Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn học sinh học tốt môn tin học tiểu học 1
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm từ những thực trạng nêu trên muốn nâng cao chất lượng giáo dục, theo kịp với nền giáo dục hiện đại người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho có hiệu quả nhất khắc phục được những hạn chế nêu trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn học sinh học tốt môn tin học tiểu học 1
- MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU 2 1. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm ........................................................ 2 2. Những điểm mới nổi bật của sáng kiến kinh nghiệm ................................. 3 3. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm........................................................ 4 Phần 2: NỘI DUNG ............................................................................................. 5 Chương 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC ................................................................................................................. 5 1/ Tình trạng hiện nay ................................................................................... 5 2/ Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện sáng kiến ở trường Tiểu Nhân Thắng ............................................................................................................ 5 Chương 2: CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH NHẰM THỰC HIỆN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ............................................................. 7 1/ Giải pháp 1: Cải thiện chất lượng phòng máy: .......................................... 7 2/ Giải pháp 2: Giáo dục vệ sinh học đường thông qua thực hành máy tính: . 8 3/ Giải pháp 3: Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp: ................................................................................................. 9 4/ Giải pháp 4: Hệ thống các bài tập thực hành ........................................... 15 5/ Giải pháp 5: Sử dụng các chương trình có sẵn trong máy vi tính, hoặc truy cập mạng để tìm kiếm thông tin ........................................................... 16 Tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá trình dạy và học, tăng cường sử dụng bài giảng điện tử tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào bài học. ............................................................................................................. 16 Chương III/ KIỂM CHỨNG CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ĐƯỢC TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM .......................................................... 18 Phần 3. KẾT LUẬN ........................................................................................... 19 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến kinh nghiệm19 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến kinh nghiệm nếu được triển khai áp dụng. ...... 20 3. Kiến nghị. ................................................................................................... 20 Phần 4. PHỤ LỤC .............................................................................................. 21 1
- Phần 1. MỞ ĐẦU I. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm Trong thời đại hiện nay, sự bùng nổ CNTT đã tác động lớn đến sự phát triển về đời sống, kinh tế và xã hội của con người. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước đã đưa môn tin học vào trong nhà trường và ngay từ tiểu học, học sinh được tiếp xúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo. Nói đến Tin học là nói đến sự gắn liền của chiếc máy tính điện tử, là công cụ mà con người tạo ra để lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin đi xa. Vì vậy việc dạy và học Tin nói chung có ảnh hưởng rất lớn đến cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học của nhà trường, điều kiện của địa phương. Dạy học Tin học thường gồm có hai phần: Lý thuyết và thực hành. Cả hai được kết hợp song song với nhau trong quá trình dạy học, lý thuyết Tin học là một thức ăn thô và lạ mà người học chưa bao giờ ăn, chưa bao giờ nghe và thấy. Vì vậy trong một tiết học lý thuyết Tin học thường rất khô khan, có thể nói, sự cung cấp kiến thức thường diễn ra một chiều, bởi vì: Đây là một môn học mới, khó học, có nhiều khái niệm trừu tượng, nhiều thuật ngữ chuyên nghành, ngôn ngữ tiếng Anh. Vì vậy học sinh khó hiểu, khó hình dung, còn xa lạ với nhiều người mà nhất là học sinh Tiểu học ở lứa tuổi nói chưa rành, hiểu chưa thông, ngôn ngữ tiếng Việt nắm chưa vững mà nói chi là tiếng Anh thì việc học Tin học rất dễ bị chán nản, tiết học dễ bị nhàm chán. Một thực tế phổ biến hiện nay là cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học Tin còn nhiều hạn chế. Vì vậy tiết học thực hành ít có hiệu quả, giờ thực hành không khỏi còn nhiều lộn xộn, xảy ra tình trạng học sinh dành máy, hai - ba học sinh một máy, thậm chí có những học sinh nhút nhát bị bạn dành máy nên rất ít khi được thực hành. Như vậy để khắc phục được hạn chế nêu trên, trước hết người giáo viên cần phải có một phương pháp dạy học thật tốt, một phương thức tổ chức dạy học giờ thực hành sao cho thích hợp và có hiệu quả nhất. Phương pháp dạy học của giáo viên có vai trò rất quan trọng, nó sẽ là công cụ làm nhão 2
- thức ăn thô đó đi, học sinh dễ nuốt hơn, cảm thấy ngon hơn, hứng thú học tập hơn. Hơn nữa, trong xu thế xã hội ngày càng phát triển, sự đổi mới của đất nước, nền giáo dục cũng có những thay đổi căn bản cả về nội dung lẫn phương pháp dạy học và ngày càng hội nhập sâu vào sự tiến bộ chung của các nền giáo dục trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy việc vận dụng các phương pháp dạy học tiến bộ, tích cực trong tất cả các môn học nói chung cũng như trong giảng dạy môn Tin học ở trường tiểu học nói riêng cũng là phù hợp với xu thế chung của nền giáo dục hiện đại và là cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục của môn học này. Tin học là một môn học mang tính khoa học và công nghệ, tốc độ phát triển và thay đổi rất nhanh, diễn ra hàng ngày, hàng giờ và thậm chí hàng giây. Vì vậy khi giảng dạy, giáo viên nên hướng cho học sinh ý thức tự học, tự tìm tòi nghiên cứu, học thông qua nhiều nguồn khác nhau, đổi mới phương pháp trong giảng dạy, sử dụng các phương tiện dạy học mới như học qua mạng, soạn giáo án điện tử, kiểm tra trắc nghiệm trên máy, sử dụng đồ dùng dạy học trực quan như máy chiếu, projector … để phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh. Tóm lại: Từ những thực trạng nêu trên muốn nâng cao chất lượng giáo dục, theo kịp với nền giáo dục hiện đại người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho có hiệu quả nhất khắc phục được những hạn chế nêu trên. Tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Hướng dẫn học sinh học tốt môn tin học tiểu học” sẽ giúp có thêm những biện pháp thiết thực nhằm giúp học sinh tiểu học dễ dàng tiếp cận và học tốt bộ môn rất mới và còn nhiều bỡ ngỡ đối với giáo viên cũng như học sinh tiểu học. 2. Những điểm mới nổi bật của sáng kiến kinh nghiệm Thực tế hiện nay trong quá trình giảng dạy môn Tin học đây là một môn học mới, khó học, có nhiều khái niệm trừu tượng, nhiều thuật ngữ chuyên ngành, ngôn ngữ tiếng Anh, vì vậy học sinh khó hiểu, khó hình dung, còn xa lạ với nhiều người mà nhất là học sinh Tiểu học ở lứa tuổi nói chưa rành, hiểu chưa thông, ngôn ngữ tiếng Việt. Do vậy qua thực tế giảng dạy và bằng kinh nghiệm bản thân 3
- mỗi giáo viên chúng ta cần phải có phương pháp giảng dạy chi tiết, tỉ mỉ từng nội dung, từng mục tiêu cần đạt. Trong sáng kiến này tôi chỉ ra được một số ý tưởng, để giúp các em học tốt môn Tin học ở bậc tiểu học hơn. Như hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết như: - Có hiểu biết ban đầu về Tin học và ứng dụng Tin học trong học tập và trong đời sống. - Có khả năng sử dụng máy tính trong việc học những môn học khác, trong hoạt động vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thích ứng với đời sống xã hội hiện đại. - Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ Tin học. 3. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm - Vấn đề đưa ra và thực hiện trong sáng kiến rất sát với tình hình thực tế trong các nhà trường tiểu học nói chung và trường tiểu học Nhân Thắng nói riêng. Mong muốn rằng sáng kiến này có tác dụng lan toả là bài học kinh nghiệm cho mỗi giáo viên hiện nay. - Đồng thời sáng kiến kinh nghiệm được triển khai sẽ giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy, trang bị cho học sinh kiến thức về công nghệ thông tin. - Học sinh sử dụng máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện học sinh một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kỳ hiện đại hóa. 4
- Phần 2: NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC 1/ Tình trạng hiện nay - Nội dung chương trình môn Tin học hiện nay được dạy theo bộ sách Cùng học Tin học Quyển 1; Quyển 2; Quyển 3 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. - Nhà trường đã được trang bị phòng máy với 30 máy dành cho giáo viên và học sinh. Các máy được kết nối với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy. - Giáo viên đã nghiên cứu và tìm tòi các phần mềm dạy và học để hướng dẫn học sinh học tốt hơn. 2/ Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện sáng kiến ở trường Tiểu Nhân Thắng a) Thuận lợi: * Nhà trường: - Được sự ủng hộ của các bậc cha mẹ học sinh, của Phòng GD & ĐT Gia Bình, sự lãnh đạo của UBND xã Nhân Thắng, của UBND huyện Gia Bình đã tạo điều kiện hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường. - Tuy môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 3, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học. - Đảm bảo đủ thời lượng cho học sinh từ khối 3 đến khối 5 được học môn Tin học. Mỗi lớp được học với thời lượng 2 tiết/ 1tuần. * Giáo viên: Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về tin học để đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn tin học trong bậc tiểu học. * Học sinh: Nội dung sách nhẹ nhàng, trình bày đẹp, sách chú trọng nhiều về phần thực hành rất phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. 5
- Môn Tin học là một môn học Tự chọn nên học sinh tiếp thu kiến thức một cách thỏai mái, không bị gò ép. Học sinh đã nắm được các kiến thức cơ bản của bài học. Từ đó học sinh đã biết sử dụng và ứng dụng phần mềm vào việc học tập. Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành. b) Khó khăn: * Nhà trường: Nhà trường đã có hai phòng máy vi tính để cho học sinh học nhưng chất lượng phòng máy vẫn hạn chế, mỗi ca thực hành có tới 2 em ngồi cùng một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực hành làm bài tập một cách đầy đủ. Hơn nữa nhiều máy cấu hình máy đã cũ, chất lượng không còn tốt nên hay hỏng hóc, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của học sinh. * Giáo viên: Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc tiểu học. Tài liệu tham khảo dành riêng cho bộ môn Tin học còn quá ít, nhất là những tài liệu nói về phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tin học. Hơn nữa khi thực hành, máy móc gặp sự cố, trục trặc, giáo viên không xử lý kịp thời dẫn đến học sinh thiếu máy, không thực hành được. * Học sinh: Đời sống kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, rất ít học sinh ở nhà có máy vi tính. Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính chậm chạp. Vì vậy, làm thế nào để học sinh có thể học tin học tốt hơn luôn thôi thúc tôi tìm ra phương pháp tốt nhất để giảng dạy cho các em. 6
- Chương 2: CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH NHẰM THỰC HIỆN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1/ Giải pháp 1: Cải thiện chất lượng phòng máy: Việc sửa chữa máy tính trong phòng máy đã có nhân viên bảo trì đến sửa chữa. Nhưng người quản lí trực tiếp và thường xuyên nhất chính là giáo viên. Để có một tiết thực hành đạt hiệu quả cao và không ảnh hưởng nhiều đến học sinh thì tất cả các máy trong phòng phải hoạt động tốt. Thế nhưng trong quá trình sử dụng máy tính, chúng ta vẫn thường xuyên gặp phải những lỗi hệ thống từ nhỏ đến lớn. Trong đó, những sự cố bất thường như: treo máy, khởi động lại, thậm chí tắt luôn không khởi động được làm ảnh hưởng rất nhiều đến giờ dạy. Trước khi gọi nhân viên bảo trì tới sửa, là một giáo viên Tin học, bạn cũng cần phải nắm bắt một số những thủ thuật cơ bản nhất để xử lí kịp thời. Với những sự cố bất ngờ trên, việc xác định nguyên nhân của nó sẽ giúp ta tìm ra cách giải quyết, xử lí vấn đề dễ dàng hơn. Việc đầu tiên là cần phải kiểm tra tất cả các cáp(cáp nguồn, cáp dữ liệu…) để chắc chắn là mọi thứ đã được gắn chặt và đúng cách. a) Kiểm tra lại những phần mềm hay phần cứng được cài đặt gần đây: Nếu sự cố xảy ra ngay sau vừa cài đặt một phần cứng hay chương trình phần mềm, bạn hãy gỡ bỏ chúng ra và khởi động trở lại. Nếu máy tính vẫn hoạt động bình thường thì đó chính là nguyên nhân . Còn việc cài đặt lại sẽ do nhân viên bảo trì tiếp tục làm sau đó. b) Chạy các chương trình diệt vi rút hiệu quả: Để chương trình này chạy tốt bạn phải luôn cập nhập phiên bản mới nhất. Các chương trình được xem là tốt nhất hiện nay như: BKav… c) Kiểm tra nhiệt độ thùng máy: Sự quá nhiệt là một nguyên nhân khác, thường xảy ra do sự hoạt động kém của các quạt giải nhiệt, các loại bụi bẩn bám trong thùng máy. Nếu thấy bên trong thùng máy có nhiều bụi bẩn bám vào, bạn nên vệ sinh nhưng phải rất cẩn thận vì nó có nguồn điện thế cao, rất dễ gây nguy hiểm. Tốt hơn hết là nên báo lại cho nhân viên bảo trì. 7
- d) Kiểm tra lại bộ nhớ Ram: Đây là nguyên nhân chủ yếu mà tôi thường gặp mỗi khi máy không khởi động được hoặc bị lỗi bất thường khi đang hoạt động. Nếu phát hiện ra bộ nhớ có vấn đề, hãy tháo các thanh Ram ra, lau sạch chân thanh Ram và gắn lại thật chặt, hoặc lần lượt gắn từng thanh Ram ở các vị trí khác nhau để kiểm tra. e) Đôi lúc máy chạy nhưng màn hình không lên hình. Hãy mượn màn hình đang sử dụng tốt khác để thử. Tóm lại : Là giáo viên Tin học, công việc chính là giảng dạy. Nhưng nếu giáo viên có thể khắc phục được những sự cố nhỏ một cách kịp thời đó sẽ đem lại hiệu quả lớn trong quá trình nâng cao chất lượng giờ thực hành. 2/ Giải pháp 2: Giáo dục vệ sinh học đường thông qua thực hành máy tính: Đây là một yêu cầu rất cơ bản và cần thiết đối với lứa tuổi học sinh tiểu học, cần phải được giáo dục tốt. Vào đầu năm học cần cho học sinh học thuộc nội quy phòng máy, nội quy phòng máy phải được đánh máy, in phóng to treo trước phòng học. Các máy tính phải được đánh số thứ tự và có thể giao theo nhóm hai hoặc ba học sinh một máy, các học sinh này có trách nhiệm quản lý và thực hành máy của mình tránh hiện tượng giành máy, gây mất trật tự trong giờ học. Giờ thực hành phải thực hiện nghiêm túc giống như một tiết học lý thuyết bình thường, học sinh ngồi thực hành phải đúng tư thế và đảm bảo các yêu cầu sau: - Ngồi thẳng, tư thế thoải mái sao cho không phải ngẩng cổ hay ngước mắt khi nhìn vào màn hình, không ngồi nghiêng, ngồi ngửa khi thực hành. - Tay đặt ngang tầm bàn phím không vươn ra xa, tay phải đặt lên chuột. - Nên giữ khoảng cách từ mắt học sinh đến màn hình trong khoảng 50cm đến 80cm. - Không nên nhìn quá lâu vào màn hình. - Máy tính nên đặt ở vị trí sao cho ánh sáng không chiếu thẳng vào màn hình và không chiếu thẳng vào mắt của học sinh. 8
- - Phòng máy phải gọn gàng, sạch sẽ đảm bảo an toàn cho học sinh. - Học Tin học phải thường xuyên tiếp xúc với máy tính, mà nhất là học sinh tiểu học ở lứa tuổi còn nhỏ nếu không giáo dục tốt cho học sinh về ý thức vệ sinh học đường khi thực hành máy tính thì học sinh rất dễ mắc các bệnh như cận thị, vẹo cột sống, mệt mỏi khi ngồi học… ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể lực, trí lực của học sinh sau này. - Học sinh tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên, chưa có ý thức nhiều về hành vi của mình nên giờ thực hành rất dễ xảy ra tình trạng lộn xộn, đùa giỡn trong khi thực hành, ngồi thực hành với tư thế tùy tiện theo thói quen của mình. Vì vậy giáo dục vệ sinh học đường có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của học sinh sau này. Giáo viên cần phải chú ý đúng mức, kịp thời uốn nắn những sai lệch, hình thành những thói quen, thao tác đúng đắn cho học sinh. Bởi vì, những nền tảng kiến thức ban đầu luôn có vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng cho các cấp học sau này. Những sai lệch ngay từ ban đầu sẽ tạo nền những thói quen không đúng và rất khó sửa chữa sau này, ảnh hưởng đến chất lượng học tập ủa học sinh. 3/ Giải pháp 3: Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp: Nội dung giảng dạy là chương trình Sách giáo khoa Cùng học Tin học quyển 1, quyển 2, quyển 3. Nội dung rất phù hợp, lôi cuốn học sinh. Để thực hiện đạt hiệu quả, ngoài việc thực hiện đúng theo chương trình, tôi đã thực hiện như sau: * Phần 1: Làm quen với máy tính ( Lớp 3) Khám phá máy tính ( lớp 4, 5) Ở phần học này, ngay từ bài học đầu tiên, giáo viên cần giúp cho học sinh xác định rõ và nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết. Sau đó, vấn đề làm tôi quan tâm nhất là tạo cho các em có thao tác đúng và thành thạo khi sử dụng chuột, bàn phím, 9
- Ví dụ: Ở bài Bàn phím máy tính: Để giúp các em làm quen với bàn phím, giáo viên cho học sinh nêu tên tất cả các phím và cho chơi một số trò chơi có nội dung về bàn phím. Trong đó có trò chơi Pi-an no( phần mềm Pianito). Nhưng theo tôi phần mềm này không đạt hiệu quả vì các máy của học sinh không có đủ tai nghe hay loa nên học sinh dễ nhàm chán vì gõ mà không thấy có kết quả gì. Vì thế, theo tôi ngay từ bài học này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm quen luôn với phần mềm Mario. Như thế học sinh vừa nắm được tên của các phím, vừa gây được hứng thú học tập của các em. Còn phần mềm đó giáo viên nên giới thiệu cho học sinh và khuyến khích các em chơi ở nhà. Ví dụ : Bài Chuột máy tính: Khi giáo viên giới thiệu bộ phận con chuột, giáo viên phải mô tả con chuột, có mấy loại con chuột, trên thân con chuột có những nút nào, chức năng của các nút đó, tay đặt lên con chuột đó như thế nào. - Học sinh quan sát con chuột, quan sát thao tác của cô giáo khi sử dụng chuột trong quá trình học tập. - Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết. Để giúp các em sử dụng thành thạo các thao tác ngay trong tiết học giáo viên cần lồng ghép một số trò chơi như: Trò chơi Blocks, trò chơi Dots, trò chơi Sticks hoặc mội vài trò chơi khác nhưng phải có tính giáo dục (thay vì đợi đến Phần trò chơi học sinh mới được chơi). Đối với những học sinh yếu, cũng giống như học sinh lớp 1, giáo viên phải cầm tay các em để chỉ dẫn. Với phương pháp này, học sinh nắm bắt rất nhanh, rất hứng thú và nhanh chóng sử dụng được chuột. Ở lớp 4 và 5: Lúc này các em đã được hiểu biết nhiều hơn về máy tính nên giáo viên sẽ có những yêu cầu cao hơn. Học sinh phải nắm được cách sắp xếp thông tin theo hệ thống của máy tính. Biết cách sắp xếp và tìm kiếm thông tin. 10
- Ví dụ : Lớp 5 giáo viên yêu cầu mỗi học sinh phải tạo được cho mình một thư mục riêng để khi lưu các tài liệu sẽ được đưa về một chỗ, các bài làm của các em sẽ được sắp xếp ngăn nắp hơn, dễ tìm kiếm hơn và lưu có hệ thống hơn. * Phần 2: Học và Chơi cùng máy tính Giáo viên yêu cầu học sinh cần có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, không phân biệt phần mềm học tập hay phần mềm trò chơi. Giáo viên cần liên hệ thực tế để giúp học sinh nắm được từ việc học và chơi trên máy tính đến đời sống thường ngày. Ví dụ: + Luyện tính kiên trì, trí thông minh, luyện sử dụng chuột qua trò chơi Dots, Stiks, Blocks. + Yêu thích môn Toán qua trò chơi Cùng học toán. + Chơi thể thao, tìm hiểu thiên nhiên qua trò chơi Golf, khám phá rừng nhiệt đới. Ở chương học này, thời gian thực hành khá dài, dễ gây nhàm chán. Giáo viên nên chủ động dạy dàn trải trong các tiết học. * Phần 3: Em tập gõ bàn phím : Đây cũng là phần trọng tâm của chương trình lớp 3. Phần này đòi hỏi phải có sự tập luyện thường xuyên thì mới đạt hiệu quả cao được. Giáo viên cần giúp học sinh hiểu được lợi ích của việc gõ phím bằng 10 ngón để từ đó học sinh có ý thức hơn trong việc rèn luyện. Không cần nhiều, ở mỗi tiết thực hành, nếu còn thời gian hãy khuyến khích học sinh luyện gõ trong 10 phút thôi sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Cần phải chú trọng và nghiêm túc rèn từ lớp 3 về cách đặt tay lên bàn phím, cách gõ phím thì đến lớp 4 - 5 học sinh mới có thói quen gõ 10 ngón. * Phần 4: Em tập vẽ. Với phần học này, học sinh rất có hứng thú học tập. Ở phần học này giáo viên cần chú trọng cho học sinh thực hành nhiều, giảm tiết lý thuyết hoặc có thể giảng lý thuyết ngay trong tiết thực hành. Như vậy học sinh mới có thao tác thành thạo được. Ngoài việc dạy những yêu cầu cơ bản trong sách giáo khoa. Nếu có điều kiện giáo viên có thể thiết kế các bài tập khác để phần học này thêm phong 11
- phú. Trong bài thực hành vẽ đường thẳng, đường cong lớp 3 Giáo viên gợi ý hướng dẫn như sau : HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC VẼ Bước 1 : Chọn công cụ vẽ đường thẳng Bước 2 : Chọn nét vẽ Bước 3 : Chọn màu vẽ Giữ phím Shift ? Làm thế nào để vẽ đường thẳng được thẳng đứng theo chiều dọc Bước1: Chọn công cụ đường thẳng hoặc chiều ngang. Nêu các bớc vẽ Bước2: Giữ phím Shift và vẽ đường thẳng đường thẳng đó ? Để đường cong không bị méo và Chọn kích chuột thêm 1 lần vào bị mất em phải làm gì. Nêu các đường cong. Các bước thực hiện bước vẽ đường cong. vẽ đường cong: 12
- Bước1: Chọn công cụ vẽ đường cong Bước2: Vẽ đường thẳng và uốn cong đường thẳng Bước 3: Kích chuột thêm 1 lần vào đường cong Ví dụ: Bài Vẽ đường cong: Sách giáo khoa yêu cầu học sinh vẽ con cá và chiếc lá. Giáo viên có thể giới thiệu thêm cho các em một số mẫu vẽ khác như cái nôi em bé, sóng biển, cái quạt, hoặc em hãy tự nghĩ ra những vật gì có sử dụng đường cong để vẽ dành cho những học sinh đã hoàn thành bài vẽ theo yêu cầu. Ở lớp 4 - 5, yêu cầu đã được nâng cao hơn. Ngoài những kiến thức cơ bản cần đạt được ra, giáo viên cần quan tâm nhiều đến vấn đề ứng dụng của các kiến thức đó vào bài vẽ. Ví dụ : Trong một tiết thực hành: Vẽ quang cảnh trường em ( Tranh vẽ của HS lớp ớ 5 tiểu học Nhân Thắng trên máy tính ) 13
- Ở bài vẽ trên, học sinh phải sử dụng công cụ vẽ đường thẳng, vẽ đường cong và công cụ tô màu để vẽ quang cảnh trường em. Từ bài này học sinh liên tưởng nhớ lại cách vẽ quang cảnh được học ở môn mỹ thuật (xác định mảng chính, mảng phụ, sử dụng luật xa gần, phối hợp màu nóng, màu lạnh) để từ đó vận dụng vẽ quang cảnh trường em sao cho đẹp. * Phần 5: Em tập soạn thảo. Nội dung kiến thức chủ yếu là tạo cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất để soạn thảo và trình bày một văn bản. Ở phần này giáo viên cũng chú ý đến dạy thực hành hơn, dạy xong lý thuyết là cho học sinh thực hành ngay như vậy học sinh mới nắm được. Ở lớp 3 học sinh được làm quen với 2 cách gõ là kiểu VNI và kiểu Telex. Giáo viên cần cung cấp cả 2 cách gõ này và khuyến khích các em lựa chọn cách gõ phù hợp để việc soạn thảo dễ dàng hơn đó là sử dụng kiểu Telex. Ở lớp 4 và 5 học sinh đã được học cách trình bày văn bản. GV hãy tạo điều kiện cho các em ứng dụng những kiến thức vừa học vào trình bày những văn bản thông thường . Ví dụ: Khi dạy bài Căn lề (lớp 4) giáo viên đưa thêm một số bài thơ, bài ca dao tục ngữ hay một đoạn văn bản đã học trong sách giáo khoa Tiếng Việt mà học sinh đã học ở trên lớp để các em thực hành. * Phần 6: Thế giới Logo của em. Logo là một ngôn ngữ lập trình, có đầy đủ các đặc điểm của một ngôn ngữ máy tính, xuất phát từ ngôn ngữ LISP, ngôn ngữ của trí tuệ nhân tạo. Logo là ngôn ngữ để học. Để hỗ trợ thực hiện quá trình học và suy nghĩ bằng cách khuyến khích học sinh tìm tòi khám phá. Logo có bảng kí tự, từ khóa riêng, cú pháp riêng và khá chặt chẽ. Ở lớp 4 và lớp 5 học sinh mới được làm quen với phần mềm này và đây cũng là lần đầu tiên học sinh được làm quen với ngôn ngữ lập trình. Do vậy, khi thực hành những câu lệnh của Logo giáo viên cần lưu ý học sinh phải rất cẩn thận khi viết các câu lệnh, tránh để học sinh hiểu tùy tiện, áp dụng những ngôn ngữ thông thường dành cho câu lệnh. 14
- Đứng trước mỗi bài tập, bài thực hành, giáo viên luôn luôn yêu cầu học sinh chia công việc được giao thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và cuối cùng dùng những lệnh cơ bản của Logo để thực hiện. Sau khi chia nhỏ và phân tích bài toán, cần rèn luyện cho học sinh cách nhìn tổng hợp bài toán. Khuyến khích học sinh làm việc tập thể, làm việc theo nhóm. Ví dụ: Bài tập B2/123 SGK. Viết chương trình gồm một số thủ tục để tạo ra hình trang trí theo mẫu. Để làm được bài tập này, giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 4 và chia việc cho từng học sinh cụ thể như: Thủ tục 1: Vẽ hình vuông với câu lệnh Repeat 4[FD 50 T 90] Thủ tục 2: Vẽ tam giác: Repeat 3 [FD 50 RT 120] Thủ tục 3: Vẽ ngôi nhà: dùng hai thủ tục 1 và 2 trong thân thủ tục 3. Thủ tục 4: Vẽ vành bánh xe (lặp 12 lần thủ tục 3). 4/ Giải pháp 4: Hệ thống các bài tập thực hành Các bài tập phù hợp với nội dung của bài giảng, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của các em. Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoài ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận dụng vẽ một cách có hệ thống. Trong một bài thực hành với bài vẽ hình vuông sau: 15
- Ở hình trên ngoài vẽ hình vuông ra học sinh còn phải sử dụng công cụ vẽ đường thẳng, vẽ đường cong một chiều, màu vẽ đã học ở bài trước để vẽ và trang trí cho các hoa văn của hình vuông trên. Từ hình vuông trên các em sẽ liên tưởng đến bài học trang trí hình vuông (Môn mỹ thuật lớp 4) và sáng tạo vẽ một số hình vuông đã học ở môn Mỹ thuật 4. Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm. Bằng cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, chấm điểm (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) của nhau để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành. 5/ Giải pháp 5: Sử dụng các chương trình có sẵn trong máy vi tính, hoặc truy cập mạng để tìm kiếm thông tin Tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá trình dạy và học, tăng cường sử dụng bài giảng điện tử tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào bài học. Ví dụ: - Phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word giúp học sinh tập soạn thảo. - Phần mềm đồ hoạ Paint giúp học sinh học vẽ - Trong bài: Khám phá rừng nhiệt đới ( Tin học lớp 4 - quyển 2) Bản thân tôi đã tìm kiếm thông tin trên Web về thế giới động vật (Tôi đã hướng dẫn học sinh vào trang Google.com.vn để tìm kiếm những hình ảnh và thông tin về động, thực vật trong rừng nhiệt đới. 16
- (Đây là những hình ảnh mà học sinh của tôi đã tra cứu trên mạng Internet) - Sử dụng bài giảng điện tử (giúp học sinh tiếp thu bài tích cực, chủ động hơn) (Đây là một số bài dạy điện tử mà tôi đã trực tiếp thiết kế và giảng dạy) Ngoài ra tận dụng nhưng nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập mạng để tìm hiểu thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá trình dạy và học. Ví dụ : Phần mềm Mario (giúp học sinh luyện gõ 10 ngón tay); trang Web Violympic.vn (giúp học sinh giải toán qua mạng), trang web ioe.vn(giúp học sinh thi giải tiếng anh qua mạng).... Để giúp học sinh học tốt hơn, mỗi giáo viên nói chung và giáo viên dạy môn tin học nói riêng cần: - Tìm tòi sáng tạo cách dạy, cách học tạo sự hứng thú tiếp thu bài cho học sinh. - Yêu nghề, mến trẻ, tăng cường tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ… - Tích cực dự giờ đồng nghiệp, tham gia hội thảo phương pháp giảng dạy các bộ môn khác. Tóm lại : Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy Tin học nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng về phương pháp dạy học tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy lý thuyết giúp cho học sinh học tập tốt. 17
- Trên đây là quan điểm của tôi đưa ra về việc dạy môn Tin ở Tiểu học để có thể áp dụng cho việc dạy môn Tin ở Tiểu học nói chung, sau thời gian áp dụng tôi thấy chất lượng học tin học ở trường tôi cải thiện đáng kể, học sinh có kĩ năng thực hành tốt, ngày một hứng thú với môn học hơn, đặc biệt việc sử dụng máy tính ngày càng thành thạo hơn, tạo tiền đề để các em học tốt môn Toán và môn Tiếng Anh hơn với việc say mê giải Toán trên mạng trên trang Violympic.vn và thi Tiếng Anh trên mạng trên trang ioe.go.vn. Đặc biệt là cuộc thi Tin học trẻ giành cho học sinh thường niên. Chương III/ KIỂM CHỨNG CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ĐƯỢC TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sau khi nghiên cứu và qua quá trình trải nghiệm tôi nhận thấy đã đạt được hiệu quả đáng khích lệ. Số lượng học sinh sử dụng thạo máy tính mỗi năm một tăng lên. Tiết dạy cũng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, tạo được nhiều hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu bài. Dưới đây là bảng thống kê về chất lượng đã đạt được trong năm học vừa qua: Chất lượng đạt được trong năm học 2016 -2017 Điểm kiểm tra môn Tin học Kết quả 9 - 10 7-8 5-6 Dưới 5 Tin học TSHS TS % TS % TS % TS % Tổng số 423 260 61.46 128 30.26 35 8.28 0 0.00 + Khối 3 158 90 56.96 54 34.17 14 8.87 0 0.00 + Khối 4 143 80 55.94 45 31.46 18 12.60 0 0.00 + Khối 5 122 90 73.77 29 23.77 3 2.46 0 0.00 18
- Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin học tiểu học đã trình bày ở trên các em không những nắm chắc kiến thức mà còn thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự. Đề tài “Hướng dẫn học sinh học tốt bộ môn tin học tiểu học” sẽ phần nào giúp các đồng nghiệp có thêm những kinh nghiệm nhằm góp phần quan trọng vào việc giảng dạy bộ môn tin học còn mới mẻ trong trường tiểu học. Công bằng trong việc đánh giá chất lượng học sinh, tạo niềm tin vững chắc từ phía học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh. Phát hiện kịp thời những kiến thức bị hổng của học sinh để kịp thời phụ đạo bằng nhiều hình thức. Phát hiện những tiến bộ dù là rất nhỏ của các em để kịp thời khuyến khích, động viên học sinh hứng thú học tập, sáng tạo. Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại như: + Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng CNTT trong học tập. + Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin. + Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại. + Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải. + Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính các sản phẩm tin học. Phần 3. KẾT LUẬN 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến kinh nghiệm Như vậy, trên đây là một số định hướng về phương pháp dạy học Tin ở tiểu học mà trong quá trình dạy học thực tiễn cũng như với sự nghiên cứu, tìm tòi tôi 19
- đã đúc kết và tìm hiểu được. Do thực tế dạy học còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến phương pháp dạy học, vì vậy cần phải vận dụng một cách linh hoạt sao cho đem lại hiệu quả nhất. Phương pháp có vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình dạy học, ảnh hưởng to lớn đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Mặc dù còn khó khăn trong quá trình thực hiện nhưng nếu khắc phục được tôi nghĩ đây là một việc làm rất thiết thực trong quá trình nâng cao chất lượng dạy học môn Tin ở tiểu học, góp phần vào mục tiêu giáo dục ở Tiểu học. 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến kinh nghiệm nếu được triển khai áp dụng. Trên cơ sở từ thực tiễn giảng dạy xuất phát từ khả năng nhận thức tiếp thu những kiến thức đặc thù của bộ môn, tôi đã lựa chọn và đưa vào thực tế những phương pháp giảng dạy của mình, tôi đã thu được những kết quả đáng kể. Qua thực tế tôi thấy các em yêu thích môn học hơn, hào hứng học tập hơn. Tiết dạy cũng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, tạo được nhiều hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu bài. Đặc biệt, kết quả học tập đó là chất lượng học - thực hành môn Tin học của các em học sinh trường Tiểu học Nhân Thắng được nâng lên rõ rệt. Khả năng nhận thức của con người nói chung, của học sinh tiểu học nói riêng là rất lớn và sẵn có. Điều cơ bản là người giáo viên giảng dạy phải nắm bắt được đối tượng, tìm hiểu cụ thể những sở thích của các em để tìm ra phương pháp giáo dục, giảng dạy thích hợp nhất giúp các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và tạo ra sự say mê trong việc vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế đời sống. 3. Kiến nghị. - Nhằm giúp cho công tác dạy và học ngày càng thu được kết quả tốt, tôi rất mong các ban ngành, các cấp lãnh đạo không ngừng quan tâm tạo điều kiện hơn nữa cho ngành giáo dục nói chung và bộ môn Tin học nói riêng. Tạo điều kiện mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn tin học để giúp cho các em có điều kiện học tập tốt nhất. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 220 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 169 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 189 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 175 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 102 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 147 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn