Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học
lượt xem 1
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là để lớp học sinh lớp mình chủ nhiệm luôn đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện…, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải biết vận dụng sáng tạo các phương pháp và tận dụng những kinh nghiệm đúc kết được từ bản thân và học hỏi đồng nghiệp. Vì vậy, công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học
- PHONG GD&ĐT TAM D ̀ ƯƠNG TRƯƠNG TIÊU HOC H ̀ ̉ ̣ ỢP THINH ̣ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến : Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học Tác giả sáng kiến: Phùng Thị Mai Địa chỉ tác giả sáng kiên: Tr ́ ương Tiêu hoc H ̀ ̉ ̣ ợp Thinh ̣ Tam Dương Vinh Phuc. ̃ ́ Số điện thoại: 0985 709 188 Email: phungthimai.c1hopthinh@vinhphuc.edu.vn BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1
- PHONG GD&ĐT TAM D ̀ ƯƠNG TRƯƠNG TIÊU HOC H ̀ ̉ ̣ ỢP THINH ̣ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học 2
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1.Lời giới thiệu Bác Hồ của chúng ta có một mong muốn, mong muốn đến tột độ là làm sao cho: “Dân ta ai cũng được học hành” và có lẽ những người được Bác quan tâm nhất trước hết phải là “trẻ em”. Điều đó chứng tỏ, vai trò của giáo dục nói chung – nhất là giáo dục tiểu học nói riêng có tác động rất lớn đối với “sự phát triển cá nhân”. Nhiều nghiên cứu đã thống nhất rằng sự phát triển của trẻ em là một quá trình chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố: di truyền, môi trường, giáo dục. Trong đó, yếu tố giáo dục đóng vai trò lớn nhất. Theo điều 30, chương IV điều lệ Trường Tiểu học Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/QĐBGDDT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định “Giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học” nên trong mọi hoạt động giáo dục ở nhà trường tiểu học, người giữ vai trò chủ đạo là giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, là người tổ chức, cổ vũ tư tưởng cho học sinh, là cầu nối giữa 3 môi trường gia đình, nhà trường và xã hội, người cùng với phụ huynh học sinh tiến hành giáo dục các em. Học sinh tiểu học như một tờ giấy tr ắng: d ễ v ẽ nên một bức tranh đẹp nhưng cũng dễ bị vấy bẩn. Chính vì thế, công việc giảng dạy, giáo dục của giáo viên tiểu học không đơn giản chút nào. Chúng ta không đơn thuần chỉ là dạy học, truyền đạt kiến thức từ sách vở đến học sinh mà chúng ta còn phải giáo dục, uốn nắn đạo đức, rèn cho các em từng hành vi đạo đức đơn giản nhất, để từ đó giúp các em hình thành một nhân cách, phẩm chất tốt đẹp. Có bao giờ chúng ta tự đặt ra trong mình câu hỏi: “Tại sao cùng là học sinh một trường, cùng học một khối nhưng học sinh lớp này lại ngoan ngoãn, nề nếp tốt, học tập ngày càng tiến bộ rõ rệt còn lớp kia thì không được như thế ?”. Tất cả những điểm khác biệt đó là do giáo viên chủ nhiệm tạo ra. Nhưng công tác chủ nhiệm lớp không phải là công việc đơn giản. Nó luôn là vấn đề trăn trở đối với hầu hết các giáo viên tiểu học. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, của phụ huynh học sinh, bởi tình hình cuộc sống đang tồn tại đầy rẫy những cạm bẫy với các em. Để lớp học sinh lớp mình chủ nhiệm luôn đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện…, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải biết vận dụng sáng tạo các phương pháp và tận dụng những kinh nghiệm đúc kết được từ bản thân và học hỏi đồng nghiệp. Vì vậy, công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là 3
- cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học ” để nghiên cứu và tiếp tục áp dụng trong những năm học tiếp theo. 2. Tên sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học” 3. Tác giả sáng kiến Họ và tên: Phùng Thị Mai Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Tiểu học Hợp Thịnh – Tam Dương – Vĩnh Phúc. Điện thoại: 0985 709 188 Email: hoasuongrong88vp@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Nhà giáo: Phùng Thị Mai Trường Tiểu học Hợp Thịnh – Tam Dương – Vĩnh Phúc 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Công tác chủ nhiệm lớp ở Trường tiểu học. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Sáng kiến được áp dụng từ ngày 05/9/2017 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Nội dung của sáng kiến 7.1.1. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp Như chúng ta đã biết, hầu hết các giáo viên tiểu học đều làm công tác chủ nhiệm lớp, từ trước đến nay chưa sách vở, tài liệu nào định nghĩa rõ thế nào là công tác chủ nhiệm và qua quá trình làm công tác này chúng ta tạm quy định với nhau: công tác chủ nhiệm lớp là hệ thống những kế hoạch, những biện pháp mà người giáo viên đã đưa ra nhằm tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình do nhà trường, Đoàn, Đội, Hội đưa ra. Khác với các bậc học khác, người giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học là người trực tiếp vừa “dạy” vừa “dỗ” và đảm nhiệm hầu hết các môn học, là người quản lý toàn diện một tập thể học sinh của một lớp và có nhiều thời gian gắn bó, gần gũi với học sinh.Hầu hết thời gian trên trường các em đều ở cùng với giáo viên chủ nhiệm. Hơn nữa về trình độ hiểu biết và vốn sống 4
- của học sinh tiểu học còn nhiều hạn chế vì vậy các em rất cần có một người thường xuyên hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, dìu dắt. Giáo viên chủ nhiệm là người được hiệu trưởng bổ nhiệm, được thay mặt Hiệu trưởng quản lý và tổ chức học tập, rèn luyện học sinh đạt mục tiêu đào tạo. Giáo viên chủ nhiệm vừa đóng vai trò quản lý hành chính Nhà nước, vừa đóng vai trò người thầy giáo, đồng thời còn đóng vai trò người đại diện cho quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của tập thể học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm còn là cầu nối giữa tập thể lớp với gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 4 – lớp gần cuối cấp thì vai trò của giáo viên lại càng quan trọng. Học sinh lớp 4 là lứa tuổi đang bước vào thay đổi về thể chất, các em cũng thay đổi về tâm lý tình cảm, dễ bị tác động xấu bởi những vấn nạn của xã hội nếu các em không được giáo dục tốt. Do đó, rất cần có sự quan tâm, động viên, hướng dẫn kịp thời của giáo viên chủ nhiệm để các em không đi sai hướng giáo dục. 7.1.2. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp trong trường Tiểu học Hợp Thịnh a) Thực trạng chung về công tác chủ nhiệm lớp ở tiểu học Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới phương pháp giáo dục nên công tác chủ nhiệm lớp càng được quan tâm hơn và có những đòi hỏi cao hơn. Qua nhận thức về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm, qua trao đổi với đồng nghiệp, được sự chỉ đạo sâu sát của nhà trường, bản thân mỗi giáo viên càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm và nhiệm vụ cao cả của giáo viên chủ nhiệm. Phong trào thi đua trở thành giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường đã được hầu hết các giáo viên tham gia tích cực. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số giáo viên có thể là thiếu kinh nghiệm hoặc sử dụng phương pháp giáo dục thiếu linh hoạt, hoặc quá trình thực hiện thiếu liên tục và thiếu sự nhiệt tình nên chất lượng giáo dục ở từng lớp có sự chênh lệch rõ rệt, đâu đó vần còn một số học sinh chất lượng văn hoá và đạo đức chưa cao và không chú ý đến các phong trào thi đua của nhà trường, của Đoàn, Đội, Hội đưa ra. Một số giáo viên mới ra trường, khi xử lí các tình huống sư phạm còn lúng túng, bối rối nên thường xuyên phải kéo dài buổi học so với qui định, gây căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh và làm một số phụ huynh bực bội vì phải chờ đợi lâu khi đi rước con em mình tan học. Một vài giáo viên dù đã dạy lâu năm nhưng vẫn chưa làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, thường hay than phiền về học sinh, về phụ huynh mà chưa tìm được biện pháp giáo dục học sinh 5
- nên nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh chưa cao, làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của toàn trường. Gia đình học sinh chủ yếu làm nghề, làm nông hoặc đi làm thuê ở xa nhà. Phụ huynh phải bươn chải với cuộc sống nên ít có thời gian quan tâm đến con em và giao phó hết trách nhiệm cho nhà trường. b) Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp của các lớp khối 4, 5 Học sinh lớp 4, 5 là các lớp cuối cấp ở Tiểu học. Ở lứa tuổi này, các em đã có nhiều thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối quan hệ xã hội. Nhiều em đang ở ngưỡng cửa của tuổi dậy thì. Các em rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, bị xâm hại,…Nhưng các em vẫn chưa có đủ khả năng để từ chối, để tự bảo vệ mình. Vì vậy, các em rất cần được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng sống để tự tin trong học tập, trong cuộc sống. Ở trường tôi, lớp 4, 5 dạy hai buổi/ ngày. Các tiết dạy quy định là 40 phút/ 1 tiết. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp phải khéo léo sắp xếp thời gian và chuẩn bị trước các đồ dùng dạy học thì mới có thể dạy đủ các môn học theo quy định. c) Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp của lớp 4B Năm học 2017 2018, lớp tôi có tổng số 31 học sinh với 14 học sinh nữ, 17 học sinh nam. Trong đó có 5 em nữ thường chia bè phái, phân biệt giàu nghèo, một vài em lại hay hờn dỗi và thường xuyên nói xấu bạn; có 6 em nam hay quậy phá, chọc ghẹo các bạn trong lớp gây ồn ào, mất trật tự trong giờ học nhưng lại học rất yếu; có 1 em phải ở nhờ nhà ông bà nội (ngoại) vì bố mẹ mâu thuẫn, lục đục sống li thân; 1 em bố mẹ li hôn; 1 em mất bố, ở với mẹ và nhà có 4 anh chị em; nhiều em có hoàn cảnh khó khăn nên không có góc học tập ở nhà, đi học về là vứt sách vở lung tung, đến lớp thì thường xuyên quên vở, quên bút…Bao nhiêu chuyện rắc rối, bao nhiêu tình huống khó xử khiến tôi phải đau đầu. Đã có 8 năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, phần nào đã có chút ít kinh nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học là rất nặng nhọc, rất phức tạp. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sống…của học sinh rồi sẽ ra sao? Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp. 7.1.3. Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 6
- * Biện pháp 1: Tìm hiểu, nắm bắt thông tin học sinh, sắp xếp chỗ ngồi hợp lí a) Tìm hiểu, nắm bắt thông tin học sinh Ngay sau khi nhận lớp chủ nhiệm, giáo viên cần tiến hành tìm hiểu, nắm bắt thông tin về đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm qua các kênh thông tin khác nhau. Việc tìm hiểu nắm bắt từng loại đối tượng học sinh là rất cần thiết vì đó là cơ sở quan trọng để giáo viên đặt ra được các kế hoạch, mục tiêu, phương pháp cần và sẽ phải làm trong suốt năm học. Đó cũng là cơ sở để giáo viên bố trí chỗ ngồi hợp lí nhất, phát huy được khả năng học tập của học sinh, hạn chế việc mất trật tự trong lớp, giúp các học sinh khá, giỏi hỗ trợ được học sinh yếu tiến bộ. Một trong số những cách tôi sử dụng để tìm hiểu nắm bắt thông tin của từng đối tượng học sinh đó là: + Điều tra qua học bạ, sổ chủ nhiệm, sổ liên lạc năm học trước của học sinh. + Hỏi thăm về học sinh qua giáo viên chủ nhiệm cũ. + Cho học sinh làm bài kiểm tra nhận thức đầu năm. + Thường xuyên gần gũi, chuyện trò với học sinh vào đầu giờ, giờ ra chơi, hoặc trong tiết giáo dục tập thể,... + Gọi điện thoại cho phụ huynh( nếu cần). + Lập phiếu điều tra các thông tin cá nhân. Ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu sau đây. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra sau đây và yêu cầu các em điền đầy đủ 10 thông tin trong phiếu: GIỚI THIỆU BẢN THÂN 1. Họ và Tên:…………………………………………………………….. 2. Là con thứ……trong gia đình. 3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo)............................................ 4. Kết quả học tập năm lớp 3: ....................... 5. Môn học yêu thích:.................................................................................. 6. Môn học cảm thấy khó:........................................................................... 7. Góc học tập ở nhà: (Có, không).............................................................. 8. Những người bạn thân nhất trong lớp:.................................................... 7
- .................................................................................................................... 9. Sở thích:.................................................................................................. 10. Địa chỉ gia đình:...................................................................................... Số điện thoại của gia đình:...................................................................... Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh để ghi vào Sổ Chủ nhiệm. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, tôi cũng gặp một vài khó khăn: + Hồ sơ sổ sách của học sinh trong năm trước ghi nhận xét chưa thật cụ thể, chi tiết về các biểu hiện trong học tập, năng lực, phẩm chất của học sinh. + Một vài em khi nhận được phiếu thì ngại không dám viết đủ các mục trong phiếu, nhất là mục hoàn cảnh gia đình, môn học cảm thấy khó hoặc không thích. + Một số Phụ huynh vì nhiều lí do mà thay đổi số điện thoại liên tục, khi nói chuyện với giáo viên thì không nhiệt tình cung cấp thông tin. Để khắc phục, tôi cũng đã dành thêm thời gian vào cuối buổi để gần gũi thêm với học sinh chưa ghi đầy đủ thông tin vào phiếu hoặc động viên các em cứ mạnh dạn ghi vào phiếu đầy đủ các mục cô giáo đã ghi. Đồng thời hứa với các em các nội dung em ghi trong phiếu sẽ được cô giữ kín, chỉ mình cô và em đó biết. Bên cạnh đó, tôi còn dùng một hòm gỗ nhỏ có khóa kín để dùng làm hòm thư gửi cô mang tên “ Nói nho nói nhỏ cho mình cô nghe”. Các em có điều khó nói hoặc muốn tâm sự với cô điều gì có thể viết vào giấy rồi cài vào hòm thư. Hòm thư sẽ chỉ được mở và đọc bởi cô giáo chủ nhiệm vào cuối buổi học. Với phụ huynh ngay từ lúc mới nhận lớp tôi đã cung cấp số điện thoại của mình và yêu cầu phụ huynh lưu lại. Nhắc nhở phụ huynh khi đổi số phải báo ngay với giáo viên. Nếu liên hệ với phụ huynh qua điện thoại không được tôi tìm đến tận nhà phụ huynh để trao đổi nếu cần. b) Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí Công việc tiếp theo của tôi là củng cố nề nếp cho các em và xếp lại chỗ ngồi. Việc xếp chỗ ngồi cũng là vấn đề mà tôi phải cân nhắc, làm sao để chọn bạn ngồi chung bàn không gây mất trật tự, hỗ trợ nhau trong việc học và làm việc theo nhóm thuận tiện, xếp chỗ dàn đều số học sinh có nhận thức nhanh, nhận thức chậm giữa các tổ để tạo sự cân bằng trong thi đua và cùng 8
- nhau phấn đấu tốt hơn. Tuy nhiên, hàng tháng tôi cũng có sự thay đổi chỗ ngồi nếu thấy tình hình thực tế chưa hợp lý. Trong lớp 4B tôi chủ nhiệm năm học 2017 2018 có nhiều em như: em Nguyễn Thành Nam, Phùng Thị Thùy, Phùng Văn Dũng, Nguyễn Văn Khánh, … sau khi tìm hiểu thông tin bằng các biện pháp kể trên và biết được các em này nhận thức còn chậm nên tôi đã sắp xếp cho các em ngồi bàn đầu, sắp xếp ngồi đan xen với các bạn nhận thức nhanh. Chính việc sắp xếp chỗ như vậy đã giúp giáo viên thuận lợi hơn rất nhiều trong quá trình kèm cặp giúp đỡ các em.Và sau một thời gian tôi nhận thấy các em đều có sự tiến bộ nhất định. Với các em còn lại tôi cũng có sự luân phiên đổi chỗ hàng tháng để em nào cũng được ngồi bàn trên, em nào cũng được ngồi bàn dưới. Đổi vị trí các tổ để tránh tình trạng ảnh hưởng không tốt đến mắt của các em. Biện pháp 2: Tổ chức bầu Hội đồng tự quản của lớp Năm học 2017 2018, lớp tôi được học theo mô hình trường học mới nên việc bầu chọn và xây dựng đội Hội đồng tự quản của lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Theo mô hình trường học mới, việc bầu Hội đồng tự quản của lớp được thực hiện bởi giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh theo hình thức dân chủ. Tiến trình bầu chọn Hội đồng tự quản của lớp được diễn ra như sau: Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò, trách nhiệm và các tiêu chí của Chủ tịch Hội đồng tự quản, Phó Chủ tịch Hội đồng tự quản, các Trưởng ban (Văn nghệ, Học tập, Sức khỏe Vệ sinh, Đối ngoại, Thư viện, Quyền lợi, ...) Các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn mỗi vị trí 3 học sinh tiêu biểu để cả lớp bầu chọn. Tổ chức cho học sinh bỏ phiếu: Chủ tịch Hội đồng tự quản cũ phát cho mỗi học sinh 1 phiếu trống (phiếu chỉ có chữ kí của tôi). Tôi hướng dẫn học sinh cách bầu chọn: ghi tên 3 bạn mình chọn vào phiếu cho vị trí tương ứng. 3 học sinh đạt số phiếu cao nhất của 1 vị trí sẽ được bốc thăm để nhận “chức vụ” của mình (Chủ tịch Hội đồng tự quản, Phó Chủ tịch Hội đồng tự quản, các Trưởng ban (Văn nghệ, Học tập, Sức khỏe Vệ sinh, Đối ngoại, Thư viện, Quyền lợi, ...) 9
- Sau khi các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ của mình, tôi thấy các em rất vui, rất hào hứng, và các em được bầu chọn cũng cảm thấy “oai”, thấy tự hào trước lớp, cô giáo và cha mẹ học sinh. Sau khi đã thống nhất Hội đồng tự quản, tôi sẽ viết tên các em vừa được bầu vào sơ đồ Hội đồng tự quản của lớp Biện pháp 3: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Hội đồng tự quản của lớp Sau khi đã bầu chọn được Hội đồng tự quản của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và từng Ban tự quản như sau: + Chủ tịch Hội đồng tự quản: Điều hành mọi hoạt động của lớp, nhắc nhở các nhóm thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. + Phó Chủ tịch Hội đồng tự quản: Mỗi Phó Chủ tịch Hội đồng tự quản phụ trách 3 ban, đôn đốc các bạn trong ban thực hiện tốt. + Ban sức khỏe vệ sinh: Thực hiện 5 nhiệm vụ: 1. Nhắc nhở các bạn thực hiện tốt vệ sinh thân thể, quy định về trang phục. 2. Nhắc nhở, đôn đốc các bạn quét dọn lớp, sân trường sạch sẽ; chăm sóc và bảo vệ cây xanh. 3. Nhắc nhở các bạn trật tự khi hoạt động tập thể, thu dọn ngăn nắp chỗ ngồi khi ra chơi và ra về. 4. Tự quản các bạn trong lúc lao động, vui chơi ở trường. 5. Theo dõi sức khỏe của các bạn, nếu bạn ốm thì báo với cô giáo. + Ban học tập: Thực hiện 4 nhiệm vụ: 1. Kiểm tra, báo cáo kết quả các bạn thực hiện bài tập ứng dụng hoặc việc thầy cô giao ở nhà. 2. Thu, phát sách vở và đồ dùng vào góc học tập; giữ gìn góc học tập. 3. Giúp đỡ, hướng dẫn các bạn gặp khó khăn trong học tập cùng tiến bộ. 4. Có thể hỗ trợ thầy cô điều hành hoạt động học tập của các bạn. 10
- + Ban đối ngoại: Thực hiện 3 nhiệm vụ sau: 1. Tổ chức các bạn lớp mình giao lưu, hợp tác, ứng xử tốt với học sinh lớp khác. 2. Tổ chức các bạn lớp mình giao lưu, ứng xử tốt với thầy, cô giáo trong trường. 3. Chào hỏi, giới thiệu về trường, lớp, các góc học tập, cô giáo, các bạn với khách. + Ban thư viện: Thực hiện 4 nhiệm vụ: 1. Hướng dẫn, nhắc nhở các bạn mượn sách, đọc sách, trả sách đúng quy định. 2. Hướng dẫn, nhắc nhở các bạn sắp xếp, bảo vệ thư viện trường, lớp gọn gàng, ngăn nắp. 3. Giúp các bạn tự quản tốt các "tiết đọc sách". 4. Vận động các bạn quyên góp, ủng hộ sách, truyện cho thư viện. + Ban quyền lợi: Thực hiện 4 nhiệm vụ: 1. Quyền được được học tập và rèn luyện đầy đủ. 2. Quyền được đối xử công bằng, tôn trọng, bình đẳng. 3. Quyền được trợ giúp, bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự. 4. Báo cáo với thầy, cô phân xử, xử lý các tình huống, sự việc xảy ra trong lớp. + Ban văn nghệ: Thực hiện 5 nhiệm vụ: 1. Tổ chức cho các bạn hát, múa, chơi trò chơi. 2. Tập luyện, tham gia biểu diễn văn nghệ ở trường. 3. Tổ chức, điều hành các bạn tham gia các câu lạc bộ TDTT, nghệ thuật. 4. Giúp thầy cô tổ chức các sự kiện của lớp, trường. Nhiệm vụ của mỗi em, tôi ghi rõ ràng trong một cuốn sổ, sau đó phát cho các em. Tôi hướng dẫn từng em cách ghi chép trong sổ một cách khoa học, cụ thể, rõ ràng. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng tự quản, 2 Phó Chủ tịch Hội đồng tự quản phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung. 11
- Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, Chủ tịch Hội đồng tự quản, Phó Chủ tịch Hội đồng tự quản báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp Hội đồng tự quản của lớp 1 lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục. Biện pháp 4: Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” Từ năm học 20082009, Bộ giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh.Chính vì vậy sau khi làm chủ nhiệm, tôi luôn tìm biện pháp để học sinh thực hiện tốt phong trào. Qua nhiều năm thực hiện, phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ cả chiều sâu lẫn chiều rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo dục và cho xã hội. Muốn phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở mỗi trường đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Có nhiều “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thì mới có “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Công việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” được tôi tiến hành từng bước như sau: a) Trang trí lớp học xanh sạch đẹp Lớp học thân thiện phải có cây xanh, phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi hướng dẫn và cùng với học sinh thực hiện các công việc sau đây: Trồng cây xanh trong lớp bằng cách: cây tóc tiên, cây hoa mười giờ, cây hoa dây nhện, ... vào những chiếc chai, lọ bằng nhựa do học sinh tự làm, đổ nước vào rồi treo trên vách tường. Dây trầu bà và cây trường sinh chỉ sống bằng nước và rất ưa bóng râm, lại không có lá úa, rụng nên rất sạch. Chỉ cần đổ nước thường xuyên là cây sống. Ngoài ra, tôi vận động thêm cha mẹ học sinh cùng tham gia vào việc tạo ra góc thiên nhiên của lớp. Tôi thông qua học sinh về vận động cha mẹ đem tới lớp những chậu cây, hoa của nhà hoặc bố mẹ học sinh mua cho con em mình những chậu hoa nhỏ để các em đem đến lớp làm thành góc thiên nhiên cho lớp. Kết quả là cha mẹ học sinh trong lớp 12
- vô cùng ủng hộ giáo viên và cho con em mình đem những châu cây, hoa nhỏ đến để vào góc thiên nhiên của lớp. Dưới đây là Góc thiên nhiên của lớp tôi Ảnh góc thiên nhiên Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Phần trang trí lớp, tôi giao trực tiếp cho từng nhóm: mỗi nhóm phải sưu tầm tranh ảnh liên quan đến các môn học và chọn 5 bài vẽ đẹp nhất để trưng bày. Tranh, ảnh các em sưu tầm được dán vào giấy khổ lớn theo từng môn học (Lịch sử, Địa lí, Khoa học, Mĩ thuật) và được bao bên ngoài bằng giấy bóng trong suốt. Sau đó đóng lên vách tường xung quanh lớp. Hình ảnh về trang trí lớp học của lớp tôi Ảnh Lớp học sạch: Muốn có một môi trường học tập tốt, tích cực thì trước hết môi trường học tập của các em phải sạch. Lớp học không có giấy rác, bụ bặm,... tạo cho các em không khí học trong lành, khiến các em học hiệu quả, biết yêu quý và giữ gìn môi trường sống xunh quanh mình lúc nào cũng sạch sẽ. Số học sinh của lớp, tôi chia thành 5 nhóm ứng với 5 buổi học trong tuần, mỗi nhóm có một nhóm trưởng. Trưởng ban lao động phân công theo dõi các tổ làm trực nhật hàng ngày. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công, điều khiển các bạn trong nhóm làm trực nhật. Nhưng một tuần đầu, tôi phải đi sớm để hướng dẫn các em làm vệ sinh lớp như: quét lớp từ trong ra ngoài, 13
- từ trên cửa sổ, trên bục giảng xuống dưới; cách cầm chổi và đưa chổi sao cho nhanh sạch nhưng không bụi; cách trải khăn bàn, cách lau bảng, cách sắp xếp bàn ghế,... Cứ sau mỗi giờ ra chơi, nhóm trực phải đổ rác và trà rửa sạch sọt rác rồi cất vào lớp. Sang tuần thứ hai, tôi mới giao cho Trưởng ban lao động kiểm tra công việc trực nhật hàng ngày. Nhóm nào không làm tốt, Trưởng ban lao động có quyền phạt nhóm đó làm trực nhật thêm một ngày. Và trong mỗi tiết học, học sinh phải thể hiện tinh thần “tự quản” tự theo dõi lẫn nhau, nhắc nhở nhau giữ sạch lớp trong suốt buổi học. Để tránh tình trạng các em mua nước mang vào lớp treo lên cửa sổ, để trong ngăn bàn hoặc để ngay trên mặt bàn làm đổ gây ướt sách vở, làm lớp học dơ bẩn gây mất trật tự và mất thời gian quét dọn, tôi qu y định các em không được mang bình nước, li nhựa, túi đựng nước uống vào lớp vì trong mỗi lớp đã có bình nước và cốc uống nước. Đối với bồn hoa của lớp, mỗi nhóm sẽ chăm sóc một tuần. Quy định bồn hoa phải sạch cỏ, đất không khô trắng, không có cành gãy và lá khô. Công việc kiểm tra, nhắc nhở là của Trưởng ban lao động. Nhóm nào không làm tốt sẽ bị phạt chăm sóc bồn hoa thêm một tuần. 14
- Bồn hoa lớp 4B Ngoài ra, tôi cùng với học sinh đề ra 10 yêu cầu cơ bản đối với học sinh của một lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Sau khi đã thống nhất với học sinh, tôi sẽ làm khung treo lên tường lớp để hàng ngày các em đều có thể nhìn thấy và thực hiện theo. Biện pháp 5: Áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với từng loại đối tượng học sinh Quá trình dạy học gồm hai hoạt động có quan hệ hữu cơ: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Cả hai hoạt động này đều được tiến hành nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Trong quá trình giáo dục học sinh, cần dựa trên nhu cầu, hứng thú, thói quen và năng lực của người học để lựa chọn các phương pháp giáo dục phù hợp. Chính việc chia nhóm đối tượng học sinh và giáo dục theo từng nhóm đối tượng sẽ giúp cho tất cả học sinh đều tích cực học tập. Từ đó đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học, đồng thời phát triển năng lực học tập của từng học sinh. Đặc thù của dạy học, giáo dục theo từng nhóm đối tượng là dạy sao cho vừa sức với đối tượng: Học sinh ở mức độ khá, giỏi thì dạy sao cho các em hứng thú, đam mê với việc học; đối với học sinh trung bình thì tạo động lực để các em vươn lên; Với học sinh yếu, kém thì phải bù đắp được chỗ hổng về kiến thức để lĩnh hội được kiến thức cơ bản. Chính việc dạy học, giáo dục theo từng nhóm đối tượng giúp cho tất cả các đối tượng học sinh đều trở nên thích thú, say mê với mỗi nhiệm vụ được giao. Học sinh khá, giỏi được nâng cao, mở rộng kiến thức. Học sinh yếu được rèn luyện từ những bài tập vừa sức và dần dần làm chủ được những kiến thức cơ bản. Việc dạy học phân hóa đối tượng học sinh sẽ làm cho tiết học không bị nhàm chán, học sinh không bị áp đặt theo khuôn mẫu định sẵn, tạo nhiều cơ hội cho học sinh sáng tạo và phát triển tư duy. Thực tế trong lớp tôi có rất nhiều đối tường học sinh: có học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập; học sinh cá biệt về đạo đức; học sinh có năng lực đặc biệt; học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn; học sinh có học lực yếu;..... . Mỗi đối tượng học sinh đó lại cần có những phương pháp giáo dục riêng phù hợp. Tuy nhiên trong số đó cần phải đặc biệt quan tâm và có biệt pháp riêng với cá nhóm đối tượng học sinh sau đây: a. Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn 15
- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên động viên giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Kêu gọi học sinh cả lớp có tinh thần đoàn kết giúp bạn vượt khó. Đề đạt với chi hội phụ huynh lớp, nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ những em đó. Tính ưu việt của việc làm này là vừa khắc phục được khó khăn lại vừa giáo dục được lòng nhân ái cho học sinh và tranh thủ được sự hỗ trợ của nhà trường của hội phụ huynh học sinh. b. Đối với những học sinh khuyết tật Giáo viên chủ nhiệm cần dành tình cảm ưu ái hơn. Chú ý cách bố trí chỗ ngồi phù hợp, cách đặt câu hỏi gợi mở khi tìm hiểu bài và sự đòi hỏi yêu cầu về nội dung bài học sẽ khác hơn so với học sinh bình thường. Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để kết hợp theo dõi diễn biến về sức khoẻ và học tập của các em. c. Đối với học sinh cá biệt về đạo đức Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo….Hoặc trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được… Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình. d. Đối với học sinh học yếu Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào. Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc em đó có lỗ hỏng về kiến thức nên cảm thấy chán nản. Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau: + Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời gian ngoài giờ lên lớp . + Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em. + Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong quá trình lên lớp. + Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ. + Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em. + Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè. 16
- e. Đối với những học sinh có năng lực đặc biệt Điều quan trọng là phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hội hoạ… Cùng với nhà trường lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các đối tượng này. Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi, những buổi nói chuyện ngoại khoá hoặc gần gũi nhất ngay trong tiết học chính khoá. Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức làthen chốt. Biện pháp 6: Giáo dục đạo đức học sinh qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm Giáo dục học sinh nói chung và giáo dục đạo đức học sinh nói riêng là một quá một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm hình thành và bồi dưỡng về hành vi, thói quen, đạo đức, hình thành những nét tính cách của con người mới phù hợp mục đích giáo dục. Giáo dục đạo đức học sinh đặc biệt giáo dục học sinh chưa ngoan có vị trí hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục ở nhà trường. Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng”. Do vậy, giáo dục học sinh chưa ngoan giữ vị trí then chốt trong nhà trường. Công tác giáo dục đạo đức tốt sẽ là cơ sở để nâng cao giáo dục toàn diện. Giáo dục đạo đức học sinh là công việc vô cùng nan giải đối với đội ngũ cán bộ giáo viên, đặc biệt là đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp. Hiện nay, đạo đức của học sinh có chiều hướng sa sút, một bộ phận không nhỏ học sinh có những biểu hiện chưa ngoan trong học tập và rèn luyện đạo đức. Thậm chí ở một số tỉnh, thành có tội phạm giết người hoặc gây thương tích cho người khác là học sinh. Hàng ngày, qua các phương tiện thông tin đại chúng và từ thực tiễn cuộc sống, tôi nhận thấy tình hình đạo đức của thanh thiếu niên nói chung, học sinh nói riêng đang càng ngày xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều trẻ em lang thang, thanh thiếu niên hư hỏng, có cả con em của những gia đình giàu có, con em cán bộ ... tụ tập thành những băng nhóm, nghiện ngập ma tuý, đua xe, trộm cắp ... làm ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội và an ninh trật tự, làm mọi người lo ngại . Đây quả là một vấn đề đáng báo động. Qua thực tế giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học, tôi nhận thấy việc giáo dục học sinh nói chung và giáo dục về đạo đức học 17
- sinh ở lớp chủ nhiệm nói riêng vô cùng khó khăn về mọi mặt. Tôi từng băn khoăn, trăn trở: Do đâu mà số học sinh chưa ngoan ở các lớp có chiều hướng tăng? Các kinh nghiệm, các biện pháp tôi đã và đang giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm đã thực sự hiệu quả? Với tình hình chung hiện nay, phải xử trí thế nào để đạt được mục tiêu hình thành nhân cách học sinh toàn diện về Đức Trí Thể Mĩ ? Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho học sinh và đặc biệt là học sinh cuối cấp nên trong thời gian các em học tập ở trên lớp ngoài việc giáo dục đạo đức thông qua tất cả các môn học tôi còn đan xen giáo dục đạo đức cho học sinh trong tiết sinh hoạt lớp. Giờ sinh hoạt có thể theo tiến trình: Nhận xét, đánh giá (từ 10 đến 15 phút); sinh hoạt tập thể (từ 30 đến 25 phút) với các hoạt động vui học, rèn kỹ năng sống để học sinh có cơ hội được thể hiện mình. Trong mỗi tiết sinh hoạt Chủ nhiệm, giáo viên cho học sinh tự nhận xét ưu, khuyết điểm. Bên cạnh đó, giáo viên cũng tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ những suy nghĩ của mình qua một tuần học: những điều em thích, những điều em chưa thích, mong muốn của em, ... Qua đó, giáo viên nắm được tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh mà có những biện pháp giáo dục phù hợp. Cuối một học kì và cuối mỗi năm học, giáo viên có thể cho học sinh tự bộc bạch về ước mơ, hoài bão của bản thân, những vướng mắc gặp phải, những mong muốn, đề xuất (nếu có)... hoặc tìm hiểu về gương người tốt, việc tốt nhất là các tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập... Đôi lúc tôi còn lựa chọn các câu chuyện về các tấm gương đạo đức, tấm gương người tốt việc tốt trên sách báo, phương tiện thông tin đại chúng đọc cho các em nghe để các em tự rút ra bài học cho mình.. Qua đó cũng một phần nào giáo dục đạo đức cho các em. Đối với các em học sinh lớp 5 đang trong lứa tuổi dậy thì và trong thời đại hiện nay với rất nhiều cám dỗ, lại có tính tò mò, dễ bị kích động, một số em trong lớp tôi thiếu sự quan tâm của bố mẹ, ông bà đã lớn tuổi khó lòng quan tâm chu đáo đến các em nên giáo viên chủ nhiệm vừa là người dạy học vừa là người định hướng cho các em tránh xa các cám dỗ, giúp các em nhận ra đâu là việc nên làm đâu là những việc làm, những nơi cần tránh xa. Trong giờ sinh hoạt Chủ nhiệm, tôi luôn chú ý tạo cho các em tâm thế thoải mái, không gây sức ép nặng nề đối với học sinh bằng những lời trách phạt, phê bình mà chủ yếu tập cho các em biết phê và tự phê. Biện pháp 7: Học sinh rèn ý thức tự giáo dục bằng sổ tự cập nhật Cùng với việc thực hiện, phát huy tác dụng của sổ liên lạc, sổ chủ nhiệm, sổ ghi chép của lớp trưởng, lớp phó, cán sự bộ môn, tổ trưởng, bản thân tôi cũng có tham khảo các biện pháp của đồng nghiêp và tiến hành lập 18
- một quyển sổ với tên “nhật kí học tập” và treo vào vị trí trang trọng trong lớp. Ở sổ này, sau mỗi buổi học, học sinh có thành tích tốt và bị phê bình, nhắc nhở tự ghi nhật ký, có chữ ký xác nhận của tổ trưởng. Mỗi tuần, giáo viên chủ nhiệm tổng kết nhận xét, đánh giá, khen thưởng và phê bình, nhắc nhở kịp thời. Quyển sổ tuy nhỏ bé nhưng là một trong những cách để rèn luyện cho học sinh tinh thần tự phê bình ngay từ khi còn nhỏ. Biện pháp 8: Kết hợp với Chi hội cha mẹ học sinh, gia đình học sinh Cha mẹ học sinh là một thành tố không thể thiếu trong ba thành tố để thực hiện công tác giáo dục học sinh đó là Nhà trường Gia đình Xã hội. Khi làm công tác chủ nhiệm, giáo viên cần: + Tổ chức và thực hiện tốt các kỳ họp phụ huynh học sinh do nhà trường đề ra. + Đi thăm trao đổi trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại với gia đình học sinh khi cần thiết. + Mời phụ huynh học sinh đến trường trao đổi về việc giáo dục học sinh khi có những hiện tượng bất thường và khẩn cấp. + Liên hệ thường xuyên với Ban chấp hành Hội phụ huynh học sinh để tích cực hóa các hoạt động của hội phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục. + Cung cấp cho phụ huynh số điện thoại của giáo viên chủ nhiệm để phụ huynh tiện liên hệ khi cần thiết. Biện pháp 9: Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn Nội dung phối hợp: Để dạy học có hiệu quả; để theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc học tập của tập thể và cá nhân; giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tập hợp ý kiến của đồng nghiệp về lớp mình, lớp bạn; trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp về những vấn đề cụ thể của lớp để cùng đưa ra giải pháp giáo dục thống nhất; đề xuất các ý kiến của tập thể học sinh về công tác dạy và học với giáo viên có liên quan... Biện pháp 10: Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt được kế hoạch của nhà trường, Đoàn, Đội để phối hợp và phổ biến kịp thời đến học sinh. Thường xuyên động viên, đôn đốc, nhắc nhở, giúp đỡ, hướng dẫn các em tham gia tốt các hoạt động đoàn thể, phong trào thi đua do đoàn thể phát động. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cũng cần thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các em thực hiện tốt các các nội quy, quy định của trường đề ra. 19
- Trong suốt thời gian làm công tác chủ nhiệm lớp 4B, bên cạnh việc giảng dạy kiến thức các môn cho học sinh đúng chương trình và yêu cầu của Bộ Giáo dục tôi còn luôn nắm bắt các phong trào do nhà trường và Đội tổ chức vận động, hỗ trợ, hướng dẫn các em tham gia đầy đủ các phong trào và đều giành được rất nhiều giải cao. Ngay từ những phong trào đầu tiên được triển khai của năm học, tôi đã cùng với học sinh tích cực tham gia. Các em được lựa chọn tham gia luyện tập, biểu diễn văn nghệ đều rất hào hứng và tích cực trong công tác tập luyện. Tiết mục các em được biểu diễn đầu tiên là vào dịp khai giảng. Học sinh lớp 4B tham gia biểu diễn văn nghệ Học sinh lớp 4B tham gia biểu diễn bài tập thể dục nhịp điệu ngày 26/3 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 64 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn