệu, các bài giới thiệu ngắn về 4 chủ đề: vị tr địa l , con người, khí hậu, ẩm thực ở huyện Cưmgar. Từ đó tôi thiết kế các bài tập, các hoạt động để cho các em học sinh có thể luyện Tiếng Anh giao tiếp và rèn luyện các kĩ năng mềm đi kèm theo đó là kĩ năng thuyết trình và hoạt động nhóm. Do đó, tôi chỉ mới mạnh dạn áp dụng dạy Tiếng Anh giao tiếp kết hợp với tài liệu giáo dục địa
- - 10 - phương đối với các em khá, giỏi môn Tiếng Anh khối 5 trong trường vào các tiết học, các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ, Ngoại khóa, Rung chuông vàng… 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp Việc dạy tiếng Anh trong nhà trường chủ yếu đáp ứng mục tiêu học thuật, thi cử; trong khi bối cảnh và điều kiện xã hội không hỗ trợ việc sử dụng tiếng Anh trong đời sống hàng ngày như hiện nay. Vì vậy, mục ti u của tôi là ngoài nội dung chương trình ở tr n lớp, tôi cố gắng tổ chức cho học sinh hoạt động nâng cao kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh trong giờ học và trong các chương trình ngoại khóa, ngoài giờ l n lớp. Giúp học sinh phát huy t nh t ch cực, chủ động, mọi học sinh đều được thực hành kỹ năng nói trước các bạn trong nhóm và trước cả lớp, học sinh nắm bài chắc hơn, hứng thú với học tập hơn. Thông qua hoạt động giao tiếp Tiếng anh tr n lớp giúp học sinh phát triển những kĩ năng xã hội như biết lắng nghe và tôn trọng bạn, biết trình bày ý kiến của mình cho các bạn nghe và hiểu, các em có thể tự diễn đạt và chia sẻ các ý tưởng của mình với những người khác trong việc phát triển các kĩ năng ngôn ngữ, qua đó các em có thể giúp đỡ lẫn nhau, tạo cho các em t nh mạnh dạn, tự tin trong quá trình giao tiếp bằng Tiếng anh. Giáo viên với vai trò là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động, quan sát hoạt động học tập, giúp đỡ, hỗ trợ, đánh giá quá trình học tập của học sinh b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp b1. Trang bị kiến thức ngôn ngữ * Cung cấp từ vựng, mẫu câu Muốn giao tiếp được thì học sinh phải có vốn từ, cấu trúc liên quan tới chủ đề đó. Trong giao tiếp, từ vựng ch nh là “nguồn căn gốc rễ” của mọi vấn đề. Muốn giao tiếp mạch lạc và nắm bắt được những thông tin cần thiết với đối phương thì từ vựng ch nh là điều học sinh cần phải nắm chắc. Chỉ khi học sinh sở hữu một vốn từ dồi dào và phong phú, thì văn nói mới có thể trở nên tự nhiên, trôi chảy.
- - 11 - Có được vốn từ đa dạng, học sinh có thể dễ dàng hiểu được nội dung truyền đạt ngay cả khi ngữ pháp của bạn không quá vững. Và khi hiểu nhanh, hiểu đúng, học sinh sẽ có thể phản xạ trả lời lại nhanh chóng. Quá trình nghe, hiểu và nói từ đó cũng sẽ ngày càng thành thạo, trôi chảy. Ví dụ khi dạy về chủ đề cây cối, động thực vật của huyện CưMgar, tôi thường cho các em học từ theo chuỗi, giống như khi học về vòng đời của cây cà phê, một loài cây công nghiệp chính của huyện, hay là vòng đời của bướm, một loài côn trùng phổ biến vào mùa sinh hè tạo ra những khung cảnh đẹp như tranh với từng đàn bướm bay ngợp trời. Việc học từ theo nhóm từ, chuỗi từ sẽ giúp các em học sinh hiểu được bản chất, nội dung của từ chớ không chỉ dừng lại ở mặt chữ và cách phát âm. Luôn học và xem lại các nhóm từ, các cấu trúc câu, không phải các từ riêng biệt. Tôi luôn nhắc nhở học sinh, khi các em tìm thấy bất cứ một từ mới nào, hãy viết cái câu có từ đó ở trong. Khi các em ôn bài, luôn luôn ôn cả nhóm từ, cả câu, đừng ôn từ riêng biệt. Hãy sưu tập các nhóm từ. Tiếng Anh giao tiếp và ngữ pháp của các em sẽ tốt lên nhanh chóng. Bao giờ cũng n n viết cả một câu trọn vẹn. Sưu
- - 12 - tầm và ôn lại các nhóm từ, các câu thường xuyên. Do đó, tôi thường cố gắng cung cấp cho các em từ vựng theo từng chủ đề cụ thể. Ví dụ như chủ đề từ vựng về cảnh quan thi n nhi n dưới đây, tôi vừa dạy từ vừa kết hợp cho các em làm bài tập, yêu cầu các em hãy kể ra một số danh lam thắng cảnh tại huyện mình: - CuLam Hill - Wing Village - Drai Yông waterfall - Drai Dlông waterfall * Rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn từ vựng và ngữ điệu câu Phát âm chuẩn là khi chúng ta phát âm, người bản địa không phải chú ý hoặc tập trung để hiểu chúng ta đang nói gì. Nếu chúng ta phát âm chuẩn, những thông điệp chúng ta nói ra luôn được truyền tải một cách trọn vẹn và người nghe có thể hiểu hết những gì bạn nói. Vì vậy, điều quan trọng nhất khi bắt đầu học tiếng Anh cơ bản là học phát âm. Và ngữ điệu là một phần không thể thiếu trong phát âm tiếng anh. Ngữ điệu giúp phát âm trở n n tự nhi n, giàu cảm xúc, góp phần giúp
- - 13 - người nghe hiểu được rõ ràng mục đ ch và ý nghĩa của người nói. Phải tập các em nói đúng và chuẩn ngay từ khi mới học ngoại ngữ. Bởi vì người xưa thường nói “Tre non dễ uốn” và một phần do kinh nghiệm bản thân từ nhiều năm nay dạy học sinh tiểu học n n tôi thấy rõ mặt hạn chế của học trò. Nếu giáo vi n lơ là trong việc sửa lỗi phát âm, không hướng dẫn chú ý trọng âm từ, ngữ điệu trong câu thì khi nghe người khác phát âm đúng các em không nhận ra và hiểu được người đối diện nói gì. Mặc khác các em sẽ lúng túng không biết thầy mình dạy đúng hay người này đúng làm cho học sinh e dè, không tự tin trong giao tiếp. - Đối với học sinh khá giỏi, chúng ta cũng n n cho các em làm quen với IPA. IPA viết tắt cho International Phonetic Alphabet, tức Bảng chữ cái Phiên âm Quốc tế. Một bảng IPA tối giản sẽ có 44 kí tự, đại diện cho 44 âm trong tiếng Anh, gồm 20 nguyên âm và 24 phụ âm. Do đó, các em có thể học cách phát âm tiếng anh bằng bảng phi n âm tiếng anh. Để có được cách phát âm tiếng anh chuẩn , điều quan trọng đầu ti n bạn phải học kỹ bảng phi n âm chữ cái cách phát âm các ký tự phát âm trong tiếng anh, phân biệt rõ âm Tiếng Anh và âm của Tiếng Việt . - Luyện cách phát âm tiếng anh chuẩn từng từ. Để phát âm tiếng anh chuẩn từng từ, tôi khuyến kh ch các em học sinh khá, giỏi dùng công cụ tra từ tiếng anh có phiên âm, tốt nhất là dùng công cụ tra từ tiếng anh của từ điển Oxford và n n dùng bản online vì có phi n âm tiếng anh kèm theo để làm công cụ kiểm tra ngay và luôn xem đã phát âm đúng chưa. Hãy kiểm tra lại t nh ch nh xác bằng cách mở audio âm thanh đó l n để kiểm tra. Luyện tập cho đến khi nào các em cảm thấy giống với âm thanh từ đó trong từ điển nhất. Trong phát âm tiếng anh, phát âm từng từ chuẩn vẫn chưa đủ, học sinh phải phát âm chuẩn cả 1 câu nói và phát âm đúng nhịp điệu lên xuống của câu nói theo như người bản xứ. - Chúng ta phải cho học sinh nghe file audio thường xuy n với giọng đọc chuẩn của người bản xứ và cho lặp lại nhiều lần, chú ý ngữ điệu cuối câu và nhất là
- - 14 - cách phát âm âm cuối của từ. Hướng dẫn học sinh tập trung trong khi nghe và khuyến kh ch các em bắt chước giọng đọc càng giống càng tốt. * Luyện nghe Một điều vô cùng quan trọng khi học Anh văn giao tiếp chính là học sinh phải dành thời gian để luyện nghe tiếng Anh giao tiếp thường xuy n hơn vì luyện nghe sẽ giúp tăng khả năng phản xạ tiếng Anh và từ đó các emcó thể cải thiện được cách phát âm của mình. Tôi luôn động viên và khuyến khích các em học sinh nên bắt đầu tập nghe từ các mẫu truyện ngắn với các chủ đề đơn giản rồi sau đó sẽ luyện nghe từ các bản tin trên tivi, podcast, xem phim hoạt hình, các chương trình dành cho trẻ em… bằng tiếng Anh ở nhà. - Tôi cũng hướng dẫn phụ huynh copy các bài nghe, bản tin, các bài hát…. bằng Tiếng Anh vào usb để mở cho các em nghe thụ động vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Nghe thụ động (hay còn được gọi là “tắm ngôn ngữ”) là phương pháp cho học sinh vừa nghe vừa làm những công việc khác trong cùng một lúc, qua thời gian dài sẽ giúp các em được làm quen, nghe nhận diện được những âm thanh, giọng (accent) của người nói Tiếng Anh. * Xây dựng ngân hàng câu hỏi về từng chủ đề. Đây cũng là một bước rất quan trọng để các em học sinh có thể hỏi và trả lời được về địa phương mình, các em được cung cấp lần lượt những mẫu câu hỏi và trả lời, cấu trúc nào được sử dụng….trong từng chủ đề vào từng bài học được tích hợp ở trên lớp. Dưới đây là một số ví dụ: Topic Questions Answers Physical - Where is CuM’gar - CưM'gar is one of thirteen districts geography District? of Đak Lak Province in the Central Highlands mountainous region of Vietnam.
- - 15 - - What is the area of - CuMgar covers a area of 82.443 ha. CuMgar District? - When was CuMgar - Cumgar district was founded on founded? 23rd 1, 1984. Before that Cumgar was a village belonging to Easup District. - How many towns and - There are 15 communes and two communes are there in towns: Quang Phu and Eapok. This is Cu’Mgar district? the only district that has two towns in Daklak Province. The district capital lies at Quang Phu. -Where is CuMgar - It borders KrongBuk District, Buon District bordered to the Ho Town and Krong Pak District to East by? the east and the south – east. - Where is CuMgar - It borders Buon Don and Ea Sup District bordered to the District to the west and the north- West by? west. - Where is CuMgar District bordered to the - It borders Ea Hleo District to the North by? north. - Where is CuMgar District bordered to the - It borders Buon Ma Thuot City to South by? the south. - What do you think of the - It has a tropical monsooon climate. climate in CuMgar It’s usually hot and dry in the dry District? season and it’s cold and wet in the rainy season. People - What is the average - According to the statistic in 2018,
- - 16 - population of CuMgar the population of Cumgar district is District? about 176.435 people. - What is the average - The average population density is population density of over 214 people per square kilometer Cumgar? and different in each regions. - How many ethnics - Our district has 25 ethnic groups, groups are there in co-existing with their own beautiful CuMgar? cultural characters. - What do people in - Most of people in our district are CuMgar live on? farmers so they live very close to the nature. They live on growing mainly coffee, pepper, rubber. In addition, they also plant fruits year round. - What do you think of - In my opinion, people in my CuMgar people? hometown are very hospitable, friendly and kind. They are hard- working and sincere. - What do you know - She is an Êđ girl. She was born on about H Hen Niê? May 15th, 1992 in Sưt, Cu su Village. She is a model. She became Miss Universe of Vienam in 2017. One year later, Miss H’Hen Ni is the first Vietnamese representative to excel in the top 5 Miss Universe contests. Landscapes - Can you name some - CuLam Hill: It is 15 km from the ecotourisms in CuMgar? center of Buon Ma Thuôt City, It’s in
- - 17 - Where are they? EaPok town, it has an area of 18,4863 ha. It is beautiful and wild. - Wing Village: It is in EaKueh Village. It is about 45 kilometers to the North of Buon Ma Thuot City. This place becomes an attractive tourist by natural scenery and unique architectural structures. - Drai Yông waterfall: It’s in EaMang Village. It has an area of 67,4 ha. It is a picturesque and romantic waterfall. It’s 22 km from the district center. - Drai Dlông waterfall: It’s a beautiful waterfall in EaMRoh Village. It’s 20km from the district centre. It has area of 82,443ha. - What can I do when I - Coming to Wing village, tourists can come to Buon Wing eco- experience a variety of interseting tourism? activities. + Firstly, tourists can enjoy a nice cup of pure coffee while sightseeing the large mirror-like surface of the lake and the distantly traditional houses of the Ede hiding in green gardens of coffee and pepper. + Secondly, tourists can join many interesting activities on the lake such
- - 18 - as: kayaking, riding a duck-shaped boat. + Finally, it's amazing to enjoy the natural and melodious symphony with the Ede's Gongs (Cồng chi ng), or watch traditional dances of Thai people, etc… - How far is it from the - It’s about 25 kilometers. You can go center of CuM’gar district by motorbike or car. to Buon Wing eco- tourism? Cuisine - Can you name some - Cumgar is famous for many popular dishes in CuMgar traditional dishes of the ede people District? such as Lam Rice, Grilled chicken, Can wine, Roasted pork. - Do you know which - First, Stockfish are small fish that ingredients to make the are dried under the sun. salad of bitter eggplants + Second, bitter eggplant is a kind of and stockfish? eggplant of the Êđe people. It’s a round green and white striped eggplants that taste a little bitter. + Third, some other important ingredients are chili, garlic, lemon, herb. - What are some popular - CuMgar has variety of seasonal fruits in CuMgar? fruits such as rambutan, durian, avocado, custard…
- - 19 - b2. Dạy kĩ năng thuyết trình. Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm quan trọng, một bài thuyết trình hoàn hảo có thể mang lại những thành công vượt trội. Dù các em sẽ là ai, sẽ làm gì, thì các em cũng sẽ phải thuyết trình (trình bày) một vấn đề nào đó trước người khác (có thể là một người, một nhóm người, hoặc rất nhiều người). Việc dạy học sinh kỹ năng thuyết trình sẽ mang lại nhiều giá trị khác: - Giúp học tự tin hơn vào bản thân, biết cách thể hiện bản thân trước thầy cô, bạn bè và người thân tự tin giao tiếp trước đám đông. - Phát triển khả năng giao tiếp của của học sinh, kiểm soát được hành vi của bản thân khi giao tiếp. - Cho phép học sinh khám phá tiềm năng của bản thân. - Quá trình suy nghĩ một bài thuyết trình cải thiện khả năng viết, trình bày ngôn ngữ của của học sinh, đặc biệt là ngữ pháp. - Biết sử dụng ngôn ngữ hình thể, ngôn ngữ cơ thể khi nói chuyện. Bạn có thể không biết điều này, nhưng ngôn ngữ cơ thể bạn có thể giúp bạn trong quá trình giao tiếp tiếng Anh rất nhiều. Cách bạn ngồi, cách bạn nắm tay, thậm chí cả hướng bạn nhìn khi đang giao tiếp có ảnh hưởng rất quan trọng. - Biết cách hồi đáp và trả lời những câu hỏi. - Biết cách đọc và sử dụng bản đồ, biểu đồ trong khi thuyết trình. Vì vậy, tôi đã cung cấp cho các em các mẫu câu thường sử dụng trong khi thuyết trình: Purpose Language use 1 To introduce - I’m going to talk about… - I am here to present to you about… - As you all know, I would like to talk about… - The purpose of my presentation is… 2 To introduce the - My presentation has … parts.
- - 20 - parts of speech - My presentation is divided into … sections. - First ly….Secondly…….Thirdly…..Lastly… - First of all….Then…..Next…..After that….Finally… 3 To instruct - Feel free to interupt me if you have a question about the - I’ll answer all of your questions after the questions presentation. - There will be time for questions at the end of the presentation. 4 To start a - As you may know… As you may be aware of… section - I’ll start with some general information about… - First I’d like to give you some backgriound information about… 5 To end a section - Well I’ve told you about…. - We have finished looking at… - That’s all I have to say about… 6 To move on - I’d like to move on to… another idea - Let’s turn our attention to… - Next we’re going to looking at… - This leads me to my next point… 7 To give the - I’d like you to take a look at… illustration - This picture shows… - This table illustrates the figures…. - This graph gives you a breakdown of… 8 To explain the - As you can see… illustration - This clearly shows that… - From this we can understand that… - This is espescially interesting because…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 64 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn