intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn tham gia xây dựng và thực hiện hiệu quả kế hoạch giáo dục nhà trường

Chia sẻ: Tabicani09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm giúp cho người Hiệu trưởng có được hệ thống các biện pháp để định hướng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao hoạt động của tổ chuyên môn nhằm đạt kết quả tốt nhất về thực hiện phát triển chương trình giáo dục phù hợp thực tiễn của nhà trường, thực hiện hiệu quả nhất chương trình giáo dục phổ thông 2018, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn tham gia xây dựng và thực hiện hiệu quả kế hoạch giáo dục nhà trường

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN TRUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO TỔ CHUYÊN MÔN THAM GIA XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HIỆU QUẢ KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG Lĩnh vực/ Môn: Quản lí Cấp học: Tiểu học Tên Tác giả: Nguyễn Thị Quỳnh Như Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung Chức vụ: Hiệu trưởng NĂM HỌC 2020-2021
  2. 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Một số biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn tham gia “Chương trình bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội. Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình”; “các trường xây dựng kế hoạch giáo dục riêng cho trường mình một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa phương bảo đảm mục tiêu và chất lượng giáo dục”. Vì vậy, xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông 2018, hơn nữa “phát triển chương trình giáo dục phổ thông là hoạt động thường xuyên, bao gồm các khâu đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chương trình trong quá trình thực hiện”..Tổ chuyên môn, giáo viên là lực lượng nòng cốt trong việc tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch. Trong thực tế, ở mỗi nhà trường, tổ chuyên môn trong sinh hoạt thường chú trọng việc bồi dưỡng chuyên môn chưa quan tâm nhiều đến tham mưu xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường. Từ những nhận thức và thực tế trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch giáo dục nhà trường. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
  3. 2 - Nghiên cứu đề tài nhằm giúp cho người Hiệu trưởng có được hệ thống các biện pháp để định hướng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao hoạt động của tổ chuyên môn nhằm đạt kết quả tốt nhất về thực hiện phát triển chương trình giáo dục phù hợp thực tiễn của nhà trường, thực hiện hiệu quả nhất chương trình giáo dục phổ thông 2018, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. - Việc nghiên cứu, thực nghiệm đề tài giúp tổ chuyên môn có định hướng trong xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục, giáo viên nâng cao được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chủ động xây dựng kế hoạch môn học, kế hoạch giáo dục trong hoạt động thực tiễn, thực hiện tốt việc dạy học, tổ chức các hoạt động theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Hệ thống những vấn đề có lý luận liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu thực trạng nội dung xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường trong hoạt động của tổ chuyên môn, của giáo viên - Nghiên cứu thực trạng biện pháp quản lý của hiệu trưởng về bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Thanh Xuân Trung trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường. - Nghiên cứu, xây dựng và thực nghiệm các giải pháp để nâng cao hiệu quả xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu những văn kiện, tài liệu, nghi quyết về giáo dục Luật Giáo dục, đặc biệt là các tài liệu chuyên môn về giáo dục tiểu học. - Tìm hiểu thực trạng thông qua phỏng vấn giáo viên, dự các giờ sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề. - Thực nghiệm một số giải pháp chỉ đạo tổ chuyên môn tham gia xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch giáo dục môn học, kế hoạch giáo dục nhà trường thông qua các buổi tập huấn, bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, các tiết dự giờ, thông qua việc kiểm tra hồ sơ. - Thống kê kết quả đạt được của các giải pháp thực hiện.
  4. 3 - Rút kinh nghiệm, điều chỉnh các giải pháp thực nghiệm (nếu không phù hợp) V. PHẠM VI, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU Nội dung xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, hoạt động của tổ chuyên môn, của giáo viên trường Tiểu học Thanh Xuân Trung, năm học 2020-2021. Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường Tiểu họcThanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội về công tác tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch nhà trường. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch là chức năng quan trọng hàng đầu của quản lý. Kế hoạch là công cụ quan trọng của người quản lý, của người hiệu trưởng. Nó là cơ sở của việc thực hiện các chức năng khác của quản lý. Nó thể hiện sự hoạt động có trình độ tổ chức cao, thay thế hoạt động manh mún, thiếu phối hợp, thất thường bằng hoạt động theo các quyết định đã được cân nhắc; thay thế quản lý ứng phó bằng quản lý theo mục tiêu. Xây dựng kế hoạch giúp người quản lý có cái nhìn tổng quan về hệ thống, làm việc chủ động và tự tin hơn. Là phương tiện thực hiện dân chủ hoá giáo dục và dân chủ hoá quản lý nhà trường một cách có hiệu quả. Thông qua việc bàn bạc xây dựng kế hoạch, thu hút trí tuệ của các thành viên, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tạo cơ hội lôi kéo mọi người tham gia xây dựng và triển khai những quyết định quan trọng - hình thành các nỗ lực có tính phối hợp. Kế hoạch chỉ ra con đường đi cho cả nhà quản lý lẫn từng thành viên, từ đó họ biết họ phải đóng góp gì để đạt mục tiêu. Nói một cách khác nó tạo điều kiện cho tổ chức và các thành viên của tổ chức đánh giá khả năng của chính mình và phối hợp hoạt động để đạt mục tiêu. Kế hoạch là cơ sở phối hợp hành động giữa các cá nhân và đơn vị, là cơ sở thống nhất hành động trong tập thể, hình thành mục tiêu làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá (ngoài và trong), nếu không xây dựng kế hoạch thì không thể kiểm tra, đánh giá được.
  5. 4 Bất cứ một nhà trường nào, các hoạt động giáo dục đều bị chi phối bởi các yếu tố: - Nhu cầu của xã hội (yêu cầu chung của đất nước, của xã hội và của địa phương) đối với con người do nhà trường đào tạo về tri thức, tư tưởng, tình cảm, sức khoẻ và những kỹ năng cần thiết. Các nhu cầu này thể hiện trong mục tiêu đào tạo, trong các chỉ thị của cấp trên, trong chỉ tiêu đào tạo, tuyển sinh được giao. - Yếu tố nội lực: các điều kiện về con người, tài chính, vật chất, không gian và thời gian để tiến hành hoạt động giáo dục và đào tạo. Thực trạng chất lượng học sinh ở thời điểm xuất phát. - Các yếu tố ngoại lực: sự quan tâm của xã hội; sự phát triển kinh tế-xã hội, dân số; mặt bằng dân trí, truyền thống văn hoá ... Với 3 yếu tố đó người Hiệu trưởng phân tích để xác định một hệ thống các mục tiêu quản lý cụ thể cho một giai đoạn, sau đó xác định các nhiệm vụ, con đường, phương tiện, phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý để đạt mục tiêu. Mục đích của xây dựng kế hoạchgiáo dục là đảm bảo cho sự phát triển của nhà trường theo từng mốc thời gian. Xây dựng kế hoạch cần phải trả lời 4 câu hỏi: “- Chúng ta đang ở đâu? - Chúng ta muốn đến đâu? - Chúng ta đến đó bằng cách nào? - Làm thế nào ta biết ta đã tới nơi?” Điều 3, Điều lệ trường Tiểu học nêu rõ nhiệm vụ của trường Tiểu học: “xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học…Triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; thực hiện lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; triển khai thực hiện sách giáo khoa và nội dung giáo dục của địa phương theo quyết định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thực hiện tự chủ chuyên môn trong tổ chức các hoạt động giáo dục tại trường tiểu học.” Theo Điều 14, Điều lệ trường Tiểu học, Tổ chuyên môn có nhiệm sau: “ Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường; Căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường, xây dựng và giải trình kế hoạch dạy học các môn học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học của tổ theo tuần, tháng,
  6. 5 học kỳ và năm học; Thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn của trường, của tổ chủ động và linh hoạt; Đề xuất hiệu trưởng phân công giáo viên dạy và giáo viên chủ nhiệm lớp theo năm học; Tổ chức cho giáo viên thực hiện lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đề xuất các xuất bản phẩm tham khảo để lựa chọn sử dụng trong nhà trường theo quy định”. Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Chương trình giáo dục phổ thông 2018) đối với lớp 1; thực hiện các nội dung theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội, Chỉ thị số 16/CT- TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng lộ trình. Hướng dẫn số 3445 về thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2020- 2021 ngày ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đẫ chỉ rõ: “Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1 từ năm học 2020-2021 đảm bảo chất lượng, hiệu quả; tích cực chuẩn bị các điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện chương trình đối với lớp 2 từ năm học 2021-2022. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 (Chương trình giáo dục phổ thông 2006) từ lớp 2 đến lớp 5”. Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1: “các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch dạy học môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế trên cơ sở bảo đảm mục tiêu, nội dung đáp ứng yêu cầu cần đạt theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018”. Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2006 đối với lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5: “các cơ sở giáo dục tiểu học xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục đối với lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo hướng dẫn tại Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017”.
  7. 6 Theo Điều 14, Điều lệ trường Tiểu học, tổ chuyên môn có nhiệm sau: “Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường; Căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường, xây dựng và giải trình kế hoạch dạy học các môn học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học của tổ theo tuần, tháng, học kỳ và năm học; Thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn của trường, của tổ chủ động và linh hoạt; Đề xuất hiệu trưởng phân công giáo viên dạy và giáo viên chủ nhiệm lớp theo năm học; Tổ chức cho giáo viên thực hiện lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đề xuất các xuất bản phẩm tham khảo để lựa chọn sử dụng trong nhà trường theo quy định”. Như vậy, tổ chuyên môn là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của trường tiểu học. Hoạt động của tổ chuyên môn góp phần tham mưu quan trọng giúp Hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục đồng thời triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục một cách chủ động, linh hoạt giúp cho hoạt động giáo dục trong nhà trường đạt hiệu quả tốt. II. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi, khó khăn - Thuận lợi: Trường đã được công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2014, công nhận lại năm 2020; đủ các phòng học và phòng chức năng. Trường có đủ giáo viên đứng lớp, đủ cơ cấu giáo viên các bộ môn. Tập thể cán bộ, giáo viên có tinh thần trách nhiệm trong công việc, tâm huyết với nghề; Chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh ủng hộ nhiệt tình trong mọi hoạt động. - Khó khăn: Do dịch bệnh covid-19 trên toàn cầu, để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh nên các hoạt động tập thể, trải nghiệm sáng tạo bị hạn chế. - Theo định biên 1,5 giáo viên/lớp: Thiếu 03 giáo viên (01 giáo viên Tin học; 02 giáo viên cơ bản) và 01 nhân viên thiết bị dạy học 2. Cơ sở vật chất Nhà trường có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, khang trang đáp ứng được nhu cầu học tập và nhiệm vụ của trường tiểu học. Trường có 37 lớp học, đầy đủ các phòng chức năng, 100% các lớp có máy chiếu (tivi), máy tính được kết nối mạng Internet.
  8. 7 - Phòng học: 37 phòng/37 lớp. 100% phòng học có đủ bàn ghế, ánh sáng, quạt mát, điều hòa. - Khối phòng chức năng phục vụ học tập: đủ các phòng chức năng theo quy định (thể chất, nghệ thuật, phòng học Tiếng Anh, Tin học, thư viện, phòng truyền thống hoạt động Đội phòng tư vấn tâm lý đáp ứng các yêu cầu các hoạt động giáo dục...) - Khối phòng hành chính - quản trị đáp ứng các yêu cầu tối thiểu các hoạt động hành chính - quản trị của nhà trường: phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng văn phòng, phòng tài vụ, phòng thu ngân, phòng hội đồng giáo viên, phòng y tế, phòng thường trực bảo vệ, phòng bếp, phòng kho. - Khối phòng phục vụ học tập, phòng hành chính - quản trị có đầy đủ các thiết bị, được sắp xếp hợp lý, khoa học và hỗ trợ hiệu quả các hoạt động nhà trường. 3. Đội ngũ giáo viên và học sinh - Tổng số học sinh: 1991 học sinh/37 lớp + Lớp 1: 423 em/ 8 lớp + Lớp 2: 392 em/ 7 lớp + Lớp 3: 481 em/ 9 lớp + Lớp 4: 392 em/ 7 lớp + Lớp 5: 303 em/ 6lớp - Đội ngũ giáo viên: Nhà trường đủ số lượng giáo viên giảng dạy các môn văn hoá, nghệ thuật và tự chọn. Số lượng cụ thể: - Tổng số giáo viên: 55 ( 01 giáo viên thỉnh giảng môn Tin học; tỉ lệ 1,48 giáo viên/lớp) + Giáo viên cơ bản: 44 + Giáo viên chuyên biệt: 11 (Âm nhạc: 02; Thể dục: 03; Mĩ thuật: 02; Tiếng Anh: 02;Tin học : 02) - Trình độ giáo viên: đạt chuẩn trở lên: 42 (77%); Chưa chuẩn: 12 (23%) Trong đó: Thạc sĩ: 01 (1,8); Đại học: 41 (75,2%); Cao đẳng: 12 (23%)
  9. 8 4. Sách giáo khoa, thiết bị dạy học 4.1. Lớp 1: - Sách giáo khoa lớp 1: sử dụng Sách giáo khoa được Phê duyệt theo quyết định Quyết định số 25/QĐ-THTXT ngày 13 tháng 5 năm 2020 của Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung (Danh mục gồm 11 sách giáo khoa lớp 1 kèm theo). - Thiết bị dạy học lớp 1: Đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định tại Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT ngày 05/4/2019 về ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1. 100% các lớp học có máy tính, máy chiếu (tivi), máy đa vật thể, phần mềm quản lý, dạy học. 4.2. Lớp 2,3,4,5: - Sách giáo khoa: sử dụng Sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo của Nhà xuất bản giáo dục - Thiết bị dạy học: Đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định tại Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009 về ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học. 100% các lớp học có máy tính, máy chiếu (tivi), máy đa vật thể, phần mềm quản lý, dạy học. 5. Tổ chuyên môn: - Hiện nay, nhà trường có 6 tổ chuyên môn : + Tổ chuyên môn khối 1 + Tổ chuyên môn khôi 4 + Tổ chuyên môn khối 2 + Tổ chuyên môn khối 5 +Tổ chuyên môn khối 3 + Tổ chuyên môn Chuyên biệt (Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Tin học, Tiếng Anh). - Thực trạng công tác tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và kế hoạch dạy học môn học: cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ của tổ chuyên môn được quy định tại Điều lệ trường Tiểu học, các tổ chuyên môn đã tích cực tham gia xây dựng kế hoạch nhà trường. Mỗi tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ; mỗi cá nhân giáo viên đã xây dựng kế hoạch dạy học môn học, thực hiện kế hoạch chủ động và tương đối linh hoạt. Tuy nhiên, trong quá trình chỉ
  10. 9 đạo, quản lý việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, dự giờ của giáo viên, kiểm tra hồ sơ đồng thời dự một số giờ sinh hoạt chuyên môn của các tổ, tôi thấy: + Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn được xây dựng kế hoạch đầy đủ, thực hiện tương đối chủ động, linh hoạt. Tuy nhiên, ở một vài nội dung mang tính thực tiễn chưa được cụ thể về hình thức phương pháp thực hiện nên trong trong quá trình thực hiện hoạt động trải nghiệm của học sinh chưa đạt hiệu quả cao, + Các hoạt động củng cố để hoàn thành nội dung học tập theo mục tiêu, yêu cầu của chương trình và bồi dưỡng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh học sinh còn mang tính đại trà chung, chưa thật sát với năng lực từng đối tượng học sinh . + Các hoạt động giáo dục khác (đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, lịch sử, truyền thống địa phương…): đã được triển khai, giáo viên thường tổ chức thực hiện theo kế hoạch chung của nhà trường như: Hội thi “Vũ điệu Thanh Xuân Trung”, đồng diễn võ cổ truyền, thi vẽ tranh, các hoạt động quyên góp từ thiện..... Đối với từng lớp, bên cạnh một vài giáo viên tích cực, sáng tạo tổ chức các hoạt động giáo dục khác vẫn còn một vài giáo viên chưa sáng tạo, chủ động, linh hoạt trong xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục khác để phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình. + Giờ dạy: nhìn chung, giáo viên đã cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, các giờ dạy đạt mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, nhiều giờ dạy đạt yêu cầu tốt. Tuy nhiên, giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa, sách giáo viên chưa linh hoạt trong điều chỉnh phù hợp thực tiễn và chưa linh hoạt trong tổ chức các hình thức dạy học tích cực. + Giờ sinh hoạt chuyên môn: thường quan tâm chú trọng việc bồi dưỡng chuyên môn, thường quan tâm nhiều tới nghiên cứu bài hoc chưa quan tâm đúng mức tới thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường (nội dung rà soát, điều chỉnh).
  11. 10 + Công tác tổ chức bán trú thực hiện trong khoảng thời gian từ sau giờ học buổi sáng đến trước khi bắt đầu giờ học buổi chiều được thực hiện tốt đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe cho học sinh. + Các hoạt động sau giờ học chính khóa trong ngày theo nhu cầu, sở thích của học sinh được triển khai ngay từ đầu năm học gồm các câu lạc bộ: cờ vua, cờ tướng, bóng rổ, đàn, múa, võ cổ truyền, võ Teawonkdo. Công tác tuyên truyền tới cha mẹ học sinh chưa đạt hiệu quả cao nên số học sinh tham gia chưa nhiều; các câu lạc bộ chưa thực sự phong phú - Nguyên nhân: + Việc xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường mới được quan tâm, triển khai trong năm học 2020-2021 nên tổ chuyên môn, giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm. + Tổ trưởng chuyên môn chưa “gắn rõ nét” nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn với xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường (nội dung sinh hoạt tổ nhằm để phối hợp chặt chẽ các lực lượng, các nguồn lực, huy động tư duy sáng tạo, trí tuệ các thành viên trong xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường) + Còn có giáo viên chưa quan tâm, đầu tư đúng mức cho xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch môn học để thực hiện tốt kế hoạch giáo dục nhà trường. III. CÁC GIẢI PHÁP Với những thực trạng như đã nêu trên, tôi đã tiến hành các giải pháp để chỉ đạo tổ chuyên môn tham gia xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch giáo dục nhà trường như sau: 1. Tổ chuyên môn tham gia công tác phân công nhiệm vụ - kiện toàn tổ chuyên môn Ban giám hiệu căn cứ đề xuất của tổ chuyên môn, căn cứ kết quả công tác của năm học trước, căn cứ vào năng lực chuyên môn của từng giáo viên để phân công nhiệm vụ, kiện toàn các tổ chuyên môn năm học 2020-2021 theo tiêu chí đúng chuyên môn đào tạo, rõ người, kín việc, phát huy được năng lực, sở trường của mỗi đồng chí cán bộ, giáo viên, phát huy được sức mạnh của tổ chuyên môn trong đổi mới, sáng tạo trong dạy học, trong xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà
  12. 11 trường. Trong tổ chuyên môn đảm bảo có đầy đủ giáo viên có năng lực, giàu kinh nghiệm và giáo viên trẻ mới vào nghề để thực hiện tốt mô hình ” giáo viên của giáo viên’; “ học sinh của giáo viên” (Quyết định Phân công chuyên môn, năm học 2020 – 2021). 2. Tổ chuyên môn thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; bồi dưỡng học tập nhiệm vụ năm học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 2.1. Tham gia học tập các lớp bồi dưỡng chương trình Giáo dục phổ thông 2018 Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện, động viên giáo viên tham gia đầy đủ và học tập nghiêm túc, có hiệu quả các lớp tập huấn chuyên môn, cập nhật các các nội dung mới, các yêu cầu mới đối với giáo viên để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (các lớp tập huấn do Sở Giáo dục- Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức). Để vận dụng trong thực tiễn tham mưu xây dựng và thực hiện kế hoạch nhà trường, Tổ trưởng chuyên môn giữ vai trò “thủ lĩnh” tổ chức giáo viên trong tổ tiếp tục nghiên cứu, trao đổi trong sinh hoạt chuyên môn, nắm chắc các nội dung về chuyên môn nghiệp vụ như: * Nội dung, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 bao gồm: - Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông - Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông - Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực - Kế hoạch giáo dục (Giai đoạn giáo dục cơ bản cấp Tiểu học) + Nội dung giáo dục: Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm. Các môn học tự chọn: Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2). + Thời lượng giáo dục:Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút.
  13. 12 + Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp tiểu học (theo khung chương trình 2018 – Phụ lục I) + Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp tiểu học (theo khung chương trình 2006 – Phụ lục II) - Định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục - Điều kiện thực hiện chương trình giáo dục * Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh 2.2. Bồi dưỡng, học tập nhiệm vụ năm học Học tập nhiệm vụ năm học là nhiệm vụ chính trị giúp tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch theo đúng quan điểm, chỉ thị, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp quản lý (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo). Trước khi bước vào năm học, Hiệu trưởng nhà trường phải tổ chức cho giáo viên toàn trường nghiên cứu, học tập nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện trong năm học. Các văn bản cần học tập năm học 2020- 2021 gồm: Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành chương trình giáo dục phổ thông (quan điểm xây dựng chương trình; Mục tiêu giáo dục Tiểu học; yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực; kế hoạch giáo dục đối với cấp Tiểu học; định hướng về nội dung, phương pháp giáo dục đối với cấp Tiểu học; điều kiện thực hiện chương trình giáo dục); Chỉ thị năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học cấp Tiểu học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT; Khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; Kế hoạch nhiệm vụ năm học của Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân; Thông tư quy định về đánh giá học sinh Tiểu học đối với học sinh lớp 2,3,4,5 chương trình hiện hành (Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 Thông tư Ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học); đối với học sinh lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Thông 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học); Các văn bản Hướng dẫn tổ chức dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục của các cấp: Công văn số 3866/BGDĐT-GDTH ngày 26
  14. 13 tháng 8 năm 2020 v/v hướng dẫn chẩn bị tổ chức dạy học đối với lớp 1 năm học 2020-2021; Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019, Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017... 3. Tổ chức Hội thảo đánh giá đặc điểm tình hình của nhà trường và địa phương Để công tác tham mưu, tham gia xây dựng kế hoạch phù hợp thực tiễn của địa phương và nhà trường, trước khi bước vào năm học, Hiệu trưởng nhà trường Hội thảo đánh giá đặc điểm tình hình của nhà trường và địa phương. Nội dung thảo luận gồm: 3.1. Tình hình nhà trường: - Tổng số học sinh toàn trường; số lớp học. - Số học sinh từng khối lớp; sĩ số học sinh trung bình/lớp - Tổng số giáo viên; tỉ lệ giáo viên/lớp. (trình độ chuyên môn, điều kiện cá nhân của giáo viên có đáp ứng yêu cầu thực tiễn? - Cơ cấu giáo viên: giáo viên cơ bản, giáo viên chuyên biệt (âm nhạc, mĩ thuật, thể dục, tin học, tiếng Anh) có thiếu giáo viên dạy từng bộ môn không? Giải pháp khắc phục ? - Sách giáo khoa, thiết bị dạy học đối với từng khối lớp (lớp 1,2,3,4,5)? Thuận lợi, khó khăn ? Giải pháp giải quyết khó khăn ? - Cơ sở vật chất: + Phòng học: bàn ghế, ánh sáng, quạt mát, điều hòa? + Khối phòng chức năng phục vụ học tập: thể chất, nghệ thuật, phòng học Tiếng anh, Tin học, thư viện, phòng truyền thống hoạt động Đội phòng tư vấn tâm lý có đáp ứng các yêu cầu các hoạt động giáo dục? + Khối phòng hành chính - quản trị: phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng văn phòng, phòng tài vụ, phòng thu ngân, phòng hội đồng giáo viên, phòng y tế, phòng thường trực bảo vệ, phòng bếp, phòng kho có đáp ứng các yêu cầu các hoạt động hành chính - quản trị của nhà trường? - Thuận lợi, khó khăn chung của nhà trường? 3.2. Đặc điểm tình hình địa phương
  15. 14 - Hoàn cảnh thực tiễn xã hội, địa phương (Năm học 2020 - 2021 là năm học chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp của trên toàn cầu, ngành Giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ kép: vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng chống dịch covid-19 vừa đảm bảo tiếp tục thực hiện hiệu quả, hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) hiện hành (lớp 2,3,4,5); thực hiện tốt đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo Chương trình GDPT 2018 đảm bảo chất lượng, hiệu quả với trọng tâm là lớp 1, tích cực chuẩn bị các điều kiện đảm bảo triển khai chương trình đối với lớp 2 từ năm học 2021-2022. Tăng cường các hình thức dạy học trực tuyến, dạy học qua internet và trên truyền hình theo hướng dẫn phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh xảy ra). - Các chủ trương, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về Giáo dục và đào tạo phải triển khai thực hiện trong năm học (Nghị quyết số: 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Thông tư 32 Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành chương trình giáo dục phổ thông ...) - Các Kế hoạch, Chương trình, Đề án... về Giáo dục và Đào tạo của quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội ( Đề án sữa học đường, Đề án dạy và học ngoại ngữ, Đề án phát triển Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân, Đề án về công tác quản trị trường học quận Thanh Xuân...Tiếp tục thực hiện và hoàn thành tốt các chỉ tiêu Đề án “Phát triển Giáo dục và Đào tạo của trường Tiểu học Thanh Xuân Trung giai đoạn 2015-2020”, triển khai thực hiện kế hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân giai đoạn 2020-2025; chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Thanh Xuân lần thứ V nhiệm kỳ 2020-2025;Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả về quản lý, quản trị trường học, đặc biệt là quản lý cơ sở vật chất, các hoạt động phục vụ công tác dạy và học. Hưởng ứng phong trào thi đua” Dạy giỏi, học giỏi và quản lý giỏi”)
  16. 15 - Các hoạt động giáo dục khác sẽ triển khai thực hiện trong năm học theo hướng dẫn nhiệm vụ năm học (Giảng dạy bộ tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh cho họa sinh Thủ đô; Tài liệu Giáo dục truyền thống lịch sử quận Thanh Xuân; Triển khai bài võ cổ truyền dân tộc; Giảng dạy an toàn giao thông; Giảng dạy phòng chống tai nạn thương tích; lồng ghép giảng dạy giáo dục an ninh quốc phòng; Triển khai dạy bơi cho học sinh...) 3.3 Mục tiêu Giáo dục của nhà trường Căn cứ văn bản chỉ đạo, điều kiện thực tế của địa phương và nhà trường, Hội đồng trường chuẩn bị dự thảo về mục tiêu giáo dục nhà trường, Chủ tịch Hội đồng- Hiệu trưởng nhà trường tổ chức Hội thảo , thống nhất trong các tổ chuyên môn, toàn thể cán bộ giáo viên , nhân viên về mục tiêu giáo dục của nhà trường. Hướng tới mục tiêu, tổ trưởng chuyên môn và thành viên trong tổ xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, kế hoạch giáo dục môn học, kế hoạch cá nhân phù hợp, đạt yêu cầu, mục tiêu của nhà trường. Trong năm học 2020-2021, nhà trường đã tổ chức tốt Hội thảo chuyên môn, thống nhất mục tiêu giáo dục của nhà trường như sạu: Mục tiêu: “Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh, đảm bảo thời lượng học tập, sinh hoạt tập thể, trải nghiệm thực tế, vui chơi, tham gia hoạt động cộng đồng; Thực hiện mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018; Đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc giáo dục, quản lí học sinh; Thực hiện có chất lượng và hiệu quả nhiệm vụ năm học theo chỉ đạo của Thành phố và hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội”. - Công tác phát triển: Duy trì sĩ số học sinh. Nâng cao chất lượng PCGD Tiểu học mức độ 3. - Chất lượng giáo dục học sinh: + Tỉ lệ hoàn thành chương trình lớp học : 100% + Tỷ lệ hoàn thành chương trình Tiểu học: 100% + Khen thưởng học sinh lớp 2,3,4,5: . Hoàn thành Xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: 40%
  17. 16 . Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc: 55% + Khen thưởng học sinh lớp 1: . Khen thưởng danh hiệu Học sinh Xuất sắc: 42% . Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiêu biểu: 45% Yêu cầu: - Xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, lựa chọn nội dung giáo dục tự chọn và xây dựng các hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện của nhà trường - Đảm bảo tính chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục dạy học 2 buổi/ngày - Tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. - Triển khai đồng bộ, phát huy sự chủ động sáng tạo, sự phối kết hợp phụ huynh học sinh, của của các ban ngành đoàn thể, chính quyền các cấp - Đối với lớp 2,3,3,4: Trên cơ sở chương trình giáo dục 2006 (rà soát, tinh giản bổ sung), xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, lựa chọn nội dung giáo dục tự chọn và xây dựng các hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện của nhà trường - 100% học sinh học 2 buổi/ngày - Đảm bảo tính chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục dạy học 2 buổi/ngày; - Triển khai đồng bộ, phát huy sự chủ động sáng tạo, sự phối kết hợp phụ huynh học sinh, của các ban ngành đoàn thể, chính quyền các cấp nhằm nhằm nâng cao hiệu quả trong tổ chức triển khai thực hiện chương trình. 4. Tổ chuyên môn, xây dựng kế hoạch các môn học, các hoạt động giáo dục bắt buộc, tự chọn Để xây dựng kế hoạch dục môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế tại nhà trường, Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên, tổ chuyên môn nghiên cứu thật kỹ các nội dung:
  18. 17 - Quan điểm xây dựng chương trình môn học - Mục tiêu chương trình môn học - Định hướng về nội dung giáo dục từng môn; - Định hướng về phương pháp giáo dục, đánh giá học sinh; - Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu cấp Tiểu học; - Yêu cầu cần đạt về năng lực chung - Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù - Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt của từng môn học ở các lớp - Các môn học và các hoạt động giáo dục bắt buộc quy định tại CTGDPT 2018 (lớp 1): Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật(Âm nhạc, Mĩ thuật), Hoạt động trải nghiệm; Môn học tự chọn: Tiếng Anh - Các môn học và các hoạt động giáo dục bắt buộc quy định tại chương trình hiện hành (lớp 2,3,4,5): Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội (Khoa học; Lịch sử và Địa lý lớp 4,5), Thể dục, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật), Kĩ thuật; Hoạt động Tập thể; Môn học tự chọn: Tiếng Anh * Rà soát các chủ đề, bài học trong sách giáo khoa sử dụng trong quá trình giảng dạy: Tổ trưởng và tổ chuyên môn nghiên cứu kỹ, rà soát các chủ đề, nội dung bài học đối chiếu với mục tiêu chương trình môn học, các yêu cầu cần đạt của từng môn học và điều kiện thực tế của nhà trường, lớp học, của xã hội… (điều kiện cơ sở vật chất, năng lực học sinh, tính cập nhật thực tiễn xã hội…), tổ trưởng và tổ chuyên môn tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục; điều chỉnh để tránh nội dung trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu… đồng thời lựa chọn các chủ đề, các bài học, các nội dung tương ứng với chủ đề đó để sắp xếp nội dung xây dựng dự thảo kế hoạch giáo dục môn học phù hợp với mục tiêu theo biểu mẫu: STT Nội Yêu Bài học Nội dung điều Thời Thời Ghi dung cầu theo sách chỉnh, tích hợp lượng điểm chú cần đạt giáo khoa thực thực hiện hiện
  19. 18 * Các hoạt động củng cố để hoàn thành nội dung học tập theo mục tiêu, yêu cầu và bồi dưỡng, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: Tổ trưởng và tổ chuyên môn căn cứ nội dung chương trình, năng lực, trình độ của học sinh từng lớp, từng cá nhân học sinh để xây dựng nội dung kế hoạch Hướng dẫn học, tăng cường Nghệ thuật (Mĩ thuật, Âm nhạc), Hoạt động tại thư viện, Hoạt động tập thể phù hợp. - Kế hoạch giáo dục của nhà trường được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt. Tổ chuyên môn, giáo viên chủ động xác định nội dung, hình thức tổ chức, phân bố thời lượng cho các nội dung dạy học trên cơ sở thực hiện đầy đủ nội dung, thời lượng các môn học bắt buộc theo quy định của chương trình, phù hợp đặc điểm, đối tượng học sinh, điều kiện của nhà trường. - Kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bổ hợp lý giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình; tạo điều kiện cho học sinh học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. * Các hoạt động giáo dục khác: - Các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh: Căn cứ nhu cầu của học sinh và cha mẹ học sinh, tổ trưởng và tổ chuyên môn khối 1,2,3,4,5 phối kết hợp với tổ chuyên biệt xây dựng kế hoạch tổ chức các câu lạc bộ: múa, nhảy hiện đại, đàn, võ Taekwondo, vovinam, bóng rổ, cờ tướng, cờ vua, mĩ thuật... - Các hoạt động tìm hiểu tự nhiên , xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống địa phương: Tổ trưởng và tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch Giáo dục địa phương ( giáo dục truyền thống lịch sử quạn Thanh Xuân; Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh), giáo dục an toàn giao thông, giáo dục phòng chống tai nạn thương tích...phù hợp; Với các hoạt động theo kế hoạch của nhà trường như: Tham quan, dã ngoại ; Hoạt động Sao nhi đồng; Hoạt động phát triển văn hóa đọc (đọc sách, báo Nhi đồng, Thiếu niên...); Tham gia các cuộc thi phù hợp lứa tuổi... Tổ trưởng có trách
  20. 19 nhiệm đưa vào kế hoạch triển khai thực hiện trong tổ chuyên môn phù hợp với điều kiện và thực tiễn của giáo viên, học sinh. Với những nội dung đã nghiên cứu kĩ như trên, tổ trưởng và tổ chuyên môn xây dựng dự thảo kế hoạch giáo dục cho từng môn học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế nhà trường. Dự thảo kế hoạch giáo dục môn học, hoạt động giáo dục được tổ chuyên môn trao đổi, thảo luận giữa các thành viên trong tổ, thống nhất và đề nghị Hiệu trưởng phê duyệt. 5. Tổng hợp hoàn thiện kế hoạch giáo dục 5.1. Tổng hợp hoàn thiện kế hoạch giáo dục các môn học, các hoạt động giáo dục Với thời lượng dạy học 2 buổi/ngày, 10 buổi/ tuần. Mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học (các môn học bắt buộc, tự chọn), mỗi tiết 35 phút. Ban giám hiệu sắp xếp thời khóa biểu, thời gian biểu một cách khoa học, đảm bảo tỉ lệ hợp lí giữa nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lí về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học. Để thống nhất trong quản lý, chỉ đạo thực hiện, theo dõi, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, trên cơ sở dự thảo kế hoạch giáo dục các môn học, các hoạt động giáo dục ở 5 khối lớp, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức Hội nghị thảo luận, lấy ý kiến đóng góp của thành viên Ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên cốt cán trong nhà trường để thống nhất và phê duyệt kế hoạch. 5.2. Thống nhất công tác tổ chức bán trú và các hoạt động cho học sinh sau giờ học chính khóa Công tác bán trú và các hoạt động sau giờ chính khóa là các hoạt động được tổ chức dựa trên sự đồng thuận giữa nhà trường và tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh. * Công tác bán trú: Ban giám hiệu nhà trường, xây dựng dự thảo kế hoạch tổ chức bán trú theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên với nội dung, hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường bao gồm: tổ chức ăn trưa, ngủ trưa, vui chơi, giải trí… cho học sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2