Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kỹ năng nói trong giờ Tiếng Việt cho học sinh lớp 2
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu nắm vững mục tiêu, kiến thức, nội dung, phương pháp và hình thức luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 2, để học sinh ý thức được kĩ năng nói trong giao tiếp và rèn luyện thành thục kĩ năng đó. Điều này có ý nghĩa là năng lực ngôn ngữ phải được hình thành cùng với việc rèn kĩ năng giao tiếp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn kỹ năng nói trong giờ Tiếng Việt cho học sinh lớp 2
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG THÁI ----------------------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG NÓI TRONG GIỜ TIẾNG VIỆTCHO HỌC SINH LỚP 2”. Môn : Tiếng Việt Cấp học : Tiểu học Tên tác giả : Nguyễn Thị Tuyến Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đồng Thái Chức vụ : Giáo viên Năm học : 2021 – 2022
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng khoa học trường Tiểu học Đồng Thái. Ngày Nơi công Trình độ Chức Họ và tên tháng năm tác chuyên Tên sáng kiến danh sinh môn Trường Một số biện pháp rèn kỹ Giáo Nguyễn Thị Tuyến 16/09/1976 Tiểu học Cao đẳng năng nói trong giờ Tiếng viên Đồng Thái viết cho học sinh lớp 2. - Lĩnh vực: Áp dụng sáng kiến: Tiếng việt. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 15/09/2020. - Mô tả bản chất của sáng kiến : Kĩ năng nói. - Các bước thực hiện giải pháp: Kĩ năng nói của học sinh sao cho nói thành câu, rõ ràng, mạch lạc. Bước đầu biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chia tay, mời, nhờ, yêu cầu, chia tay, chia buồn… đúng ngữ điệu và đúng nghi thức giao tiếp ở gia đình, ở trường, ở nơi công cộng. Biết giới thiệu đơn giản về bản thân, gia đình, lớp học, bạn bè theo mục đích nói nhất định. Nói những lời nói thể hiện hành vi lịch sự, văn minh. Trong giao tiếp ngôn ngữ nói là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Trong một giờ học, các hoạt động tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh đều thông qua ngôn ngữ nói sau đó mới đi đến thực hành. Như vậy phải khẳng định rằng nói là kĩ năng rất quan trọng trong giao tiếp của con người. Do vậy ngày xưa, ông bà ta rất coi trọng việc giao tiếp, ngôn ngữ, lời nói là trao đổi thông tin, đóng vai trò biểu hiện tình cảm, qua lời nói thể hiện văn hoá, tính nết của con người. Do vậy cần phải giáo dục, rèn luyện lời nói của các em ngay từ nhỏ, từ các lớp đầu cấp Tiểu học để sau này các em có thói quen cư xử đúng mực, lịch sự trong khi giao tiếp. - Các biện pháp thực hiện của đề tài. 1.Biện pháp 1: Tìm hiểu nội dung chương trình 2.Biện pháp 2: Các biện pháp giúp học sinh luyện nói tốt. a.Những nguyên nhân của việc luyện nói chưa tốt. b.Cách giải quyết nguyên nhân của việc luyện nói chưa tốt. * Phương pháp quan sát. *Phương pháp phân tích - Tổng hợp. *Phương pháp thực hành, luyện tập + Bài tập rèn luyện cho học sinh phát âm theo chuẩn.
- + Loại bài tập xử lý tình huống. + Loại bài tập nói và nghe. *Phương pháp tuyên dương, động viên, nhắc nhở kịp thời. *Phương pháp kết hợp với phụ huynh học sinh Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Nơi công Trình độ Số Ngày tháng tác (hoặc Chức Nội dung công việc Họ và tên chuyên TT năm sinh nơi thường danh hỗ trợ môn trú) 1 Nguyễn Thị 16/09/1976 Tiểu học Giáo Cao đẳng Vận dụng hình Tuyến Đồng Thái viên thức và phương pháp dạy học rèn kỹ năng nói trong giờ tiếng việt cho học sinh. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đồng Thái, ngày 12 tháng 4 năm 2022 NGƯỜI NỘP ĐƠN Nguyễn Thị Tuyến
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đơn vị: Trường Tiểu học Đồng Thái Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN CHẤM VÀ XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tác giả: Nguyễn Thị Tuyến Đơn vị: Trường Tiểu học Đồng Thái – Ba Vì- Hà Nội. Tên SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng nói trong giờ Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 Môn: Tiếng việt. Điểm Biểu được TT Nội dung Nhận xét điểm đánh giá I Điểm hình thức (2 điểm) Trình bày đúng quy định về thể thức văn bản (kiểu chữ, cỡ chữ, 1 dãn dòng, căn lề…) Kết cấu hợp lý: Gồm 3 phần chính (đặt vấn đề, giải quyết 1 vấn đề, kết luận và khuyến nghị) II Điểm nội dung (18 điểm) 1 Đặt vấn đề (2 điểm) Nêu lý do chọn vấn đề mang 1 tính cấp thiết Nói rõ thời gian, đối tượng, 1 phạm vi nghiên cứu 2 Giải quyết vấn đề (14 điểm) Tên SKKN, tên các giải pháp 1 phù hợp với nội hàm Nêu rõ cách làm cũ, phân tích nhược điểm. Có số liệu khảo 3 sát trước khi thực hiện giải pháp Nêu cách làm mới thể hiện tính 7 sáng tạo, hiệu quả. Có ví dụ và minh chứng tường minh cho hiệu quả của các giải pháp mới.
- Điểm Biểu được TT Nội dung Nhận xét điểm đánh giá Có tính mới, phù hợp với thực tiễn của đơn vị và đối tượng 1 nghiên cứu, áp dụng Có tính ứng dụng, có thể áp 1 dụng được ở nhiều đơn vị. Nội dung đảm bảo tính khoa 1 học, chính xác 3 Kết luận và khuyến nghị (2 điểm) Có bảng so sánh đối chiếu số liệu trước và sau khi thực hiện 1 các giải pháp Khẳng định được hiệu quả mà 0.5 SKKN mang lại. Khuyến nghị và đề xuất với các cấp quản lý về các vấn đề 0.5 có liên quan đến việc áp dụng và phổ biến SKKN TỔNG ĐIỂM Đánh giá chung (Ghi tóm tắt những đánh giá chính): ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ................................................................................................................................. ..................................................................................................................................... Xếp loại :.................. Xếp loại A: Từ 17 đến 20 điểm Xếp loại B : Từ 14 đến
- Người chấm 1 Người chấm 2 HIỆU TRƯỞNG (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Hoàng Thị Thanh Trà MỤC LỤC
- ĐỀ MỤC TRANG PHẦN A – ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài II. Mục đích và đối tượng nghiên cứu 1. Mục đích nghiên cứu. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu III.Đối tượng nghiên cứu VI. Đối tượng khảo sát thực nghiệm V. Phương pháp nghiên cứu VI. Phạm vi và t–––hời gian thực hiện đề tài. PHẦN B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận về dạy kỹ năng nói, tự tin cho học sinh II. Thực trạng vấn đề. III.Số liệu điều tra VI. Các giải pháp thực hiện 1.Các giải pháp chính 2. Thực hiện các giải pháp cụ thể. V. Kết quả sau khi nghiên cứu thực hiện đề tài. PHẦN C – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận II. Khuyến nghị PHẦN A - ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Giao tiếp ngôn ngữ là một hoạt động đặt thù và quan trọng nhất của con người. Sản phẩm của các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ chính là ngôn bản hoặc văn bản. Luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 chính là quá trình năng cao năng lực sử dụng ngôn ngũ nhằm cung cấp cho các em một cung cụ giao tiếp và tư duy, giúp các em có năng lực giao tiếp với các kĩ năng nói cơ bản. Luyện kĩ năng nói theo quan điểm giao tiếp, tức là hướng học sinh tới những hoạt động giao tiếp, hoạt động tiếp nhận, cảm thụ và hoạt động tạo lập, sản sinh lời nói. Một trong những mục tiêu cơ bản của việc rèn kĩ năng nói ở Tiểu học là hình thành, rèn luyện và phát triển năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ, năng lực hoạt động lời nói cho học sinh. Phát triển kĩ năn nói cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng chính là việc dạy cho các em biết sử dụng linh hoạt các nghi thức lời nói vào cuộc hội thoại cụ thể một cách phù hơp, giúp học sinh luyện tập cách đối thoại văn hóa. Phát triển kĩ năng nói cho học sinh là phát triển kĩ năng hội thoại, giao tiếp cho các em trong cuộc thoại gắn với đời sống học tập, sinh hoạt hàng ngày. Việc giáo dục lời nói trong giao tiếp từ xưa đã được ông cha ta rất coi trọng: “ Học ăn, học nói, học gói, học mở ” Hay “ Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Ngay từ ngày đầu tiên trẻ bước chân tới trường, trẻ đã được giáo dục đạo đức, giáo dục ăn nói lễ phép theo phương châm “Tiên học lễ, hậu học văn”. Do vậy từ các lớp đầu cấp tiểu học chúng ta cần rèn cho trẻ biết nói năng lễ phép, lịch sự, biết nói lời biểu cảm trong giao tiếp. không những thế mà phải cần rèn cho trẻ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với mọi người và khi nói trước tập thể đông người. Dạy Tiếng việt không chỉ dạy cho các em kĩ năng đọc, viết, nghe mà điều quan trọng là dạy các em sử dụng lời nói tình cảm trong giao tiếp. Nếu một người đọc thông, viết thạo tất cả các văn bản, có tài, có trình độ song khi nói trước tập thể thì sợ sệt, nhút nhát hoặc khi giao tiếp không gây được tình cảm, mối thân thiện với mọi người, để lại ấn tượng không tốt thì người đó khó mà thành công trong công việc. Chính vì thế để giúp học sinh có được ý thức nói năng gãy gọn, nói đủ ý, nói đủ câu, nói rõ ràng và phải phù hợp với mọi tình huống, mọi ngữ cảnh. Để sau này lớn lên các em có một nhân cách tốt, biết nói năng lễ phép, lịch sự, biết nói lời biểu cảm trong giao tiếp và mạnh dạn khi giao tiếp với mọi người là rất quan trọng. Những điều nêu trên cho thấy việc học tiếng việt nói chung và việc rèn kĩ năng nói, nói riêng ở tiểu học cần dựa trên nền tảng vốn sống, bằng kinh nghiệm sử dụng ngôn ngữ của trẻ để tiếp tục phát huy năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy bằng ngôn ngữ nói của trẻ. Việc rèn kĩ năng nói cho học sinh được tổ chức dạy như thế nào? Để hoạt động phát huy được tối ưu vai trò của nó trong dạy học, giáo viên và học sinh cần có những kĩ năng gì? Bản thân luôn trăn trở và tâm đắc với việc phải rèn cho học sinh lớp 2 kỹ năng nói tốt nên tôi đã chọn đề tà “ Một số biện pháp rèn kỹ năng nói trong giờ Tiếng Việt cho học sinh lớp 2” làm đề tài nghiên cứu cho năm học 2021- 2022 để giúp học sinh mạnh dạn, tự
- tin và phát triển tốt các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp góp phần giáo dục các em trở thành những con người phát triển toàn diện . II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu nắm vững mục tiêu, kiến thức, nội dung, phương pháp và hình thức luyện kĩ năng nói cho học sinh lớp 2, để học sinh ý thức được kĩ năng nói trong giao tiếp và rèn luyện thành thục kĩ năng đó. Điều này có ý nghĩa là năng lực ngôn ngữ phải được hình thành cùng với việc rèn kĩ năng giao tiếp. Với kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, tôi đã nghiên cứu tìm tòi ra những biện pháp phù hợp nhất nhằm giúp các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp và rèn những kĩ năng nói, thói quen dùng lời nói biểu cảm, lịch sự trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô ở trường và giao tiếp với mọi người xung quanh. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xác định cơ sở lí luận và một số biện pháp rèn kỹ năng nói trong Tiếng Việt cho học sinh lớp 2. - Đánh giá thực trạng của học sinh khi giao tiếp với thầy cô, bè bạn kỹ năng trả lời bài ở các tiết học trong thời gian qua. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Áp dụng một số biện pháp rèn kỹ năng nói trong giờ Tiếng Việt cho học sinh lớp 2. Qua đó, giúp học sinh mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp trong cuộc sống cũng như trong học tập được tốt hơn. IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM: - Đối tượng khảo sát: Giáo viên và học sinh lớp 2C trường Tiểu học nơi tôi đang công tác. - Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 2C tôi đang trực tiếp giảng dạy. - Địa bàn: Trường Tiểu học Đồng Thái nơi tôi đang công tác. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp trải nghiệm thực tế. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp khảo nghiệm. - Phương pháp quan sát, thực hành. - Phương pháp nêu gương, động viên, khuyến khích. - Phương pháp thống kê, kiểm định, so sánh. VI. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: - Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp rèn kỹ năng nói trong giờ Tiếng việt cho học sinh lớp 2. - Đề tài được thực hiện từ 15/9/2021 đến tháng 04/2022. Tại lớp 2C Trường tiểu học Đồng Thái – Năm học 2021 – 2022. PHẦN B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DẠY KỸ NĂNG NÓI TỰ TIN CHO HỌC SINH.
- Để tìm ra những biện pháp phù hợp nhằm giúp học sinh: trước hết phải mạnh dạn trong giao tiếp, tiếp đó là rèn kỹ năng, thói quen dùng lời nói biểu cảm trong giao tiếp, trong các giờ luyện nói của các tiết tiếng việt trong chương trình sách giáo khoa lớp 2 hiện hành.Với trẻ lớp 2 có kiến thức, phải ý thức ra sao trong giao tiếp hàng ngày cũng như sự bày tỏ quan điểm nhận thức của bản thân trước những vấn đề mà học sinh bộc lộ bản thân qua lời nói, lời phát biểu để trả lời theo nội dung bài học và sự giao tiếp với mọi người xung quanh ở trường, ở lớp. Kĩ năng nói của học sinh sao cho nói thành câu, rõ ràng, mạch lạc. Bước đầu biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chia tay, mời, nhờ, yêu cầu, chia tay, chia buồn… đúng ngữ điệu và đúng nghi thức giao tiếp ở gia đình, ở trường, ở nơi công cộng. Biết giới thiệu đơn giản về bản thân, gia đình, lớp học, bạn bè theo mục đích nói nhất định. Nói những lời nói thể hiện hành vi lịch sự, văn minh. Trong giao tiếp ngôn ngữ nói là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất. Trong một giờ học, các hoạt động tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh đều thông qua ngôn ngữ nói sau đó mới đi đến thực hành. Như vậy phải khẳng định rằng nói là kĩ năng rất quan trọng trong giao tiếp của con người. Do vậy ngày xưa, ông bà ta rất coi trọng việc giao tiếp, ngôn ngữ, lời nói là trao đổi thông tin, đóng vai trò biểu hiện tình cảm, qua lời nói thể hiện văn hoá, tính nết của con người. Do vậy cần phải giáo dục, rèn luyện lời nói của các em ngay từ nhỏ, từ các lớp đầu cấp Tiểu học để sau này các em có thói quen cư xử đúng mực, lịch sự trong khi giao tiếp. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: Năm học 2021 – 2022 đối với bản thân tôi thấy nó rất đặc biệt. Vì tình hình diễn biến dịch Covit 19 phức tạp nên khi tôi nhận lớp, chỉ nhận học sinh qua danh sách và nhìn thấy các con qua phòng zoom. Để nắm được khả năng nói của học sinh, ngay buổi đầu tiên nhận lớp được làm quen với các con trong phòng zoom, tôi chủ động nói chuyện, giao tiếp với các con một cách tự nhiên như một người bạn. Trong các tình huống giao tiếp đó tôi cố gắng đưa những nghi thức của lời nói như chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, đồng ý, không đồng ý, từ chối…. và quan sát xem học sinh của tôi ứng xử ra sao. Tôi thấy học sinh chưa tự tin để diễn đạt ý mình nói, chưa thể hiện được điệu bộ, nét mặt, cử chỉ, ánh mắt trong giao tiếp và biết đưa ra những lời nói phù hợp với nhũng tình huống giao tiếp. Trong quá trình dạy vì học sinh lớp tôi đa số là học sinh thuộc khu Đồng Bảng, là con em nông thôn, đa số phụ huynh chưa có sự quan tâm chu đáo đến việc học hành của con em mình, cũng ít quan tâm tới các con, xem các con có biết giao tiếp đúng mực, lịch sự chưa. Đây là một điều đáng quan tâm. Phần lớn các em ngại giao tiếp, nhút nhát, giao tiếp kém, có khi nói năng cộc lốc trống không, nói ngọng nhiều, không biết cách diễn đạt hết ý của mình sao cho lịch sự khi giao tiếp với bạn bè hay mọi người xung quanh. Trong giao tiếp hàng ngày các em rất ít khi nói lời khen ngợi, cảm ơn nên trong bài học các em còn lúng túng, ngại ngùng khi thực hành nói lời cảm ơn, khen ngợi. Vì khi ở nhà các em giao tiếp với người thân, ông bà, bố mẹ dạy đọc, nói theo phương pháp cũ, dẫn
- đến việc các em không biết nói gì với các chủ đề luyện nói theo yêu cầu bài học hay trong quá trình học tập. III. SỐ LIỆU ĐIỀU TRA: Bảng thống kê khả năng nói, giao tiếp của học sinh lớp 2C đầu năm học 2021- 2022. Tổng số học sinh: 41 học sinh Khả năng nói tốt Khả năng nói Khả năng nói tạm được chưa được SL % SL % SL % 5 12,2 29 70,7 7 24,1 VI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 1.Các giải pháp chính: 1.1. Giải pháp 1: Tìm hiểu nội dung chương trình. 1.2. Giải pháp 2: Các biện pháp giúp học sinh luyện nói tốt. 2. Thực hiện các giải pháp cụ thể: Sách giáo khoa môn Tiếng việt bộ kết nối tri thức với cuộc sống mà trường tôi chọn tạo ra nhiều cơ hội cho học sinh luyện nói. Ngay trong bài học đầu tiên của lớp 2, học sinh đã được luyện nói theo bài học, theo chủ đề. Những chủ đề luyện nói trong mỗi bài học, nếu các em thực hiện tốt sẽ vừa giúp các em ôn bài, vừa học, vừa tạo không khí học tập thoải mái, thân thiện, vui vẻ, vừa góp phần rèn kĩ năng nói theo chủ đề cho học sinh. 2.1. Giải pháp 1: Tìm hiểu nội dung chương trình. Môn tiếng việt bộ kết nối tri thức với cuộc sống. Kì I là các bài đọc theo 4 chủ đề. Kì 2 là các bài đọc theo 5 chủ đề. Mỗi chủ đề có những bài thơ, văn, truyện tương ứng. Trong mỗi bài đọc có các phần trả lời câu hỏi, luyện nói theo văn bản đọc, nói theo tranh, …. 2.2. Giải pháp 2: Các biện pháp giúp học sinh luyện nói tốt. a. Những nguyên nhân của việc luyện nói chưa tốt. Để đưa ra những biện pháp luyện cho học sinh nói tốt, tôi tìm ra một số nguyên nhân của việc luyện nói chưa tốt. *Đối với giáo viên: - Do một số giáo viên còn xem nhẹ hoạt động nói của học sinh trước lớp, chỉ chú trọng đến rèn kĩ năng đọc, viết. Chính vì thế học sinh tham gia nói về nội dung bài học không được nhiều mà chỉ là qua loa một vài em mạnh dạn hay phát biểu. - Giáo viên chưa quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý, môi trường sống, hoàn cảnh sống của các em. Không quan tâm đến học sinh nói ít, nói chưa đầy đủ câu, từ, nói ngọng vì sợ mất nhiều thời gian. - Chưa có biện pháp khuyến khích học sinh luyện nói có hiệu quả. - Chưa xác định trọng tâm của giờ học cũng như linh hoạt trong việc tập trung vào những kĩ năng cò hạn chế của học sinh.
- - Do các tiết học có thời lượng rất ngăn nên giáo viên không thể cho nhiều học sinh thực hành nghi thức giao tiếp. * Đối với học sinh: Các em còn lúng túng khi nói chính là do các em còn hạn chế vốn sống, vốn hiểu biết và kinh nghiệm giao tiếp dẫn đến việc các em không biết nói gì với các chủ đề luyện nói theo yêu cầu bài học hoặc trong quá trình học. b. Cách giải quyết nguyên nhân của việc luyện nói chưa tốt. * Phương pháp quan sát: Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong việc giáo dục học sinh. Quan sát học sinh học tập trên zoom, quan sát lời nói của học sinh với bạn bè và mọi người xung quanh ở mọi nơi, mọi lúc. Đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua lời phát biểu của học sinh trong giờ luyện nói của mỗi tiết học, qua các bài tập thực hành. - Biện pháp thực hiện: Sau mỗi giờ học zoom, tôi ghi chép những điều đã quan sát được ở các em, nhận xét từng học sinh trong lớp, ghi những hành vi, lời nói giao tiếp của học sinh, những thói quen tốt và những hạn chế, khiếm khưyết của học sinh. Từ đó tôi dễ dàng phân loại khả năng giao tiếp của từng học sinh trong lớp. Tôi có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao cho học sinh giỏi, rèn kĩ năng cho những học sinh trung bình nói sao cho đạt trình độ chuẩn. Thường xuyên quan sát, phản ánh trung thực tình trạng của học sinh. Từ động viên, uốn nắn cho các em biết cách giao tiếp đúng mực, lịch sự. Sau khi phân loại từng đối tượng học sinh tôi chọn những câu hỏi gợi mở sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh để các em phát huy hết khả năng giao tiếp của mình trong phần luyện nói của tiết học: Đọc, viết, nói và nghe, luyện tập, đọc mở rộng trong chương trình Tiếng việt 2. *Phương pháp phân tích - Tổng hợp: Qua việc quan sát, theo dõi trong giờ học zoom và các hoạt động giao tiếp của học sinh, tôi đã ghi chép, thu thập được và xử lí những thông tin ấy bằng cách phân tích, tổng hợp. Với việc làm như vậy tôi đánh giá, nhận xét học sinh sát thực và cụ thể hơn. - Biện pháp thực hiện: Qua sự theo dõi học sinh sát thực như vậy tôi tiến hành phân chia học sinh theo nhiều nhóm trình độ khác nhau. Nhóm 1: Nhóm học sinh có lời nói lưu loát, mạch lạc, khi giao tiếp biết thể hiện lời nói biểu cảm, lịch sự. Những học sinh này tôi phân làm nhóm trưởng, những nhân vật nòng cốt trong các tiểu phẩm của các tiết Tiếng việt mà học sinh rèn luyện kĩ năng nói trên lớp. Những em này là người dẫn chương trình trong các giờ luyện nói trong giờ học. Nhóm 2: Nhóm học sinh có lời nói tương đối rõ ràng, trôi chảy, lịch sự nhưng chưa thể hiện được lời nói tình cảm trong giao tiếp. Nhóm 3: Nhóm học sinh nhút nhát, ngại giao tiếp, khả năng giao tiếp kém, ít khi sử dụng lời nói lịch sự, tình cảm trong giao tiếp. nói năng cộc lốc, chưa diễn đạt trọn ý, trọn câu.
- Sau khi nắm được đặc điểm cũng như khả năng giao tiếp của từng học sinh. Tôi luôn động viên, khích lệ và tiến hành sắp xếp, phân bố đều khắp ba đối tượng nói trên vào các nhóm, các tổ sao cho phù hợp. Trong các giờ học luyện nói của môn Tiếng việt tôi hướng dẫn các em giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập. Những em mạnh dạn, nói lưu loát, có lời nói biểu cảm trong giao tiếp giúp đỡ những em nhút nhát, giao tiếp kém, ngại giao tiếp dần dần mạnh dạn hơn trong giao tiếp và biết nói năng lịch sự, tình cảm khi giao tiếp. Từ đó rèn cho các em có lời nói lưu loát, mạch lạc. Sự giúp đỡ, cổ vũ, động viên của các bạn trong tổ, trong nhóm giúp các em mạnh dạn, năng động và tự tin hơn trong quá trình rèn nói và trước lời phát biểu của mình. tạo cho các em sự hưng phấn và cố gắng nhiều trong học tập. Các em sẽ thi đua học cho bằng bạn. Đây là việc làm hết sức bổ ích và đem lại kết quả tốt. Như chúng ta đã nói: “ Học thầy không tầy học bạn.” Khi các em nhút nhát, giao tiếp kém có sự tiến bộ tôi sẽ phân cho các em đó làm nhóm trưởng trong các giờ học luyện nói của môn Tiếng việt. Để các em phát huy được khả năng của mình, mạnh dạn nói trước tập thể và biết nói biểu cảm và nói lịch sự. Cứ tiếp tục như vậy tôi thay phiên nhau cho các em làm nhóm trưởng để các em phát huy hết năng lực của mình. Bên cạnh đó tôi thường xuyên khen ngợi, tuyên dương và có nhữg phần thưởng nho nhỏ như lời khen, thưởng ngôi sao, thưởng bông hoa điểm tốt, quyển vở để động viên khuyến khích cho những em có sự tiến bộ. Còn những em chưa tiến bộ tôi không phê bình các em mà tôi động viên, giúp đỡ và áp dụng mọi biện pháp hợp lí nhất để giúp các em tiến bộ dần trong khi luỵên nói và giao tiếp. Sau khi áp dụng biện pháp này tôi thấy các em tiến bộ rõ rệt. Những em xuất sắc đã phát huy hết được vai trò của mình. Những em yếu, kém như: Anh Quân, Minh Châu, Sản các em đã mạnh dạn hơn trong giao tiếp, biết nói năng lịch sự, có lời nói biểu cảm trong khi giao tiếp. Ảnh 3 HS nhận phần thưởng. Phần thưởng dành cho học sinh có sự tiến bộ. *Phương pháp thực hành, luyện tập: Phương pháp này giúp học sinh thường xuyên được thực hành luyện nói trong tất cả các tiết học Tiếng việt. Nhờ đó khả năng giao tiếp các em ngày được nâng cao và hoàn thiện hơn. Rèn cho các em nói sao cho trôi chảy, mạch lạc, lời nói thể hiện tình cảm và lịch sự. -Biện pháp thực hiện: Học sinh được rèn kĩ năng nói qua các bài tập thực hành trong sách giáo khoa Tiếng việt 2. +Bài tập rèn luyện cho học sinh phát âm theo chuẩn.
- Loại bài tập này tôi thường chú ý đến những đối tượng học sinh phát âm chưa chuẩn từ các tiếng, từ khó trong phần rèn đọc từ khó của phân môn tập đọc ở tiết 1. Rèn cho các em phát âm chưa chuẩn, các em biết phát âm chuẩn, chính xác từ đó các em đủ tự tin phát biểu ý kiến và lời nói trong giờ luyện nói. Để các em phát âm đúng và chính xác tôi lựa chọn các loại âm, vần mà các em thường phát âm sai do tiếng địa phương. Điều quan trọng là giáo viên phải phát âm chuẩn và chính xác. Học sinh lớp 2C tôi chủ nhiệm đa số các em phát âm sai âm x/ s, l/n ,dấu hỏi/ ngã, vần ên/ ênh, vần an/ ang ... Do vậy trong tiết tập đọc tôi luôn lựa chọn những từ có âm đầu và từ ngữ có chứa dấu hỏi, ngã, các vần dễ lẫn để học sinh luyện phát âm. Để tạo sự hứng thú trong học tập tôi áp dụng những trò chơi vào các tiết học để giúp học sinh hoạt động vừa học vừa chơi thoải mái nhưng kết quả rất cao. Ví dụ: Tổ chức cho học sinh trò chơi. Thi đọc to, đọc đúng, đọc diễn cảm. - Chuẩn bị mỗi em tự nghĩ hoặc sưu tầm một số câu thơ câu văn có những cặp âm đầu, vần, dấu thanh dễ lẫn lộn do cách phát âm của địa phương rồi ghi vào vở nháp. Sau đó các em thi đọc trong nhóm. Từng học sinh đọc to rõ câu thơ, câu văn mà mình tìm được để các bạn trong nhóm nghe. Cả nhóm cùng nghe thống nhất đánh giá kết quả của bạn theo tiêu chuẩn đọc to rõ, nhanh, phát âm đúng và xếp theo 3 loại theo ba thang bậc A, B, C tương ứng với ba bông hoa như: bông hoa màu xanh, bông hoa màu đỏ, bông hoa màu vàng. Khi cả nhóm đã đọc xong tính điểm của từng bạn để chọn ra bạn đạt giải nhất, nhì, ba. Cả nhóm bình chọn và tuyên dương những bạn sưu tầm được nhiều câu văn, câu thơ có cặp âm đầu, vần, dấu thanh dễ lẫn lộn và đọc nhanh, to rõ ràng và đúng. Tiếp đó các nhóm cử đại diện và thi trước lớp. Cả lớp và giáo viên nhận xét tuyên dương những nhóm đọc đúng, rõ ràng và đọc đúng tốc độ qui định. Giáo viên đưa ra những đề bài gợi ý để học sinh có thể tìm thêm hoặc tự suy nghĩ ra để tham gia vào cuộc thi cùng các bạn. Ví dụ: 1. Đọc phân biệt các tiếng có âm đầu dễ lẫn lộn. a. Phân biệt s/x. - Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm. - Cây xanh thì lá cũng xanh - Cha mẹ hiền lành để đức cho con. b. Phân biệt l/n: “Lên non mới biết non cao Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy” c. Phân biệt d/gi Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Đến ngõ nhà giời Lạy cậu, lạy mợ
- Cho cháu về quê Cho Dê đi học. d. Phân biệt ch/ tr Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng tre Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài hè. 2.Đọc phân biệt các tiếng có thanh dễ lẫn ( Thanh hỏi/ thanh ngã ). Làng tôi có luỹ tre xanh Có sông Tô Lịch chảy quanh xóm làng Trên bờ, vải nhãn hai hàng Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng. Ca dao. - Sách giúp chúng em mở rộng vốn hiểu biết. - Cô phụ trách thư viện hướng dẫn các bạn để sách vào đúng chỗ trên giá sách. “ Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người, sỏi đá cũng thành công” 3. Đọc phân biệt các tiếng có vần dễ lẫn. a. Phân biệt vần ên/ ênh - Cái gì cao lớn lênh khênh Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra? - Tò vò mà nuôi con nhện Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi Tò vò ngồi khóc tỉ ti Nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào? b. Phân biệt vần an/ ang Một năm trời hạn hán Suối cạn, cỏ héo khô Lấy gì nuôi đôi bạn Chờ mưa đến bao giờ. Bê Vàng đi tìm cỏ Lang thang quên đường về Dê Trắng thương bạn quá Chạy khắp nẻo tìm Bê. c. phân biệt ươn/ ương Cá không ăn muối cá ươn Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư. - Hoa hướng dương vươn mình đón ánh nắng mặt trời. + Loại bài tập xử lý tình huống. Loại bài tập này giúp các em phát triển ngôn ngữ nói, luyện tập cho học sinh các nghi thức lời nói. Đặc biệt chương trình sách giáo khoa đã tạo điều kiện cho học sinh lớp 2 được thực hành rất nhiều loại bài tập này. Trong các phần luyện nói ở các giờ Đọc, viết, nói và nghe, luyện tập, đọc mở rộng, các em được
- chơi đóng vai, đóng kịch kể lại theo chủ đề của bài học. Học sinh được tham gia đóng các vai ông bà, cha mẹ, Bi và bống, cậu bé, thầy giáo, Bê vàng, dê trắng, bốn nàng xuân, hạ, thu, đông,..để luyện tập nghi thức lời nói : nói lời cảm ơn khi được nhận quà, khi được sự giúp đỡ, xin lỗi khi sai, mình mắc lỗi, chào hỏi khi gặp người lớn, thầy cô, bạn bè, chia tay bố mẹ khi đến trường, nói lời chia tay với bạn, thầy cô khi tan học, biết đáp lời cảm ơn, xin lỗi,…. Hoạt động này nhằm luyện tập học sinh phát triển ngôn ngữ qua hình thức vừa học vừa chơi, vừa phát triển ngôn ngữ nói, vừa giáo dục tác phong văn minh, lịch sự. - Cách tiến hành: Để giờ luyện nói đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phải nghiên cứu nội dung bài luyện nói thật kĩ để đưa ra những câu hỏi dẫn dắt sao cho phù hợp với nội dung bài học cũng như phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tuỳ theo nội dung của bài luyện nói giáo viên cần tìm tòi, sáng tạo đưa ra những tiểu phẩm ngắn gọn phù hợp với nội dung bài để học sinh tập đóng vai thể hiện ngôn ngữ của mình thật tự nhiên. Ví dụ: 1.Trò chơi trong giờ luyện tập. *Chọn lời nói chào, đáp, cảm ơn, xin lỗi cho phù hợp. - Nói lời tạm biệt mẹ trước khi đến trường. - Nói lời chào thầy, cô giáo khi đến lớp. - Cùng bạn nói và đáp lời chào khi gặp nhau ở trường. * Nói lời cảm ơn. - Em quên đem bút bạn cho em mượn cây bút. - Bạn nhặt hộ em quyển sách. - Bạn cho em mượn quyển truyện. - Bạn đỡ mình dậy khi bị ngã. - Bạn giảng bài cho mình. * Nói lời xin lỗi. - Em lỡ làm mực dính vào áo bạn. - Em lỡ bước giẫm vào chân bạn. - Em lỡ làm rách sách của bạn. - Em quên không làm bài tập. 2. Học sinh đóng vai các tình huống theo nhóm 2 em. - Cách tiến hành: Giáo viên nêu cách chơi và tính điểm . Từng cặp 2 học sinh đóng vai xử lí tình huống. Ví dụ: Học sinh 1: đóng vai cho bạn mượn bút và nói: “Mình cho bạn mượn cây bút”. Học sinh 2: đóng vai mượn bút của bạn và nói: “Cảm ơn bạn đã giúp mình”. Học sinh 1: đáp: “Không có gì, bạn bè cần phải giúp nhau”. -Thực hành chơi. Sau khi học sinh đóng vai theo nhóm đôi, từng cặp học sinh lên đóng vai trước lớp và xử lý một tình huống. Đóng vai tiếp tục cho đến hết các tình huống. Sau mỗi tình huống, nhận xét và thưởng cho từng nhóm
- Khi trò chơi kết thúc, cộng điểm và công bố kết quả đội thắng để tuyên dương, khen thưởng. Biện pháp này giúp học sinh biết nói năng tình cảm, lịch sự, biết nói đúng theo từng tình huống và mạnh dạn khi giao tiếp. + Loại bài tập nói và nghe. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh có giọng kể thích hợp và diễn xuất theo vai, học sinh nắm nội dung câu chuyện định kể. Ví dụ: Phân vai dựng lại câu chuyện. Giáo viên chọn bài tập ở tiết Kể chuyện, yêu cầu học sinh phân vai dựng lại câu chuyện trong sách giáo khoa Tiếng việt 2. Ví dụ: Chuyện bốn mùa (Sách giáo khoa Tiếng việt 2- tập 2- trang 6). Giáo viên hướng dẫn học sinh dựng lại câu chuyện, học sinh nhập vai và khi kể giọng kể và diễn xuất phải phù hợp với nhân vật. Lời dẫn trong ngoặc đơn nhằm gợi ý thái độ, hành động, cử chỉ của nhân vật. CHUYỆN BỐN MÙA Nhân vật: - Người dẫn truyện - Xuân - Hạ - Thu - Đông - Bà Đất - Chuẩn bị một số đồ vật cho các vai diễn xuất. Một vòng hoa cho nàng Xuân, quạt cho nàng Hạ, mâm quả cho nàng Thu, áo ấm, khăn ấm cho nàng Đông, trang phục cho bà Đất. Cách tiến hành - Giáo viên cho học sinh nhập vai học thuộc lời thoại, nắm vững cách thể hiện tình cảm, thái độ, cử chỉ, giọng nói ... của từng nhân vật trong truyện. - Giáo viên hướng dẫn các nhân vật tập đối thoại so cho phù hợp với nhau một cách nhịp nhàng, tự n hiên. - Giáo viên hướng dẫn cách diễn xuất cho từng nhân vật theo câu chuyện, - Học sinh đóng vai và kể trong nhóm. Đại diện các nhóm thi trình diễn trước lớp. Nội dung câu chuyện Một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau. Đông cầm tay Xuân bảo: -Chị là người sung sướng nhất. Ai cũng yêu chị. Chị về, cây nào cũng đâm chồi nẩy lộc. Xuân nói: - Nhưng nhờ có em Hạ, cây trong vườn mới đơm trái ngọt, học sinh mới được nghỉ hè. Nàng Hạ tinh nghịch xen vào: -Thế mà thiếu nhi lại thích em Thu nhất. Không có Thu, làm sao có đêm trăng rằm rước đèn, phá cổ ... Giọng buồn buồn, Đông nói: -Chỉ có em là chẳng ai yêu.
- Thu đặt tay lên vai Đông, thủ thỉ: -Có em mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn, mọi người mới có giấc ngủ ấm trong chăn. Bốn nàng tiên mải trò chuyện, không biết bà Đất đã đến từ lúc nào. Bà nói: Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông, cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nẩy lộc. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu. Các nhóm trình diễn xong, bình chọn những cá nhân và nhóm trình diễn xuất tốt để tuyên dương, khen thưởng. Với biện pháp này tôi thường xuyên thay đổi học sinh để đóng các vai trong từng câu chuyện. Những em nhút nhát, sợ sệt, ngại giao tiếp trước tập thể khi các em có sự tiến bộ, mạnh dạn trong giao tiếp, tôi sẽ ưu tiên những em đó đóng các vai trong câu chuyện để động viên, khuyến khích sự tiến bộ của các em và rèn cho các em mạnh dạn khi nói trước tập thể đông người. Ưu điểm của biện pháp này là giúp các em phát triển ngôn ngữ nói và mạnh dạn khi giao tiếp trước mọi người. *Phương pháp tuyên dương, động viên, nhắc nhở kịp thời: Mỗi khi học sinh học tập tốt ở tất cả mọi lĩnh vực trong đó có phần luyện nói, kĩ năng nói tốt thì giáo viên cần tuyên dương kịp thời, đây là động lực thúc đẩy có hiệu quả cao nhất giúp các em đã làm tốt phát huy, những em chưa mạnh dạn, chưa tự tin khi nói cũng tự điều chỉnh. Không nên chê bai hoặc phạt khi các em nói chưa đúng theo ý mình mà cần giúp các em hiểu nội dung cần nói để các em tham gia tích cực. *Phương pháp kết hợp với phụ huynh học sinh: Ngoài việc rèn luyện cho các em trong các tiết học luyện nói của môn Tiếng việt trên lớp. Tôi thường xuyên gọi điện cho phụ huynh học sinh để trao đổi những tiến bộ và những hạn chế của các em. Bàn bạc tìm ra những biện pháp thích hợp để phụ huynh phối hợp và rèn cho học sinh mạnh dạn hơn, tự tin hơn, biết giao tiếp lịch sự, đúng mực khi ở nhà như sau mỗi buổi học, học sinh còn nhờ bố mẹ quay những video, clip về kể chuyện, đọc thơ, hát, múa gửi qua zalo cho cô giáo. Biện pháp này được phụ huynh đồng tình ủng hộ và đem lại hiệu quả rất cao. Tranh ảnh HS chụp ở nhà gửi cho cô Sự mạnh dạn tự tin của học sinh khi ở nhà V. KẾT QUẢ SAU THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
- - Qua một số phương pháp luyện nói cho học sinh tôi đã nêu trên đã đem lại một kết quả hết sức khả quan, học sinh tiến bộ rõ rệt cụ thể như sau: Đa số các em có khả năng giao tiếp với bạn bè ở lớp, ở trường và mọi người xung quanh rất tốt như: các em đều biết sử dụng lời nói biểu cảm khi giao tiếp để bày tỏ lịch sự, lễ phép của mình. Các em biết giao tiếp lễ phép lịch sự với thầy cô giáo, biết cư xử đúng mực với bạn bè. Nhận thức được là phải lễ phép với người trên, phải xưng hô đúng cách, phải biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi đúng nơi, đúng chỗ, đúng lúc. Khi giao tiếp với thầy cô trong trường theo đúng nghi thức, hầu hết học sinh đều biết sử dụng lời nói biểu cảm để bày tỏ sự lễ phép của mình. Trong tất cả các giờ học và giờ luyện nói trên lớp học sinh đã biết trả lời các câu hỏi của bạn và của giáo viên với nội dung đầy đủ, trọn vẹn, trả lời một cách rõ ràng, trọn câu. Học sinh tự tin, cởi mở khi giao tiếp với bạn bè trong lớp, không còn rụt rè hay nhút nhát và trả lời không đủ ý như lúc đầu năm học. Các giờ học diễn ra sôi nổi, nhẹ nhàng thu hút được sự chú ý của học sinh đến tận cuối giờ học. Giáo viên không phải gò bó học sinh tiếp thu kiến thức mà hcoj sinh chủ động, hào hứng, tự tin trong học tập. Các hình thức dạy học này có thể áp dụng ở nhiều môn học khác và các khối lớp khác mà vẫn có thể đạt hiệu quả cao. Vì thế trong năm học 2021 -2022, trong bối cảnh dịch bệnh Covit19 diễn biến phức tạp. Ngay từ đầu năm học, các con phải học qua trực tuyến. Nhiều tiết dạy nhà trường vào dự giờ, đợt thi giáo viên dạy giỏi qua trực tuyến. Khi các thầy cô vào dự đều đánh giá cao tiết dạy không chỉ đạt về kiến thức mà kỹ năng các con trả lời bài rất tốt, câu nói rõ ràng, mạc lạc, đầy đủ . Các con tương tác với cô tự tin không còn rụt rè hay cộc lốc, trống không... Bảng thống so sánh đối chứng trước và sau thực hiện đề tài: * Trước khi thực hiện đề tài: Tổng số học sinh: 41 học sinh Khả năng nói tốt Khả năng nói Khả năng nói tạm được chưa được SL % SL % SL % 5 12,2 29 70,7 7 24,1 * Sau khi thực hiện đề tài: Khả năng nói tốt Khả năng nói Khả năng nói tạm được chưa được SL % SL % SL % 19 46,3 20 48,8 2 4,9
- Với kết quả như đã nêu trên, tôi tin tưởng các em học sinh lớp 2 do tôi chủ nhiệm ở năm học 2021- 2022 này, các em đủ điều kiện lên lớp 3 để tếp tục học tập và tiếp cận với chường trình các lớp trên và có khả năng giao tiếp tốt trong mọi trường hợp. PHẦN C - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. I. KẾT LUẬN: Khi trẻ bước chân đến trường chúng ta không chỉ dạy cho trẻ văn hoá mà điều quan trọng đi đôi với dạy văn hoá là chúng ta phải cần dạy cho trẻ có một nhân cách tốt. Để sau này trở thành người có tài có đức cho xã hội. Do vậy ngay từ đầu cấp Tiểu học chúng ta phải xây dựng cho trẻ lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ, yêu quý anh chị, thương yêu em nhỏ, lễ phép với người lớn, tuổi kính trọng thầy cô giáo, giúp đỡ bạn bè biết nói năng lễ phép, lịch sự khi giao tiếp ... Rèn cho học sinh những kiến thức nêu trên bằng nhiều hình thức khác nhau, từ lời nói, cử chỉ, thái độ và việc làm của học sinh. Do vậy khi học sinh giao tiếp với mọi người xung quanh có lời nói biểu cảm là điều rất quan trọng. Cho nên việc rèn kĩ năng “nói” cho học sinh trong giờ dạy tiếng việt là việc làm rất cần thiết mà chúng ta phải thực hiện. Chương trình sách giáo khoa Tiếng việt lớp 2 đã thật sự quan tâm đến vấn đền này. Nội dung sách có những chủ đề, những bài tập thực hành giúp cho học sinh rèn kĩ năng luyện nói rất tốt. Để đạt được kết quả cao trong quá trình thực hiện sáng kiến đòi hỏi người giáo viên phải hết sức nhiệt tình, tận tâm, kiên trì, chịu khó, không ngừng học hỏi, nghiên cứu tài liệu giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu ham học hỏi của học sinh. Trong quá trình dạy học giáo viên cần sáng sạo và phối hợp linh hoạt các phương pháp, có nhiều hình thức dạy học tạo sự vui nhộn, hưng phấn để học sinh tiếp thu bài một cách tốt nhất. Giáo viên thường xuyên theo dõi về việc học tập và giao tiếp của từng em để động viên, uốn nắn cho các em từ những sai sót nhỏ để các em có sự tiến bộ dần. Giáo viên tổ chức khen thưởng, tuyên dương kịp thời cho những học sinh tiến bộ. Bên cạnh sự nhiệt tình giáo dục của giáo viên trên lớp cần có sự quan tâm của cha mẹ học sinh với việc học tập và giao tiếp của con em mình. Gia đình là một động lực mạnh mẽ giúp học sinh trở thành người con ngoan trò giỏi là người có ích cho gia đình, nhà trường và xã hội. II. KHUYẾN NGHỊ: Qua thực tế giảng dạy tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau: Cần tăng cường tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên môn hiệu quả đưa ra những bài giảng sinh động, hấp dẫn để giáo viên nắm bắt và thực hiện giảng dạy đạt kết quả. Mỗi giáo viên cần dành nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu giảng dạy. Để khi trẻ đến trường mạnh dạn hơn trong giao tiếp, biết nói năng lễ phép thì ngay từ khi trẻ mới tập nói, những người lớn trong gia đình cần phải luôn để ý và uốn nắn từng lời nói của con em mình. Tập cho trẻ biết nói lễ phép, mạnh dạn trong giao tiếp. Ông bà ta có câu “Dạy con từ thưở còn thơ”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp nâng cao cất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
7 p | 1313 | 365
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi tỉnh Kiên Giang, thực trạng và giải pháp
21 p | 815 | 111
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 5
36 p | 88 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả lớp 5
27 p | 42 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên dạy học phân môn học vần lớp 1 bộ sách Cánh diều đạt hiệu quả
39 p | 40 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm trong giờ dạy Đạo đức lớp 3
38 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
30 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học (2021)
21 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Địa lí lớp 4
28 p | 10 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 - 2022
14 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp lưu giữ sản phẩm của học sinh lớp 1 sau các tiết học
18 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi vận động trong tiết dạy Thể dục cho học sinh lớp 1 ở Tiểu học
59 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh yếu vươn lên trong học tập môn Toán ở lớp 2
25 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp dạy chuyên đề hình học cho học sinh lớp 5
26 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Đổi mới phương pháp tổ chức lễ kỉ niệm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh cho thiếu nhi trường tiểu học Thanh Liệt (2021)
25 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn