Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt bài thể dục phát triển chung
lượt xem 6
download
Mục đích của đề tài nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe, cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể,môi trường, hình thành thói quen tập luyện, biết thực hiện một số động tác cơ bản thể dục thể thao, trò chơi vận động, tạo nên môi trường phát triển tự nhiên của trẻ em, gây được không khí vui tươi, lành mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, dũng cảm, thông qua giảng dạy thể dục bồi dưỡng cho học sinh những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp theo “ Năm điều Bác Hồ dạy” và làm cho học sinh biết vận dụng những điều đó vào trong học tập, lao động và cuộc sống hàng ngày.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt bài thể dục phát triển chung
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4HỌC TỐT BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG LỚP 4
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong thời kỳ mới của đất nước chúng ta hiện nay, mục tiêu của ngành Giáo dục Đào tạo là tạo ra những con người mới để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn thực hiện được điều đó thì mỗi con người phải có đủ đức, đủ tri thức và đủ sức khỏe. Như Bác Hồ đã từng nói: “Có đức, có tài nhưng không đủ sức khỏe thì con người không thể làm được việc gì”. Vì thế trong chương trình đào tạo ở bậc Tiểu học, thể dục chiếm một vai trò và vị trí hết sức quan trọng, nhưng do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này là lứa tuổi dậy thì, có sự biến đổi nhiều, đôi lúc đột ngột về tâm sinh lý của các em nên đòi hỏi giáo viên giảng dạy bộ môn này phải hiểu và chọn phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp, giúp các em vừa ổn định được tâm lý vừa phát triển được thể lực một cách toàn diện, để các em có đủ sức khỏe học tập lĩnh hội các kiến thức một cách tốt nhất. Môn thể dục bậc tiểu học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh một số tri thức kĩ năng đơn giản cần thiết, nhằm rèn luyện tư thế cơ bản, làm giàu vốn kỹ năng vận động, để các em học tập sinh hoạt có hiệu quả. Trên cơ sở đó góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, phát triển các tố chất thể lực, tạo điều kiện cho các em phát triển bình thường theo quy luật tâm lý, lứa tuổi, giới tính. Ngoài ra còn góp phần rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, vui tươi có ý thức tổ chức kỷ luật và một số phẩm chất đạo đức khác, tạo tiền đề cho quá trình hình thành nhân cách đúng cho học sinh. Từ đó có thể đưa giáo dục thể dục cùng với các mặt giáo dục khác, hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông. Đặc thù môn thể dục ở nhà trường phổ thông là biến những kiến thức mà học sinh nắm được thành kỹ năng hoạt động vận động, trên cơ sở đó phát triển thể lực và tăng cường sức khỏe của các em. Vì Con người là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là chủ thể của mọi sự sáng tạo, chủ thể của mọi của cải vật chất và văn hoá, chủ thể để xây dựng một xã hội công bằng và nhân ái. Như vậy con người cần được phát triển toàn diện "phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất,
- phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Trong đó giáo dục thể chất là một nhân tố quan trọng không thể thiếu trong hệ thống giáo dục con người mới toàn diện của đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm chăm sóc sức khỏe nhân dân nhằm phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Bằng những chính sách đúng đắn cùng với sự đi lên của nền kinh tế đất nước, thể lực và tầm vóc của người Việt Nam có những bước phát triển khá trong những năm gần đây. Tuy nhiên, so với các tiêu chuẩn quốc tế thể lực và tầm vóc của người Việt Nam còn thua kém nhiều nước trong khu vực. Tình trạng này nếu chậm khắc phục sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và quá trình hội nhập kinh tế của đất nước. Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của học sinh, sinh viên, được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, câu lạc bộ thể dục, thể thao, nhóm, cá nhân phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe, nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợ thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất thông qua các hình thức luyện tập, thi đấu thể thao, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, tài năng thể thao. Để góp phần thực hiện đúng chiến lược của Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra, đội ngũ cán bộ giáo viên trường đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm đổi mới công tác giảng dạy cho phù hợp hơn. Trong đó giáo dục thể chất ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập của học sinh, có sức khỏe tốt giúp các em học tập tốt hơn.Học sinh THCS nói chung và học sinh tiểu học nói riêng là lực lượng lao động trong tương lai thực hiện sự nghiệp đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trình độ phát triển thể lực của lực lượng này không chỉ là vấn đề nòi giống mà còn là vấn đề chăm lo bồi dưỡng một lực lượng lao động quan trọng. Do đó, có những thông tin về thực trạng thể lực của đối tượng này đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết.Với những yêu cầu cấp bách trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt bài thể dục phát triển chung ”. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Mục đích của đề tài:
- Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục chuyên biệt cùng với các hoạt động giáo dục khác(đạo đức, thẩm mĩ), góp phần giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông. Mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường tiểu học nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe, cung cấp những kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể,môi trường, hình thành thói quen tập luyện, biết thực hiện một số động tác cơ bản thể dục thể thao, trò chơi vận động, tạo nên môi trường phát triển tự nhiên của trẻ em, gây được không khí vui tươi, lành mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, dũng cảm, thông qua giảng dạy thể dục bồi dưỡng cho học sinh những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp theo “ Năm điều Bác Hồ dạy” và làm cho học sinh biết vận dụng những điều đó vào trong học tập, lao động và cuộc sống hàng ngày. Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông còn góp phần bồi dưõng nhân tài thể dục thể thao cho đất nước.Vậy để học sinh yêu thích và học tốt bài thể dục phát triển chung với vai trò là người giáo viên thể dục tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ nhằm tìm ra các biện pháp hợp lý nhất để giảng dạy giúp cho các em học tốt hơn bài tập thể dục phát triển chung. 2. Một số lỗi sai thường mắc phải khi tập bài thể dục phát triển chung. Không thực hiện đúng phương hướng, biên độ động tác,các động tác giơ cao các em không giơ hết biên độ hoặc giơ tay cúi đầu. Không thực hiện động tác hít vào và thở ra hoặc nhịp hô quá nhanh các em không thực hiện kịp. Không biết chuyển trọng tâm ở động tác toàn thân. Không thẳng chân khi gập bụng hoặc đá chân. 3. Học sinh học chưa tốt bài thể dục phát triển chung có ảnh hưởng gì Học sinh học không tốt bài thể dục phát triển chung sẽ ảnh hưởng đến tiết dạy của giáo viên, làm mất nhiều thời gian để hướng dẫn lại cho học sinh, dẫn tới dạy quá nhiều thời gian quy định.Học sinh tập không tốt bài thể dục phát triển chung các em không còn hứng thú với việc học thể dục dẫn tới thiếu
- tập trung trong tiết học,học sinh không hứng thú học nên tiết học thiếu sinh động, mất trật tự. 4. Những biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt bài thể dục phát triển chung: Mỗi giờ học giáo viên cần chủ động áp dụng hình thức tích cực hóa học sinh bằng các phương pháp trò chơi và tích cực tham gia vào quá trình nhận xét, đánh giá. Để đổi mới phương pháp dạy học giáo viên phải có sự chuẩn bị trước bài dạy, thiết bị, đồ dùng dạy học kể cả việc tập trước các động tác kĩ thuật mới đạt được kết quả mong muốn. Trong quá trình giảng dạy qua những lần thành công và thất bại tôi đã rút ra kinh nghiệm và đưa ra một số biện pháp sau: 4.1. Nghiên cứu tài liệu, tham khảo sách giáo viên, sách thíết kế bài dạy. Nắm vững đặc điểm, yêu cầu của nội dung giảng dạy như: Yêu cầu kỹ thuật từng động tác, độ khó, mấu chốt kỹ thuật, khối lượng vận động, thứ tự trước sau của động tác, mối liên hệ giữa các động tác, mối liện hệ giữa các nội dung, dự kiến những sai lầm có thể xảy ra ở học sinh để đề phòng hoặc sửa chữa. Định ra lượng vận động cho từng nội dung và cả giờ học tìm cách tổ chức động viên học sinh tập luyện. 4.2. Chuẩn bị và kiểm tra sân bãi dụng cụ: Phải chuẩn bị đầy đủ, sân bãi, dụng cụ, tránh hướng gió, hướng ánh nắng đối diện với mặt học sinh, nơi có không khí thoáng mát, cách xa những nơi có những hoạt động dễ làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Dụng cụ tập luyện phải vừa tầm vóc, vững chắc, đầy đủ, đúng quy cách kỹ thuật. Dụng cụ giảng dạy (Tập mẫu, tranh ảnh trực quan, vật làm chuẩn), phải rõ ràng, chính xác, giáo viên cần đến trước để kiểm tra dụng cụ, thiết bị có đầy đủ chưa. Học sinh phải chuẩn bị tốt về tinh th ần tư t ưởng, tổ ch ức k ỷ lu ật, trang phục tập luyện phù hợp với môn thể dục. 4.3. Bồi dưỡng Hội đồng tự quản và nhóm trưởng:
- Mỗi nhóm có một nhóm trưởng để giúp giáo viên, chọn lựa những em có trình độ thể lực tốt, có khả năng tổ chức, tích cực gương mẫu trong học tập có khả năng điều hành trong nhóm để hướng dẫn các bạn hỗ trợ giáo viên trong tập luyện phát hiện những sai trái của từng động tác báo cáo với giáo viên để sửa sai kịp thời. 4.4. Giải thích kĩ thuật và làm mẫu từng động tác. Trong giải thích kĩ thuật thể dục thể thao việc vận dụng phương pháp giải thích là giúp học sinh có mục đích, hiểu nắm được kĩ thuật từng phần động tác, tạo điều kiện cho học sinh tiếp nhận bài tập chính xác về mặt kĩ thuật, qua đó nhằm hình thành biểu tượng chung về động tác cho học sinh, thường khi mô tả phải diễn ra đồng thời với quá trình làm động tác mẫu. Lời giải thích của giáo viên cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu.Việc giải thích cần được chú ý giúp học sinh nắm vững những nét cơ bản kĩ thuật và nhấn mạnh yếu lĩnh của động tác đã học, qua đó nhằm củng cố kĩ năng, kĩ xảo vận động, tránh được những sai sót mắc phải trong luyện tập, đánh giá được ý thức thực hiện bài tập của học sinh. Vì vậy lời giải thích của giáo viên có ý nghĩa đáng kể trong quá trình tập luyện và học tập bài thể dục phát triển chung. Khi làm mẫu, giáo viên phải thực hiện đúng giúp học sinh nắm được yếu lĩnh cơ bản của động tác, học sinh có thể tập làm theo. Khi giảng dạy những động tác mới, phức tạp giáo viên phải làm mẫu hai ba lần, làm mẫu lần thứ nhất cả động tác hoàn chỉnh với tốc độ bình thường đúng nhịp động tác, giúp học sinh có khái niệm sơ bộ với toàn bộ động tác và gây hứng thú học tập cho học sinh. Khi làm mẫu lần 2 cố gắng thực hiện chậm, đối với những chỗ quan trọng, giáo viên có thể vừa làm động tác vừa nói để nhắc nhở sự chú ý của học sinh. Làm mẫu lần 3 như lần thứ nhất, làm mẫu với tốc độ bình thường phải hoàn chỉnh, chính xác, làm mẫu phải kết hợp giải thích, nhắc học sinh quan sát những khâu chủ yếu, khi giảng dạy phải trình bày một cách rõ ràng, nhấn mạnh điểm chủ yếu, then chốt của động tác và có tác dụng kích thích sự hứng thú của học sinh thực hiện bài tập. Khi hướng dẫn học sinh bài thể dục phát triển chung, nên sử dụng hình thức làm mẫu “ soi gương” nghĩa là đứng đối
- diện với học sinh, mặt và hướng động tác của giáo viên là mặt và hướng động tác của học sinh. Ví dụ: Muốn hướng dẫn học sinh làm động tác “ Tay phải dang ngang, chân phải trên mũi bàn chân” thì giáo viên làm động tác ngược lại như: “ Tay trái dang ngang, chân trái kiễng trên mũi bàn chân”. Cần chú ý tính tự nhiên của động tác và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác. 4.5. Thực hiện khẩu lệnh chính xác, rõ ràng. Khẩu lệnh của giáo viên phát ra xác định nội dung chính xác, bắt buộc học sinh hành động theo. Ví dụ: Khi hô động tác Vươn thở giáo viên dùng khẩu lệnh điều hành Động tác vươn thở. chuẩn bị sau đó hô nhịp cho học sinh tập luyện. Khẩu lệnh đưa ra phải đúng lúc, lời phát ra cần có sức truyền cảm,rõ, nhanh, chính xác. Lệnh phát ra kéo dài hợp lý, đủ để cho học sinh chuẩn bị thực hiện khi lệnh phát ra. Trong giảng dạy thể dục, khẩu lệnh áp dụng rộng rãi, song đối với học sinh tiểu học không nên sử dụng quá nhiều vì sẽ gây căng thẳng trong tiết học. III. KẾT QUẢ, ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: 1. Kết quả , ứng dụng, triển khai: Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi thấy bản thân tự tin và chủ động hơn khi dạy bài thể dục phát triển chung, tiết dạy trở nên sinh động, học sinh tích cực học tập và tham gia nhiệt tình vào các hoạt động tập luyện. Đối với học sinh năng khiếu các em học nhiệt tình, chuẩn xác hơn. Đối với học sinh hạn chế tham gia học nhiệt tình hơn, tiến bộ rõ rệt và hòa đồng với các bạn trong lớp.Trong khối lớp 4 tôi ứng dụng đầu tiên, trước khi ứng dụng các biện pháp trên các em tập luyện chưa nhiệt tình. Sau khi áp dụng các biện pháp trên phần đông các em tham gia nhiệt tình, lớp học sôi nổi hơn. Học sinh hầu hết
- tham gia nhiệt tình, phụ huynh học sinh rất vui, qua đó phụ huynh đã quan tâm nhiều hơn tới môn học này và quan tâm đến con em nhiều hơn. Với kết quả đạt được qua áp dụng kinh nghiệm cơ sở. Tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn thể dục cũng như góp phần nâng cao chất lượng học tập các môn học khác ở tiểu học. Qua kiểm nghiệm thực tế cho thấy: Đầu học kỳ 1 năm học 20202021: Khối Tổng số học Hoàn Hoàn Chưa Tỉ lệ % Tỉ lệ Tỉ lệ % sinh thành tốt thành hoàn Hoàn % ChưaHoà thành thành Hoàn n thành tố t thành 4 86 12 64 10 Đến giữa học kỳ 1 năm học 2020 2021 thì kết quả kiểm nghiệm như sau: Khối Tổng số Hoàn Hoàn Chưa Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ % học sinh thành tốt thành hoàn % % ChưaHoà thành Hoàn Hoàn n thành thành thành tốt 4 86 38 45 3 Căn cứ vào kết quả trên cho thấy khi áp dụng một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt bài thể dục phát triển chung, có hiệu quả rõ rệt. 2. Kết luận:
- Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy bản thân tự tin và chủ động hơn khi dạy bài thể dục phát triển chung, tiết dạy trở nên sôi nổi, học sinh tích cực học tập và tham nhiệt tình vào các hoạt động tập luyện. Đối với học sinh năng khiếu các em học nhiệt tình, chuẩn xác hơn.Với học sinh hạn chế tham gia học nhiệt tình hơn, tiến bộ rõ rệt và đồng với các bạn trong lớp. + Ý thức tự giác hứng thú học tập, rèn luyện của các em học sinh được nâng cao, tiếp thu bài hiệu quả từ đó việc áp dụng và tập luyện tại nhà được tốt hơn. Qua thực hiện các biện pháp trên đa số học sinh tập đúng bài thể dục từ đó kích thích được tính sáng tạo và hăng say luyện tập Thể dục. Vì thể dục là môn tiêu hao rất nhiều thể lực, giáo viên phải dạy ngoài trời do vậy trong thời gian tới bản thân tôi rất mong các cấp lãnh đạo cần quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn về tinh thần cũng như vật chất để giáo viên thể dục nói riêng và toàn thể các em sinh viên sư phạm sắp ra trường nhằm động viên, khuyến khích để chúng tôi an tâm công tác. 3. Bài học kinh nghiệm: Giáo dục thể chất là nội dung bắt buộc đối với học sinh, sinh viên được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non cho đến đại học về việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên đã nêu : "Trong quá trình phát triển và đào tạo giáo dục thể chất là nội dung quan trọng góp phần đào tạo thanh thiếu niên Việt Nam phát triển hài hòa về trí tuệ, thể chất, tinh thần và đạo đức đồng thời xây dựng nhà trường thành những cơ sở phong trào thể dục thể thao quần chúng của học sinh, sinh viên. Đảng và Nhà nước ta coi sức khỏe của nhân dân nhất là của thanh thiếu niên là tài sản của đất nước, do vậy chăm lo sức khỏe của nhân dân là trách nhiệm chung của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền của toàn xã hội và đó cũng là mục tiêu cơ bản quan trọng nhất của ngành giáo dục thể chất ở nước ta.Sức khỏe là trạng thái của cuộc sống, là hạnh phúc về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là phòng tránh các bệnh tật trong cơ thể. Sức khỏe và
- thể chất được xem như là một bộ phận cấu thành nền văn hóa thể chất, đó là một mặt quan trọng của đời sống là nguồn tài sản quí báu của quốc gia. Giáo dục thể chất là một bộ phận của nền văn hóa xã hội là di sản quý giá của con người là sự sáng tạo và sử dụng các biện pháp chuyên môn để hoàn thiện thể chất và nâng cao sức khỏe con người. Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học thể dục ở trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay thì người giáo viên thể dục cần luôn luôn học hỏi cập nhật, cải tiến phương pháp giảng dạy, phải kiên trì thuyết phục,xem công việc của bản thân là góp phần cống hiến cho cuộc sống xã hội, đất nước cho nên cần có lòng yêu nghề thực sự xuất phát từ ý nghĩ đó chúng ta mới đạt được mục đích của việc nâng cao sức khỏe, cải tạo giống nòi đúng như lời kêu gọi tập thể dục của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta.Vì thế tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu này để truyền thụ kiến thức cho học sinh của mình vì học sinh tiểu học là mần non tương lai của đất nước. Với sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi sẽ tiếp tục áp dụng trong học kỳ 2 năm học 20202021 và trong những năm học tiếp theo. 4. Kiến nghị, đề xuất: Theo nội dung cũng như yêu cầu phương pháp mới hiện nay, tôi thấy điều kiện sân tập, trang thiết bị quá hạn chế, điều đó đã ảnh hưởng đến khả năng, trình độ tập luyện của học sinh, ảnh hưởng rất lớn đến công việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc học tập của học sinh. Vậy để thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục nói chung và môn Thể ục nói riêng, khâu bố trí và xây dựng khu tập Thể dục ở trường là hết sức cần thiết, nhà trường cũng như cơ quan có chức năng cần trang bị tốt hơn nữa trang thiết bị dụng cụ để có thể tổ chức một giờ học đáp ứng được yêu cầu và nội dung giáo án đề ra. Trên đây là đế tài nghiên cứu của tôi, rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để đề tài trên được áp dụng vào giảng dạy có hiệu quả hơn./. Tôi xin chân thành cám ơn!
- HIỆU TRƯỞNG An Bình, ngày 19 tháng 11 năm 2020 Người thực hiện Nguyễn Thị Vĩnh Hảo Dương Quốc Thông MỤC LỤC I/ĐẶT VẤN ĐỀ: II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Mục đích của đề tài: 2. Một số lỗi sai thường mắc phải khi tập bài thể dục phát triển chung;
- 3. Học sinh học chưa tốt bài thể dục phát triển chung có ảnh hưởng gì; 4. Những biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung lớp 4: 4.1. Nghiên cứu tài liệu, tham khảo sách giáo viên, sách thíết kế bài dạy. 4.2Chuẩn bị và kiểm tra sân bãi dụng cụ: 4.3. Bồi dưỡng Hội đồng tự quản và nhóm trưởng: 4.4. Thực hiện khẩu lệnh chính xác, rõ ràng. 4.5. Giải thích kĩ thuật và làm mẫu từng động tác. III/ KẾT QUẢ, ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: 1/ Kết quả , ứng dụng, triển khai: 2. Kết luận: 3. Bài học kinh nghiệm: 4. Kiến nghị, đề xuất:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2238 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 216 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn