intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:34

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là giúp cho các em chủ động, tự tin không phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đưa ra các quyết định mang tính chuẩn mực được thầy cô, gia đình và xã hội công nhận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp

  1. I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến Một số  biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học   sinh lớp 5 2. Đồng tác giả 2.1. Họ và tên: Ngô Mạnh Hùng, Năm sinh: 12/12/1979, Nơi thường trú: Khu 5B thị trấn Than Uyên, Than Uyên, Lai Châu, Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học, Chức vụ công tác: Phó Hiệu trưởng, Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Mường Mít, Điện thoại: 01658059012, Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến 40%. 2.2. Họ và tên: Vàng Thị Huyến, Năm sinh: 25/09/1989, Nơi thường trú: Bản Cang Mường, xã Mường Cang, Than Uyên, Lai Châu, Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm, Chức vụ công tác: Tổng phụ trách Đội, Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Mường Mít, Điện thoại: 0989132744, Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến 30%.  2.3. Họ và tên: Đỗ Thị Tâm, Năm sinh: 10/02/1990, Nơi   thường   trú:  Bản Cang Mường, xã Mường Cang, Than Uyên, Lai  Châu, Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm, Chức vụ công tác: giáo viên, Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Mường Mít, 1
  2. Điện thoại: 0972985478, Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến 30%. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến  Kĩ năng sống. 4. Thời gian áp dụng sáng kiến Từ ngày 04 tháng 9 năm 2017 đến ngày 20 tháng 03 năm 2018 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường Tiểu học xã Mường Mít, Địa chỉ: xã Mường Mít, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Điện thoại:   II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến 1.1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến Công tác giáo dục học sinh tại trường Tiểu học xã Mường Mít trong  những năm gần đây đã thực hiện đúng chủ trương của ngành Giáo dục – Đào  tạo là dạy học sát đối tượng học sinh theo vùng miền, nâng cao chất lượng  giáo dục bền vững. Nhà trường đã đạt được những thành công về chất lượng  giáo dục các môn học. Song đối với nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học  sinh lớp 5 chưa đạt được hiệu quả cao. Việc áp dụng dạy học nội dung này ở  các lớp còn mang tính hình thức, chưa phong phú về nội dung và phương pháp  thực hiện. Chưa thật phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 5 vùng dân tộc. Từ đó  dẫn đến học sinh chưa có các kĩ năng sống cần thiết trong trong học tập, lao   động, vui chơi, đặc biệt là chưa đảm bảo sức khỏe cho bản thân, chưa biết  xử lý những tình huống khẩn cấp. Trong quá trình giao tiếp, các em còn rụt rè,  ngại giao tiếp hoặc ứng xử chưa chuẩn mực. Đồng thời trước sự bùng nổ về  thông tin mạng đã phần nào tác động đến nhận thức lệch lạc của học sinh.  Làm cho các em có những ứng xử và hành động chưa được chuẩn mực.  Với học sinh lớp 5 là lứa tuổi dậy thì, sinh sống  ở  vùng còn khó khăn,   2
  3. các em cần phải biết những kĩ năng sống cần thiết để phục vụ học tập, chăm  sóc sức khỏe, bảo vệ  bản thân và biết giao tiếp  ứng xử  phù hợp với mọi   người.  Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5  ở nhà trường là  hết sức cần thiết. Cần phải thực hiện đồng bộ, phong phú về nội dung, hình  thức và phương pháp. Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và điều kiện của địa  phương. 1.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến Đối với học sinh lớp 5 trường Tiểu học xã Mường Mít, huyện Than  Uyên, giáo dục kĩ năng sống để giúp cho các em biết tự giải quyết được một  số  vấn đề  thiết thực trong cuộc sống hằng ngày như: tự  chăm sóc sức khỏe  cho bản thân, biết tự phòng vệ, phòng tránh bị  xâm hại thân thể, biết về các  tệ nạn xã hội để phòng tránh, có tình cảm chân thành, có các hành động giúp  đỡ  người khác, hình thành những hành vi, thói quen lành mạnh  và  tích cực  đồng thời loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực... Qua đó, giúp cho các em  chủ  động, tự  tin không phụ  thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể  tự  bảo vệ  mình, tự  đưa ra các quyết định mang tính chuẩn mực được thầy cô,  gia đình và xã hội công nhận. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng cho học sinh  lớp 5 là hết sức cần thiết, chúng tôi đã quyết định chọn sáng kiến “Một số  biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5” để  đưa vào thực hiện trong năm học 2017 – 2018 tại nhà trường nhằm trang bị  cho học sinh lớp 5 những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Tạo  cơ  hội thuận lợi để  các em thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát  triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. 2. Phạm vi triển khai thực hiện Giáo viên và học sinh lớp 5, trường Tiểu học xã Mường Mít, năm học   2017 ­ 2018. 3
  4. 3. Mô tả sáng kiến 3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 3.1.1. Hiện trạng của nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kĩ   năng sống cho học sinh lớp 5 tại trường Tiểu học xã Mường Mít. Nội dung giáo dục kĩ năng sống không phải là một môn học chính được  quy định bởi các tiết học riêng biệt như  môn Toán, Tiếng Việt hay như  các  môn khác mà chỉ  là nội dung giáo dục kĩ năng tích hợp vào một số  môn học  trong chương trình, một số hoạt động giáo dục của nhà trường. Trong những năm qua, nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp  5 của nhà trường đã được thực hiện thông qua giáo dục lồng ghép vào các   môn học như  Tiếng Việt 5, Khoa học 5, Đạo đức 5, dạy học lồng ghép vào  các tiết Hoạt động đầu tuần, Hoạt động cuối tuần, Hoạt động ngoài giờ  lên  lớp. Song phương pháp, hình thức tổ chức còn đơn điệu, chưa phong phú. Về  hình thức, chủ yếu lồng ghép nội dung vào môn học. Giáo viên giảng dạy sử  dụng phương pháp vấn đáp trực tiếp học sinh để  học sinh phân biệt được   những hành vi đúng và chưa đúng, những việc làm cần thiết, những chú ý  quan trọng... chứ  chưa có các phương pháp đổi mới như  trải nghiệm, giải   quyết tình huống thực tế trong học tập và trong đời sống. Các giải pháp chính mà giáo viên đã áp dụng khi giáo dục kĩ năng sống  cho học sinh lớp 5 đó là:  Giải pháp 1: Tổ chức giáo dục lồng ghép vào một số môn học Các môn học được giáo viên dạy lồng ghép nội dung kĩ năng sống cho  học sinh lớp 5 đó là Tiếng Việt, Khoa học, Đạo đức.  + Đối với môn Tiếng Việt, nội dung kĩ năng sống được giáo viên dạy   lồng ghép trong các phân môn Tập đọc, Tập làm văn và Kể chuyện. Đó là các   kĩ năng:  tự  nhận thức; giao tiếp,  ứng xử  phù hợp; kiểm soát cảm xúc; ra  quyết định; thu thập xử  lý thông tin; tư  duy sáng tạo; hợp tác; thuyết trình;   tranh luận; kĩ năng ứng phó, xử lý tình huống. 4
  5. Về hình thức, phương pháp, được giáo viên thể hiện bằng câu hỏi tích  hợp vào các phần như luyện đọc, tìm hiểu bài, liên hệ  thực tế (ví dụ  ở  phân   môn Tập đọc, Kể  chuyện); tìm ý để  viết văn (ví dụ   ở  phân môn Tập làm   văn); mở rộng vốn từ (ví dụ ở phân môn Luyện từ và câu). Kết quả  thu được là học sinh biết thêm được vốn kiến thức, kĩ năng   phục vụ cho học tập và giao tiếp,  ứng xử  trong đời sống. Song các em cũng   nhanh quên vì tính thực hành còn ít.  + Đối với môn Khoa học, nội dung kĩ năng sống được giáo viên dạy  lồng ghép trong các bài học cụ  thể  được thống nhất chung. Một số  kĩ năng  chính đó là: kĩ năng quan sát, nhận xét; kĩ năng phân tích, phán đoán; kĩ năng  phòng tránh tai nạn; kĩ năng sơ  cứu; kĩ năng phòng tránh xâm hại; kĩ năng   thuyết trình, tranh luận... Các kĩ năng này vừa mang đặc điểm thực hành thực   hiện các hành vi chuẩn mực, đúng quy định vừa mang đặc điểm về  xã hội  như giao tiếp, ứng xử, hòa nhập cuộc sống. Về  hình thức, phương pháp, được giáo viên lồng ghép vào các câu hỏi  hoặc hoạt động thực hành chiếm lĩnh kiến thức. + Đối với môn Đạo đức, nội dung cần giáo dục chủ yếu là các kĩ năng  xã hội, giao tiếp hòa nhập. Các nội dung đó được giáo viên rèn cho học sinh  qua một số bài học được thống nhất đó là kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đảm  nhận trách nhiệm, kĩ năng làm việc làm đúng, kĩ năng phê phán, kĩ năng đặt   mục tiêu vượt khó, kĩ năng  ra quyết định,  kĩ năng giúp đỡ,  hợp tác,  kĩ năng  phân tích, kĩ năng thuyết trình, tranh luận. Về  hình thức, phương pháp hoạt động, được giáo viên tích hợp dưới  dạng câu hỏi tìm hiểu nội dung bài, câu hỏi liên hệ  thực tế  và xử  lý tình  huống. Kết quả  thu được là học sinh biết được nhiều kĩ năng mang tính  ứng   xử, giao tiếp xã hội và đạt được chuẩn mực cần thiết đối với lứa tuổi lớp 5. Giải pháp 2: Giáo dục lồng ghép vào các tiết Hoạt động tập thể  5
  6. Nội dung là các nhóm kĩ năng giao tiếp, ứng xử, hòa nhập xã hội; nhóm  kĩ thực hành, thực hiện các hành vi chuẩn mực. Các kĩ năng này tập trung vào   các tiết Hoạt động đầu tuần (sinh hoạt dưới cờ), Hoạt động cuối tuần (sinh   hoạt lớp), trong đó: Tiết Hoạt động đầu tuần, đối với học sinh lớp 5 thường  được rèn  nhiều các kĩ năng: kĩ năng tự  nhận thức; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm; kĩ  năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập;   kĩ năng hợp tác; kĩ năng xử lý tình huống; kĩ năng tự chăm sóc; kĩ năng thuyết  trình. Về  hình thức, phương pháp hoạt động, được giáo viên trực tuần hoặc   Tổng phụ trách Đội thiết kế sẵn dưới dạng các trò chơi, tiểu phẩm ngắn đưa   vào hoạt động chung ở mỗi điểm trường. Trong đó học sinh lớp 5 được tham  gia vào các hoạt động được giáo viên tổ chức. Tiết Hoạt động cuối tuần,  được giáo viên chủ  nhiệm biên soạn nội  dung rèn kĩ năng sống như: giao tiếp, ứng xử, thuyết trình, tranh luận.  Về  hình thức, phương pháp giáo dục, được giáo viên đưa ra, liên hệ  trong việc sơ  kết đánh giá các hoạt động của từng học sinh, của lớp trong  tuần qua.  Kết quả  thu được sau khi thực hiện  ở  tiết hoạt động cuối tuần là các  em biết rút kinh nghiệm về  những việc chưa làm tốt của bản thân, không  ngại với bạn bè và thầy cô khác. Các em biết học tập đức tính tốt, việc làm  tốt của bạn khác một cách trực tiếp, gần gũi hơn. Giải pháp 3: Tổ chức giáo dục thông qua các hoạt động ngoài giờ lên  lớp. Trong các năm học qua, việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ  lên lớp cho học sinh lớp 5 đã được nhà trường quan tâm và thực hiện tương   đối có hiệu quả. Việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 được   6
  7. giáo viên đưa vào 4 tiết Giáo dục ngoài giờ  lên lớp/tháng và tích hợp vào các   hoạt động trò chơi, hội thi, quyên góp, thể thao, văn nghệ, trải nghiệm. Kết quả  thu được qua hoạt động giáo dục ngoài giờ  là học sinh có  được một số  kĩ năng cơ  bản như  kĩ năng giao tiếp,  ứng xử, kĩ năng thuyết  trình, diễn đạt, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng  quan sát, nhận xét, kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích, kĩ năng vui chơi,   giải trí lành mạnh. 3.1.2. Ưu điểm của giải pháp cũ Giải pháp 1: Tổ chức giáo dục lồng ghép vào một số môn học  Trong các năm qua, tổ khối 5 của nhà trường đã lựa chọn các nội dung  cần thiết nhất, hình thức, phương pháp phù hợp với học sinh lớp 5 vùng dân  tộc để giáo dục lồng ghép vào một số môn học cụ thể. Các môn học được giáo viên dạy lồng ghép nội dung kĩ năng sống cho  học sinh lớp 5 đó là Tiếng Việt, Khoa học, Đạo đức. Như  vậy, giáo viên có  sẵn nội dung, hình thức và môn học cụ thể để giáo dục. Giáo viên không mất   nhiều thời gian để chuẩn bị về nội dung giáo dục. Giáo viên dễ chia sẻ những  kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống với đồng nghiệp. Có thể một người soạn   bài rồi chia sẻ cho người khác để thực hiện.  Ở giải pháp này, giáo viên chủ  yếu sử dụng biện pháp giáo dục thông   qua phương pháp đặt vấn đề  rồi đi đến giải quyết bằng hình thức hỏi­ đáp  trực tiếp học sinh nên không phải chuẩn bị nhiều về trực quan, đồ dùng. Đối với học sinh lớp 5, các em được tham gia vào quá trình học tập, rèn  luyện và trau dồi kĩ năng một cách bài bản, đồng đều. Các em tiếp thu nội  dung giáo dục nhanh, vận dụng các nội dung vào thực tế tốt, ít bị  động. Các   em  thích hoạt   động,  đặc biệt là các  hoạt  động mang tính thực hành, trải  nghiệm như  ở môn Khoa học, thích tranh luận, thích được thể hiện năng lực  của bản thân trước thầy cô và bạn bè. 7
  8. Ví dụ ở môn Khoa học, bài 18 Phòng tránh bị xâm hại, các kĩ năng sống  cần giáo dục cho học sinh được giáo viên thống nhất chung trong tổ khối, có   thể một giáo viên soạn bài rồi cho giáo viên khác cùng thực hiện. Giải pháp 2: Giáo dục lồng ghép vào các tiết Hoạt động tập thể  Đối với tiết Hoạt động đầu tuần,  ưu điểm của giải pháp này là giáo  viên lớp 5 được kết hợp với các giáo viên khối khác, kết hợp với tổng phụ  trách Đội để  tổ  chức các hoạt động đầu tuần cho học sinh. Đồng thời được   trao đổi về  nội dung và cách tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của   giáo viên khối khác. Đối với học sinh, các em hào hứng hơn với việc được các thầy cô lớp  khác tổ  chức các hoạt động mang nhiều nội dung, hình thức phong phú khác   nhau. Các em dễ nhớ nội dung và vận dụng sâu hơn các kĩ năng do khả năng  của giáo viên khác truyền đạt có tính mới hơn. Đối với tiết Hoạt động cuối tuần, giáo viên được gần gũi với học sinh,   được nghe học sinh trình bày những suy nghĩ cá nhân về học tập, vui chơi, lao  động và những điều khác trong cuộc sống. Qua đó giáo viên nắm bắt được  đặc điểm của từng em để giáo dục có hiệu quả hơn. Đối với học sinh, nhờ có  tiết hoạt động cuối tuần mà các em thoải mái hơn vào các hoạt động được  giáo viên chủ nhiệm giáo dục vì đây không phải là tiết học chính. Giải pháp 3: Tổ chức giáo dục thông qua các hoạt động ngoài giờ lên  lớp.  Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp   5 thông qua các hoạt động trò chơi, hội thi, quyên góp, thể thao, văn nghệ, trải  nghiệm... mang lại cho học sinh các hoạt động học tập mới lạ, học sinh được  rèn các kĩ năng phù hợp với lứa tuổi và sở  thích chung của các em. Kết quả  thu được là học sinh nắm vững các kĩ năng sống và vận dụng có hiệu quả  cao. 8
  9. Đối với giáo viên, các thầy cô thu được kết quả  giáo dục như  mong  muốn, đạt được mục tiêu giáo dục đề  ra. Giáo viên tham gia các hoạt động  cùng học sinh một cách gắn kết. Ví dụ  qua các hoạt động quyên góp  ủng hộ, giáo viên đã giáo dục cho  các em kĩ năng làm việc nhóm, các em hiểu được sự  khó khăn của các bạn   khác qua đó các em biết giữ  gìn đồ  dùng cẩn thận hơn, yêu quý bạn bè và  những người gặp khó khăn nhiều hơn. 3.1.3. Nhược điểm của giải pháp cũ Giải pháp 1: Tổ chức giáo dục lồng ghép vào một số môn học  Do có sự thống nhất về nội dung, hình thức giáo dục ngay từ đầu năm   học nên giáo viên mất tính chủ động trong dạy học. Ở mỗi bài, mỗi môn học  thời gian dành cho giáo dục kĩ năng sống là rất ít dẫn đến hình thức tổ  chức   không phong phú, bị  động về  phương pháp giáo dục. Trong các hoạt động,  giáo viên là chủ đạo. Giáo viên áp đặt sẵn về nội dung giáo dục, học sinh chỉ  trả  lời khi giáo viên đặt câu hỏi. Giáo viên thường đưa ra kĩ năng giáo dục   mang tính chuẩn mực bắt buộc, chưa để cho học sinh được bày tỏ quan điểm   cá nhân. Đối với học sinh lớp 5, chưa có sự sáng tạo trong quá trình tham gia các  hoạt động học tập. Các em ít được bày tỏ quan điểm cá nhân về các nội dung  do giáo viên đưa ra.  Ví dụ môn Khoa học, bài 18 Phòng tránh bị xâm hại . Giáo viên thường  kết luận một chiều có tính bắt buộc như: “để  không bị  xâm hại, chúng ta   không nghe theo người lạ, không đi đêm một mình...” Chứ  chưa để  cho học  sinh được bày tỏ  quan điểm riêng của mình là: “trong một tình huống bắt   buộc vì sự sống còn thì chúng ta vẫn phải đi vào buổi đêm hoặc vẫn phải làm   theo yêu cầu của người lạ”. Ví dụ môn Đạo đức, bài 2 Có trách nhiệm về việc làm của mình. Giáo  viên thường giáo dục kĩ năng sống gắn với việc học tập là nhắc nhở  các em   9
  10. tự chuẩn bị bài, tự học ở nhà, có đủ đồ dùng, biết tham gia các hoạt động của  tổ, của lớp... Các kĩ năng này mang tính bắt buộc song nó cũng gây áp lực cho  học sinh. Giáo viên chưa tìm hiểu hoàn cảnh của mỗi em, có thể  có em nhà  nghèo chưa có điều kiện để có đủ đồ dùng như cô giáo yêu cầu, có thể có em  phải làm nhiều việc giúp gia đình nên chưa có thời gian cho học tập. Giải pháp 2: Giáo dục lồng ghép vào các tiết Hoạt động tập thể  Đối với hoạt động đầu tuần, nội dung giáo dục kĩ năng sống được thực  hiện chung cho tất cả học sinh  ở các lớp của mỗi điểm trường nên học sinh   lớp 5 ở mỗi điểm trường đều phải thực hiện chung với học sinh lớp dưới. Có  nhiều nội dung các em đã biết, đã thành thục. Nên khi tổ chức chung các hoạt  động, các em dễ nhàm chán. Nhược điểm thứ hai là học sinh lớp 5 đã lớn, các   em thường chỉ  thích các hoạt động sôi nổi. Nhưng thời gian cho tiết hoạt  động đầu tuần có ít nên không thể tổ  chức đa dạng các hình thức phong phú   được... Đó là những nhược điểm của giải pháp này. Giải pháp 3: Tổ chức giáo dục thông qua các hoạt động ngoài giờ lên  lớp.  Nhược điểm của giải pháp này là giáo viên phải mất nhiều thời gian để  nghiên cứu kết hợp các hoạt động giáo dục ngoài giờ  với giáo dục kĩ năng  sống sao cho phù hợp. Giáo viên và học sinh cần phải chuẩn bị kĩ lưỡng về  đồ  dùng phục vụ cho các hoạt động, chi phí bỏ  ra nhiều. Người tổ chức các   hoạt động cũng phải dự kiến nhiều phương án có thể  xảy ra và dự  kiến các  tình huống cần xử lý để đạt hiệu quả cao. Ví dụ để tổ  chức một buổi giao lưu Tiếng Việt cho học sinh lớp 5 thì   các thầy cô phải xây dựng phương án từ  đầu năm học. Giáo viên mất thời  gian tổ chức tập luyện, chuẩn bị cho học sinh. Phải bỏ ra nguồn kinh phí đáng  kể cho các hoạt động đó. Vậy để nắm bắt được chất lượng giáo dục kĩ năng sống thông qua các  giải pháp mà giáo viên đã thực hiện trong thời gian trước khi áp dụng giải  10
  11. pháp mới, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát đối với 65 học sinh/4 lớp/4  điểm trường tại trường Tiểu học xã Mường Mít, đầu năm học 2017 – 2018  với các kĩ năng cơ bản và thu được kết quả như sau: * Nội dung, hình thức khảo sát:  Nhóm tác giả  đã tiến hành quan sát, điều tra, tìm hiểu thông qua các  hoạt động học tập, vui chơi, lao động và một số hoạt động tập thể khác của  học sinh trong và ngoài phạm vi nhà trường. Thông qua việc khảo sát học sinh bằng “phiếu hỏi”. Học sinh trả  lời   các câu hỏi trên phiếu bằng sự hiểu biết của các em, không có sự tư vấn của  thầy cô, bạn bè hay của người khác. Sau một quá trình tìm hiểu về thực trạng kĩ năng sống cơ  bản của các   em, chúng tôi thu được kết quả như sau:  Chưa thực  Thực hiện  hiện đảm bảo đảm bảo Nội dung khảo sát Tổng  Tỉ lệ  Tổng  Tỉ lệ  số % số % 1. Kĩ năng làm chủ bản thân. 42/65 64,6 23/65 35,4 2. Kĩ năng giao tiếp, ứng xử. 52/65 80 13/65 20 3. Kĩ năng thuyết trình, diễn đạt.  40/65 61,5 25/65 38,5 4. Kĩ năng giải quyết vấn đề. 43/65 66,2 22/65 33,8 5. Kĩ năng học, tự học. 52/65 80 13/65 20 6. Kĩ năng làm việc nhóm. 37/65 56,9 28/65 43,1 7. Kĩ năng quan sát, nhận xét. 40/65 61,5 25/65 38,5 8. Kĩ năng phòng chống bị xâm hại. 35/65 53,8 30/65 46,2 9. Kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích. 42/65 64,6 23/65 35,4 10. Kĩ năng vui chơi, giải trí. 47/65 72,3 18/65 27,7 Đánh giá chung từ  kết quả  điều tra, khảo sát trên cho thấy phương   pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp  11
  12. 5 mang lại chưa đồng đều. Một số  kĩ năng cơ  bản như  kĩ năng làm việc  nhóm, kĩ năng phòng chống bị xâm hại, kĩ năng thuyết trình, diễn đạt, kĩ năng   quan sát, nhận xét có kết quả chưa cao. Vậy từ những ưu, nhược điểm đã phân tích ở trên, chúng tôi thấy rằng  để  nâng cao được chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 của   nhà trường thì giáo viên phải biết lựa chọn nội dung phù hợp, đổi mới về  phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục. Làm cho học sinh có hứng thú hơn  khi tham gia các hoạt động học tập, lao động và vui chơi. Qua đó sẽ rèn được   cho học sinh các kĩ năng sống cơ bản, cần thiết để phục vụ cho các em. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi mạnh dạn đề  xuất một số  biện  pháp nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 tại trường   Tiểu học xã Mường Mít, năm học 2017 ­ 2018. 3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 3.2.1. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ Tính mới Đặc trưng của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 là cung cấp và  rèn các kĩ năng để  phục vụ cho việc học tập, lao động, vui chơi và phục vụ  đời sống hằng ngày cho học sinh bằng những việc làm, hành động, cử  chỉ,   thái độ có tính chuẩn mực, đúng đắn, phù hợp với từng môi trường xã hội cụ  thể.  Giúp cho các em ngày càng hoàn thiện và phát triển đồng đều hơn cả  về tri thức, nhân cách và kĩ năng sống.  Vì vậy vừa kết hợp sự  kế thừa của các giải pháp cũ, ở  giải pháp mới   này, chúng tôi còn tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 thông  qua các hoạt động khác như sinh hoạt Sao nhi đồng, hoạt động đầu giờ, giữa  giờ, hoạt động ngoài giờ  lên lớp, trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa, giáo  dục kĩ năng sống trực tiếp cho học sinh thông qua giao tiếp, qua lao động, vui  chơi cùng các em. 12
  13. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ Giải pháp cũ Giải pháp mới Giải pháp 1: Tổ  chức giáo dục lồng  Giải pháp 1: Tổ  chức giáo dục lồng  ghép vào một số môn học ghép vào một số môn học + Chỉ tích hợp nội dung kĩ năng sống   + Các môn học đều có thể được tích  ở một số môn, số bài. hợp giáo dục kĩ năng sống linh hoạt. +   Hình   thức:   giáo   viên   là   chủ   đạo  + Hình thức: giáo viên kết hợp giáo  đưa   ra   các   yêu   cầu,   học   sinh   thực  dục và rèn kĩ năng cho học sinh, học  hiện theo yêu cầu của giáo viên.  sinh là chủ đạo trong các hoạt động. +   Phương   pháp   giáo   dục:   chủ   yếu  +  Phương  pháp   giáo  dục:   vấn   đáp,  đôn đốc, nhắc nhở hằng ngày. điều tra, trò chơi, thực hành.   + Kết quả  thu  được: học sinh chỉ    + Kết quả  thu được: học sinh biết  nêu được các kĩ năng qua tiết học. nêu   và   vận   dụng   các   kĩ   năng   vào  thực tế. Giải pháp 2: Giáo dục lồng ghép vào  Giải pháp 2: Giáo dục lồng ghép vào  các tiết Hoạt động tập thể  các tiết Hoạt động tập thể  + Về  nội dung các kĩ năng cần giáo  + Về  nội dung các kĩ năng cần giáo  dục: chủ  yếu tập trung vào phục vụ  dục và rèn luyện cho học sinh được  học   tập,   lao   động,   vui   chơi   trong  mở   rộng   nhiều   lĩnh   vực   trong   và  phạm vi nhà trường. ngoài nhà trường. + Hình thức: chủ yếu giáo dục thông   + Hình thức: tổ chức giáo dục và rèn  qua tiết Hoạt động đầu tuần, Hoạt  các   kĩ   năng   thông   qua   nhiều   hoạt  động cuối tuần. động khác nhau như  Hoạt động đầu  tuần, hoạt động Đội trước giờ  học,  giờ   ra   chơi,   Hoạt   động   cuối   tuần,  sinh hoạt Sao nhi đồng. +   Phương   pháp:   sử   dụng   chủ   yếu  +   Phương   pháp:   sử   dụng   phương  các   phương   pháp   vấn   đáp   và   trò  pháp nêu gương, thực hành, trò chơi,  chơi. điều tra, vấn đáp. 13
  14. +   Kết   quả   thu   được,   học   sinh   dễ  +   Kết   quả   thu   được:   học   sinh   chỉ  tiếp thu được các kĩ năng mới, củng  nắm được một số  kĩ năng chính, ít  cố được nhiều kĩ năng đã học, dễ áp  được vận dụng vào thực tiễn. dụng vào thực tiễn.  Giải pháp 3: Tổ chức giáo dục thông  Giải pháp 3: Tổ chức giáo dục thông  qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.  qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.  + Về nội dung, chủ yếu là các nhóm  +   Về   nội   dung,   có   nhiều   kĩ   năng  kĩ   năng   sống   để   giúp   học   sinh   tự  sống được giáo dục và kết hợp rèn  học, tự  chăm sóc bản thân, kĩ năng  luyện. Các nội dung này được giáo  thuyết   trình,   tranh   luận.   Các   nội  viên dạy học linh hoạt áp dụng tùy  dung   này   được   thống   nhất   và   áp  vào từng hình thức tổ chức. dụng đại trà. + Hình thức  tổ  chức: giáo dục kết  +   Hình   thức   tổ   chức:   giáo   dục   kĩ  hợp rèn kĩ năng sống thông qua các  năng sống trong giờ  học Hoạt động  hoạt động ngoài giờ  lên lớp do nhà  giáo   dục   ngoài   giờ   lên   lớp   (4  trường và lớp tổ chức là chủ yếu. tiết/tháng) là chủ yếu.  +   Phương   pháp   giáo   dục:   phương  +   Phương   pháp   giáo   dục:   gồm  pháp đặt vấn đề, điều tra, vấn đáp,  phương pháp vấn đáp, trò chơi, thực  trò chơi, thực hành, nêu gương. hành. + Kết quả  thu  được, học sinh tiếp  thu được các kĩ năng mới, củng cố  + Kết quả  thu  được: học sinh tiếp  được   các   kĩ   năng   đã   học   từ   trước.  thu được các kĩ năng cơ bản. Ít được  Được tham gia nhiều các hoạt động  tham gia các hoạt động ngoài giờ. đa dạng. 3.2.2. Các giải pháp mới áp dụng Giải pháp 1: Tổ chức giáo dục lồng ghép vào một số môn học * Nội dung giải pháp 14
  15. Giúp cho giáo viên dạy ở lớp 5 nắm được những kĩ năng sống cần thiết  để  giáo dục cho học sinh, các bài dạy cần tích hợp, các hình thức tổ  chức,  phương pháp giáo dục linh hoạt, có hiệu quả  nhất cho học sinh  ở  từng lớp,  phù hợp với từng thời điểm.  Giúp cho học sinh có được những kĩ năng sống cần thiết, dễ vận dụng   vào quá trình học tập, lao động, vui chơi và các hoạt động hằng ngày. * Các bước thực hiện Bước 1, Lựa chọn những kĩ năng sống cần thiết nhất, phù hợp với học  sinh vùng dân tộc.  Giáo viên giảng dạy  ở lớp 5 thực hiện ngay từ đầu năm học và có sự  điều chỉnh bổ  sung trong quá trình giáo dục. Lựa chọn các kĩ năng sống cần  thiết để  giáo dục cho các em nhằm mục đích nâng cao chất lượng học tập,   lao động, vui chơi và phục vụ cuộc sống hằng ngày. Ví dụ  môn Tiếng Việt, được lựa chọn  ở  các phân môn Tập đọc, Tập   làm văn, Kể chuyện, Luyện từ và câu hoặc Chính tả để  giáo dục các kĩ năng   sống như trong giao tiếp, ứng xử phù hợp, rèn tính cẩn thận, rèn các đức tính  tốt... Ví dụ môn Kĩ thuật, được lựa chọn một số bài để vận dụng một số  kĩ  năng thực hành. Ví   dụ   môn  Khoa   học,   lựa  chọn  các   kĩ   năng  có  tính  thực   hành,  trải   nghiệm, làm việc nhóm để giáo dục thông qua một số bài học cụ thể. Ví dụ  môn Đạo đức, lựa chọn các bài để  giáo dục nhóm kĩ năng giao  tiếp, ứng xử có văn hóa.  Bước 2, Xác định các phương pháp, hình thức tổ  chức để  giáo dục kĩ  năng sống cho học sinh. Về  phương pháp, hình thức giáo dục được giáo viên thống nhất sử  dụng  ngay từ  đầu năm học và trong quá trình giáo dục có sự  điều chỉnh để  phù hợp với đặc điểm của mỗi bài học, đặc điểm lớp học. 15
  16. Ví dụ  để  tích hợp vào các môn học đã chọn thì hình thức chủ  yếu là   hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. Dùng phương pháp đặt vấn đề, vấn đáp,   thực hành, trò chơi. Bước 3, Tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh Căn cứ vào thời khóa biểu, nội dung giáo dục kĩ năng sống đã lựa chọn,  giáo viên tiến hành giảng dạy kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu bài học đồng   thời tổ chức giáo dục kĩ năng sống lồng ghép vào bài học đó. Ví dụ 1, môn Khoa học, bài 18 Phòng tránh bị xâm hại.  Đối với giải pháp mới này, giáo viên tổ  chức cho học sinh xem vi deo  về tình huống kẻ xấu gạ gẫm lôi kéo trẻ em, đặt vấn đề về các tình huống có  thể  xảy ra. Tiếp theo học sinh được bày tỏ  quan điểm cá nhân trong từng  nhóm nhỏ  về  cách xử  lý các tình huống mà các em được xem vi deo hoặc  nghe giáo viên nêu. Ở mỗi tình huống, các em được tranh luận, phân tích rõ đó   là việc nên làm hay không nên làm để tránh bị xâm hại. Các em đi đến thống   nhất về  cách giải quyết tình huống đó. Như  vậy, thông qua tình huống, các   em được tự rút ra các kĩ năng sống cần thiết. Các em được thuyết trình trước   lớp. Cuối cùng giáo viên mới đi đến kết luận và rèn các kĩ năng cho các em,   để các em biết cách xử lý.  Ví dụ vào buổi đêm, không may người nhà em bị  ốm thì em phải vượt  qua sự sợ hãi của bản thân để đi gọi người thân ở chỗ khác, tìm y tá thôn bản   về  khám, chữa cho người thân. Hoặc khi bị  bọn cướp dọa cướp của và giết  thì kĩ năng đầu tiên là chấp hành theo yêu cầu của bọn cướp để  cho chúng  cướp được của chứ  tuyệt đối không được chống cự  thì sẽ  dễ  bị  chúng giết,  quá trình làm theo yêu cầu của bọn chúng cần bình tĩnh và nhớ  được một số  đặc điểm của chúng, để  sau khi bọn chúng đi thì ta sẽ  báo người lớn hoặc   công an.  Ví dụ 2, môn Tập đọc, bài Người gác rừng tí hon.  16
  17. Đối với giải pháp mới này, giáo viên kết hợp vận dụng câu hỏi trong  sách giáo khoa để  giáo dục kĩ năng xử  lý tình huống như  cậu bé trong bài.  Đồng thời giáo viên đưa thêm tình huống vào phần củng cố bài học: “Khi em  nhìn thấy một tên trộm lẻn vào nhà hàng xóm ăn trộm đồ vật, em sẽ làm gì?”.  Lúc đó cho học sinh được trao đổi trong nhóm, mỗi nhóm cử  đại diện nêu  cách xử lý của nhóm mình, học sinh được tranh luận và đưa ra giải pháp xử lý   hợp lý để đảm bảo an toàn cho em mà vẫn bắt được tên trộm. Sau cùng, giáo  viên mới đưa ra những kĩ năng xử lý tình huống cần thiết cho học sinh để các   em vận dụng có hiệu quả.  Ví dụ 3, môn Kĩ thuật, bài Cắt khâu thêu Đối với giải pháp mới, giáo viên vừa hướng dẫn kĩ thuật cắt, khâu,  thêu theo nội dung bài học, giáo viên vừa đặt vấn đề  về  những kĩ năng cần   cho cuộc sống để học sinh giải quyết. Học sinh tự nhận thức, nêu cách giải  quyết và đi đến kết luận. Ví dụ  giáo viên đặt vấn đề  “Khi quần áo của em bị  rách, em sẽ  làm  gì?”. Học sinh sẽ nêu các cách giải quyết như: “ bảo bố mẹ mua mới, tự khâu  lại, nhờ  người khác khâu lại...” Lúc này giáo viên định hướng: “Các em đã   được học cắt, khâu ở lớp. Vậy các em sẽ tự  khâu khi quần áo rách, nếu chỗ  đó khó khâu thì sẽ nhờ người khác khâu hộ để không bị lãng phí của cải” Khi  đó học sinh sẽ  rút ra được bài học, cần phải sử  dụng đồ  dùng cẩn thận, có  thể tự sửa lại đồ dùng bị hỏng, không nên lãng phí... Hình ảnh giáo dục kĩ năng sống thông qua môn Kĩ thuật (xem phụ lục). Ví dụ 4, môn Đạo đức, bài Tôn trọng phụ nữ Hướng dẫn các em biết  giao tiếp,  ứng xử  với bà mẹ, chị  em gái,  cô  giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội một cách phù hợp. Hình ảnh học sinh tham gia phần thi giao tiếp ứng xử (xem phụ lục). * Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp Để thực hiện được giải pháp này thành công, đối với giáo viên phải có  17
  18. kiến thức hiểu biết về  xã hội, có vốn kĩ năng sống phong phú, cách truyền   đạt và phương pháp dạy học linh hoạt; thứ hai, có phương tiện, trực quan hỗ  trợ. Đối với học sinh, các em cần phải có các kĩ năng cần thiết như  nghe,   đọc, quan sát, phân tích, thuyết trình và kĩ năng làm việc nhóm để hỗ trợ. Giải pháp 2: Giáo dục lồng ghép vào các tiết Hoạt động tập thể  * Nội dung giải pháp Giúp cho giáo viên và Tổng phụ  trách Đội nắm được nội dung, hình  thức, phương pháp khi giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 thông  qua các hoạt động tập thể  được tổ  chức phù hợp với từng lớp, từng thời   điểm.   Giúp cho học sinh có được các kĩ năng sống cần thiết thông qua các  hoạt động tập thể một cách sinh động, vui vẻ và bổ ích. * Các bước thực hiện Bước 1, xây dựng kế hoạch thực hiện cho từng tuần, từng tháng, năm  học. + Giáo viên dạy lớp 5 phối hợp với Tổng phụ trách Đội tổ  chức giáo  dục kĩ năng sống thông qua các tiết Hoạt động đầu tuần của từng tháng;  thông qua các hoạt động của Đội đầu giờ, giữa giờ, sinh hoạt Sao nhi đồng  của từng tuần. Ví dụ  tuần 2 chủ  điểm tháng 9, triển khai tuyên truyền Luật An toàn  giao thông cho học sinh  ở  các điểm trường tại buổi sinh hoạt dưới cờ  đầu   tuần thì chúng tôi lồng ghép giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn; kĩ năng xử  lý tình huống, đảm nhận trách nhiệm vào cùng buổi hoạt động tuyên truyền  đó. Ví dụ  tuần 3 chủ  điểm tháng 10,  tổ  chức cho  học sinh  xem phim  về  tấm gương học sinh nghèo vượt khó. Thông qua đó, chúng tôi giáo dục kĩ  18
  19. năng sống cho học sinh biết đặt mục tiêu vượt qua khó khăn, vươn lên trong  cuộc sống và trong học tập, kĩ năng tự tin vào cuộc sống. + Đối với các tiết Hoạt động cuối tuần, nội dung kĩ năng sống cần giáo   dục được giáo viên chủ  nhiệm tổ  chức cùng với các hoạt động tập thể  của  lớp theo từng tuần. Ví dụ ở tiết Hoạt động cuối tuần tháng 10, tại lớp 5A1,  giáo viên chủ  nhiệm đã đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống cùng với sinh hoạt lớp. Giáo  viên chủ  nhiệm đã rèn các kĩ năng tiết kiệm điện, kĩ năng sử  dụng điện an  toàn, cho học sinh thông qua việc cho học sinh đóng tiểu phẩm ngắn về  sử  dụng điện lãng phí ở nhà. Ví dụ   ở  tiết Hoạt động cuối tuần tháng 11, tại lớp 5A3,   giáo viên chủ  nhiệm cho học sinh bình chọn những bạn có nhiều thành tích trong học tập,  rèn luyện thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Thông qua đó, giáo viên  đã rèn được kĩ năng làm việc nhóm, tranh luận, kĩ năng thuyết trình cho học   sinh. Bước 2, Chuẩn bị cho các hoạt động giáo dục kĩ năng sống. Theo kế hoạch hoạt động Đội ở mỗi tuần, mỗi điểm trường, Tổng phụ  trách Đội hoặc giáo viên dạy lớp 5  ở  điểm trường đó bám vào nội dung đã   xây dựng để  chuẩn bị  về  nội dung kĩ năng cần giáo dục, chuẩn bị  về  hình  thức, phương pháp, cơ sở vật chất, con người tham gia hoạt động giáo dục kĩ   năng. Đối với học sinh, các em được giáo viên giao chuẩn bị  về  cơ  sở  vật   chất, tham gia vào các hoạt động giáo dục đó.   Ví dụ  tuần 2, tháng 9, để  triển khai tuyên truyền Luật An toàn giao  thông cho học sinh có hiệu quả  thì giáo viên xây dựng kịch bản, nội dung  chương trình tuyên truyền giáo dục kĩ năng sống. Phân công học sinh chuẩn bị  mũ bảo hiểm, xe đạp... để  tham gia đóng tiểu phẩm trong hoạt động tuyên   truyền đó. 19
  20. Ví dụ ở hoạt động giữa giờ ra chơi, để giáo dục kĩ năng sống cho học   sinh thông qua các trò chơi dân gian thì giáo viên phải nhắc học sinh chuẩn bị  về dụng cụ để tham gia chơi đó.  Ví dụ   ở  tiết Hoạt động cuối tuần, để rèn các kĩ năng sử  dụng điện an  toàn và tiết kiệm điện cho học sinh trong giờ sinh hoạt lớp thì giáo viên phải  chuẩn bị  hình thức, phương pháp giáo dục. Đồng thời phân công học sinh   chuẩn bị một số đồ điện như dây điện, ấm đun nước, bóng điện. Bước 3, thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Sau khi chuẩn bị về nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục các kĩ  năng sống cho học sinh theo kế hoạch từng tuần, từng tháng, chúng tôi tiến   hành giáo dục cho học sinh theo kế  hoạch đó.  Ở  mỗi tuần, mỗi tháng có sự  điều chỉnh bổ sung về nội dung, hình thức hoặc phương pháp để phù hợp với  học sinh. Ví dụ giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thông qua buổi tuyên truyền   về Luật An toàn giao thông ở  mỗi điểm trường, chúng tôi tiến hành cho học  sinh lớp 5 tham gia vào quá trình tương tác, xử lý các tình huống do chúng tôi  nêu ra. Sau đó để  cho học sinh được tự  nhận biết hành vi nào đúng, hành vi   nào sai, làm thế  nào để  không bị  tai nạn giao thông. Cuối cùng các em rút ra   bài học và tự  trình bày trước các bạn. Nếu học sinh chưa nêu được những  việc làm cần thiết để phòng tránh tai nạn hoặc trả lời chưa chính xác, chúng   tôi tiến hành trợ giúp các em. Hình  ảnh hướng dẫn học học sinh lớp 5A3 phòng tránh tai nạn đuối   nước (xem phụ lục). Ví dụ giáo dục kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, ứng xử đúng  mực thông qua các trò chơi dân gian như  trò kéo co ở  hoạt động giờ  ra chơi,   bịt mắt đánh trống...  ở buổi Hoạt động đầu tuần. Chúng tôi tiến hành hướng   dẫn cách chơi, kĩ thuật kéo co, nhắc nhở  học sinh về  lời nói, cử  chỉ, hành  động trước, trong và sau khi kéo co xong. Quá trình học sinh tham gia chơi   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0