intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn học sinh lớp 3 nghe một cách hiệu quả

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:18

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Hướng dẫn học sinh lớp 3 nghe một cách hiệu quả" được hoàn thành với các biện pháp như: Sử dụng đồ dùng dạy học, hình thức tổ chức linh hoạt để giới thiệu bài tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học; Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm rèn nề nếp cho học ngay từ đầu năm học; Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học cho phần nghe.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn học sinh lớp 3 nghe một cách hiệu quả

  1. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Lý do hình thành biện pháp: PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng của vấn đề. 2. Một số biện pháp. 2.1. Biện pháp 1: Phân hoá đối tượng............................................................6 2.2. Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng dạy học, hình thức linh hoạt..................7 2.3. Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm rèn nền nếp học sinh..........................9 2.4. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nghe.................................10 3. Kết quả....................................................................................................13 PHẦN KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ..............................................................14
  2. 2 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do hình thành biện pháp: Điều 24 - Luật giáo dục viết: Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Muốn vậy, giáo viên phải đổi mới cách dạy, là người tổ chức, hướng dẫn chỉ đạo để học sinh tự tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh tri thức. Chúng ta đang sống trong thế kỷ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ cùng với xu hướng hội nhập quốc tế trong mọi lĩnh vực. Trong đó ngoại ngữ - Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ có vai trò như một phương tiện tích cực hỗ trợ hiệu quả nhất cho quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của nước nhà. Vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn Tiếng Anh nói riêng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay. Và điều đó đặc biệt chú trọng hơn cho các đối tượng là học sinh ở bậc tiểu học - người mới bắt đầu tiếp cận với ngoại ngữ. Nghe là một trong bốn kỹ năng quan trọng của việc học ngoại ngữ. Để đạt được hiệu quả trong giao tiếp bằng Tiếng Anh, ta phải nghe hiểu được những gì người khác nói. Nhưng trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy nghe là một kỹ năng yếu nhất và học sinh “sợ” học nhất trong bốn kỹ năng. Điều này đã làm tôi băn khoăn, trăn trở trong việc dạy học môn Tiếng Anh. Làm thế nào để các em học sinh luôn thấy học Tiếng Anh thật dễ? Làm thế nào để mỗi tiết học Tiếng Anh luôn sôi nổi, mang lại tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái mà vẫn hiệu quả? Đối với học sinh tiểu học, các bài dạy kỹ năng nghe không tách riêng một tiết mà được dạy xen vào cùng các kỹ năng khác như kỹ năng viết hay kỹ năng nói. Với học sinh lớp 3 thì việc dạy và học kỹ năng nghe dường như dễ dàng hơn vì vốn từ vựng và mẫu câu chưa nhiều nên nội dung các bài nghe rất nhẹ nhàng, ngắn gọn nên các em nghe và “bắt” tương đối tốt. Nhưng khi lên lớp 4 và 5 khi vốn từ vựng và mẫu câu đã phong phú hơn thì nội dung các bài nghe đã dài và khó hơn nên các em đã bắt đầu gặp khó khăn và “nản” khi học kỹ năng nghe. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin được tập trung và nêu một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 nghe một cách hiệu quả. Nội dung chương trình học đôi lúc còn chưa liên kết với nhau và sự phân phối giữa các phần còn chưa đồng đều về nội dung và hình thức. Đặc biệt là chương trình học vẫn chưa còn thiếu sự phân hóa giữa các đối tượng học sinh. Phương pháp dạy học Tiếng Anh ở bậc tiểu học luôn cần sự linh động, nhẹ
  3. 3 nhàng và phải thu hút được sự chú ý của học sinh. Không những thế, ở bậc học này học sinh còn học theo cảm hứng, theo ý thích và theo chủ điểm mà chúng yêu thích. Do vậy làm như thế nào để tạo được cảm hứng cho học sinh qua mỗi giờ học, qua mỗi kỹ năng, đặc biệt là làm thế nào để nghe một cách hiệu quả. Trong quá trình giảng dạy nhiều năm, sau những lần dự giờ của đồng nghiệp và nhất là sau khi đổi mới phương pháp dạy học, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân trong việc “Hướng dẫn học sinh lớp 3 nghe một cách hiệu quả”. Tôi đã áp dụng phương pháp này cho các đối tượng học sinh khác nhau và đã thu được kết quả đáng mừng. Trong bài viết này, tôi xin mạnh dạn trình bày những kinh nghiệm đó. Tôi hy vọng kinh nghiệm của tôi sẽ là một tài liệu nhỏ để các bạn đồng nghiệp tham khảo.
  4. 4 PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng của vấn đề Cấu trúc một bài dạy Tiếng Anh thường bao gồm các hoạt động để phát triển đồng thời 4 kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết một cách đúng hướng và toàn diện. Thế nên, khi dạy các em kỹ năng nghe, ta phải dạy các em nghe theo nhiều cách khác nhau. Một số kỹ năng phụ liên quan đến nghe là: - Khi nghe, học sinh phải có khả năng nhận biết sự khác nhau giữa các âm vị. Ví dụ như cặp từ “run” và “sun”, khi học nghe phải phân biệt được sự khác nhau giữa âm / r / và / s / để có thể hiểu được đúng nghĩa của câu. - Nghe cũng liên quan đến việc lĩnh hội cấu trúc câu. Khi nghe chỉ cần nghe ngữ điệu cũng có thể xác định được câu đó thuộc loại câu gì: câu trần thuật, câu hỏi hay câu cảm thán. - Khi nghe các em cũng không cần thiết phải hiểu hết các từ mà các em nghe được, nhưng các em phải hiểu được ý chính của các thông tin mà các em vừa nghe, hay nói cách khác, các em phải nghe được “key words”. Đây là vấn đề cơ bản nhất. Kỹ năng này gọi là kỹ năng nghe lướt. Đối với học sinh lớp 3, xuyên suốt cả năm học thì kỹ năng nghe được dạy vào tất cả các tiế học của một đơn vị bài học. Trong đó ở mỗi lesson thì nội dung bài nghe thường là lesson 1 (section 1,2) và (section 4, 6) là dạng bài “ Nghe, chỉ và nhắc lại” (Listen,and point. Repeat) và “nghe và nhắc lại” (Listen and tick). Mỗi bài nghe lại được minh hoạ bằng những bức tranh có nội dung rất sát với nội dung bài nghe. Vì thế, mỗi giáo viên khi dạy kỹ năng nghe đều khai thác triệt để nội dung các bức tranh để khục vụ cho bài nghe đó. Và tất nhiên, mỗi giáo viên đều biết rằng dạy nghe cần tuân thủ theo đúng quy trình gồm 3 giai đoạn: - Trước khi nghe (Pre _ listening). - Trong khi nghe (While _ listening). - Sau khi nghe (Post _ listening). Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy có một số khó khăn, thuận lợi sau: * Thuận lợi. - Nhà trường đã trang bị cho chúng tôi thiết bị dạy học (đài, băng đĩa, tranh ảnh,…) và sách tham khảo tương đối đầy đủ. - Học sinh được học môn Tiếng Anh ở phòng chuyên biệt. Ở đó được trang trí tranh, ảnh, đồ dùng đúng với không khí học Tiếng Anh. - Những năm gần đây, phụ huynh học sinh đã quan tâm hơn và tạo điều kiện, khuyến khích con em mình học Tiếng Anh.
  5. 5 * Khó khăn. - Học sinh tiểu học ở độ tuổi từ 8 - 10 tuổi, mức độ nhận thức của các em còn thấp, sự tập trung và trí nhớ không dài. Thêm nữa, học sinh chỉ quen cách học cũ ít đọc thêm sách báo phù hợp với lứa tuổi để mở rộng bổ sung, nâng cao kiến thức. Đồng thời đây là những năm đầu làm quen với môn ngoại ngữ, trong khi vẫn có một số lượng không nhỏ học sinh còn chưa học tốt tiếng mẹ đẻ của mình. - Hiện nay theo chương trình giáo dục 2018, môn Tiếng Anh đối với lớp 3 là môn học bắt buộc từ năm học 2022 - 2023. Do vậy, phụ huynh và các e học sinh cũng đã rất quan tâm đến môn Tiếng Anh và thực sự coi môn Tiếng Anh là cần thiết trong quá trình học tập. Tuy nhiên bản thân học sinh và phụ huynh còn bỡ ngỡ với cách học nghe. - Nghe là một trong những kỹ năng cần thiết trong quá trình thực hiện giao tiếp. Giống như kỹ năng đọc, nghe cũng là một kỹ năng tiếp thụ, nhưng nghe thường khó hơn đọc vì ngôn bản tiếp thụ qua nghe là lời nói. Khi ta nói các ý thường không được sắp xếp có trật tự như viết. Hơn nữa, khi nghe người khác nói, ta chỉ nghe một lần; còn khi đọc ta có thể đọc đi đọc lại nhiều lần văn bản. Do đó, dạy và học kỹ năng nghe bao giờ cũng khó hơn các kỹ năng khác. Tại sao nghe lại là một việc khó khăn? Khi học sinh nghe giáo viên đọc, các em đã quen với giọng điệu của thầy cô. Ngoài ra, thầy cô có thể đọc chậm, dùng cử chỉ hoặc hành động để gợi ý những phần nghe khó. Do đó việc nghe trở nên dễ dàng hơn. Nhưng khi nghe băng, học sinh thường phải đối mặt với những khó khăn sau: - Lời nói trong băng quá nhanh. - Bài nghe có nhiều từ mới và mẫu câu mới. - Trọng âm bài nghe khác. - Không kiểm soát được nội dung bài nghe. - Học sinh không nghe thường xuyên sẽ không nhận ra và “bắt” được từ mới mà các em biết. Ngoài những nguyên nhân trên thì còn một nguyên nhân nữa mà các em học sinh hay mắc phải đó là vốn từ chưa phong phú và phát âm các từ khó còn chưa chuẩn nên các em rất ngại phần nghe. Vào đầu năm học 2023 - 2024, tôi đã tiến hành khảo sát để nắm được tâm lý và sở thích của các em học sinh ở kỹ năng nghe. Từ đó tôi có cơ sở để xây dựng kế hoạch cụ thể cho cả một năm học. Kết quả tôi thu được như sau:
  6. 6 KHẢO SÁT HỌC SINH Ở 4 MỨC ĐỘ: TỐT, KHÁ, ĐẠT, CHƯA ĐẠT. KHỐI 3 (Tổng số 308) Số học sinh Tỉ lệ % Tốt 47 15,2% Khá 100 32,4% Đạt 87 22,8% Chưa đạt 74 24,6% Qua kết quả khảo sát trên và qua hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học, tôi hiểu rằng các em không thích học kỹ năng nghe nhất vì nó khó nhất và ít được chơi trò chơi nhất trong 4 kỹ năng. Điều đó khiến tôi băn khoăn, suy nghĩ khá nhiều và đã đa ra hớng thiết kế bài dạy cho phù hợp, giúp các em khắc phục khó khăn khi nghe và nghe một cách hiệu quả. Đứng trước những vấn đề nêu trên, làm thế nào để chất lượng môn học của các em đạt kết quả tốt nhất? Làm thế nào để các em hình thành và phát triển kỹ năng học tập một cách toàn diện nhất? Đó luôn là nỗi lo âu, trăn trở, những suy nghĩ không phải của riêng tôi mà là của cả đội ngũ giáo viên – những người sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục. 2. Một số biện pháp để hướng dẫn học sinh nghe một cách hiệu quả: Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy ở bậc tiểu học, việc dạy kỹ năng nghe thường chiếm 1/3 hay 1/4 thời lượng tiết dạy, có nghĩa là việc dạy nghe theo đúng quy trình 3 giai đoạn Pre _ While _ Post chỉ trong khoảng thời gian tối đa là 10 phút. Vậy trong 10 phút này, việc chia thời gian cho 3 giai đoạn nghe như thế nào cho phù hợp và hiệu quả là không dễ. Đôi khi, bước “Pre” phải kéo dài và chiếm nhiều thời gian hơn cả, chỉ để phục vụ và chuẩn bị tâm thế cho học sinh vào bước “While” - bước ngắn nhất - có khi chỉ 1 phút, vì các bài nghe của học sinh tiểu học thường rất ngắn gọn và bám sát chủ đề. Như vậy, việc học sinh có nghe và bắt được nội dung bài nghe hay không phụ thuộc vào chính sự hướng dẫn, tổ chức, gợi mở của người giáo viên. Chính vì lý do này mà việc hướng dẫn nghe, hay chính là giai đoạn “Pre _ listening” là giai đoạn rất quan trọng trong việc dạy kỹ năng nghe. Tôi đã có một quá trình áp dụng các phương pháp trong việc hướng dẫn học sinh nghe. Sau đây tôi xin đa ra một số phương pháp đã đem lại hiệu quả cho tôi và học sinh trong việc dạy và học kỹ năng nghe: 2.1. Biện pháp 1: Phân hóa đối tượng học sinh.
  7. 7 Học sinh tiểu học là lứa tuổi trẻ hay nghịch ngợm, không nghe lời, hay mất tập trung chú ý, nếu để trẻ tự do phát triển như thế thì trẻ không chú ý vào giờ học, như vậy giờ học đó không đạt kết quả mong đợi. Chính vì thế mà ngay từ đầu năm học khi nhận lớp tôi phải tìm hiểu về tâm sinh lí trẻ, về đặc điểm của từng trẻ trong lớp, sau đó lập kế hoạch phân chia trẻ trong lớp thành các nhóm khác nhau để tiện theo dõi và hướng dẫn. Muốn đánh giá chính xác học sinh đó đang ở mức độ nào tôi giao bài tập cho các học sinh đó và coi như là một bài Test. Sau 02 bài test thì tôi tìm ra cách dạy học sao cho thích hợp, các học sinh của tôi hứng thú với giờ học, lúc nào cũng mong đợi đến giờ học Tiếng Anh của thầy. - Đối với học sinh khá, giỏi giáo viên yêu cầu học sinh hãy quan sát tranh, đoạn hội thoại hay đoạn văn của bài nghe trong khoảng thời gian nhất đinh và phải đưa ra được đáp án theo kết quả mong đợi. Khuyến khích các em nhắc lại nội dung của bài mà các em vừa được nghe bằng những hiểu biết của mình nhưng vẫn giữ được nội dung và yêu cầu của bài nghe. - Đối với học trung bình, giáo viên đưa ra một số câu hỏi gợi ý nhằm hướng các em vào nội dung chính của bài nghe. Do đối tượng học sinh này còn hạn chế về vốn từ vựng nên giáo viên cung cấp thêm những từ mới liên quan đến nội dung bài nghe để từ đó giúp các con bắt kịp cùng với các bạn trong lớp. Sau khoảng thời gian áp dụng biện pháp trên, học sinh đã có những thay đổi đáng mừng: - Học sinh tiếp thu bài học nhanh hơn và khoảng cách giữa các đối tượng học sinh dần thu hẹp lại. - Học sinh yêu môn học hơn, không cảm thấy lo lắng mỗi khi đến tiết Tiếng Anh. - Kỹ năng nghe tốt hơn và học sinh đã mạnh dạn, tự tin trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng nghe.
  8. 8 Giáo viên khéo léo thu hút dẫn dắt học sinh chuyển sang kĩ năng nghe 2.2. Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng dạy học, hình thức tổ chức linh hoạt để giới thiệu bài tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học. * Sử dụng tranh ảnh để giới thiệu phần nghe. Thông thường, với mỗi bài nghe, giáo viên cho học sinh tả các bức tranh một cách đơn thuần: học sinh chỉ nêu nội dung tranh sau đó nghe băng; như vậy sẽ khiến các bài nghe trở nên khó khăn hơn. Giáo viên giới thiệu chủ đề, ngữ cảnh, tình huống, nội dung có liên quan đến bài nghe: khai thác xem học sinh đã biết và chưa biết gì về nội dung bài nghe qua các bức tranh. * Ví dụ: Trong Unit 3 – Lesson 2 ( Section 2: Listen and tick) Giáo viên đưa ra bức tranh về những chú voi sinh sống ở Châu Phi và hỏi các em học sinh: - Is the picture beatiful? - What animals can you see in the picture? - Do you think this picture about elephant family? - How many elephants are there in the family ?
  9. 9 Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo cặp hoặc theo nhóm * Tạo tình huống dẫn dắt học sinh vào nội dung của bài nghe. Như đã nói ở trên, kỹ năng nghe ở cấp tiểu học không được dạy riêng thành 1 tiết như ở các cấp trên mà được dạy xen cùng với các kỹ năng khác. Vì vậy, muốn thu hút được học sinh, người giáo viên cũng cần phải biết dẫn dắt các em một cách khéo léo, tránh chuyển kỹ năng một cách đột ngột, gây “hụt hẫng” cho các em, khiến các em không tập trung đợc vào bài nghe. Như vậy việc nghe sẽ kém hiệu quả. Kết nối, dẫn dắt học sinh chuyển từ các kỹ năng khác sang kỹ năng nghe một cách nhẹ nhàng, mềm mại. Gợi trí tò mò, tạo hứng thú về nội dung bài sắp nghe bằng cách đưa ra một tình huống về một nhân vật nào đó quen thuộc với các em, hay đưa ra một lời dẫn phù hợp với nội dung bài nghe. Học sinh tiểu học vốn hiếu động, thích “học và chơi”, nên việc tạo ra tình huống của một bài nghe trước khi cho học sinh nghe sẽ khiến cho các em có cảm giác như mình đang được chơi, đang được giúp đỡ một người bạn chứ không phải đang học nghe. Điều này sẽ tạo cho các em một tâm thế thoải mái để việc nghe đạt được hiệu quả tốt nhất.
  10. 10 Giáo viên đưa ra một tình huống để thu hút trẻ Ví dụ: Trong Unit 3 – Lesson 2 ( Section 7: Listen and tick) Thay vì nói “Các em hãy nghe và viết dấu tick đúng vào các bức tranh”. giáo viên có thể tạo một tình huống cho phần nghe Section 7 như sau: “ Doraemon đang tham gia thăm sở thú. Bạn ấy được anh hướng dẫn viên giới thiệu về các con vật. Các em có biết anh hướng dẫn viên giới thiệu về con vật nào không? Chúng ta cùng nghe và giúp bạn ấy đánh dấu “tick” vào con vật mà anh hướng dẫn viên giới thiệu nhé. Như thế học sinh sẽ hào hứng nghe vì lời dẫn dắt trên của giáo viên như một “câu đố” và học sinh sẽ sẵn sàng “giải đố”. 2.3. Biện pháp 3: Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm rèn nề nếp cho học ngay từ đầu năm học. Tạo cho học sinh nếp học tập đối với giờ học nghe: chỉ bật băng cho học sinh nghe khi lớp học trật tự và học sinh thật sự tập trung. Giáo viên phải biết cách thu hút học sinh bằng các câu lệnh rõ ràng, dứt khoát. Ví dụ “Are you ready?”; “Listen and Check”; “Listen and number”. Hơn nữa, giọng điệu của giáo viên khi ra lệnh cũng phải thu hút và gây hứng thú đối với học sinh.
  11. 11 Giáo viên chỉ bật băng khi học sinh thật sự tập trung 2.4. Biện pháp 4: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học cho phần nghe. * Hình thức tổ chức - Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo cặp hay theo nhóm về nội dung của các bức tranh một cách cụ thể theo đúng tình huống, ngữ cảnh thì việc nghe sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. - Học sinh tiểu học thường chưa có được sự độc lập về tư duy như học sinh trung học cơ sở, nên nhất thiết phải có sự dẫn dắt khéo léo của giáo viên. Lúc này giáo viên có thể đặt những câu hỏi gợi mở về nội dung các bức tranh sao cho những câu trả lời mà học sinh đưa ra phải bám sát và liên quan đến nội dung bài nghe. Hay nói cách khác, giáo viên phải dẫn dắt, gợi mở cho học sinh đi đến được “keywords” và “phases” sẽ xuất hiện trong bài nghe, để từ đó học sinh có thể nghe và đánh dấu hay đánh số một cách chính xác. - Học sinh tiểu học vốn không có được ý thức tập trung lâu dài, các em cũng dễ bị mất tập trung bởi ngoại cảnh hay bởi sự hiếu động của một ngời bạn nào đó ở gần, do vậy các em vẫn có thể có sự nhầm lẫn giữa dạng bài nghe “Listen and CHECK” và “Listen and NUMBER”. - Để tổ chức các trò chơi để học sinh phân biệt được yêu cầu của phần nghe, có thể sử dụng các hình thức hoạt động học, chơi theo tiếp cận trải
  12. 12 nghiệm. Mỗi loại hoạt động có thể tổ chức dưới hình thức tập thể, nhóm, cá nhân đảm bảo khai thác tối đa hiệu quả của các hình thức hoạt động của trẻ. Do vậy, trước khi cho học sinh nghe, giáo viên cần kiểm tra xem học sinh của mình đã xác định được yêu cầu của bài là “CHECK” hay “NUMBER” hay chưa. Giáo viên có thể dùng câu hỏi “Are you going to CHECK or NUMBER?” hoặc gọi một học sinh nhắc lại yêu cầu của bài.
  13. 13 * Tạo hứng thú cho học sinh trước khi nghe. - Kích thích hứng thú làm cho cho học sinh có mong muốn tìm hiểu. - Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm tự phát hiện, tìm kiếm các dấu hiệu khác nhau để phân biệt các bài nghe. - Hình thành một số kĩ năng đơn giản trong việc giúp trẻ chủ động nghe một cách hiệu quả một cách hiệu quả. Do đó, giáo viên phải biết tổ chức lớp học sao cho khi bước vào giai đoạn “While _ listening” có thể thu hút được tất cả các đối tượng học sinh tập trung vào bài nghe và nghe một cách hiệu quả nhất. Giáo viên tạo điều kiện tối ưu nhất cho tất cả đối tượng học sinh
  14. 14 Ở phần này, tôi thường áp dụng phương pháp cho học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm để tìm hiểu về nội dung các bức tranh liên quan đến bài sắp nghe. Tiếp đó, vẫn những cặp và nhóm đó, tôi khuyến khích các em thi đua xem cặp nào, nhóm nào nghe đúng và nhanh nhất. Trong 1 hoặc 2 lần đầu, các em học sinh kém trong các cặp, nhóm có thể chưa nghe được mà chỉ “hùa” theo kết quả của bạn mình. Nhưng qua nhiều lần thi đua như vậy, xuất phát từ tâm lý lứa tuổi, các em thường sợ nhóm khác nhanh hơn và chiến thắng nên các em sẽ tự mình cố gắng tập trung để nghe đạt được kết quả tốt nhất. Như vậy mọi đối tượng học sinh đều bị lôi cuốn và tập trung cao độ trong giờ học. Vậy là mục đích giờ học đã đạt được. * Những điều cần chú ý: - Nghe là một kỹ năng ngôn ngữ liên quan đến các kỹ năng khác. Do đó giáo viên phải biết tận dụng mọi cơ hội để gợi mở cho học sinh luyện tập xen kẽ được cả 4 kỹ năng, giúp các em hình thành và phát triển khả năng học ngoại ngữ một cách toàn diện nhất. - Học sinh tiểu học thường rất thích được “nịnh”, nên giáo viên phải thường xuyên tỏ thái độ khen ngợi, động viên học sinh qua cử chỉ, nét mặt, lời nói của mình. Hay nói cách khác, đối với học sinh tiểu học, giáo viên phải biết vừa dạy vừa “dỗ”. 3. Kết quả đạt được: Đối chiếu với những giờ dạy có kỹ năng nghe trong thời gian đầu năm học so với thời gian này tôi thấy các em ngày càng hào hứng và sôi nổi hơn khi học nghe. Nhiều lớp, các em chỉ nghe 1 lần đã “bắt” được đúng nội dung và hoàn thành yêu cầu của bài nghe. Vào đầu năm học, rất nhiều em nói với tôi rằng em không thích nghe vì nghe đĩa, nghe file nén khó lắm. Các em thích nghe thầy giáo đọc hơn. Nhưng càng về sau, khi tôi hỏi các em thấy nghe đĩa còn khó không, rất nhiều em trả lời rằng các em không thấy khó như trước nữa và các em không còn “sợ” nghe đĩa và nghe file nữa. Vẫn với khảo sát như đầu năm nhưng sau một thời gian áp dụng tôi đã làm bài khảo sát và thu được kết quả như sau: KHỐI 3 ( tổng số 308 học sinh)
  15. 15 Số học sinh Tỉ lệ % Tốt 110 35,7%
  16. 16 Khá 87 28,2% Đạt 67 21,7%
  17. 17 Chưa đạt 44 14,4% - Với kết quả trên, chúng ta có thể áp dụng cho học sinh ở các lớp 3 trong các điều kiện cơ sở vật chất tối thiểu. PHẦN KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc “hướng dẫn học sinh từ lớp 3 nghe một cách có hiệu quả” mà tôi đã đúc kết được trong quá trình học hỏi, tham khảo, nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy với chính học sinh của mình. Đây chỉ là các kinh nghiệm chủ quan của bản thân mà tôi xin mạnh dạn trình bày. Có thể còn nhiều các phương pháp, kinh nghiệm hay hơn, tốt hơn và để đạt được kết quả cao nhất, người giáo viên cần phải thử các phương pháp khác nhau để tìm ra phương pháp phù hợp nhất đối với đối tượng học sinh của mình. Bài viết nhỏ này là nơi tôi gửi gắm rất nhiều tâm huyết sau nhiều năm đứng trên bục giảng. Tôi cũng biết kinh nghiệm tích luỹ chưa nhiều vì thế không tránh khỏi sai sót, thiêu hụt của tuổi đời, tuổi nghề. Nhưng với sự cầu tiến, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, giúp đỡ chỉ bảo của các nhà giáo giàu kinh nghiệm lớp trước, của các bạn đồng nghiệp để chúng ta có thể đạt được mục tiêu đào tạo nên những công dân tương lai có đầy đủ Đức - Trí - Thể - Mỹ, góp phần làm cho sự nghiệp giáo dục nước nhà ngày càng hoàn thiện hơn một cách nói chung và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh một cách nói riêng. 2. Khuyến nghị
  18. 18 Tuy nhiên để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Anh ở cấp tiểu học thì bản thân tôi cũng có một số kiến nghị đối với cấp trên để có điều kiện dạy-học tốt hơn đối với từng bộ phận trong nhà trường: - Đối với cấp quản lý: Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Khuyến khích giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo để phát triển tính sáng tạo cho trẻ. Tăng cường nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên. - Đối với nhà trường: Đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồ dùng học tập cho giáo viên và học sinh để giáo viên chuyên tâm vào việc dạy học. Thông qua đó, bằng những đồ dùng hiện đại, phong phú góp phần vào việc tạo hứng thú cho các em học sinh yêu thích môn học ngoại ngữ từ đó học sinh sẽ hăng hái tham gia vào các hoạt động trong giờ học. - Đối với giáo viên: Quan tâm hơn đến học sinh, giúp các em chủ động, độc lập trong hoạt động. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2024. NGƯỜI VIẾT Nguyễn Văn Kiên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2