Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học
lượt xem 2
download
Điểm mới của đề tài là bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ tự quản của các ban. Tăng cường giáo dục kĩ năng cho học sinh: kĩ năng giao tiếp, và kĩ năng hợp tác. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. Như chúng ta đã biết mục tiêu của giáo dục Tiểu học là “Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở”. Để đạt được mục tiêu đó, giáo dục tiểu học có m ộ t v ị trí vô cùng quan tr ọ ng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Ngoài việc dạy học, nâng cao chất lượng cho học sinh theo chương trình và sách giáo thì việc dạy cho học sinh các kĩ năng: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác và đặc biệt là kĩ năng xử lí các tình huống trong thực tế là vô cùng quan trọng. Để thực hiện được mục tiêu đó, thì công tác chủ nhiệm lớp của người giáo viên đóng vai trò vô cùng to lớn. Ngày nay, với yêu cầu của đổi mới giáo dục, ở các trường Tiểu học đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng về trình độ, nâng cao tay nghề để đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu dạy học mới. Từ những việc làm trên chất lượng giáo dục trong nhà trường đang ngày một nâng lên rõ rệt.Tuy nhiên trong thực tế với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là sự phát triển rộng rãi của Công Nghệ thông tin và mạng Internet một số học sinh tiểu học đang dần bị tha hóa về phẩm chất đạo đức như: không vâng lời cha mẹ, nói dối với người lớn. Đến trường không hợp tác với tập thể, không nghe lời thầy cô giáo, lười học bài, tìm cách đối phó với thầy cô và bè bạn, chưa có được các kĩ năng tự bảo vệ bản thân... Chính các biểu hiện của một số học sinh như vậy ít nhiều đã ảnh hướng lớn chất lượng dạy học của lớp học nói riêng và của nhà trường nói chung. Đứng trước thực tế như vậy, để giải quyết vấn đề trên thì giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp thực hiện . Chính vì th ế , đòi h ỏ i m ỗ i giáo viên ch ủ nhi ệ m l ớ p ph ả i bi ế t đ ố i t ượ ng h ọ c sinh, n ắ m đ ượ c tâm sinh lí, hi ể u hoàn c ả nh c ủ a h ọ c sinh… đ ể xây d ự ng k ế ho ạ ch phù h ợ p v ớ i tình hình th ự c t ế c ủ a l ớ p. Năm h ọ c 2019 – 2020, tôi đ ượ c phân công làm công tác ch ủ nhi ệ m l ớ p. Xu ấ t phát t ừ nh ữ ng lý do trên b ả n thân tôi băn khoăn và trăn tr ở làm th ế nào đ ể hoàn thành công tác ch ủ nhi ệ m l ớ p có đ ượ c k ế t qu ả cao, giúp h ọ c sinh có nhi ề u kĩ năng s ố ng, t ạ o đ ượ c uy tín v ớ i l ớ p, v ớ i ph ụ huynh và nhà tr ườ ng. Tôi đã l ậ p ra m ộ t k ế ho ạ ch cho công tác ch ủ 1
- nhi ệ m trong năm h ọ c v ừ a qua và thu ho ạ ch đ ượ c k ế t qu ả nh ư mong đ ợ i. Qua th ự c t ế th ự c hi ệ n, h ọ c h ỏ i thêm t ừ các đ ồ ng nghi ệ p, cùng v ớ i tuân th ủ s ự ch ỉ đ ạ o c ủ a b ạ n giám hi ệ u Nhà trường tôi đã đưa ra sáng kiện kinh nghiệm: “M ộ t s ố bi ệ n pháp nâng cao hi ệ u qu ả trong công tác ch ủ nhi ệ m l ớ p ở tr ườ ng Ti ể u h ọ c.” 1.2. Điểm mới của đề tài: Đã có nhiều người viết về công tác chủ nhiệm lớp, xây dựng nhiều biện pháp được áp dụng thực tế, nhưng ở sáng kiến này có hai điểm mới: * Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ tự quản của các ban. * Tăng cường giáo dục kĩ năng cho học sinh: kĩ năng giao tiếp, và kĩ năng hợp tác. 2
- 2.PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng năng lực của học sinh trong trường tiểu học: 2.1.1. Thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp : Trong thực tế ở trường có rất nhiều giáo viên có năng lực và kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp. Thế nhưng giáo viên chưa phát huy hết năng lực của mình. Chưa nhận thức rõ vê vài trò và tầm quan trong của công tác chủ nhiệm lớp. Ban giám hiệu Nhà trường chưa quản lý chặc chẽ công tác chủ nhiệm lớp, chưa quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên. Vì những lý do trên đã dẫn đến tình trạng một số học sinh trong lớp có những biểu hiện như đã nêu ở trên. Qua số liệu kết quả của trường từ năm học 2018 2019 của lớp cho thấy điều đó. Môn học và Tổng Hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn HĐGD số HS tốt thành 24 SL % SL % SL % 6 25 18 75 0 Năng lực Tổng Đạt tốt Đạt Cần cố gắng số HS SL % SL % SL % Tự phục vụ tự 24 12 50 12 50 0 0% quản Hợp tác 24 15 62,5 7 29,1 2 8,3 Tự học và GQVĐ 24 15 62,5 7 29,1 2 8,3 Phẩm chất Tổng Đạt tốt Đạt Cần cố gắng số HS SL % SL % SL % Chăm học chăm 24 15 62,5 7 29,1 2 8,3 làm Tự tin, trách 24 15 62,5 7 29,1 2 8,3 nhiệm Trung thực kỹ 24 15 62,5 7 29,1 2 8,3 3
- luật ĐK, yêu thương 24 15 62,5 7 29,1 2 8,3 Nguyên nhân dẫn đến chất lượng của các lớp như trên chính ví những lý do xuất phát sau đây: Giáo viên chưa nắm rõ hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm thiếu tính khả thi, khi thực hiện còn nhiều vướng mắc chưa kịp thời điều chỉnh kế hoạch. Chưa phối hợp tốt với giáo viên bộ môn cùng thực hiện hiện việc giáo dục năng lực, phẩm chất cho học sinh. Thiếu tính sáng tạo trong thực hiện, còn cứng nhắc, thực hiện theo nguyên tắc dẫn đến tính hiệu quản chứa cao. 2.1.2. Thực trạng của lớp tôi chủ nhiệm: Cũng như nhiều giáo viên tiểu học khác, từ lúc vào nghề đến nay, tôi luôn được làm công tác chủ nhiệm cũng đồng nghĩa với việc qua hàng năm tôi đã đúc rút được không ít kinh nghiệm từ công tác làm chủ nhiệm lớp. Được sự chỉ đạo và quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường đối với giáo viên về công tác chủ nhiệm lớp. Có sự giúp đỡ và phối hợp của phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục cho con em. Lớp tôi tổng số có tổng số 24 em trong đó: Nữ 12 và 4 em chưa đáp ứng được các kĩ năng theo yêu cầu. Học sinh sống phân bổ đều 2 thôn trong xã, trong đó có những địa điểm cách xa trường từ 5 đến 7 km trong khi một số học sinh tự đi xe đạp, ở một số thôn trên đường đến trường đều đi qua nơi có cánh đồng rộng và sông nên vào mùa mưa gió một số em gặp khó khăn trong việc đến trường. Có 1/3 số em bố mẹ đi làm ăn xa, sống với ông bà, tuy các em đi học đều nhưng việc chấp hành các nội quy của nhóm, lớp chưa nghiêm túc, chưa có sự kèm cặp hướng dẫn của người lớn, sống buông lỏng. Có 4 em trầm tính ít có ý kiến tranh luận, chia sẻ với bạn bè. Đa số học sinh chưa tự giác trong các hoạt động, Ban cán sự lớp chưa thể hiện được vai trò nhiệm vụ của mình, các em luôn chờ đợi sự hướng dẫn trực tiếp từ thầy giáo. Trong khi hiện nay, do định biên số tiết dạy và công tác kiêm nhiệm cũng như kế hoạch học 2 buổi/ ngày nên một số buổi giáo viên chủ nhiệm không trực tiếp giảng dạy. Kĩ năng giao tiếp của học sinh còn hạn chế: các em còn rụt rè khi đứng trước tập thể, bình thường vui chơi hò hét rất lớn nhưng khi gọi trả lời lại nói lí nhí trong miệng, thảo luận nhóm không dám nói to, không dám tranh luận, chưa biết đùm bọc, đoàn kết giúp đỡ nhau.… Lớp học còn trầm lặng, ý thức tập thể 4
- chưa cao. Các em chưa nắm rõ kĩ năng bơi an toàn, kĩ năng tự cứu mình, chưa nhận biết được vùng nước lũ và dòng nước xoáy,... Một số phụ huynh hoàn cảnh khó khăn, đi làm ăn xa, một năm chỉ về nhà vào dịp lễ tết nên không có thời gian quan tâm, hướng dẫn và giáo dục con em. Ông bà và người thân còn xem nhẹ các phong trào trong dạy và học, chưa quan tâm đến kĩ năng của con em, chưa có giải pháp tốt để giáo dục con em mình. 2.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học. 2.2.1. Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm Điều 34 Điều lệ trường Tiểu học quy định rõ về nhiệm vụ của người giáo viên Tiểu học là: Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy. Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục. Vì vậy giáo viên phải nắm chắc nhiệm vụ của mình trước khi bước vào lập kế hoạch chủ nhiệm. 2.2.2. Tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm học sinh của lớp mình phụ trách 5
- Để thực hiện tốt chức năng quản lý, giáo dục học sinh, ngay từ khi nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp phải tìm hiểu và nắm vững về từng học sinh lớp mình phụ trách. Thông thường, tôi tìm hiểu tình hình thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ, lưu ý đến các trường hợp đặc biệt và ghi chép những hoạt động nổi bật, hạn chế của lớp trong năm qua. Đồng thời tìm hiểu trực tiếp từ các em thông qua phiếu như sau: GIỚI THIỆU BẢN THÂN 1. Họ và tên:………………………….. Sinh ngày: ……………………... 2. Có ...... anh, chị, em. 3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo)............................................ 4. Đi đến trường bằng: (người lớn chở, đi bộ, tự đi xe đạp)........................ 5. Sống với: (ông bà, bố mẹ, người thân khác)........................................... 6. Kết quả học tập năm trước: (hoàn thành, không hoàn thành)................. 7. Môn học yêu thích:................................................................................... 8. Môn học cảm thấy khó:............................................................................ 9. Góc học tập ở nhà: (có, không)................................................................ 10. Những người bạn thân nhất trong lớp:..................................................... 11. Sở thích:................................................................................................... 12. Địa chỉ gia đình: ..................................................................................... 13. Số điện thoại của gia đình:....................................................................... Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh: hoàn cảnh kinh tế, địa vị bố mẹ trong xã hội, nếp sống của gia đình, sự quan tâm của bố mẹ đến vấn đề giáo dục con cái để từ đó giáo viên có thể tìm ra những nguyên nhân về hiện tượng tâm lý của học sinh. Tìm hiểu và nắm được đặc điểm của từng học sinh: tìm hiểu xem những học sinh nào bị khuyết tật (cận, nói lắp, điếc…) để sắp xếp chổ ngồi cho phù hợp, tìm hiểu trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, mối quan hệ với tập thể, với những người xung quanh và năng lực trí tuệ của học sinh. Ví dụ: Trong lớp tôi chủ nhiệm năm học 2019 2019 có nhiều em nhận thức rất nhanh nhưng sau đó lại quên ngay vì ghi nhớ của các em không bền. Từ đó giáo viên cho học sinh rèn luyện thường xuyên, lặp đi lặp lại kiến thức đã học nhiều lần để ghi nhớ bền vững phối hợp cùng giáo viên bộ môn để giúp đỡ các em học tập tốt hơn. Tìm hiểu về xu hướng, hứng thú và động cơ của học sinh trong học tập và các hoạt động khác, từ đó giáo viên hiểu được nguyên nhân để hướng dẫn, giáo dục học sinh đạt kết quả tốt. 6
- Ví dụ: Trong thực tế, có một số em học còn chậm các bộ môn như Toán hoặc Tiếng Việt nhưng các môn năng khiếu như Âm nhạc, Mĩ thuật,… thì học rất tốt do các em có hứng thú và say mê các môn học này. Từ đó, giáo viên tạo điều kiện giúp các em có hứng thú với môn Toán, Tiếng Việt. Tóm lại: Muốn thực hiện những điều nói trên yêu cầu người giáo viên phải : * Nghiên cứu hồ sơ học sinh (học bạ, lý lịch của học sinh ở lớp dưới). * Quan sát hằng ngày các hoạt động và mối quan hệ của học sinh. * Thăm gia đình học sinh và trò chuyện trao đổi với phụ huynh học sinh. * Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho học sinh. 2.2.3. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm Sau khi nắm bắt các thông tin cơ bản của học sinh trong lớp tôi tiến hành lập kế hoạch chủ nhiệm. Lập bảng điều tra cơ bản TT Họ &tên Năm Họ tên Nghề Địa Đối Kết Năng Nhữn sinh bố( mẹ nghiệ chỉ tượn quả khiế g ) p g gia năm u điểm đình học đặc cần trướ biệt lưa ý c 1 ... .... ... ..... .... ..... .... ..... ..... Đặc điểm tình hình lớp + Tổng số học sinh: .. ( nam .. nữ ...) Con dân tộc : .. + Con gia đình cán bộ : … + Con gia đình nông dân: ... + Con gia đình công nhân:... + Con gia đình làm các ngành nghê khác:... + Con mồ côi:............... + Con gia đình có hoàn cảnh đặc biệt:...... Thuận lợi:.................. Khó khăn:.................. Xây dựng chỉ tiêu: ....................... Các biện pháp thực hiện: .............. 2.2.4. Triển khai kế hoạch chủ nhiệm: 2.2.4.1. Phổ biến kế hoạch: Phổ biến kế hoạch cho toàn thể học sinh của lớp vào buổi sinh hoạt lớp đầu tiên của tháng thứ nhất để tiến hành thực hiện. 7
- Phổ biến kế hoạch đến từng phụ huynh thông qua trong hội nghị họp phụ huynh đầu năm để phối hợp thức hiện. 2.2.4.2. Giám sát quá trình thực hiện kế hoạch của học sinh để nắm bắt tình hình và điều chỉnh kế hoạch: Sau khi triển khai kế hoạch, tôi tiến hành cho học sinh thực hiện kế hoạch từ tuần thứ hai và quan sát học sinh thực hiện. Đồng thời ghi chép lại những việc làm được và chưa làm được vào sổ theo dõi, và tổng kết trước học sinh vào cuối mỗi tuần, vào cuối mỗi tháng. Dựa vào quá trình thực hiện của học sinh và điều chỉnh những vướng mắc trong kế hoạch. 2.2.4.3. Sơ kết và tổng kết hoạt động của lớp. Vào cuối mỗi tuần, thông qua tiết sinh hoạt lớp, sau khi nghe HĐTQ và các ban đánh giá nhận xét các hoạt động của lớp, phần còn lại, tôi tổ chức tổng kết thi đua, đánh giá lại việc thực hiện kế hoạch trong tuần. Tương tư, cuối mỗi tháng, cuối mỗi học kỳ đều có tổng kết đánh giá. Qua quá trình theo dõi lấy minh chứng giúp học sinh bình bầu các danh hiệu cho cá nhân và nhóm trình lên nhà trường và hội phụ huynh khen thưởng theo quy định. 2.2.5. Xây dựng Hội đồng tự quản có hiệu quả Muốn tổ chức tốt công tác giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm phải chăm lo tổ chức, xây dựng lớp thành một tập thể đoàn kết nhất trí, biết tự quản lý các công việc của tập thể lớp. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp với các lực lượng giáo dục, xây dựng học sinh lớp chủ nhiệm thành một tập thể tiên tiến, biết tổ chức, điều khiển, quản lí, đánh giá kết quả hoạt động của tập thể và của mỗi thành viên thông qua các ban. Xây dựng Hội đồng tự quản phải dựa trên nguyên tác lấy ý kiến dân chủ của tập thể. 2.2.5.1. Xây dựng đề án bầu nhân sự. * Trước khi bầu cử: Sau khi ổn định mọi nếp lớp tôi đã định hướng cho học sinh lựa chọn những bạn có năng lực và học lực tốt để giới thiệu vào Hội đồng tự quản lớp và các ban theo yêu cầu. Công việc này được định hướng cho học sinh trước một tuần. Trong một tuần đó các em tìm ra những bạn có năng lực và báo cáo lên giáo viên chủ nhiệm. Là những bạn nhanh nhẹn, hoạt bát trong công việc, có khả năng quản lý lớp tốt, có năng lực giúp đỡ các bạn ngày càng tiến bộ, có khả năng đưa phong trào thi đua của lớp ngày càng đi lên… * Tiến hành bầu cử: Bầu lãnh đạo Hội đồng tự quản và các Ban Công việc này do học sinh tự thực hiện từ việc ứng cử, đề cử và bầu đều được thực hiện trên nguyên tác dân chủ. Tuy nhiên để Hội đồng tự quản có chất 8
- lượng giáo viên phải có sự hướng dẫn và gợi ý để các em giới thiệu đúng người vào Hội đồng Tự quản và các ban. Quy định chức năng nhiệm vụ cho từng loại cán bộ tự quản Sau khi công tác bầu cử đã hoàn thành giáo viên chủ nhiệm tiến hành giao nhiệm vụ cho Hội đồng Tự quản và các Ban +Nhiệm vụ của Chủ tịch HĐTQ: Tổ chức theo dõi hoạt động tự quản của lớp (dưới sự chỉ đạo, cố vấn của giáo viên chủ nhiệm) như: các tiết Sinh hoạt tập thể hàng tuần, các cuộc hội ý cốt cán của lớp, các hoạt động giáo dục theo quy mô lớp. Luôn luôn có trách nhiệm quản lí lớp trong mọi hoạt động của trường, nhận xét, đánh giá kết quả thi đua các mặt của lớp hàng tháng, học kỳ và năm học. Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch HĐTQ phụ trách văn nghệ, thể thao, vệ sinh: Điều khiển và theo dõi các hoạt động văn thể của lớp thông qua các Trưởng ban có liên quan; điều khiển các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao của lớp. Nhận xét đánh giá kết quả trước lớp báo cáo cho Chủ tịch HĐTQ. Nhiệm vụ của Phó chủ tịch HĐTQ phụ trách học tập: Tổ chức điều khiển các hoạt động tự quản học tập của lớp, tổ chức các hoạt động học tập theo chủ đề; tổ chức thi tìm hiểu, giải đáp thắc mắc trong học tập, đề xuất với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn về kế hoạch, nội dung học tập; tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập; phụ trách, có kế hoạch giúp đỡ các bạn học còn chậm; theo dõi, đánh giá kết quả học tập của lớp hàng tuần, hàng tháng, học kỳ và báo cáo với giáo viên chủ nhiệm, trao đổi với các nhóm trưởng để có nhận định đánh giá hoạt động chung của lớp. Nhiệm vụ của các Trưởng ban: Theo dõi và điều khiển các hoạt động của ban; nắm được tình hình cụ thể về học tập, kỉ luật của từng ban viên, tổng hợp kết quả hàng tuần; nhắc nhở, động viên các thành viên của ban và báo cáo kết quả với HĐTQ. 2.2.6. Tập huấn cho Hội đồng tự quản và các Ban Sau khi đã thành lập được HĐTQ của lớp, giáo viên tổ chức tập huấn cho HHĐTQ và các ban về cách thức làm việc, ghi chép báo cáo, kiểm tra đôn đốc các ban học tập là làm việc theo quy đinh. Sau khi được tập huấn cho các ban ngồi thành các nhóm và thảo luận về nhiệm vụ của các ban cũng như nhiệm vụ của Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐTQ. Mỗi nhóm cử một thư ký viết ra nhiệm vụ của Ban, sau đó đọc cho cả lớp cùng nghe. Dựa vào kết quả thảo luận của từng nhóm giáo viên đưa ra nội quy chung của lớp và xây dựng tiếu chí thi đua của lớp. Cho các ban thể hiện nhiệm vụ lên góc lớp để cùng thực hiện. 9
- Cuối mỗi tuần, vào tiết Sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, Ban lãnh đạo, các Trưởng ban báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của học sinh, giáo viên nắm được khả năng quản lí lớp của HĐTQ. Cuối mỗi tháng, giáo viên tổ chức họp Ban lãnh đạo, các Trưởng ban một lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục. Như vậy, với việc hướng dẫn học sinh thành lập và xây dựng một HĐTQ nhanh nhẹn, có đủ năng lực, khả năng tốt sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt hơn công tác chủ nhiệm. 2.2.7. Thực hiện phương pháp giáo dục cá biệt và phương pháp giáo dục tập thể. Giáo viên phải biết năng lực học tập của mỗi học sinh để từ đó phân hóa đối tượng trong hoạt động học tập. Dạy học hiện nay giáo viên phải nhiệt tình tổ chức học theo nhóm, nhóm trưởng điều khiển. Mỗi nhóm trưởng là một giáo viên nhỏ hướng dẫn giúp đỡ các bạn trong nhóm hoạt động, giúp học sinh có cách học tốt: tự học, tự trải nghiệm và đạt mục tiêu đề ra. Giáo viên hướng dẫn, theo dõi, nhận xét đúng thực chất năng lực của từng em để có biện pháp hỗ trợ trong các tháng tiếp theo. Nếu giáo viên không quan tâm và không đánh giá đúng thực chất thì sẽ hỏng kiến thức của các em nếu như các em chưa mạnh dạn cứu trợ. Hướng dẫn Phó chủ tịch HĐTQ phụ trách học tập xây dựng kế hoạch cho Ban học tập, Trưởng ban điều khiển lớp. Khi xây dựng nền nếp học tập, mỗi ban đã thể hiện được vai trò của mình và điều khiển các nhóm hoạt động. Nếu nền nếp học tập không tốt thì hiệu quả của các ban cũng không hoàn thành. Vì vậy người giáo viên cần hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời những học sinh chưa hoàn thành và xây dựng nền nếp học tập có hiệu quả. Giáo viên hướng dẫn các ban xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hàng ngày, chú ý phải tạo công bằng trong học sinh. Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra sổ của các em vào cuối tuần, nêu một số việc chưa làm được, những việc làm tốt và tổ chức khen thưởng để tạo động lực cho các em vào những tuần tiếp theo. Trong học tập cần xây dựng nhóm học tập như: “Đôi bạn cùng tiến”, “Em yêu Toán học”.... để các em chia sẻ. Đối với những em còn chậm, giáo viên chủ nhiệm phải biết rõ nguyên nhân và giúp đỡ để học sinh tiến bộ; Tổ chức kế hoạch học tập cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần nghiên cứu tìm hiểu cụ thể để có biện pháp thích hợp giáo dục các em toàn diện. 10
- 2.2.8. Thực hiện tốt công tác phối kết hợp. Như đã nói trên, một phần học sinh của tôi sống với ông bà và người thân vì bố mẹ đi làm ăn xa. Do đó rất hạn chế trong việc nhắc nhở, giáo dục con em ở tất cả các mặt: học tập, rèn luyện, năng lực, phẩm chất,... Trong khi đó, ở độ tuổi vui chơi của các em, để tự ý thức được hành động và việc làm của mình rất khó, đều mang tính chất tự phát. Vì vậy, ngoài việc áp dụng một số biện pháp truyền thống như: gặp gỡ, thăm hỏi gia đình các em vào các dịp, tìm hiểu ở địa phương nơi các em sinh sống thì cứ đầu năm học, tôi lưu lại tất cả số điện thoại của cha mẹ các em và những người em sống nhờ khi bố mẹ làm ăn xa. Sau đó áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, tôi lập một nhóm Facebook và Zalo (Hai phần mềm nói chuyện miễn phí nhờ internet) riêng cho học sinh lớp mình. Hằng ngày, tôi cập nhật các hoạt động học tập, rèn luyện cũng như kết quả cụ thể và kế hoạch hướng dẫn tự học ở nhà trên nhóm để phụ huynh tiện theo dõi, có thể thảo luận trực tiếp trên đó. Đồng thời, họ có thể nhắc nhở, giáo dục con em từ xa hoặc thông qua người thân. Mặt khác, những thay đổi trong quá trình học tập và rèn luyện của các em sẽ được phụ huynh nắm bắt chủ động. Ngoài ra tôi còn lập riêng cho lớp một tài khoản Gmail sau đó cho học sinh viết mật khẩu đưa cho bố mẹ. Trên Gmail các phụ huynh và giáo viên có thể trao đổi với nhau về nội dung các bài tập hay, hay đề xuất một ý kiến nguyện vọng gì đề được các phụ huynh khác biết và góp ý. Ở trên đó tôi thường đưa lên các bài kiểm tra theo 4 mức qua từng tháng do đó một số phụ huynh họ tự kiểm tra được mức độ học tập của con mình qua từng tháng. Bởi vì hiện nay phần lớn phụ huynh đều sử dụng thành thạo các phần mên trên internet. Kết quả được phụ huynh tán thành và lan tỏa rộng. 2.2.9. Cần coi trọng công tác chủ nhiệm lớp là một nghệ thuật. Nghệ thuật ở đây chính là sự linh hoạt, sự mềm dẻo nhưng cương quyết, khen thưởng đúng người, nhắc nhở đúng tội không thiên vị và không bỏ sót, làm thế nào để nghiêm minh và không mất lòng tin ở các em. Trong quá trình học, tôi luôn nắm vững tâm lí trẻ rất thích khen nên dù em có tiến bộ chỉ một chút thôi cũng cần tuyên dương, động viên để em cố gắng hơn nữa. Chẳng hạn lớp tôi có 3 em luôn đi học muộn. Thầy giáo nhắc nhở nhiều lần mà chưa tiến bộ. Đột nhiên có hôm em đi học đúng giờ, vậy là tôi khen em trước lớp. Được các bạn khích lệ, từ hôm đó, số buổi đi học muộn của em giảm hẳn và dần dần em đó đã có thói quen đi học đúng giờ. Riêng 2 em xa trường, tôi luôn chủ động và giữ liên lạc với phụ huynh để nhắc nhở em đi học chuyên cần và đúng giờ. Hay trong một bài chính tả nhìn tổng thể chữ viết 11
- nguệch ngoạc, trình bày bẩn nhưng tôi vẫn chịu khó tìm ra một chữ hoặc một nét chữ đẹp trong bài để khen như: “Em viết các con chữ rất đẹp nhưng chú ý các nét nối và cách trình bày em nhé” giúp em cảm thấy vui mừng và phát huy điểm tốt đó. Giáo viên không nên chê vì điều đó sẽ làm cho em tự ti, bất mãn không biết phải làm thế nào, không biết bắt đầu từ đâu để khắc phục. Hoặc trong tư thế ngồi viết của các em cũng vậy. Giáo viên nên nhìn một lượt trong lớp chọn em có tư thế ngồi đúng nhất để nêu gương. Chẳng hạn: Ngồi như em A là đúng tư thế. Như vậy các em sẽ nhìn em đó để làm theo. Vì thế giáo viên chủ nhiệm lớp cần lưu tâm đến mỗi một học sinh để các em thấy được điểm tốt của mình mà phát huy, giúp các em vươn tới sự hoàn thiện bản thân. 2.2.10. Chú trong hoạt động tự quản của học sinh Biết các em thích làm người lớn, tôi giao toàn bộ giờ sinh hoạt cho các em. Tiết sinh hoạt lớp phải được tiến hành theo một quy trình thống nhất. Thứ nhất: Chủ tịch Hội đồng tự quản đánh giá nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần qua. Thứ hai: Dưới sự điều hành của Chủ tịch hội đồng tự quản, các ban tiến hành đánh giá nhận xét hoạt động của từng ban mình phụ trách trong tuần qua. Thứ ba: Sau khi nghe ý kiến nhận xét của HHĐTQ và các ban đến lúc các em được thoải mái trình bày những suy nghĩ, những thắc mắc của mình. Thứ tư: Bình bầu thi trong tuần theo các tiêu chí. Cuối cùng: Giáo viên chủ nhiện nhận xét tổng hợp ý kiến của các ban giải đáp thắc và nêu kế hoạch tuần mới. Đặc biệt, biết trong lớp có nhiều em rụt rè, nhút nhát, tôi đã gợi ý cử những em đó phát biểu ý kiến giúp em mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Chính vì thế, ngoài việc nhận thức của các em được nâng lên thì kĩ năng giao tiếp của các em cũng dần được cải thiện. 2.2.11. Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Thông qua hoạt động giáo dục kĩ năng sống, giúp học sinh củng cố, bổ sung và mở rộng thêm tri thức đã học, phát triển óc thẩm mĩ, tăng cường thể chất, yêu quê hương, yêu đất nước. Giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống dưới nhiều hình thức hoạt động như hoạt động theo chủ điểm ở tài liệu Sống đẹp, qua các tiết Sinh hoạt lớp, tiết Hoạt động giáo dục Đạo đức… nhưng các hoạt động này phải có quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất với nhau trong quá trình giáo dục. Ví dụ: Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Mỗi bạn đều làm ít nhất một việc tốt trong tuần để góp phần xây dựng lớp học thân thiện học 12
- sinh tích cực như tưới nước cho cây cảnh, làm một sản phẩm để trưng bày có thể là vẽ một bức tranh, viết một bài thơ, một bài văn hay, cắt một bông hoa, làm một con bướm, xếp một cái quạt, cái thuyền, làm đu quay…Hay tích cực phát biểu xây dựng bài, giúp bạn giải một bài toán khó, biết nhắc nhở bạn khi thấy bạn làm một việc xấu… Tổ chức thi đua giữa các ban, các nhóm về thực hiện 15 phút đầu giờ, ca múa tập thể, tập hát, để bồi dưỡng thêm những em còn rụt rè, chưa tự tin. Ở một số tiết Giao lưu tập thể và Hoạt động tập thể, tôi thường tổ chức cho các em tự làm quà tặng bạn. Những món quà đơn giản nhưng ý nghĩa, vừa phục vụ việc học tập và rèn luyện của các em, đồng thời giúp các em biết đoàn kết, yêu thương và chia sẽ với nhau. Ở một số tiết học Tự chọn, tôi thường trình chiếu (thông qua màn hình TV) cho các em xem những câu chuyện về tình cảm gia đình, bạn bè, người thân; những bài học về lời ăn tiếng nói; một số tấm gương; một vài bộ phim tài liệu,...với hi vọng, đâu đó các em nhặt góp cho mình những đam mê, những kiến thức thực tiễn trong cuộc sống hằng ngày, hướng các em đến với “chân – thiện – mỹ.” Giáo viên chủ nhiệm cần cố vấn, cung cấp tài liệu có liên quan đến giáo dục kĩ năng sống, đặc biệt là kĩ năng dưới nước như: kĩ năng bơi an toàn, tự cứu mình, cứu người khác, nhận biết được vùng nước lũ và dòng nước xoáy,... Hướng các em tổ chức theo hình thức sân khấu hóa nội dung các tài liệu hướng dẫn bằng các tình huống cụ thể, giúp các em phát huy được năng lực và khắc sâu nội dung. Hiện nay, đa số học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn, việc phát triển khả năng tự học và khám phá còn hạn chế. Tôi đã mạnh dạn tổ chức dạy học ngoài trời các tiết có nội dung liên quan đến việc quan sát của các em như: tả cánh đồng, ngôi trường, cây cối.... để các em quan sát một cách tỉ mỉ, cụ thể lúc đó các em mới có vốn từ để viết văn. Trong giờ toán liên quan đến thực hành đo độ dài, tôi đã cùng học sinh ra sân đo diện tích sân trường, bồn hoa, nhà xe... và cho học sinh đổi đơn vị đo liên quan đến bài học... Kết hợp với giáo viên dạy các môn như Kĩ thuật, Mĩ thuật... cho các em trải nghiệm như trồng rau, trồng hoa, vẽ tranh phong cảnh... Từ nh ững giờ h ọc đó, học sinh trở nên nhanh nhẹn, kĩ năng tự học được phát triển, có niềm đam mê, sáng tạo trong học tập. Nhờ những việc làm trên cuối năm học 201 2018 lớp tôi chủ nhiệm đã mạng lại kết quả như mong đợi. Trong lớp tất cả học sinh đã thực hiện được các nhiệm vụ về học tập; Học sinh nhanh nhẹn trong các hoạt động các em ngoan ngoãn lễ phép biết vâng lời thầy cô và cha mẹ; Các bạn trong lớp thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập. Số liệu cụ thể: 13
- Môn học và Tổng Hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn HĐGD số HS tố t thành 24 SL % SL % SL % 12 50,0 12 50,0 0 0% Năng lực Tổng Đạt tốt Đạt Cần cố gắng số HS SL % SL % SL % Tự phục vụ tự 24 12 50,0 13 50,0 0 0 quản Hợp tác 24 19 79,0 5 20,0 0 0 Tự học và GQVĐ 24 18 75,0 6 25.0 0 0 Phẩm chất Tổng Đạt tốt Đạt Cần cố gắng số HS SL % SL % SL % Chăm học chăm 24 24 100 0 0 0 0 làm Tự tin, trách 24 24 100 0 0 0 0 nhiệm Trung thực kỹ 24 24 100 0 0 0 0 luật ĐK, yêu thương 24 24 100 0 0 0 0 Số học sinh đạt xuất sắc : 12 /24 em chiếm 50 % Số học sinh được khen vì có thành tích vượt trội là 12/24 em chiếm 50% Lớp được nhà trường khen tăng: lớp xuất sắc. Yêu cầu đổi mới của giáo dục đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm, người giáo viên phải không ngừng học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm đổi mới công tác giáo dục, dạy học cũng như cách tổ chức các hoạt động, đánh giá… theo những đổi mới giáo dục để đảm bảo mục tiêu vừa dạy chữ, vừa dạy người và phải tâm huyết với học sinh lớp chủ nhiệm. Thực hiện hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp chính là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 14
- 3. PHẦN KẾT LUẬN: 3.1. Ý nghĩa đề tài: Từ nghiên cứu lý luận đến thực tiễn áp dụng, đề tài đã có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp của học sinh trong trường Tiểu học. Đề tài còn có ý nghĩa từ những bài học kinh nghiệm sau: 1. Nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm lớp là việc làm quan trọng, giúp người giáo viên thực hiện đúng nhiệm vụ, xây dựng động cơ làm việc đúng đắn. 2. Để thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp trước hết giáo viên phải nắm được đối tượng học sinh của lớp, biết được tâm lý của từng học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, đời sống kính tế của gia đình học sinh. 3. Xây dựng được kế hoạch hoạt động cụ thể: Kế hoạch tuần, tháng và tổng thể cả năm. Chú ý kế hoạch xây dựng phải thực hiện trên nội quy, quy định của nhà trường và căn cứ vào quy định của Điều lệ trường Tiểu học, căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ của Nhà trường trong năm học. Kế hoạch xây dựng phải linh hoạt, có sự điều chỉnh qua từng giai đoạn phù hợp với xu thế phát triển của yêu cầu giáo dục. 4. triển khai kế hoạch thực hiện cần chú trọng đến quy trình và giúp học sinh và các lực lượng tham gia giáo dục biết được kế hoạch đề cùng thực hiện đúng định hướng chung. 15
- 5. Học sinh là cánh tay phải đắc lực cho giáo viên thực hiện thành công các kế hoạch dạy học và giáo dục. Vì thế việc thành lập Hội đồng tự quản học sinh của lớp là điều vô cùng quan trọng không được xem nhẹ. HĐTQ phải được tập thể lớp giới thiệu và bầu lên. 6. Để giúp học sinh thực hiện tốt hoạt động tự quản, trước hết các em phải có kỹ năng tự quản tốt. Vì vậy cần tổ chức tập huấn tốt các kỹ năng cho Hội đồng tự quản, các ban hoạt động đúng nhiệm vụ. 7. Học sinh cá biệt là những học sinh cần sự quan tâm giáo dục nhiều của giáo viên. Người giáo viên chủ nhiệm cần vận dụng tốt phương pháp giáo dục cá biệt. 8. Các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục vô cùng quan trọng. Thực hiện tốt công tác phối hợp các lực lượng giáo dục là đã thành công lớn trong giáo dục. Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm là phải thực hiện tốt công tác phối hợp các lực lượng giáo dục. 9. Để thực hiện thành công các mục tiêu đề ra, một vấn đề không được xem nhẹ đó là sự mềm dẽo trong rèn luyện học sinh. Vì vậy cần coi công tác chủ nhiệm lớp là một nghệ thuật. 10. Trong quá trình thực hiện các hoạt động chủ nhiệm lớp, người giáo viên cần coi trọng thiết kế và tổ chức các hoạt động tự quản của học sinh. 11. Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trãi nghiệm, nâng cao chất lượng thực hành vận dụng cho các em tham gia. 3.2. Kiến nghị , đề xuất: Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã tích lũy được qua quá trình làm công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên đó chưa phải là kết quả mà tôi dừng lại, bản thân tôi còn phải cố gắng và mong muốn đón nhận những ý kiến chia sẻ nhiều hơn nữa để tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Để đề tài này phát huy được tác dụng tôi kiến nghị, đề xuất một số vấn đề: * Về phía nhà trường: Có sự chỉ đạo sâu sát và đồng bộ trong thực hiện nhiệm vụ năm học, đặc biệt chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, cần nhân rộng đề tài này để toàn bộ đội ngũ giáo viên trong toàn trường thực hiện. * Về phía giáo viên chủ nhiệm: Nhận rõ vài trò và nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường Tiểu học. Mỗi giáo viên phải không ngừng học tập để nâng cao tay nghề đặc biệt là nghiệp vụ chủ nhiệm lớp ở tiểu học. * Về phía phụ huynh: Phụ huynh đóng một vai trò không nhỏ trong giáo dục con em của mình. Vì vậy phụ huynh cần phối hợp chặc chẽ với giáo viên, nhà trường, nắm bắt các diễn biến về tâm lý, học tập để cùng giáo viên thực hiện tốt công tác dạy chữ, dạy người. 16
- Rất mong sự góp ý chân thành của tất cả các bạn đồng nghiệp, Hội đồng Khoa học Nhà trường và Phòng Giáo dục & Đào tạo để sáng kiến kinh nghiệm của tôi đạt chất lượng cao hơn trong việc thực hiện những năm tiếp theo. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Lệ Thủy, ngày 25 tháng 5 năm 2020 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 220 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 169 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 189 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 175 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 102 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 147 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn