Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Ngũ Hiệp
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Ngũ Hiệp" nhằm xây dựng, đề xuất các biện pháp khắc phục, giúp đỡ, bồi dưỡng, phát triển kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Ngũ Hiệp qua ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng đọc (đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm) cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Ngũ Hiệp
- 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc tiểu học chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Giáo dục tiểu học là bước giáo dục cơ bản và quan trọng nhất trong nền giáo dục, giai đoạn định hình tính cách và tư duy của mỗi đứa trẻ. Mục tiêu giáo dục tiểu học là rất quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội. Để học sinh tiểu học phát triển một cách toàn diện và phù hợp với lớp người lao động mới, đã nhiều năm ngành giáo dục tiến hành đổi mới với nhiều phương pháp: “Nêu vấn đề”, “Lấy học sinh làm trung tâm” và hiện nay đang sôi nổi với phương pháp “Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh”; để phát huy tính tích cực của học sinh. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã xác định phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học bới chính công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ làm thay đổi phương pháp dạy và học của cả thầy và trò. Đặc biết, trong thời gian gần đây, Dịch Covid 19 đang là mối nguy hại đến toàn thể người dân trên thế giới, ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị, sức khỏe con người, nền văn hóa, nền giáo dục..., ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập của học sinh và dạy học của giáo viên, nhất là đối với lứa tuổi học sinh tiểu học. Vì dịch bệnh mà các con học sinh tiểu học không được đến trường, không được gặp bạn bè, thầy cô trực tiếp mà thay vào đó các con là bạn của những chiếc máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng có đường truyền Internet. Do đó, việc sử dụng công nghệ thông tin hiện nay trong dạy và học ở các nhà trường đang rất cần thiết và quan trọng. Trong quá trình đọc, kĩ năng đọc là một trong bốn kĩ năng bộ phận (nghe, đọc, nói, viết) trong hoạt động ngôn ngữ. Đọc giúp chúng ta tiếp nhận được những thành tựu văn minh của xã hội loài người. Từ đó biết khắc phục khó khăn và thấy được cái hay cái đẹp trong cuộc sống để học hỏi tiếp thu. Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin thì việc đọc càng quan trọng góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và làm hành trang cho những cấp học sau này. Với học sinh lớp 4 trường Tiểu học Ngũ Hiệp, địa bàn thuộc khu vực ngoại thành Hà Nội, là nơi có nhiều trường hợp bị ngọng do có giọng địa phương hình thành nên thói quen nói dẫn đến việc đọc chưa chuẩn. Vì vậy cần phải có những biện pháp khắc phục, bồi dưỡng học sinh để tiến bộ và phát huy được hết khả năng của các con. Ngoài ra, khi lên lớp 4, HS đã được làm quen với máy tính, được học bộ môn tin học từ trước nên kĩ năng sử dụng tin học, công nghệ thông tin tương đối khá. Vì vậy, là một giáo viên chủ nhiệm lớp 4, tôi nhận thấy việc bồi dưỡng đọc cho các con qua ứng dụng công nghệ thông tin là một việc làm
- 2 rất cần thiết và sẽ phát huy được tính cực trong học phân môn Tập đọc cho các con trong thời điểm này. Từ những vấn đề đã nêu, việc bồi dưỡng rèn luyện để các em có kĩ năng đọc là việc làm không thể thiếu của mỗi giáo viên khi tham gia giảng dạy Tập đọc lớp 4. Đặc biệt là ứng dụng CNTT để rèn kĩ năng đọc cho học sinh là một phương pháp hỗ trợ rất đắc lực để khơi dạy sự hứng thú, tích cực, tự giác trong học tập của học sinh. Trong đề tài này tôi cũng xin mạnh dạn viết về “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Ngũ Hiệp” và biện pháp rèn kĩ năng dạy đọc qua ứng dụng công nghê thông tin mà tôi phụ trách trong khuôn khổ cho phép. II. Đối tượng nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng CNTT trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Ngũ Hiệp. 2. Khách thể nghiên cứu: 44 HS lớp 4G Trường Tiểu học Ngũ Hiệp. III. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Nhiệm vụ khái quát Xây dựng, đề xuất các biện pháp khắc phục, giúp đỡ, bồi dưỡng, phát triển kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Ngũ Hiệp qua ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng đọc (đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm) cho học sinh. 2. Nhiệm vụ cụ thể - Phát hiện những lỗi sai học sinh hay mắc phải khi đọc các bài Tập đọc hoặc trong môn học khác. - Đề xuất và áo dụng một số các biện pháp khắc phục những sai lầm trên. - Đưa ra kết quả sau khi thực hiện biện pháp. - Hệ thống lí luận, tổng kết, rút ra kết luận sư phạm. IV. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu mục đích nghiên cứu đã đề ra, tôi đã áp dụng các phương pháp sau: 1. Phương pháp chính Nghiên cứu lí luận; Phương pháp khảo sát, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thực nghiệm, tổng kết và trao đổi kinh nghiệm. 2. Phương pháp bổ trợ - Phương pháp kiểm tra, đánh giá, phương pháp thống kê, phương pháp nghiên cứu, phương pháp trò chuyện.
- 3 V. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài này việc nghiên cứu phải tiến hành ở nhiều trường Tiểu học với nhiều lớp khác nhau, nhưng vì điều kiện hạn chế tôi chỉ nghiên cứu đề tài này ở một khía cạnh nhỏ: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Ngũ Hiệp.
- 4 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở khoa học - lí luận Môn Tập đọc lớp 4 cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, đất nước, con người (như đã nêu ở trên), cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về các tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật…) đồng thời góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên, bài tập đọc ở lớp 4 có số lượng từ nhiều hơn, việc đọc bắt đầu chú ý đến yêu cầu biểu cảm, câu hỏi tìm hiểu bài chú trọng vào khai thác hàm ý và nghệ thuật biểu hiện cũng nhiều hơn. Dạy tốt phân môn Tập đọc tạo cho học sinh một nền tảng vững chắc để học tốt môn Tiếng Việt và tất cả các phân môn khác. Có đọc đúng, đọc trôi chảy mới cảm thụ được bài văn và đọc đúng sẽ hiểu tất cả các văn bản khác. Nhưng năng lực này không phải tự nhiên mà có. Năng lực này phải từng bước hình thành và là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu ở trường Tiểu học. Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của đọc: đọc đúng, đọc nhanh( đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu những nội dung những điều mình đọc còn gọi là đọc hiểu) và đọc hay (mà ở mức độ cao hơn là đọc diễn cảm). Bốn kĩ năng của đọc được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Hai hình thức đọc này được rèn luyện và bổ trợ cho nhau. Sự hoàn thiện một trong hai kĩ năng này sẽ có tác động tích cực đến kĩ năng khác. Đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh, cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh, đọc diễn cảm được. Vì vậy, trong dạy học, rèn kĩ năng đọc cho học sinh, tôi không thể xem nhẹ bất kì một kĩ năng nào. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Chương trình Chương trình Tập đọc lớp 4 gồm 35 tuần, trong đó mỗi tuần gồm hai tiết tập đọc, với yêu cầu học sinh biết cách đọc các loại văn bản hành chính, khoa học, báo chí, văn học phù hợp với thể loại và nội dung văn bản, bước đầu làm quen với văn bản kịch, thể hiện được tình cảm, thái độ của tác giả, giọng điệu của nhân vật…Vì vậy việc làm thế nào để bồi dưỡng, xây dựng phương pháp, để các em có hứng thú học tập, tích cực chủ động và có kĩ năng đọc tốt là việc làm hết sức quan trọng. Quá trình xây dựng, rèn kĩ năng đọc cho các em lại vô cùng phong phú, đa dạng.
- 5 2.2. Thực tế giảng dạy và dự giờ của giáo viên Bên cạnh đó, qua việc dự giờ của các bạn đồng nghiệp và thực tế giảng dạy của bản thân, tôi thấy: trong phương pháp dạy Tập đọc giáo viên còn mắc những tồn tại phổ biến là dạy bằng phương pháp truyền thống, coi nhẹ thực hành, nặng về giảng giải, chưa coi trọng việc phát triển năng lực, trí tuệ của học sinh. Coi nhẹ kĩ thuật đọc của học sinh và khâu đọc hiểu. Bản thân giáo viên còn lúng túng trong khi dạy Tập đọc, chẳng hạn như: Giọng đọc của từng bài, từng đoạn, cách chữa lỗi phát âm cho học sinh, cách phối hợp giữa đọc thành tiếng với đọc hiểu trong một bài Tập đọc. Chủ yếu dùng SGK để giảng dạy mà không có phương tiên hỗ trợ dễ gây nhàm chán, tẻ nhạt với học sinh hoặc kéo dài về thời gian khiến tình trạng “cháy giáo án” thường xuyên xảy ra. Trước đây, hầu hết các giáo viên chỉ để ý việc dạy đúng, dạy đủ quy trình tiết học, các bước lên lớp xong chưa chú trọng việc có phương pháp dạy học tập đọc sao cho tiết học hay hơn, giúp học sinh hứng thú hơn, phát triển khả năng tư duy, sáng tạo cho học sinh, từ đó giúp tiết học đạt hiệu quả cao. 2.3.Tình hình của học sinh Năm học 2021-2022, tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy và chủ nhiệm lớp 4G với tổng số 44 học sinh. Ngay từ đầu năm học, khi mới nhận lớp ở trường Tiểu học Ngũ Hiệp, thông qua những giờ Tập đọc và qua bài khảo sát chất lượng đọc đầu tháng 9 tôi đã phát hiện một số lỗi thường có ở học sinh là : - Lỗi phát âm: Phát âm chưa chuẩn; nhầm lẫn. + Tiếng có phụ âm đầu: Học sinh dễ nhầm lẫn các tiếng các phụ âm đầu l/n. + Các lỗi về vần: an/ang (con ngan/ con ngang) ; uyt/it ( xe buýt/ xe bít),.... + Cái lỗi về thanh: thanh ngã ~/ thanh hỏi ᾿ (nghỉ ngơi/ nghĩ ngơi). - Đọc ngắt ngứ, ê a, chưa lưu loát. Một số học sinh đọc chưa rõ ràng, rành mạch, chậm, đôi lúc còn ngắc ngứ dừng lại ở những tiếng khó đánh vần, đọc còn nhỏ chưa tự tin. - Một số các em ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ. Một số học sinh chưa ngắt hơi sau những tiếng có dấu phẩy (,) hay chưa biết cách ngắt hơi khi đọc những câu văn dài. - Học sinh đọc thiếu từ hoặc thêm từ không có trong văn bản. Học sinh đọc vẹt, không hiểu văn bản. + Chưa hiểu được một số từ thông thường. + Khi đọc thầm với yêu cầu chia đoạn của học sinh chưa làm được. + Chưa biểu hiện cảm xúc vào bài đọc. + Chưa hiểu được ý trong câu hay đoạn vừa đọc. + Chưa nắm chắc nội dung bài học.
- 6 - Học sinh đọc đúng văn bản mà chưa hay. - Do đặc điểm tâm lý các con còn nhỏ. Học sinh đang ở độ tuổi mải chơi thích tìm hiểu những những điều mới lạ nhưng sự rèn luyện tư duy ngôn ngữ chưa cao, chưa có sự kiên trì trong học tập. Chính vì sự hạn chế đó dẫn đến kết quả học tập của các em chưa cao. Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh và hoàn thành nhiệm vụ được giao tôi đã tìm hiểu và nắm rõ tình hình học sinh lớp ngay khi được phân công bằng cách xem sổ chủ nhiệm năm học trước đồng thời trao đổi với giáo viên chủ nhiệm cũ để nắm rõ hơn. Trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm hiểu những nguyên nhân các em thường hay mắc phải khi đọc, từ đó đặt ra mục tiêu là phải hình thành và giúp các em có kĩ năng đọc tốt. 2.4. Việc dạy trực tuyến – trực tiếp Tập đọc là môn học đòi hỏi nhiều đến kĩ năng thực hành. Khi học trực tiếp, để tạo điều kiện cho học sinh thực hành được tốt, các con phải được đọc nhiều, được quan sát, qua tranh, ảnh, câu hay đoạn văn bản được hướng dẫn trực tiếp qua các kí hiệu... và tích cực chủ động, sáng tạo, khơi dậy sự hứng thú của các bạn nhỏ. Bên cạnh đó, việc thay đổi hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy, sử dụng hợp lí các đồ dùng trực quan, tổ chức các trò chơi học tập, trò chơi vận động ... cũng sẽ khiến người học tập trung hơn, thích thú hơn trong giờ học. Trong thời điểm covid 19 hiện nay, dạy học trực tuyến là giải pháp hữu hiệu để giúp học sinh nắm được bài. Với phân môn Tập đọc, việc đọc của học sinh không bị gián đoạn mà còn được phát huy đối với những học sinh đọc tốt. Tuy nhiên việc rèn kĩ năng đọc với những học sinh chưa tốt trong thời gian này cũng gặp không ít khó khăn như: do lỗi đường truyền, hỏng mic hay có những tiêng ốn xung quanh… Ngoài ra, học sinh không xây dựng được thói quen đọc. Các câu văn dài hay đoạn văn cần luyện đọc chỉ được hướng dẫn trong sách giáo khoa là chính nên hiệu quả của việc đọc chưa cao. Học sinh chưa có ý thức tự sưu tầm thông tin, kiến thức, tranh ảnh về bài học. 2.5. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài Tôi đã tiến hành khảo sát học sinh lớp trong vòng hai tuần đầu nhận lớp, bằng cách cho các con đọc các bài tập đọc trong Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, Tập 1 và một số bài thơ hay tôi sưu tầm được. Bài 1. Dế Mèn bênh vực kẻ yếu Bài 2: Mẹ ốm Bài 3: Nàng tiên ốc
- 7 Bài 4: Người ăn xin Sau đây là bảng thống kê số học sinh phát âm đúng, sai với từng lỗi cụ thể như sau: a. Lỗi phát âm Mô tả tiếng Số học sinh HS phát âm Học sinh phát âm sai dễ lẫn đúng Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Tiếng có phụ âm đầu “l” 44 42 96 % 2 4% Tiếng có vần ương 44 42 96 % 2 4% Tiếng có thanh ngã 44 41 94% 3 6% Tiếng có vần anh 44 42 96% 2 4% b. Lỗi đọc và hiểu văn bản Mô tả Tổng số Số HS mắc lỗi Tỉ lệ học sinh Đọc ê a, ngắc ngứ, chưa lưu loát 44 3 6% Đọc vẹt, không hiểu văn bản 44 2 4% Ngắt nghỉ hơi chưa đúng 44 3 6% Đọc thiếu từ hoặc thêm từ không 44 2 4% có trong văn bản. 3. Nguyên nhân dẫn đến những học sinh mắc những lỗi trên 3.1. Về giáo viên - Một số giáo viên hiện nay vẫn chưa biết dựa vào kiến thức cũ, kiến thức thực tế của học sinh để hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu kiến thức mới dẫn đến học sinh thụ động tiếp thu kiến thức mà thiếu đi sự liên kết các mạch kiến thức đồng thời ít có sự liên hệ với thực tế cuộc sống hàng ngày của học sinh. - Giáo viên còn lệ thuộc vào sách giáo khoa và tài liệu tham khảo mà chưa biết sáng tạo sao cho phù hợp với nội dung bài học, đối tượng học sinh, tài năng của giáo viên, phương tiện dạy học, ... của trường, của lớp mình. 3.2. Về học sinh - Học sinh ít đọc sách, chưa có thói quen say mê đọc sách. Nếu có đọc thì học sinh cũng chưa biết cách đọc, chỉ đọc qua loa, đại khái, đọc cho có cho xong mà không chịu tìm hiểu. - Một số học sinh đọc chưa lưu loát, chưa ý thức được thói quen tập trung chú ý khi đọc thầm. - Học sinh chưa có thói quen chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp. Khả năng ngôn ngữ của các em còn chưa tốt, tư duy của các em chưa cao. Một số bạn thường phát âm lẫn các phụ âm đầu, vần, thanh. 3.3. Về phụ huynh
- 8 - Phụ huynh chưa quan tâm đến việc đọc của con. Phụ huynh nghĩ rằng việc dạy đọc cho con là việc của giáo viên. 4. Các phương pháp và biện pháp rèn kĩ năng đọc qua ứng dụng công nghệ thông tin Năng lực đọc được tạo nên từ những kĩ năng bộ phận, cũng là những yêu cầu về chất lượng của đọc đó là: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Những yêu cầu được hình thành dưới các hình thức: Đọc thành tiếng, đọc thầm và đọc hiểu. 4.1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng 4.1.1. Giáo viên cần nắm vững các vấn đề sau Giáo viên cần nắm chắc nội dung kiến thức và các phương pháp dạy học của phân môn tập đọc. Có hiểu biết về trình độ tin học và công nghệ thông tin, biết cách tạo lập các trang trình chiếu qua kênh chữ hay hình ảnh, đoạn phim trên các slide điện tử phù hợp bằng cách kết hợp các hiệu ứng trong việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ như Powerpoint, phần mềm Media Player, phần mềm Flats, phần mềm chỉnh video clip, scan tranh ảnh, các trang web học, chơi trò chơi trực tuyến như Quizizz, Kahoot, Classpoint, Classkick, Padlet... chủ yếu được khai thác từ Internet một cách hợp lí để giúp cho bài giảng phong phú. Từ đó biết kết hợp các phương pháp gây hứng thú để rèn kĩ năng đọc cho học sinh đạt hiệu quả cao. 4.1.2. Các biện pháp tổ chức quá trình rèn đọc thành tiếng 4.1.2.1. Luyện đọc to Để giao tiếp bằng lời có hiệu quả, giáo viên phải cho các em hiểu rằng học sinh đọc không chỉ đọc cho mình cô giáo mà còn cho tất cả các bạn trong lớp cùng nghe nên cần phải đọc với giọng đủ lớn cho mọi người nghe rõ. Muốn luyện cho học sinh đọc to, giáo viên phải động viên các em tự tin đồng thời luyện cho các em kĩ thuật nâng cao giọng cũng như luyện cho các em cách thở sâu để lấy hơi. Nhưng đọc to không có nghĩa là đọc quá to (đọc như gào lên) hay ngược lại đọc quá nhỏ (đọc lí nhí âm thanh không thoát ra khỏi miệng) sẽ làm cho người nghe theo dõi một cách mệt mỏi khó chịu. Muốn vậy giáo viên cần đọc mẫu để học sinh nhận rõ độ lớn của giọng như thế nào là vừa phải. Hoặc theo hướng phát triển năng lực của học sinh, giáo viên có thể chiếu một đoạn clip học sinh đọc, yêu cầu học sinh nhận xét về cách đọc của bạn đó từ đó đưa ra một tiêu chí đánh giá cụ thể để giúp học sinh hướng đến các yếu tố trong tiêu chí đánh giá đó. Khi học sinh đọc, giáo viên cần gọi ý kiến nhận xét của học sinh khác theo từng tiêu chí đã đề ra trong các giờ Tập đọc. Dưới đây là tiêu chí đánh giá, nhận xét phần đọc của học sinh khi dạy bài
- 9 Ga-vrốt ngoài chiến lũy, Huy-gô, TV 4, Tập 2, tôi đưa ra giúp các con định hình cách đọc tốt hơn được thể hiện trên slide: Để hỗ trợ cho việc dạy học đạt hiệu quả, giáo viên có thể đưa đoạn văn bản cần đọc này vào slide trình chiếu, bổ sung hình ảnh, các hiệu ứng giúp học sinh chú ý hơn. Tuy nhiên tùy từng bài, theo từng đoạn văn mà sử dụng sao cho phù hợp tránh sự lạm dụng CNTT. 4.1.2.2. Luyện đọc đúng - Đọc đúng chính âm Tiếng Việt (âm, từ khó) Ở lớp 4, yêu cầu này đã được giảm nhẹ hơn so với lớp 1, 2 , 3. Tuy nhiên với lớp đọc yếu, việc luyện đọc đúng chính âm vẫn là yêu cầu cần thiết vì các em phát âm chưa chuẩn, dễ lẫn. Ví dụ như: + Lá trầu đọc thành ná trầu + Giã gạo đọc thành dã gạo . . .Tôi đã đưa các từ khó đọc lên các trang trình chiếu trên phần mềm Powerpoint qua màn hình rộng sẽ tiết kiệm được thời gian. Tôi cũng sử dụng những hình ảnh, font chữ đẹp, cách xuất hiện độc đáo hoặc hướng học sinh tự tìm được từ khó thông qua trò chơi: Ong tìm chữ, Đuổi hình bắt chữ, vv.... thu hút sự chú ý của các con và gây hứng thú trong giờ học. Khi hướng dẫn các con đọc, tôi vẫn thường kết hợp hướng dẫn tỉ mỉ cả phần đọc âm trong từ ( đối với những học sinh đọc yếu và ngọn âm), tôi đọc mẫu trước sau đó cho các con phát âm theo ở tháng đầu tiên của năm học. Ví dụ: + Âm l: Khi phát âm, đầu lưỡi chạm hàm ếch, bật âm.
- 10 + Âm n: Đầu lưỡi thẳng, áp mặt lưỡi lên hàm ếch, bật âm. + Những tiếng có thanh hỏi (?), thanh ngã (~) mà học sinh vẫn còn 1 số học sinh đọc do ngọng lứa tuổi, tôi cũng sửa lỗi cho các con bằng cách làm mẫu như trên hoặc gọi học sinh khác làm mẫu – các bạn khác lắng nghe - đọc lại. Ví dụ: Khi đọc từ “sừng sững” có bạn đọc thành sừng sửng ( lẫn lộn thanh ngã ~/ thanh hỏi ?). 4.1.2.3. Luyện ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ trong câu, đoạn, bài Việc ngắt giọng đúng, khi đọc do logic, do ý nghĩa câu, đoạn thông thường khi viết được thể hiện bằng dấu câu và khi đọc được thể hiện bằng ngắt giọng (gọi là ngắt giọng logic). Nhưng ở lớp 4, các bài tập đọc đã nâng lên ở mức độ nhiều bài có câu dài mà không có dấu câu, khi đọc phải tự ngắt giọng logic sao cho phù hợp. Chẳng hạn: Nếu dùng vạch chéo ghi vào vị trí ngắt giọng logic ta sẽ ngắt theo ký hiệu (/), ở vị trí dấu phẩy hoặc câu dài tự ngắt khi đọc ngắt giọng ngắn (kí hiệu bằng một vạch chéo); ở vị trí dấu chấm ngắt giọng dài hơn (//). Dấu chấm xuống dòng nghỉ dài hơn nữa (///).Đối với bài thơ, việc ngắt giọng không chỉ phụ thuộc vào dấu câu mà còn căn cứ vào tình tiết, nhịp điệu của thơ ca. Để sử dụng CNTT một cách hiệu quả, tôi chọn phông chữ, phông nền, màu nền phù hợp với từng bài, độ sáng vừa phải và cũng không quá tối, quá nhợt nhạt hay màu sắc lờ loẹt sẽ rối mắt. Những kí hiệu ngắt giọng dùng hiệu ứng đổi màu và xuất hiện cùng một lúc hoặc lần lượt theo dụng ý, không quá nhanh khiến học sinh khó nhận biết hoặc quá chậm ảnh hưởng đến thời gian dạy học. Biện pháp thực hiện như sau: Ở giai đoạn đầu, giáo viên đưa ra mẫu câu, đoạn văn cần luyện đọc đúng, gọi một học sinh khác nhận xét, sửa cách đọc hoặc có thể đưa ra cách đọc khác rồi rút ra sự thống nhất chung. Sau đó khi các con đã quen với cách làm này, để giúp học sinh tư duy, phát triển năng lực bản thân, tôi sẽ hỏi học sinh cách đọc, ngắt câu, gọi học sinh khác nhận xét và bổ sung. Từ đó tôi nhận xét và chốt cách đọc, cách ngắt đúng rồi cho một vài bạn đọc lại. Ví dụ 1: Chị Nhà Trò bé nhỏ lại gầy yếu quá, / người bự những phấn/ như mới lột. (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu – Tô Hoài – TV4, tập 1). Ví dụ 2: Đêm nay/ anh đứng gác ở trại.// Trăng ngàn và gió núi bao la / khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu/ và nghĩ tới các em// (Trung thu độc lập – Thép Mới – TV4, tập 1) Ví dụ 3: Mang theo truyện cổ/ tôi đi
- 11 Nghe trong cuộc sống/ thầm thì tiếng xưa.// Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa/ Con sông chảy/ có rặng dừa nghiêng soi.// (Truyện cổ nước mình, - Lâm Thị Mỹ Dạ - TV4, tập 1). 4.1.2.4. Rèn đọc diễn cảm Đọc diễn cảm là hình thức đọc có ngữ điệu phù hợp với nội dung văn bản nhằm truyền cảm được nội dung bài đọc đến với người nghe. Đọc diễn cảm được thực hiện trên cơ sở đọc đúng, đọc lưu loát, trôi chảy rồi sử dụng ngữ điệu khi đọc (ngắt giọng biểu cảm). Ngữ điệu đọc diễn cảm bao gồm các yếu tố sau: Ngắt nghỉ đúng, nhịp điệu phù hợp với nội dung, cường độ đọc (nhấn mạnh hay lướt nhẹ), âm lượng đọc (to hay nhỏ) giọng đọc (lên cao hay xuống thấp) và thay đổi sắc thái giọng đọc. Cũng tương tự với cách ngắt giọng logic, ở phần này tôi cũng sử dụng các slide trình chiếu với những hiệu ứng đơn giản. Riêng phần thể hiện cường độ đọc và các đoạn cần thể hiện sự sắc thái biểu cảm dùng kí hiệu gạch chân, đổi màu phông chữ rồi cho xuất hiện lần lượt trên slide thay. Ngoài ra với một số bài tập đọc có nhiều nhân vật, tôi cho các con đóng vai các nhân vật rồi đọc thể hiện giọng đọc nhân vật, tôi sẽ thể hiện từng phần đọc của các nhân vật tương ứng với hình ảnh đặc thù của nhân vật đó để giúp các con đọc trôi chảy hơn, hiệu quả hơn. Ví dụ về một số bài học đọc thực hành trên lớp: a. Ngắt nghỉ để bộc lộ được ý tứ, nội dung bài học. Để diễn tả được tình cảm yêu thương tha thiết của người mẹ Tà Ôi với con và với cách mạng thể hiện qua lời ru dịu dàng, đằm thắm. học sinh phải chú cách ngắt nhịp bài thơ như sau: Em cu Tai/ ngủ trên lưng mẹ ơi/ Em ngủ cho ngoan/ đừng rời lưng mẹ/ Mẹ giã gạo/ mẹ nuôi bộ đội/ Nhịp chày nghiêng,/ giấc ngủ em nghiêng/ Mồ hôi mẹ rơi,/ má em nóng hổi/ Vai mẹ gầy/ nhấp nhô làm gối/ Lưng đưa nôi/ và tim hát thành lời:/… b. Nhịp điệu thay đổi lúc chậm rãi, lúc nhanh hơn để phù hợp với nội dung bài đọc: Ví dụ: Trong bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, TV 4 , tập 1, ngắt đoạn như sau: “Từ trong hốc đá, một mụ nhện cong chân nhảy ra, hai bên có hai nhện
- 12 vách nhảy kèm. Dáng đây là vị chúa chùm nhà Nhện. Nom cũng đanh đá, nặc nô lắm. Tôi quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai. Mụ nhện co rúm lại / rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo. (Đoạn văn đọc giọng căng thẳng, hồi hộp) Các người có của ăn, của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã nên đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh /đánh đập một cô gái yếu ớt thế này. Thật đáng xấu hổ/. Có phá hết vòng vây đi không.” (Đoạn văn đọc với nhịp điệu nhanh, mạnh mẽ, dứt khoát, đanh thép như ra lệnh) c. Cường độ đọc nhấn mạnh hay lướt nhẹ, âm lượng phát ra to hay nhỏ. Chẳng hạn cũng đoạn trên nhưng khi đọc nhấn giọng ở nhiều từ gạch chân. “Từ trong hốc đá, một mụ nhện cái cong chân nhảy ra, hai bên có hai nhện vách nhảy kèm. Dáng đây là vị chúa trùm nhà nhện. Nom cũng đanh đá, nặc nô lắm. Tôi quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách ra oai. Mụ nhện co rúm lại / rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo. Tôi thét : Các người có của ăn của để, béo múp béo míp mà cứ đòi mãi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi. Lại còn kéo bè kéo cánh / đánh đập một cô gái yếu ớt thế này. Thật đáng xấu hổ/ Có phá hết vòng vây đi không?”(Dế Mèn bênh vực kẻ yếu – Tô Hoài TV4, tập 1) d. Giọng lên cao hoặc xuống thấp: Thường đọc cao giọng ở cuối câu hỏi, câu cảm. Chẳng hạn: Ví dụ 1: Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi (đọc cao giọng từ “Mẹ ơi”) (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm, TV 4, Tập 2). Ví dụ 2: Có phá hết vòng vây đi không? ( cao giọng ở: đi không?) ( Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, TV 4, tập 1 ). e. Thay đổi giọng đọc để thể hiện những sắc thái tình cảm, đa dạng như vui vẻ, hóm hỉnh, lo lắng, buồn phiền, hờn giận, chế giễu, trìu mến, phẫn nộ…… Ví dụ: Đọc bài thơ “Mẹ ốm, Trần Đăng Khoa, Tiếng Việt 4, Tập 1 Mọi hôm mẹ thích vui chơi. Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu Lá trầu khô giữa cơi trầu Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
- 13 Khắp người đau buốt nóng ran Mẹ ơi cô bác xóm làng đá thăm Người cho trứng, người cho cam Và anh y sĩ đã mang thuốc vào Sáng nay trời đổ mưa rào Nắng trong trái chín, ngọt ngào bay hương Cả đời đi gió đi sương Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi Mẹ vui con có quản gì Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình co sắm cả ba vai chèo. Vì con mẹ khổ đủ điều Quanh đôi mắt mẹ có nhiều nếp nhăn Con mong mẹ khoẻ dần dần Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say Rồi ra đọc sách, cấy cày Mẹ là đất nước, tháng ngày của con. - Khi đọc bài này, tôi cho học sinh thảo luận cặp đôi để tìm ra cách đọc từng khổ thơ. + Khổ 1,2: giọng trầm buồn vì mẹ ốm + Khổ 3: Lo lắng vì mẹ sốt cao + Khổ 4,5: Giọng vui khi mẹ khoẻ, diễn trò cho mẹ xem. + Khổ 6,7: giọng thiết tha vì thể hiện lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với mẹ. g. Cao giọng ở cuối câu hỏi, câu cảm, đối với câu kể, đọc theo giọng của người dẫn chuyện, chậm rãi, nhịp điệu vừa phải. Đối với câu đối thoại cần phân biệt giọng các nhân vật để khi đọc người nghe có thể biết trong bài có mấy nhân vật, hoặc đọc phân biệt nhân vật giữa người già, trẻ em…Các nhân vật là người lớn thường phải đọc với giọng đĩnh đạc, trầm, thong thả hay trìu mến còn trẻ em phải đọc với giọng hồn nhiên, nhí nhảnh…… Hoặc cùng một nhân vật, tùy từng văn cảnh mà có giọng đọc khác nhau. Ví dụ: Trong bài Ga-vrốt ngoài chiến lũy (Victor Huy-gô, TV 4, Tập 2):
- 14 - Cậu làm trò gì đấy? ( Giọng hoảng hốt, ngạc nhiên) – Cuốc- phây-rắc hỏi. - Em nhặt cho đầy giỏ đây! ( Giọng hồn nhiên, nhí nhảnh) - Cậu không thấy đạn réo à? (giọng lo lắng) - Có chứ, nó rơi như mưa ấy. Nhưng làm sai nào? ( giọng hồn nhiên, tinh nghịch) Cuốc- phây- rắc thét lên: - Vào ngay! ( giọng quát lớn, lo lắng). - Tí ti thôi! ( giọng hồn nhiên) – Ga-vrốt nói. Trong quá trình rèn đọc diễn cảm, ngay từ những buổi học đầu tiên, tôi đã quy ước để học sinh hình thành thói quen sử dụng các kí hiệu trong bài đọc như: (/) ngắt nhanh (//) nghỉ hơi lâu (-): nhấn giọng ↑: cao giọng ↓: thấp giọng * Ví dụ: Trong bài Chú Đất Nung, Nguyễn Kiên, Tiếng Việt 4, Tập 1: Hai người bột tỉnh dần/, nhận ra bạn cũ thì lạ quá, / kêu lên: - Ôi ↑, chính là anh đã cứu chúng tôi đấy ư ↑? Sao trông anh khác thế ↑? - Có gì đâu /, tại tớ nung trong lửa.// Bây giờ tớ có thể phơi nắng, phơi mưa hàng đời người. Nàng công chúa phục quá, / thì thào ↓ với chàng kị sĩ: - Thế mà chúng mình mới chìm xuống nước đã vữa ra.↓ (giọng nhỏ lại) Đất Nung đánh một câu cộc tuếch: - Vì các đằng ấy ở trong lọ thuỷ tinh mà. Lúc đầu khi học sinh chưa quen, chưa nhớ tôi dùng các kí hiệu đưa vào các câu, đoạn văn, thơ rồi hỏi học sinh: “Kí hiệu đó cần đọc như thế nào? Sau khi học sinh đã nhớ được các kí hiệu trên, ở mỗi bài tập đọc phần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, sau khi chọn đoạn cần đọc, tôi cho một học sinh đọc cả đoạn, cả lớp theo dõi, tìm cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng và giọng đọc của đoạn sao cho phù hợp. Với cách làm này, chỉ sau một thời gian ngắn học sinh đã tự nhận ra cách đọc cho phù hợp với mỗi loại bài tập đọc khác nhau và có thể đưa ra được nhiều cách đọc khác nhau trong cùng một câu văn, đoạn văn mà vẫn thể hiện ngữ điệu phù hợp với văn cảnh.
- 15 Như với câu văn: “ Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.” (Cánh diều tuổi thơ, Tạ Duy Anh, TV4, Tập 1), đã có học sinh lớp tôi ngắt theo những cách sau: Cách 1: “Tuổi thơ của tôi/ được nâng lên từ những cánh diều (ngắt theo cụm Chủ ngữ- Vị ngữ trong câu kể). Cách 2: “ Tuổi thơ của tôi được nâng lên/ từ những cánh diều” (ngắt theo cách biểu cảm nhấn mạnh những cánh diều đã làn cho tuổi thơ của tác giả thêm đẹp, nâng những ước mơ của tác giả bay cao.) Bằng cách ứng dụng CNTT với những phương pháp đã mang lại hiệu quả rất cao, tạo niềm say mê hứng thú giúp các em đọc diễn cảm tốt hơn. h. Rèn kĩ năng đọc lưu loát Với học sinh lớp 4, đọc lưu loát là một trong những kỹ năng hàng đầu cần đạt, nhưng vì lớp tôi là một lớp yếu nên sau khi học sinh đã đọc đúng, rõ ràng, rành mạch tôi tiếp tục luyện cho học sinh đọc lưu loát nghĩa là yêu cầu đọc nhanh hơn, không bị vấp, biết điều chỉnh tốc độ đọc để người nghe kịp theo dõi. Thông thường với học sinh lớp 4, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/ phút với tất cả các văn bản nghệ thuật (thơ, văn xuôi), hành chính, khoa học, báo chí….. Nếu đọc chậm quá hoặc ê a, ấp úng hoặc ngược lại đọc liến thoắng, nhanh quá đều làm cho người nghe khó hiểu đúng và đầy đủ nội dung bài. Để rèn luyện cho học sinh đọc lưu loát, trên cơ sở các trang trình chiếu đã soạn thảo hoặc dùng SGK, một học sinh khá đọc trước- lớp đọc thầm, đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm- cặp. Do các con học trực tuyến nên việc các con thảo luận nhóm trực tiếp gặp khó khăn, khắc phục khó khăn, khi tôi dạy trực tuyến, tôi thực hiện chia nhóm trên phần mềm Zoom và cho các con luyện đọc theo nhóm. Các bạn học sinh đến nay đã thực hiện thành thục và cũng rất hứng thú khi được cô giáo cho thảo luận luyện đọc nối tiếp trong nhóm. Ngoài ra, tôi còn thường tổ chức chơi trò chơi thi đua: Thi xem ai đọc tốt để giúp các con có tinh thầnh cố gắng đọc tốt hơn trong giờ học. Trước khi đọc bài, học sinh phải có sự chuẩn bị trước ở nhà: xem trước bài đọc, luyện đi đọc lại nhiều lần sẽ tạo thành thói quen, kỹ năng phản xạ đọc, việc đọc lưu loát sẽ ngày càng tiến bộ hơn.
- 16 4.2. Rèn kĩ năng đọc thầm 4.2.1. Khái niệm Đọc thầm là hình thức đọc không thành tiếng. Mục đích của đọc thầm là để hiểu. Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc. Do đó, xét về bản chất, nội dung bên trong, dạy đọc thầm chính là đọc hiểu. Kết quả đọc thầm phải giúp học sinh hiểu ý nghĩa của từ, cụm từ, câu đoạn, nội dung toàn bài. 4.2.2. Tổ chức quá trình đọc thầm Khi tổ chức đọc thầm cần tạo ra không khí làm việc yên tĩnh bằng cách thu hút sự chú ý của học sinh vào néi dung bài qua khâu giới thiệu bài tự nhiên mà hấp dẫn của giáo viên. Sau đó giao nhiệm vụ để định hướng rõ yêu cầu đọc thầm cho học sinh (đọc câu nào, đoạn nào, đọc để trả lời câu hỏi hay ghi nhí, thuộc lòng; đọc để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài, đọc thầm khi nghe cô giáo, nghe các bạn đọc,...). Tuy nhiên quá trình đọc thầm cũng có được khi kết hợp với đọc thành tiếng. Học sinh vừa lắng nghe cô, hoặc các bạn đọc vừa theo dõi trong sách giáo khoa, đọc thầm theo các hoạt động diễn ra nhịp nhàng, tránh thời gian “chết” trong giờ học. Cần kiểm tra kết quả đọc thầm bằng cách: Giới hạn thời gian để tăng giảm, tốc độ đọc thầm cho học sinh và tăng dần độ khó của nhiệm vụ (đọc lướt để tìm từ ngữ chi tiết, hình ảnh nhất định trong 2 phút, 1 phút; đọc lướt để nêu nội dung chính của đoạn, của bài trong 2 phút, 1 phút,...). Ví dụ: Tất cả những cây này có thể đưa vào các slide trình chiếu hoặc phát phiếu học tập để học sinh thấy rõ được các yêu cầu của việc đọc thầm. Một số bài tập thực hành đọc thầm được thiết kế trên các slide để: - Đọc thầm tìm cách chia đoạn: Em hãy đọc thầm bài:“ Dế mèn bênh vực kẻ yếu” (Tô Hoài- SGK TV4, tập 1) và tìm xem bài có thể chia làm mấy đoạn? - Đọc thầm bài: “Trong quán ăn ba cá bống” (A-lếch-xây Tôn-xtôi, TV4, Tập 1) và cho biết có mấy nhân vật chính? Thể hiện lời của các nhân vật bằng mấy giọng đọc khác nhau? - Đọc thầm tìm từ khó hiểu trong bài. Ở yêu cầu này chủ yếu cho học sinh đọc thầm phần chú giải và giải nghĩa lại một số từ quan trọng. 4.3. Rèn kĩ năng đọc hiểu Nhằm đổi mới phương pháp dạy học để giúp nâng cao chất lượng đọc hiều, đặc biệt là lớp 4 – 5 mà cụ thể là hình thành, phát triển kỹ năng làm việc với văn bản để nhận biết đề tài, cấu trúc của bài; biết cách tóm tắt bài, làm quen với thao
- 17 tác đọc lướt để nắm ý, hiểu nghĩa của từ ngữ mới, phát hiện giá trị của một số biện pháp nghệ thuật trong các văn bản văn chương. Bài tập được xây dựng theo lối trắc nghiệm bao gồm các kiểu bài tập như điền thế, lựa chọn, đối chiếu cặp đôi, nêu câu hỏi và yêu cầu trả lời ngắn giúp học sinh hiểu sâu hơn về nội dung của bài. Chẳng hạn với câu hỏi khó về kiểu bài tập tìm ý của câu trong SGK, ta có thể thay thế bằng các bài tập trắc nghiệm sau: Với câu hỏi về nội dung bài: Trong bài Khuất phục tên cưới biển, Xti-ven-xơn và bài Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận, Tiếng Việt 4, Tập 2 có câu hỏi: Trong bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm và Bài Hoa học trò, Xuân Diệu – SGK TV4, tập 2.
- 18 Trong bài Truyện cổ nước mình – Lâm Thị Mỹ Dạ - TV4, tập 1, ngoài các câu hỏi trắc nghiệm chọn đáp án đúng, tôi có thể thay đổi hình câu hỏi thành dạng bài tập điền Đúng/Sai cũng tạo hứng thú cho HS trong học tập. Với câu hỏi mở rộng vốn từ: Trong bài Khuất phục tên cướp biển, Xti- venlơ, TV4, tập 2, em hãy tìm một từ thay thế cho những từ gạch chân trong câu văn sau mà không làm ý nghĩa của câu thay đổi: “ Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng” - Từ thay thế cho “đức độ” là: …….. (nhân đức, độ lượng) - Từ thay thế cho “hiền từ” là: …….. (hiền lành, nhân từ) Khi học trực tuyến, giáo viên tổ chức cho mỗi học sinh tìm 1-2 từ trong 1 phút và đánh vào thành chat trên Zoom. Câu hỏi liên quan đến một số biện pháp nghệ thuật của bài Ví dụ: Trong đoạn văn: “Mặt trời lên cao dần. Gió ……… vụt vào thân đế rào rào” (Thắng biển- Chu Văn – TV4, tập 2, trang 76) Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả? a. So sánh b. Nhân hoá c. So sánh và nhân hóa GV có thể tổ chức các bài tập hình thức trắc nghiệm dưới dạng trò chơi power point hoặc trò chơi trực tuyến như là Classkick, Quizzizz, Kahoot... Ví dụ: Trong bài “Sầu riêng” của Mai Văn Tạo (TV4, tập 2 trang 34), tôi cho các con trả lời câu hỏi trắc nghiệm trên phần mềm Classkick.
- 19 Bài tập phát hiện giọng đọc của bài: Do yêu cầu đổi mới phương pháp rèn đọc, khi tìm giọng đọc của bài. nếu cứ đưa ra câu hỏi như “đoạn này đọc thế nào?” học sinh sẽ rất khó trả lời mặc dù các con có thể cảm nhận được những bước đầu mà để các con phát biểu ra thành lời thì rất lúng túng. Vì vậy, với yêu cầu này tôi thường cho HS thảo luận nhóm tìm giọng đọc của đoạn văn, khổ thơ của toàn bài dưới hình thức bài tập trắc nghiệm trên các slide trình chiếu, chẳng hạn: Với bài “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” – Tô Hoài,TV4, tập 1, trang 3. với yêu cầu của bài: tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi trên phần mềm trực tuyến Quizzizz giúp HS thao tác tin học nhanh hơn, giao diện của trò chơi cũng khá thú vị, có âm nhạc hay giúp học sinh hứng thú, yêu thích mỗi giờ học tập đọc hơn:
- 20 Ví dụ 2: Bài “Tre Việt Nam” (Nguyễn Du, TV4, tập 1), để rèn đọc tốt tôi đưa ra phiếu với nội dung thảo luận như sau: Với cách làm này, chỉ sau hai tháng đầu của năm học, tôi đã luyện được cho các con thói quen tìm giọng đọc của bài. Dần dần không cần đến bài đọc trắc nghiệm mà đôi khi dùng câu hỏi trực tiếp để tìm hiểu về giọng đọc, học sinh vẫn trả lời được đầy đủ và đúng với yêu cầu. Ví dụ: Giọng đọc của bài Con sẻ, Tuốc-ghê-nhếp và bài Ga-vrốt ngoài chiến lũy, Tiếng Việt 4, Tập 2. Bài tập chuẩn bị cho bài tập đọc hiểu .........Tuỳ theo từng loại bài tập mà tôi soạn thảo theo lối trắc nghiệm cho đầy đủ thành một bài trên các slide, học sinh căn cứ vào bài tập trên màn hình thảo luận trả lời câu hỏi. Nếu bài tập đọc nào có quá nhiều câu hỏi thì tôi lược bớt và nêu câu hỏi trực tiếp cho học sinh trả lời trong lúc tìm hiểu bài, sau đó đưa ra kết quả, đáp án đúng trên các slide để học sinh đối chứng chứ không nhất thiết phải đưa ra tất cả các câu hỏi (SGK) chuyển thành bài tập vào các slide sẽ mất thời gian và gây sự nhàm chán cho học sinh. Người giáo viên phải biết kết hợp khéo léo các câu hỏi (bài tập) cho phù hợp để đảm bảo được thời gian và sự hứng thú, tích cực chủ động, giờ học sôi nổi cho hiệu quả cao. Mặt khác tôi cho học sinh luyện thêm vào các giờ hướng dẫn học theo chương trình luyện đọc trong tuần. Chẳng hạn: Trong bài Dù sao Trái Đất vẫn quay!, Tiếng Việt 4, tập 2, để giúp học sinh đi trả lời câu hỏi từng đoạn trong bài ra được ý từng đoạn, tôi cho học sinh được tham gia trò chơi: Du hành vũ trụ: Đi đến một ngôi sao là sẽ có
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2237 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 216 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn