intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:17

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học "Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 2" được thực hiện nhằm giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực, hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ giữa các em với gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc đưa những chuẩn mực đạo đức đó vào trong nhận thức, lối sống, hành động của các em;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 2

  1. 1.ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do,sự cần thiết thực hiện đề tài: Từ ngày xưaông cha ta rất coi trọng về đạo đứcchính vì thế mà việc giáo dục đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu: “Tiên học lễ hậu học văn”. Hồ Chủ Tịch đã dạy: “ Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức, là cái gốc quan trọng, nếu không có đạo đức thì tài cũng vô dụng”. Trong những năm gần đây đất nước ta đang từng bước đổi mới.Vì thế mọi ngành nghề đều phải thực hiện đổi mới một cách toàn điện. Trong đó ngành giáo dục luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Cụ thể là việc đổi mới về dạy học được thực hiện rất tốt tuy nhiên công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Vì tiểu học là bậc học nền tảng, cơ bản cho các cấp học sau, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học làrất quan trọng. Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh thì ngoài việc học tập rèn luyện kiến thức ở lớp, học sinh còn phải tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập và ứng xử trong cuộc sống. Tăng cường đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt động trong nhà trường, góp phần nâng cao nhận thức của học sinh, giúp các em có ý thức hơn trong từng hành động, có những ước mơ đẹp trong cuộc sống. Qua thực tế từ các năm học tôi nhận thấy vẫn còn có một số đối tượng học sinh có hành vi chưa tốt. Làm thế nào để giáo dục đạo đức cho học sinh của mình được tốt hơnđây chính là câu hỏi mà bản thân tôi đã nhiều đêm trăn trở.Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 2” để góp phần làm nền tảng, hành vi đạo đức cho các em trong cư xử với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo với mọi người và bạn bè cùng trang lứa. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, và qua thực tiễn công tác quản lý và giảng Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Anh - Trường TH Phùng Ngọc Liêm1
  2. Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 2 dạy học sinh ở trường Tiểu học Phùng Ngọc Liêm, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài này. Mục tiêu trong giáo dục đạo đức cho học sinh: Việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm giúp học sinh: - Có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực, hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ giữa các em với gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc đưa những chuẩn mực đạo đức đó vào trong nhận thức, lối sống, hành động của các em. - Giúp các em từng bước hình thành kĩ năng tự nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đạo đức đúng đắn, kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp trong các quan hệ tình huống đơn giản, cụ thể trong cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.Dần dần hình thành trong các em thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người, yêu con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trườngTiểu học Phùng Ngọc Liêm Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu một số vấn đề về sơ sở lý luận giáo dục đạo đức, tiến hành điều tra thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh, phân tích nguyên nhân, tìm ra những yếu tố liên quan đến công tác giáo dục đạo đức học sinh để từ đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý luận: 2
  3. Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý, giáo dục học và những quan điểm đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại, khen thưởng và kỷ luật học sinh. Phương pháp quan sát: Nhìn nhận lại thực trạng trong các năm học vừa qua vẫn còn một vài hành vi chưa đúng của một số học sinh trong cách cư xử,giao tiếp,xưng hô với bạn bè và người xung quanh từ đó đưa ra một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh của trường trong những năm học sau. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017 1.2.Phạm vi đề tài: Việc giáo dục đạo đức ở đây lấy nền tảng từ những nội dung của môn học đạo đức lớp 2, nhưng hình thức phổ biến, nội dung giáo dục, rộng rãi trải đều trên các môn tạo thành quá trình theo dõi và giáo dục thường xuyên, thiết thực. Đưa ra các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua phương pháp ứng xử của giáo viên trên lớp; qua các tiết học, cách định hướng các em tự liên hệ thực tế bản thân để tìm ra cách ứng xử có văn hoá, lễ phép. Ngoài ra còn tổ chức những buổi ngoại khoá, sinh hoạt với nhiều hình thức thông qua đó giáo dục hành vi đạo đức cho các em. Đối tượng mà tôi đang tìm hiểu và áp dụng là học sinh lớp 2 2.NỘI DUNG ĐỀ TÀI: Theo điều 30 chương IV điều lệ Trường tiểu học Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy nhưng bên cạnh đó việc giáo dục nhân cách, phẩm chất cho học sinh cũng không kém phần quan trọng. Vì thế giáo dục đạo đức cho học sinh một cách có hiệu quả là trách nhiệm của giáo Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Anh - Trường TH Phùng Ngọc Liêm3
  4. Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 2 viên 2.1.Thực trạng Trong những năm qua mặc dù đơn vị không có học sinh nào vi phạm đạo đức, học sinh đều được đánh giá về mức độ hình thành và phát triển phẩm chất đạt 100%.Tuy nhiên vẫn còn xuất hiện một bộ phận nhỏ học sinh đã có những lời lẽ thiếu thiện cảm khi tiếp xúc với bè bạn,hay là trong cách xưng hô,nói chuyện với thầy cô giáo,người lớn tuổi chưa được lễ phép. Ở học sinh chúng ta vẫn còn tồn tại những biểu hiện chưa tốt trong cách ứng xử với cha mẹ, bạn bè; có em chưa vâng lời cha mẹ - thầy cô - anh chị, nhiều em chưa hình thành ý thức tập thể, bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh chung cho trường lớp và nơi công cộng. Những tình trạng ấy đôi khi vẫn còn xãy ra với những mức độ khác nhau đặc biệt có những em khi ở trên lớp thì có biểu hiện ngoan, lễ phép... nhưng ngược lại về nhà thì lại không vâng lời, nói năng không lễ phép,hay nũng nịu với cha mẹ.Những biểu hiện trêncó nhiều yếu tố tác động như: môi trường xã hội, điều kiện sinh hoạt gia đình…. Đạo đức học sinh cũng bị ảnh hưởng rất lớn do nhiều yếu tố tác động, nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế kinh tế thị trường làm cho mọi người trong xã hội bận rộn nhiều với công việc, với những toan tính để làm giàu mà lãng quên đi một việc hết sức quan trọng là cần phải gần gũi giáo dục nhân cách cho con cái trong gia đình.Trong cuộc sống hằng ngày tồn tại những sai lệch về đạo đức, xảy ra trước mắt các em đã có những tác động không nhỏ đến tâm lý và sự hình thành ý thức đạo đức sai lệch ở các em. Trong khi phương pháp giáo dục đạo đức của chúng ta chưa thật sự đem lại hiệu quả.Mặt khác có thể là do chúng ta chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ quan tâm nhiều đến truyền thụ kiến thức.Đặc thù của việc giáo dục đạo đức chính là ở chỗ giúp học sinh tiếp nhận được những bài học làm người, tạo nên ý thức rèn luyện đạo đức nơi các em, chứ không phải là những câu, những chữ (lý thuyết – giáo điều về đạo đức) mà thầy giáo, cô giáo cố nhồi vào đầu các em mà không đem lại sự nhận thức nào về đạo đức. Nhiệm vụ của người thầy là không chỉ giới thiệu dạy dỗ bằng lý thuyết đạo đức mà hơn thế phải giúp các em hiểu được những giá trị đạo đức đúng 4
  5. đắn, giúp các em trở thành người học trò ngoan. Đạo đức là một khía cạnh quan trọng quyết định giá trị tinh thần của một con người. Thế nhưng, những gì mà thầy cô chúng ta làm vẫn chưa đủ. Do quãng thời gian eo hẹp trên lớp học chỉ đủ để giảng dạy các môn theo đúng chương trình quy định, việc lồng ghép, kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinh cũng trở nên khó khăn.Trong môi trường giáo dục của chúng ta phải có khen thưởng, động viên và chê trách nhẹ nhàng, tinh tế. Trong tất cả các tiết học, việc động viên, khích lệ hoặc chê trách tế nhị đúng cách luôn mang lại hiệu quả lớn. Nhưng khi việc học sinh mắc phải sai phạm, phải chịu hình phạt thế nào cho đúng mức, cho hợp lý để đem lại hiệu quả giáo dục.Do đó một nhiệm vụ hết sức quan trọng đặt ra cho mỗi giáo viên là phải tìm ra những giải pháp tốt nhất, những kinh nghiệm giáo dục có hiệu quả nhằm phổ biến rộng rãi mọi nơi để cùng nhau giáo dục đạo đức cho học sinh và hi vọng sau này các em có thể trở thành những người tốt, người có ích cho xã hội. Ở lứa tuổi các em việc tự ý thức hành vi chưa rõ nét, các em có thể có những suy nghĩ lệch lạc mà không hề biết, qua đó việc tìm hiểu học sinh có suy nghĩ như thế nào để uốn nắn các em là một vấn đề không kém phần quan trọng so với việc giúp các em lĩnh hội kiến thức.Vì thế đòi hỏi giáo viên phải gần gũi, thương yêuvà luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các em. Như chúng ta đã biết, trong thực tế mọi sản phẩm được làm ra cho dù tốt đến mấy, chất lượng cao đến mấy cũng không thể hoàn hảo tuyệt đối. Một người học trò có tài mà không có đức thì đối với người giáo viên đó là một kết quả đáng buồn. Làm thế nào để đào tạo được những học sinh vẹn toàn cả tài và đức đó là mong muốn của mỗi chúng ta. Vì thế để đạt được điều đó đòi hỏi sự nổ lực và cố gắng rất nhiều của giáo viên và dĩ nhiên chúng ta phải bắt tay vào việc đào tạo ngay từ bậc Tiểu học nhất là đối với những lớp đầu cấp.Chính vì lí do đó tôi xin được chia sẻ một số biện pháp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh 2.2.Cácbiện pháp,giải pháp: Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Anh - Trường TH Phùng Ngọc Liêm5
  6. Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 2 Trong sự nghiệp trồng người điều quan trọng nhất đối với mỗi giáo viên là phải có tâm với học sinh, từ đó mới tìm ra cách giáo dục các em có hiệu quả một cách toàn diện. Giáo viên cần đảm bảo quyền lợi chính đáng, thưởng phạt phân minh, kịp thời và công bằng, không được phân biệt đối xử với học sinh. Không có công thức nào chung nhất cho công tác giáo dục các em, nhưng trước tiên cần phải có cái tâm, lòng nhiệt tình và phương pháp hợp lý thì sẽ đem lại thành công. Phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình và tận tâm với công việc. Phải gần gũi yêu thương tôn trọng học sinh. Mỗi giáo viên thực sự là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo thể hiện qua tư tưởng, tác phong ngôn ngữ, cách làm việc và ứng xử hàng ngày. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục đạo đức học sinh tôi xin đưa ra các biện pháp sau đây. Biện pháp 1: Hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp Để giáo dục học sinh có đạo đức tốt trước hết người giáo viên phải gương mẫu là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, bên cạnh đó để hiểu rõ từng học sinh của mìnhbản thân tôi thường tìm hiểu học sinh chẳng hạn như:Đầu năm tôi xem qua lí lịch, học bạ và tìm hiểu thêm thông qua các bậc phụ huynh để nắm được phần nào về gia đình và học lực của học sinh. Cách tìm hiểu này theo tôi thì đạt hiệu quả rất tốt. Ngoài ra tôi còn tìm hiểu học sinh qua từng thói quen, hoạt động của các em ở lớp như: sinh hoạt lớp, giờ ra chơi, những buổi lao động, sinh hoạt sao, sinh hoạt ngoại khóa... trong cách tìm hiểu này tôi đã giúp đỡ được rất nhiều học cá biệt,học sinh chưa ngoancụ thể như sau: Năm học vừa qua bản thân tôi được chủ nhiệm lớp 2/6, trong lớp có một số học sinh rất nghịch ngợm.Chính vì thế mà tôi thường quan sát các em vào giờ sinh hoạt ngoại khóa và giờ ra chơi để tìm ra những học sinh có thái độ, hành vi đạo đức chưa tốt như: nói lời chưa hay với bạn hay xưng hô mày-tao với bạn, gây gỗ và thậm chí là đánh bạn.... Tôi tìm cách động viên, quan tâm và uốn nắn các em kịp thời.Trong một lớp học với số lượng học sinh khá đông,mỗi em một tính cách có em suốt ngày không 6
  7. nói một tiếng nào nhưng rất cộc tính sẵn sàng đánh bạn khi bạn chọc ghẹo mình .Có những em có những biểu hiện không tốt nhưng thể hiện một cách khá kính đáo khó phát hiện như thỉnh thoảng lấy viết, lấy thước của bạn khi bạn không để ý,lại có những em bộc phát khá rõ thường xuyên chọc phá các bạn .Tuy nhiên không phải những em nào khi có những biểu hiện không tốt đều dùng chung một biện pháp để giáo dục .Người giáo viên đòi hỏi phải có tầm quan sát ,phải nắm được tâm sinh lí của từng em để có biện pháp giáo dục phù hợp. Một cách tìm hiểu nữa là phải thường xuyên đến thăm và trao đổi với phụ huynh để tạo sự liên hệ mật thiết giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh từ đó nắm rõ được hoàn cảnh cụ thể của từng em để có biện pháp giáo dục phù hợp. Biện pháp 2: Xây dựngmối quan hệ đoàn kết Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy rằng: chỉ khi nào xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết thì các biện pháp giáo dục khác mới đạt hiệu quả cao. Để thực hiện được điều này thì giáo viên cần phải tạo điều kiện cho các em hiểu nhau và xử lí các tình huống một cách hợp lí. Ví dụ những em có hành vi đối xử không tốt với bạn tôi thường nhắc nhở riêng em. Đối với học sinh bị bệnh nghỉ học, tôi tổ chức thăm hỏi và phân công học sinh giảng lại bài cho bạn. Đối với học sinh thiếu thốn tình cảm hay e dè, rụt rè, nhút nhát tôi thường xuyên trò chuyện gợi mở cho các em, tạo không khí vui vẻ khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động của nhóm, lớp, trường. Lôi cuốn các em vào một sân chơi lành mạnh, vui vẻ... Thường xuyên kể cho các em nghe những câu chuyện về lòng nhân hậu, tình đoàn kết, nói cho các em biết về tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, nhắc nhỡ học sinh tham gia tìm hiểu về biển đảo Việt Nam, ... hoặc tổ chức những trò chơi mang tính tập thể. Mỗi khi nhà trường có những hoạt động nào tôi đều khuyến khích các em tham gia, tuyên dương những học sinh có đóng góp nhiều trong các hoạt động như: văn nghệ, ủng hộ người nghèo...Bên cạnh đó cần phải tổ chức và tạo điều kiện để lớp giúp đỡ Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Anh - Trường TH Phùng Ngọc Liêm7
  8. Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 2 học sinh khó khăn.Những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong việc học tập tôi phân công học sinh khá giỏi kèm thêm. Cứ mỗi cuối tháng sẽ tổng kết một lần và tuyên dương những học sinh có tiến bộ, những nhóm học tập đạt chất lượng. . Biện pháp 3:Xây dựng nề nếp thói quen tốt - Lễ độ với mọi người: + Có thói quen chào hỏi thầy cô và khách khi vào trường. + Biết xin lỗi khi làm việc sai. + Biết cám ơn khi nhận quà hoặc khi người khác giúp đỡ mình. + Biết xưng hô đúng mực với mọi người xung quanh. + Không nói tục, chữi thề, đánh nhau. + Biết giúp đỡ mọi người, nhất là người già và trẻ em. - Làm điều tốt: + Thẳng thắn, trung thực, thật thà, không quay cóp trong khi làm bài kiểm tra. + Nhặt được của rơi biết trao trả lại cho người mất hoặc đưa giáo viên để thông báo cho người mất biết. + Giữ gìn tài sản riêng, tài sản của bạn và của nhà trường. - Kỷ luật: Thực hiện nghiêm túc các quy định của trường, lớp. Biện pháp 4: Giúp học sinh mạnh dạn trong mọi tình huống Đối với những học sinh còn rụt rè trong giao tiếp, chưa mạnh dạn trước tập thể tôi luôn nhẹ nhàng, động viên, khích lệ các em từ từ, tránh nóng vội sẽ làm các em hoảng sợ. Trong các giờ sinh hoạt lớp tôi thường kể những mẫu chuyện về gương tốt, việc tốt, những câu chuyện về tấm gương vượt khó. Sau mỗi lần kể tôi đều phân tích cặn kẽ nhằm hình thành cho các em một suy nghĩ: con người sống phải có mục đích, phải có ý chí vươn lên.Tôi thường khen trước lớp những học sinh luôn cố gắng và có nhiều tiến bộ, Biện pháp 5: Giáo dục đạo đức cho học sinh qua từngmôn học Để thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức cho học sinh tôi quan tâm theo dõi việc 8
  9. giảng dạy của các giáo viên dạy các môn và trao đổi các đồng nghiệp mình cần quan tâm giáo dục đạo đức cho các em mọi lúc, mọi nơi. Đối với những đối tượng học sinh có biểu hiện không tốt tôi nhờ các giáo viên theo dõi và giáo dục các em trong các tiết học. Đối với môn Đạo đức có thể xem là một phương tiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, và những hiểu biết trong cuộc sống cho học sinh một cách trực tiếp, hoàn chỉnh và sâu sắc.Ngoài môn Đạo đức thì tất cả các môn học còn lại đều có tri thức giáo dục trong từng bài học. Do đó, nhiệm vụ của giáo viên là phải cung cấp những tri thức về các hành vi đạo đức phù hợp cho các em. Giáo viên luôn động viên và nhắc nhỡ các em ý thức học tập tốt vì một khi các em đã có ý thức học tập thìđạo đức của các em sẽ tốt hơn. Biện pháp 6:Thông qua các hoạt động trong nhà trường để giáo dục đạo đức cho học sinh Giáo dục đạo đức cho học sinh qua hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong vìphong trào Đội là phong trào thu hút nhiều học sinh nhất, ở đây học sinh được rèn luyện, vui chơi trong một tập thể đầy tình thương của bè bạn thầy cô. Hoạt động Đội là hoạt động phong trào, phong phú và nhiều hình thức, mang tính trực quan sinh động phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học do đó việc giáo dục đạo đức cho học sinh luôn đem lại hiệu quả rất cao. Đặc biệt là phong trào phát thanh măng non hàng tuần vì phong trào này được toàn thể học sinh trong nhà trường quan tâm và theo dõi.Phối hợp với Tổng phụ trách đội tổ chức các hoạt động ngoài giờ cho học sinh. Bên cạnh đó, trong buổi chào cờ đầu tuần vào sáng thứ hai việc giáo dục đạo đức học sinh cũng vô cùng quan trọng. Vì đây là buổi nhận xét, đánh giá tổng kết và đưa ra phương hướng trong một tuần, có thể giáo dục đạo học sinh một cách trực tiếp và hiệu quả. Nêu những gương tốt của các học sinhtrong tuần cho học sinh noi theo để giáo dục đạo đức cho các em. Ngoài các hoạt động giáo dục ở trên thì tất cả các thầy cô giáo trong nhà Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Anh - Trường TH Phùng Ngọc Liêm9
  10. Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 2 trường luôn là một tấm gương sáng cho các em noi theo. Các em luôn để ý đến thầy cô, từ cách ăn nói, đến những cử chỉ hàng ngày. Và hành vi ở trường của thầy cô tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách họcsinh. Biện pháp 7:Giáo dục hành vi ứng xử của học sinh mọi lúc mọi nơi Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi đang hình thành nhân cách.Nếu chúng ta định hướng kịp thời và đúng lúc cho các em thì nhân cách ấy ngày càng hoàn thiện, các em sẽ trở thành một người có đạo đức tốt. Tuy nhiên, nếu thiếu sự quan tâm, sửa chữa kịp thời của người lớn, thầy cô thì hành vi đạo đức của các sẽ bị mai một, các em sẽ dần dần tạo những thói quen xấu, bắt chước những hành vi đạo đức xấu như nói chuyện với bạn là “mày- tao” trong lúc chơi đùa, không biết giúp đỡ người khác, …Việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh không chỉ dành riêng cho các buổi học, các giờ lên lớp mà phải luôn được quan tâm mọi lúc mọi nơi. Việc làm này đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết, yêu thương học sinh hết mực do phải mất nhiều thời gian. Để thực hiện tốt việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh mọi lúc mọi nơi tôi thường xuyên để mắt đến tất cả những sinh họat của học sinh bên trong nhà trường từ trong học tập, vui chơi, giao tiếp với thầy cô, người lớn, bạn bè,…Khi các em có những biểu hiện bất thường về việc vi phạm hành vi đạo đức,tôi phải kịp thời điều chỉnh cho các em một cách thật tế nhị, mềm dẻo, linh họat, tránh những lời nói xúc phạm như quát, mắng, phạt học sinh. Không chỉ dừng lại ở khía cạnh giáo dục hành vi đạo đức đối với những học sinh vi phạm tôi còn thường xuyên, kịp thời tuyên dương những học sinh có những biểu hiện hành vi đạo đức tốt, nhằm gây lan tỏa , nhân rộng hành vi đạo đức tốt trong lớp. Biện pháp 8: Kết hợp hợp vững chắc giữa ba môi trường gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục học sinh Như ta đã biết hiện nay việc giáo dục đạo đức cho học sinh không còn là việc của riêng nhà trường nữa mà phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Việc hình thành nhân cách học sinh cũng phụ thuộc phần lớn từ 10
  11. phía gia đình và xã hội. Việc kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh nhằm mục đích cùng chăm lo giáo dục học sinh chưa ngoan về đạo đức, chưa ngoan về học tập. Đặc biệt đối với diện học sinh chưa ngoan, mối quan hệ này lại cần thiết hơn bao giờ hết.Trong nhà trường học sinh thường mắc những sai lệch mà chúng ta cùng với phụ huynh phải lo toan cần giáo dục. Theo tôi các em thường có những biểu hiện sau: Ở học sinh chúng ta vẫn còn tồn tại những biểu hiện chưa tốt trong cách ứng xử với cha mẹ, bạn bè; có em chưa vâng lời cha mẹ - thầy cô - anh chị, nhiều em chưa hoàn thành ý thức tập thể, bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh chung cho trường lớp và nơi công cộng;ý thức tự giác học tập chưa cao;chưa có tính trung thực . Những tình trạng ấy vẫn xảy ra nhiều, hầu hết ở các học sinh với những mức độ khác nhau. Đặc biệt có những em khi ở trên lớp thì có biểu hiện ngoan, lễ phép... nhưng ngược lại về nhà thì lại không vâng lời, nói năng không lễ phép, nủng nịu với cha mẹ. Những trường hợp đó nếu giáo viên thiếu quan tâm, thăm hỏi hoặc không có sự liên hệ với phụ huynh thì khó mà có cái nhìn toàn diện và đúng đắn về các em. Vì vậy ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu kỹ học sinh lớp của mình thông qua thầy cô dạy lớp trước, tìm hiểu qua học sinh để báo phụ huynh biết ngay buổi họp phụ huynh đầu tiên tất cả những sai lệch, những biểu hiện tiêu cực mà học sinh dễ mắc phải để họ soi vào con em mình mà có giải pháp kịp thời ngăn chặn, sửa chữa. Bên cạnh đócó thể kết hợp các tố chức, đoàn thể ở địa phương để giáo dục đạo đức cho học sinh. Bản thân tôi nghĩ rằng để các em phát triển tốt phẩm chất đạo đức trong nhà trường thì đòi hỏi tất cả giáo viên trong nhà trường phải là một tấm gương sáng và luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho học sinh.Tạo dựng một không khí vui tươi trong nhà trường để các em nhận thấy rằng: “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Anh - Trường TH Phùng Ngọc Liêm11
  12. Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 2 Khả năng ứng dụng SKKN Trên đây chỉ là một vài biện pháp nhỏ trong chuỗi các biện pháp về công tác giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh. Theo tôi đề tài này có thể thực hiện được ở các trường tiểu học. Rất mong được sự góp ý để công tác này ngày càng được hoàn thiện hơn. 2.3. Kết quả: Sau một năm học vận dụng các biện pháp trên vào quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở lớp mình phụ trách. Sự quản lý chặt chẽ các giải pháp giáo dục tại trường, cũng như sự phối hợp với các môi trường giáo dục. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh đã có những kết quả khả quan. Bản thân tôi thật sự hài lòng về kết quả thu được, các em gần gũi hơn với bạn bè trong lớp, cởi mở hơn đối với thầy cô, hạn chế rất nhiều tình trạng nói lời chưa hay, các em ngày càng lễ phép hơn với người lớn. Học sinh đã có nề nếp hơn, ngoan hơn và có ý thức hơn trong nhiệm vụ học tập, sinh hoạt, tham gia các phong trào tại trường. Các hiện tượng vi phạm đạo đức ở học sinh cũng không có. Cụ thể không còn xảy ra lấy trộm đồ dùng của bạn, đánh nhau,nói lời chưa hay… về phía phụ huynh học sinh cũng có chuyển biến tích cực trong việc quan tâm giáo dục con em mình. Phụ huynh thường xuyên quan tâm liên lạc với giáo viên thăm hỏi về việc học của học sinh. Và phối hợp tốt với nhà trường trong việc giáo dục con em họ. Áp dụng các biện pháp này đạt hiệu quả cao. Cuối năm học,các em đều có những hành vi đạo đức tốt thể hiện qua hành vi ứng xử và lời nói.Song song với đạo đức học sinh có tiến bộ tốt thì các hoạt động phong trào và kết quả học tập của lớp cũng đạt kết quả cao, như : Kết quả kiểm tra cuối HKII năm học 2016 -2017: Tổng số Điểm Điểm 8- Điểm 6- Điểm dưới 5 10-9 7 5 12
  13. HS: 49 SL TL SL TL SL TL SL TL em Toán 49 100% Tiếng Việt 49 100% - Về phẩm chất đạo đức cuối năm các em đều đạt Tốt 100% 3. KẾT LUẬN: Để thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh, giáo viên phải thật sự hết sức yêu quý học sinh, phải biết lấy sự tiến bộ của học sinh làm niềm vui là hạnh phúc trong cuộc sống của mình, phải biết hy sinh cả thời gian, sức lực, đặt hết tâm huyết vào công việc, quyết tâm giáo dục đến nơi đến chốn.Trong công tác chủ nhiệm ngoài sự nhiệt tình của người giáo viên còn đòi hỏi phải có những phương pháp giáo dục thích hợp.Phải luôn bám sát theo dõi sự thay đổi của từng học sinh, những biểu hiện thái độ sai trái nhằm uốn nắn kịp thời cũng như phát hiện gương người tốt việc tốt để biểu dương khuyến khích động viên. Phải biết kết hợp giáo dục học sinh từ nhiều phía. Giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức được một tập thể lớp đoàn kết. Giáo viên phải gương mẫu, chuẩn mực, bình tĩnh xử lý trong các tình huống Đôi lúc phải có tấm lòng bao dung vị tha, hạn chế việc hành động theo suy nghĩ chủ quan nóng vội, tránh gây cho các em cảm giác bị mặc cảm, phải có khơi dậy những mặt tốt của các em để giúp các em có động cơ phấn đấu. Trên đây là những công việc mà bản thân tôi đã thực hiện trong thời gian làm công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.Tôi tin rằng nếu cố gắng cộng với sự nhiệt tình, làm bằng cái tâm thì làm bất cứ việc gì cũng thành công`. Giáo dục đạo đức học sinh Tiểu học là vấn đề chính trị - Xã hội quan trọng, có giá trị cơ bản và lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời cá nhân mỗi người. Lúc sinh thời Bác đã dạy: “ Nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo rất nặng nề nhưng rất vẻ Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Anh - Trường TH Phùng Ngọc Liêm13
  14. Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 2 vang. Muốn làm tròn nhiệm vụ đó thì phải luôn gương mẫu và sáng suốt về mọi mặt”. Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm có một vị trí đặc biệt quan trọng. Lao động của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là lao động sáng tạo không ngừng, sự sáng tạo đó đòi hỏi phải toàn diện: sáng tạo trong tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, trong sinhhoạt tập thể và đặc biệt là trong các biện pháp giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu học sinh và luôn xem công việc của mình đúng là một sự nghiệp trồng người thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bạc Liêu, ngày 30 tháng 5 năm 2017 NGƯỜI VIẾT Phạm Thị Ngọc Anh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/. Bài viết dựa trên sự tìm hiểu những nội dung trong SGV môn Đạo đức lớp 2 (nhà xuất bản Giáo dục) sách bài tập Đạo đức lớp 2. 2/Tạp chí “Dạy và học hiện nay” của Trung ương Hội khuyến học Việt Nam. 3/. Một số vấn đề về đổi mới quản lý giáo dục Tiểu học vì sự phát triển bền vững (Đặng Huỳnh Mai ) 4/. Cẩm nang giáo dục “ Quan hệ nhà trường gia đình và xã hội” của Nhà xuất bản Lao động – xã hội. 5/. Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho HS do GS – TS Phan Ngọc Liên biên soạn. 6/.Phương pháp giáo dục đạo đức cho HS tiểu học sách của trường Đại học sư phạm Hà Nội. 14
  15. Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Anh - Trường TH Phùng Ngọc Liêm15
  16. Một số biện pháp Giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh Lớp 2 MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 Đặt vấn đề 1 1.1 Lí do, sự cần thiết thực hiện đề tài 3 1.2 Phạm vi đề tài 3 2 Nội dung đề tài 3 2.1 Thực trạng 3 16
  17. 2.2 Các biện pháp, giải pháp 5 2.3 Kết quả 11 3 Kết luận 12 Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Anh - Trường TH Phùng Ngọc Liêm17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2