Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 4a4 trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường
lượt xem 7
download
Mục đích của sáng kiến này là giúp học sinh biết đọc đúng, phát âm chuẩn, đọc rõ ràng biết ngắt nghỉ hơi dúng, đọc đúng tốc độ, biết đọc diễn cảm, biết tự chiếm lĩnh kiến thức, hiểu nội dung văn bản ...Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 4a4 trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Tam Đường, ngày 17 tháng 08 năm 2016 ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Kính gửi: Thường trực Hội đồng xét, công nhận sáng kiến cấp cơ sở. Tỷ lệ (%) Nơi công tác Trình độ đóng góp Số Ngày tháng Chức Họ và tên (hoặc nơi chuyên vào việc TT năm sinh danh thường trú) môn tạo ra sáng kiến Trường THTT 1 Hoàng Anh Đào 07/05/1974 Giáo viên Đại học 100% Tam Đường Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 4a4 trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường Cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến: Trường Tiểu học thị trấn Tam Đường. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lớp 4a4 Trường Tiểu học thị trấn Tam Đường Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 17/8/2016. Mô tả bản chất của sáng kiến: Đề tài này được nghiên cứu và áp dụng dựa trên các cơ sở lý luận và biện pháp Rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 4a4 Trường Tiểu học thị trấn Tam Đường nhăm nâng cao ch ̀ ất lượng môn Tiếng Việt nói chung và môn Tập đọc nói riêng . Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 4a4 trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường, sách nâng cao môn Tiếng Việt lớp 4, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, các giáo viên chủ nhiệm lớp khối 4 và các đoàn thể trong nhà trường. 1
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Qua áp dụng giải pháp giúp học sinh nắm được một số biện pháp và có kỹ năng đọc đúng, phát âm chuẩn một số vần, tiếng, từ khó, đọc đúng tốc độ theo quy định của môn học. Tôi thấy có hiệu quả cao trong giờ học. Học sinh lớp tôi đã áp dụng vào tiết học môn Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu, kể chuyện …và các môn học khác. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến và theo ý kiến của tác giả sáng kiến. + Sau khi áp dụng sáng kiến chất lượng môn tiếng Việt sẽ được nâng lên rõ rệt, giảm tỉ lệ học sinh đọc yếu, đọc sai từ đó các em sẽ biết thực hành đọc tốt các văn bản. Học sinh đọc tốt đồng thời viết tốt và sẽ học tốt được các môn học khác .Các em đọc sách tốt sẽ hiểu được nội dung văn bản, ý đồ của tác giả. Qua đó bồi dưỡng tình yêu TiếngViệt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của TiếngViệt góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam. ́ ́ ̣ ̀ ́ ̉ ́ ̣ ́ ̉ ́ khối lớp 4 trong Sang kiên kinh nghiêm nay co thê ap dung cho tât ca cac nhà trường và có thể làm tài liệu tham khảo cho các đơn vi tr ̣ ường Tiểu học trong toàn huyện nhăm nâng cao chât l ̀ ́ ượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu. Trình độ Ngày tháng Chức Nội dung công TT Họ và tên Nơi công tác chuyên năm sinh vụ việc áp dụng môn Một số biện 1 Hoàng Anh Đào 07/05/1974 Trường Tiểu Giáo Đại học pháp rèn kỹ học thị trấn viên năng đọc đúng Tam Đường cho học sinh 2
- lớp 4a4 trường tiểu học Thị Trấn Tam Đường Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. NGƯỜI ĐĂNG KÝ Hoàng Anh Đào BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Tác giả : Họ và tên: Hoàng Anh Đào Trình độ văn hóa: 12/12 Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Thị Trấn Tam Đường Nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy – Chủ nhiệm lớp 4a4 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 4a4 trường Tiểu học Thị trấn Tam Đường”. 3. Tính mới : Năm học 2016 2017 em được chuyển lớp. Ở lớp 3 cơ bản các em đọc thông viết thạo là chủ yếu, lên đến lớp 4 đòi hỏi kiến thức cao hơn. Đặc biệt môn tập đọc yêu cầu tốc độ đọc nhanh hơn, ngắt nghỉ hơi đúng, phát âm chuẩn, biết cách đọc các loại văn bản hành chính khoa học, báo chí, văn học phù hợp với thể loại và nội dung văn bản, thể hiện được tình cảm của tác giả, giọng điệu của nhân vật . 3
- Học sinh biết cách xác định đại ý, chia đoạn văn bản, nhận ra mối quan hệ giữa các nhân vật, sự kiện, tình tiết trong bài. Biết nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật trong các bài tập đọc có giá trị văn chương . Qua áp dụng giải pháp trên giúp học sinh nắm được một số biện pháp và có kỹ năng đọc đúng, phát âm chuẩn một số vần, tiếng, từ khó, đảm bảo tốc độ đọc của phân môn tập đọc theo quy định của Bộ giáo dục. Học sinh lớp tôi đã áp dụng vào tiết học môn Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu, kể chuyện và các môn học khác chuẩn bị tốt kiến thức cho học sinh tiếp tục học tập các môn học khác ở các bậc học trên. Phát huy tính tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo của học sinh, tạo môi trường học tập TiếngViệt thân thiện, hợp tác gây hứng thú và tự tin trong học tập góp phần phát triển khả năng diễn đạt, giao tiếp cho học sinh. 4. Hiệu quả sáng kiến mang lại Đề tài đã góp phần hạn chế được những thiếu sót và sai lầm khi học Tiếng Việt mà học sinh lớp 4 thường mắc phải , từng bước đẩy lùi thực trạng học sinh đọc sai, đọc ngắc ngứ, thiếu dấu thanh,ngọng các phụ âm đầu . Nhờ việc tuân thủ các nguyên tắc dạy học nói chung và dạy tập đọc nói riêng và các biện pháp rèn đọc đúng cho học sinh do lớp tôi phụ trách tôi thấy giờ học có hiệu quả thật sự, học sinh được luyện đọc được nhiều hơn, mọi đối tượng học sinh trong lớp đều được tham gia luyện đọc, không khí lớp học sôi nổi hào hứng,học sinh chủ động, tích cực trong việc tiếp nhận sửa lỗi khi phát âm sai, học sinh đọc tốt hơn ,số lượng học sinh mắc lỗi khi phát âm đã giảm nhiều cụ thể là: Kết quả khảo sát chất lượng học sinh trước khi áp dụng sáng kiến: Thời gian Tổng Kết quả bài kiểm tra kiểm tra số Đọc chậm, Đọc nhỏ, Đọc thiếu Đọc lưu loát, đọc sai ngắc ngứ dấu thanh diễn cảm 4
- SL % SL % SL % SL % học Đầu năm 30 10 33,3 7 23,3 7 23,3 6 20 Kết quả khảo sát chất lượng học sinh sau khi áp dụng sáng kiến: Tổng Kết quả bài kiểm tra Thời gian số Đọc chậm, Đọc nhỏ, Đọc thiếu Đọc lưu loát, kiểm tra học đọc sai ngắc ngứ dấu thanh diễn cảm sinh SL % SL % SL % SL % Đầu năm 30 10 33,3 7 23,3 7 23,3 6 20 Giữa kỳ II 30 4 13,3 4 13,3 2 6,7 20 66,7 Cuối kì II 30 0 0 0 0 0 0 30 100 5. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Sáng kiến “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho cho học sinh lớp 4a4” đã được vận dụng vào giảng dạy ở lớp tôi và mang lại kết quả cao. Các biện pháp thực hiện dễ áp dụng và có thể áp dụng được ở tất cả các trường tiểu học trong toàn huyện, đặc biệt là các trường vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh khó khăn, các em là dân tộc thiểu số. Đây cũng là một lĩnh vực nghiên cứu rất thiết thực phục vụ cho tất cả giáo viên dạy khối 4 trong trường tôi cũng như tất cả các trường khác ở tất cả các vùng miền. Đặc biệt phục vụ cho giáo viên ôn thi bồi dưỡng học sinh giỏi khối lớp 4 và khối lớp 5. 5
- PHÒNG GD&ĐT TAM ĐƯỜNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN THUYẾT MINH SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 4A4 TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN TAM ĐƯỜNG Tác giả: Hoàng Anh Đào Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường Tiểu học Thị Trấn Tam Đường 6
- I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 4a4 trường Tiểu học thị trấn Tam Đường”. 2. Tác giả Họ và tên: Hoàng Anh Đào Năm sinh: 07/05/1974 Nơi thường trú: Trung tâm Thị trấn Tam Đường Trình độ chuyên môn: Đại học tiểu Học Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Tiểu học thị trấn Tam Đường Điện thoại: 0967141890 7
- Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Môn Tiếng Việt lớp 4 trường Tiểu học thị trấn Tam Đường 4. Thời gian áp dụng sáng kiến. Từ ngày 17 tháng 8 năm 2016 đến 20 tháng 5 năm 2017 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường Tiểu học thị trấn Tam Đường Địa chỉ: Thị trấn Tam Đường – Tam Đường – Lai Châu Điện thoại: 02313879191 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến. Như chúng ta đã biết trong các môn học quy định hiện nay với học sinh tiểu học thì phân mônTiếng Việt là nền móng quan trọng đóng vai trò cung cấp cho học sinh các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết đồng thời còn cung cấp cho các em vốn từ để giao tiếp và học tập hàng ngày. Xuất phát từ tình hình thực tế của lớp, các em hầu hết là học sinh dân tộc, trình độ nhận thức không đồng đều, khi đọc, viết học sinh còn phát âm sai, đọc còn ngọng, đọc chậm, còn thiếu dấu thanh do ảnh hưởng của tiếng địa phương.Yêu cầu đặt ra đối với học sinh tiểu học nói chung và của học sinh lớp 4a4 nói riêng là: Sau khi học xong môn tiếng Việt các em phải đáp ứng được 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc,viết. Dạy tốt phân môn này không những rèn luyện kỹ năng đọc, mà còn phát triển cho học sinh vốn ngôn ngữ phong phú, tạo điều kiện phát triển tốt kỹ năng khác, qua bài học các em được tiếp xúc với ngôn ngữ văn học, với sáng tác văn học để các em phát triển về tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp chính là sự cảm hoá và diễn cảm về nội dung của một bài thơ, bài văn. Mặt khác muốn hiểu được nội dung của bài 8
- đọc, trước hết học sinh phải biết đọc đúng, phát âm chuẩn, sau đó là đọc lưu loát và đọc diễn cảm, có đảm bảo được các yêu cầu như vậy thì các em mới học tốt được ở tất cả các môn học khác. Từ nhận thức trên và qua nhiều năm dạy tiểu học. Là một giáo viên với lòng tâm huyết nghề nghiệp tôi đã băn khoăn, trăn trở, cần phải làm thế nào? để có thể góp phần nâng cao chất lượng của môn TiếngVịêt nói chung và môn Tập đọc nói riêng. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu sáng kiến “Một số biện pháp rèn đọc đúng cho học sinh lớp 4a4 trường tiểu học Thị TrấnTam Đường ”. 2. Phạm vi triển khai thực hiện. 2.1. Phạm vi nghiên cứu Học sinh lớp 4a4 trường tiểu học Thị Trấn Tam Đường. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp rèn đọc đúng cho học sinh lớp 4a 4 trường tiểu học Thị Trấn Tam Đường. 2.3 Mục đích nghiên cứu. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của năm học và đạt được mục tiêu dạy học Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và mục tiêu dạy học tập đọc ở lớp 4 nói riêng, một trong những mục tiêu đó là giúp học sinh biết đọc đúng, phát âm chuẩn, đọc rõ ràng biết ngắt nghỉ hơi dúng, đọc đúng tốc độ, biết đọc diễn cảm, biết tự chiếm lĩnh kiến thức, hiểu nội dung văn bản ... Trước những thực trạng hiện nay là khi học về môn tiếng Việt học sinh còn gặp nhiều sai sót khi đọc và phát âm, trong khi viết văn không có vốn từ. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục hiện nay ở TrườngTiểu họcThị trấn Tam Đường nói chung và chất lượng học sinh lớp 4a4 nói riêng.Với mong muốn được góp phần công 9
- sức nhỏ bé của mình trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 4a4. 3. Mô tả sáng kiến. 3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. Phân môn tập đọc có vị trí rất quan trọng trong tất cả các môn học ở trường. Nó được cấu trúc theo quan điểm tích hợp ở tất cả các khối lớp; hình thành khả năng giao tiếp, tình cảm quý trọng tiếng mẹ đẻ giúp học sinh yêu cái đẹp trong văn học. Rèn đọc trở thành một nhiệm vụ cơ bản đối với người học. Rèn đọc song song với rèn viết. Các em có biết đọc đúng thì mới viết đúng. Bởi vậy một số bài tập đọc còn có nhiệm vụ là dẫn chứng, là tư liệu cho các môn học khác như: Luyện từ và câu, chính tả, tập làm văn, kể chuyện. Đặc biệt học tốt phân môn tập đọc, khả năng giao tiếp của các em cũng tốt hơn . Thực tế qua nhiều năm giảng dạy lớp 4 ở trường Tiểu học Thị Trấn tôi nhận thấy rằng chất lượng môn Tiếng Việt còn rất thấp, kỹ năng đọc của các em chưa có nên đã ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục của trường nói chung và chất lượng môn tiếng Việt nói riêng.Trong quá trình công tác tôi nhận thấy rằng những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng đó như sau: * Đối với Giáo viên: Khi dạy môn tập đọc nhiều giáo viên còn chưa có kinh nghiệm nhiều trong quá trình rèn học sinh luyện đọc, nhiều giáo viên phát âm còn chưa chuẩn, giáo viên ở một số vùng quê còn ngọng l/n (VD: trời nóng – trời lóng). Trong mỗi tiết học người giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học còn chưa linh hoạt, chưa thường xuyên, giáo viên chưa có những biện pháp tích cực, chưa quan tâm sát sao để rèn cách phát âm đúng cho từng đối tượng học sinh. 10
- Một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến việc dạy và học môn tiếng việt là: Nhiều giáo viên còn chưa chú ý đến việc rèn đọc và sửa sai cách phát âm, cách viết đúng các lỗi chính tả cho học sinh. Khi hướng dẫn học sinh đọc không chú ý đến tư thế đọc, cách cầm sách và tốc độ đọc của học sinh, mà chỉ đi sâu vào giảng từ, giảng ý nên thời gian đọc của các em còn ít, dẫn đến hiệu quả giờ tập đọc còn chưa cao ảnh hưởng đến việc viết văn của các em. Các em viết văn miêu tả vốn từ còn nghèo, câu văn lủng củng, Chính vì vậy chất lượng môn tiếng viết còn rất thấp. *Đối với học sinh: Số lượng học sinh trong lớp khá đông. Tổng số học sinh 30 em, dân tộc 15 em với 5 dân tộc khác nhau: Kinh, Thái, Giáy, Hoa, Củ Chu.Tỷ lệ học sinh dân tộc chiếm 50% số học sinh cả lớp. Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, khả năng tư duy và nhận thức tương đối chậm (so với các lớp khác) nhiều em đọc còn chậm và sai, đọc thiếu dấu thanh, đọc ngắc ngứ và nhỏ. Một số em còn phải nhẩm từng tiếng. (Em Nam, em Thắng, em Mai) Khi đọc có dâu chấm, dấu phẩy còn chưa biết ngắt hơi, nghỉ hơi. Chính vì vậy, khi học về nội dung này, đặc biệt khi hoc các môn luyện từ và câu, môn tập làm văn và các môn học khác nhiều học sinh gặp khó khăn khi đọc và phát âm. Học sinh phát âm ngọng nhiều ở các âm đầu n/l, d/r/gi, s/x, ch/tr. Các vần khó uyu/iu , ươ /ua. Nhầm một số dấu thanh như: thanh ngã /thanh sắc. Nhiều em đến trường còn giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ nên dẫn đến việc học và đọc của các em còn gặp nhiều hạn chế. Thực tế, qua khảo sát chất lượng của lớp 4a4 trường Tiểu học Thị Trấn Tam Đường, chất lượng đọc của học sinh đầu năm học 2016 2017 như sau: 11
- Kết quả bài kiểm tra Tổng Đọc chậm, Đọc nhỏ, Đọc thiếu Đọc lưu loát, Thời gian số đọc sai ngắc ngứ dấu thanh diễn cảm kiểm tra học sinh SL % SL % SL % SL % Đầu năm 30 10 33,3 7 23,3 7 23,3 6 20 Vì những lý do trên tôi đã tìm ra một số biên pháp thực hiên để rèn kỹ năng đọc cho các em và nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4a 4. Đồng thời giúp giáo viên tự tin trong giảng dạy, nắm chắc phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh, giúp kết quả học tập của học sinh tốt hơn, đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn tập đọc ở trường Tiểu học Thị Trấn Tam Đường. 3.2. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến. a. Điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng TiếngViệt để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học TiếngViệt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, rèn đọc song song với rèn viết giúp học sinh phát âm chuẩn, đảm bảo đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn học . Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về TiếngViệt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài . Bồi dưỡng tình yêu TiếngViệt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của TiếngViệt, góp phần hình thành nhân cách con ngườiViệt Nam xã hội chủ nghĩa. 12
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, thái độ lễ phép, lòng biết ơn và ý thức trách nhiệm với ông bà, cha mẹ, thầy cô, yêu trường, yêu lớp, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, có lòng vị tha, nhân hậu. Có ý thức tự giác, chăm chỉ học tập và rèn luyện, ham đọc sách, có khả năng cảm nhận cái hay, cái đẹp trong văn thơ. b. Sự khác biệt giữa giải pháp mới và giải pháp cũ. Giải pháp cũ Giải pháp mới GV chưa quan tâm sát sao tới học sinh. Giáo viên quan tâm đến cách học, nề nếp học của học sinh ngay từ đầu Dạy học còn mang nhiều hình thức năm. cũ, chương trình cũ, giáo viên còn nói Học sinh sau mỗi bài học đều được nhiều, làm thay học sinh, học sinh thực hành đọc nhiều, được phát âm được thực hành ít. nhiều lần các từ khó. Giáo viên chưa chú ý sửa lỗi khi phát âm cho học sinh, chưa chú ý cách cầm Gv thường xuyên quan tâm đến kỹ sách, tư thế đọc của học sinh. năng nói, đọc, viết của học sinh. Bài đọc còn chưa đa dạng, nhàm chán. Hình thức bài tập đa dạng, mang tính khoa học, logic, học sinh tự tìm Chưa thực sự tạo ra được những hứng tòi, phát hiện cái mới. thú trong việc học Tiếng Việt cho học Học sinh hăng hái, hứng thú trong sinh. tiết học vì được động viên kịp thời bằng các lời nhận xét của giáo viên để từ đó các em có hứng thú học tập. Học sinh khi viết văn vốn từ còn Học sinh có kỹ năng đọc tốt nên đã nghèo, còn viết lặp lại nhiều từ trong thực hành được những bài văn miêu một bài văn. Sử dụng nhiều câu cụt khi tả hay, biết đọc diễn cảm, đọc phân viết văn miêu tả. vai nhân vật... 13
- Chưa tận dụng sự phối kết hợp giữa Phối kết hợp chặt chẽ giữa gia gia đình, nhà trường và các thầy cô đình, nhà trường, thầy cô và các môi giáo. trường giáo dục khác để giáo dục học sinh. c. Các biện pháp thực hiện giải pháp mới . Để hoàn thành sáng kiến này tôi đã sử dụng các biện pháp sau : Biện pháp 1: Phân loại học sinh: Cách thực hiện: Ngay từ đầu năm học tôi đã phân loại học sinh thành 4 nhóm đối tượng như sau : Nhóm 1: Đọc chậm, đọc sai: Nam, Thắng, Mai. Nhóm 2: Đọc nhỏ, ngắc ngứ: Hiệp, Ánh, Hiếm. Nhóm 3: Đọc thiếu dấu thanh: Nam, Cương, Việt Anh, Duy. Nhóm 4: Đọc lưu loát, diễn cảm: An, Yến, Nghĩa, Đăng, Lan Anh. Cách thực hiện: 14
- Trước hết giáo viên cần sắp xếp chỗ ngồi cho từng nhóm đối tượng trên cho phù hợp để có những hướng dẫn và định hướng đúng cho học sinh. Khi lựa chọn những nội dung dạy học, giáo viên cần đưa ra những nội dung phù hợp với từng đối tượng học sinh, gần gũi đối với đời sống hằng ngày của các em để từ đó các em nhận thấy sự cần thiết phải trau dồi kiến thức của môn học, thấy được vai trò của môn học trong trong đời sống thực tiễn. Biện pháp 2: Kĩ năng rèn đọc và phát âm. * Hướng dẫn cách cầm sách, tư thế đọc. Cách thực hiện : Trong suốt tiết học tôi thường xuyên theo dõi cách phát âm, cách đọc viết của học sinh để sửa sai kịp thời cho các em. Tôi hướng dẫn học sinh cách cầm sách, tư thế ngồi đọc,đứng đọc. Cầm sách bằng hai tay, mở đôi quyển sách, không được gập sách. Khoảng cách, độ nghiêng giữa sách với mắt phải phù hợp, biết hướng trang sách về phía nhiều ánh sáng, đầu hơi cúi, cổ thẳng, tư thế đọc phải thoải mái, đọc với tốc độ vừa phải không đọc quá nhanh, hoặc quá chậm. Đọc giọng vừa phải không đọc quá to, gào to hoặc đọc quá bé. Khi đặt sách trước bàn ngồi đọc, biết cách điều chỉnh khoảng cách giữa mắt với trang sách sao cho mọi dòng chữ trên trang sách có khoảng cách hợp lý với mắt nhìn mà vẫn giữ được tư thế ngồi không làm cong vẹo cột sống. Khi các em đọc bài tôi theo dõi phát hiện lỗi kịp thời để sửa sai cho các em. * Rèn cách phát âm từ khó. Cách thực hiện: Để thực hiện được việc này một cách có hiệu quả, trong quá trình dạy học, trước hết giáo viên cần tạo ra một không khí tự nhiên, thoải mái cho lớp học. Trước hết giáo viên cần giao nhiệm vụ cho học sinh theo dõi cách phát âm của nhau, phát hiện lỗi của nhau. Học sinh tự tìm những từ khó phát âm và dễ nhầm 15
- lẫn. Sau đó giáo viên phát âm mẫu thật chuẩn, học sinh nhẩm miệng theo. Sau đó giáo viên gọi từng học sinh phát âm lại cho đúng (nếu học sinh nào phát âm sai giáo viên gọi học sinh đó đọc lại nhiều lần để sửa cho học sinh). Một số học sinh lớp tôi phát âm còn nhầm lẫn giữa âm l/n, r/d /gi, ch/tr (em: Hiệp, Cương, Dũng, Dương, Hưng)...khi đọc các em hay đọc Hà Nội – Hà Lội, trời nắng – trời lắng (em Cương, Dương) đọc còn nhầm r/d/g: cô giáo – cô ráo, con gián – con rán (em Hiệp, Cương )...một số em còn nhầm lẫn các dấu thanh: Thanh hỏi, thanh ngã khi đọc. Trong tiết học tôi thường chú ý đến những học sinh này để gọi các em đọc và sửa cho các em. Trong quá trình giảng dạy tôi theo dõi sửa lỗi cho học sinh, yêu cầu học sinh phát âm lại những từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng tiếng địa phương. Đến phần học sinh luyện đọc lại tôi lại uốn nắn và sửa cho các em từng li, từng tí. Hướng dẫn học sinh đọc đúng từng từ ngữ, những từ có dấu hỏi, dấu ngã, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tôi đã nắm vững lỗi của từng em nên đã phân loại và có kế hoạch sửa lỗi cho từng em như sau: + Sửa lỗi phát âm sai l/n: Hà nội/Hà Lội/. + Sửa lỗi phát âm sai ch/tr: cá trê/cá chê. + Sửa lỗi phát âm sai: đ/l: đôi dép/lôi giép. + Sửa lỗi phát âm sai: d/r/gi: con gián/con rán, cái rổ, rổ rau, giày dép... +Sửa lỗi phát âm sai về vần: Con hươu/con hưu. + Sửa đọc sai các tiếng có vần khó: khúc khuỷu/khúc khỉu; khuya khoắt/khuya khắt. Tôi nhắc học sinh khi đọc phải chú ý đọc đúng cả các dấu thanh: VD: ngã khuỵu/không đọc: ngá khịu. Đối với những học sinh yếu tôi chú ý gọi các em đọc nhiều hơn. Nếu đoạn văn dài thì tôi chia thành nhiều các đoạn nhỏ để rèn đọc cho học sinh. Học sinh đọc sai từ nào thì yêu cầu học sinh đọc lại từ đó, câu đó nhiều lần yêu cầu đọc 16
- chậm, rõ ràng, đúng và đủ số câu. Học sinh hiểu được: đọc đúng không chỉ phát âm đúng mà còn phải thể hiện đúng ngữ điệu để người nghe, biết dung cảm trước những văn bản nhất là văn bản trữ tình. * Hướng dẫn đọc ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng. Cách thực hiện: Trong tiết học tôi yêu cầu học sinh đọc rõ ràng, liền mạch từng câu, từng đoạn, cả bài, biết ngắt nghỉ hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài hoăc giữa các mục, các phần trong bài đọc. Tìm hiểu cách đọc hay (diễn cảm đối với văn bản nghệ thuật, đúng ngữ điệu đối với văn bản khác), tập trung hướng dẫn học sinh luyện đọc kỹ một đoạn theo hình thức: cá nhân, theo cặp, theo nhóm, để sau đó cho học sinh thi đọc trước lớp. Học sinh thấy được đọc đúng bao gồm: đọc đúng cả tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi, việc ngắt nghỉ hơi phải phù hợp với dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm. Khi luyện đọc lại tôi chỉ ra chỗ khó đọc trong bài, đòi hỏi học sinh cần đọc chính xác từng tiếng, từng từ, từng câu và cần cho học sinh xác định từng đoạn mỗi bài sau đó mới nối tiếp từng đoạn. Ngoài ra tôi hướng dẫn cho các em dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để xác định cách ngắt nhịp (ở thể loại thơ). VD: Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Không có kính/không phải vì xe/không có kính.// Bom giật, bom rung/kính vỡ đi rồi.// Bên cạnh đó tôi còn hướng dẫn học sinh cách đọc một câu kể, một câu hỏi, một câu khiến, nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, ngợi cảm. Câu tỏ sự ngạc nhiên để các em thấy rằng Tiếng Việt vừa giàu lại vừa đẹp. VD: Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, /nếu có mưa, /lại càng tươi dịu. 17
- Ngoài ra sau mỗi bài học tôi thường giao thêm nhiệm vụ cho các em về đọc lại bài ở nhà, phát phiếu bài tập có bài đọc để các em được đọc các bài ngoài sách giáo khoa. * Luyện đọc và tìm hiểu bài. Cách thực hiện: Khi thực hiện bước này tôi kết hợp chặt chẽ giữa việc tìm hiểu bài với việc luyện đọc. Tôi hướng dẫn tìm hiểu bài đến đâu rèn đọc ngay đến đó, không tách rời 2 khâu đọc và trả lời câu hỏi, bởi vì các em có đọc nhiều lần thì mới hiểu nội dung văn bản nói gì và mới trả lời được câu hỏi. Để giúp học sinh đọc hiểu tốt, tôi đã chuẩn bị hệ thống câu hỏi mang tính chất gợi mở, chẻ nhỏ câu hỏi để phù hợp với từng đối tượng học sinh. Để từ đó các em nêu được nội dung bài, thấy được biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. Ngoài ra tôi còn hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ, tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, đặt câu... * Hướng dẫn đọc diễn cảm Cách thực hiện: Ở bước này tôi cho học sinh xác định giọng đọc của toàn bài. Tổ chức cho học sinh đàm thoại để nhận ra thể loại của văn bản, hiểu ý đồ của tác giả. Thảo luận với học sinh để xác định giọng đọc, cách đọc toàn bài (nếu là thể loại thơ cần chú ý đến nhịp điệu, ngôn ngữ của thơ ca). Nếu là thể loại văn bản kể chuyện cần chú ý đến giọng của các nhân vật. Đọc diễn cảm là việc đọc thể hiện được kỹ năng làm chủ ngữ điệu (chỗ ngừng giọng ,cường độ giọng...)để thể hiện đúng ý nghĩ, tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được tình cảm, sự thấu hiểu cảm thụ của người đọc với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và chỉ thực hiện được dựa trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát. 18
- Biện pháp 3: Kết hợp các hình thức tổ chức khác để rèn đọc cho học sinh. Cách thực hiện: Ngoài những biện pháp tôi đã thực hiện ở trên, trong quá trình dạy tôi còn tổ chức nhóm “ Đôi bạn cùng tiến ” để các em có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập. Đôi bạn cùng tiến ở đây là 01 học sinh khá giỏi và 01 học sinh trung bình yếu. Trong quá trình học tập em học khá giỏi theo dõi giúp đỡ em học trung bình yếu. Khi luyện đọc bài thì em này đọc em kia theo dõi, lắng nghe và sửa sai cho bạn. Tôi thường xuyên theo dõi đánh giá, nhận xét khen thương cho những học sinh học tập tiến bộ. Hàng tuần tôi đều có kế hoạch học tập cụ thể và giao thêm nhiệm vụ cho các nhóm như sau: + Nhóm đôi bạn đọc khá tốt: Đọc thêm các bài đọc và các câu chuyện ngoài sách giáo khoa sau đó kể lại câu chuyện mà em được đọc. + Nhóm đôi bạn đọc TB, Yếu: Đọc và phát âm các tiếng, từ có vần khó, đọc lại 1 đoạn bài đã học. Biện pháp 4: Kết hợp với các môi trường giáo dục khác. Cách thực hiện: Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, phối hợp với tổng phụ trách đội mở các cuộc thi giao lưu tiếng Việt cho học sinh. Từ đó tạo điều kiện cho học sinh được phát triển khả năng giao tiếp tiếng Việt của mình. Một việc không thể thiếu được trong quá trình dạy học là: Học sinh tiểu học thích được khen, được tuyên dương mình trước bạn bè,c hính vì thế người giáo viên cần phải nhiệt tình, tận tuỵ, thường xuyên động viên, khuyến khích học sinh kịp thời để các em có hứng thú học tập có như vậy chất lượng giờ dạy mới đạt được hiệu quả cao. 4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại 19
- a. Hiệu quả kinh tế Áp dụng biện pháp trên trong quá trình giảng dạy giáo viên không mất nhiều thời gian đợi học sinh đánh vần và phát âm. Khi học các môn học khác học sinh đọc lưu loát và nhanh, phân tích được các yêu cầu của bài, hiểu được nội dung bài và thực hiện tốt được các yêu cầu bài tập. Học sinh sôi nổi hào hứng thích học môn tiếng Việt ,nhiều học sinh thích tham gia vao các hội thi giao lưu Tiếng Việt . b. Hiệu quả kỹ thuật Qua việc áp dụng các biện pháp của sáng kiến vào giảng dạy tôi thấy học sinh có kỹ năng đọc tốt, phát âm chuẩn, không còn nhầm lẫn giữa các âm đầu l/n; tr/ch; r/gi/d…Biết đọc diễn cảm, đọc phân vai lời các nhân vật. Học sinh đọc bài tốt nên áp dụng viết được đoạn văn, bài văn hay, có vốn từ khi viết bài văn miêu tả mà câu văn không bị lặp lại nhiều lần,không sử dụng các câu cụt khi viết văn. Kết quả khảo sát chất lượng học sinh trước khi áp dụng sáng kiến: Tổng Kết quả bài kiểm tra Thời gian số Đọc chậm, Đọc nhỏ, Đọc thiếu Đọc lưu loát, kiểm tra học đọc sai ngắc ngứ dấu thanh diễn cảm sinh SL % SL % SL % SL % Đầu năm 30 10 33,3 7 23,3 7 23,3 6 20 Kết quả khảo sát chất lượng học sinh sau khi áp dụng sáng kiến: Tổng Kết quả bài kiểm tra Thời gian số Đọc chậm, Đọc nhỏ, Đọc thiếu Đọc lưu loát, kiểm tra học đọc sai ngắc ngứ dấu thanh diễn cảm sinh SL % SL % SL % SL % Đầu năm 30 10 33,3 7 23,3 7 23,3 6 20 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 433 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 132 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn