Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn chữ đẹp cho học sinh lớp 2
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp rèn chữ đẹp cho học sinh lớp 2" nhằm tìm và nêu ra các biện pháp cụ thể, khả thi để tổ chức rèn cho HS lớp 2 viết đúng và khá nhanh các chữ thường, chữ hoa; tổ chức các hoạt động để giúp HS giữ vở sạch, có tính thẩm mỹ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn chữ đẹp cho học sinh lớp 2
- 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài Thực hiện mục tiêu dạy học ở tiểu học là “ nhằm hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt như nghe, nói, đọc, viết. Thông qua các hoạt động học tập góp phần rèn luyện các thao tác tư duy”, trong những năm gần đây, các trường tiểu học đã đặc biệt quan tấm đến vấn đề “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” đồng thời coi đây là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng dạy học. Việc “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành và phát triển vốn từ và ngôn ngữ tiếng Việt. Việc luyện viết chữ đẹp giúp học sinh (HS) hình thành và phát triển nhiều phẩm chất và kỹ năng tốt, rèn cho (HS) có tính cẩn thận, kiên trì, óc thẩm mỹ, thói quen học tập khoa học, kỷ luật, do đó bước đầu giúp cho HS hình thành và củng cố kiến thức nền trong môn Tiếng Việt. Ở bậc tiểu học, chuẩn cơ bản yêu cầu tối thiểu đối với học sinh là đọc thông viết thạo. Phân môn Tập viết, Chính tả có liên quan đến các môn học khác như: Toán, Tiếng Việt , Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội. Vì vậy, nếu HS viết đúng, đẹp theo chuẩn thì việc học các môn này sẽ có có thuận lợi hơn. Tuy nhiên trong khoảng 2 năm gần đây, trong bối cảnh học trực tuyến do COVID 19, việc “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” trong một số trường tiểu học đã bị coi nhẹ, học sinh không có nhiều điều kiện, kèm cặp để “Rèn chữ, Giữ vở”, dẫn đến hiện trạng chữ xấu, không đúng chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định. Việc dạy học trực tuyến đã phát sinh những khó khăn cho giáo viên (GV) và HS trong vấn đề “rèn chữ, giữ vở”. Ý thức học tập của một số HS chưa tốt, chất lượng dạy học do đó đã có lúc bị giảm sút. Khảo sát cho thấy, HS trong trường và học sinh lớp tôi trực tiếp dạy học chữ viết còn chưa đúng, chưa đẹp. Việc viết chính tả còn sai nhiều lỗi, kĩ năng viết còn chậm, chưa đúng kĩ thuật, việc giữ vở còn hạn chế. Ngày 20/01/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã ra công văn số 194 về việc tăng cường rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học. Mục tiêu dạy học của phân môn Tập viết ở lớp 2 là “ Rèn kĩ năng viết chữ cho HS; kết hợp kĩ thuật viết chữ với rèn chính tả, mở rộng vốn từ, phát triển tư
- 2 duy”. Yêu cầu cần đạt đối với lớp 2 là hoàn thiện hiểu biết về hình dáng, quy trình viết chữ hoa, chữ thường và chữ số đạt thẩm mỹ cao. Để đạt được mục tiêu đó, giúp các em viết đúng, chuẩn xác, phù hợp với từng đối tượng học sinh, tôi chọn đề tài:“Một số biện pháp rèn chữ đẹp cho học sinh lớp 2” 2. Mục đích nghiên cứu Tìm và nêu ra các biện pháp cụ thể, khả thi để tổ chức rèn cho HS lớp 2 viết đúng và khá nhanh các chữ thường, chữ hoa; tổ chức các hoạt động để giúp HS giữ vở sạch, có tính thẩm mỹ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình lớp 2 hiện hành; Tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng vấn đề Rèn chữ đẹp- Giữ vở sạch tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên; Phân tích thực trạng Rèn chữ đẹp- Giữ vở sạch, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng này; Trên cơ sở các căn cứ lý luận và thực tiễn đề xuất các biện pháp dạy rèn chữ đẹp, giữ vở sạch cho học sinh lớp 2; Khảo nghiệm các biện pháp đã nêu tại lớp học; Đánh giá và kết luận vấn đề; Đề xuất các khuyến nghị và giải pháp. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Các biện pháp dạy học rèn chữ đẹp theo mẫu và giữ gìn vở sạch đẹp cho HS lớp 2 theo chuẩn hiện hành. Phạm vi nghiên cứu tại khối 2 trường Tiểu học Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội nói chung và đặc biệt là lớp 2A1 do tôi chủ nhiệm. Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn: Nghiên cứu các vấn đề lý luận về giáo dục tiểu học hiện hành.
- 3 - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Bảng hỏi cán bộ, giáo viên về rèn chữ đẹp theo mẫu và giữ gìn vở sạch đẹp cho HS lớp 2 theo chuẩn. - Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động rèn chữ đẹp theo mẫu và giữ gìn vở sạch đẹp của HS. - Phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích tài liệu thu được trong qúa trình nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn: Lấy ý kiến chuyên gia rèn chữ đẹp theo mẫu và giữ gìn vở sạch đẹp của HS. - Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý và phân tích các số liệu thu thập được từ các phương pháp khác. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận 1.1. Tìm hiểu về quá trình hình thành kĩ năng viết chữ đẹp ở HS tiểu học 1.1.1. Sự hình thành kĩ năng viết chữ đẹp Theo Tâm lý dạy học tiểu học, Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết thành công một nhiệm vụ lí luận hay thực hành xác định. Ví dụ: kĩ năng viết chữ đẹp, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng sống .. Quá trình hình thành kĩ năng: Kỹ năng mới chỉ có thể hình thành trên cơ sở nền tảng là những kỹ năng đã hình thành trước đó. Kỹ năng được hình thành thông qua việc kết hợp giữa hành động, sự nhận thức về mục tiêu hành động và giữa mức độ thực hiện hành động. Dó đó, muốn có được kỹ năng viết chữ đẹp phải dựa trên nền tảng là kỹ năng viết chữ từ trước. Đây là cơ sở lý luận để có thể rèn chữ cho HS. Nói một cách khác, muốn chữ đẹp không chỉ làm qua loa, ra bài tập mà thành được, mà HS phải chăm chỉ luyện tập hướng tới mục tiêu là rèn cho chữ đẹp, chính vì công việc này không dễ thực hiện nên phải có ý chí quyết tâm không bỏ giữa chừng. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kĩ năng viết chữ đẹp bao gồm: Khả năng vận động của tay, khả năng nhận dạng mặt chữ, động cơ học tập của
- 4 HS và sự luyện tập bài bản, chăm chỉ. Điều căn bản trong việc luyện viết chữ đẹp là nhất thiết phải có sự theo dõi bằng mắt, mà kiểm tra bằng cảm giác vận động của tay. Vì vậy, khi hình thành kĩ năng viết chữ đẹp cho HS, giáo viên cần giúp cho học sinh nhận ra khả năng viết các nét chữ của mình, các yêu cầu phải viết chữ đẹp theo mẫu trên tài liệu hoặc theo viết mẫu của giáo viên; 1.1.2. Các bước hình thành kỹ năng viết chữ đẹp Theo Tâm lý học hoạt động, để hình thành kỹ năng viết chữ đẹp cần phải đảm bảo các bước cơ bản sau đây: *Bước 1: Phải làm cho học sinh hiểu mục đích và thao tác viết. Giáo viên phải cho HS quan sát hành động viết mẫu, kết quả chữ viết mẫu. Sau đó, giáo viên hướng dẫn các thao tác kỹ thuật như: Cầm bút, đặt tay, đưa bút lên xuống để viết các nét cơ bản, quan sát, đối chiếu, tưởng tượng ra hình ảnh con chữ. Do đó khi hướng dẫn và giao nhiệm vụ viết cho HS, giáo viên cần lưu ý HS nắm được các kỹ thuật cơ bản, cách thức, lề lối, quy tắc, phương tiện để đạt kết quả. Điều quan trọng là giúp học sinh ý thức được các thủ thuật then chốt từng khâu, từng lúc và tùy hoàn cảnh. *Bước 2: Luyện tập viết Muốn có chữ đẹp nhất thiết phải luyện tập nhiều lần. Khi luyện tập cần đảm bảo các điều kiện sau: + Cần làm cho HS biết chính xác mục đích của luyện tập viết. + Phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi các thao tác viết. *Bước 3: Củng cố, rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh việc viết cho hợp lý, tối ưu hóa Việc viết chữ là tổ hợp của nhiều thao tác của tay, thao tác nhìn, thao tác tính toán, thao tác so sánh, thao tác tưởng tượng... Do đó giao viên cần cho HS thực hiện các hoạt động củng cố, rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh việc viết cho hợp lí, tối ưu hóa. 1.2. Ý chí, cố gắng và sự phát triển kỹ năng viết của học sinh tiểu học
- 5 Ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người lớn (học để được khen, thưởng...). Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở các em còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn. Đến cuối tuổi tiểu học các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa thể trở thành nét tính cách của các em. Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hứng thú nhất thời. Việc viết chữ đẹp cần sự tập trung chú ý cao, tính kiên trì mới không bỏ cuộc, do đó, để bồi dưỡng, hình thành và phát triển kỹ năng viết chữ đẹp cho HS, giáo viên cần dưỡng năng lực ý chí cho HS, giáo dục sự kiên trì, bền bỉ trong công việc. Để thành công trong rèn chữ đẹp, ngoài sự nỗ lực, kiên trì của HS, sự hướng dẫn tỷ mỉ, khoa học của giao viên, cần có sự hỗ trợ nhiều mặt của các bậc cha mẹ. 1.3. Ý nghĩa và tác dụng của việc rèn chữ đẹp và giữ vở sạch ở tiểu học Lý luận giáo dục và thực tiễn cho thấy, chữ viết không chỉ là công cụ dùng để giao tiếp và trao đổi thông tin mà nó còn là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hóa, khoa học, đời sống. Do vậy, việc dạy học sinh biết chữ và từng bước làm chủ được công cụ chữ viết để học tập và giao tiếp là yêu cầu quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt trong trường tiểu học hiện nay. Sự xuất hiện của chữ viết đánh dấu một giai đoạn phát triển về chất của ngôn ngữ. Trong qua trình luyện tập viết chính tả, HS được tìm hiểu về nghĩa của từ, do đó, việc rèn chữ giúp cho HS có thêm vốn từ và phát triển khả năng ngôn ngữ- một trong các công cụ chủ yếu của tư duy. Việc tập viết và hiểu đúng nghĩa của chữ, của từ giúp cho HS có thêm phương tiện cho hoạt động tư duy, giúp HS học tập tốt và hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc rèn chữ đẹp và giữ vở sạch còn giúp cho việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng ở các môn học khác như: Toán, Tự nhiên xã hội...
- 6 Việc rèn chữ đẹp và giữ vở sạch góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất tốt ở HS. Theo cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng : “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình”. Do đó, thông qua việc rèn chữ, giúp HS có được đức tính cần thận, tỷ mỷ trong công việc, tính kỹ thuật, khiếu thẩm mỹ, thói quen làm việc có kỷ luật, khoa học, yêu lao động, góp phần hình thành phẩm chất và năng lực của người lao động trong kỷ nguyên cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 1.4. Yêu cầu, nhiệm vụ viết chữ đẹp và giữ vở sạch ở Tiểu học Theo chương trình Tiểu học, phân môn Tập viết truyền thụ cho HS những kiến thức cơ bản về chữ viết và kĩ thuật chữ viết. Trong các tiết tập viết, HS nắm bắt được các tri thức cơ bản về cấu tạo bộ chữ La Tinh ghi âm Tiếng Việt, sự thể hiện bộ chữ cái này trên bảng, vở đồng thời được hướng dẫn yêu cầu kĩ thuật viết nét chữ, chữ cái, viết từ và câu Ở các lớp từ 1-3, HS phải được học viết chữ cái, ghép thành vần và liên kết thành tiếng. Riêng ở lớp 2, việc dạy viết phải tiếp tục phối hợp nhịp nhàng với dạy học chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn... HS luyện tập viết chữ dưới hai hình thức chủ yếu luyện tập viết chữ cái trong các tiết học âm – chữ ghi âm, vần và tập viết theo các yêu cầu kĩ thuật trong các tiết Tập viết. - Về kiến thức: Dạy cho HS những khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ, tọa độ viết chữ. Cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết chữ hoặc liên kết chữ cái. Từ đó hình thành biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mỹ của chữ viết. Củng cố, hoàn thiện hiểu biết về hình dáng, quy trình viết chữ hoa, chữ thường và chữ số. Đối với lớp 2, củng cố hoàn thiện hiểu biết về hình dáng, quy trình viết chữ hoa, chữ thường và chữ số đạt thẩm mỹ. - Về kỹ năng: Dạy HS các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm: Kỹ năng viết nét, liên kết nét, tạo chữ cái, tạo chữ ghi tiếng.
- 7 Giúp HS xác định khoảng cách, vị trí, cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và tiến tới mức cao hơn là viết nhanh và đẹp. Dạy HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết, cách để vở, cách trình bày chữ viết đạt yêu cầu thẩm mỹ. Viết đúng, rõ ràng và thành kĩ năng viết nhanh. Đồng thời biết trình bày bài viết, bài làm sạch, đẹp, thực hiện nề nếp giữ vở sạch, viết chữ đẹp. 1.5. Mẫu chữ và quy định về ghi dấu thanh, dấu câu - Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thống nhất sử dụng mẫu chữ cái tiếng Việt gồm 4 kiếu như sau: Kiểu chữ viết đứng - nét đều. Kiểu chữ viết nghiêng - nét đều. Kiểu chữ viết đứng - nét thanh nét đậm. Kiểu chữ viết nghiêng - nét thanh nét đậm. Trong đó có kiểu chữ viết nghiêng nét thanh - nét đậm được đặc biệt chú ý, bởi khi viết kiểu chữ này là một nghệ thuật, nét chữ mềm mại, mượt mà hơn. Ô vuông trên khung chữ mẫu do các đường kẻ ngang, dọc tạo thành, khoảng cách giữa 3 ô vuông nhỏ theo chiều dọc là một đơn vị chữ. Mẫu chữ là hình thức trực quan của con chữ, là công cụ căn bản của phương pháp dạy viết trực quan. Mẫu chữ có nhiều hình thức như: Mẫu in sẵn trên tờ rời theo bảng chữ cái trên dòng kẻ ô ly; Mẫu in sẵn trên dòng kẻ ô li đóng thành vở viết cho HS; Mẫu chữ viết trực tiếp trên bảng; Mẫu chữ cái hộp bằng nhựa...Tùy vào việc sử dụng phương pháp dạy tập viết nào mà giáo viên lựa chọn mẫu chữ cho phù hợp. Khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là nửa thân con chữ, các nét chữ trong một chữ phải viết liền nét. Các chữ ghi tiếng cách nhau một thân con chữ o.khi viết dấu các chữ có dấu thanh quy trình viết liền mạch bằng cách lia bút theo chiều từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, đánh dấu nguyên âm trước, đánh dấu thanh sau. Các dấu huyền, sắc, hỏi, ngã đặt phía trên con chữ, dấu nặng đặt phía dưới con chữ. Viết vừa phải các dấu thanh không viết dài quá, to quá hoặc nhỏ quá. 1.6. Phương pháp, quy trình luyện viết chữ trong chương trình Tiếng Việt lớp 2: 1.6.1. Phương pháp trực quan
- 8 Quy trình và thao tác: GV giới thiệu mẫu chữ, khắc sâu cho HS hình ảnh nét chữ, con chữ và chữ số; Kết hợp các thao tác mắt nhìn, tai nghe và tay rê bút viết luyện tập; HS chủ động hoặc được GV phân tích về hình dáng, kích thước và cấu tạo con chữ, cỡ chữ. Tìm sự giống và khác nhau giữ các con chữ cái đã học và đang học để đưa ra thao tác tay viết cho phù hợp, đẹp chuẩn theo mẫu. Điểm căn bản của phương pháp này là: GV hướng dẫn HS tô bút chì theo nét chữ đã có sẵn hoặc viết chữ mới vào bảng con hoặc giấy ô li. Thầy viết mẫu, phân tích thao tác, trò lĩnh hội và viết theo tương tự, thầy trợ giúp trực tiếp. Mẫu chữ là hình thức trực quan của con chữ, là công cụ căn bản của phương pháp dạy viết trực quan - Khi sử dụng mẫu chữ phóng to, GV cần hướng dẫn, mô tả chi tiết câu tạo con chữ, giúp HS quan sát rõ hình dáng, kích thước, biết được con chữ được cấu tạo ra từ những nét cơ bản nào để có cách viế, cách đặt vào tạo độ điểm viết cho phù hợp. Kết hợp đọc chữ theo chuẩn để HS tiếp thu bằng cả kênh hình - mẫu chữ và kênh tiếng- âm đọc. - Khi sử dụng mẫu chữ viết trực tiếp trên bảng, GV cần cho HS quan sát thứ tự viết trực quan các nét chữ, điểm đặt bút đầu tiên, cách nối chữ cái, cách viết nét thanh, nét đậm. Khi quan sát trực tiếp GV viết mẫu, HS sẽ tưởng tượng ra cách thức viết và “bắt chước” được cách viết của GV . - Khi sử dụng hộp chữ cái, GV củng cố cho HS về xác định hình ảnh của chữ trong tâm lý, mắt nhìn,tay xếp, đầu suy nghĩ về cách thức di chuyển tay viết Đối với HS chưa nhanh, GV có thể hỗ trợ bằng cách dùng tay của mình trực tiếp di chuyển tay của HS theo mẫu (nắn tay theo nét chữ). Phương pháp dạy viết trực quan là quan trọng nhất vì nó cung cấp các cơ sở ban đầu về hình ảnh trực quan của con chữ cho HS, đồng thời hình thành những khái niệm đầu tiên về viết chữ. Do đó GV phải viết thật đẹp và chuẩn để gây ấn tượng đối với HS, giúp HS có động cơ học tập . 1.6.2. Phương pháp gợi mở Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học. GV dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, từ việc
- 9 hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh các nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học . Chẳng hạn, khi dạy chữ cái , GV có thể đặt câu hỏi “chữ cái này cấu tạo bằng những nét nào ? Chữ cao mấy ô ? Độ rộng của chữ bao nhiêu ? Nét nào viết trước, nét nào viết sau” ? với những câu hỏi khó, GV cần định hướng câu trả lời cho các em. Cần lưu ý rằng phương pháp này không phải chỉ là hỏi đáp, gợi mở mà phải yêu cầu HS tự viết theo hướng dẫn của đáp án từ phía HS. Do đó, vai trò của GV ở đây là người tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ cái, chuẩn bị cho giai đọan luyện tập viết chữ tiếp theo. 1.6.3. Phương pháp luyện tập Theo lý thuyết hoạt động, việc thực hành luyện tập là khâu quan trọng nhất của việc luyện và rèn chữ đẹp. Nội dung của phương pháp này là: GV tổ chức cho HS thực hành viết chữ theo mức độ từ thấp đến cao. Lúc đầu là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo, kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng và đúng tốc độ quy định. Việc rèn luyện kĩ năng viết chữ phải dược tiến hành đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở phân ôn tập viết cũng như ở các môn của bộ môn tiếng việt và các môn học khác. Phương pháp này thường được tổ chức dưới các hình thức: - Hình thức tập viết chữ trên bảng đen trên lớp, có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu cách viết chữ và bước đầu đánh giá kĩ năng viết chữ của học sinh. Hình thức này thường dùng khi kiểm tra bài cũ hoặc sau bước giải thích cách viết chữ, cách luyện tập viết chữ ở lớp. - Hình thức tập viết chữ trên bảng con. HS luyện tập viết chữ bằng phấn trên bảng con trước khi tập viết vào vở. HS có thể tập viết chữ cái, viết các vần, các chữ hoặc từ có hai hoặc ba chữ vào bảng con. Khi sử dụng bảng con, GV cần hướng dẫn các em cả cách lau bảng từ trên xuống, cách sử dụng và bảo quản phấn, cách lau tay sau khi viết để giữ vệ sinh (phải có giẻ ướt để lau bảng). Viết vào bảng song, HS cần giơ lên để học sinh kiểm tra. Cần chú ý tận dụng hai mặt bảng khi viết.
- 10 - Hình thức tập viết chữ trong vở tập viết. GV cần hướng dẫn tỉ mỷ nội dung và yêu cầu về kĩ năng viết của từng bài viết (chữ mẫu, các dấu chỉ khoảng cách chữ, dấu vị trí đặt bút, thứ tự viết nét…) giúp các em viết đủ, viết đúng số dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết. Việc đảm bảo tốt các công việc trên sẽ giúp các em viết tốt hơn những dòng sau. - Hình thức tập viết chữ trong khi học các môn học khác. Cần tận dụng việc viết các bài học, bài làm ở các môn học khác để học sinh tập viết. 1.6.4. Phương pháp trò chơi viết chữ Quy trình thao tác: Giáo viên tổ chức trò chơi thi viết đúng, viết đẹp theo cá nhân hoặc nhóm. Viết trên bảng cá nhân, bảng viết trên lớp hoặc giấy khổ lớn. 1.6.5. Quy trình chung dạy một bài tập viết Dạy một bài tập viết nói chung thường thự hiện theo các bước như sau: 1) Giới thiệu bài tập viết 2) Phân tích cấu tạo chữ:a) Phân tích chữ cái; b) Phân tích vần, từ và dòng chữ viết ứng dụng. 3) Giáo viên viết mẫu 4) Học sinh luyện tập viết vào bảng:a) Viết trên bảng lớp hoặc bảng con; b) Tổ chức học sinh nhận xét chữ viết luyện tập 5) Học sinh viết vào vở 6) Củng cố bài tập viết 1.7. Kỹ thuật cầm bút và tư thế ngồi viết - Cầm bút bằng ba ngón tay. Dùng ngón cái và ngón trỏ để cầm bút lên. Sử dụng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa để tạo thành hình tam giác giữ chiếc bút chì. Bắt đầu bằng việc cầm bút chì giữa ngón cái và ngón trỏ, giữ bút chì ở góc 45 độ. Cách cầm bút này cho phép HS đưa nét bút chính xác nhất khi viết và vẽ, giúp tạo những nét nhỏ và tinh tế. Đây cũng là kỹ thuật tốt nhất để dạy trẻ em cách viết, vì đó là cách dễ nhất và thông dụng nhất để học viết. - Ngồi viết đúng tư thế: ngồi thẳng lưng; hai chân đặt vuông góc với mặt đất; một tay úp đặt lên góc vở, một tay cầm bút; không tì ngực vào mép bàn;
- 11 khoảng cách giữa mắt và vở khoảng 25cm; Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái lề vở, bàn tay trái tỳ vào mép vở, giữ vở không xê dịch khi viết. Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn; khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển từ trái sang phải và từ phải sang trái dễ dàng. 1.8. Kỹ thuật viết chữ đẹp - Xác định tọa độ và chiều hướng chữ trước khi đặt bút. - Xác định điểm đặt bút: là điểm bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái. - Thao tác viết liền mạch: là điểm thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét tiếp theo. - Kĩ thuật lia bút: là thao tác đưa ngòi bút trên không. - Kĩ thuật rê bút: đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết, ở đây xảy ra hai trường hợp dụng cụ viết (Đầu ngòi phấn, bút) “ Chạy nhẹ” từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét đứng sau. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng chung việc viết chữ đẹp - giữ vở sạch trong khối lớp 2 trường Tiểu học Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội Điều tra, khảo sát tại nơi công tác tại các lớp khối 2 trường Tiểu học Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội cho thấy: - Nhà trường quan tâm đến rèn chữ viết và giữ vở cho các con HS. Chất lượng chữ viết của nhà trường trong những năm gần đây đã được nâng lên nhưng chưa ổn định, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu hiện nay. - Tuy nhiên, do bối cảnh phải dạy học Online do dịch bênh COVID 19 nên đã gặp khó khăn trong việc tập viết và rèn chữ giữ vở. Bên cạnh đó còn có bộ phận cán bộ, giáo viên, cha mẹ HS và bản thân HS chưa nhận thức đúng về việc rèn chữ đẹp, giữ vở sạch. Đặc biệt có người còn cho rằng trong thời đại 4.0 thì việc rèn chữ, giữ vở trở thành lạc hậu. Nguyên nhân là do bộ phận này chưa nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa, tác dụng của việc rèn chữ đẹp, giữ vở sạch, nên đã xuất hiện việc coi nhẹ việc này. Học sinh chưa có phong trào rèn chữ
- 12 viết, các em còn ngại khó, ngại khổ. Cha mẹ và bản thân các em còn xem nhẹ việc rèn chữ viết, thường chỉ quan tâm đến kết quả học các môn văn hoá như Toán, Tiếng Việt. 2.2. Nhận thức của đội ngũ giáo viên và HS về vấn đề viết chữ đẹp và giữ vở sạch . - Một số giáo viên còn xem nhẹ việc rèn chữ - giữ vở cho học sinh. Song song với việc rèn chữ cho học sinh, tôi thấy chữ viết của giáo viên thông qua lời nhận xét cũng vô cùng quan trọng. Ngoài việc khuyến khích động viên, chữ viết của giáo viên cũng là hình mẫu, thể hiện sự chuẩn mực về chữ viết của người thầy. - So với kĩ năng nghe, đọc và nói, kĩ năng viết của các con HS lớp 2 còn nhiều điều băn khoăn, trăn trở. Lâu nay, nhiều thế hệ thầy cô giáo đã góp nhiều công sức cho việc nghiên cứu nội dung và phương pháp dạy Tập viết. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng HS viết sai nhiều, nét chữ chưa chuẩn mực và có tâm lý ngại rèn chữ. 2.3. Kết quả điều tra, khảo sát thực trạng việc viết chữ đẹp và giữ vở sạch trong khối lớp 2 trường Tiểu học Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội *Ưu điểm: - Nhìn chung các con HS đã nắm được quy trình viết, biết viết các chữ ghi âm Tiếng Việt ngay từ lớp 1. - Về cơ bản, các con HS đã viết đúng mẫu các chữ cái để ghi âm, vần, tiếng và đảm bảo đúng cỡ chữ quy định. - Phần lớn HS nắm khá chắc luật chính tả, viết đúng chính tả. - Đa số các con HS đã thể hiện được tính thẩm mỹ, nắm được cách trình bày một bài viết theo yêu cầu của thể loại như là văn xuôi, thơ… - Tốc độ viết cơ bản đã đạt được theo quy định của từng khối lớp. *Tồn tại: Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy một bộ phận HS viết chữ chưa đúng, đẹp, còn sai nhiều lỗi chính tả, tốc độ viết chưa đảm bảo, chưa đúng kĩ thuật,
- 13 việc giữ vở còn hạn chế. Qua kiểm tra, tôi có số liệu khảo sát như sau:Tỉ lệ HS viết chữ rõ ràng, đúng chính tả, đạt yêu cầu: + Đạt trên 70% với các lớp được đánh giá Tốt về phong trào rèn chữ - giữ vở. + Dưới 70% với các lớp còn lại. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Căn cứ thực trạng, trên cơ sở phân tích thực trạng và những hiểu biết về cơ sở lý luận về vấn đề luyện viết chữ đẹp, giữ vở sạch ở khối 2 trường Tiểu học Nam Trung Yên hiện nay, tôi đề xuẩt các biện pháp thực nghiệm sư phạm như sau: 1.Biện pháp 1. Lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động viết chữ đẹp - giữ vở sạch: - Lập kế hoạch: Ngay từ đầu năm học, tôi đã lập kế hoạch như sau: Thời gian Nội dung - Tiến hành kiểm tra sách, vở, đồ dùng học tập của học sinh. - Phân loại chữ viết, lập kế hoạch bồi dưỡng phù hợp. - Bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê, nhận thức được Tháng 9 tầm quan trọng của việc rèn chữ giữ vở. - Rèn cho học sinh tư thế ngồi viết, cách cầm viết, đặt vở đúng qui cách. - Rèn chữ viết nét thẳng, đúng mẫu. - Rèn trên tất cả các loại vở. - Liên hệ, trao đổi với phụ huynh học sinh để kết hợp rèn Tháng 10 luyện cho học sinh. - Rèn chữ viết nét thẳng, đúng mẫu. - Rèn chữ viết nghiêng, thanh đậm, sáng tạo (tập thể). - Tiếp tục phối hợp với phụ huynh học sinh giúp học Tháng 11 sinh rèn luyện. - Động viên, tuyên dương học sinh viết chữ tiến bộ. Nêu gương, khen thưởng học sinh tiến bộ vượt trội.
- 14 - Tập trung rèn nhiều đối với học sinh viết chữ xếp chữ loại B. Tháng 12 - Rút kinh nghiệm, báo cáo công tác thực hiện “Rèn chữ - giữ vở” HKI. - Tiếp tục rèn nét chữ thanh đậm, chữ nghiêng, sáng tạo. - Liên hệ, trao đổi, kết hợp với phụ huynh học sinh. Tháng 1 - Tiếp tục tập trung rèn học sinh viết chữ đẹp cá nhân. - Tiếp tục nâng chất lượng chữ A. - Tiếp tục rèn chữ viết sáng tạo, chữ viết hoa, nét chữ thanh đậm, chữ nghiêng. Tháng 2 - Động viên, khuyến khích HS viết chữ tiến bộ, viết chữ đẹp. - Quan tâm, tập trung cao đối với học sinh xếp loại chữ B. - Tiếp tục rèn chữ viết sáng tạo, chữ viết hoa, rèn nét thanh đậm, chữ nghiêng. Tháng 3 - Động viên, khuyến khích HS viết chữ tiến bộ, viết chữ đẹp. - Duy trì, củng cố số lượng học sinh viết chữ A. - Tiếp tục nâng chất lượng chữ B lên A. Tháng 4 - Động viên, khuyến khích HS viết chữ tiến bộ, viết chữ đẹp. - Kiểm tra, tổng kết công tác rèn chữ giữ vở. - Tổng kết, tuyên dương, khen thưởng tập thể và cá nhân Tháng 5 đạt VSCĐ các cấp. - Rút kinh nghiệm, báo cáo công tác thực hiện “Rèn chữ - giữ vở” năm học. + Cuối tháng, GV chủ động chấm Vở sach – Chữ đẹp theo kế hoạch của tổ chuyên môn. Tiêu chí chấm điểm và kiểm tra, đánh giá kết quả : * Vở sạch: - Đủ bài viết theo quy định, ghi đủ bài trong phân môn theo quy định thống nhất trong khối đến thời điểm chấm (cùng một nét chữ). (2 điểm)
- 15 - Bìa sạch sẽ, dán nhãn ghi rõ họ tên, vở không xộc xệch, không xếp góc, không bị vẽ viết lên bìa. (1 điểm) - Các trang giấy bên trong sạch, không bỏ giấy trắng, không bị quăn góc. (3 điểm) - Không gạch xoá, không dùng bút xóa,.. (2 điểm) - Trình bày bài viết rõ ràng, cân đối. (2 điểm) * Xếp loại vở: - Từ 8-10 điểm: loại A - Từ 5- dưới 8 điểm: loại B - Dưới 5 điểm: loại C *Chữ đẹp: - Dáng chữ (3 điểm): nét ngay ngắn, đều đặn, rõ dáng các con chữ. - Liền mạch (2 điểm): các con chữ đều có nét nối mềm mại, hợp lý. - Cao rộng (1 điểm): đúng độ cao, cân đối (Theo hướng dẫn của Bộ). - Khoảng cách (1 điểm): chữ này cách chữ kia khoảng 1 con chữ o, các con chữ trong 1 chữ cách nhau ½ chữ o. - Sạch sẽ (1 điểm): không tẩy xoá, không viết lem bẩn, - Trình bày (1 điểm) * Xếp loại chữ: - Từ 8-10 điểm: loại A - Từ 5- dưới 8 điểm: loại B - Dưới 5 điểm: loại C * Xếp loại chung Vở sạch-Chữ đẹp (Căn cứ chủ yếu vào xếp loại chữ) Vở Chữ Xếp loại Ghi chú A A A B A A Nếu điểm vở B là 7 trở lên A B B Nếu điểm chữ B là 7 trở lên B B B C B B
- 16 B C C C C C - Phát động phong trào: + Đối với HS: Thực hiện đúng yêu cầu của GV về việc chuẩn bị vở viết, bút mực, giấy kê tay khi viết bài, tránh để mực giây ra vở, dung thước kẻ và bút chì để gạch lỗi sai; không dùng bút xóa; trình bày vở cân đối, đẹp mắt; không bỏ phí giấy hoặc xé giấy tùy tiện. Viết chữ đúng mẫu, đúng cỡ chữ, đảm bảo khoảng cách và độ cao các con chữ. HS khi viết bài phải lắng nghe, tránh viết sai chính tả, đảm bảo tốc độ viết theo khối lớp. Đặc biệt, mỗi ngày HS nên dành thời gian để rèn chữ. + Đối với phụ huynh HS: Kết hợp với GVCN, với nhà trường trong việc giáo rèn chữ giữ vở cho HS. Thường xuyên liên tục trao đổi với GVCN về tình hình học tập của học sinh ở nhà và ở trường. Giúp GVCN hiểu tính cách HS để có phương pháp giảng dạy phù hợp. Tạo điều kiện cho con em một góc học tập thoải mái, bàn ghế phù hợp, đủ ánh sáng để các em rèn chữ một ngày tốt hơn. Nhắc nhở, hướng dẫn HS rèn luyện thêm khi ở nhà. 2. Biện pháp 2. Thường xuyên nhắc nhở học sinh nắm được các quy tắc trong quá trình viết Ngay khi nhận lớp và trong cả quá trình luyện chữ viết cho học sinh, tôi thường xuyên nhắc nhở các em ghi nhớ những quy tắc như sau: * Tư thế ngồi: - Cột sống lưng luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Không ngồi vặn vẹo lâu dần thành có tật dẫn đến cong vẹo cột sống. - Hai chân để thoải mái, không để chân co chân duỗi khiến cột sống phải lệch vẹo và chữ viết sẽ xiên lệch theo. - Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
- 17 - Khoảng cách từ mắt đến vở khoảng 25cm->30 cm, không được nhìn quá gần vì dễ dẫn đến cận thị. * Cách cầm bút: - Cầm bằng ba ngón tay phải: Ngón giữa:Giữ phía dưới có tác dụng đưa lên tạo nét thanh. Ngón trỏ: Ở trên chỗ tay cầm có tác dụng kéo xuống nhấn bút tạo nét đậm. Ngón cái: Giữ bút phía ngoài. - Má bàn tay tì xuống làm điểm tựa. - Khi viết kết hợp nhịp nhàng ba ngón tay và cử động cổ tay. - Cầm bút xuôi theo chiều ngồi bút đặt nghiêng so với giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Đưa bút từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay. - Ngòi bút úp xuống mặt giấy, cổ tay thẳng thoải mái với cánh tay. - Lưu ý: Khi viết không được nhấc bút liên tục. * Cách để vở khi viết: - Khi viết chữ đứng, học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt. - Nếu tập viết chữ nghiêng, tự chọn cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 150. - Khi viết độ nghiêng của nét chữ cùng với mép bàn sẽ tạo thành một góc vuông 900. Như vậy, dù viết theo kiểu chữ đứng hay kiểu chữ nghiêng, nét chữ luôn thẳng đứng trước mặt (chỉ khác nhau về cách để vở). * Cách trình bày bài: - Học sinh nhìn và viết đúng mẫu chữ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Viết theo yêu cầu được giáo viên hướng dẫn, tránh viết dở dang chữ hoặc viết chòi ra mép vở không có dòng kẻ li. - Khi viết sai chữ, không được tẩy xoá mà cần để cách một khoảng ngắn rồi viết lại.
- 18 - Học sinh nắm được tỉ lệ chiều cao các con chữ và khoảng cách các con chữ trong một chữ, khoảng cách giữa các chữ. Những quy tắc này học sinh đều nắm được song giáo viên cần thường xuyên nhắc nhở. Cụ thể: + Về khoảng cách: Giữa các chữ với chữ bằng một chữ o. Giữa các con chữ: bằng nhau, không thưa quá cũng không được dày quá. + Về tỉ lệ chiều cao: Mỗi nhóm chữ cái có đặc điểm riêng nên khi học sinh viết sai độ cao của các chữ cái giáo viên phải cho học sinh năm vững hình dáng, cấu tạo, quy trình viết chữ cái. Từ đó giáo viên có thể phân loại hệ thống chữ cái tiếng việt thành các nhóm để luyện viết 3. Biện pháp 3. Trau dồi kiến thức Tiếng Việt, các quy tắc chính tả cần thiết. Học sinh muốn có muốn có một bài viết đúng, đẹp thì trước hết cần phải viết đúng chính tả. Đây là yêu cầu quan trọng của việc rèn chữ. Quá trình rèn viết đúng cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. Để viết đúng, tôi lưu ý học sinh nắm vững các luật và quy tắc chính tả : * Luật ghi dấu thanh: - Viết dấu thanh ở âm chính của vần. Ví dụ: bà, bá, loá, quỳnh, bào, mùi… - Ở tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi. Ví dụ: mía, múa... - Ở tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ hai của nguyên âm đôi. Ví dụ: miến, buồn... * Luật e, ê, i: - Âm /c/ (cờ) trước e, ê, i phải viết bằng chữ k (gọi là ca) - Âm /g/ (gờ) trước e, ê, i phải viết bằng chữ gh (gọi là gờ kép) - Âm/ng/ (ngờ) trước e, ê, i phải viết bằng chữ ngh (gọi là ngờ kép)
- 19 * Luật ghi âm /c/ (cờ) trước âm đệm. - Âm /c/ (cờ) đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q (cu) và âm đệm viết bằng chữ u.VD: qua, quyên,…. * Luật ghi chữ "gì" Ở đây có hai chữ i đi liền nhau. Khi viết phải bỏ một chữ i (ở chữ gi), thành gì * Quy tắc chính tả khi viết âm i : - Tiếng chỉ có một âm i thì có tiếng viết bằng i (i ngắn) có tiếng viết bằng y (y dài): + Viết i nếu đó là từ Thuần Việt (ì ầm) + Viết y nếu đó là từ Hán Việt (y tá) - Tiếng có âm đầu (và âm /i/) thì một số tiếng có thể viết y, hoặc viết i đều được. Nhưng hiện nay quy định chung viết là i : thi sĩ - Khi có âm đệm đứng trước, âm i phải viết là y (y dài): huy, quy (không được viết là qui) * Cách ghi nguyên âm đôi : - Nguyên âm đôi /iê/(đọc là ia)có 4 cách viết: + Không có âm cuối: viết là ia. Ví dụ: mía. + Có âm cuối: viết là iê. Ví dụ: biển. + Có âm đệm, không có âm cuối thì viết là: ya.Ví dụ: khuya. + Có âm đệm, có âm cuối, hoặc không có âm đầu thì viết là: yê. Ví dụ: chuyên, tuyết... yên, yểng... - Nguyên âm đôi /uô/ (đọc là ua)có hai cách viết: + Không có âm cuối: viết là ua. Ví dụ: cua. + Có âm cuối: viết là uô. Ví dụ: suối. - Nguyên âm đôi /ươ/ (đọc là ưa)có 2 cách viết: + Không có âm cuối: viết là ưa. Ví dụ: cưa. + Có âm cuối: viết là ươ. Ví dụ: lươn. * Quy tắc viết tên riêng: - Tên người và tên địa danh Việt Nam
- 20 Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó. Ví dụ: Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Văn Trỗi , Kim Đồng,Võ Thị Sáu… - Tên các cơ quan , tổ chức, danh hiệu,… Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Ví dụ: Trường Tiểu học Sông Nhạn, Nhà giáo Nhân dân, Tổ chức Lao động Quốc tế - Tên riêng nước ngoài: + Trường hợp phiên âm qua âm Hán Việt: Viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người, tên đại lí Việt Nam. Ví dụ: Khổng Tử, Tôn Trung Sơn …. + Trường hợp không phiên âm qua âm Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên riêng và có gạch nối giữa các tiếng. Ví dụ: Ốt-xtrây- li-a, Giu-li-ét-ta, Pi- e Đơ -gây- tê,… * Khi viết chính tả, tôi chú ý đến việc sửa một số lỗi sai cho học sinh, cụ thể như sau: - Chữ viết hoa tuỳ tiện, viết hoa chữ in hoa viết hoặc không viết những chữ quy định : khi đọc cho học sinh viết, tôi nhắc chữ cần viết hoa đồng thời yêu cầu phải nhìn vào bảng chữ để viết đúng, đẹp kiểu chữ hoa truyền thống, không được viết chữ in hoa. - Chữ đặt sai vị trí dấu thanh: tôi nêu chữ học sinh hay đặt sai ở bảng, cho học sinh nhìn kĩ và hướng dẫn dấu thanh phải đặt trên nguyên âm một chữ . - Viết lẫn lộn: s/x; d/gi ; tr/ ch; ? / ~ : + Khi dạy kiểu bài chính tả so sánh tôi đi kĩ ở phần “phân biệt và nêu thêm nhiều ví dụ khác” . + Khi viết đến chữ nào có âm đó tôi đọc rõ hoặc đánh vần từng chữ, nhắc tên những em thường mắc lỗi chú ý rồi giáo viên viết chữ đó lên bảng. - Viết lẫn lộn : g / gh ; ng / ngh ; k /c / q : + Tôi viết cụ thể ở bảng chữ đó và nêu quy tắc chính tả đối với những chữ này (khi viết các chữ ng, ngh, k nguyên âm kèm theo nó chỉ có e ê, i; các nguyên âm còn lại a, â, u, ư …thì đi kèm với g, ng, c ) ; “q” thì luôn đi kèm với “u” tạo thành âm “qu” 2 con chữ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp nâng cao cất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
7 p | 1313 | 365
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 5
36 p | 88 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả lớp 5
27 p | 42 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên dạy học phân môn học vần lớp 1 bộ sách Cánh diều đạt hiệu quả
39 p | 40 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm trong giờ dạy Đạo đức lớp 3
38 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
30 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học (2021)
21 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Địa lí lớp 4
28 p | 10 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 - 2022
14 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp dạy chuyên đề hình học cho học sinh lớp 5
26 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh yếu vươn lên trong học tập môn Toán ở lớp 2
25 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp lưu giữ sản phẩm của học sinh lớp 1 sau các tiết học
18 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi vận động trong tiết dạy Thể dục cho học sinh lớp 1 ở Tiểu học
59 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 phát huy tính tích cực, sáng tạo trong môn Khoa học
25 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Đổi mới phương pháp tổ chức lễ kỉ niệm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh cho thiếu nhi trường tiểu học Thanh Liệt (2021)
25 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn