intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Toán lớp 3 góp phần nâng cao hiệu quả dạy học

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

77
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu về ứng dụng công nghệ thông tin vào môn Toán lớp 3. Tìm hiểu thực trạng khi đưa ứng dụng cụng nghệ thông tin vào giảng dạy môn Toán lớp 3. Đổi mới phương pháp dạy học khi đưa ứng dụng cụng nghệ thông tin vào giảng dạy môn Toán lớp 3 góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Áp dụng dạy học theo mô hình trường học mới VNEN( mức độ 1), lồng ghép dạy tích hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Toán lớp 3 góp phần nâng cao hiệu quả dạy học

  1. PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài , sáng kiến, giải pháp:    Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông  tin vào tất cả  các lĩnh vực là một điều tất yếu. Những thành tựu của khoa học và  công nghệ nữa cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI làm thay đổi hình thức và hoạt động  kinh tế, văn hoá và xã hội của loài người. Một số  quốc gia phát triển đã bắt đầu   chuyển từ  văn minh công nghiệp sang văn minh thông tin. Các quốc gia đang phát   triển tích cực áp dụng những tiến bộ  mới của khoa học và công nghệ, đặc biệt là  công nghệ  thông tin (CNTT) để  phát triển và hội nhập. Có thể  nói hiện nay, ngành   nào nghề nào cũng cần sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Nhờ ứng dụng công nghệ  thông tin vào quản lý mà hiệu quả  công tác đã tăng lên vượt bậc, những việc to lớn   tưởng như không thể mà đã trở thành hiện thực.   Cùng với sự phát triển của xã hội, ngành giáo dục cũng mạnh dạn đưa ứng dụng   công nghệ thông tin vào dạy học. Đặc biệt năm học này tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng  công nghệ thông tin, đổi mới công tác quản lí và xây dựng trường học thân thiện, học  sinh tích cực”. Đối với ngành giáo dục và đào tạo, công nghệ  thông tin được  ứng  dụng trong công tác quản lý, đưa tin học vào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với  nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc  ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở các   trường còn rất hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp   vụ  giảng dạy, không nên từ  chối những gì có sẵn mà lĩnh vực công nghệ  thông tin   mang lại, phải biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc  của mình, mục đích của mình.   Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ hông tin có tác dụng mạnh mẽ,  làm thay đổi nội dung, phương pháp và phương thức dạy học. Công nghệ thông tin là  phương tiện để  tiến tới một “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng  vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin thông qua việc cung   1
  2. cấp nguồn nhân lực cho công nghệ  thông tin. Bộ  giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu   “Đẩy mạnh  ứng dụng công nghệ  thông tin trong giáo dục đào tạo  ở  tất cả  các cấp   học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như là một công cụ  hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học”.    Bởi vậy, trong năm học 2015­ 2016, ngành giáo dục xác định phải tiếp tục đẩy  mạnh  ứng dụng công nghệ  thông tin trong trường học, làm tăng hiệu quả  mà công   nghệ  thông tin đưa lại trong công tác dạy và học. Công nghệ  thông tin có thể   ứng   dụng cho tất cả các môn học, đặc biệt là các môn có sử dụng nhiều tranh ảnh cho bài   giảng. Đối với môn dạy học Toán  ở  bậc tiểu học  ứng dụng công nghệ  thông tin  được thực hiện trong dạy bài mới, luyện tập, ôn tập và tổ  chức trò chơi. Qua việc  giảng dạy sử dụng đồ dùng bằng công nghệ thông tin trong dạy học Toán, giáo viên  giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư  duy, rèn luyện phương pháp và kỹ  năng lô­gíc, khêu gợi và tập dượt khả  năng quan sát phỏng đoán, tìm tòi. Giờ  học   Toán của các em diễn ra một cách nhẹ nhàng, sinh động, nhằm tích cực hoá các hoạt   động nhận thức của học sinh. Dạy­ học Toán ở tiểu học là một khoa học,  một công  việc hết sức quan trọng đối với người dạy và người học.  Qua sử  dụng công nghệ  thông tin trong dạy học Toán, học sinh có thêm một công cụ, một chiếc chìa khoá  vàng để mở cửa chân trời khoa học. Chính vì thế mà  ở các trường học đã thực hiện  dạy học môn Tin từ  lớp 3 đến 5. Trong nhiều năm qua, việc tổ  chức thực hiện đổi  mới phương pháp dạy học một cách tích cực, thông qua việc sử dụng ứng dụng công   nghệ ở hai khâu cơ bản đó là soạn bài và thực hiện dạy học trên lớp. Bởi vì lẽ đó mà   tôi đã mạnh dạn đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác soạn, giảng.   Là giáo viên trực tiếp thực hiện quá trình dạy học ở lớp, tôi đã đúc rút được một   số  kinh nghiệm cơ bản trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp và ứng dụng   công nghệ  thông tin trong soạn bài và dạy học trên lớp. Nên tôi đã chọn viết sáng   2
  3. kiến kinh nghiệm: “Một số  biện pháp thực hiện  ứng dụng công nghệ  thông tin   vào dạy Toán lớp 3 góp phần nâng cao hiệu quả dạy học”.  1.2. Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp:         Điểm mới đề  cập trong sáng kiến này là đă đưa ra những biện pháp thực hiện  ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Toán lớp 3 cho học sinh thông qua:     ­Tìm hiểu về ứng dụng công nghệ thông tin  vào môn Toán lớp 3.      ­Tìm hiểu thực trạng khi đưa  ứng dụng cụng nghệ  thông tin vào giảng dạy môn  Toán lớp 3.      ­ Đổi mới phương pháp dạy học khi đưa ứng dụng cụng nghệ thông tin vào giảng  dạy môn Toán lớp 3 góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.  Áp dụng dạy học theo mô  hình trường học mới VNEN( mức độ 1), lồng ghép dạy tích hợp.     1.3 Phạm vi áp dụng của đề tài:          Đề  tài: “Một số  biện pháp thực hiện  ứng dụng công nghệ  thông tin vào dạy  Toán lớp 3 góp phần nâng cao hiệu quả dạy học” được áp dụng trên cơ sở vận dụng   những kiến thức kĩ năng đó được học trong chương trình đào tạo liên thông để nghiên  cứu giáo dục Tiểu học  ở trường tôi đang công tác về vấn đề nâng cao hiệu quả ứng  dụng công nghệ thông tin vào dạy học Toán 3.    Trong quá trình nghiên cứu đề  tài này, tôi đã vận dụng    ứng dụng công nghệ  thông tin vào dạy học Toán 3 lớp tôi chủ  nhiệm và đạt  được kết quả  khá Mỹ  mãn.  Được Hội đồng chuyên môn nhà trường đánh giá cao và khuyến khích cần nhân rộng   đề tài trong các trường Tiểu học trong toàn huyện, Tỉnh và đăng trên trang Web, giáo  án điện tử. 3
  4.                                             PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG   Quá trình nhận thức của học sinh Tiểu học là từ trực quan sinh động đến tư duy   trừu tượng. Bởi vậy các phương tiện trực quan rất cần thiết trong quá trình giảng  dạy. Đặt biệt là các phương tiện trực quan sinh động, rõ nét sẽ thu hút được sự chú ý   của học sinh. Trong những tiết học có đồ dùng trực quan đẹp, rõ nét học sinh sẽ chú ý  đến bài giảng hơn và kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn, nhớ lâu hơn.  Đối với môn Toán không có nhiều tranh  ảnh như các bộ môn khác, nhưng không  phải vì thế  mà không cần đến  ứng dụng. Ngoài bộ  đồ  dùng dạy và học toán chỉ  là  những con số, các bài toán và những hình vẽ. Thế  nhưng, những con số, những bài  toán và những hình vẽ  nếu đưa lên màn hình lớn với sự  nhấn mạnh bằng cách đổi   màu chữ  hay gạch chân sẽ  có hiệu quả  hơn. Chính vì vậy mà việc đưa  ứng dụng   công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Toán là rất cần thiết.      1. Tri giác Tri giác của lứa tuổi   học sinh tiểu học thường gắn với hoạt  động, với trực   quan. Tri giác sự  vật cầm, nắm, sờ  mó, “ trăm nghe không bằng một thấy”. Vì thế  trực quan sinh động giúp các em tri giác tốt hơn. 2. Trí nhớ. 4
  5. Trí nhớ  của học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 3 là trí nhớ  trực quan hình   tượng, sở dĩ học sinh được học kiến thức bài học đến với các em từ 5 giác quan. Thị  giác (nhìn), xúc giác (sờ mó), vị giác (nếm), khứu giác (ngửi), thính giác (nghe). Do đó   những hình ảnh trực quan sinh động giúp các em ghi nhớ bài học lâu nhất. Tóm tại: Quá trình nhận thức của học sinh Tiểu học nhất là học sinh lớp 3 rất   cần đến những phương tiện trực quan sinh động, chính vì đặc điểm đó mà sử  dụng   đồ dùng dạy học thông qua công nghệ thông tin đối với học sinh Tiểu học là rất thích  hợp. 2.1 Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:           Là một xã nằm ở phía Tây của huyện Lệ Thủy, địa bàn khá rộng, dân cư đông .  Là một vùng đất không lắm thuận lợi, luôn chịu khắc nghiệt của thiên tai. Đời sống   của nhân dân chủ  yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Tuy thế  nhưng kinh tế  của xã nhà  vẫn phát triển và ổn định có chiều hướng gia tăng.Thu nhập của nhân dân ngày càng  được nâng cao.          Trường có đội ngủ giáo viên khá đông, có nhiều đồng chí giáo viên dạy giỏi có  kinh nghiệm trong giảng dạy. Là một trong những trường có truyền thống hiếu học  từ  xưa đến nay. Đội ngủ  giáo viên nhà trường lôn nêu cao tinh thần đoàn kết, đồng   tâm hợp lực thi đua: “ Dạy tốt, học tốt ”.           Trường có 15 lớp học với 30 đồng chí giáo viên ­ nhân viên trong biên chế  và  hợp đồng. 85% giáo viên trong biên chế  là Đảng viên. Được sự  quan tâm của chính  quyền địa phương thầy trò đã vượt qua mọi khó khăn luôn phấn đấu  hoàn thành tốt  nhiệm vụ của mình. Chính vì lẽ đó mà nhiều năm liền trường được huyện công nhận  danh hiệu tập thể tiên tiến và tiên tiến xuất xắc và đạt Chuẩn Quốc gia được BGD   công nhận lại sau 5 năm.            Một số  thuận lợi và khó khăn khi thực hiện  ứng dụng công nghệ  thông tin  ở  trường Tiểu học tôi đang công tác là: 5
  6. 2.1.1. Về thuận lợi.          ­Trường Tiểu học tôi đang công tác là đơn vị sớm triển khai việc đưa ứng dụng  công nghệ  thông tin vào đổi mới phương pháp dạy và học.Thực hiện tinh thần chỉ  đạo của Bộ giáo dục, Sở  và Phòng Giáo dục và Đào tạo Lệ  Thủy, trường Tiểu học   tôi đang công tác đã phát động phong trào “Đẩy mạnh  ứng dụng công nghệ  thông   tin trong dạy học”, thực hiện soạn bài bằng máy vi tính và tổ chức dạy học sử dụng  máy chiếu đa năng, máy chiếu hắt. Đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá mỗi   giáo viên trong nhà trường.        ­ Được sự quan tâm của các ban ngành, sự  ủng hộ của các cấp lãnh đạo và toàn   thể  phụ  huynh trong toàn trường hỗ  trợ  về  cơ  sở  vật chất cho nhà trường. Trong   những năm học vừa qua, trường đã mua được máy chiếu Projector, máy hắt, máy vi  tính và nối mạng Internet.           ­ Nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên học nâng cao trình độ  tin học.   Thường xuyên tổ  chức các lớp tập huấn sử  dụng công nghệ  thông tin cho giáo viên.  Trường còn tổ  chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, hội thảo về  đổi mới phương   pháp dạy học cấp trường, liên trường với các chuyên đề  về   ứng dụng công nghệ  thông tin để giáo viên trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. 2.1.2. Về khó khăn:      ­ Khó khăn nhất đối với giáo viên ở trường chúng tôi là trình độ tin học của một số  đồng chí còn hạn chế, nên việc thiết kế giáo án điện tử rất vất vả và mất nhiều thời   gian. Nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên đi học để nâng cao trình độ tin học,  nhưng thời gian có hạn nên chưa thể đi chuyên sâu tìm hiểu được các kiến thức của   tin học để soạn bài theo mong muốn. Một số giáo viên  tuổi cao còn lúng túng trong   việc soạn bài và thiết kế Slide.    ­  Để  có được một bài giảng điện tử  tốt, giáo viên còn gặp không ít khó khăn  trong việc tự  đi tìm hình  ảnh minh hoạ, âm thanh sôi động, tư  liệu dẫn chứng phù  6
  7. hợp với bài giảng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân mà một số  giáo  viên còn tránh né việc thực hiện soạn bài, dạy bằng công nghệ  thông tin. Giáo viên   chỉ ứng dụng công nghệ thông tin khi có nhu cầu. Tức là chỉ có thao giảng, dạy minh  họa chuyên đề  mới sử dụng và việc làm này chỉ mang tính chất đối phó.   ­ Việc thiết kế giáo án điện tử kinh nghiệm chưa nhiều nên việc chọn màu sắc,  nền hay phông chữ, chọn hiệu ứng đôi khi chưa phù hợp.  ­ Giờ học còn phụ thuộc vào nguồn điện thiếu ổn định của địa phương.  ­ Một số giáo viên chưa nhận thức đúng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào  dạy học, cho rằng đây là việc làm không cần thiết, dẫn đến ý thức tự  học còn hạn  chế. ­ Trong soạn bài, thiết kế slie giáo viên thao tác còn vụng về không tuân theo thao   tác kỹ thuật công nghệ của máy tính.  * Về  học sinh:  ­ Lần đầu các em được làm quen với công nghệ  thông tin nên  không tránh khỏi những bỡ ngỡ, chỉ quan sát đến cái mà các em thích, chưa phân biệt   được trọng tâm yêu cầu của cô đưa ra... +  Cơ sở vật chất: *  Máy   móc,   thiết   bị:   Trong   những   năm   qua,   Đảng   uỷ,UBND   xã   và   phòng  GD&ĐT đã dành nhiều kinh phí cho việc nâng cấp, cung cấp thiết bị  máy móc cho   nhà trường, tuy nhiên nhu cầu về máy móc thiết bị hiện nay rất lớn nên vẫn chưa đáp   ứng đủ  cho nhà trường, nhiều máy đã mua, cấp cấu hình thấp. Số  lượng máy chiếu  qua đầu (Projector) còn quá ít ( 2 máy) không đáp ứng được yêu cầu công việc. * Về phụ huynh.  ­ Một số  phụ  huynh do điều kiện kinh tế  quá khó khăn nên chưa quan tâm đến   việc học tập của con em mình, thiếu sự  động viên và khích lệ  kịp thời để  các em  phấn đấu học tốt hơn. 7
  8. 2.1.3. Khảo sát chất lượng  Ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành kiểm tra việc nắm kiến thức và kĩ năng vận  dụng về môn Toán theo hình thức phỏng vấn và làm bài trên giấy khi học sinh chưa   được học các tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin. Kết quả như sau: Điểm KT khảo  Tổng  Điểm Điểm Điểm Điểm Ghi chỳ đầu năm học số HS 9­10 7­ 8 5­ 6 dưới 5 SL % SL % SL %  SL %   28 5 17, 7 25, 11 39, 5 17, 8 0 4 8           Xuất phát từ thực trạng nêu trên, là người giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 3   tôi mạnh dạn thực hiện một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học   nói chung và dạy học môn Toán lớp 3 nói riêng nhằm đưa chất lượng dạy học của   lớp, của nhà trường ngày một đi lên. 2.2.Một số  biện pháp nhằm  ứng dụng công nghệ  thông tin vào dạy học Toán  lớp3  2.2.1 Biện pháp 1; Sáng tạo trong ý tưởng thiết kế bài dạy.           Để có một tiết học thực sự hứng thú, lôi cuốn HS, Giáo viên phải nghiên cứu kỹ  mục tiêu bài học bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng để  thiết kế  bài dạy theo ý tưởng  của mình, phù hợp với thực tế lớp học giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn.          Ví dụ 1: Bài toán giải bằng hai phép tính (sách giáo khoa trang 50). Trong phần giải toán: “ Bài toán giải bằng hai phép tính” chiếm một phần   tương đối lớn trong chương trình Toán 3. Để hình thành về cách giải và cách trình bày  bài giải bằng hai phép tính ngay từ  tiết đầu tiên không dễ. Nên từ hình vẽ trong sách  giáo khoa GV có thể thiết kế các hình ảnh động để  cho HS quan sát, để  HS dễ  hình  dung, dễ nhận ra bản chất của bài toán: Hình ảnh 1: Hàng trên có 3 cái kèn. Hình ảnh 2: Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn ( 5 cái kèn).  8
  9. Slide minh hoạ:            Qua quan sát một cách trực tiếp hình  ảnh động, âm thanh vui nhộn học sinh  thấy ngay được là muốn tìm số kèn hàng dưới thì ta phải vận dụng cách giải của bài   toán “ nhiều hơn”, từ đó HS có thể dễ dàng tìm được số kèn ở hai hàng.   Ví  dụ 2: Bài: Giảm đi một số lần ( sách giáo khoa trang 37). Để  HS biết cách thực hiện giảm một số  đi một số  lần và vận dụng vào giải  toán.  Ở  ví dụ  để  hình thành kiến thức, thay bằng việc cho HS quan sát  ở  sách giáo   khoa, GV sẽ xây dựng Slide hình ảnh động: Hình ảnh 1: Hàng trên có 6 con gà. Hình ảnh 2: Hàng dưới có 2 con gà. Slide minh hoạ:   9
  10.         Qua quan sát những hình ảnh động trên màn hình, HS sẽ dễ hình dung, đặt được  bài toán phù hợp với tranh, từ đó các em không những biết cách giảm một số đi một  số lần mà còn phân biệt rõ giảm đi một số lần với giảm đi một số đơn vị. Đặc biệt đối với loại bài luyện tập thực hành, nếu để nguyên những hình ảnh  tĩnh, bài toán, chữ  số   ở  sách giáo khoa thì học sinh dễ  nhàm chán, không phát huy  được tính cực sáng tạo nên tôi đã sưu tầm tranh ảnh để động cho học sinh quan sát từ  đó HS giải toán đúng, nhanh và hiểu được thực tế cuộc sống thông qua bài học. Ví dụ: Luyện tập ( sách giáo khoa trang 32). Bài tập 3: trang 32 ( Mỗi lọ hoa có 7 bông hoa. Hỏi 5 lọ  hoa như  thế  có bao   nhiêu bao nhiêu bông hoa?). 10
  11. 2.2.2Biện pháp 2: Tạo các Slide trò chơi tạo hứng thú cho HS học tập.    Đối với bộ  môn Toán, ngoài sử  dụng phần mềm Power Point tôi còn sử  dụng  phần mềm VioLet vào phần luyện tập dưới dạng trò chơi, tạo sự hứng thú không khí   học tập thoải mái cho học sinh. Một số bài tập ở sách giáo khoa tôi đưa về hình thức  trò chơi để giúp các em hứng thú khi học. Ví dụ: Ở bài: “Các số có năm chữ số” Trang 143(Toán 3): Để củng cố cách đọc  các số có năm chữ số, tôi tổ chức cho các em thi đọc số đúng, cách chơi như sau: Tôi  chia lớp thành 2 đội chơi, với 6 ô cửa cho trước, mỗi ô là mỗi số, mỗi đội có 3 lượt   chọn và đọc số, khi tự chọn mở ô cửa nào thì chỉ cần “kic” chuột vào ô cửa đó số của   ô cửa đó xuất hiện, nhiệm vụ của đội chơi là đọc số của ô cửa đã lựa chọn trong thời   gian 30 giây, nếu đọc đúng, màn hình sẽ hiện lên bông hoa điểm 10, kèm theo những  tiếng vỗ tay, nếu đọc sai sẽ hiện lên dòng chữ: “ Rất tiếc bạn đọc sai rồi”.  Tương tự  cho hết các ô cửa. Thi đọc số 1 12 785 3 36 501 5 84 923 2 99 999 4 47 500 6 37 920 7 89 968 8 70 000 9 65 105 ĐỘI  A ĐỘI  B     Ví dụ: Bài tập 2 Trang 39 (Toán 3): Trò chơi này tôi sử dụng phần mềm Violet  cùng với những  bông hoa từ một mặt có ghi các chữ cái a, b, c, d, mặt kia ghi các số  1, 2, 3, 4 cho học sinh chơi dưới dạng bài tập trắc nghiệm. ­ Phần thứ nhất trong trò chơi là phép tính a của bài tập 2: Tìm m, biết 12 : n = 2  ( trang 39). Với bài tập này tôi đưa ra 3 đáp án ( 1 đáp án đúng và 2 đáp án sai).  Đầu tiên tôi giới thiệu cách chơi cho học sinh biết: n có 3 đáp án trong đó có 1 đáp án   11
  12. đúng và 2 đáp án sai, học sinh tìm ra đáp án nào đúng thì giơ  thẻ  có chữ  cái  ở  trước   đáp án đó. Tôi cho học sinh suy nghĩ trong vòng 1 phút rồi gõ hiệu lệnh cho HS giơ  thẻ. Sau khi học sinh giơ thẻ tôi kiểm tra kết quả ( hoặc cho 1 học sinh lên kiểm tra   kết quả): Tích vào 1 trong 3 đáp án rồi kích chuột vào chỗ kết quả. Nếu tích vào đáp  án đúng thì trên màn hình sẽ hiện lên bông hoa thì cười rất tươi  và kèm theo tiếng vỗ  tay trên loa. Còn nếu tích vào đáp án sai thì bông hoa ủ rũ. Nếu muốn tích vào đáp án  khác thì kích chuột vào chữ làm lại, rồi làm như trên. n n nb n n          ­ Tương tự như cách làm như trên, tôi tổ chức cho các em chơi tiếp các bài tập   b, c, d còn lại. ­ Khi chơi trò chơi này tôi thấy học sinh rất thích và tìm kết quả  nhanh, đúng,  rất ít học sinh tìm sai. Những học sinh tìm kết quả sai là do nhầm lẫn. Sau khi kiểm   tra kết quả có thể cho học sinh nhận xét: Nêu cách làm hoặc nêu lí do vì sao bạn tìm   kết quả  sai. Để  phần trò chơi luôn hấp dẫn trong các tiết học tôi có thể  đổi tên trò   chơi;“ Thử tài đoán nhanh” hoặc“ Nêu nhanh kết quả?”... 12
  13. 2.2.3Biện pháp 3: Dạy  ứng dụng công nghệ  thông tin giúp học sinh nắm kiến   thức, kỹ năng Toán.         ­ Công nghệ thông tin sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được không ít thời gian cho rất   nhiều thao tác, từ việc kẻ vẽ hình hay hình thành một số kiến thức về phép tính cộng,   trừ, nhân, chia số  tự  nhiên hay các dạng toán giải. Thông qua việc bấm phím, di   chuyển chuột, giáo viên dễ  dàng giúp học sinh tiếp thu được những kiến thức, kỹ  năng cần thiết của bài dạy.         Ví dụ: Bài “Phép nhân 7”          Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát trên màn hình để  lập bảng nhân 7 (Hoạt   động nhóm) Bảng nhân 7 7 được lấy 1 lần, ta viết: 7 1  =  7 7 1 = 7 7 2  = 14 7 được lấy 2 lần, 7 3  =  21 ta có: 7 4  =  28 7 2  =  7 + 7 = 14 7 5  =  35 Vậy: 7 2 = 14 7 6  =  42 7 7  =  49 7 được lấy 3 lần, ta có: 7 8  =  56 7 3 = 7 + 7 + 7= 21 7 9  =  63 7 10 =  70 Vậy: 7 3 = 21 w w w . t h e m e g a l le r y . com          Hình ảnh 1: Một tấm bìa có 7 chấm tròn: 7 chấm tròn được lấy 1 lần. ( HS lập   được phép nhân: 7 x 1 = 7  )                                 Hình ảnh 2: Hai tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn xuất hiện. (HS tương tự lập   phép nhân: 7 x 2 = 14) Hình ảnh 3: Có 3 tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn xuất hiện: (H tương tự lập   phép nhân: 7 x 3 = 21)... 13
  14. 2.2.4  Biện pháp 4:  Kết  hợp với giáo viên Tin học và Âm nhạc làm việc nhịp   nhàng. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi thường xuyên đề xuất những khó khăn  trong quá trình thực hiện (chọn và đưa ra những bài dạy cần sử  dụng máy và những  nội dung nào khó khi vào Slide) từ đó kết hợp với giáo viên Âm nhạc để đưa vào bài  dạy những âm thanh tự nhiên, quen thuộc, gần gũi với các em hàng ngày như tiếng gà   gáy, tiếng vịt bơi, tiếng chim hót … Âm thanh là cần thiết nhưng hình ảnh động cũng không kém phần quan trọng.   Vì vậy ngay từ khi mới tập  ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng, chúng tôi  đã   phối   kết   hợp   với   giáo   viên   tin   học   xây   dựng   bài   dạy   sao   cho   có   hình   ảnh  động( phông, nền, hiệu ứng) phù hợp giúp học sinh tri giác cụ thể, trọng tâm. Vì vậy   trong quá trình thiết kế  bài dạy chúng tôi cùng nhau bàn bạc để  đưa ra những hình   ảnh và âm thanh phù hợp với nội dung kiến thức của bài học. 1.2.5  Biện pháp 5: Giáo viên có kế  hoạch bồi dưỡng tin học cho bản thân để   khắc phục được những tình huống do sự cố máy móc khi  dạy. Muốn vận dụng công nghệ  thông tin tốt đạt hiệu quả  cao, bản thân tôi luôn  nhận thức được cần phải có kế  hoạch bồi dưỡng tin học cho bản thân bằng cách tự  tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và trực tiếp học hỏi những đồng chí có  kinh nghiệm trong soạn bài trên máy. Ví dụ:  Khi chẳng may bấm quá hình  ảnh thì khôi phục bằng cách nào? Hay  chọn phông, nền, kiểu bay, hiệu  ứng như thế nào là phù hợp? Giáo án đã hoàn thiện   muốn thêm chữ để minh họa thì làm như thế nào ?...  2.2.6 Biện pháp 6: Khai thác các phần mềm đã có để ôn tập, hệ thống kiến thức   cho học sinh. Công nghệ  thông tin không chỉ  được  ứng dụng trong quá trình dạy bài mới,  luyện tập và tổ chức trò chơi, hiện nay có các phần mềm về “ôn tập”, “cùng vui học  14
  15. toán” ...Tôi đã sử  dụng một số  nội dung của các phần mềm này để  hệ  thống kiến   thức và ôn tập cho HS trong các buổi ôn bài. Thông qua công cụ  sinh động hoc sinh  rất hào hứng và hệ thống kiến thức tốt hơn.  2.2.7 Biện pháp 7. Các điều kiện tối thiểu trong soạn bài vào Slide.          1. Cần chọn phong chữ, màu chữ, phong nền, màu nền cho phù hợp. Không nên  chọn màu sắc tối, nhợt nhạt sẽ  không gây được sự  chú ý của học sinh. Không nên   chọn màu sắc quá lòe loẹt, hoặc quá nhiều màu sắc trong một Slide nhìn sẽ rối mắt. 2. Chỉ đưa những kiến thức trọng tâm của bài vào Slide.3. Nên chọn hiệu ứng  đổi màu hoặc gạch chân cho kiến thức cần nhấn mạnh chứ không nên chọn hiệu ứng  quá sinh động làm cho học sinh chỉ  chú ý xem các hiệu  ứng không chú ý đến kiến   thức của bài. 4. Khi chuyển trang cũng nên chọn hiệu ứng phù hợp, không nên chọn hiệu ứng  quá nhanh hay quá chậm hoặc quá sống động  ảnh hưởng đến sự  tập trung vào bài  học của học sinh. 5. Khi sử dụng phần mềm Violet cần chọn bài toán phù hợp với nội dung kiến   thức của bài để  học sinh chơi trò chơi. Không nên chọn bài quá khó, bởi vì phần trò  chơi này học sinh làm bài tập trắc nghiệm trong thời gian ngắn. Đề bài nên thiết kế ở  phần mềm Microsoft OfficeW..., chọn màu cho phù hợp, chụp  ảnh rồi mới đưa vào  Violet. Bởi phần mềm Violet phông chữ nhỏ, chỉ có màu đen.  2.2.8 Biện pháp 8: Khai thác các nguồn tài nguyên mạng phục vụ cho công tác dạy   học và giáo dục. Ngoài việc soạn và thiết kế  bài giảng, hiện tại những hình  ảnh minh họa cho  các nội dung dạy học tương đối nhiều trên Internet. Điều này cũng đồng nghĩa với  việc giáo viên cần biết cách thức truy cập Internet để lấy thông tin.Tuy nhiên, không  phải hình ảnh nào lấy từ Internet đều đúng và sử dụng được cả, giáo viên cần xử lý  màu sắc, cắt xén  ảnh, các đoạn phim, đoạn nhạc... theo ý đồ  của người thực hiện.  15
  16. Hơn nữa thông qua nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính mỗi giáo viên chúng ta có   thể truy cập mạng để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet nhằm nâng  cao nhận thức của mình.  2.3 Hiệu quả của sáng kiến, giải pháp:                                                  Công nghệ thông tin đã và đang có những đóng góp đa dạng và quan trọng vào quá   trình dạy và học. Công nghệ thông tin có thể hỗ trợ công tácc giảng dạy và nâng cao   chất lượng các hoạt động học tập cho hiệu quả hơn, tạo ra nhiều phương pháp tiếp   cận học tập, bảo đảm sự  tiếp cận với chương trình dạy và học. Với sự  hỗ  trợ  của   máy tính, mạng Internet, học sinh có điều kiện tiếp xúc với các chương trình giảng   dạy đa phương tiện: thí nghiệm mô phỏng, hình ảnh động, các phần mềm hỗ trợ vẽ  hình các VIDEO trực quan…Công nghệ  thông tin có thể  cải thiện việc đánh giá quá  trình dạy và học bằng cách đưa ra những phân tích và phản hồi nhanh chóng và bằng   cách hỗ  trợ giáo viên sử dụng những đánh giá của học sinh để  cải tiến chương trình  giảng dạy. Những thông tin phản hồi tích cực được thiết kế cho các phản ứng riêng  của học sinh, từ  đó đưa ra các đánh giá chính xác về  cách tiếp cận và vận dụng tri   thức mới.            Qua quá trình thực hiện dạy Toán lớp 3A thông qua việc sử  dụng công nghệ  thông tin tôi đã đạt được kết quả thành công nhất định. Học sinh nắm chắc kiến thức   bài học, vận dụng làm Toán nhanh, đam mê, thích học hơn so với những tiết học   không sử dụng công nghệ thông tin. Kết quả đạt  được thông qua bảng kết quả sau: Điểm   kiểm   tra  Tổng  Điểm Điểm Điểm Điểm Ghi chỳ địnhkì cuối năm số HS 9­10 7­ 8 5­ 6 dưới 5 SL % SL % SL % SL %  28 42, 14 50 12 2 7,1 0 / 9                                          16
  17.                                         PHẦN III.  PHẦN KẾT LUẬN 3.1 Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp:  Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ­ đào tạo là một yêu cầu cấp thiết  của chiến lược phát triển giáo dục của Đảng ta.   Dạy học bằng công nghệ thông tin tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho giáo   viên thực hiện sự  nghiệp “trồng người” của mình. Nhưng để  có những bài giảng  điện tử tốt, phù hợp thì giáo viên phải chịu khó tìm hiểu, làm quen với cách giảng bài  mới này.   Từ thực tiễn đó làm và kết quả đạt được trong năm học vừa qua, tôi nhận thấy  rằng để làm tốt nâng cao hiệu quả ứng dụng cụng nghệ thụng tin trong dạy học Toán  cần thực hiện tốt một số biện pháp sau :  Một là: Thiết kế bài dạy của giáo viên được đầu tư nhiều về thời gian, suy nghĩ  về kiến thức, lựa chọn các hình ảnh phù hợp cho bài dạy.   Hai là: Biết sử dụng phần mềm trình diễn PowerPoint.    Ba là: Có khả  năng sử  dụng một số  phần mềm chỉnh sửa  ảnh, làm các  ảnh   động, cắt,chuyển các file âm thanh, phim ... Giáo viên phải nắm được cách thiết lập  các hiệu ứng để làm cho bài giảng sinh động, mang lại không khí học tập, giảng dạy  nhẹ nhàng, mới mẻ. 17
  18.  Bốn là : Giáo viên phải tuân thủ thao tác kĩ thuật của công nghệ máy tính khi sử  dụng chứ không thể tùy tiện.     Năm là: Người giáo viên phải biết sử  dụng máy tính cũng như  sử  dụng máy  chiếu với các thao tác thành thạo để  có thể  thực hiện chủ  động công nghệ  thong tin   vào các hoạt động dạy học.  Sáu là : Phải phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên Tin học và Âm nhạc để  xây  dựng ý tưởng của bài dạy. Tìm tòi sáng tạo cách  dạy, cách học tạo sự hứng thú tiếp  thu bài .  Bảy là:  Biết cách truy cập Internet. Thông qua mạng Intenet giáo viên có thể  tham  khảo được rất nhiều giáo án hay, sáng kiến tốt để phục vụ công tác dạy học và giáo  dục của mình.           Tám là: Khai thác các nguồn tài nguyên mạng phục vụ cho công tác dạy học và  giáo dục.           Công nghệ thông tin là phương tiện, công cụ tốt nhất để đổi mới phương pháp   dạy học, giáo viên cần phải có niềm đam mê thật sự  với việc vận dụng công nghệ  thông tin vào quá trình dạy học, luôn sáng tạo trong sử dụng. Tuy nhiên, giáo viên cần   lưu ý khuynh hướng lạm dụng công nghệ  thông tin, thoát li hẳn phấn trắng, bảng   đen. Chỉ nên sử dụng đúng, đủ, linh hoạt với đối tượng, mục đích cụ thể của mình.  3.2, Kiến nghi, đề xuất:     Để nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục đào tạo nói chung, chất lượng dạy   học ứng dụng công nghệ thụng tin vào quá trình dạy học tôi mạnh dạn đề xuất:   + Đối với giáo viên: Tăng cường học tập bồi dưỡng chuyên môn về sử dụng công nghệ thông tin để  vận dụng thành thạo, linh hoạt hơn trong quá trình dạy học.    + Đối với Ban giám hiệu nhà trường: 18
  19.  Tham mưu đắc lực với chính quyền địa phương cần quan tâm đầu tư  hơn nữa  cho nhà trường nguồn kinh phí, trang cấp thêm một số máy tính, Projector, máy chiếu   hắt, để giáo viên chúng tôi thường xuyên được dạy bằng giáo án điện tử nhằm nâng   cao chất lượng dạy và học trong từng tiết học.     + Đối với phòng giáo dục : ­ Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông   tin trong dạy học để chúng tôi có điều kiện học hỏi, nâng cao trình độ. ­ Cung ứng thêm một số tài liệu có liên quan đến  ứng dụng cụng nghệ thông tin  và sử  dụng công nghệ  vào giảng dạy để  giáo viên tiện nghiên cứu. Tạo mọi điều   kiện để  các trường trong huyện có thể  trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong   dạy học. Tạo sự liên thông giáo dục trong hệ thống các trường tiểu học.            Tóm lại: Nền giáo dục với vị trí là quốc sách hàng đầu, đảm  bảo mục tiêu  nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Con đường cơ  bản đào tạo,   bồi dưỡng các thế  hệ  con người có đủ  bản lĩnh để  đưa dân tộc chúng ta vượt qua  những nguy cơ tụt hậu so với phát triển cao trong thời đại bùng nổ công nghệ  thông  tin. Việc nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay là vấn đề  bức thiết   và quan trọng, để có được chất lượng giáo dục thực sự hơn ai hết người làm công tác   giáo dục cần phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Để  đổi mới phương  pháp dạy học một cách triệt để, vận dụng phương tiện, đồ  dùng dạy học hiện có và  làm thêm một số đồ dùng dạy học phù hợp với điều kiện địa phương, chúng ta phải  biết thực hiện đổi mới phương pháp bằng các phương tiện dạy học hiện đại như  vận dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án và dạy học trên lớp. Từ đó giúp học   sinh hứng thú hơn trong học Toán và các môn học khác.   Đưa ứng dụng cụng nghệ thụng tin vào dạy Toán lớp 3  vào dạy học tuy có khó   khăn và mất nhiều thời gian, nhưng hiệu quả đưa lại rất cao. Những tiết dạy có sử  dụng công nghệ thông tin sẽ gây hứng thú cho học sinh học tập, làm cho tiết học nhẹ  nhàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên để  có một giáo án điện tử  phải có thời gian, có ý  19
  20. tưởng từ trước, chứ không thể đến giờ lên lớp mới chuẩn bị. Bởi vậy, đòi hỏi người  giáo viên luôn dành nhiều thời gian cho công việc nghiên cứu và soạn bài. Trên đây là một số  biện pháp mà tôi đã thực hiện có hiệu quả  về “Ứng dụng  công nghệ  thông tin vào dạy học Toán 3” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy  học.                                                                                                                                    Tác động của CNTT đối với quỏ trỡnh dạy và học cũn phụ thộc vào nhiều yếu tố và   trong từng điều kiện cụ thể. CNTT cũng có thể không có tác dụng gỡ hoặc thậm chớ  cú những ảnh hưởng bất lợi. Bởi vỡ CNTT khụng phải là “biến trung tõm” trong quỏ  trỡnh cải tiến chất lượng giáo dục. Hơn nữa, hiệu quả  của nó đối với giáo viên và  học sinh cũn phụ  thuộc rất quan trọng vào việc nú được  ứng dụng như  thế  nào đối  với các chương trỡnh giảng dạy, hướng dẫn và đánh giá. Tác động lớn nhất của   CNTT đối với kết quả học tập của học sinh được ghi nhận trong những trường hợp   khi việc sử  dụng công nghệ  thông tin phù hợp với nội dung giảng dạy và với việc   đánh giá về kết quả dự kiến. Dù các thầy cô là một người không chuyên về  tin học   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0