intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy mẫu câu cho học sinh lớp 3A6, trường Tiểu học Thị Trấn

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

53
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến này là giúp học sinh hiểu rõ hơn mẫu câu và vận dụng được những mẫu câu đó vào tình huống thực tế. Khi hiểu và vận dụng được mẫu câu học sinh sẽ cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp, các em sẽ nhớ lâu hơn là học vẹt và tò mò hơn, thích tìm hiểu hơn; thậm chí các em có thể dùng tiếng Anh lẫn tiếng Việt khi nói chuyện với bạn bè.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy mẫu câu cho học sinh lớp 3A6, trường Tiểu học Thị Trấn

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tam Đường, ngày 15 tháng 03 năm 2017 ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Kính gửi: Thường trực Hội đồng xét, công nhận sáng kiến cấp cơ sở Tên tôi: Tỷ lệ  Ngày/  Trình độ  (%) góp  ST Chức  Họ và tên tháng/ năm  Nơi công tác chuyên  vào việc  T danh sinh môn tạo ra  sáng kiến Tiểu học Thị  Trấn  Tam  Giáo  1 Nguyễn Thị Mừng 01/04/1980 Đại học  100% Đường – Lai  viên Châu Là tác giả  đề  nghị  xét công nhận sáng kiến:  “Một số  biện pháp dạy  mẫu câu cho học sinh lớp 3A6, trường Tiểu học Thị Trấn” Cơ  sở  được yêu cầu công nhận sáng kiến: Đơn vị  công tác Trường Tiểu  học Thị trấn Tam Đường Lai Châu. ­ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng Anh ­ Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu ngày 01 tháng 9 năm 2016 1
  2. ­ Mô tả bản chất của sáng kiến:  + Tính mới: Ngay từ năm đầu tiên học Tiếng Anh, học sinh đã có thể chủ  động nắm vững những kiến thức từ đơn giản đến phức tạp hơn thông qua việc  hiểu sâu sắc những cấu trúc câu cơ bản. Từ đó, học sinh có nền tảng tốt để lĩnh  hội những kiến thức ngôn ngữ của các lớp trên một cách tích cực và tự tin. Việc   áp dụng cách dạy mẫu câu mới giúp các em nhanh thuộc và nhớ mẫu câu và nói  được nhiều câu tương tự  theo cấu trúc. Sau này, khi giảng cho học sinh những  cấu trúc câu mở rộng hơn, nếu các em đã nắm vững cấu trúc câu cơ bản và xác   định rõ thành phần câu, các em sẽ không ngại sử dụng những câu dài trong giao  tiếp. Kết quả  là các em có thể  sẵn sàng diễn đạt ý kiến của mình bằng Tiếng   Anh kể cả khi giao tiếp với người ngoại quốc. Như vậy việc giảng dạy Tiếng   Anh trong trường tiểu học đã đạt được muc tiêu cuối cùng là giao tiếp. + Hiệu quả: Sau một thời gian thử nghiệm biện pháp nêu trên, tôi thấy SKKN thực  sự mang lại hiệu quả đáng kể. Cụ thể là: Sau khi học, học sinh hiểu bài sâu hơn, thực hành mẫu câu tốt hơn, chăm  học từ hơn, làm bài kiểm tra ít sai hơn, kết quả học tập cao hơn. Khi tôi dạy xong các bài đọc, học sinh luôn có nhu cầu sử dụng mẫu câu  đã học vào các tình huống thực tế. Áp dụng sáng kiến vào quá trình giảng dạy, tôi thấy chất lượng môn  tiếng Anh được nâng cao đáng kể, học sinh thích thú với môn học hơn, nói tiếng  Anh nhiều hơn Qua thực tiễn bằng những biện pháp tôi đã vận dụng khi truyền thụ các  mẫu câu đến học sinh, bước đầu tôi thấy mình đã có sự thành công, hiệu quả  giảng dạy đã nâng lên rõ rệt. Nhìn chung các em học sinh đã không còn sợ khi  2
  3. gặp một mẫu câu mới, hứng thú học hơn, tiếp thu bài nhanh hơn và đặc biệt các  em dễ dàng đặt câu theo mẫu hơn. Qua thực tiễn bằng những biện pháp tôi đã vận dụng khi truyền thụ  các mẫu câu đến học sinh, bước đầu tôi thấy mình đã có sự thành công, hiệu  quả giảng dạy đã nâng lên rõ rệt. Nhìn chung các em học sinh đã không còn sợ  khi gặp một mẫu câu mới, hứng thú học hơn, tiếp thu bài nhanh hơn và đặc biệt  các em dễ dàng đặt câu theo mẫu hơn. + Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến. Sáng kiến tương đối phù hợp để áp dụng rộng rãi cho học sinh khối 3 và   có khả năng nhân rộng. SKKN tuy được nghiên cứu trong một thời gian nhất định, nhưng tôi  thiết nghĩ đây cũng là một lĩnh vực nghiên cứu mới mẻ, phục vụ cho tất cả giáo  viên dạy tiếng Anh và ở  tất cả các trường trong huyện. Đặc biệt rất thiết thực   cho giáo viên ôn bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh. Một số biện pháp dạy mẫu câu cho học sinh lớp 3A6, trường tiểu học  Thị Trấn đã đem lại kết quả cao cho việc dạy của giáo viên cũng như việc học  của học sinh trường Tiểu học nơi tôi công tác. Quả thật khi thực hiện giảng dạy  kiến thức này tôi đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong việc  dạy và học môn tiếng Anh cũng như bồi dưỡng kiến thức nâng cao cho học sinh;  trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Nhằm góp phần trao đổi kinh  nghiệm dạy học môn tiếng Anh cũng như kinh nghiệm trong việc tự học để  nâng cao trình độ chuyện môn nghiệp vụ trong khi dạy học tiếng Anh ngày một  tốt hơn, tôi đã mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm này. ­ Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng  cần một số điều kiện sau đây: 3
  4. + Môi trường học Tiếng Anh. Cần phải làm cho Tiếng Anh được nói ở  mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày. Muốn vậy phải khuyến khích học  sinh sử dụng tiếng Anh để diễn đạt những gì các em muốn. + Sự ủng hộ và giúp đỡ của các môi trường giáo dục cho việc học  Tiếng Anh. Cần phải tuyên truyền đến phụ huynh và người dân về tầm quan  trọng của việc học Tiếng Anh để các bậc phụ và chính quyền địa phương quan  tâm tạo điều kiên thuận lợi về thời gian cũng như điều kiện vật chất cho con em  họ. + Trình độ chuyên môn và sự nhiệt tình, tâm huyết của thầy, cô giáo dạy  Tiếng Anh. Điều này hết sức cần thiết. Nó quyết định đến việc có đưa tiếng  Anh đến với học sinh một cách tự nhiên và tạo đươc đam mê cho các em hay  không. + Điều kiện học tập cho học sinh bao gồm: sách, vở, tài liệu, các trang  thiết bị cần thiết để dạy và học như: máy tính, mạng internet, máy chiếu, ....  Điều kiện học tập này giúp các em phấn khởi hơn khi tham gia học tập, làm cho  bài giảng của các thầy, cô giáo không nhàm chán đối với các em. ­ Theo ý kiến của tôi, lợi ích có thể thu được do áp dụng sáng kiến sẽ làm  thay đổi lớn tình hình học tiếng Anh trong các trường tiểu học. Nó sẽ cải thiện  nhiều khả năng học tiếng Anh của học sinh và làm thay đổi quan niệm hiện vẫn  đang tồn tại ở nhiều nơi đó là Tiếng Anh là môn phụ, không cần học vì Tiếng  Việt đã giỏi đâu. Nếu áp dụng sáng kiến rộng rãi thì tiếng Anh sẽ được nói  nhiều không kém tiếng Việt ở cấp tiểu học. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật  và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.                                                                                        NGƯỜI ĐĂNG KÝ 4
  5.                                                                                     Nguyễn Thị Mừng BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Tác giả, đồng tác giả Họ và tên:Nguyễn Thị Mừng Trình độ văn hóa: 12/12.   Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ, đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường. Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên Tiếng Anh 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp dạy mẫu câu cho học sinh lớp  3A6, trường Tiểu học Thị Trấn” 3. Tính mới: Sự khác biệt giữa giải pháp mới và giải pháp cũ. Giải pháp mới:  ­ Học sinh chủ động hơn trong việc tiếp cận kiến thức ngôn ngữ ­ Học sinh dễ hiểu và hiểu sâu sắc hơn từng cấu trúc câu ­ Học sinh tự tin hơn trong việc sử dụng các cấu trúc câu trong giao tiếp  ­ Phản xạ  nói Tiếng Anh của học sinh nhanh hơn vì các em không ngại   kể cả khi nói các câu dài 5
  6. ­ Việc dạy học Tiếng Anh  ở  tiểu học đạt mục đích cuối cùng là giao  tiếp Giải pháp cũ:  ­ Học sinh thụ động trong việc lĩnh hội từng câu đơn lẻ ­ Rất khó khăn cho học sinh khi phải học thuộc lòng những câu dài mà   không hiểu bản chất của từng câu đó. Từ đó, học sinh chán nản và lười học hơn ­ Nhiều khi giáo viên phải dạy đi dạy lại nhiều câu cùng một cấu trúc mà   học sinh tưởng rằng đó là những cấu trúc mới và cố  gắng học thuộc lòng gây   mất thời gian mà không hiệu quả ­ Trong giao tiếp, khi học sinh muốn diễn đạt ý kiến của mình nhưng  không biết sử  dụng cấu trúc nào vì ý của các em không giống các câu đã học   thuộc lòng. Vì thế các em ngại nói và sử dụng Tiếng Việt thay vì Tiếng Anh. Do   đó, mục đích giao tiếp khi học Tiếng Anh không đạt 4. Hiệu quả sáng kiến mang lại. Sau một thời gian thử nghiệm biện pháp nêu trên, tôi thấy SKKN thực  sự mang lại hiệu quả đáng kể. Cụ thể là:  Sau khi học, học sinh hiểu bài sâu hơn, thực hành mẫu câu tốt hơn,  chăm học từ hơn, làm bài kiểm tra ít sai hơn, kết quả học tập cao hơn. Khi tôi dạy xong các bài đọc, học sinh luôn có nhu cầu sử dụng mẫu  câu đã học vào các tình huống thực tế. Áp dụng sáng kiến vào quá trình giảng dạy, tôi thấy chất lượng môn  tiếng Anh được nâng cao đáng kể, học sinh thích thú với môn học hơn, nói tiếng  Anh nhiều hơn Qua thực tiễn bằng những biện pháp tôi đã vận dụng khi truyền thụ  các mẫu câu đến học sinh, bước đầu tôi thấy mình đã có sự thành công, hiệu  quả giảng dạy đã nâng lên rõ rệt. Nhìn chung các em học sinh đã không còn sợ  6
  7. khi gặp một mẫu câu mới, hứng thú học hơn, tiếp thu bài nhanh hơn và đặc biệt  các em dễ dàng đặt câu theo mẫu hơn. 5. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến. Sáng kiến tương đối phù hợp để áp dụng rộng rãi cho học sinh khối 3 và   có khả năng nhân rộng. SKKN tuy được nghiên cứu trong một thời gian nhất định, nhưng tôi  thiết nghĩ đây cũng là một lĩnh vực nghiên cứu mới mẻ, phục vụ cho tất cả giáo  viên dạy tiếng Anh và ở  tất cả các trường trong huyện. Đặc biệt rất thiết thực   cho giáo viên ôn bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh.          Một số biện pháp dạy mẫu câu cho học sinh lớp 3A6, trường tiểu học Thị  Trấn đã đem lại kết quả cao cho việc dạy của giáo viên cũng như việc học của  học sinh trường Tiểu học nơi tôi công tác. Quả thật khi thực hiện giảng dạy  kiến thức này tôi đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong việc  dạy và học môn tiếng Anh cũng như bồi dưỡng kiến thức nâng cao cho học sinh;  trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Nhằm góp phần trao đổi kinh  nghiệm dạy học môn tiếng Anh cũng như kinh nghiệm trong việc tự học để  nâng cao trình độ chuyện môn nghiệp vụ trong khi dạy học tiếng Anh ngày một  tốt hơn, tôi đã mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm này. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Mừng 7
  8. 8
  9.                                            PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐƯỜNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN THUYẾT MINH SÁNG KIẾN (Một số biện pháp dạy mẫu câu cho học sinh lớp 3A6,  trường Tiểu học Thị Trấn)                                       Tác giả: Nguyễn Thị Mừng                                     Trình độ chuyên môn: Đại học                                       Chức vụ: Giáo viên.                                      Nơi công tác: Trường Tiểu học Thị Trấn. 9
  10. Tam Đường, ngày 15 tháng 03 năm 2017 10
  11. I. THÔNG TIN CHUNG    1. Tên sáng kiến:  Một số biện pháp dạy mẫu câu cho học sinh lớp 3A6,  trường Tiểu học Thị Trấn 2. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Mừng Năm sinh: 1980 Nơi thường trú: Bản Mường Cấu ­ Thị trấn Tam Đường ­ huyện TĐ ­ LC Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học Thị Trấn Điện thoại: 0982508988 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng Anh 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 01 tháng 9 năm 2016 đến ngày 10  tháng 5 năm 2016. 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị:  Trường Tiểu học Thị  Trấn Tam Đường, huyện Tam Đường,  tỉnh Lai Châu. Địa chỉ: Mường Cấu ­ Tam Đường ­ huyện Tam Đường ­ tỉnh Lai Châu. Điện thoại: 02313879191 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xây dựng đất nước CNH, HĐH và  xu hướng giao lưu văn hóa và hội nhập quốc tế, lớp trẻ nước ta hiện nay và đặc   biệt là học sinh phổ thông cần thiết phải được trang bị vốn kiến thức toàn diện  11
  12. bao gồm kiến thức tự nhiên, kiến thức xã hội, lịch sử  và không thể  thiếu ngoại  ngữ vì ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh là công cụ giao tiếp chung trên toàn thế  giới, giúp chúng ta tiếp cận với những thông tin trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh   tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh. Với tầm quan trọng đó, môn học tiếng   Anh ngày nay trở  thành môn học trọng yếu trong nhà trường phổ  thông. Tuy  nhiên việc giảng dạy môn tiếng Anh ở các trường phổ thông, đặc biệt là trường   tiểu học miền núi, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Với đặc thù là   một huyện miền núi, có số đông đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống người dân  còn khó khăn, nhiều gia đình ít quan tâm đến việc học của con em, ý thức học   tập của một số em còn hạn chế làm ảnh hưởng đến kết quả giảng dạy của bộ  môn. Hơn nữa, làm thế  nào đề  học sinh nhớ  và vận dụng tốt các mẫu câu vào   các tình huống thực tế là việc rất khó mà không phải giáo viên nào cũng làm tốt  được. Với một số năm giảng dạy tiếng Anh tiểu học, đặc biệt từ năm học 2011  ­ 2012 tôi được trực tiếp giảng dạy chương trình Tiếng Anh lớp 4 tiết / tuần  theo đề  án 20 của Bộ  Giáo dục tại một trường miền núi, tôi thiết nghĩ đối với  môn học này, người giáo viên muốn giúp học sinh phát triển bốn kỹ năng Nghe –   Nói – Đọc – Viết mà đặc biệt là hai kỹ năng Nghe – Nói thì giáo viên phải giúp  học sinh hiểu rõ hơn mẫu câu và vận dụng được những mẫu câu đó vào tình  huống thực tế. Khi hiểu và vận dụng được mẫu câu học sinh sẽ cảm thấy tự tin  hơn khi giao tiếp, các em sẽ nhớ lâu hơn là học vẹt và tò mò hơn, thích tìm hiểu  hơn; thậm chí các em có thể dùng tiếng Anh lẫn tiếng Việt khi nói chuyện với   bạn bè. Từ suy nghĩ đó, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và mạnh dạn đề xuất  “Một   số biện pháp dạy mẫu câu cho học sinh lớp 3A6, trường Tiểu học Thị Trấn 2. Phạm vi triển khai thực hiện: 20 học sinh lớp 3A6  3. Mô tả sáng kiến a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến  12
  13. Thuận lợi:  Học sinh được học 2 buổi/ ngày nên có nhiều thời gian cho việc học tập.  Đa số  học sinh tương đối đồng đều về  trình độ, học sinh ham thích học môn  tiếng Anh, thích khám phá, tìm tòi những điều hay và mới mẻ. Khó khăn:  Rất nhiều học sinh thấy khó khăn trong việc học mẫu câu mới vì trật tự  từ  trong câu tiếng Anh không giống với trong tiếng Việt.  Ví dụ: This is my new   friend Linda.  Các em thắc mắc rằng tại sao  “người bạn mới”  không viết là  “friend new” mà lại viết “new friend” Nhiều học sinh chăm học học thuộc lòng các mẫu câu đơn giản, nhưng  không hiểu bản chất của các câu đó nên khi gặp những câu dài, các em nản và   cho rằng tiếng Anh khó không học được. Nhưng các em không biết rằng dù câu  dài thế nào, các em chỉ cần học thuộc từ, thuộc trật tự câu và biết cách dùng thì   là các em có thể đặt được câu đó mà không cần phải học thuộc lòng từng câu. Ví  dụ: How many people are there in your family? Các em chỉ cần thuộc nghĩa của  từ: How many: bao nhiêu, there are: có, in: trong, your: của bạn, family: gia đình;  biết câu này dùng ở thì hiện tại đơn giản và nhớ trật tự từ trong câu này là: How  many + danh từ  số  nhiều + are there (đảo ngược của cấu trúc there are) +   thành phần phụ của câu + ?. Thế là các em có thể viết được vô số câu dựa vào  mẫu câu này. Ví dụ: How many students are there in your class today?, How many   rooms are there in your house? ,…….. Sau khi khảo sát 20 học sinh lớp 3A6, tôi thấy học sinh thường mắc các  lỗi về  mẫu câu sau đây: Không thuộc mẫu câu, thuộc vẹt các câu đơn giản,  13
  14. không hiểu bản chất của câu, không biết cách thay thế câu, không biết vận dụng  các câu mẫu vào tình huống thực.  Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng sau: Số học sinh biết đặt câu Số học sinh chưa biết đặt  Tổng số  20  câu học sinh Số lượng % Số lượng % 7 35 13 65 Qua chất lượng khảo sát lớp, tối thấy khả năng đặt câu của  học sinh còn  kém, chưa đạt theo chuẩn kiến thức kỹ năng. b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến  Từ  những thực trạng và nguyên nhân trên sau nhiều năm nghiên cứu,  giảng dạy tôi đã rút ra được các biện pháp nâng cao hiệu quả, dạy học mẫu câu  cho học sinh lớp 3 là: Không dạy cho học sinh học thuộc lòng từng câu đơn lẻ  mà chú ý đến việc dạy cho học sinh làm quen với cấu trúc câu; tìm ra phương  pháp truyền đạt mẫu câu đến học sinh một cách logic và dễ  tiếp cận; giúp học   sinh hiểu bản chất của câu; tạo điều kiện để  các em vận dụng các mẫu câu đã  học vào thực tiễn cuộc sống và tổ  chức cho các em được chơi các trò chơi để  luyện mẫu câu . Qua quá trình tìm hiểu một số  phương pháp dạy học mẫu câu   tiếng Anh ở tiểu học và nghiên cứu tính khả thi của tôi trong việc dạy mẫu câu   cho học sinh lớp 3, tôi đưa ra một số biện pháp dạy mẫu câu như sau:  Bước 1. Giới thiệu từ vựng một cách kỹ càng: Giới thiệu từ vựng của mỗi bài thật kỹ (bao gồm cả nghĩa gốc lẫn  nghĩa phái sinh) bằng các thủ thuật dạy từ như: Visuals, Mime, Realia,  Situations / Explanation, Examples, Synonym / Antonym or Translation. Ví dụ:  Dùng vật thật kết hợp với giải thích để giới thiệu nghĩa của từ “old” (cũ, già)  trong chương trình SGK Tiếng Anh 3 tập một, Unit 7: Places in my school.  14
  15. Lesson 3. Task 1. Giải thích cho hoc sinh hiểu khi nào thì dùng nghĩa của từ “old”  là cũ, khi nào thì dùng nghĩa của nó là già. Phân tích cách dùng từng nghĩa của từ. Ví dụ: nghĩa của động từ “to  be” (thì, là, ở) dịch trong các câu: + They are teachers. + How are you? + Where are you? Động từ “to be” are trong câu thứ nhất có nghĩa là là, trong câu thứ  hai có nghĩa là thì, còn trong câu thứ ba lại có nghĩa là ở. Phân tích để học sinh có  thể dịch đúng nghĩa của từng từ. Bước 2. Giải thích cấu tạo câu đơn giản: Giải thích cho học sinh hiểu không giống như tiếng Việt là câu bao  gồm kết cấu C – V mà câu tiếng Anh phụ thuộc vào cấu trúc câu, vị trí đứng của  các thành phần câu. Ví dụ: chủ ngữ thì đứng sau trợ động từ, tính từ đứng trước  danh từ, …… Bước 3. Giới thiệu mẫu câu mới: Viết câu mẫu lên bảng, giới thiệu chức năng của mẫu câu. Cho học  sinh nghe và nhắc lại. Dịch câu mẫu sang tiếng Việt Ví dụ dịch câu:  What is your name? (Tên của bạn là gì?) Trong đó: name: tên your: của bạn is: là  what: gì 15
  16. Tuy nhiên trong tiếng Việt chúng ta thường nói tắt là: Tên bạn là gì?  So sánh sự khác nhau trong câu tiếng Việt và câu tiếng Anh và một  số nét văn hóa của người Anh so với người Việt Nam (nếu có) Ví dụ dịch câu: How old are you? (bạn bao nhiêu tuổi?) Trong đó:   you:   bạn, các bạn, ông, bà, cô, chú, …(đại từ nhân xưng           ngôi thứ 2  số ít hay nhiều)  are: thì, là, ở old: già, cũ How: như thế nào Giải thích để học sinh hiểu: Tùy ngữ cảnh mà chọn nghĩa của từ để  dịch. Tuy nhiên cũng không thể bê nguyên nghĩa của từng từ đặt vào câu mà dịch.  Vì nếu dịch theo nghĩa gốc của từng từ thì câu dịch rất ngang và không phù hợp  với lối giao tiếp của người Việt.  Yêu cầu học sinh dịch lại: Bước này rất quan trọng vì nó vừa giúp khắc sâu kiến thức cho học  sinh, khiến các em hiểu kỹ hơn và nhớ lâu hơn. Hơn nũa, bước này còn giúp học  sinh cảm thấy thích thú hơn vì các em được tập làm thầy, cô giáo; các em cảm  thấy tự tin hơn và tin vào nhưng kiến thức mà thầy cô truyền dạy. Điều này rất  quan trọng vì thực tế hiện nay, kiến thức chuyên môn ở phần lớn thầy, cô giáo  còn đang là vấn đề hết sức đáng lo ngại. Nên các em được trang bị từ vựng và  mẫu câu đầy đủ lại được biết kỹ thuật dịch thì các em sẽ kiểm tra được tính  chính xác của kiến thức ngôn ngữ mà các em được tiếp nhận. Ngoài ra, việc  hiểu thêm một số nét văn hóa của người nước ngoài khiến các em tự tin hơn khi  giao tiếp. 16
  17. Bước 4. Thực hành mẫu câu: Yêu cầu học sinh dịch những câu khác tương tự từ tiếng Việt sang  tiếng Anh hoặc đưa câu tiếng Anh và nêu tình huống yêu cầu học sinh dịch sang  tiếng Việt. Làm được bước này sẽ giúp học sinh tạo ra môi trường nói tiếng  Anh trong lớp. Các em được nói nhiều hơn mà không ngại khó, không sợ sai. Các  em còn được động não trước những tình huống nảy sinh ngôn ngữ. Không những  thế, các em còn được gắn những thứ mình học được với thực tế cuộc sống xung  quanh mình. Như vậy các em không còn cảm thấy tiếng Anh quá xa lạ mà ngược  lại tiếng Anh cũng giống tiếng mẹ đẻ của mình vậy. Điều này sẽ làm nảy sinh  nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Anh. Các em luôn muốn dịch những câu mình  muốn nói sang tiếng Anh và luôn muốn dịch những câu tiếng Anh mà mình nhìn  thấy ở đâu đó sang tiếng Việt.  4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:  Sau một thời gian thử nghiệm biện pháp nêu trên, tôi thấy SKKN thực sự  mang lại hiệu quả đáng kể. Cụ thể là:  Sau khi học, học sinh hiểu bài sâu hơn, thực hành mẫu câu tốt hơn, chăm  học từ hơn, làm bài kiểm tra ít sai hơn, kết quả học tập cao hơn. Khi tôi dạy xong các bài đọc, học sinh luôn có nhu cầu sử dụng mẫu câu  đã học vào các tình huống thực tế. Áp dụng sáng kiến vào quá trình giảng dạy, tôi thấy chất lượng môn tiếng  Anh được nâng cao đáng kể, học sinh thích thú với môn học hơn, nói tiếng Anh  nhiều hơn Qua thực tiễn bằng những biện pháp tôi đã vận dụng khi truyền thụ các  mẫu câu đến học sinh, bước đầu tôi thấy mình đã có sự thành công, hiệu quả  17
  18. giảng dạy đã nâng lên rõ rệt. Nhìn chung các em học sinh đã không còn sợ khi  gặp một mẫu câu mới, hứng thú học hơn, tiếp thu bài nhanh hơn và đặc biệt các  em dễ dàng đặt câu theo mẫu hơn. Kết quả khảo sát tháng 03 năm 2017, sau một thời gian áp dụng sáng kiến  kinh nghiệm ở lớp 3A6 như sau:  Số học sinh biết đặt câu Số học sinh chưa biết đặt  Tổng số  20  câu học sinh Số lượng % Số lượng % 18 90 2 10 Bảng thống kê trên cho thấy sau khi áp dụng sáng kiến, số  học sinh   biết đặt câu tăng lên rõ rệt. Kết quả trên khẳng định việc tìm phương pháp mới  để giảng dạy mẫu câu cho học sinh là việc làm cần thiết để góp phần nâng cao   chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh  ở  trường tiểu học. Kết quả  đó khẳng  định có phương pháp tốt thì học sinh học tập tốt hơn. Chất lượng học sinh   không tự  dưng mà có được, mà đòi hỏi mỗi người giáo viên chúng ta cần biết   vận dụng phương pháp truyền đạt tới từng đối tượng học sinh. Dạy học là cả  một nghệ  thuật, bên cạnh việc truyền  đạt kiến thức, kỹ  năng cho học sinh.   Người giáo viên phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh để  các em yêu  thích môn học. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Sáng kiến tương đối phù hợp để áp dụng rộng rãi cho học sinh khối 3 và có  khả năng nhân rộng. SKKN tuy được nghiên cứu trong một thời gian nhất định, nhưng tôi thiết  nghĩ đây cũng là một lĩnh vực nghiên cứu mới mẻ, phục vụ cho tất cả giáo viên   dạy tiếng Anh và  ở  tất cả  các trường trong huyện. Đặc biệt rất thiết thực cho   giáo viên ôn bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh. 18
  19.          Một số biện pháp dạy mẫu câu cho học sinh lớp 3A6, trường tiểu học Thị   Trấn đã đem lại kết quả cao cho việc dạy của giáo viên cũng như việc học của   học sinh trường Tiểu học nơi tôi công tác. Quả  thật khi thực hiện giảng dạy   kiến thức này tôi đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong việc   dạy và học môn tiếng Anh cũng như bồi dưỡng kiến thức nâng cao cho học sinh;  trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ  cho giáo viên. Nhằm góp phần trao đổi kinh  nghiệm dạy học môn tiếng Anh cũng như  kinh nghiệm trong việc tự  học để  nâng cao trình độ chuyện môn nghiệp vụ trong khi dạy học tiếng Anh ngày một   tốt hơn, tôi đã mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm này.  6. Kiến nghị, đề xuất a. Đối với phòng Giáo dục: Xây dựng các phòng chức năng đảm bảo phục vụ cho việc dạy và học  môn tiếng Anh tại trường tiểu học Thị Trấn Tam Đường Tạo nguồn kinh phí hỗ trợ học sinh mua sách Tiếng Anh  Tạo nguồn kinh phí để giáo viên và học sinh được tham gia giao lưu văn  hóa, trau dồi thêm kiến thức về văn hóa, xã hội của các nước trên thế giới b. Đối với nhà trường: Tiếp tục phát triển công tác dân vận để cha mẹ học sinh hiểu về tầm  quan trọng của việc học tiếng Anh ở tiểu học, giúp tạo ra môi trường nói tiếng  Anh tốt giúp học sinh năng cao kiến thức bộ môn Tạo điều kiện để giáo viên được tăng cường bồi dưỡng chuyên môn,  nghiệp vụ thông qua các hội thảo chuyên đề về công tác giảng dạy Tiếng Anh. c. Đối với giáo viên: 19
  20. Không ngừng học hỏi, trau dồi, tích lũy, trang bị thêm cho mình kiến thức  chuyên môn và phương pháp giảng dạy để việc dạy tiếng Anh đạt kết quả cao  hơn. Luôn tâm huyết với nghề, thương yêu học sinh, tận tụy giúp các em ngày  càng tiến bộ Trên đây là những suy nghĩ và việc làm thiết thực của bản thân tôi trong  việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ  môn tiếng Anh  ở  trường tiểu học Thị  Trấn Tam Đường. Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm   trên vào quá trình dạy học tôi thấy đề tài này đã có giá trị thực tiễn. Tuy nhiên tôi  nghĩ rằng thành công đó mới chỉ là bước đầu, bản thân tôi sẽ còn tiếp tục nghiên  cứu đề  tài này sâu hơn với những đối tượng học sinh tôi trong những năm học  tiếp theo. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những sơ suất,   thiếu sót. Kính mong hội đồng khoa học các cấp và bạn bè đồng nghiệp góp ý  xây dựng, bổ  sung cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi đạt chất lượng hơn và  được sử dụng rộng rãi hơn   Tôi xin chân thành cảm ơn!             XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ            TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN      ........................................................................... ................................................................... Nguyễn Thị Mừng Phòng Giáo dục và Đào tạo Tam  CỘNG HOÀ XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM đường Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN Số:    /…….. Tam đường, ngày  15 tháng 03  năm 2017 Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2