Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để nâng cao tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần và duy trì sỉ số trong công tác chủ nhiệm lớp
lượt xem 4
download
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học được hoàn thành với một số biện pháp như: Tổ chức điều tra nắm hoàn cảnh của từng học sinh; Lựa chọn và phân công nhiệm vụ cho Ban cán sự lớp, xây dựng mối đoàn kết thương yêu của tập thể lớp; Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh; Kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa để thu hút học sinh tham gia đến trường;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để nâng cao tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần và duy trì sỉ số trong công tác chủ nhiệm lớp
- I . PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài. Trong mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức,trí tuệ thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở. Nền tảng nhân cách , kĩ năng sống, kĩ năng học tập cơ bản(nghe, nói, đọc,viết và tính toán) của học sinh được hình thành ở tiểu học và được sử dụng trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Học sinh tiểu học được dạy từ những thói quen nhỏ nhất như cách cầm bút, tư thế ngồi viết, cách thưa gửi đi đứng, ăn mặc cho đến các kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp, các kĩ năng học tập và khả năng tự học, sáng tạo. Như vậy, giáo dục tiểu học là nền tảng của giáo dục phổ thông; đặt cơ sở vững chắc cho sự hình thành nhân cách và sự phát triển toàn diện của con người. Thành quả của giáo dục tiểu học có giá trị lâu dài, có tính quyết định, vì thế, làm tốt giáo dục tiểu học là đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, nếu không có kiến thức thì không có thể bình đẳng với các dân tộc khác được”. Trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập khu vực và quốc tế, đồng thời nhằm thực hiện chính sách “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc”, xoá dần khoảng cách chênh lệch về giáo dục giữa “miền ngược và miền xuôi”, Đảng và Chính phủ rất quan tâm và chú trọng đến công tác giáo dục cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Để lấp dần khoảng cách trên thì khâu duy trì sĩ số là rất quan trọng. Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học, việc duy trì sĩ số học sinh là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng. Duy trì tốt sĩ số học sinh không những nâng cao được hiệu quả giáo dục mà đặc biệt hơn là tránh được tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. Những học sinh thất học là một mối nguy hại lớn cho xã hội, các em dễ dàng dính vào các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó duy trì tốt sĩ số học sinh còn gắn liền với chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục. Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá, nhận xét chất lượng hoạt động của mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp và của tập thể nhà trường. Giáo dục ở vùng cao gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác duy trì sĩ số và nâng cao tỉ lệ chuyên cần. Trên nguyên tắc muốn có chất lượng giáo dục trước hết phải đảm bảo học sinh đi học thường xuyên.
- Nhưng các em học sinh ở đây mỗi ngày đến trường phải trải qua quãng đường dài đầy khó khăn. Cái gió, cái khó, cái nghèo luôn đeo bám và theo gót các em đến trường mỗi ngày, làm cho những bước chân nhỏ bé như trĩu nặng, nhọc nhằn hơn trên bước đường đi học. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong việc quản lí ,giáo dục học sinh đặc biệt là công tác nâng cao tỉ lệ chuyên cần duy trì sỉ số, nên mỗi giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm chắc những nhiệm vụ của mình .Đó là: Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học , có các biện pháp giáo dục,quản lí một cách cụ thể nhất phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp. Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng đúng thực chất, không mang tính hình thức, đưa ra được các biện pháp cụ thể để phát triển năng lực học sinh và thực hiện giáo dục học sinh các biệt học sinhchuyên biệt. Phối hợp với gia đình và các đòn thể ơ địa phương để theo dõi,làm công tác giáo dục học sinh. Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp;phối hợp với Tổng phụ trách , tạo điều kiện để Đội thiếu niên, Sao nhi đồng thực hiện các hoạt động tự quản. Thường xuyên trao đổi ý kiến góp ý với học sinh về tình hình học tập, tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các giải pháp để cải tiến chất lượng học tập sau từng học kì. Họp phụ huynh đúng quy định, có liên lạc thông báo kết quả học tập của từng học sinh , tuyệt đối không phê bình học sinh trước lớp hoặc toàn thể phụ huynh; lắng nghe và cùng phụ huynh điều chỉnh biện pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ. Biết cách xử lí tình huống cụ thể để giáo dục học sinh và vận dụng vào tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục;ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồng luôn giữ đúng phong cách nhà giáo. . Công tác chủ nhiệm muốn thành công, hoạt động của thầy cô giáo phải mang tính nghệ thuật, phải có tính sáng tạo, khéo léo với từng học sinh, từng hoàn cảnh. Phong cách giáo viên khi trình bày một vấn đề phải có tính khoa học tạo được sự thu hút và thuyết phục. Muốn học sinh ngoan có tinh thần học tập tốt thì trước hết người thầy giáo, cô giáo phải đưa lớp mình thành một lớp tiên tiến, một chi đội vững mạnh, một tập thể lớp gồm những thành viên giàu lòng nhân ái, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần tự quản tốt.
- Vì thế, qua nhiều năm đứng lớp bản thân tôi luôn suy nghĩ và đặt câu hỏi và mạnh dạn chọn sáng kiến kinh nghiệm : “Làm thế nào để nâng cao tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần và duy trì sỉ số trong công tác chủ nhiệm lớp?” 1.2 .Điểm mới của sáng kiến: Có rất nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề năng cao tỉ lệ chuyên cấn, duy trì sỉ số. Tuy nhiên sử dụng các giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của đội ngũ giáo viên trường tiểu học bản thân đang công tác thì đây là vấn đề lần đầu tiên tôi nghiên cứu. II. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng Qua thực tế giảng dạy ở những vùng khó khăn bản thân tôi đã gặp rất nhiều học sinh nghỉ học với nhiều nguyên nhân khác nhau đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em. Học sinh thường xuyên vắng học không lí do hoặc vắng học với lí do không chính đáng như: Gia đình khó khăn phải đi làm te, phát lô; không muốn đi học; bố hoặc mẹ không cho đi học; đi ăn cưới, ăn hỏi dài ngày, sợ thầy cô kiểm tra bài cũ.. … Các em thường đi học theo mùa: mùa nắng nhiều hơn mùa mưa, mùa có đót, mùa cưới hỏi thì vắng học nhiều hơn bình thường… Ý thức tự học của các em là rất yếu, đặc biệt là việc tự giác học tập tại nhà, đến trường xong khi về nhà sách vở để vào một góc, sáng mai đến giờ đi học lại mang đi, có nhiều em còn mang theo sách vở của thời khóa biểu ngày hôm trước. Vấn đề học bài cũ, làm bài tập về nhà hay nghiên cứu trước bài mới theo yêu cầu của giáo viên là chuyện hy hữu hiếm gặp. Ý thức về tầm quan trọng của việc học của các em cũng còn rất hạn chế, có thể nói là rất thấp. Các em đi học theo phong trào là chính cho nên thích ́ ương trinh hoc bông hoăc chê đô hô thì đi, không thích thì không đi. Khi co ch ̀ ̣ ̉ ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ược tiên rôi thi nghi. V ngheo thi đi, nhân đ ̀ ̀ ̀ ̀ ̀ ̃ ở và sách học chưa hết học kì I thì đã rách nát không còn sử dụng được. Nhận thức về tầm quan trọng của việc học của con em, cung nh̃ ư trách nhiệm của gia đình đối với việc học của con em với đa số phụ huynh là rất mơ hồ, hầu hết phụ huynh phó mặc cho nhà trường. Phần khác phụ huynh không thể quản lý được con em họ ví như tôi nói nó không nghe, nó thích làm gì mặc nó …
- Ảnh hưởng của việc học sinh đến lớp không chuyên cần đến chất lượng dạy và học: Nhiều học sinh đọc viết sai chính tả và thực hiện các phép tính cơ bản không thành thạo .Kêt qua hoc tâp cua đa sô hoc sinh con rât thâp, đăc ́ ̉ ̣ ̣ ̉ ́ ̣ ̀ ́ ́ ̣ ̣ ̀ ́ ̣ biêt la cac em văng hoc nhiêu. ́ ̀ Những khó khăn trong việc tăng tỉ lệ chuyên cần của học sinh đến lớp, đến trường: + Hoàn cảnh điều kiện môi trường sống còn nhiều khó khăn ảnh hưởng lớn đến việc đến trường của học sinh (địa hình rông, c ̣ ơ sở ha tâng giao ̣ ̀ ̉ thông không đam bao, dân c̉ ư phân bô không đông đêu, ph ́ ̀ ̀ ương tiên đi laị không co, nhi ́ ều em phải qua đèo, lội suối, quãng đường từ nhà đến trường xa trên 45 km,…). + Ý thức của học sinh cũng như sự quan tâm của phụ huynh, chính quyền địa phương đến việc học của con em chưa cao. + Công tác vận động của giáo viên chưa có sự phối hợp đồng bộ, chưa thực sự khoa học còn có sự chồng chéo và mang tính tự phát. ̉ ̣ ̀ ̉ ̣ + Binh quân ti lê chuyên cân cua hoc sinh t ̀ ừ năm hoc 2015– 2016 tr ̣ ở về trươc luôn d ́ ưới 93,4%. 2.2.Các biện pháp Người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường học có vai trò rất quan trọng trong giáo dục học sinh. Trước thực tế trên, sự cần thiết nghiên cứu nguyên nhân, xác định chức năng, nhiệm vụ và tìm ra biện pháp giúp cho công tác chủ nhiệm lớp ở trường học tăng cường công tác chủ nhiệm, thu hút học sinh đến trường, duy trì sĩ số là vấn đề rất cần thiết trong điều kiện hiện nay để góp phần hạn chế việc học sinh bỏ học và nâng cao chất lượng dạy học toàn diện. Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tế của quá trình công tác tôi nhận thấy răng nếu chỉ dựa vào các quy định của nội quy nhà trường thì không thể nâng cao được tỉ lệ chuyên cần duy trì sỉ số. Sau đây tôi đưa ra một số biện pháp trong quá trình công tác . Cụ thể là: Biện pháp1.Tổ chức điều tra nắm hoàn cảnh của từng học sinh. Ngay từ đầu khi mới nhận lớp tôi cho học sinh báo cáo vị trí nơi ở của các em, họ tên, nghề nghiệp của cha mẹ, hoàn cảnh sống của gia đình, công việc thường ngày của học sinh phải làm ở nhà và gia đình có mấy anh chị em đang học tập, đồng thời điều tra nắm chất lượng học tập và hạnh kiểm ở năm trước. Mục đích của công viêc này nhằm giúp cho giáo viên hiểu rõ thêm điều kiện của từng em để trong quá trình làm chủ nhiệm và dạy học
- giáo viên có cơ sở cơ sở tiếp cận tâm tư cùng học sinh tạo cho các em có tâm thế thoải mái khi đến trường. Kết quả điều tra học sinh đi học đầu năm như sau TSHS Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 SL % SL % SL % 18 144/162 88,9 148/162 90,2% 153/162 94,4 Từ những điều tra cơ bản ban đầu tôi đã biết thêm một số thông tin về trình độ dân trí của các bậc phụ huynh đa số phụ huynh là dân tộc Vân Kiều nên việc nhận thức và trách nhiệm với học sinh còn nhiều hạn chế. Biện pháp 2:Lựa chọn và phân công nhiệm vụ cho Ban cán sự lớp, xây dựng mối đoàn kết thương yêu của tập thể lớp Lựa chọn Ban cán sự lớp là khâu cực kì quan trọng góp phần đưa phong trào của lớp phát triển theo hướng tích cực. Ban cán sự lớp là những hạt nhân nòng cốt, là đầu tàu trong tất cả các công việc. Không phải khi nào giáo viên chủ nhiệm cũng có mặt trên lớp, do đó ban cán sự lớp chính là đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ nhiệm. Làm tốt khâu này sẽ quyết định một nửa thành công trong công tác chủ nhiệm của người giáo viên. Ban cán sự lớp cùng giáo viên chủ nhiệm theo dõi tỉ lệ chuyên cần hàng ngày của mỗi bạn . Khi phát hiện có bạn nghỉ học thì ban cán sự cùng cô chủ nhiệm cùng về nhà tìm hiểu nguyên nhân nghỉ học để động viên chia sẻ học sinh trở lại lớp ngay.Trong quá trình vận động học sinh thì giáo viên là người luôn phải nhẹ nhàng tôn trọng học sinh, biết giải thích tuyên truyền cho cả phụ huynh và học sinh hiểu được ích lợi của công việc học tập và tác hại của việc nghỉ học để cho phụ huynh, học sinh thấu hiểu mà tham gia đi học chuyên cần hơn. Các hoạt động của tập thể lớp luôn luôn đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành viên trong lớp. Do đó để xây dựng tập thể đoàn kết, xây dựng phong trào thi đua của lớp, giáo viên chủ nhiệm cần nêu cao truyền thống học tập của trường, của lớp ở những năm học trước, từ đó có tác dụng cổ vũ, khích lệ các em vươn lên để giữ vững truyền thống đó; phát huy năng lực của các thành viên tích cực trong lớp; Giáo viên chủ nhiệm đề ra tiêu chí thi đua đầu năm học, tổ chức tổng kết đánh giá hàng tuần, hàng tháng, tuyên dương khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt phong trào thi đua.
- Tăng cường vận động, thuyết phục, kích thích lòng nhiệt tình, sự say mê hoạt động đồng thời nhắc nhở, uốn nắn kịp thời những học sinh có hành vi chây lười làm ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục chung.Thông qua các tiết sinh hoạt giáo viên thường xuyên kết hợp tổ chức cho học sinh ca múa hát tặng bạn nhân ngày sinh nhật của từng học sinh trong lớp. Với học sinh tiểu học, nhiều khi chỉ cần những phần thưởng nho nhỏ như cái bút chì, thước kẻ, tập nhãn vở,những bông hoa... cũng giúp các em vui sướng. Học sinh tiểu học rất thích được nhận quà, được khen ngợi, nên khi giành được phần thưởng của cô nhờ những bông hoa , các em cảm thấy rất hãnh diện, đem khoe ngay với bạn bè, bố mẹ và càng có động lực để phấn đấu trong học tập.Khi ta trao yêu thươngcho các em ta sẽ nhận lại yêu thương; khi ta gieo thói quen tốt sẽ gặt được những nhân cách tốt. Vì vậy tôi luôn giáo dục đạo đức cho học sinh bằng các biện pháp giáo dục tích cực: Khen thưởng, động viên kịp thời khi các em có tiến bộ dù nhỏ, xử lí công minh những vi phạm của học sinh, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh tránh dùng những lời lẽ làm tổn thương các em. Tôi luôn cho các em có cơ hội để thể hiện bản thân mình bằng cách xây dựng và phát triển đội ngũ tự quản của lớp, giao việc cho tất cả các em, cùng các em xây dựng nội quy của lớp, để học sinh biết sống trong tập thể, vì tập thể thông qua việc tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ, và thi thể dục thể thao, thực hiện các hoạt động công ích, bảo vệ môi trường. Giáo dục các em bằng những gương người tốt, việc tốt để các em biết rằng cuộc đời này cần biết bao những nhân cách tốt đẹp đó tạo cho học sinh có thêm niềm vui, tình cảm bạn bè gắn kết hơn. Cuối mỗi tiết sinh hoạt bao giờ tôi cũng cho học sinh bình chọn đưa ra gương tốt trong lớp và được ghi tên trên bảng thi đua của lớp.Từ đó các em biết vượt qua điều kiện khó khăn để đi học chuyên cần dành được bông hoa cuối tuần. Tùy theo từng tuần thi đua với những món quà nhỏ như : bút, vở, cái nơ buộc tóc hay chú gấu bông tôi dành tặng các em để ghi nhận sự tiến bộ các em càng vui , luôn hứa sẽ không nghỉ học buổi nào trong tuần, cũng từ đó ngoài tình cảm cô trò giữa tôi và các em còn có tình cảm của người mẹ hiền cùng chia sẻ với các em trong các bữa cơm trưa đầm ấm. Biện pháp3:Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh Nhằm nâng cao nhận thức và tạo điều kiện cho học sinh tham gia tích cực các phong trào hoạt động cũng như để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ nhiệm, trong phiên họp phụ huynh đầu năm tôi đã phổ biến cho phụ huynh nội dung các phong trào, nêu rõ tình hình lớp chủ nhiệm, những nội dung cần sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh.Bằng trách nhiệm của người giao viên chủ nhiệm tôi đã đến từng gia đình phụ huynh trao đổi tâm
- tư giúp phụ huynh hiểu được các chủ trương của nhà trường, việc cần thiết cho con em đến trường là con đường xóa đói giảm nghèo , giúp học sinh có điều kiện nâng cao trình độ tiếp cân với cộng đồng xã hội . Thông qua việc tuyên truyền giải thích ngắn gọn, thân thiện tôi cùng phụ huynh đã kí cam kết việc cho con em đi học chuyên cần và duy trì sỉ số trong từng kì , cả năm học. Để tiện việc trao đổi thông tin, tránh đi lại nhiều, tôi đề nghị phụ huynh cung cấp số điện thoại liên lạc và lập thành danh bạ điện thoại cho lớp. Mục đích của việc cung cấp số điện thoại của giáo viên chủ nhiệm để phụ huynh tiện liên hệ khi cần thiết; chủ động tiếp xúc với gia đình học sinh đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, tạo sự gần gũi, thân thiện, giúp học sinh tự tin và yên tâm hơn trong học tập và rèn luyện.Đặc biệt trong những ngày mưa lũ với những em phải qua khe suối tôi luôn động viên phụ huynh cho con em đi ở những nhà bà con gần trường để đảm bảo cho các em được đi học bình thường. Biện pháp 4:Kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa để thu hút học sinh tham gia đến trường: Để giảm bớt căng thẳng, nhàm chán, hàng ngày bị nhồi nhét bởi một khối lượng kiến thức khổng lồ làm cho nhiều học sinh khi đến trường cảm thấy sợ hãi và mệt mỏi. Bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ, bao gồm hoạt động giữa giờ ra chơi, kế hoạch hoạt động chéo buổi xen lẫn các môn học mình phụ trách .Nội dung các hoạt động này chủ yếu tập trung vào việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian, trò chơi tập thể, múa hát cộng đồng, thi đố vui để học…Trong các hoạt động vui chơi giải trí tôi không những luôn cùng tham gia mà còn vận động các giáo viên trẻ cùng chơi với các em tạo nên sân chơi bổ ích vui nhộn. Cùng với thầy giáo Tổng phụ trách Đội đề xuất các phong trào thi đua nhân các ngày lễ lớn như: + Tổ chức giờ học tốt, tuần học tốt chào mừng ngày Quốc khánh 2/9 + Tổ chức hoạt động vẽ tranh xây dựng phong trào “ Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” + Tổ chức múa lân, phát quà nhân ngày tết Trung thu 15/8 (Âm lịch) + Tổ chức các trò chơi dân gian trong các hoạt động tập thể. Thông qua các phong trào thi đua học sinh được học tập được trải nghiêm nhằm bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu Tổ quốc, yêu quê hương, tự hào về truyền thống của dân tộc.Song song với các hoạt động thi đua sôi nổi còn có thêm chương trình động viên học sinh như: tuyên dương những học sinh có tỉ
- lệ chuyên cần đạt 100% trong tuần, tháng vào buổi lễ chào cờ, trên bảng tin Đội. Nhân rộng điển hình đến các lớp để học sinh có tính thi đua trong các tập thể tạo cho việc đi học chuyên cần trở thành phong trào thường xuyên liên tục có hiệu quả. Biện pháp 5:Nâng cao chất lượng học tập của học sinh: Tổ chức khảo sát đầu năm để phân hóa đối tượng học sinh và xây dựng kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế như: Tăng thời lượng các môn học sinh học yếu trong giờ chính khoá và bố trí phụ đạo trong các giờ ôn luyện buổi học thứ hai .Xác định học sinh bị hổng kiến thức ở những phần nào, đồng thời tìm hiểu điều kiện và phương pháp học tập của các em để có các biện pháp phụ đạo thích hợp. Trong giảng dạy cần quan tâm nhiều hơn đối tượng học sinh yếu, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm cảm hoá các em để các em coi côgiáo chủ nhiệm là chỗ dựa tinh thần và tạo được mối quan hệ tình cảm cô trò, làm cho các em thích đến trường hơn ở nhà. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn luôn kích thích, tạo sự hứng thú cho các em học tập, tránh căng thẳng, khô cứng sẽ dẫn tới các em chán học và bỏ học. Tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan: thí nghiệm, thực hành, tranh ảnh...để nâng cao hiệu quả học tập. Để giờ học có hiệu quả cao tạo được sự mạnh dạn, tự tin cho học sinh tôi luôn đưa ra các trò chơi học tập cho các nhóm. Từ đó các em trong nhóm cùng nhau làm việc đưa ra kết luận và nắm bắt kiến thức một cách nhẹ nhàng. GV phải gần gũi động viên giúp đỡ học sinh yếu nhiều hơn để xoá bỏ mặc cảm, tự ti, tạo điều kiện để các em hoà đồng, luôn luôn kích thích để huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh và dành nhiều thời gian để các em trao đổi tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau, hướng dẫn phương pháp học tập, cách tự học bài ở nhà. Thường xuyên kiểm tra theo dõi sự tiến bộ trong học tập của học sinh đặc biệt chú trọng những học sinh yếu động viên một cách kịp thời dù cho tiến bộ còn rất ít. Đây là việc làm thường xuyên với học sinh tạo cho học sinh giảm bớt sự tự ti khi biết bản thân học kém các bạn để cố gắng vươn lên hàng ngày Tôi luôn kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn. Việc phối hợp với giáo viên bộ môn là hết sức quan trọng nhằm theo dõi học sinh qua đó có kế hoạch điều chỉnh cũng như động viên các em ngại học, giúp các em học tập tốt hơn. Mặt khác có những em học sinh thích học môn này, lại không thích
- môn kia vì những lý do khác nhau do vậy tôi luôn tìm hiểu cặn kẽ các nguyên nhân từ các giáo viên bộ môn để cùng với giáo viên bộ môn đề ra các biện pháp thích hợp nhằm giúp các em để kết quả học tập tốt hơn. Các em sẽ hứng thú học tập và đi học đều đặn hơn. Hơn nữa thông qua các giáo viên bộ môn trong trường phát hiện về năngkhiếu, sở thích cũng như những hạn chế của từng học sinh. Từ đó bồi dưỡng kịp thời giúp các em phát triển một cách hoàn thiện hơn. Sự phối hợp với tập thể học sinh là một thành công lớn trong quá trình duy trì tốt sĩ số, tránh được tình trạng các em nghỉ học, bỏ học giữa chừng, những học sinh có tình trạng chán học, học kém thường có khả năng nghỉ học rất cao chính vì thế rất cần sự giúp đỡ, kèm cặp các bạn học khá, học giỏi để các em học tốt lên, khi học tốt rồi các em sẽ thích học không nghĩ tới việc bỏ học, nghỉ học nữa. Với những biện pháp phối hợp trong thời gian qua tỉ lệ đi học chuyên cần duy trì sỉ số của lớp tôi luôn luôn tăng trưởng . Cụ thể qua thàng tháng: Tháng Tổng số học sinh Số lượt học sinh Tỉ lệ đi học 8/ 2016 ( 2 tuần) 18 275/324 84,8% 9 / 2016 (4 tuần) 18 641/648 98,9% 10 /2016 (4 tuần) 18 643/648 99,2% 11/2016 (4 tuần) 18 643/648 99,2% 12/2016 (4 tuần) 18 644/648 99,4% 1/2017 (4 tuần) 18 645/648 99,5% 2/2017 (4 tuần) 18 646/648 99,7% 3/2017 (4 tuần) 18 648/648 100% 4/2017 (4 tuần) 18 648/648 100% III. KẾT LUẬN 3.1.Ý nghĩa Tóm lại để tăng tỉ lệ chuyên cần duy trì si số của học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của thì mỗi giáo viên chủ nhiệm trước hết phải là nhà giáo dục, là người tổ chức hoạt động giáo dục quan tâm tới từng học sinh, chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của các em. Đồng thời, người giáo viên chủ nhiệm lớp bằng chính nhân cách của mình, là tấm gương tác động tích cực đến việc hình thành các phẩm chất đạo đức, nhân cách của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần có các biện pháp nhằm thu hút học sinh đến trường. Các biện pháp này phải được thực hiện đồng bộ, nhất
- quán và kiên trì không những trong một năm học nhất định mà phải được triển khai ap dung t ́ ̣ ừ đâu năm hoc, t ̀ ̣ ừ năm học này đến năm học khác, không chỉ áp dụng cho một lớp học cụ thể mà áp dụng cho tất cả các lớp học trong nhà trường.Để thực hiện các biện pháp có hiệu quả đòi hỏi mỗi giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải biết vận dụng linh hoạt sáng tạo các biện pháp. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm phải có lòng nhiệt tình, sự yêu thương chia sẽ với từng hoàn cảnh của học sinh. Ngoài năng lực chuyên môn tốt thì giáo viên chủ nhiệm phải phấn đấu là một người tâm lí giỏi để giải quyết các tình huống xảy ra một cách thấu tình hợp lí tạo được sự thân thiện, gần gũi với phụ huynh học sinh, kết hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục ,chức năng trên địa bàn cùng tham gia đồng bộ một cách thường xuyên.Có như thế công tác nâng cao tỉ lệ chuyên cần, duy trì sỉ số mới đạt hiệu quả cao nhất. 3.2 Kiến nghị đề xuất ̀ ́ ̀ ́ ̃ ̀ ươi dân ch + Nhin chung, chinh quyên câp xa va ng ̀ ưa co s ́ ự quan tâm thich́ đang va đung tâm v ́ ̀ ́ ̀ ới vân đê giao duc, th ́ ̀ ́ ̣ ường khoan trăng cho nha tr ́ ́ ̀ ường. Vì ̣ ̣ vây tôi kiên nghi nha tr ́ ̀ ương va cac câp quan li giao duc cân đây manh tham ̀ ̀ ́ ́ ̉ ́ ́ ̣ ̀ ̉ ̣ mưu vơi cac câp chinh quyên, tuyên truyên vân đông ng ́ ́ ́ ́ ̀ ̀ ̣ ̣ ười dân co s ́ ự quan tâm đung m ́ ức va kip th ̀ ̣ ời hơn đôi v ́ ới công tac giao duc. ́ ́ ̣ Trên đây là những biện pháp mà trong quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi đã áp dụng có hiệu quả để nâng cao tỉ lệ chuyên cần, duy trì sỉ số của lớp.Với kết quả nghiên cứu của mình, tôi chỉ xin nêu ra một vài kinh nghiệm ít ỏi của cá nhân tôi đã tích lũy được một số bài học thực tiễn, mong muốn chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để công tác nâng cao tỉ lệ chuyên cần duy trì sỉ số học sinh ngày càng đạt kết quả cao hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Tôi xin chân thành cảm ơn!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2237 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 216 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn