Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm về sử dụng câu đố để dạy học môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học
lượt xem 3
download
Điểm mới của sáng kiến là hệ thống được các câu đố có trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học và bổ sung một số câu đố ở trong những tài liệu khác. Trao đổi một số kinh nghiệm về cách tổ chức giải quyết các câu đố khi dạy môn Tiếng Việt đảm bảo tính khoa học và hiệu quả. Đưa ra một số ví dụ minh họa cụ thể về áp dụng câu đố trong chương trình Tiểu học hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm về sử dụng câu đố để dạy học môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc *** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ SỬ DỤNG CÂU ĐỐ ĐỂ DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC”
- Quảng Bình, 20/6/2020 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc *** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : “ SỬ DỤNG CÂU ĐỐ ĐỂ DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC” Họ và tên : Hoàng Thị Hằng Chức vụ : Giáo viên 2
- Đơn vị công tác : Trường Tiểu học số 1 Sen Thủy Quảng Bình, 20/6/2020 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài ̉ ̣ Chu tich Hô Chi Minh t ̀ ́ ừng day: ̣ ̀ ợi ich m “Vi l ́ ươi năm trông cây, vi l ̀ ̀ ̀ ơi ich trăm năm trông ng ̀ ́ ̀ ười” Lơi day đo cho chung ta thây viêc giao d ̀ ̣ ́ ́ ́ ̣ ́ ục thê hê tre la vô cung quan tr ́ ̣ ̉ ̀ ̀ ọng. ̣ ̀ ́ ̣ ương lai cua đ Hoc sinh la thê hê t ̉ ất nước gop phân xây d ́ ̀ ựng va quyêt đinh môt ̀ ́ ̣ ̣ ̉ ́ ơi vân mênh cua đât n phân không nho đôi v ̀ ́ ̣ ̣ ̉ ́ ước. Đê th ̉ ực hiện được nghia vu ̃ ̣ ̀ ương cac em phai đ vinh quang đo, trong nha tr ́ ̀ ́ ̉ ược hoc tâp va rèn luy ̣ ̣ ̀ ện đê tr ̉ ở thanh ng ̀ ươi v ̀ ưa co đ ̀ ́ ức vừa co tai nh ́ ̀ ằm gop s ́ ưc minh đ ́ ̀ ưa Viêt Nam tiên kip ̣ ́ ̣ ̣ ̉ ́ ới. trinh đô chung cua thê gi ̀ 3
- Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, bên cạnh việc học trẻ rất thích thể hiện những suy tư, tài năng thông qua những nét vẽ nguệch ngoạc đầy màu sắc. Các em luôn có hứng thú tìm tòi mọi thứ xung quanh, chúng hỏi người lớn bằng những câu hỏi vu vơ, đáng yêu và ngộ nghĩnh. Những câu hỏi đó, nếu không có kinh nghiệm trả lời một cách khéo léo, chắc chắn sẽ làm cho trẻ nghĩ sai và thay vì quát mắng trước những câu hỏi đáng yêu đó, chúng ta phải dành cho trẻ một khoảng trời riêng để chúng tha hồ đùa nghịch .Vốn bản tính hiếu động, trẻ luôn luôn đầy ắp những ý tưởng sáng tạo trong đầu. Trong việc dạy học cũng vậy, để phát triển trí thông minh, khả năng tìm tòi, sáng tạo của trẻ chúng ta cần có những hình thức, phương pháp hợp lý.Mà cụ thể là xác định phương pháp "vừa học, vừa chơi." Trong chương trình hoc Tiêu h ̣ ̉ ọc, Tiếng Việt rất phong phú và phức tạp, để phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ hiểu biết thế giới tự nhiên, khả năng nghe, nói, đọc, viết. Thì việc tổ chức các hoạt động học tập bằng các hình thức khác nhau sẽ giúp cho các em có hứng thú học tập, khả năng tìm tòi. Câu đố là một giải pháp phù hợp với tâm lí học sinh Tiểu học. Việc tổ chức cho học sinh hiểu và giải được các câu đố nhằm mục đích học tập là một vấn đề không hề đơn giản. Nếu lựa chọn câu đố không phù hợp, không hướng dẫn học sinh đúng cách sẽ tạo ra khó khăn cho học sinh trong việc tiếp thu các kiến thức. Chính vì những lí do trên, bản thân tôi đã chọn đề tài: “Kinh nghiệm về sử dụng câu đố để dạy học môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học.” 1.2. Điểm mới của sáng kiến Hệ thống được các câu đố có trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học và bổ sung một số câu đố ở trong những tài liệu khác. Trao đổi một số kinh nghiệm về cách tổ chức giải quyết các câu đố khi dạy môn Tiếng Việt đảm bảo tính khoa học và hiệu quả. 4
- Đưa ra một số ví dụ minh họa cụ thể về áp dụng câu đố trong chương trình Tiểu học hiện nay. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng việc sử dụng câu đố để dạy môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học. Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học câu đố được đưa vào với số lượng không nhiều nhưng lại khá phong phú về nội dung biểu hiện và đề tài phản ánh. Dưới hình thức như những văn bản thơ đặc biệt, dễ thuộc và dễ nhớ, các câu đố ở Tiểu học đã đề cập tới nhiều khía cạnh, đặc điểm khác nhau của con người, thiên nhiên, sự vật, cỏ cây, hoa lá, muôn loài… Có câu đố ngắn gọn, 5
- đơn giản với cách miêu tả trực tiếp những đặc điểm, hình dáng, tính chất của vật đố nhưng cũng có không ít những câu ẩn dụ kín đáo, khó hiểu với sự so sánh, liên tưởng độc đáo bất ngờ. Tuy nhiên, áp dụng câu đố vào dạy học môn Tiếng Việt của giáo viên còn nhiều hạn chế. Nhiều giáo viên còn thụ động, chưa sáng tạo trong việc sử dụng câu đố trong các tiết học. Chưa gợi mở niềm say mê, thích thú học tập của học sinh thông qua câu đố. Chính vì lẽ đó mà nhiều tiết học tuy có sử dụng câu đố, nhưng học sinh học tập chưa tích cực, học sinh chưa được trải nghiệm, liên tưởng các sự vật diễn ra xung quanh mình dẫn đến chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt chưa hiệu quả như mong đợi. 2.2. Kinh nghiệm về sử dụng câu đố trong dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học 2.2.1 Giáo viên sưu tầm, thiết kế các câu đố phù hợp với trình độ học sinh và phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Phải gắn liền với mục tiêu và nội dung bài học. Phải đảm bảo tính vừa sức và tạo hứng thú cho học sinh. Phải đảm bảo tính phong phú, đa dạng, đầy đủ về số lượng. Phải đảm bảo tính thừa kế và phát triển. Phải đảm bảo tính giáo dục và thẩm mĩ. Giáo viên phải lựa chọn những câu đố có ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu đối với các em, hình ảnh được sử dụng để ví von trong câu đố phải là những hình ảnh đẹp, trong sáng. Qua đó giáo dục thẩm mĩ, giúp các em biết yêu quý cái đẹp và sử dụng ngôn ngữ đẹp, văn minh. Ví dụ: Câu đố về ngọn gió thì thật là thú vị: Dáng hình không thấy, chỉ nghe Chỉ nghe xào xạc, vo ve trên cành Vừa ào ào giữa rừng xanh Đã về bên cửa, rung mành leng keng. 6
- (Là gì?) Hay câu đố về cây hoa phượng thật đẹp mà gần gũi với các bạn học sinh: Hè về áo đỏ như son Hè đi thay lá xanh non mượt mà Bao nhiêu tay toả rộng ra Như vẫy, như đón bạn ta đến trường? (Là cây gì?) 2.2.2. Giáo viên biết lựa chọn câu đố để sử dụng vào tiết dạy cụ thể. Trong quá trình sử dụng câu đố cũng cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Xác định được mục đích sử dụng câu đố trong một tiết học Xác định rõ cách tổ chức và các phương tiện trực quan đi kèm nếu có. Xác định thời điểm sử dụng câu đố thích hợp. Phải đảm bảo về số lượng câu đố trong mối tương quan giữa các yếu tố khác. Cần thu hút được mọi đối tượng học sinh tích cực tham gia vào hoạt động giải câu đố. Ví dụ: Khi dạy bài 25B: Sông biển và cuộc sống của chúng ta ( TV 2 Tập 2A Trang 95). Giáo viên sử dụng câu đố để dạy học sinh cách phân biệt các loài vật dưới biển. Cá gì thấy lá vàng rơi ? Cá gì cứ nổi qua cồn qua sông ? Cá gì đi học phải dùng ? Cá gì là gạo nấu cùng nước sôi ? 7
- Cá gì bay bổng trên trời ? Cá gì hết sức, ngoài khơi bỏ mình? 2.2.3. Giáo viên phải sử dụng đồ dùng và khai thác đồ dùng trực quan vào những bài học có câu đố Để cho những kiến thức thực tế qua câu đố đi vào tư duy của các em được dễ dàng hơn thì người giáo viên nên sử dụng đồ dùng trực quan trong bài giảng có liên quan đến câu đố. Với những câu đố mà trong sách giáo khoa đã có tranh minh họa thì giáo viên có thể sử dụng hình thức gợi mở vấn đáp kết hợp với giảng giải để khai thác nội dung của bức tranh đó. Ví dụ : Khi dạy bài: Vần có âm cuối o/u ( TV1 Trang 53) có câu nói ứng dụng là câu đố về quả ớt. Mục đích của bài học này chủ yếu là để học sinh đọc được câu ứng dụng: Bà già mặc áo đỏ Trẻ nhỏ mặc áo xanh. (Là quả gì?) Giáo viên có thể mở rộng hiểu biết cho các em bằng cách gợi mở để học sinh hiểu được nội dung của những câu đố này. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ trong sách giáo khoa và đặt câu hỏi gợi mở: + Bức tranh vẽ những gì? (Bức tranh vẽ một cây ớt) + Quả ớt khi chưa chín có màu gì? Khi chin rồi có màu gì? (Quả ớt khi chưa chin có màu xanh, khi chin rồi thì có màu đỏ). + Vậy trong câu đố này bà già là quả gì? Trẻ nhỏ là quả gì? (bà già là quả ớt chín, trẻ nhỏ là quả ớt xanh). + Vậy lời giải của câu đố này là quả gì? (Quả ớt) 8
- Sau khi tìm lời giải của câu đố thì giáo viên có thể liên hệ thêm cho học sinh biết về những đặc điểm của quả ớt để học sinh hiểu rõ hơn về cuộc sống xung quanh. 2.2.4. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ vào dạy học Sử dụng các ứng dụng như Power Point, ELerning… để trình chiếu một số trò chơi có sử dụng câu đố ngay trên lớp học. Điều này tạo hứng thú học tập cho các em. 2.3. Ví dụ minh họa 2.3.1. Sử dụng câu đố dưới hình thức giới thiệu bài Sử dụng câu đố để giới thiệu một số âm, vần thay cho việc yêu cầu học sinh quan sát tranh để tạo hứng thú trong học tập cho học sinh. Bài 2: Âm c (TV 1 Trang 2 Thời gian chơi: 2 3 phút đầu giờ. Cách tổ chức: + Giáo viên nêu câu đố và yêu cầu học sinh giải đố. Nét tròn em đọc chữ o Khuyết đi một nửa sẽ cho chữ gì? (Chữ c) + Cả lớp suy nghĩ trả lời cá nhân. + Giáo viên nhận xét, đưa ra lời giải và khen học sinh + Giáo viên chốt ý để giới thiệu thêm về bài học. 2.3.2. Sử dụng câu đố dưới hình thức cung cấp kiến thức mới Bài 19B: Em yêu mùa nào nhất. TV 2 tập 2 Trang 6 PHIẾU HỌC TẬP Câu 1: Em hãy giải các câu đố về các mùa sau: a) Mùa gì gió rét căm căm Đi học bé phải quàng khăn, đi giày? 9
- b) Mùa gì cho lá xanh cây Cho bé thêm tuổi má hây hây hồng? c) Mùa gì bé đón trăng rằm Rước đèn phá cỗ, chị Hằng cùng vui? d) Mùa gì phượng đỏ rực trời Ve kêu ra rả rộn ràng khắp nơi? Câu 2: Qua các câu đố trên em hãy cho biết đặc điểm của từng mùa trong năm? ………………………………………………………………………… Cách tổ chức: + Giáo viên phát phiếu học tập. + Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi trong vòng 45 phút để trả lời. Gọi đại diện một nhóm phát biểu và các nhóm khác bổ sung. + Giáo viên nhận xét, tổng kết đáp án và đưa ra kết luận về đặc điểm của các mùa đó. 2.3.3. Sử dụng câu đố dưới hình thức củng cố kiến thức Bài 2: TV 4 tập 2 Trang 49 Hoạt động củng cố bài: Trò chơi: "Ô chữ kì diệu". Mục đích: Giúp học sinh củng cố kiến thức về lịch sử và địa lí . Chuẩn bị: Chiếu trên màn hình, Phần mềm Power Point ghi ô chữ che đi phần đáp án. Các câu đố về các nhân vật lịch sử, tên các con sông để gợi ý các ô chữ, các hộp quà. Thời gian chơi: 67 phút cuối giờ, sau khi học xong bài mới. NGÔ QUYỀN SÔNG HƯƠNG ĐINH TIÊN HOÀNG SÔNG HỒNG 10
- QUANG TRUNG SÔNG LAM Cách tổ chức: Chia lớp thành 4 đội,1 học sinh lên làm thư kí. Chủ tịch hội đồng tự quản phổ biến luật chơi: Mỗi đội được chọn 1 hàng ngang bất kì bắt đầu từ đội 1, chủ tịch hội đồng tự quản sẽ đọc câu đố gợi ý của hàng đó. Các đội suy nghĩ để trả lời.Trong vòng 5 giây đội 1 không trả lời được sẽ mất quyền trả lời, các đội khác lúc này được quyền trả lời. Đội trả lời đúng trong 5 giây đầu tiên được 5 điểm. Đội khác trả lời sau sẽ được 2 điểm. Đội nào trả lời được ô hàng dọc thì ghi được 10 điểm, trả lời sai sẽ không được tham gia thi nữa. Tiếp tục như thế đến khi hết thời gian đội nào nhiều điểm thì đội đó thắng cuộc. 2.3.4. Sử dụng câu đố dưới hình thức bài tập vận dụng. TV 5 Tập 2 Trang 11 Mục đích: nhằm giúp học sinh tìm hiểu và chuẩn bị trước cho bài học: Phiếu học tập có ghi sẵn các câu đố về một số loài hoa và yêu cầu của bài tập là: Cách tổ chức: + Giáo viên phát phiếu học tập. PHIẾU BÀI TẬP Họ và tên: …………………………………………………………………………. Câu 1: Hãy đọc và giải các câu đố sau rồi ghi vào chỗ chấm dưới đây cho thích hợp. a) Hoa gì hoa lắm sắc, lắm màu, 11
- Đi vào thư họa bấy lâu danh lừng Đào, mai xuân đến nở mừng Riêng tôi giữ phận canh chừng thu sang. b) Hoa gì ch ỉ n ở v ề đê m Mu ốn xe m ph ải đợi trăng lên ngan g đầ u? c) Hoa gì qu ả quy ệ n v ới tr ầ u Để cho câu chuy ệ n m ở đ ầ u nên duy ê n? d) Hoa Đào ngoài Bắc Hoa gì trong Nam Cánh nhỏ màu vàng Cùng vui đón Tết? Đáp án: a....... b....... c....... d....... Câu 2: Hãy nói đặc điểm của các loại hoa có trong câu đố? .............................................................................................................. + Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân nhóm. + Gọi đại diện một nhóm phát biểu và các nhóm khác bổ sung. + Giáo viên nhận xét, tổng kết đáp án và đưa ra kết luận về đặc điểm của các loài hoa đó. 2.4. Tác dụng của câu đố đối với học sinh Tiểu học Câu đố được sáng tác nhằm phát triển tư duy của con người, đặc biệt là ở trẻ em.Câu đố thực sự là một trò chơi trí tuệ, vừa có tác dụng phát huy trí tưởng tượng, vừa rèn luyện tư duy logic và khả năng phát hiện cho học sinh. Các sự vật, hiện tượng được miêu tả trong câu đố thường là những gì quen thuộc, gần gũi trong đời sống hằng ngày. 12
- Câu đố sáng tạo ra một thế giới hình tượng ẩn dụ, nó nhằm đánh lạc hướng tư duy người giải, nó làm cho người giải phải tìm tòi, suy ngẫm, cố nặn óc tìm ra lời giải. Chính vì điều này, sẽ làm khơi dậy trí thông minh, khả năng sáng tạo của học sinh. Bên cạnh đó, câu đố cung cấp cho trẻ những kiến thức thông thường về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống như hình dáng, màu sắc, tên gọi…Đối với học sinh Tiểu học, câu đố còn thỏa mãn trí óc tò mò, lòng khao khát hiểu biết. Vì thế, trong nhà trường câu đố là hình thức giáo dục các em những hiểu biết về đời sống. 2.5. Kết quả đạt được Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng những kinh nghiệm sử dụng câu đố vào dạy học môn Tiếng Việt, thực tiễn cho thấy kết quả học Tiếng Việt của học sinh ngày càng nâng cao. Vận dụng câu đố vào dạy học Tiếng Việt giúp cho học sinh phát triển những kĩ năng như giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề..., tạo hứng thú, niềm say mê yêu thích và chăm chỉ học Tiếng Việt. Sự tiến bộ của các em được biểu hiện một cách rõ rệt, so sánh với kết quả đầu học kì I có sự thay đổi, cụ thể như sau: Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học và cuối kì I, năm học 2019 – 2020 như sau: TS Điểm 5 Thời Điểm 12 Điểm 34 Điểm 56 Điểm 78 Điểm 910 học Trở lên gian sinh SL % SL % SL % SL % SL % SL % Đầu 34 0 0 6 17,6 8 23,5 15 44,1 5 14,7 28 82,3 năm Cuối 34 0 0 0 0 3 8,8 18 52,9 13 38,2 34 100 kì 1 13
- 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Câu đố Việt Nam chủ yếu là do nhân dân lao động sáng tác. Đó là một sản phẩm truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác của ông cha ta. Câu đố là một hình thức giải trí đặc biệt, là một phương tiện nhận thức đặc biệt, tinh tế và linh hoạt. Câu đố Việt Nam xứng đáng có một vị trí trong kho tàng kinh nghiệm, kho tàng tri thức truyền miệng của nhân dân ta. Vì thế, sử dụng câu đố trong dạy học môn Tiếng Việt là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm tích cực hoá hoạt động của người học. Nó góp phần tạo ra không khí học tập tích cực, sôi nổi, tạo ra mối quan hệ đa chiều trong giờ học. Nó còn là một nhân tố góp phần rèn luyện tư duy, ngôn ngữ cho học sinh. Từ đó làm cho hiệu quả giờ học Tiếng Việt được nâng lên rõ rệt. 3.2. Kiến nghị đề xuất Để giảng dạy tốt những bài học có nội dung liên quan đến câu đố trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất như sau 3.2.1. Đối với giáo viên tiểu học 14
- Người giáo viên phải yêu và hiểu biết cơ bản về câu đố.Có những định hướng về nội dung nhận thức và giá trị giáo dục của từng câu đố. Biết áp dụng câu đố trong từng tiết học cụ thể. Ở góc học tập của mỗi lớp cần có những cuốn sách viết về câu đố để học sinh tham gia đố nhau trước mỗi buổi học, vào giờ ra chơi. Điều này tạo cho các em tinh thần tập thể, đoàn kết, hứng thú hơn trong học tập. Phát huy vai trò, hiệu quả giáo dục của câu đố vào việc vận dụng linh hoạt câu đố trong môn học khác và trong các chương trình hoạt động ngoại khóa, trò chơi đố vui. Tổ chuyên môn cần thường xuyên tổ chức hội thảo các chuyên đề về đổi mới phương pháp, đố vui để học, thi học tốt môn Tiếng Việt. 3.2.2. Đối với nhà trường và các cấp Tăng cường tài liệu nghiên cứu, sách tham khảo cho giáo viên. Bổ sung đồ dùng dạy học đủ cho các lớp sử dụng như tranh, ảnh, mô hình... Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về sử dụng câu đố để dạy học môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo, các anh chị đồng nghiệp để sáng kiến này ngày càng được hoàn thiện hơn./. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 440 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 221 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 170 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 192 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 176 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 25 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 103 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 148 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn