Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy - học ở trường Tiểu học
lượt xem 5
download
Mục đích của sáng kiến này là tiếp tục đổi mới công tác quản lý - Nâng cao chất lượng giáo dục góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, yêu cầu của công cuộc CNH - HĐH đất nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy - học ở trường Tiểu học
- Trần Thị Minh Thư Trường Nguyễn Bá Ngọc PHÂN M ̀ Ở ĐÂU ̀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở Việt Nam nói chung và việc giảng dạy ở Tiểu học nói riêng là một vấn đề được xã hội quan tâm. Hoạt động dạy học trong trường tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả của cả quá trình dạy học, là con đường chủ đạo để nhà trường đạt được mục tiêu giáo dục. Bậc tiểu học là bậc tạo nền móng vững chắc về kiến thức, kĩ năng, năng lực hoạt động và cả phẩm chất cho học sinh để các em sẵn sàng tham gia vào bậc học tiếp theo. Qua bao năm công tác, kinh nghiệm cho thấy chất lượng trong nhà trường tiểu học phụ thuộc phần lớn vào vai trò của giáo viên và một phần ý thức học tập của học sinh.Vậy nên việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và việc quản lí nề nếp học tập của học sinh được quan tâm hàng đầu trong nhà trường. Hơn nữa trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc nơi tôi công tác là trường đã có không ít thành tích. Là một cán bộ quản lí, tôi luôn tự nghĩ mình cần phải làm gì để duy trì và phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được trong những năm qua. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở trường Tiểu học”. II.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. Mục đích nghiên cứu: Tiếp tục đổi mới công tác quản lý Nâng cao chất lượng giáo dục” góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, yêu cầu của công cuộc CNH HĐH đất nước. 2. Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc. Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy –học ở trường Tiểu học Trang 1
- Trần Thị Minh Thư Trường Nguyễn Bá Ngọc 3. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu: Hoạt động dạy – học của Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc trong 3 năm: 20132014;20142015; 20152016. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tìm hiểu, quan sát Phương pháp thống kê và tổng kết kinh nghiệm PHÂN NÔI DUNG ̀ ̣ I. CƠ SỞ LY LUÂN ́ ̣ Dạy học là hoạt động trung tâm của nhà trường. Mọi hoạt động đa dạng và phức tạp khác của nhà trường đều hướng vào tiêu điểm này. Vì vậy quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình sư phạm của thầy, hoạt động học tập của trò, diễn ra chủ yếu trong quá trình dạy học. Người quản lí phải nhận thức đúng vị trí quan trọng và tính đặc thù của hoạt động dạy học để có những biện pháp quản lý khoa học, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng của nhà trường. Quản lí hoạt động dạy – học là nhiệm vụ trung tâm của người quản lí giáo dục .Xuất phát từ vị trí quan trọng này, người quản lí phải dành nhiều thời gian và công sức cho công tác quản lí hoạt động dạy – học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường. II. THỰC TRANG VÂN ĐÊ NGHIÊN C ̣ ́ ̀ ỨU Đăc điêm tinh hinh nha tr ̣ ̉ ̀ ̀ ̀ ương va th ̀ ̀ ực trang vê ho ̣ ̀ ạt động dạy – học trong nhà trường. Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc là một trường tiểu học xa trung tâm, học sinh đi lại khó khăn, cac em ch ́ ủ yếu là con em dân tộc thiểu số ( 90%) trình Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy –học ở trường Tiểu học Trang 2
- Trần Thị Minh Thư Trường Nguyễn Bá Ngọc độ dân trí của phụ huynh học sinh thấp, đa số chưa có điều kiện để quan tâm tới việc học của các em . Chất lượng giáo dục của nhà trường còn thấp, tỉ lệ học sinh xuất sắc còn ít, tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành các môn còn cao, tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học còn thấp. Chất lượng đội ngũ giáo viên về năng lực chuyên môn chưa đồng đều đặc biệt đội ngũ giáo viên nguồn còn rất hạn chế. Việc phát huy sức mạnh tập thể và việc đổi mới phương pháp trong tổ chức lớp học còn chậm cải tiến. Thực trạng về hoạt động dạy học của nhà trường như trên là do những nguyên nhân sau: Sự quan tâm của phụ huynh đến việc học của con em còn ít .Việc học tập của học sinh dường như phó mặc cho thầy cô ở trường. Hơn nữa ý thức học tập của học sinh tiểu học còn thấp, các em chưa tự giác học tập dù ở lớp hay ở nhà, các em chưa chủ động hợp tác với thầy cô trong hoạt động học của mình, hoạt động học của các em đều phải do thầy cô điều khiển và nhắc nhở hằng ngày. Bên cạnh đó các em còn đua đòi bạn bè, anh chị lao vào những cuộc chơi game vô bổ quên cả việc học hành, thậm chí còn trốn học để chơi game dẫn đến học hành sa sút ảnh hưởng đến chất lượng của nhà trường, hàng năm nhà trường đều có ít nhất một đến hai trường hợp thầy cô phải thường xuyên vận động học sinh đến trường do nghiện game mà bỏ học. Về đội ngũ giáo viên, có một số giáo viên đã lớn tuổi không bắt kịp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học của thời đại; có đến 40 % giáo viên nữ trong thời gian mang thai và nuôi con nhỏ nên thời gian học tập nghiên cứu việc dạy học cũng hạn chế; một số ít giáo viên có kiến thức lại không có tâm huyết với nghề họ làm việc mang tính đối phó là chính.Việc tiếp cận và áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học và đầu tư cho việc dạy học, trao đổi thông tin qua Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy –học ở trường Tiểu học Trang 3
- Trần Thị Minh Thư Trường Nguyễn Bá Ngọc mạng Internet,…còn nhiều hạn chế. Số giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh còn quá ít. Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đầy đủ chưa trang bị đầy đủ về trang thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học thường ngày, chưa có phòng làm việc cho Ban giám hiệu, chưa có các phòng Đội, phòng thư viện, y tế, thiết bị,….Các bộ phận còn làm chung phòng với nhau nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như chất lượng giảng dạy của nhà trường. Kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động của giáo viên dường như là không có như thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, thi giáo viên viết chữ đẹp cấp trường,…; kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động của học sinh vận động từ nguồn đóng góp tự nguyện của phụ huynh rất chậm chạp dẫn đến nhiều hoạt động lên kế hoạch nhưng không thực hiện được do không có kinh phí. Việc quản lí của nhà trường chưa sát sao, giao việc nhưng ít có thời gian kiểm tra, nhận xét rút kinh nghiệm kịp thời hoặc giao việc nhưng không cụ thể rõ ràng dẫn đến chất lượng công việc chưa hiệu quả. III.CAC GIAI PHAP ́ ̉ ̉ ̣ ́ CAI THIÊN TH ỰC TRANG. ̣ 1. Đào tạo, bồi dưỡng và phát huy đội ngũ giáo viên nguồn: Muốn có trò giỏi thì đòi hỏi người thầy phải giỏi. Người thầy giỏi mà không yêu nghề, tâm huyết với học sinh thì cũng không đem lại hiệu quả cao. Người thầy giỏi là người vừa có năng lực chuyên môn, vừa tâm huyết, nhiệt tình, hết lòng vì học sinh thân yêu; là người được phụ huynh và học sinh tin yêu và quý mến. Nhưng ngọc không mài không dũa không thể sáng trong. Vì vậy để tạo được sức mạnh của tập thể, đội ngũ giáo viên nguồn này phải luôn được bồi dưỡng để họ tỏa sáng hơn nữa. Nhiệm vụ của người quản lí là biết đặt những giáo Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy –học ở trường Tiểu học Trang 4
- Trần Thị Minh Thư Trường Nguyễn Bá Ngọc viên này đúng vị trí để nâng cao hiệu quả giáo dục. Đồng thời phải biết nhân rộng đội ngũ này để phát triển hơn về năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng của nhà trường. 2. Tăng cường công tác quản lí việc đổi mới phương pháp dạy học: Thường xuyên đưa giáo viên tập huấn về đổi mới phương pháp, đi tham quan giao lưu học tập chuyên môn ở trường bạn. Quán triệt và đôn đốc giáo viên thực hiện có chọn lọc về đổi mới phương pháp theo sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở giáo dục và Đào tạo. Đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh (tập trung nhiều về kĩ năng học tập của học sinh). Người quản lí phải tham gia nghiên cứu học tập về đổi mới phương pháp và cùng trải nghiệm với họ. Có như vậy người giáo viên trực tiếp tham gia công tác giảng dạy sẽ cảm thấy công việc hằng ngày của mình bớt đơn điệu, có thêm sức hấp dẫn và tìm thấy niềm vui trong công việc. Yêu cầu các tổ khối có kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học thường xuyên; tổ chức thao giảng, hội giảng theo tinh thần đổi mới phương pháp cùng nhau chia sẻ rút kinh nghiệm và hoàn thiện dần về phương pháp. Đồng thời nhà trường thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn toàn trường hàng tháng tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về đổi mới phương pháp. Tham mưu và tạo điều kiện tối đa trong khả năng hiện có của nhà trường về các phương tiện dạy học hiện đại để giúp giáo viên có điều kiện thực hiện về đổi mới phương pháp dạy học, coi việc sử dụng đồ dùng là tiêu chí đánh giá giáo viên. Thường xuyên tư vấn, bồi dưỡng về tin học cho giáo viên, để giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính trong một số công việc, biết khai thác thông tin trên Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy –học ở trường Tiểu học Trang 5
- Trần Thị Minh Thư Trường Nguyễn Bá Ngọc mạng Internet, để giáo viên biết sử dụng công nghệ thông tin, khai thác các phần mềm dạy học, các tư liệu, thông tin hữu ích bổ trợ kiến thức chuyên môn. Động viên, khuyến khích kịp thời những giáo viên tích cực, chịu khó tìm tòi trong việc đổi mới phương pháp. Người quản lí luôn luôn là hậu trường giúp đỡ giáo viên khi cần thiết. 3.Tăng cường công tác kiểm tra: Công tác kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng đối với người làm công tác quản lí.Từ đầu năm học, nhà trường thành lập ban kiểm tra nội bộ, xây dựng kế hoạch kiểm tra một cách chi tiết, khoa học và có khả thi. Có nhiều nội dung kiểm tra: + Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn: thực hiện phân phối chương trình theo chuẩn kiến thức kĩ năng, kế hoạch giảng dạy của giáo viên, hồ sơ giáo án, việc sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, kiểm tra việc nhận xét – chữa bài thường xuyên của giáo viên có cụ thể rõ ràng mang tính động viên học sinh hay chưa; kiểm tra việc chấm, vào điểm, báo cáo,…có trung thực, khách quan không;... + Kiểm tra việc thực hiện nề nếp ra vào lớp, sinh hoạt tổ khối, viết sáng kiến kinh nghiệm, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn học trong lớp, việc dự giờ thăm lớp,… Có nhiều hình thức kiểm tra như: kiểm tra đột xuất, định kì, thường xuyên và toàn diện. Sau mỗi lần, mỗi đợt kiểm tra đều có nhận xét, rút kinh nghiệm để mỗi giáo viên nhận rõ ưu – khuyết điểm của mình có hướng phấn đấu trong thời gian tiếp theo. Người làm công tác kiểm tra phải nghiêm túc, trung thực, công bằng, khách quan. Có như vậy công tác kiểm tra mới mang lại hiệu quả cao. Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy –học ở trường Tiểu học Trang 6
- Trần Thị Minh Thư Trường Nguyễn Bá Ngọc Mục đích của việc kiểm tra giúp người quản lí nắm được việc thực hiện nội quy, quy chế của giáo viên, việc thực hiện nội dung chương trình, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bài dạy của giáo viên.Từ đó nắm được tinh thần, thái độ làm việc, chất lượng công tác chuyên môn để kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, lệch lạc của giáo viên. 4.Nâng cao năng lực quản lí của đội ngũ khối trưởng: Bố trí đội ngũ khối trưởng là việc làm quan trọng.Việc chọn khối trưởng phải theo nguyên tắc chọn giáo viên tiêu biểu theo khối về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, có uy tín trong đội ngũ và có uy tín với học sinh, phụ huynh học sinh đồng thời là người có khả năng thuyết phục, vận động quần chúng, dám nghĩ, dám làm, dám đấu tranh tự phê bình và phê bình, là người nhiệt tình trong công tác. Ngoài những nhiệm vụ phải thực hiện, người quản lí phải biết giao quyền cho khối trưởng như : quyền cùng các tổ viên xây dựng thời khóa biểu; chương trình kế hoạch dạy học; quyền theo dõi, đôn đốc thực hiện trong tổ khối; quyền kiểm tra hồ sơ giáo án của giáo viên trong khối, quyền kiểm tra nề nếp các lớp trong khối, quyền xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên trong tổ khối, quyền xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn học; quyền theo dõi chất lượng của khối từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời. 5. Tăng cường quản lí sinh hoạt chuyên môn ở các tổ khối : Quản lí việc xây dựng kế hoạch công tác của tổ khối: xây dựng kế hoạch công tác hàng tuần, hàng tháng, học kì và cả năm học; xây dựng các chỉ tiêu về giáo viên và học sinh trong tổ khối; theo dõi danh sách học sinh năng khiếu, học sinh chưa hoàn thành môn học trong khối từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và phụ đạo phân công người phụ trách từng công việc cụ thể trong tổ khối. Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy –học ở trường Tiểu học Trang 7
- Trần Thị Minh Thư Trường Nguyễn Bá Ngọc Theo dõi công tác kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của các tổ viên trong tổ. Theo dõi công tác bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng và phụ đạo học sinh trong tổ. Đặc biệt quan tâm đến việc sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học. Có như vậy mới lôi cuốn, thu hút học sinh học tập tích cực. 6.Tăng cường quản lí chương trình, kế hoạch giảng dạy: Người quản lí chuyên môn phải xây dựng thời khóa biểu hợp lí, khoa học, đảm bảo quyền lợi cho giáo viên và quyền lợi của học sinh. Dùng thời khóa biểu để nắm bắt việc thực hiện chương trình hằng ngày của giáo viên. Triển khai, tập huấn đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo và của cấp trên về nội dung chương trình giảng dạy; những thay đổi hằng năm về nội dung chương trình. Kế hoạch giảng dạy phải được bàn bạc và thống nhất trong tổ khối. Tổ chức tốt hoạt động dự giờ thăm lớp ở các tổ khối để nắm bắt chương trình, kế hoạch giảng dạy của tổ khối mình đồng thời cùng nhau tìm ra những điểm không phù hợp của chương trình. Người quản lí phải thường xuyên dự giờ: đột xuất, thường xuyên, định kì,…để kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Cuối tháng các tổ khối họp nhận xét rút kinh nghiệm trong tổ khối về việc thực hiện chương trình và báo cáo về nhà trường việc thực hiện chương trình của các thành viên trong tổ khối và tình hình học tập của học sinh đối với chương trình. Nếu phát hiện có thành viên thực hiện chưa đúng nhà trường phải có biện pháp khắc phục đối với giáo viên đó. Đối với việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu, bồi dưỡng học sinh nguồn cho các hoạt động, người phụ trách chuyên môn phải cùng tổ khối xây dựng kế hoạch, chọn người phụ trách bồi dưỡng. Phó hiệu trưởng phải chọn được giáo Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy –học ở trường Tiểu học Trang 8
- Trần Thị Minh Thư Trường Nguyễn Bá Ngọc viên có năng lực, nhiệt tình và quan trọng nhất là có tâm huyết với học sinh. Người giáo viên đó sẽ cống hiến hết sức lực có thể cho học sinh đồng thời họ vì học sinh thì mới có động lực đầu tư nghiên cứu bồi dưỡng. 7.Tăng cường quản lí nề nếp học tập học sinh: Vào đầu năm học, nhà trường xây dựng thời gian biểu cho toàn thể giáo viên và học sinh thực hiện trong đó có việc học các môn học và việc thực hiện các hoạt động ngoài giờ học như: chào cờ, thể dục buổi sáng, sinh hoạt 15 phút đầu giờ (truy bài, sinh hoạt văn nghệ, đọc báo, sinh hoạt trò chơi,…), hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt Đội –Sao,… Sau đó sẽ xây dựng đội quản lí nề nếp của nhà trường bao gồm Ban giám hiệu, Tổng phụ trách Đội, giáo viên trực tuần, Đội sao đỏ. Đội quản lí này sẽ có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện của học sinh, đôn đốc nhắc nhở, động viên kịp thời. Lớp học có nề nếp dẫn đến toàn thể nhà trường có nề nếp, có nề nếp tốt thì các em mới học tập tốt hơn. Quản lí nề nếp học tập còn thông qua quản lí việc giữ gìn sách vở học tập của học sinh.Thường xuyên kiểm tra, nhận xét rút kinh nghiệm để nề nếp, sách vở các em ngày càng sạch hơn, đẹp hơn. 8. Làm tốt công tác thi đua – khen thưởng, động viên sự phấn đấu của giáo viên và học sinh, kỉ luật nghiêm khắc đối với giáo viên vi phạm: Đầu năm học, Ban thi đua khen thưởng nhà trường tiến hành cho từng thành viên, các tổ khối đăng ký về chỉ tiêu thi đua và danh hiệu thi đua. Nhà trường thường xuyên phát động các phong trào thi đua dạy tốt học tốt nhân các ngày lễ lớn: 2011,2212,263. Sau mỗi phong trào đều có tổng kết đánh giá nhận xét, rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời, đặc biệt chú ý đến phần thưởng có giá trị thiết thực và có tính động viên cao đối với giáo viên và học sinh.Thường xuyên tổ chức các hội thi cho giáo viên như: giáo viên dạy giỏi cấp Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy –học ở trường Tiểu học Trang 9
- Trần Thị Minh Thư Trường Nguyễn Bá Ngọc trường, giáo viên viết chữ đẹp cấp trường; giáo viên chủ nhiệm giỏi,…; các ngày hội giao lưu cho học sinh như: giao lưu vẽ tranh về an toàn giao thông, giao lưu văn nghệ, giao lưu giữ vở sạch viết chữ đẹp, giao lưu làm báo ảnh, báo tường, giao lưu toán tuổi thơ, giao lưu Tiếng việt của chúng em, giao lưu tìm hiểu về biển đảo Việt Nam, …Sau các hội giao lưu đều có tuyên dương khen thưởng động viên kịp thời tinh thần của giáo viên và học sinh. Ban thi đua khen thưởng nhà trường thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường của ngành và phấn đấu đạt các chỉ tiêu đã đăng ký. Cuối năm học, Ban thi đua khen thưởng tiến hành xét chọn những cá nhân, tập thể xuất sắc để khen thưởng. Phải chọn được những cá nhân và tập thể giáo viên có cố gắng trong công việc và đạt thành tích cao; những cá nhân tập thể học sinh ngoan và đạt thành tích cao. Nguồn kinh phí khen thưởng được trích từ quỹ khen thưởng đóng góp tự nguyện của phụ huynh học sinh và được trích từ nguồn ngân sách nhà nước. Nhà trường họp bình xét những cá nhân giáo viên và học sinh biểu dương cấp huyện. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm nội quy, quy chế phải nghiêm khắc phê bình và nhắc nhở tạo một môi trường làm việc tốt. 9. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất; sử dụng phương tiện, điều kiện thiết bị dạy học: Vào đầu năm Phó hiệu trưởng tham mưu Hiệu trưởng lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trên cơ sở tổ khối đề nghị. Trong kế hoạch mua sắm trang thiết bị, ưu tiên mua sắm các thiết bị hiện đại giúp cho việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy –học ở trường Tiểu học Trang 10
- Trần Thị Minh Thư Trường Nguyễn Bá Ngọc Thường xuyên kiểm tra việc bảo quản các trang thiết bị dạy học; sổ theo dõi việc sử dụng các trang thiết bị dạy học của cán bộ thư viện, thiết bị. 10.Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí: Cán bộ quản lí phải được tham gia các lớp học quản lí để nâng cao về năng lực quản lí.Tham gia bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên. Bản thân cán bộ quản lí phải tự học hỏi kinh nghiệm, trao đổi với trường bạn chia sẻ về kinh nghiệm quản lí. IV.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: a. Chất lượng học sinh: Ý thức học tập của học sinh ngày càng nâng lên, các em ham thích đến trường hơn, chủ động trong việc học tập; các em tự xây dựng cho mình những ý tưởng hay trong việc xây dựng nội quy lớp học, cùng nhau trang trí lớp học của mình ngày càng sạch sẽ và thân thiện hơn. Chất lượng dạy và học ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tham gia các cuộc thi và ngày hội giao lưu do ngành tổ chức đạt nhiều giải cao như : + Năm học 2013 – 2014 : đứng thứ nhất toàn huyện trong ngày hội giao lưu “ Tiếng việt của chúng em” trong đó có 2 giải nhất cá nhân; đạt giải khuyến khích về ngày hội giao lưu Toán tuổi thơ trong đó có 2 giải bạc và 2 giải đồng. + Năm học : 2014 2015: đứng thứ hai trên toàn huyện trong ngày hội giao lưu Toán tuổi thơ. + Năm học : 2015 – 2016: đạt giải nhì về chữ viết đẹp trong ngày hội giao lưu học sinh Tiểu học; đạt giải nhất toàn đoàn thi viết truyện về “Cô giáo tôi” trong đó có 1 giải nhất cá nhân. b. Chất lượng giáo viên: Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy –học ở trường Tiểu học Trang 11
- Trần Thị Minh Thư Trường Nguyễn Bá Ngọc Năm học GVDG GVDG GV đạt Ghi chú cấp cấp huyện SKKN cấp trường huyện 2013 2014 14 Không tổ chức 2014 2015 16 1 2 Có 1 GV đạt giải khuyến khích GV làm Tổng phụ trách giỏi cấp huyện 2015 2016 17 Không tổ 3 chức Năm học 2015 – 2016 : đạt 1 GV làm tổng Phụ trách giỏi cấp tỉnh. V.KẾT LUẬN: 1. Bai hoc kinh nghiêm: ̀ ̣ ̣ Quản lí hoạt động dạy – học trong nhà trường là khâu quan trọng. Nó giúp người quản lí nắm được việc thực hiện nội quy, quy chế và khả năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy của giáo viên. Đồng thời giúp cho người quản lí nắm được nề nếp học tập của từng lớp, từng tổ khối, theo dõi sự tiến bộ của học sinh qua từng tuần, từng tháng, từng kì, từng năm. Đây là công việc mà đòi hỏi người quản lí phải kiên trì, nhẫn nại và biết tự kiềm chế mình. Không những dừng lại ở những kết quả đã có mà phải cố gắng đạt được nhiều kết quả cao hơn nữa. Có như vậy mới mở cánh cửa tâm hồn đưa các em học sinh bay cao bay xa hơn sau này trở thành những người chủ của tương lai, đất nước xây dựng đất nước ngày giàu đẹp hơn như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi mong rằng những biện pháp nêu trên có thể áp dụng rộng rãi và nhân rộng ở các trường để nâng cao chất lượng giáo dục của các trường tiểu học trên địa bàn huyện. 2.Kiên nghi. ́ ̣ Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy –học ở trường Tiểu học Trang 12
- Trần Thị Minh Thư Trường Nguyễn Bá Ngọc Cấp trên tạo điều kiện cho cán bộ quản lí tham gia nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tham gia học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm quản lí ở các đơn vị bạn. Các cấp tạo điều kiện cho xây dựng và bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hằng năm giúp cho hoạt động dạy và học được thuận lợi hơn. Nam Xuân, ngày 10 tháng 12 năm 2016. Người viết Trần Thị Minh Thư Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NHÀ TRƯỜNG ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CẤP HUYỆN ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy –học ở trường Tiểu học Trang 13
- Trần Thị Minh Thư Trường Nguyễn Bá Ngọc ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CẤP TỈNH ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................... Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy –học ở trường Tiểu học Trang 14
- Trần Thị Minh Thư Trường Nguyễn Bá Ngọc MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Trang I.Lí do chọn đề tài...................................................................................1 II.Đối tượng, nội dung nghiên cứu........................................................1 PHẦN NỘI DUNG I.Cơ sở lí luận.........................................................................................2 II.Thực trạng vấn đề nghiên cứu...........................................................2 III.Các biện pháp cải thiện thực trạng..................................................4 IV.Kết quả đạt được............................................................................10 V.Kết luận............................................................................................11 MỤC LỤC Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy –học ở trường Tiểu học Trang 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2238 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 216 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn