intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy từ vựng tiếng Anh hiệu quả cho học sinh lớp 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:23

22
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp dạy từ vựng tiếng Anh hiệu quả cho học sinh lớp 3" nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài; Đề ra một số biện pháp giúp học sinh học, nhớ từ nhanh và có thể sử dụng vào giao tiếp tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy từ vựng tiếng Anh hiệu quả cho học sinh lớp 3

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH QUỲNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TỪ VỰNG TIẾNG ANH HIỆU QUẢ CHO HỌC SINH LỚP 3 Lĩnh vực/ Môn : Tiếng Anh Cấp học : Tiểu học Tên tác giả : Đỗ Thị Hòa Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC: 2022 - 2023 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
  2. 1. Lý do chọn đề tài Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai với học sinh lớp 3 trên cả nước. Điểm mới đáng chú ý là môn tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc, thay vì là môn học tự chọn như chương trình cũ . Nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh thể hiện những định hướng cơ bản cụ thể là: “Ở cấp tiểu học (lớp 3-5), việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, chú trọng nhiều hơn đến hai kỹ năng nghe và nói. Ở cấp này giúp các em tiếp xúc và làm quen với tiếng anh, trong đó kỹ năng nghe và nói được trú trọng hơn vì sẽ tạo cho các em khả năng nhạy bén với tiếng anh, từ đó dần dần học cách viết và đọc dễ hơn.” Môn Tiếng Anh được xây dựng theo quan điểm lấy năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học, kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp thông qua nghe, nói, đọc, viết. Như chúng ta đã biết từ vựng sử dụng cho hoạt động giao tiếp mà để giao tiếp được một ngôn ngữ thì chúng ta phải có vốn từ vựng. Vì vậy việc nắm vững từ để vận dụng giao tiếp là rất quan trọng. Chúng ta cần dựa vào từ để phát triển 4 kĩ năng nghe, nói, đọc và viết cho học sinh. Nếu không có vốn từ vựng cần thiết, các em sẽ không nghe được đồng nghĩa với việc không nói, đọc và viết được, cho dù các em có nắm vững mẫu câu. Việc giúp học sinh nắm vững vốn từ vựng tiếng Anh là rất quan trọng trong quá trình dạy học do đó đòi hỏi người giáo viên phải tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp. Làm thế nào để có thể dạy từ một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất? Làm thế nào để các em học sinh có được một vốn từ cần thiết và có thể sử dụng được cấu trúc một cách hiệu quả? Đó là những gì tôi luôn trăn trở. Tôi đã tìm hiểu thêm các thủ thuật để giúp học sinh dễ hiểu, ứng dụng nhanh và tạo sự hấp dẫn của việc học ngôn ngữ mới. Tôi xin mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp dạy từ vựng tiếng Anh hiệu quả cho học sinh lớp 3” mà bản thân tích lũy được trong quá trình học tập và giảng dạy để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý để việc dạy và học từ được hiệu quả hơn. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài - Đề ra một số biện pháp giúp học sinh học, nhớ từ nhanh và có thể sử dụng vào giao tiếp tốt hơn. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
  3. + Khách thể: Học sinh khối lớp 3 Trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh. + Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp dạy từ vựng môn tiếng Anh hiệu quả cho học sinh lớp 3. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp điều tra - Phương pháp quan sát- đàm thoại - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, dự giờ đồng nghiệp, kiểm tra, đối chiếu, so sánh kết quả học sinh…… 5. Phạm vi nghiên cứu Sáng kiến này, tôi tìm hiểu " Một số biện pháp dạy từ vựng tiếng Anh hiệu quả cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Vĩnh Quỳnh – Huyện Thanh Trì - Thành phố Hà Nội” 6. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 09/2022 đến tháng 03/2023 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về dạy học tiếng anh trong hệ thống giáo dục.
  4. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục tiêu của giáo dục là đào tạo ra những con người đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đất nước, bắt kịp xu thế hội nhập toàn cầu. Tiếng Anh là công cụ đắc lực của quá trình hội nhập. Vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh nói riêng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nền giáo dục hiện nay. Theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 về chương trình giáo dục phổ thông. Trong đó, điểm mới đáng chú ý là môn tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc, thay vì là môn học tự chọn như chương trình cũ. Sách giáo khoa Tiếng Anh mới được biên soạn theo đường hướng giao tiếp, giúp học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua bốn kĩ năng nghe, nói, đọc và viết. Trong đó ưu tiên phát triển nghe và nói. Học sinh là chủ thể của quá trình dạy học trong môi trường văn hóa và điều kiện học tập phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. 1.2. Vai trò của từ vựng trong dạy học Tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp. Từ vựng trong tiếng Anh chính là xương sống của việc giao tiếp ngoại ngữ. Trong tiếng Anh giao tiếp, người nghe sẽ thường chú trọng tới nội dung mà các em nói ra hơn là ngữ pháp. Vì thế, nếu học sinh nắm chắc được ngữ pháp nhưng vốn từ còn ít thì chắc chắn sẽ khó có thể hiểu được những điều người khác nói với mình. Chỉ khi có phương pháp dạy từ vựng tiếng anh tiểu học đúng đắn, các bạn nhỏ sẽ có rất nhiều lợi ích cho riêng mình như: Nghe, hiểu đúng: Khi học sinh được tiếp cận và lĩnh hội kiến thức mới bằng những phương pháp dạy từ vựng tiểu học đúng đắn, các em sẽ tự động hình thành được phản xạ giao tiếp một cách nhanh chóng, cụ thể nhưng rất tự nhiên. Lúc này, các em sẽ nói chuyện với những người xung quanh một cách thoải mái, tự tin. Nâng cao kỹ năng đọc, viết: Khi đã có cho bản thân mình một lượng từ vựng lớn, não bộ của các em sẽ không phải đắn đo về việc sử dụng đúng bối cảnh, không viết sai chính tả nữa. Lúc này, thời gian cần thiết giáo viên cho học sinh luyện thêm các kỹ năng viết, đọc. Để đáp ứng được với những mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới nói chung và bộ môn tiếng anh nói riêng. Giáo viên cần
  5. có phương pháp dạy học phù hợp và cần vận dụng linh hoạt các biện pháp dạy học để học sinh có thể lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1. Thực trạng việc dạy từ vựng tiếng Anh cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Vĩnh Quỳnh. 2.1.1. Thuận lợi: * Về cơ sở vật chất: - Nhà trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương và các bậc phụ huynh nên trong mỗi phòng học đều đã trang bị một ti vi thông minh hoặc máy chiếu tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học. Nhà trường đã lắp đặt hệ thống Internet tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh khai thác thông tin trên mạng, các nguồn học liệu phục vụ cho việc dạy và học. * Giáo viên. - Đa số các trường chú trọng hơn đến môn tiếng Anh, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Đặc biệt là triển khai các hoạt động chuyên môn gắn với giáo viên dạy tiếng Anh đạt hiệu quả dạy học rất lớn. Đã có nhiều các buổi chuyên đề triển khai về phương pháp giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn nhóm, cụm nên các giáo viên đã dần tiếp cận với các phương pháp giảng dạy mới phù hợp với yêu cầu của phân môn. * Học sinh: - Đối với học sinh tiểu học, tiếng Anh còn là một kiến thức mới nhẹ nhàng, các em lần đầu được làm quen nên nhiều em rất hào hứng. Từ trước đến nay, ý thức và quan điểm về tầm quan trọng của tiếng Anh của các bậc phụ huynh rất tiên tiến. Sự đầu tư về thời gian cũng như kinh tế cho việc học này là những thay đổi tích cực nên việc dạy tiếng Anh bớt tẻ nhạt hơn. 2.1.2. Khó khăn: * Về cơ sở vật chất: - Nhà trường đang trong thời gian xây dựng, nên còn thiếu phòng học. Học sinh còn phải học luân phiên. Môn tiếng anh chưa có phòng chức năng riêng, nên giáo viên phải dành thời gian để chuyển lớp, di chuyển từ cơ sở 1 sang cơ sở 2 và ngược lại. Tuy mỗi phòng đều có phương tiện nghe nhìn như ti vi, máy chiếu nhưng có 1 số ti vi cũ âm thanh rất kém ảnh hưởng đến kĩ năng nghe của các em học sinh, bởi các em nghe sai sẽ dẫn đến phát âm sai.
  6. * Giáo viên. - Một số giáo viên còn hạn chế trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng Anh, chưa chuyển biến nhiều về chuyên môn, phương pháp giảng dạy. * Học sinh: - Về phía học sinh, bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít học sinh chỉ học qua loa, không khắc sâu được từ vựng vào trong trí nhớ, không luyện phát âm từ, luyện viết thường xuyên, không thuộc nghĩa hai chiều. - Cũng rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn các em tự học ở nhà. Bởi vì môn ngoại ngữ, không phải phụ huynh nào cũng biết để có thể hướng dẫn và quản lí việc học ở nhà của con em mình. - Khi chuyển công tác về trường tiểu học Vĩnh Quỳnh. Tôi được phân công dạy khối 3 (Từ 3A1 đến 3A7). Sau vài tuần học đầu tiên, tôi cho học sinh lớp 3 làm bài kiểm tra từ vựng, tôi yêu cầu các em nối từ tiếng Anh với nghĩa từ tiếng Việt phù hợp (Matching). Sắp xếp các chữ cái thành từ đúng. Điền chữ còn thiếu để tạo thành từ đúng…cuối cùng tôi thu được kết quả như sau: Hoàn Chưa hoàn Hoàn Thành Lớ S thành Tốt thành p ĩ số Số Số Số % % lượng lượng lượng 3A 4 1 14, 6 32 10 1 8 2,5 6 4 1 12, 3A2 7 32 10 9 2,3 3 4 1 18, 3A3 5 26 12 3 1,6 6 4 1 17, 3A4 6 25 14 5 3,3 8 4 1 19, 3A5 6 27 13 6 3 6 4 1 19, 3A6 5 24 12 1 2,2 5 4 9, 17, 3A7 4 24 13 1 8 1 Tổn 3 39 1 19 17, 84
  7. g 13 2,5 0 3 Nhìn vào bảng thống kê kết quả học của lớp 3A1 đến 3A7, tôi nhận thấy chất lượng học sinh của các em chưa cao, còn nhiều học sinh đạt điểm trung bình và thấp, số học sinh khá giỏi chưa cao. 2. 2. Nguyên nhân của những hạn chế Tôi nghĩ việc học từ và nhớ từ chưa đạt hiệu quả cao là do những nguyên nhân cơ bản sau: * Giáo viên: + Nhiều giáo viên “tham” truyền thụ kiến thức, giới thiệu quá nhiều từ mới trong mỗi tiết dạy. + Một số giáo viên chưa linh hoạt trong việc sử dụng các thủ thuật dạy học phù hợp với từng đơn vị bài học và từng đối tượng học sinh nên không tạo được hứng thú học tập của học sinh + Một số giáo viên bỏ qua hoạt động kiểm tra và củng cố các từ vựng, mới dừng lại ở bước cung cấp kiến thức mới nên chưa khắc sâu được từ cho học sinh. + Thời gian học tập ở trên lớp không nhiều cho nên việc học và nhớ ngay từ ở trên lớp là rất khó. * Học sinh: + Một số giáo viên giới thiệu nhiều từ trong một tiết dạy nên nhiều học sinh thấy lượng kiến thức nhiều nên ngại học. + Các em chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việc trang bị vốn từ vựng và chưa biết cách vận dụng linh hoạt từ vào giao tiếp. + Trong mỗi lớp học đều có một số học sinh chưa hứng thú và say mê thực hành với môn Tiếng Anh. Do các em tiếp thu kiến thức còn chậm. * Phụ huynh: + Nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, chưa để ý nhắc nhở đến việc luyện học ở nhà của các con. Dẫn đến vẫn còn những học sinh còn thiếu sách, thiếu vở, không luyện phát âm từ và luyện viết từ ở nhà. Để khắc phục những hạn chế trên, tôi đã nghiên cứu để tìm ra một số biện pháp giúp học sinh khối lớp 3 học từ vựng tiếng anh được tốt hơn. 3. Biện pháp thực hiện. 3.1. Biện pháp 1: Lựa chọn từ để dạy
  8. Muốn giao tiếp tốt chúng ta phải có vốn từ phong phú. Vậy làm thế nào để giúp các em học sinh có thể hiểu, sử dụng và khắc sâu được vốn từ, đòi hỏi ở giáo viên những phương pháp giảng dạy phù hợp và linh hoạt đến từng đối tượng học sinh. Thông thường trong một bài học luôn xuất hiện những từ mới, xong không phải từ mới nào cũng cần đưa vào để dạy. Để chọn từ cần dạy, giáo viên cần xem xét những vấn đề + Từ chủ động (active vocabulary) + Từ bị động (passive vocabulary) Từ chủ động có liên quan đến bốn kỹ năng (nghe – nói – đọc – viết). Đối với loại từ này giáo viên cần đầu tư thời gian để giới thiệu và cho học sinh tập nhiều hơn. Đối với từ chủ động ta chỉ cho học sinh biết chữ viết và định nghĩa như từ điển thì chưa đủ, để cho học sinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, giáo viên cần cho học sinh biết cách phát âm, không chỉ từ riêng lẻ, mà còn biết phát âm đúng những từ đó trong chuỗi lời nói, đặc biệt là biết nghĩa của từ Với từ bị động giáo viên chỉ cần dừng ở mức nhận biết, không cần đầu tư thời gian vào các hoạt động ứng dụng. Giáo viên cần biết lựa chọn và quyết định xem sẽ dạy từ nào như một từ chủ động và từ nào như một từ bị động. Khi dạy từ mới cần làm rõ ba yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là: + Form. + Meaning. + Use. Số lượng từ cần dạy trong bài tuỳ thuộc vào nội dung bài và trình độ của học sinh. Không bao giờ dạy tất cả các từ mới, vì sẽ không có đủ thời gian thực hiện các hoạt động khác. Tuy nhiên, trong một tiết học chỉ nên dạy tối đa là 6 từ. Trong khi lựa chọn từ để dạy, bạn nên xem xét đến hai điều kiện sau: + Từ đó có cần thiết cho việc hiểu văn bản không? + Từ đó có khó so với trình độ học sinh không? Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản và phù hợp với trình độ của học sinh, thì nó thuộc nhóm từ tích cực, do đó bạn phải dạy cho học sinh. Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản nhưng khó so với trình độ của học sinh, thì nó không thuộc nhóm từ tích cực, do đó giáo viên nên giải thích rồi cho học sinh hiểu nghĩa từ đó ngay.
  9. Nếu từ đó không cần thiết cho việc hiểu văn bản và cũng không khó lắm thì giáo viên nên yêu cầu học sinh đoán nghĩa của từ qua tình huống của bài. Vậy, việc chọn từ để dạy chỉ dạy từ 5 – 6 từ trong mỗi đơn vị bài học và chỉ dạy những từ liên quan đến các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết đã giảm áp lực học cho học sinh, bước đầu các em học sinh cảm thấy nội dung kiến thức vừa phải phù hợp nên không còn cảm giác ngại học. Vì số lượng từ phù hợp nên các em đã nhớ được cách phát âm, nghĩa cũng như là cách viết từ nên vốn từ của học sinh ngày một tăng thêm. Khi lượng từ nhiều các em cũng rất tự tin và chủ động trong giao tiếp. 3.2. Biện pháp 2: Đảm bảo các bước tiến hành dạy từ mới cho học sinh Trong giới thiệu từ mới là phải thực hiện theo trình tự: nghe, nói, đọc, viết. Đừng bao giờ bắt đầu từ hoạt động nào khác “nghe”. Hãy nhớ lại quá trình học tiếng mẹ đẻ của chúng ta, bao giờ cũng bắt đầu bằng nghe, bắt chước phát âm rồi mới tới những hoạt động khác. Hãy giúp cho học sinh của bạn có một thói quen học từ mới một cách tốt nhất: - Bước 1: “nghe”, bạn cho học sinh nghe từ mới bằng cách đọc mẫu. - Bước 2: “nói”, sau khi học sinh đã nghe được ba lần bạn mới yêu cầu học sinh nhắc lại. Khi cho học sinh nhắc lại, bạn cần chú ý cho cả lớp nhắc lại trước, sau đó mới gọi cá nhân. - Bước 3: “đọc”, bạn viết từ đó lên bảng và cho học sinh nhìn vào đó để đọc. Cho học sinh đọc cả lớp, rồi đọc cá nhân và sửa lỗi cho học sinh tới một chừng mực mà bạn cho là đạt yêu cầu. - Bước 4: “viết”, sau khi học sinh đã đọc từ đó một cách chính xác rồi bạn mới yêu cầu học sinh viết từ đó vào vở. - Bước 5: Giáo viên hỏi kiểm tra hiểu nghĩa từ vựng của học sinh bằng các thủ thuật phù hợp, linh hoạt. Ví dụ: Nối từ với tranh thích hợp. Nối từ tiếng Anh với nghĩa thích hợp. Giáo viên gọi từ tiếng anh và học sinh đồng thanh nói nghĩa của từ và ngược lại……. Trong hoạt động giới thiệu từ mới, tôi luôn đảm bảo theo tiến trình: nghe- nói- đọc - viết và hoạt động kiểm tra mức độ hiểu của học sinh. Bởi
  10. khi các em học sinh khi đã nghe được cách phát âm từ thì các em sẽ nói lại được những gì mình nghe rất tốt. Khi học sinh đã nói được thì tôi viết từ đó lên bảng và yêu cầu các em luyện đọc nhiều lần đồng thanh cả lớp, theo nhóm, theo cặp và cá nhân. Khi đã phát âm tốt rồi thì việc viết và nhớ từ sẽ rất đơn giản. Sau khi đã giới thiệu tất cả các từ mới của bài, để khắc sâu lại kiến thức cho các em học sinh tôi thiết kế một số hoạt động, trò chơi phù hợp với từng đối tượng học sinh và từng đơn vị bài học. 3.3. Biện pháp 3: Vận dụng linh hoạt các thủ thuật gợi mở giới thiệu từ mới Học sinh tiểu học thường hiếu động, ham hiểu biết cái mới, xong các em lại chóng chán. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ…. để củng cố khắc sâu kiến thức. Việc sử dụng đa dạng các thủ thuật một cách linh hoạt trong dạy từ vựng sẽ giúp học sinh dễ hiểu, sử dụng nhanh và tạo ra sự yêu thích đối với môn học cho học sinh. Tôi xin đưa ra một số thủ thuật gợi mở giới thiệu từ mới như: 3.3.1. Dạy từ theo phương thức trực quan Đồ dùng trực quan tranh ảnh, vật thật đóng vai trò quan trọng trong dạy học, nó gây hứng thú và sự tập trung sự chú ý của học sinh. Phương pháp này giúp h ọc sinh hiểu nhanh và khắc sâu được kiến thức đồng thời giúp học sinh phát triển tư duy và giúp các em tích cực hơn trong tiết học. 1. Realia (vật thật): Dùng những dụng cụ trực quan thực tế có được Giáo viên dùng các đồ vật có sẵn trong lớp như: bàn, ghế, bút…. Hoặc chuẩn bị sẳn và mang đến lớp các đồ vật đơn giản, gắn với đời sống hàng ngày. Giáo viên giơ vật đó lên hoặc chỉ vào vật đó và yêu cầu học sinh phát âm từ tiếng Anh tương ứng. Phương pháp này có thể mang lại hứng thú bất ngờ cho các em. Ex: apple (count), rice Ex. open (verb.), close (verb.) (uncount.) - Giáo viên làm hành động, đóng và - Giáo viên mang 1 số đồ ăn mở cửa. đến lớp. - Giáo viên hỏi học sinh: “What am I - Giáo viên hỏi: “What’s doing?” this?” - Học sinh nói hành động của cô và giáo viên kết hợp giới thiệu từ.
  11. 2. Visual (Tranh ảnh minh họa) Giáo viên chuẩn bị tranh ảnh màu sắc hấp dẫn có chứa nội dung kiến thức cần giới thiệu Giáo viên giơ tranh lên và yêu cầu học sinh nhận biết nội dung trong đó. Ví dụ: dạy từ “father”, giáo viên chọn một bức tranh gia đình hoặc tranh có hình ảnh người bố. Giáo viên chỉ vào hình ảnh người bố và yêu cầu học sinh nhận biết là ai? Ex: father Ex: tiger 3. Draw pictures (Vẽ tranh) Giáo viên vẽ các hình đơn giản như hình vuông hình tròn hình tam giác, hoặc các hình ảnh hấp dẫn và hài hước ví dụ như các hình mặt trăng, mặt trời khóc hay cười khi dạy các từ chỉ cảm xúc. Ex: sad Ex: circle Ex: regtange Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh vẽ. Thủ thuật này tạo sự thứ vị trong học từ, phát huy được khả năng hội họa của học sinh và học sinh cũng sẽ khắc sâu được nghĩa của từ hơn. 4. Flascard Giáo viên sử dụng các thẻ từ lớn có cả hình ảnh mô phỏng và từ vựng tương ứng. Qua flashcard giúp học sinh ghi nhớ về nội dung từ dễ dàng hơn. Giáo viên giơ thẻ từ lên, yêu cầu học sinh gọi từ tương ứng ở mỗi flashcard. Cho các em phát triển câu qua các thẻ từ cũng rất tốt.
  12. 3.3.2. Giới thiệu từ theo phương pháp tạo tình huống 1.Real situation (Tình huống thực) Giáo viên có thể dùng tình huống hoặc ngữ cảnh có thực trong hoặc ngoài lơp học để giới thiệu nghĩa của từ. Ví dụ: Giáo viên chỉ vào 1 cái bút để trên bàn để giới thiệu nghĩa của giới từ chỉ vị trí “on”: EX: The pen is on the table. 2. Create a situation (Tạo tình huống) Khi điều kiện cho phép, tình huống được tạo ra sẽ làm thay đổi không khí lớp học, tạo sự gần gũi cởi mở giữa giáo viên và học sinh. Ví dụ: Giới thiệu động từ “think.” Giáo viên có thể đưa tình huống, khi gặp một bài tập khó, để tìm ra cách giải, các em phải “suy nghĩ”. Thủ thuật này giúp học sinh khắc sâu các từ trừu tượng trong ngữ cảnh dễ dàng. 3.Video Giáo viên cho học sinh xem video các bài chant/ songs có các từ liên quan đến chủ đề bài học. Giáo viên yêu cầu học sinh phát hiện chủ đề và các từ vựng xuất hiện trong video Giáo viên kết hợp giới thiệu tình huống, từ vựng theo chủ đích và yêu câu học sinh phát âm lại các từ mới xuất hiện trong video. 3.3.3. Giới thiệu từ theo phương thức ngôn ngữ 1. Miming (cử chỉ điệu bộ) Là phương pháp giới thiệu từ qua ngôn ngữ hình thể như thể hiện qua cử chỉ nét mặt, điệu bộ, hành động của mình để diễn tả. Phương pháp này phù hợp với các từ chỉ hoạt động, cảm xúc hay các
  13. từ chỉ bệnh…. Ví dụ: Ex: bored Ex: a headache”. - Giáo viên thể hiện nét mặt - Giáo viên làm động tác sờ vào đầu, nét buồn. mặt thể hiện sự đau đớn. - Giáo viên hỏi: “How do l - Giáo viên hỏi: “What’s the matter with feel” me?” 2. Synonyon \ antonyon (đồng nghĩa \ trái nghĩa): Giáo viên dùng những từ đã học rồi để giảng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa. Phương pháp này giúp phát huy tư duy của học sinh. Các em có thể hiểu được từ mới và nhớ lại từ đã học. Ex: intelligent = clever Ex: big >< small - Giáo viên hỏi: “What’s another - Giáo viên hỏi: “What’s the word for clever?” opposite of big?” 3. Translation (dịch): Giáo viên dùng những từ tương đương trong tiếng Việt để giảng nghĩa từ trong tiếng Anh. Giáo viên chỉ sử dụng thủ thuật này khi không còn cách nào khác, thủ thuật này thường được dùng để dạy từ trừu tượng, hoặc để giải quyết một số lượng từ nhiều nhưng thời gian không cho phép, Giáo viên gợi ý học sinh tự dịch từ đó. Ex: (to) forget - Giáo viên hỏi: “How do you say `quên` in English?” Tóm lại, Trong thực tế không có phương pháp hay thủ thuật nào là khả ưu với tất cả các đối tượng học sinh hay các đơn vị bài học mà bằng việc sử dụng linh hoạt các thủ thuật phù hợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp với nội dung bài học cũng như điều kiện thực tế của đơn vị. Qua việc sử dụng các thủ thuật dạy học phù hợp, tôi nhận thấy đã khuyến khích học sinh học tập tích cực và hiệu quả hơn. Các thủ thuật đó phát huy được tư duy của học sinh, tạo hứng thú học tập tích cực không còn tình trạng thụ động trong việc học từ mà các em được hoạt động, chủ động tiếp cận kiến thức mới và nhiều em đã nghi nhớ được từ ngay ở trên lớp. 3.4. Biện pháp 4: Các thủ thuật kiểm tra và củng cố từ mới Bước giới thiệu từ rất quan trọng trong việc lĩnh hội kiến thức mới, song hoạt động kiểm tra và cũng cố từ cũng vô cũng quan trọng. Trong thực tế sẽ có một số em học sinh chậm hơn chưa nắm bắt hết cách phát âm, ngữ nghĩa của từ, cũng sẽ có những học sinh phát âm sai hoặc hiểu sai nghĩa của
  14. từ. Vậy hoạt động kiểm tra cũng cố một lần nữa khắc sâu lại kiến thức cho các em. Nhưng nếu việc kiểm tra và cũng cố không có những thủ thuật phù hợp sẽ không tạo được hứng thú học tập của học sinh thì bước này sẽ trở nên thừa, hoặc thiếu hiệu quả. Chúng ta biết rằng chỉ giới thiệu từ mới thôi không đủ, mà chúng ta còn phải thực hiện các bước kiểm tra và củng cố. Các thủ thuật kiểm tra và củng cố sẽ khuyến khích học sinh học tập tích cực và hiệu quả hơn. Trong hoạt động này, chúng ta có thể sử dụng để kiểm tra từ mới. Sau đây là một số thủ thuật kiểm tra từ mới: 1. Rub out and Remember Sau khi viết một số từ đã học trong bài và nghĩa của chúng lên bảng: + pen cái bút + book quyển sách + ruler cái thước + eraser cục tấy Giáo viên cho học sinh lặp lại và xóa dần các từ Tiếng Việt hay Tiếng Anh. …………. cái bút …………. quyển sách …………. cái thước …………. cục tấy Giáo viên chỉ vào nghĩa Tiếng Việt yêu cầu học sinh nói lại từ bằng Tiếng Anh và ngược lại. + pen …………. + book …………. + ruler …………. + eraser …………. Cho học sinh viết lại từ Tiếng Anh bên cạnh nghĩa Tiếng Việt hoặc nghĩa Tiếng Việt bên cạnh từ Tiếng Anh. Giáo viên nên khuyến khích bằng điểm đối với các em viết đúng từ. 2. Slap the board Bước 1: Giáo viên viết hoặc dán tranh các từ vựng đã học lên trên bảng/ hoặc vẽ một số hình khác nhau lên bảng: hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật… rồi ghi lại một số từ mới vừa học vào các hình trên bảng. Bước 2: Giáo viên chia cả lớp thành hai đội đặt tên cho mỗi đội và yêu cầu hai đội này xếp thành hai hàng dọc.
  15. Bước 3: Giáo viên đọc một từ. Học sinh ở hai đội sẽ chạy lên và đập tay vào đúng từ hoặc tranh ở trên bảng. Đội nào đúng được nhiều từ và nhanh hơn thì đội đó dành chiến thắng. re p d ink or ange bl br ue own 3. What and where Giáo viên chuẩn bị một số thẻ từ và tranh biểu thị nội dung về các từ vừa học. Giáo viên chia lớp thành 2 đội (mỗi đội chọn 3 – 5 học sinh) tham gia trò chơi. Giáo viên yêu cầu học sinh lên gắn thẻ từ phù hợp với tranh. Đội nào ghép từ với tranh đúng nhiều nhất và nhanh nhất sẽ dành chiến thắng. (nên chuẩn bị nhóm 1: Ghép thẻ từ phù hợp với tranh. Nhóm 2: Ghép tranh với thẻ từ) 4. Matching Giáo viên viết từ vừa học lên bảng và đảo vị trí nghĩa của từ hoặc tranh. Giáo viên yêu cầu học sinh nối từ với nghĩa phù hợp hoặc tranh đúng. 1. cats a. 2. rabbits b. 3. parrots c.
  16. 4.birds d. 5. Bingo Mỗi học sinh sẽ nhận được 1 tấm bảng với các ô chứa từ, cụm từ, số hoặc tranh….. ( bảng bingo có nội dung chủ đề giống nhau, nhưng khác nhau về vị trí các ô). Giáo viên phát âm từ có có trong bảng bingo, các học sinh sẽ đánh dấu “v” vào từ đó. Học sinh nào tìm được 3/ 5 từ khóa, hoặc tranh ảnh…. Tạo thành một hang dọc/ hang ngang/ đường chéo thì kêu lớn “bingo” để dành chiến thắng trong lượt chơi đó. There in On Tables Chairs Lamps Living room bedroom Kitchen 6. Hangman Giáo viên chia lớp thành 2 đội và đặt tên cho mỗi đội vào dưới chân giá treo cổ mà giáo viên vẽ trên bảng và giáo viên chuẩn bị 2 nhóm từ khác nhau cho 2 đội. Giáo viên đưa các chữ cái lên, Học sinh phải tìm đúng từ có đủ số lượng chữ cái theo yêu cầu và viết đúng chính tả, đội nào sai sẽ bị viết một nét lên giá treo của đội mình, đội nào tìm được nhiều từ đúng sẽ dành chiến thắng ở trò chơi. 7. Electrical transmission game Trò chơi này tổ chức cho học sinh chơi để cũng cố từ theo chủ đề. Ví dụ: chủ đề “đồ chơi”. Giáo viên gọi một học sinh đứng lên phát âm to 1 từ chỉ đồ chơi. Sau đó em học sinh đó chỉ nhanh vào 1 bạn bất kì trong lớp và bạn đó lại đứng
  17. lên gọi to 1 từ theo chủ đề đã yêu cầu nếu bạn đó nói đúng thì lại chỉ nhanh vào bạn bất kì để truyền điện tiếp, cứ làm như thế. Nếu bạn nào nói sai thì phải nhảy lò cò quanh lớp, cả lớp khen những bạn đã nói được từ đúng bằng một tràng pháo tay. 8. Picking flower Giáo viên chuẩn bị một cành cây nhỏ, mỗi cành có gắn một bông hoa có viết các từ mới học. Giáo viên chia lớp thành hai đội chơi. Mỗi đội lần lượt lên hái hoa, bạn nào phát âm đúng được từ ở trên bông hoa sẽ dành điểm cho đội của mình. Đội nào phát âm được nhiều từ đúng sẽ dành chiến thắng trong trò chơi. 9. Whisper Giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi (theo dãy bàn)/ hoặc chơi theo nhóm. Giáo viên hướng dẫn trò chơi. Giáo viên viết các từ mới học vào giấy. Bạn đầu tiên của mỗi dãy lên nhìn từ và nhanh chóng nói nhỏ vào tai của bạn tiếp theo, cứ lần lượt đến bạn cuối cùng của nhóm. Bạn ấy sẽ phát âm to từ mà mình nghe được. Kết thúc trò chơi, đội nào nói được nhiều từ đúng và nhanh hơn thì sẽ dành chiến thắng. 10. Net words Học sinh viết mạng từ theo chủ điểm mà giáo viên yêu cầu. C kit Toys ar e d t oll ruck 11. Guessing game Giáo viên làm mẫu 1 hành động, học sinh đoán từ. Yêu cầu một số học sinh dùng hành động để diễn tả từ, các học sinh khác đoán từ.
  18. Việc sử dụng linh hoạt các thủ thuật trong hoạt động kiểm tra và cũng cố từ vựng, tôi nhận thấy đã phát huy được khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh, các em đã có những phản ứng nhanh nhạy trong khi tham gia các hoạt động. Với phương châm “học mà chơi, chơi mà học” bởi các em rất tích cực tham gia vào các trò chơi và kiến thức được khắc sâu một cách tự nhiên không gây cảm giác “gò, ép”. 3.5. Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh học từ vựng ở nhà Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, thì chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó, thì các em phải tự học bằng chính các hoạt động của mình. Hơn nữa thời gian học ở trường rất ít, cho nên đa phần thời gian còn lại ở gia đình các em phải tổ chức cho được hoạt động học tập của mình. Làm được điều đó, thì chắc chắn hoạt động dạy và học sẽ ngày càng hoàn thiện hơn. Cho nên ngay từ đầu từ năm học, tôi thường hướng dẫn học sinh xây dựng hoạt động học tập ở nhà. a. Chuẩn bị từ vựng trước khi đến lớp Sau mỗi đơn vị bài học, tôi thường dành 1- 2 phút để hướng dẫn, nhắc nhở các con luyện viết từ ở nhà và yêu cầu các em dành ra 15 phút tìm hiểu bài học mới, chuẩn bị kiến thức cho bài học mới trước khi đến lớp. b. Luyện phát âm và luyện viết từ, vận dụng vào giao tiếp mỗi ngày Tôi yêu cầu học sinh dành mỗi ngày dành 20 – 30 phút để luyện phát âm và viết từ mỗi ngày. Mỗi học sinh có 1quyển vở luyện viết từ và câu ở nhà. Ví dụ: Unit 18: doing and playing Tôi sẽ giới thiệu một số cụm từ chỉ hoạt động
  19. + playing basketball + watching TV + drawing a picture + listening to music Sau khi các em học sinh đã được luyện phát âm từ và đặt câu ở trên lớp. Cuối giờ, tôi thường yêu cầu các em học sinh về nhà luyện viết mỗi từ 3 – 5 dòng sau mỗi đơn vị bài học. Với những từ khó phát âm và khó nhớ, tôi hướng dẫn các em viết vào mẫu giấy nhỏ dán trước bàn học để ghi nhớ mỗi ngày. c. Xem các video bài hát, các bài “chant” hoặc xem phim hoạt hình liên quan đến nội dung bài học Để học sinh tăng thêm vốn từ và kĩ năng giao tiếp, tôi thường tìm hiểu và cung cấp thêm cho các em học sinh một số đường link về các bài hát, các bài “chant” có nội dung liên quan đến bài học trên lớp. Tôi cũng khích lệ các em xem phim hoạt hình bằng tiếng anh. Bởi xem phim hoạt hình là sở thích của hầu hết các em học sinh tiểu học. Trẻ em thường sẽ hứng thú với những gì chúng thích. Bởi vậy, khi cho trẻ xem phim hoạt hình sẽ tạo cho trẻ niềm yêu thích nhất định…Vì vậy, tôi thường tìm hiểu các bộ phim hoạt hình có giọng dễ nghe bằng tiếng anh, mẫu câu ngắn, hình sinh động và hướng dẫn các em xem khi có thời gian rảnh rỗi. Từ việc xem phim sẽ giúp các em nhớ từ lâu hơn, qua đó còn bắt chước giọng đọc, nói theo từ đó tạo nên phản xạ tốt cho các em ngay từ đầu, dần hình thành cho các em học sinh khả năng nói tự nhiên như người bản ngữ. Tôi luôn giữ mối liên hệ với phụ huynh học sinh, thường xuyên trao đổi tình hình học tập của các con ở trên lớp, cũng như có những nhắc nhở kịp thời với những học sinh chưa tự giác trong học tập trên lớp và chưa hoàn thành nội dung học tập cô yêu cầu.
  20. Vậy, bằng những yêu cầu cụ thể sau mỗi đơn vị bài học giúp học sinh hiểu rõ được kiến thức cần khắc sâu ở mỗi bài học, học sinh đã dành thời gian để luyện phát âm, luyện viết từ ở nhà bên cạnh việc học ở trên lớp. Các em phát âm từ tốt hơn, vốn từ vựng cũng tăng thêm nên các em đã tự tin, chủ động hơn trong giao tiếp. Nhiều em đã tự giác chuẩn bị bài trước khi đến lớp nên các em cũng chủ động, tích cực phát biểu xây dựng bài. Tóm lại, trong thực tế dạy học, không có một thủ thuật nào là tối ưu hay khả dụng nhất. Tùy vào thời gian hoàn cảnh, đối tượng người học, kiến thức của người học, yêu cầu của giáo trình, mục đích của đơn vị bài học. Giáo viên có thể lựa chọn các thủ thuật một cách linh hoạt, sáng tạo để tạo dựng môi trường học tiếng phù hợp với điều kiện cho phép. Ngoài sự nỗ lực, hứng thú và khả năng của người học. Cũng cần có sự đầu tư về thời gian, công sức và cả niềm say mê nghề nghiệp của giáo viên trực tiếp giảng dạy. 4. Kết quả Qua một thời gian áp dụng các biện pháp trên ở học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh. Tôi nhận thấy trong quá trình giảng dạy, việc sử dụng linh hoạt các thủ thuật giảng dạy phù hợp đã mang lại những hiệu quả rõ nét. Các em rất hứng thú trong giờ học, hoạt động trao đổi cặp, nhóm sôi nổi. Nhiều em trước đây không biết phát âm từ, rụt rè khi được gọi lên thực hành nói hoặc phản xạ chậm khi thực hành giao tiếp thì giờ các em đã biết sử dụng từ và vận dụng vào giao tiếp tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2