intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp thực hiên rèn kĩ năng nói- viết trong phân môn Tập làm văn lớp 3

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

31
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm ra một số giải pháp cơ bản để thực hiện có hiệu quả việc đổi mới PPDH cho phân môn Tập làm văn trong môn học Tiếng Việt (lớp 3) mà tôi đang thực hiện giảng dạy, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc đổi mới PPDH đạt hiệu quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp thực hiên rèn kĩ năng nói- viết trong phân môn Tập làm văn lớp 3

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIÊN RÈN KĨ NĂNG NÓI­ VIẾT  TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 3                   
  2. PHẦN MỞ ĐẦU        1. Lí do chọn đề tài:  Môn Tiếng Việt cùng các môn học khác có nhiệm vụ  cung cấp cho học   sinh bốn kỹ năng: “nghe ­ nói ­ đọc ­ viết”. Tập làm văn là phân môn thực hành   và rèn luyện tổng hợp bốn kỹ năng đó, có tính chất tích hợp các phân môn khác  trong môn Tiếng Việt. Qua tiết Tập làm văn, học sinh có khả  năng xây dựng  một văn bản nói hoặc viết.                  Ngôn ngữ  giữ  vai trò quan trọng trong sự  tồn tại và phát triển xã hội.   Chính vì vậy, hướng dẫn cho học sinh nói đúng, viết đúng là hết sức cần thiết.  Nhiệm vụ  đó phụ  thuộc phần lớn vào việc dạy Tiếng Việt nói chung và phân  môn Tập làm văn nói riêng. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy Tập làm văn là phân môn khó trong   các phân môn của môn Tiếng Việt. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động  học tập, do vốn từ còn hạn chế nên học sinh còn ngại nói, vì vậy tiết học chưa   đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ  thực tế  đó, tôi tiến hành nghiên cứu và đưa ra một số  kinh  nghiệm: “Rèn kỹ  năng nói ­ viết qua phân môn Tập làm văn lớp 3, góp phần  nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt” để áp dụng trong giảng dạy. Với những điểm đổi mới vừa nêu trên, trong thực tế, có lúc giáo viên chưa   nhận thức triệt để  nên phương pháp dạy một số bài tập làm văn vẫn còn nặng   nề về thuyết trình, giảng giải, chú trọng hoạt động của giáo viên, chưa đề  cao   vai trò chủ động tích cực của học sinh. Do đó, trong giờ Tập làm văn, chỉ một số  ít học sinh được luyện nói và phát biểu ý kiến về  nội dung bài. Quy trình dạy   Tập làm văn chưa hợp lí, nhiều khi còn sa đà vào nhiệm vụ chuẩn bị bài của học  sinh. Khâu luyện nói, viết bị coi nhẹ. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, giáo  viên cũng nặng nề về cách viết bài, chưa chú ý tổ chức cho học sinh hoạt động  để rèn kĩ năng nói, viết. Từ những vấn đề nhận thức trên, tôi thấy trong những năm qua, việc thực  hiện đổi mới PPDH  ở  trường tôi đang còn rất hạn chế, chưa thực sự  đáp  ứng   được yêu cầu trong việc đổi mới PPDH. Chính vì vậy, tôi muốn tìm ra một số  giải pháp cơ  bản để  thực hiện có hiệu quả  việc đổi mới PPDH cho phân môn   Tập làm văn trong môn học Tiếng Việt (lớp 3) mà tôi đang thực hiện giảng dạy,  với mong muốn góp phần nhỏ  bé của mình vào việc đổi mới PPDH đạt hiệu  quả cao. 2. Điểm mới của sáng kiến.           Qua tìm hiểu thực tế, tôi nhận thấy các giáo viên trực tiếp dạy môn Tiếng   Việt, trong đó có phân môn Tập làm văn, trong PPDH, mặc dù đã thực hiện  giảng dạy theo hướng đổi mới nhưng còn ở mức độ đơn giản. Và cũng chưa có   giáo viên nào nghiên cứu để đưa ra những sáng kiến, tìm ra những giải pháp hữu   hiệu áp dụng vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy phân môn Tập làm văn.  
  3. Tôi muốn đưa ra cách thực hiện đổi mới PPDH phân môn Tập làm văn (Lớp 3),   đặc biệt là dạy học theo hướng VNEN ­ PPDH hiện nay đang được toàn ngành  Giáo dục ­ Đào tạo chú trọng để áp dụng vào giảng dạy một cách hiệu quả, góp  phần nâng cao chất lượng cho học sinh trong việc rèn kĩ năng nói ­ viết, những  kĩ năng sử  dụng tiếng Việt  để  học sinh học tập và giao tiếp trong các môi   trường hoạt động của lứa tuổi, nhằm đạt được mục tiêu của môn Tiếng Việt ở  bậc Tiểu học.   Việc nghiên cứu để  xây dựng đề  tài sáng kiến kinh nghiệm này đã tiến   hành trong thời gian dài, được bản thân rút kinh nghiệm qua quá trình giảng dạy  các môn học, đặc biệt là phân môn Tập làm văn. Những kinh nghiệm tích luỹ  được trong giảng dạy trong đó có sự tiến bộ của học sinh  ở phân môn Tập làm  văn, được giáo viên ghi chép vào nhật kí dạy học. Những kết quả  giảng dạy  được bản thân thường xuyên cập nhật để so sánh, rút kinh nhiệm vào từng thời  điểm trong năm học và so sánh kết quả với những năm học trước. Từ  đó đề  ra  những biện pháp để giảng dạy đạt kết quả cao hơn. PHẦN NỘI DUNG          1.Thực trạng.             a. Thuận lợi: ­ Chương trình, SGK: Phân môn Tập làm văn của toàn cấp học nói chung  và trong chương trình Tiếng Việt lớp 3 nói riêng, bên cạnh kế  thừa những  ưu   điểm của SGK cũ, SGK mới còn đưa vào một số  bài tập làm văn với kiểu loại   phong phú: nghe kể, nói, viết về các chủ điểm... giúp học sinh biết được nhiều   kiểu loại văn bản. Có nhiều văn bản vui, khôi hài giúp trẻ  phát triển trí tuệ, óc  thông minh, khiếu hài hước. Các chủ điểm được chia nhỏ, mở rộng và nâng cao  qua mỗi lớp. Văn bản có tính nghệ thuật cao. Câu hỏi khai thác bài có khả năng   phát triển tư duy.  ­ Đối với giáo viên: Trong việc thực hiện đổi mới Chương trình sách giáo khoa bậc Tiểu học,  do đặc trưng phân môn Tập làm văn với mục tiêu cụ  thể  là: hình thành và rèn  luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản nói ­ viết ở nhiều thể loại khác  nhau. Vì vậy, giáo viên luôn không ngừng học hỏi, cải tiến phương pháp dạy   học phù hợp mục tiêu dạy và học để dẫn dắt rèn luyện học sinh thực hành nói,  viết một cách độc lập, sáng tạo. Giáo viên luôn ý thức quan tâm, chăm chút học sinh trong từng tiết học.  Với mỗi loại bài tập, giáo viên đã nghiên cứu kĩ kế hoạch bài dạy để lựa chọn   và tổ chức những hình thức luyện tập sao cho phù hợp với đối tượng học sinh.   Bên cạnh đó, giáo viên luôn động viên khuyến khích, khơi gợi  ở  học sinh trí  tưởng tượng, óc sáng tạo. Từ  đó kích thích được sự  tìm tòi ham học hỏi ở  học  sinh, hình thành thói quen học tập tốt phân môn Tập làm văn.
  4. Để  giúp học sinh viết được những bài văn hay, ý tưởng phong phú, sáng   tạo, giáo viên luôn chú trọng rèn kĩ năng nói cho học sinh vì học sinh nói tốt sẽ  trình bày bài viết tốt. Qua các phương tiện thông tin đại chúng: xem đài, đọc sách báo, tài liệu…   giáo viên thường xuyên được tiếp cận với việc đổi mới phương pháp.      ­ Đối với học sinh: Ở lứa tuổi học sinh lớp ba, các em rất ham tìm tòi học hỏi. Nội dung chương trình môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm   văn nói riêng rất phong phú; kênh hình Sách giáo khoa được trình bày đẹp, phù   hợp tâm sinh lí lứa tuổi các em. Học sinh đã nắm vững kiến thức, kĩ năng tạo lập ngôn bản, kĩ năng kể  chuyện, miêu tả  từ  các lớp dưới. Đây là cơ  sở  giúp các em học tốt phân môn  Tập làm văn lớp ba.                         b. Khó khăn:            Tập làm văn là phân môn khó so với các phân môn khác của môn Tiếng   Việt, vì vậy việc dạy ­ học phân môn này có những hạn chế nhất định. Trong việc rèn kĩ năng nói ­ viết cho học sinh, giáo viên có đầu tư nghiên   cứu mục tiêu các tiết dạy để  lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ  chức  dạy học sao cho phù hợp từng đối tượng học sinh, nhưng sự  đầu tư  chưa sâu   nên hiệu quả dạy học phân môn Tập làm văn chưa cao. Một số  bài trong chương trình đề  ra chưa gần gũi với học sinh như: Lễ  hội, tin thể thao…Dụng cụ trực quan thiếu, nên học sinh còn mơ hồ, việc nắm  bắt được thông tin còn hạn chế, vì vậy bài làm không đạt hiệu quả cao. Chất lượng phân môn Tập làm văn đầu năm rất thấp, học sinh chưa biết  viết đoạn văn có ý tưởng phong phú, sáng tạo mà chỉ  biết trả  lời theo câu hỏi  gợi ý. Đấy là vấn đề nan giải đòi hỏi giáo viên phải có biện pháp thích hợp để  từng bước giảng dạy đạt kết quả. c.Nguyên nhân :    Một số phụ huynh chưa quan tâm, chưa có biện pháp và thời gian hướng   dẫn các em học tập. Một số phụ huynh chưa biết cách hướng dẫn các em học ở  nhà do không có kiến thức. Mặt khác một vài phụ huynh ngại đi họp do con học   yếu, vì thế mà việc trao đổi tình hình học tập của học sinh giữa giáo viên chủ   nhiệm và phụ huynh còn gặp khó khăn. d. Số liệu khảo sát đầu năm: Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát Số lượng Tỉ lệ Biết viết câu, dùng từ hợp lí 10 41,7% Biết nói, viết thành câu 12 50,0% Biết   dùng   từ,   câu   văn   có   hình  6 25,0% ảnh Biết trình bày đoạn văn 15 62,5%
  5. Bài viết đạt trung bình trở lên 20 83,3%            2. Một số giải pháp thực hiện rèn kĩ năng nói ­ viết đạt hiệu quả  trong phân môn Tập làm văn lớp 3.           Biện pháp thứ nhất: Trang bị kiến thức cho học sinh luôn chú trọng việc   lồng ghép kiến thức giữa các phân môn Tiếng Việt: Với thể loại nói ­ viết trong phân môn Tập làm văn lớp 3, học sinh được  rèn luyện kĩ năng nói dựa trên những gợi ý  ở  sách giáo khoa và viết một đoạn   văn ngắn khoảng 5 đến 6 câu với các chủ đề: nói về quê hương, gia đình, người  lao động, kể vể lễ hội, trận thi đấu thể thao, bảo vệ môi trường…          Do khả năng tư duy của học sinh còn hạn chế, óc quan sát, trí tưởng tượng   không phong phú lại chưa chịu khó rèn luyện, nên đa số các em chỉ biết trình bày   đoạn văn một cách hạn hẹp theo nội dung đã gợi ý. Từ  đó bài văn nói ­ viết   nghèo nàn về ý, gò ép, thiếu sự hồn nhiên. Ví dụ “Kể lại việc em đã làm để bảo   vệ môi  trường”, các em chỉ  kể: “Trên đường đi học, em thấy một cây xanh còn non bị  ngã, em đỡ  cho cây đứng dậy. Trưa tan học về  thấy cây xanh tốt, em rất vui   mừng vì đã bảo vệ môi trường”, hoặc “Hằng ngày em nhặt rác ở sân trường đổ  vào hố  rác, khi rác đầy, em cùng bạn đốt rác. Em vui vì em biết bảo vệ  môi  trường”…Bên cạnh đó, đôi lúc các em còn trình bày lệch lạc, thiếu chính xác do   ít kiến thức về vốn sống. Ví dụ kể về trận thi đấu thể thao, có một học sinh nói  “Trận đấu bóng đá giữa hai đội Việt Nam – Thái Lan diễn ra  ở  sân vận động   Mỏ Cày”.  Việc sử  dụng và mở  rộng vốn từ  còn nhiều hạn chế, các em chưa chú ý  cách sử  dụng từ  hoặc trau chuốt thế  nào cho từ  đó hay hơn trong câu văn. Có  một số từ do được nghe và nói trong sinh hoạt hằng ngày thành quen thuộc, các   em vẫn vô tư sử dụng trong bài văn của mình. Ví dụ: Kể về người lao động trí  óc, có học sinh viết: “Em rất coi trọng thầy vì thầy dạy học cho em” hoặc “Khi   đến lớp, cô em thích mặc đồ xanh”… Như  vậy, để  khắc phục những hạn chế  trên, giáo viên cần hiểu rõ tính  tích hợp kiến thức giữa các phân môn Tiếng việt để  từ  đó giúp các em trang bị  vốn kiến thức cơ  bản cần thiết cho mỗi tiết học. Khi dạy các phân môn: Tập  đọc, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu có nội dung phù hợp tiết Tập làm văn   sắp học, giáo viên cần dặn dò hướng dẫn học sinh quan sát tìm hiểu kĩ đối   tượng cần nói đến và ghi chép cụ  thể  hình  ảnh, hoạt động  ấy vào sổ  tay; với   những sự  việc hoặc hoạt động các em không được chứng kiến hoặc tham gia,  giáo viên khuyến khích các em quan sát qua tranh ảnh, sách báo, trên tivi,…hoặc   hỏi những người thân hay trao đổi với bạn bè. Khi được trang bị  những kiến   thức cơ bản như thế, học sinh sẽ có những ý tưởng độc lập, từ đó các em có thể  trình bày được bài văn chân thực, sinh động và sáng tạo. Trong việc trang bị kiến thức cho học sinh, giáo viên không nên áp đặt các   em vào một khuôn mẫu nhất định như  chỉ  định học sinh phải quan sát một bức  
  6. tranh, một sự  vật, con người hay một công việc cụ  thể, như  thế  sẽ  hạn chế  năng lực sáng tạo của các em. Vì vậy, với bất cứ  một đề  tài nào của một tiết   Tập làm văn, giáo viên cần cho học sinh liên hệ  mở  rộng để  các em phát huy   được năng lực sáng tạo trong bài văn của mình.  Biện pháp thứ hai: Tìm hiểu nội dung đề bài:      Bước.1.Xác định rõ yêu cầu các bài tập: Ở  mỗi đề  tài của loại bài Tập làm văn nói ­ viết, giáo viên cần cho học  sinh tự xác định rõ yêu cầu các bài tập bằng cách thảo luận nhóm, giáo viên giúp   học sinh tự  xác định đúng yêu cầu bài tập để  khi thực hành các em sẽ  không   chệch hướng, đảm bảo đúng nội dung đề tài cần luyện tập.     Bước.2. Nắm vững hệ thống câu hỏi gợi ý: Sách giáo khoa lớp 3, bài Tập làm văn nói ­ viết thường có câu hỏi gợi ý,   các câu hỏi này sắp xếp hợp lí như  một dàn bài của một bài Tập làm văn; học   sinh dựa vào gợi ý để luyện nói, sau đó viết thành một đoạn văn ngắn. Giáo viên  cần cho học sinh đọc toàn bộ  các câu gợi ý để  hiểu rõ và nắm vững nội dung  từng câu; từ đó giúp các em trình bày đoạn văn rõ ràng, mạch lạc đủ ý, đúng từ,   đúng ngữ  pháp. Giúp học sinh nắm vững nội dung từng câu hỏi gợi ý sẽ  hạn   chế được việc trình bày ý trùng lặp, chồng chéo, không có sự liên kết giữa các ý  với nhau trong đoạn văn. Ví dụ: Với đề bài: Kể lại buổi đầu em đi học. Luyện nói: Yêu cầu học sinh nhớ lại buổi đầu đi học của mình để lời kể  chân thật, có cái riêng. Giáo viên cho học sinh nắm hệ thống câu hỏi gợi ý để luyện nói như:  ­ Cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều? ­ Thời tiết thế nào? ­ Ai dẫn em đến trường?  ­ Đi bộ hay xe đạp, xe máy? ­ Ngôi trường ấy thế nào?  ­ Có đông người không?  ­ Các phụ huynh, các bạn học sinh cùng buổi đầu đi học như em, các anh   chị học lớp trên, các thầy giáo, cô giáo? ­ Lúc đầu, em bỡ ngỡ ra sao? ­ Buổi học đã kết thúc thế nào? ­ Cảm xúc của em về buổi học đó? Luyện viết: Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn (từ   7 đến 10 câu). Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đoạn văn đủ  ý theo các nội dung đã   luyện nói, không nhất thiết phải viết theo cách trả lời thứ tự các câu hỏi gợi ý.  Giáo viên giúp các em biết viết đoạn văn có mở  và kết đoạn, biết dùng từ  liên   kết câu, dùng câu liên kết đoạn một cách hợp lí và sáng tạo. Có thể  viết thành   đoạn văn như sau:
  7. Năm nay, em lên 9 tuổi. Đã ba năm rồi, nhưng ngày đầu tiên vào lớp Một   là một kỉ niệm sâu sắc in đậm mãi trong tâm hồn em. Mẹ dẫn em đến trường bằng xe máy. Buổi sáng mùa thu hôm ấy rất đẹp,   bầu trời trong xanh mênh mông. Con đường liên xã nhộn nhịp hẳn lên. Xe máy,   xe đạp, người lớn, trẻ em đi lại đông vui, tấp nập. Các anh, các chị, các em nhỏ,   đầu đội mũ, vai mang cặp sách rảo bước tới trường. Mặt mày hớn hở, chuyện   trò râm ran, áo quần mới, ái cũng cảm thấy như mình đang đi trẩy hội.              Em đội chiếc mũ vải tím, mặc chiếc váy sọc màu đỏ, áo sơ  mi trắng, đi   đôi dép quai hậu. Em cảm thấy đàng hoàng. Mẹ  chở  em đi vừa bảo ban mọi   chuyện. Đia qua một cánh đồng láu đang uốn câu, vượt khỏi chiếc cầu bê tông   và cây đa cỏ thụ là đến trường. Từ  xa, em đã nhìn thấy biển trường với dòng chữ: Trường TH . Ngôi   trường hai tầng, tường vôi trắng xóa. Sân trường rộng mênh mông. Có  rất   nhiều cờ, khẩu hiệu. Các thầy, cô giáo, phụ  huynh và hàng trăm học sinh tấp   nập bước vào trường. Ai cũng mặc đẹp đẽ, khuôn mặt tươi cười rạng rỡ. Tiếng   cười nói xôn xao cả  sân trường. Nhiều bạn nhỏ  nép vào bố  mẹ. Em thì nắm   chặt tay mẹ, trống ngực cứ đánh liên hồi. Một hồi trống vang lên. Học sinh các lớp xếp hàng đi vào lớp. Cô Lê xinh   đẹp, tươi tắn trong bộ quần áo dài trắng đón chúng em vào lớp 1C. Có tất cả 25   bạn, Cô gọi tên, xếp chỗ ngồi và kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập. Trường mới, lớp mới, cô giáo mới. Em vừa cảm thấy lạ  vừa cảm thấy   thân quen. mẹ  vẫn đứng đợi  ở  cổng trường. Em là học sinh lớp Một trường   Tiểu học  rồi mà cảm thấy như mơ.      Bước.3. Tìm hiểu các câu gợi ý: Trước khi học sinh thực hành bài tập luyện nói, giáo viên cần giúp các em  hiểu nghĩa của các từ  ngữ  có trong câu hỏi để  học sinh hiểu và trình bày đúng  yêu  cầu, các từ  ngữ  này có thể  là các từ  khó hoặc từ  địa phương. Nếu là từ  địa  phương, giáo viên có thể cho học sinh sử dụng từ địa phương mình để học sinh  làm bài dễ dàng hơn. Ví dụ kể về người lao động trí óc, cần cho học sinh hiểu  những nghề nào thuộc về lao động trí óc; hay nói về lễ hội, học sinh phải biết  những hoạt động diễn ra trong phần lễ và phần hội; hoặc nói về  việc làm để  bảo vệ môi trường, cần giúp  học sinh hiểu bảo vệ môi trường là làm gì? Những việc làm đó có gần gũi với  các em không? Các em đã thực hiện hằng ngày như thế nào?      Bước 4. Chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ: Trong các câu gợi ý có một số câu dài hoặc ngắn gọn khiến học sinh lúng   túng khi diễn đạt ý, do đó, ý không trọn vẹn, bài văn thiếu sinh động sáng tạo.   Giáo viên cần chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ để giúp các em có những ý tưởng   phong phú, hồn nhiên. Việc chia thành nhiều câu gợi ý nhỏ sẽ có nhiều học sinh   được rèn kĩ năng nói, giúp các em thêm tự tin và giáo viên dễ dàng sửa chữa sai  sót cho học sinh. Ví dụ: Kể về người lao động trí óc, giáo viên có thể gợi ý thêm 
  8. những nét đặc trưng về tuổi tác, tính cách, hình dáng của người đó. Hay nói về  quê hương, cần gợi ý cho học sinh nêu cảnh đẹp  ở  quê hương em là gì, vì sao  em yêu quê hương em? Như  vậy qua hệ  thống câu hỏi, giúp học sinh bày tỏ  được thái độ, tình   cảm, ý kiến nhận xét đánh giá của mình về  vấn đề  nêu ra trong bài học. Song  song với quá trình đó giáo viên cần hỏi ý kiến nhận xét của học sinh về câu trả  lời của bạn để học sinh rút ra được những câu trả lời đúng cách ứng xử hay. Từ  đó giúp học sinh mở rộng vốn từ, rèn lối diễn đạt mạch lạc, lô gíc, câu văn có  hình ảnh, có cảm xúc. Trên cơ sở đó, bài luyện nói của các em sẽ trôi chảy, sinh  động, giàu cảm xúc đồng thời hình thành cho các em cách ứng xử linh hoạt trong   cuộc sống.  Biện pháp thứ ba: Hướng dẫn tìm ý:             Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi nên đa số  bài văn của học sinh lớp 3 có ý  tưởng chưa phong phú, sáng tạo, các em thường trình bày hạn hẹp trong khuôn   khổ  nhất định. Giáo viên cần giúp các em tìm ý để  thực hành một bài văn nói ­   viết hoàn chỉnh về  nội dung với những ý tuởng trong sáng, giàu hình  ảnh và  ngây thơ, chân thật. Để  thực hiện được điều đó, giáo viên sẽ  hướng dẫn học   sinh một cách chặt chẽ  từ  sự  liên tưởng về  các sự  vật, các hoạt động. Từ  đó   học sinh dễ dàng tìm ý và diễn đạt bài văn rõ ràng, mạch lạc hơn.            Bước1. Giúp học sinh hồi tưởng: Trong một tiết Tập làm văn với một đề  tài nào đó, học sinh có thể  quên   một số  hình  ảnh, sự  việc… mà các em đã quan sát hoặc tìm hiểu qua thực tế.   Giáo viên khơi gợi cho học sinh nhớ  lại bằng những câu hỏi nhỏ  có liên quan  đến yêu cầu bài tập, phù hợp thực tế  và trình độ  học sinh để  các em dễ  dàng  diễn đạt. Ví dụ: Kể  về  trận đấu thể  thao, giáo viên gợi ý: Đó là môn thể  thao  nào? Do hai đội nào thi đấu? Trận đấu diễn ra vào lúc nào?  Ở  đâu?... hoặc kể  về  người lao động trí óc, giáo viên gợi ý: Người em kể  là ai? Làm nghề  gì?   Người ấy độ bao nhiêu tuổi?...      Bước 2. Giúp học sinh tưởng tượng, liên tưởng: Nếu trong một bài Tập làm văn, học sinh chỉ biết diễn đạt nội dung bằng  những gì đã quan sát; hoặc thực hành một cách chính xác theo các gợi ý; bài làm  như thế tuy đủ ý nhưng không có sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe.  Vì vậy, với từng đề bài giáo viên nên có những câu hỏi gợi ý, khuyến khích học  sinh liên tưởng, tưởng tượng thêm những chi tiết một cách tự  nhiên, chân thật  và hợp lí qua việc sử  dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá, để  từ  đó học sinh   biết trình bày bài văn giàu hình ảnh, sinh động, sáng tạo.  Ví dụ: Khi giới thiệu về tổ em, học sinh nói: “Tổ em bạn nào cũng chăm   ngoan, riêng bạn Lan học giỏi Toán lại hát hay như  chim Sơn ca”; hoặc nói về  người lao động trí óc, học sinh nói: “Cô giáo em có mái tóc dài, đen mượt như  nhung”,…. Trí tưởng tượng, liên tưởng  ở  học sinh lứa tuổi này rất hồn nhiên ngây   thơ  và ngộ  nghĩnh, cho nên để  rèn luyện kĩ năng này cho học sinh, giáo viên có 
  9. thể  chuẩn bị  những câu, đoạn văn hay cho học sinh tham khảo, học hỏi làm   phong phú thêm vốn kiến thức cho các em.    Biện pháp thứ tư: Hướng dẫn diễn đạt:    Như đã nói, do tâm lí lứa tuổi nên bài văn thực hành của học sinh lớp Ba   tuy có ý tưởng, nhưng vẫn còn nhiều sai sót về  diễn đạt như: dùng từ  chưa  chính xác, ý trùng lặp, các ý trong đoạn văn chưa liên kết nhau nên trình bày   chưa rõ ràng mạch lạc. Vì vậy, khi học sinh trình bày, giáo viên phải hết sức chú  ý lắng nghe, ghi nhận những ý tưởng hay, ý có sáng tạo của học sinh để  khen  ngợi; đồng thời phát hiện những sai sót để  sửa chữa. Giáo viên cần đặt ra tiêu   chí nhận xét thật cụ  thể  để  học sinh làm cơ  sở  lắng nghe bạn trình bày; phát  hiện những từ, ý, câu hay của bạn để  học hỏi và những hạn chế  của bạn để  góp ý, sửa sai.       Bước 1. Hướng dẫn sửa chữa từ: Trường hợp học sinh dùng từ  chưa chính xác như  các từ  ngữ  chưa phù   hợp, nghĩa từ  chưa hay hoặc từ thông dụng địa phương… Ví dụ: “Thầy em rất   chăm chỉ  trong giảng dạy”, “cô em thường mặc đồ  xanh”… khi học sinh phát  hiện sai sót đó, giáo viên giúp các em sửa chữa thay đổi từ  phù hợp. Đối với từ  học sinh dùng trùng lặp nhiều lần trong một câu, ví dụ: “Bác Ba là người hàng  xóm của em, bác Ba rất tốt với em, bác Ba luôn giúp em học bài…”, giáo viên   hướng dẫn học sinh lượt bớt từ hoặc dùng từ  phù hợp để  thay thế. Trong trình  bày bài văn, học sinh vẫn thường dùng từ  ngôn ngữ  nói, giáo viên nên hướng  dẫn học sinh thay thế bằng từ ngôn ngữ viết trong sáng hơn.      Bước 2. Hướng dẫn sửa chữa đặt câu: Học sinh nói viết câu chưa hay, chưa đủ  ý, giáo viên cần hướng dẫn học  sinh sửa chữa bổ  sung ý vào cho đúng; câu dài dòng, ý chưa rõ ràng mạch lạc   cần cho học sinh sửa sai lượt bỏ ý dư, ý trùng lặp. Giáo viên khuyến khích học  sinh tự sửa câu văn chưa hay của mình bằng những câu văn hay của bạn.      Bước 3. Hướng dẫn sửa chữa đoạn văn: Với mỗi chủ đề của bài Tập làm văn, nếu học sinh trình bày đủ nội dung   theo gợi ý đã cho thì bài văn của các em xem như hoàn chỉnh. Nhưng để có một   đoạn văn mạch lạc rõ ràng, ý tưởng liên kết chặt chẽ nhau thu hút được người   đọc; giáo viên cần giúp các em biết viết đoạn văn có mở và kết đoạn, biết dùng  từ  liên kết câu, dùng câu liên kết đoạn một cách hợp lí và sáng tạo. Ví dụ: Với   gợi ý kể về trận thi đấu thể thao, từng gợi ý phần mở đoạn có rời rạc, giáo viên   có thể  hướng dẫn học sinh liên kết các ý với nhau, khi kể  không theo trình tự  từng ý nhưng vẫn đảm bảo nội dung và làm cho phần mở  đoạn sinh động lôi  cuốn người đọc hơn. Hoặc hướng dẫn học sinh dùng những câu mở  đầu đoạn  văn để nói hoặc kể một cách sáng tạo. Ví dụ: Kể về một buổi biểu diễn nghệ  thuật: “Tối chủ nhật vừa qua, tại nhà Văn hóa  xã có tổ chức buổi ca nhạc mừng  xuân mới”; hay Kể về người lao động trí óc: “Cô Hoa ở cạnh nhà em là một y sĩ  trẻ tuổi, cô làm việc ở trạm xá xã”. Hoặc “Cô em là giáo viên, suốt chín năm qua  cô luôn gắn bó với nghề dạy học”.
  10. Khi kể  về  một việc làm một hoạt động nào đó, giáo viên cần khuyến  khích học sinh sử dụng những từ liên kết câu thể hiện trình tự diễn biến của sự  việc như: “đầu tiên”; “kế  tiếp”; “sau đó”; “cuối cùng”… để  đoạn văn gắn kết   chặt chẽ  liên tục từng ý với nhau. Do đặt điểm lứa tuổi và trình độ  từng đối   tượng học sinh không đồng đều nhau nên các em chưa hiểu nhiều về từ, câu liên  kết trong đoạn văn viết, vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn bằng những gợi ý  giản đơn dễ  hiểu, có thể  cho học sinh khá giỏi làm mẫu để  giúp các em trình   bày tốt hơn đoạn văn viết của mình. Trong việc hướng dẫn học sinh sửa chữa bài viết, giáo viên cần đưa ra   tiêu chí đánh giá cụ  thể  giúp học sinh phát hiện những đoạn văn hay, ý tưởng   phong phú sáng tạo đồng thời phát hiện những hạn chế còn vấp phải trong bài   viết. Từ đó học sinh có sự suy nghĩ để  sửa chữa cách diễn đạt ý tưởng trong bài   viết của mình một cách hợp lí và sáng tạo. * 3. Kết quả đạt được: Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện đề  tài, việc dạy học phân môn Tập  làm văn ở lớp chủ nhiệm đạt được kết quả khả quan: Học sinh mạnh dạn tự tin  hơn trong học tập, vốn từ  của học sinh phong phú hơn, câu văn rõ ràng mạch   lạc và giàu hình ảnh.           Trong quá trình giảng dạy Tập làm văn (lớp 3), thực hiện áp dụng  PPDH theo hướng mới VNEN, các em học tập tích cực hơn. Các em trở  nên  mạnh dạn, tự tin, chủ động trong các bước của tiết Tập làm văn. Những em kĩ  năng nói, viết yếu đã có kĩ năng nói, viết tốt hơn như biết viết câu, dùng từ hợp   lí; biết nói, viết thành câu; biết dùng từ, câu văn có hình ảnh; biết trình bày đoạn   văn. *Kết quả thu được cuối năm 2017­2018 như sau: Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát Số lượng Tỉ lệ Biết viết câu, dùng từ hợp lí 22  91,7% Biết nói, viết thành câu 25 100% Biết   dùng   từ,   câu   văn   có   hình  22  91,7% ảnh Biết trình bày đoạn văn 25 100% Bài viết đạt trung bình trở lên 25 100%                                 PHẦN KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của đề tài:.
  11. Trong Giáo dục tiểu học ­ bậc học cơ  sở  của giáo dục phổ  thông, việc   học tập của học sinh phụ  thuộc rất nhiều vào việc dạy của giáo viên. Tất cả  các môn học, tiết học nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng, việc thực  hiện đổi mới PPDH là nội dung hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất  lượng dạy và học. Nếu giáo viên phải xác định rõ và thực hiện tốt các vấn đề:   Dạy thế  nào để  đạt mục tiêu bài học, phù hợp đối tượng học sinh, hình thành   được năng lực tự học, tự đánh giá cho các em, tạo hứng thú cho các em trong quá  trình học tập. Giáo viên biết phối kết hợp nhiều phương pháp, tạo được không  khí để học sinh có khả  năng hợp tác, chia sẻ  trong công việc. Là một giáo viên  chủ nhiệm trong quá trình giảng dạy tôi thu được những kinh nghiệm sau:   Một là, trang bị kiến thức cho học sinh luôn chú trọng việc lồng ghép kiến thức   giữa các phân môn Tiếng Việt   Hai là, tìm hiểu nội dung đề bài   Ba là, hướng dẫn tìm ý   Bốn là,hướng dẫn diễn đạt         Đề tài là cơ sở để giáo viên nghiên cứu và thực hiện trong giảng dạy phân   môn Tập làm văn. Giúp giáo viên từng lúc san bằng trình độ  học sinh trong lớp   học; giúp học sinh tự tin hơn trong học tập, trong giao tiếp để các em hoàn thành   nhiệm vụ học tập và tiếp tục học tập ở các lớp cao hơn.  *Trên đây là một số biện pháp rèn kĩ năng nói, viết qua phân môn Tập làm  văn lớp 3 hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian áp dụng chưa nhiều, kinh nghiệm và  trình độ bản thân còn hạn chế nên bài viết còn nhiều điểm thiếu sót.         Kính mong Hội đồng Khoa học đóng góp ý kiến bổ sung để sáng kiến của  tôi được hoàn chỉnh hơn, áp dụng tốt hơn trong quá trình giảng dạy.            Xin trân trọng cám ơn                                                                                                                                            
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2