intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 3 qua tiết đọc mở rộng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:22

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Một số biện pháp rèn năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 3 qua tiết đọc mở rộng" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc, để tìm ra phương pháp giúp giáo viên rèn luyện cho học sinh lớp 3 đọc hiểu tốt hơn, qua đó từng bước nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp rèn năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 3 qua tiết đọc mở rộng

  1. 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Đọc hiểu là một quá trình nhận biết những gì hay nhất bằng những rung động, cảm nhận sâu sắc, tinh tế của bản thân mình. Đọc hiểu là quá trình cảm nhận riêng rất riêng của mỗi người. Rèn kĩ năng đọc hiểu khi đọc trong môn Tập đọc cho học sinh chưa thực sự được chú trọng. Với các bài tập đọc giáo viên còn nặng về thực hiện các bước lên lớp, quy trình bài dạy và chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu nội dung mà chưa khai thác đến cái hay, cái đẹp. Trên thực tế giảng dạy ở khối 3, tôi nhận thấy việc dạy Tập đọc: Giáo viên cố gắng tìm tòi nghiên cứu để giảng dạy phân môn tập đọc. Tuy nhiên giáo viên chỉ coi trọng một vấn đề đọc thành tiếng to, rõ hoặc có hướng dẫn đọc diễn cảm nhưng chỉ lướt qua , rèn đọc hiểu bài đọc cho học sinh còn ít.. Học sinh đã biết đọc thành tiếng bài văn, bài thơ, đã để ý và đọc đúng các phụ âm khó. Nhưng đọc hiểu nắm nội dung bài còn rất ít do vậy chưa nêu được ý chính của bài mà phải nhờ sự gợi ý của giáo viên. Đọc mở rộng mới có trong dạy học đọc ở nhà trường tiểu học. Khái niệm đọc mở rộng được hình thành trước hết với ý nghĩa “đọc theo sở thích” nhằm xoá bỏ các rào cản tâm lí về đọc ở một số học sinh, tạo nên môi trường đọc thoải mái, sinh động và hấp dẫn cho học sinh.Việc đưa yêu cầu cần đạt về “đọc mở rộng” vào Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (sau đây viết tắt là CT2018) càng khẳng định sự cần thiết phải tăng cường kĩ năng đọc cho học sinh với các cách thức linh hoạt - bên cạnh những hoạt động đọc khác. Trong bối cảnh hiện nay, với nhiều giải pháp cụ thể, các nhà trường đang nỗ lực để kết nối hoạt động đọc ở lớp 3 với định hướng phát triển kĩ năng đọc trong chương trình mới. Bằng
  2. 2 hình thức hỏi miệng, ra bài kiểm tra về kỹ năng đọc hiểu, tôi nhận thấy kỹ năng đọc hiểu của học sinh rất yếu. Khi đọc bài học sinh thường tập trung nhận ra mặt chữ để đọc thành tiếng, đọc sao cho trôi chảy mà chưa chú ý đến ý nghĩa văn bản. Học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc diễn đạt nhiều điều mình hiểu. Những câu hỏi, câu viết không mạch lạc, không có hệ thống mà thường tính liệt kê. Tuy nhiên trình độ của từng học sinh trong một lớp không đồng đều, không phải học sinh nào cũng có thể đọc hiểu hoàn toàn nội dung văn bản và hiểu điều mình đọc. Sau khi đọc xong các em chưa có được khả năng hiểu để lĩnh hội tri thức, tình cảm của người khác chứa đựng trong bài được đọc. Vậy làm thế nào để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu đó là những trăn trở của giáo viên trong mỗi giờ tập đọc. Vì những lý do trên nên tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp rèn năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 3 qua tiết đọc mở rộng” 2. Mục đích nghiên cứu: - Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc, để tìm ra phương pháp giúp giáo viên rèn luyện cho học sinh lớp 3 đọc hiểu tốt hơn, qua đó từng bước nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh. - Tìm hiểu yêu cầu nhiệm vụ và thực trạng dạy học của phân môn Tập đọc ở lớp 3. 3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp rèn năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 3 qua tiết đọc mở rộng 4.Phạm vi nghiên cứu: - Học sinh lớp 3I – Trường Tiểu học Ngũ Hiệp - Thời gian: Từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 5 năm 2024.
  3. 3
  4. 4 PHẦN II. NỘI DUNG 1. Phân tích thực trạng năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 3I ở trường Tiểu học Ngũ Hiệp *Thuận lợi: - Thư viện nhà trường trang bị rất nhiều các đầu sách để học sinh tìm kiếm thông tin và học tập. - Phụ huynh quan tâm đến việc học của các con Không gian đọc” - Các lớp đã xây dựng “ được trang trí rất đẹp với rất nhiều đầu sách tạo cảm giác thích thú, thân thiện cho học sinh. - Trong lớp có nhiều em có khả năng thuyết trình trước lớp rất tốt.Chính các em có thể chia sẻ về nội dung câu chuyện, đoạn văn, bài thơ cho các bạn cùng nghe. *Khó khăn: - Số đông phụ huynh chưa biết đến tầm quan trọng của việc đọc sách, chưa đầu tư cho các con, hoặc có chuẩn bị nhưng chưa đúng với nội dung chủ điểm mà các con đang học. - Việc lựa chọn nội dung đọc của học sinh còn hạn chế ( Sai chủ điểm hay nội dung đọc quá dài...)
  5. 5 - Học sinh còn nhỏ nên chưa có thói quen đọc và chưa cảm nhận được những kiến thức bổ ích sau những bài đọc nên chia sẻ nội dung đọc còn nhiều hạn chế. - Thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, ở một số gia đình nhiều bậc phụ huynh cho con tự ý sử dụng máy vi tính, smartphone, ipad,…Việc tiếp cận và say mê nguồn internet này khiến học sinh trở nên lười biếng trong học tập, mất dần các thói quen bổ ích như đọc sách. Để nắm được khả năng đọc của học sinh, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành tìm hiểu, phân loại học sinh. Tôi tiến hành kiểm tra các em về đọc và kiến thức trong bài. Kết quả điều tra kỹ năng đọc của học sinh lớp 3I do tôi phụ trách trong đợt Kiểm tra chất lượng đầu năm để nắm tình hình học sinh của tôi như sau: Bảng khảo sát: Tổn Rất Khá Đạt Không đạt yêu cầu g số tốt Tốt yêu HS cầu S TL S TL S TL S TL S TL L L L L L 37 5 13,5 19 1 27 1 27 5 13,5 7 % % 0 % 0 % % * Nguyên nhân của tình trạng trên là : + Học sinh dành ít thời gian cho việc đọc. + Đọc chưa thành thạo văn bản. + Chưa hiểu, chưa nắm được thông tin trong văn bản. 2. Các biện pháp rèn năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh:
  6. 6 2.1. Rèn kĩ năng đọc đúng: Hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc thầm theo. Ngoài ra, dùng biện pháp đọc tiếp nối trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của giáo viên, của bạn để điều chỉnh tốc độ. Muốn học sinh đọc nhanh, đúng tốc độ cần có sự chuẩn bị bài ở nhà tốt, học sinh phải được đọc trước nhiều. Em nào đọc chậm tôi phải giúp các em luyện thêm sau giờ học. Khi học sinh đọc cá nhân toàn bài hoặc đọc một khổ thơ, một đoạn văn tôi đều nhắc cả lớp đọc thầm theo. Tôi còn gây hứng thú cho học sinh bằng những trò chơi cuối giờ như: Thi đọc tiếp sức, đọc thơ truyền điện... Kết thúc trò chơi bao giờ tôi cũng cho học sinh chọn và tuyên dương nhóm đọc nhanh nhất, giỏi nhất và gợi ý rút kinh nghiệm cho lần chơi sau. Đọc thầm (đọc lướt) để nắm nội dung, tóm tắt nội dung, ý chính, chọn ý cho phù hợp… Giáo viên cần từng bước đề ra nhiệm vụ hay yêu cầu từ dễ đến khó cho học sinh làm quen dần với cách đọc thầm nhanh (để phát hiện những từ ngữ được lặp lại, gợi tả, nhân hoá,…). Đọc thầm để tìm hiểu nội dung của từng đoạn, để biết cảm xúc của tác giả hay tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong bài văn, bài thơ, kịch bản,… Đọc lướt toàn bài để tìm ra hành động hay tính cách của nhân vật… Giáo viên cần luyện đọc cho học sinh đọc thầm nhanh có hiệu quả cao nhất để học sinh nắm được nội dung bài. Ở Tiểu học, khi nói đến đọc diễn cảm, người ta thường nói về một số kỹ thuật như ngắt giọng biểu cảm, sử dụng tốc độ và ngữ điệu. Tốc độ đọc ảnh hưởng đến sự diễn cảm, đặc biệt là chỗ có thay đổi tốc độ gây sự chú ý, có giá trị biểu cảm tốt khi đọc một bài tập đọc tạo ra một hiệu quả nghệ thuật cao.
  7. 7 ` Ở lớp 3, học sinh thực hành đọc diễn cảm nhiều hơn.Trước hết học sinh tìm giọng đọc, giọng điệu, ngữ điệu phù hợp với tình huống, thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhận vật... và nội dung miêu tả trong văn bản. Hướng dẫn học sinh luyện tập để từng bước đạt yêu cầu theo các mức độ từ thấp đến cao như sau: - Biết nhấn giọng ở các từ ngữ quan trọng (từ ngữ gợi tả , gợi cảm, từ làm nổi bật ý chính,...) - Biết thể hiện ngữ điệu (sự thay đổi về tốc độ, cao độ, trường độ, cường độ,...) phù hợp với từng loại câu: câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm. - Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả với lời nhân vật. - Biết đọc phân biệt lời nhân vật phù hợp với lứa tuổi, tính cách (già, trẻ, người tốt, người xấu,...) - Biết sử dụng ngữ điệu phù hợp với từ ngữ miêu tả trong văn bản hay thái độ cảm xúc cuả tác giả (vui, buồn, giận dữ,....) Tôi thường hướng dẫn học sinh luyện đọc qua các biện pháp: đọc mẫu- phát hiện cách đọc - thực hành luyện đọc- thi đua đọc diễn cảm. 2.2. Rèn kĩ năng đọc hiểu thông qua các phiếu giao việc trong tiết đọc mở rộng: Để có thể vừa kích thích húng thú niềm yêu thích đọc sách của HS, vừa có thể đáp ứng yêu cầu về nội dung bài học thì thiết kế Phiếu đọc sách là việc làm không thể thiếu. Phiếu đọc sách giúp học sinh lựa chọn cho mình được những câu chuyện, bài thơ… phù hợp để đạt được kết quả mong muốn. Tiết Đọc mở rộng là một nội dung mới trong SGK Tiếng Việt 3, cũng như chương trình Tiếng Việt lớp 3. Với thiết kế mở, GV có điều kiện triển khai các
  8. 8 nội dung dạy học một cách linh hoạt. Nhìn vào cấu trúc SGK Tiếng Việt 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, có thể thấy tiết Đọc mở rộng được dạy xen kẽ giữa các bài, thường xuất hiện ở các tuần chẵn. Nội dung của tiết Đọc mở rộng liên quan, thống nhất với chủ đề của bài tập đọc trước đó. Mỗi một tiết đọc mở rộng đều gồm 2 phần cơ bản: + Tìm bài đọc theo một chủ đề, ghi lại tên tác giả, tác phẩm,.. + Ghi, giới thiệu với bạn về điều mà mình cảm thấy hay trong tác phẩm tìm được ở tiết Đọc mở rộng. Có thể coi là một hoạt động để HS có thể vận dụng, tự khám phá hay một bài tập được giao về nhà có sự chuẩn bị trước liên quan tới các chủ đề học tập và đời sống xã hội theo một số gợi ý. Phiếu đọc sách cho tiết Đọc mở rộng được xem là một dạng của phiếu học tập, là tờ giấy rời trên đó ghi các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập... kèm theo các gợi ý, hướng dẫn của GV, dựa vào nhiệm vụ đó HS thực hiện hoặc ghi các thông tin cần thiết để mở rộng kiến thức, bổ sung kiến thức, tìm hiểu nội dung hoặc củng cố bài học. Phiếu đọc sách tiết Đọc mở rộng được thiết kế nhằm rèn luyện kĩ năng đọc và hình thành thói quen đọc sách của HS. Việc thiết kế phiếu đọc sách sẽ giúp HS rèn luyện, cải thiện và nâng cao được KN đọc. Bên cạnh đó, việc thiết kế phiếu đọc sách cho hoạt động này sẽ giúp việc giảng dạy của GV sinh động, dễ dàng hơn, học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn.
  9. 9 Mẫu phiếu đọc sách: 2.3. Thiết kế các tiết đọc mở rộng với các hoạt động phong phú nhằm kích thích học sinh ham tìm hiểu:
  10. 10 Hứng thú là một động lực rất lớn để người học có thể say mê, tự giác nghiên cứu và đạt hiệu quả cao trong quá trình học. Vì vậy, trong tiết cần khơi dậy hứng thú cho học sinh bằng nhiều cách: 2.3.1. Đổi mới hoạt động khởi động cho mỗi tiết học. +Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, thoải mái giúp học sinh sẵn sàng tâm thế vui vẻ, hào hứng. + Cách thực hiện: Giáo viên sẽ chuẩn bị tranh ảnh và sưu tầm các câu thơ, ca dao, tục ngữ, hò vè, bài hát, vật thật… để gợi mở, dẫn dắt vào bài một cách tự nhiên, gần gũi.. Cách khác, giáo viên giao nhiệm vụ và gợi ý cho học sinh về nhà tìm, sưu tầm tranh ảnh hoặc vật thật, thậm chí tự vẽ bức tranh có liên quan đến bài học để hôm sau mang lên chia sẻ trước lớp. Một số hình ảnh minh họa: Tiết Đọc mở rộng của Tuần 22: Sau khi học xong HS chia sẻ bức tranh mình vẽ về thế giới thiên nhiên.
  11. 11
  12. 12 + Kết quả: Qua việc học sinh được trực tiếp tham gia chuẩn bị đồ dùng trực quan, học sinh sẽ có sự háo hức mong chờ đến tiết học sau để được chia sẻ về câu chuyện của mình và được nghe các bạn chia sẻ. Để có thể chuẩn bị những tranh ảnh hoặc vật thật mang đến lớp đòi hỏi các em phải ở nhà đọc bài trước và tìm hiểu bài trước. Như vậy sẽ góp phần rèn kỹ năng đọc và hình thành cho em sự tự giác, phát triển năng lực tự chủ, tự học và giải quyết vấn đề sáng tạo. Đây cũng là một số hình thức để tổ chức cho hoạt động Chia sẻ về chủ điểm, hoạt động khởi động thêm hấp dẫn mới lạ, thu hút, gây hứng thú hơn cho học sinh và tăng sự yêu thích của học sinh với môn học. 2.3.2. Vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học để kích thích hứng thú học tập trong giờ học: - Tổ chức làm việc theo cặp, theo nhóm: + Mục tiêu: Nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, tạo cơ hội cho từng cá nhân được luyện tập. + Cách thực hiện: Giáo viên có thể chọn nhiều phương án khác nhau và có thể chọn phương án 2 học sinh trong một nhóm hoặc 4 học sinh trong một nhóm sao cho phù hợp với điều kiện của lớp học; sắp xếp các thành viên vào một nhóm, sao cho các thành viên nhóm càng đa dạng càng tốt. Mỗi nhóm đều có 1 nhóm trưởng có năng lực điều hành (sau này sẽ luân phiên thay đổi), có đôi bạn cùng bàn có thể giúp nhau tiến bộ. + Kết quả: Việc thành lập nhóm giúp học sinh phải tự lực học tập, hình thành thói quen làm việc hợp tác, khả năng giao tiếp. Giúp các em phát huy tinh thần đoàn kết sự giúp đỡ, tương trợ nhau trong học tập, người khá giỏi giúp đỡ người yếu kém để người yếu kém cố gắng vươn lên.
  13. 13 - Việc tăng cường năng lực đọc hiểu văn bản cho HS không chỉ bó hẹp trong phạm vi bài học chính khoá mà cần kết hợp tổ chức hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch, có chủ đề gắn với từng thời điểm trong năm học nhằm bổ trợ hoạt động học tập của HS với một không gian trải nghiệm thoải mái và đầy hứng thú. - Hoạt động tăng cường năng lực đọc hiểu văn bản của HS có thể diễn ra qua hình thức các phần thi như: thi giao lưu tiếng Việt; kể chuyện; đọc thơ, viết thư. Để tham gia các phần thi này, HS phải vận dụng khả năng đọc và tìm hiểu kiến thức - đây là một cách khuyến khích các em tích cực đọc hiểu văn bản trong và ngoài chương trình, là biện pháp củng cố kiến thức và phát triển năng lực đọc hiểu một cách hiệu quả cho HS. Từ các chủ đề trong các bài đọc lớp 3. Đây không chỉ là những trải nghiệm thú vị mà còn là hỗ trợ một cách hiệu quả cho hoạt động đọc hiểu của HS. 2.3.3. Tăng cường thiết kế các hoạt động trò chơi có những nội dung kiến thức từ các nội dung bài đọc theo từng chủ điểm : *Mục tiêu : Đối với học sinh trò chơi đóng vai trò quan trọng trong học tập. Bước vào nhà trường, học sinh làm quen với hoạt động học tập với những yêu cầu cao hơn. Chính vì vậy trò chơi được sử dụng trong các tiết dạy học có tác dụng tích cực nhằm làm thay đổi hình thức học tập. Thông qua trò chơi không khí lớp học trở nên thoải mái, dễ chịu .Việc tiếp thu kiến thức của học sinh trở nên tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên giáo viên cũng cần biết tổ chức trò chơi như thế nào cho hợp lý, không nên quá lạm dụng trò chơi, biến tiết học thành một hoạt động vui chơi vô bổ.
  14. 14 *Cách thực hiện: - Có thể tổ chức trò chơi vào cuối tiết học nhằm rèn kĩ năng đọc, phản xạ nhanh nhẹn cho học sinh như: + Tiếp sức + Trò chơi tự giới thiệu + Truyền điện + Đóng kịch + Đọc phân vai + Hái hoa dân chủ( Bắt thăm đoạn đọc) + Đi tìm lời thơ. + Đố bạn * Ví dụ minh họa: Ví dụ 1: Sử dụng trò chơi: “Đố bạn” trong tiết dạy ĐMR của CĐ Cổng trường mở ra( Tuần 8): Tổ chức trò chơi Đố bạn: Chia lớp thành 2 đội chơi, đội A nêu câu đố, đội B trả lời và ngược lại. Trong thời gian khoảng 3- 4 phút, đội nào trả lời đúng và nhiều hơn thì sẽ thắng. Dự kiến một số câu đố HS chia sẻ và đố bạn: 1. Không phải bò, không phải trâu Uống nước ao sâu, lên cày ruộng cạn. Là cái gì ?(Cái bút mực). + Vì sao bạn đoán được là cái bút mực? ( Vì con hiểu ao sâu ở đây chính là lọ mực) 2. Ruột dài từ mũi đến chân
  15. 15 Mũi mòn ruột cũng dần dần mòn theo Là cái gì ?(Cái bút chì). 3. Mình em thì trắng phau phau Áo em có đủ các màu đỏ xanh Xương em là sợi chỉ mành Giúp người dốt nát học hành thông minh Là cái gì ?( quyển vở) 4. Vừa bằng cuốn sổ xinh xinh Tính toán chính xác, thông minh tuyệt vời. Là cái gì ?( máy tính) *Kết quả: - Thông qua trò chơi: + Học sinh biết cách đọc- tìm các từ ngữ chủ chốt trong câu và học được cách hiểu văn bản/ thơ/ câu đố. + Giúp hấp dẫn HS do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học. + Giảm tính chất căng thẳng của giờ học. + Có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho HS. 2.3.4. Tổ chức thành các nhóm nhỏ, câu lạc bộ yêu văn thơ: Tổ chức làm việc theo cặp, theo nhóm: nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, tạo cơ hội cho từng cá nhân được luyện tập. Giáo viên cần thực hiện tốt các yêu cầu sau: *Mục tiêu : Tăng sự tương tác của học sinh, tạo môi trường thuận lợi để các em phát huy năng lực đọc hiểu, tạo cơ hội cho từng cá nhân được luyện tập.
  16. 16 * Cách thực hiện : - Chia học sinh ra thành các nhóm nhỏ trong mỗi tiết học để học sinh : + Viết lại những đoạn văn, câu thơ đọc được trong các tiết ĐMR vào cuốn sổ nhỏ. + Nêu ý nghĩa bài đọc. Rút ra bài học cho bản thân. + Viết Phiếu đọc sách. - Giới thiệu về cuốn sách, bài thơ mình vừa đọc: Thực hiện khi học sinh được lên thư viện. - Xây dựng “Không gian đọc” tại lớp, sắp xếp sách phù hợp, tạo khung cảnh đẹp cho các em đọc sách: GV thành lập câu lạc bộ yêu văn thơ vào các giờ ra chơi, giờ sinh hoạt lớp. Các em tìm những bạn có cùng sở thích để trao đổi với nhau. Một số hình ảnh góc thư viện tại lớp :
  17. 17
  18. 18 *Kết quả: Các em có thể hỗ trợ, giúp đỡ nhau chuẩn bị và hoàn thành sản phẩm trong tiết học. Tham gia câu lạc bộ sẽ mang lại nhiều niềm vui và sự thú vị hơn thay vì chỉ có một mình. Học sinh được học hỏi những điều thú vị từ các bạn, có thói quen nói, viết các câu văn đúng, câu văn hay. 2.4. Kết nối với phụ huynh học sinh tạo môi trường đọc cho học sinh tại gia đình : * Mục tiêu : Giúp học sinh có môi trường đọc , xây dựng văn hoá đọc * Cách thực hiện -Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, GV gợi ý và trao đổi với PHHS có thể hỗ trợ con đọc tại nhà là tạo KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN ĐỌC cho con. - Tạo một môi trường đọc tại nhà như bàn học, góc nhà, hay bất cứ vị trí nào trong nhà đảm bảo đủ ánh sáng và an toàn. - Dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày cho con tập trung vào việc đọc, ví dụ như sau khi ăn cơm, sau khi học bài, trước khi đi ngủ… Việc có một môi trường an toàn và có một thời gian đọc nhất định trong ngày là những việc đơn giản cha mẹ có thể làm để giúp con phát triển thói quen đọc bởi việc đọc được lặp đi, lặp lại trong một môi trường quen thuộc. *Kết quả: Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ, thường xuyên trao đổi với giáo viên về việc đọc sách, chuẩn bị bài ở nhà của con. Phụ huynh tích cực đóng góp cho tủ sách tại lớp học.
  19. 19 3. Kết quả các biện pháp: Trên đây là một số biện pháp đã áp dụng cho học sinh lớp 3I tại trường Tiểu học tôi đang công tác. Hiện nay dạy học theo các phương pháp dạy học tích cực, tôi thực hiện tốt vai trò của mình, lấy học sinh làm trung tâm, hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất của người học, nâng cao chất lượng học tập của các em. Qua khoảng thời gian áp dụng, tôi thấy chất lượng đọc của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt và thu được kết quả rất khả quan. GHK 1 vừa qua tôi thực hiện khảo sát và đã thu được những kết quả như sau : Tổn Rất Khá Đạt Không đạt yêu cầu g số tốt Tốt yêu HS cầu S TL S TL S TL SL TL S TL L L L L 37 8 22% 1 27 8 22 9 24.3% 2 5,5% 0 % % 4. Hiệu quả của sáng kiến: 4.1. Hiệu quả về khoa học: Tôi đã vận dụng các biện pháp mới hướng dẫn các em hứng thú hơn khi học phần kĩ năng đọc hiểu văn bản qua tiết đọc mở rộng và đã tiến hành dạy thực nghiệm, tôi nhận thấy: Học sinh phát huy được tính tích cực, hứng thú, mạnh dạn hăng hái hơn. 4. 2. Hiệu quả về kinh tế:
  20. 20 - Tự xây dựng “Tủ sách lớp học”, tự HS đóng góp truyện, sách, báo, tạp chí, HS được đọc hàng ngày để phát triển vốn từ giúp làm văn tốt hơn. Tận dụng tối đa công nghệ với các hình ảnh thực, cảnh vật thực, giảm bớt thời gian, kinh phí cho việc tự làm của giáo viên mà đem lại hiệu quả cao. 4.3. Hiệu quả về xã hội: - Tạo thói quen đọc sách, góp phần phát triển văn hóa đọc cho mỗi em. - Góp phần quan trọng hình thành tính cách của học sinh. Hình thành thái độ tự tin khi giao tiếp, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống tốt hơn.. 5. Tính khả thi: Sáng kiến này có thể áp dụng được với tất cả các em học sinh khối 3 giúp các em có kĩ năng đọc hiểu tốt khi học bộ môn Tiếng Việt. Do điều kiện không cho phép, hơn nữa bản thân tôi mới nghiên cứu đề tài này nên tôi chỉ áp dụng cho học sinh đối với lớp tôi chủ nhiệm khi rèn luyện, nâng cao kĩ năng đọc hiểu cho học sinh. 6. Thời gian thực hiện đề tài, sáng kiến: Bắt đầu thực hiện từ tháng 9 năm 2023 7. Kinh phí thực hiện đề tài, sáng kiến : Tôi đã thực hiện dạy trên nền học sinh của lớp 3I trường Tiểu học Ngũ Hiệp trong một thời gian và nhận thấy rằng khi thực hiện dạy trong các tiết học thì không mất quá nhiều chi phí. Các đầu sách phục vụ cho tiết đọc mở rộng các em có thể tìm hiểu ở trên thư viện của trường và sách các em có sẵn. PHẦN 3.KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 1. Đối với giáo viên: - Mọi đối tượng học sinh đều được tham gia vào hoạt động đọc và tìm hiểu bài - Phải nghiên cứu kỹ SGK, các tài liệu có liên quan đến môn học, nắm chắc mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với thực tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2