intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức các hoạt động Đội theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

25
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điểm mới của đề tài này là đánh giá được một số mặt trong cách thức tổ chức hoạt động trên cơ sở thực tế tại nhà trường. Đề xuất được một số hệ thống giải pháp mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương trên cơ sở thực tiễn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức các hoạt động Đội theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học

  1. 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta là đào tạo những con người phát  triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đỏi hỏi của   cuộc sống hiện đại.Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ  giáo dục  cho các em có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học  và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho  các em co ky năng sông tôt h ́ ̃ ́ ́ ơn va tr ̀ ở thanh con ng ̀ ươi linh hoat, sang tao, co văn ̀ ̣ ́ ̣ ́   ́ ử ly cac tinh huông môt cach đung đăn, khoa hoc h hoa. Biêt x ́ ́ ́ ̀ ́ ̣ ́ ́ ́ ̣ ợp với đao ly ng ̣ ́ ười  ̣ Viêt Nam. Giup các em thich  ́ ́ ưng v ́ ơi cuôc sông xa hôi hiên tai, v ́ ̣ ́ ̃ ̣ ̣ ̣ ơi nh ́ ưng tac đông ̃ ́ ̣   ̉ ự nhiên, xa hôi. Thuc đây cac em hoc sinh tham gia cac hoat đông  mang tinh xa cua t ̃ ̣ ́ ̉ ́ ̣ ́ ̣ ̣ ́ ̃  ̣ ́ ́ ực, han chê nhân tô tiêu c hôi, phat huy nhân tô tich c ́ ̣ ́ ́ ực, xây dựng  môi trường sông ́   ̣ ́ ực  ở  đia ph thân thiên, tich c ̣ ương. Đap  ́ ứng muc tiêu giao duc toan diên; phu h ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ̀ ợp  vơi quan điêm giao d ́ ̉ ́ ục đo la: Hoc đê biêt; hoc đê lam; hoc đê tôn tai; hoc đê chung ́ ̀ ̣ ̉ ́ ̣ ̉ ̀ ̣ ̉ ̀ ̣ ̣ ̉   sông. ́ Học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh. Song thực tế lứa tuổi học sinh   bậc Tiểu học có những đặc điểm tâm sinh lí rất quan trọng trong việc hình thành  nhân cách con người.  Ở  lứa tuổi này, các em thường ham hoạt động, rất năng  động và đặc biệt là  ở  giai đoạn luôn muốn tự  lập, muốn khẳng định mình. Do   vậy, quá trình giáo dục đối với lứa tuổi thiếu niên có nhiều thú vị  nhưng cũng  không ít phức tạp, đòi hỏi sự  khéo léo, kịp thời và đúng đắn, lôi cuốn các em vào  hoạt động nhằm khuynh hướng tự lập của các em thành những tính sáng tạo và ý  thức học tập tốt. Muốn phát triển toàn diện cho học sinh thì phải thực hiện đồng bộ giữa các   hoạt động trải nghiệm sáng tạo thông qua các hoạt động văn hoá xã hội, và vui   chơi giải trí có mối quan hệ  hữu cơ  với công tác giáo dục trong giờ  lên lớp, các  hoạt động văn hoá xã hội, vui chơi giải trí bao gồm các hoạt động trải nghiệm   sáng tạo do Nhà trường và Liên đội tổ  chức và thực hiện. Tâm lý học đã chỉ  ra   rằng ''Nhân cách chỉ  có thể  hình thành thông qua các loại hình hoạt động phong   phú đa dạng''. Trong khi đó các giờ học trên lớp của học sinh chỉ được hoạt động   có một mặt đó là học tập. Như vậy chỉ giáo dục các em học tập trong lớp là chưa  đủ mà cần phải mở rộng  ra ngoài lớp học. Có như vậy các em mới phát triển toàn   dịên. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường Tiểu học trong những năm qua đã  có nhiều sự chuyển biến rõ nét, đã được các cấp quản lý giáo dục, các trường, đội 
  2. {2} ngũ giáo viên cũng như  được cộng đồng quan tâm và có các giải pháp tích cực  nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Hệ thống văn bản chỉ đạo cũng đã đề  cập   nhiều đến việc tổ  chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Đặc biệt là phát động  phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”  đã thể hiện  qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và đã tạo nên những sân chơi bổ  ích cho  các em, đồng thời thông qua những hoạt động trò chơi tương tác, trò chơi dân gian,   trò chơi vận động, tham quan các di tích lịch sử, tham gia dọn vệ sinh bảo vệ môi  trường... để  từ  đó xây dựng và hình thành cho học sinh tinh thần chia sẻ, ý thức   trách nhiệm, những kỹ năng tích cực trong việc học tập và rèn luyện một cách linh  hoạt. Nhằm từng bước giúp cho các em xây dựng hành vi thói quen tốt trong môi  trường hoạt động cụ thể và điều chỉnh hành vi thói quen đúng theo phương châm   giáo dục: “Sống an toàn, sống khoẻ, sống lành mạnh, sống có ích, sống vui tươi”,   qua đó giúp các em nắm những điều cơ  bản trong bài học  ở  sách giáo khoa, biết   vận dụng vào thực tế, đồng thời có hiểu biết, thể hiện  hành vi thói quen ứng xử  xã hội sao cho có văn hoá, chấp hành luật pháp, trở  thành con người có thể  thích  ứng với nhiều hoàn cảnh và điều kiện khác nhau trong cuộc sống. Vậy phải tổ  chức như  thế  nào để  các em ngày càng tích cực tham gia các   hoạt động trải nghiệm sáng tạo? Đây là điều mà mỗi giáo viên có tâm huyết đều  phải trăn trở, với cương vị là giáo viên Tổng phụ trách Đội tôi đã trăn trở làm thế  nào để  học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo có hiệu quả, đó  chính là lí do mà bản thân tôi chọn đề  tài “Một số  biện pháp tổ  chức các hoạt   động Đội theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học  ” để nghiên  cứu. 1.2. Điểm mới của đề tài Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo đã được nhiều người công tác   trong lĩnh vực giáo dục nghiên cứu và quan tâm nhưng vẫn có thể  nói là một vấn   đề còn mang tính mới mẻ. Điểm mới của đề  tài này là đánh giá được một số  mặt trong cách thức tổ  chức hoạt động trên cơ sở thực tế tại nhà trường. Đề xuất được một số hệ thống  giải pháp mới phù hợp với điều kiện tự  nhiên của địa phương trên cơ  sở  thực  tiễn. Từ đó hình thành cho Đội viên nhi đồng có ý thức tham gia tốt các hoạt động   trải nghiệm sáng tạo của nhà trường, Liên đội đề  ra  theo hướng giúp học sinh  thực sự  trải nghiệm, được trực tiếp xây dựng hoạt động và tham gia vào hoạt  động tại trường. Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận   của mình và phát triển toàn diện về  thể  chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức góp 
  3. {3} phần tạo một nền tảng vững chắc, một nền tảng tốt cho các em trong cuộc sống   về sau này. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng việc tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của  học sinh tại đơn vị 2.1.1. Thuận lợi Trường Tiểu học nơi tôi công tác được xây dựng trên địa bàn thuộc  xã vùng  giữa, nằm ngay trục đường chính nối lưu thông với và các trục đường liên Huyện  liên xã. Cơ sở vật chất khang trang, hai dãy nhà tầng với 10 phòng học dành cho 10  lớp học hai buổi/ngày với gần 300 học sinh. Quang cảnh trường có hàng rào cổng  sắt trồng nhiều cây xanh, sân chơi rộng rãi thoáng mát, tạo được điều kiện cho  học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.  Đội ngũ cán bộ  Giáo viên – viên chức  toàn trường là 23, trong đó cán bộ  quản lý Ban giám hiệu nhà trường là 02 đ/c. GV đạt chuẩn có trình độ đại học 18   người; trình độ  Cao đẳng sư  phạm: 03 người. Giáo viên chủ  nhiệm lớp đều là  những giáo viên nồng cốt, có tinh thần trách nhiệm cao, hàng năm đều đạt danh  hiệu là Chiến sĩ thi đua cơ  sở, giáo viên dạy giỏi các cấp có lòng yêu nghề, mến  trẻ, nhiệt tình năng nổ, tự  học tự  rèn, tham gia nghiên cứu tài liệu sách báo, học  tập các khóa bồi dưỡng thường xuyên, thao giảng dự giờ để trao đổi kinh nghiệm  để nâng cao trình độ chuyên môn.  Các em học sinh ngoan, ham thích các hoạt động của Đội và thực hiện các   hoạt động  Đội một cách hăng hái, tự  nguyện. Các hoạt động Đội   đa dạng, tạo  được không khí vui vẻ, luôn giúp các em thể hiện khả năng mà không bị ràng buộc  bởi những kiến thức cứng nhắc, các em được tham gia các trò chơi, các cuộc thi,   tìm hiểu thêm về các lĩnh vực, các kiến thức… chính vì thế mà tinh thần đoàn kết  giữa các học sinh với nhau càng tăng thêm khiến các em càng cố  gắng hơn nữa   trong học tập và các hoạt động, các em luôn được tuyên dương nên niềm vui nối  tiếp niềm vui làm các em hăng say hơn.  Được sự  quan tâm, chỉ  đạo, tạo điều kiện của Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà  trường, Công đoàn luôn giúp đỡ  trong nhiều hoạt động; sự  quan tâm của các cấp  lãnh đạo chính quyền địa phương; sự  chỉ  đạo trực tiếp của Phòng Giáo dục Đào  tạo và các ban ngành đoàn thể nhất là Hội phụ huynh học sinh đã hỗ trợ cho việc  dạy  học và tổ  chức các hoạt động về  công tác giáo dục hoạt động trải nghiệm  sáng tạo đạt hiệu quả. Bên cạnh đó được sự  hướng dẫn, chỉ đạo, phối hợp chặt  
  4. {4} chẽ từ phía Hội đồng đội xã, huyện và Phòng giáo dục nên đã tạo rất nhiều thuận   lợi cho các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của Liên đội. 2.1.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó còn có những khó khăn như:  Đa phần  các em là con em nông thôn và lao động tự do, cuộc sống vật chất của con em địa  phương cũng ở mức thấp gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày cũng nh ư  hạn chế  khả  năng   tiếp cận với những thành tựu của cuộc sống mới.   Trình độ  nhận thức của Đội viên chưa được đồng đều.  Việc xây dựng kế  hoạch, chương trình dạy học hiện nay khá kín về  thời   lượng. Bên cạnh đó, phải kể đến yếu tố không gian, địa lí. Thông thường, các địa  điểm như  khu di tích, bảo tàng, các địa danh hay các khu sản xuất, nông trại   thường khá xa trường học. Đồng thời, yếu tố  kinh phí thực hiện là khó khăn  không nhỏ.   Một yếu tố quan trọng phải kể đến, khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm  sáng tạo, nếu không có sự chuẩn bị về tâm lí và phương pháp, các em học sinh dễ  bị rơi vào sự thụ động khi tiếp cận đối tượng trải nghiệm hoặc sẽ biến buổi học   trải nghiệm thành một chuyến tham quan.  Mặt khác nhà trường còn nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động  trải nghiệm sáng tạo như: Địa bàn dân cư rộng cho nên việc quản lý chuyên môn  cũng như  tổ  chức các hoạt động cho học sinh còn hạn chế. Cơ  sở  vật chất nhà   trường phục vụ cho công tác hoạt động tập thể còn hạn chế. Kinh tế địa phương   còn khó khăn.  Một số  phụ  huynh còn có những quan niệm chưa đúng về  hoạt động trải   nghiệm sáng tạo. Họ chưa thấy rằng cùng với hoạt động học tập thì việc tham gia  các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng là một nhiệm vụ, một quyền lợi để  đáp  ứng những nhu cầu thiết yếu của mỗi học sinh.  2.1.3. Khảo sát tình hình thực tế  về trải nghiệm sáng tạo của học sinh   ở Liên đội nơi công tác Đối với Trường nơi tôi công tác, từ  lâu hoạt động Đội trong nhà trường và  ngoài nhà trường đã thực sự  được coi trọng và là một hoạt động không thể  thiếu  trong suốt những năm học qua. Do đó Liên đội luôn được lãnh đạo nhà trường tạo  mọi điều kiện thuận lợi cả  về  kinh phí lẫn thời gian cho các hoạt động tuyên   truyền, giáo dục của Liên Đội. Những năm học gần đây Đội viên ­ Nhi đồng luôn   chấp hành tốt các hoạt động do cấp trên triển khai, góp phần đạt tiêu chí thi đua 
  5. {5} để công nhận là Liên đội vững mạnh xuất sắc cấp Huyện và được Ban chấp hành  Huyện đoàn tặng giấy khen nhiều năm liền. Trước khi thực hiện sáng kiến tôi đã khảo sát các em bằng cách: (Đối với học sinh lớp 1,2): Yêu cầu các em đứng lên trước lớp 15 phút đầu  giờ để nói về bản thân mình.  (Đối với học sinh lớp 3): Yêu cầu các em đứng lên trước lớp 15 phút đầu  giờ để kể về bản thân mình và kể về gia đình mình  (Đối với học sinh lớp 4, 5): Yêu cầu các em đứng lên trước lớp 15 phút đầu  giờ  * Yêu cầu học sinh phải đạt được : Đối với học sinh lớp 1, 2 phải nói được:  Họ và tên học sinh?  Năm nay bao  nhiêu tuổi?  Hiện đang sống ở đâu? Sở thích của các em? Khi nói phải tự nhiên, tự  tin. Đối với học sinh lớp 3 phải nói được:   5 yêu cầu của lớp 1,2. Nói được  gia đình mình có mấy người? Các thành viên trong gia đình làm nghề gì? Gia đình  mình sống như thế nào? Đối với học sinh lớp 4,5 phải nói được: Không khí nơi em đang sinh sống có  trong lành không? Nếu không khí có trong lành thì tại sao? Nếu không khí không  trong lành thì tại sao? Em phải làm gì để bảo vệ môi trư ờng không khí trong lành  đó? Em phải làm những gì để  môi trường nơi em đang sinh sống được trở  nên  trong lành? Khi nói phải bình tĩnh, tự nhiên. Thực tế cho thấy tâm lí của học sinh là hiếu động, thích vui chơi, thích hoạt   động tập thể nhưng giáo viên giảng dạy ở trên lớp chưa tổ chức được các trò chơi  bổ  ích trong giờ học mà hầu như  chỉ cung cấp cho các em kiến thức, kĩ năng nên  học sinh thấy rất miệt mỏi, nhàm chán. Mặt khác một số bậc cha mẹ học sinh bắt  ép con mình học quá nhiều, quá tải và sợ  con mình thua kém bạn bè, không dành   thời gian cho con cái vui chơi giải trí. Nhiều gia đình kinh tế  còn gặp nhiều khó  khăn, ngoài giờ học trên lớp về nhà các em còn phải làm rất nhiều việc như: cắt   cỏ, chăn trâu, trông em ... nên không tham gia được các hoạt động vui chơi có ích.  Hầu như  học sinh chỉ  học lý thuyết suông, ít có sự  trải nghiệm thực tế  hay vận   dụng kiến thức thực tế của bản thân vào các hoạt động; từ đó đã ảnh hưởng đến  việc hình thành năng lực, phẩm chất cần thiết của học sinh.  Vì thế  hầu hết học  sinh rất ngại giao tiếp, rụt rè, nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin khi đứng trước đông  người. Những vấn đề này được thể hiện qua bảng thống kê dưới đây: BẢNG ĐÁNH GIÁ YÊU CẦU CẦN ĐẠT KHI THAM GIA HOẠT ĐỘNG  TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH 
  6. {6} (Khảo sát vào đầu học kì I trên 287 học sinh của nhà trường  – Đánh giá theo yêu cầu cần đạt của Sách Hoạt động trải nghiệm) Cần cố  Tốt Đạt Năng lực/ Phẩm chất gắng SL % SL % SL % Phẩm chất Yêu nước 198 68.9 55 19.2 0 0 Nhân ái 198 68.9 34 11.8 0 0 Chăm chỉ 164 57.2 67 23.3 56 19.5 Trung thực 215 79.4 55 15.3 17 5.9 Trách nhiệm 167 58.2 64 22.3 56 19.5 Năng lực  Hiểu biết về bản thân và môi trường  126 43.9 114 39.7 47 16.4 sống  Kĩ năng điều chỉnh bản thân và đáp ứng  118 41.1 95 33.1 74 25.8 với sự thay đổi  Kĩ năng lập kế hoạch 122 42.5 72 25.1 93 32.4 Kĩ   năng  thực   hiện  kế   hoạch   và  điều  108 37.6 85 29.6 94 32.8 chỉnh hoạt động  Kĩ năng đánh giá hoạt động 142 49.5 78 27.2 67 23.3 Hiểu biết về nghề nghiệp 122 42.5 55 19.2 110 38.3 Đứng trước những hạn chế thực tại của đơn vị, căn cứ  vào từng chủ  điểm  hoạt động do Hội đồng Đội đề  ra và kế  hoạch khung ban hành của  Phòng Giáo  dục và Đào tạo huyện trong năm học, tôi mạnh dạn đưa ra một số  biện pháp tổ  chức hoạt động ngoại khoá nhằm tạo cho các em có sự say mê, yêu thích, tích cực   tham gia các hoạt động của Liên đội và các cấp tổ  chức, mạnh dạn, tự  tin trình  bày trước tập thể nhằm khắc phục hiện trạng trên.     2.2. Một  số  biện  pháp tổ  chức các hoạt  động  Đội theo hướng  trải  nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học 2.2.1.  Biện pháp 1:  Làm tốt công tác  tham mưu  trong việc  tổ  chức các   hoạt động Đội Vào đầu năm học, tôi chủ  động tham mưu với Chi bộ, Ban giám hiệu nhà  trường về  các biện pháp, các hoạt động, chỉ  ra các mặt mạnh, khắc phục những   điểm yếu, để  có cách làm phù hợp. Chính từ  những việc làm này đã được ban   giám hiệu nhiệt tình ủng hộ tạo điều kiện bố trí thời gian và kinh phí cho các hoạt  động. 
  7. {7} Ngoài ra, tôi còn tham mưu và bàn bạc cụ thể với Đoàn thanh niên Xã để cử  Đoàn viên Chi đoàn các thôn tham gia tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em   tại địa phương. Hàng tuần, hàng tháng, sinh hoạt dưới cờ  Tổng phụ trách Đội tổ  chức cho   các em tiến hành một số  hoạt động lớn theo chủ  đề, chủ  điểm như  tìm hiểu về  ngày truyền thống 20/10,20/11, 22/12,  tìm hiểu về  di tích lịch sữ  địa phương….  Đồng thời, thông qua các kênh thông tin điện tử  của Nhà trường, của Liên đội đã  tiến hành tuyên truyền theo chủ đề  chủ  điểm cho toàn thể  các em học sinh trong   nhà trường như: Tuyên truyền măng non trong Liên đội và trên địa bàn dân cư  2  lần/tháng. 2.2.2.  Biện pháp  2:  Tổ  chức và duy trì tốt  Hội đồng tự  quản  của học   sinh trong các hoạt động của Liên đội Để làm tốt được điều này, chúng ta đặc biệt chú ý đến các đối tượng là giáo   viên trẻ có năng lực, có giọng hát hay, có sức khoẻ và nhanh nhẹn...Trong quá trình   tổ  chức các hoạt động vui chơi, thường có một người đóng vai trò trung tâm để  điều khiển hướng dẫn thu hút người chơi, là trọng tài của cuộc chơi. Người đó   được gọi là người quản trò. Để mỗi hoạt động, mỗi trò chơi là điều mới mẻ nhằm hướng học sinh vào   hoạt động một cách sôi nổi và hào hứng, tự  tin thì người quản trò phải nói năng,   diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, vui tươi. Đặc biệt là phải kiên trì để  trở  thành hạt nhân linh hồn của các hoạt động. Nghĩa là phải hăng hái, gây không khí  hứng thú sôi động cho cuộc chơi. Nhưng người quản trò cũng phải biết dừng lại  đúng lúc, khi các em còn đang ( thèm thèm) có như  thế  lần hoạt động sau sẽ  có   hứng thú và mong muốn được chơi. Người quản trò phải biết kết hợp hài hoà giữa nói và thực hiện động tác và  có khả năng nói như người kể chuyện. Ngoài ra quản trò cần có giọng nói to, dõng   dạc, thể  hiện được sức mạnh truyền cảm làm rung động tâm hồn các em. Nếu   kết hợp tốt được giọng điệu và nét mặt vui tươi hài hước thì hoạt động vui chơi   sẽ có tác dụng rất nhiều. 2.2.3. Biện pháp 3: Phát huy vai trò của phụ  trách Nhi đồng, phụ  trách   Đội trong việc tổ chức các hoạt động Trong nhà trường Tiểu học hiện nay, nhiệm vụ  phụ  trách Nhi đồng, phụ  trách Đội đều được giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Vì vậy, phụ trách Nhi đồng,  phụ trách Đội có vai trò, chức năng và nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc tổ  chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Phụ  trách Nhi đồng, phụ  trách Đội là 
  8. {8} người trực tiếp chỉ đạo, cố vấn và giúp các em hoàn thành được những kỹ năng cơ  bản như: Kỹ năng giao tiếp, hoạt động, tự nhận thức bản thân mình, kỹ  năng xây   dựng quan hệ  cá nhân. Để  nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm sáng tạo  một cách toàn diện và đồng bộ phụ trách Nhi đồng, phụ trách Đội cần: Giáo dục cho thiếu nhi có một thái độ  đúng đắn đối với chương trình hoạt  động trải nghiệm sáng tạo: Cung cấp sẵn chủ  đề  và nội dung hoạt động. Không  chỉ chú ý đến đối tượng học sinh mà cần phải chú ý đến nối quan hệ với gia đình  – xã hội để phối hợp có hiệu quả trong việc học tập của các em. Phát huy vai trò của Ban chỉ huy Đội trong việc chọn lựa, đề cử, giao nhiệm   vụ cho các thành viên trong Chi đội tổ chức thực hiện theo kế hoạch của phụ trách   Nhi đồng, phụ trách Chi đội. Để hoạt động trải nghiệm sáng tạo thực sự là một sân chơi bổ ích, đầy thú  vị  của học sinh, phụ  trách Nhi đồng, phụ  trách Đội phải hướng dẫn, chỉ  đạo, cố  vấn các em thực hiện tốt. Yếu tố  quyết định là sự  nỗ  lực của các em, sự  định  hướng của phụ  trách Nhi đồng, phụ  trách Đội hay nói cách khác là đội ngũ giáo  viên chủ nhiệm. 2.2.4. Biện pháp 4:  Tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia vào cả quá   trình trải nghiệm sáng tạo Hoạt động giáo dục phải tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ  động, tự giác và sáng tạo của bản thân học sinh. Hoạt động có khả năng huy động  sự  tham gia tích cực của học sinh vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ  thiết kế  hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả  hoạt động phù  hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân; tạo cơ hội cho các em được   trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng; được đánh giá và lựa chọn ý tưởng   hoạt động, được thể  hiện, tự  khẳng định bản thân, được tự  đánh giá và đánh giá  kết quả  hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè… Từ  đó hình   thành và phát triển cho các em những giá trị sống và cac năng l ́ ực cần thiết. Do đó, trong khi tổ  chức các hoạt động của Liên đội tại trường trong năm  học qua, bản thân tôi đã cùng với các giáo viên không tổ  chức, không phân công  học sinh một cách trực tiếp mà chỉ hướng dẫn, hỗ  trợ, giám sát cho tập thể hoặc  cá nhân học sinh tham gia trực tiếp; hoặc  ở  vai trò tổ  chức hoạt động, giúp học   sinh chủ  động, tích cực trong các hoạt động; phạm vi các chủ  đề  hay nội dung  hoạt động và kết quả  đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm chất và năng lực sáng  tạo đa dạng, khác nhau của các em.
  9. {9} Cụ  thể: Vào dịp kỉ  niệm các ngày lễ  lớn, tôi cùng với các giáo viên, BCH  Liên đội đã lên kế hoạch gợi ý học sinh, hướng các em xây dựng ý tưởng chuẩn bị  cho các hoạt động. Sau khi lên ý tưởng có được sự đồng thuận cao, học sinh định  hình công việc cần làm, nơi tổ  chức, người thực hiện. Cần những trang thiết bị,   cơ sở vật chất như thế nào? Giáo viên dân dăt h ̃ ́ ọc sinh, phat huy vai tro cua can bô ́ ̀ ̉ ́ ̣  lơp, làm sao các em v ́ ừa là người thu thập, xử lý thông tin, phân tích tình hình và tổ  chức lớp để bàn bạc đi đến thống nhất nội dung công việc cần làm… Kết thúc công việc, học sinh tự đánh giá lại từ  việc xây dựng ý tưởng đến  các bước tổ chức thực hiện; đánh giá kết quả đạt được, rút ra những bài học kinh  nghiệm về mọi mặt; những sáng kiến mới nào có thể  áp dụng trên lớp học hoặc   hoạt động ngoài lớp học tiếp theo. Tuy nhiên, giáo viên không được để cho học sinh quá tự do, ngoài khuôn khổ  mà cần thường xuyên theo dõi, hướng dẫn để đảm bảo an toàn về mọi mặt: Sức   khỏe, tác phong, lời nói, trang phục, đồ dùng, dụng cụ… để phục vụ tốt cho hoạt  động. Trong quá trình thực hiện hoạt động, tôi luôn yêu cầu giáo viên quan tâm  đến tình huống nảy sinh và sự  sáng tạo trong cách giải quyết của học sinh; gợi ý  để học sinh phát huy phẩm chất năng lực. Ví dụ: Kết thúc hoạt động tháng 10, bản thân tôi cùng GVCN chuẩn bị cho  hoạt động của tháng 11, đưa ra gợi ý vào giờ  chào cờ  đầu tuần để  học sinh xây  dựng ý tưởng như sau: Theo các em, tháng 11 có ngày lễ nào lớn nhất ? (20/11). Vậy các em có suy   nghĩ gì về  ngày đó? Học sinh đã trả  lời nhiều ý khác nhau. Trên cơ  sở  đó, đã  hướng cho học sinh thực hiện hai hoạt động có ý nghĩa để  chào mừng ngày Nhà  giáo Việt Nam 20/11 (vẽ báo tường, tổ chức thi văn nghệ). Từ đó GV cùng HĐTQ lớp tổ chức cho các em những công việc cần làm là  gì? Tổ  chức  ở  đâu? Những ai thực hiện? Cần có sự  giúp đỡ  của ai  ở  trong hoặc   ngoài nhà trường? Cần những gì về  cơ  sở  vật chất, thiết bị, đồ  dùng... để  thực  hiện? Riêng đối với học sinh lớp Một, lớp Hai, giáo viên ghi chép giúp học sinh kế  hoạch... Như  vậy, ngay từ  hoạt động này, các em được bộc lộ  nhiều khả  năng:   Ngôn ngữ, giao tiếp, phân tích, phán đoán, lắng nghe, cách trình bày, tổng hợp, tính   toán... Đó là cái đích mà giáo viên đang rất cần ở các em.  Tiếp theo yêu cầu giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh việc chuẩn bị thực sự  phải an toàn về  mọi mặt: Sức khỏe, tác phong, lời nói, ăn mặc, đồ  dùng, dụng   cụ... phục vụ  cho hoạt động. Khi đã đủ  điều kiện, học sinh tiến hành thực hiện   công việc. Trong quá trình các em thực hiện, giáo viên cần giúp đỡ và theo dõi. GV   cần quan tâm đến những tình huống nảy sinh và sự sáng tạo trong cách giải quyết 
  10. {10} của các em. Điều này giúp giáo viên có thể đánh giá đúng những phẩm chất năng  lực của các em. Cuối cùng, học sinh tự  đánh giá lại quá trình hoạt động. Ban tổ  chức của  nhà trường cùng HĐTQ lớp chấm trực tiếp cùng học sinh từng lớp, sau đó cho các  em tổng hợp lại các ý kiến tổng kết: từ  việc xây dựng ý tưởng đến tất cả  các   bước tổ chức thực hiện; kết quả công việc và ý nghĩa của nó; những bài học… 2.2.5.  Biện pháp 5:  Tổ  chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang   tính tập thể cao phù với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương Sau khi đã tham mưu với Chi bộ  và Ban giám hiệu nhà trường, tham khảo   với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường. Tức là đã có các điều kiện cần   và đủ để xây dựng kế họach, tôi đã tiến hành lập kế hoạch với những yêu cầu và  các bước cụ thể nhằm chủ động trong việc tiến hành các hoạt động xuyên suốt cả  năm học nhằm tạo những hoạt động vui chơi phải mang tính giáo dục, gây được  sự  hứng thú cho học sinh. Các nội dung của buổi trải nghiệm sáng tạo  phải dễ  thực hiện, không quá khó đối với học sinh theo các yêu cầu cụ thể như: Mục tiêu  của hoạt động;  Những nội dung chủ  yếu của hoạt  động; Địa điểm, thời gian;  Tiến độ  công việc;  Người phụ  trách, người kiểm tra đánh giá;  Lực lượng tham  gia, lực lượng phối hợp; Điều kiện kinh phí, cơ  sở  vật chất ; Dự  kiến thời gian  hoàn thành; Các phương án dự phòng; … Đồng thời những nội dung của buổi trải nghiệm sáng tạo  được  phổ  biến  cho toàn bộ  giáo viên phụ  trách lớp nắm bắt được  các bước tiến hành xây dựng  kế hoạch: Bước 1:  Địa điểm diễn ra hoạt động vui chơi trong kế  hoạch ­ các hoạt  động vui chơi bao gồm vui chơi ngoài trời và vui chơi trong nhà. Chính vì vậy   chúng ta phải lựa chọn địa điểm sao cho phù hợp với nội dung trò chơi. Bước 2: Lựa chọn trò chơi: Bước này chúng ta phải tham khảo ý kiến của  các Đoàn viên Thanh niên, của các giáo viên phụ  trách lớp....Để  lựa chọn trò chơi   cho phù hợp với đối tượng học sinh. Đó là việc xác định: Hoạt động trò chơi này  nhằm mục đích gì? giáo dục rèn luyện được những mặt nào? có phù hợp với tâm  sinh lí lứa tuổi học sinh hay không? Có phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ  thể  của nhà trường hay không? ... Bước 3: Chuẩn bị cơ sở vật chất: Khi đã chọn và xác định được trò chơi thì  chúng ta hãy chuẩn bị ngay những điều kiện về cơ sở vật chất tối thiểu cần thiết   cho trò chơi. Cần chú ý tính đến các điều kiện khác như: Người phục vụ chơi, sân   chơi, nhà chơi.... sao cho đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản. Trong 
  11. {11} công việc chuẩn bị  cũng phải chú ý tới các món quà tặng cho người dự  chơi và  người thắng cuộc, hoặc phần thưởng cho các tập thể cá nhân để nhằm động viên  kịp thời. Thông qua các hoạt động của lớp, Đội Thiếu niên kết hợp với Nhà trường  tổ chức cụ thể theo xác chủ điểm thường thực hiện ở trường Tiểu học bao gồm:  Chủ điểm 1“Chào năm học mới  ­  Vui bước đến trường” Thời gian thực hiện: Tháng 09 Tiếp nhận Đội viên, Nhi đồng đến trường, hưởng  ứng ngày toàn dân đưa  trẻ đến trường. Thực hiện tích cực cuộc vận động "Giúp bạn tới trường ­ hướng tới tương   lai": động viên đội viên bỏ  học trở  lại trường với hoạt động quyên góp quỹ  “Vì  học sinh có nguy cơ bỏ học”. … Thực hiện kế hoạch liên ngành về  việc  ủng hộ  các ĐVNĐ miền núi vùng  cao bằng phong trào “Sách, vở dành cho bạn” vào dịp đầu năm học. Tham mưu triển khai thực hiện hướng dẫn xây dựng và quản lý Quỹ  đội,  quỹ “Kế hoạch nhỏ” đảm bảo công khai, rõ ràng, minh bạch theo nguyên tắc chế  độ tài chính quy định. Phát động thi đua đợt 1 chào mừng năm học mới và Đại hội đầu năm học. Ổn định công tác tổ chức, nền nếp lớp học. Tổ  chức Đại hội Chi đội, Đại hội Liên đội; tiến hành đăng ký thi đua, đôi   bạn cùng tiến, đăng ký thực hiện chương trình RLĐV, công trình măng non.  Thực hiện tháng an toàn giao thông gắn với việc triển khai, kiểm tra chuyên  hiệu ATGT.  Hoàn thành báo cáo số liệu và đăng ký danh hiệu thi đua của Liên đội và của  GV­TPT, đăng ký công trình măng non của Liên đội và Chi đội. Tổ chức “Đêm hội trăng rằm­ Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam ” nhân  dịp Tết trung thu cho Thiếu niên – Nhi đồng. Liên đội tiếp tục phát động, thực hiện cuộc vận động “ Thiếu nhi Lệ Thủy   thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy ” bằng hình thức viết nhật ký “Chi đội em   làm theo lời Bác”,  đăng ký thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ  dạy gắn với nhiệm vụ  của người đội viên. Duy trì chương trình phát thanh măng non, sinh hoạt Liên đội dưới cờ  1  lần/tháng. Chủ điểm 2 “Chăm ngoan, học giỏi ­ Ươm ước mơ xanh Thời gian thực hiện: Tháng 10 
  12. {12} Tiếp tục tổ chức Đại hội Liên Đội kiện toàn các tổ, đội, nhóm, CLB. Sơ  kết thi đua đợt 1, phát động thi đua đợt 2 chào mừng kỷ  niệm ngày   truyền thống Hội LHTN Việt Nam, Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập  Hội LHPN Việt Nam. Tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng công tác Đội cho ACPT, BCH Liên đội, BCH  Chi đội, Sao nhi đồng. Đẩy mạnh các hoạt động TDTT, chuẩn bị  tốt Hội khỏe Phù Đổng cấp   trường, chuẩn bị tốt các điều kiện để tham gia cấp cụm, cấp huyện. Hướng dẫn các em đăng ký thực hiện chương trình rèn luyện đội viên và các  chuyên hiệu. Triển khai,  thực hiện phong trào  "Trường học thân thiện, học sinh  tích   cực”, “Nghìn việc tốt”... Các CLB Phụ trách Đội hoàn thành hồ sơ của CLB Phụ trách Đội trong năm  học (nội quy và quy trình hoạt động). GV­ TPT đăng ký thực hiện chương trình Rèn luyện Phụ trách Đội. Duy trì chương trình phát thanh măng non, sinh hoạt Liên đội dưới cờ  1  lần/tháng. Chủ điểm 3 “Ngàn hoa điểm tốt kính dâng thầy, cô giáo” Thời gian thực hiện: Tháng 11  Sơ kết thi đua đợt 2, phát động thi đua đợt 3 đợt thi đua cao điểm trong học   tập, rèn luyện Bông hoa điểm 10; đôi bạn cùng tiến; Sao Nhi đồng giúp bạn học   giỏi...  Tuần học tốt, tháng học chất lượng chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam   20/11. Tổ chức các hội thi, chương trình cấp liên đội: Văn nghệ ­ TDTT, "Vẻ đẹp  tuổi hoa", "Chỉ huy đội giỏi", "Ai tài ­ ai khéo”,  "Hành trình khoa học", “Sao nhi  đồng chăm ngoan”, “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”.... chào mừng ngày  20/11. Tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”. Đẩy mạnh hoạt động của Đội TTMN trong Liên đội nhà trường và trên  ĐBDC. Kỷ niệm ngày Di sản văn hoá Việt Nam ( 23/11), thành lập chi bộ Mỹ Trung  (Trung Lực – Mỹ Thổ). Tiến hành tập luyện, kiểm tra chuyên hiệu Chăm học, Nghệ sỹ nhỏ tuổi Duy trì chương trình phát thanh măng non, sinh hoạt Liên đội dưới cờ 1  lần/tháng.
  13. {13} Chủ điểm 4  “Tự hào truyền thống ­ Tiếp bước cha anh” Thời gian thực hiện: Tháng 12  Tổ chức phát động các phong trào: “Uống nước, nhớ nguồn”, “Trần Quốc   Toản” trong thiếu nhi hướng tới ngày thành lập QĐND Việt Nam 22/12, làm tốt  công tác hậu phương quân đội: áo lụa tặng bà, những địa chỉ  nghĩa tình,   thăm   viếng, chăm sóc các địa chỉ đỏ; các di tích lịch sử cách mạng, thăm BCH quân sự   huyện, giao lưu, kết nghĩa với các Đồn biên phòng... Tổ chức các loại hình giáo dục truyền thống cho thiếu nhi: Thi tìm hiểu về  anh bộ đội cụ Hồ, kể chuyện truyền thống, ngoại khoá, sưu tầm tranh ảnh... Triển khai phong trào “Em yêu biển đảo Việt Nam” thông qua hoạt động: tổ  chức sinh hoạt chuyên đề, thi trắc nghiệm tìm hiểu về  biển đảo Việt Nam, vẽ  tranh, viết thư gửi tới chiến sĩ biên giới, hải đảo. Tham gia Cuộc thi tìm hiểu tem bưu chính với chủ  đề  "Tuổi trẻ Việt Nam   qua con tem bưu chính" . Tổ chức Hội khỏe Phù Đổng cấp trường. Tiến hành kiểm tra, công nhận chuyên hiệu Nghi thức Đội, vận động viên  nhỏ tuổi. Duy trì chương trình phát thanh măng non, sinh hoạt Liên đội dưới cờ  1  lần/tháng. Chủ điểm 5“Hội hoa học tốt, mừng xuân mới” Thời gian thực hiện: Tháng 01 Sơ  kết thi đua đợt 3, phát động phong trào thi đua chào mừng 68 năm ngày  truyền thống HS­SV Việt Nam   Liên đội tổ  chức chương trình "Thắp sáng  ước   mơ thiếu nhi Việt Nam". Tiếp tục thực hiện tốt phong trào VTBB: Tấm áo tặng bạn, xe đạp giúp bạn   đến trường, ngôi nhà tình bạn... tặng các bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào  dịp Tết Nguyên Đán. Tiếp tục triển khai cuộc vận động “Đàn gà khăn quàng đỏ”. Xếp loại Chi đội, lớp Nhi đồng, Sao Nhi đồng. Kiểm tra công nhận chuyên hiệu Khéo tay, hay làm, An toàn giao thông Tổ  chức lễ  kết nạp nhi đồng vào Đội TNTP Hồ  Chí Minh, công nhận lớp  Nhi đồng thành Chi đội  Tổ chức sơ kết học kỳ I. Duy trì chương trình phát thanh măng non, sinh hoạt Liên đội dưới cờ  1  lần/tháng.
  14. {14} Hoàn thành báo cáo sơ kết học kì 1   Kiểm tra đánh giá các chỉ  tiêu công trình măng non, đỡ  đầu các ĐVNĐ có   hoàn cảnh khó khăn, chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam” và một  số chỉ tiêu khác trong học kỳ I.  Kiểm tra công tác Đội  và phong trào thiếu nhi học kì 1. Chủ điểm 6  “Em là mầm non của Đảng” Thời gian thực hiện: Tháng 02  Phát động phong trào thi đua đợt 4  “Mừng Đảng, Mừng Xuân”  và hưởng  ứng phong trào  “Tết trồng cây”  theo gương Bác Hồ  vĩ đại trong toàn thể  thiếu   nhi. Tổ  chức các hoạt động chào mừng ngày thành lập Đảng 3/2: mít tinh kỷ  niệm, treo cờ, băng rôn… Thực hiện kế hoạch liên ngành về  việc  ủng hộ  các ĐVNĐ miền núi vùng  cao với phong trào “Tấm áo tặng bạn” vào dịp Tết Nguyên đán. Tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng công tác Đội cho ACPT, BCH liên đội, BCH  chi đội (đợt 2). Kiểm tra thực hiện chương trình RLPTĐ. Chủ điểm 7 “Tiến bước lên Đoàn” Thời gian thực hiện: Tháng 03  Sơ  kết thi đua đợt 4, phát động thi đua đợt 5 thi đua cao điểm chào mừng   ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 bằng   các loại hình hoạt động: VHVN­TDTT, các hội thi, trò chơi dân gian... Hoàn thành Hội thi “Chỉ huy đội giỏi” cấp Liên đội. Tham gia Hội thi “Chỉ   huy liên đội giỏi” cấp huyện. Tổ chức Ngày hội "Thiếu nhi vui, khỏe tiến bước lên Đoàn" dịp 26/3. Kết nạp Đội viên, Đoàn viên mới đợt 2. Kiểm tra công nhận chuyên hiệu nhà sử học nhỏ tuổi. Duy trì chương trình phát thanh măng non, sinh hoạt Liên đội dưới cờ  1  lần/tháng. Chủ điểm 8 “Đội ta lớn lên cùng đất nước” Thời gian thực hiện: Tháng 04 ­ 05 Kiểm tra, thẩm định hồ sơ công tác Đội  và phong trào thiếu nhi cuối năm. Kiểm tra công nhận chuyên hiệu Kỹ năng đội viên và chuyên hiệu Hữu nghị  quốc tế.
  15. {15} Kiểm tra thực hành thực hiện chương trình RLPTĐ. Kết nạp Lớp Đoàn viên mới  đợt 3 nhân kỷ niệm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí   Minh. Tổ chức các hoạt động kỷ niệm thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh Liên đội  tổ chức mít tinh kỷ niệm, công nhận chuyên hiệu và các hoạt động vui chơi...  Phát động phong trào thi đua cao điểm tháng học chất lượng chào mừng kỷ  niệm 128 năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu. Tham gia cuộc thi “Chinh phục vũ môn toàn quốc lần thứ III", cuộc thi  "Em  yêu Tổ quốc Việt Nam" .  Hoàn chỉnh báo cáo tổng kết và hồ sơ thi đua khen thưởng nộp về Thường   trực HĐĐ huyện.  Liên đội làm tốt công tác bàn giao ĐVNĐ về địa bàn dân cư.  Kiểm tra đánh giá các chỉ  tiêu công trình măng non, đỡ  đầu các ĐVNĐ có   hoàn cảnh khó khăn, chương trình “Thắp sáng  ước mơ  thiếu nhi Việt Nam”   và  một số chỉ tiêu khác cuối năm học.  2.2.6. Biện pháp 6:  Kết hợp hài hòa trong việc thực hiện các phong trào   thi đua Ngay từ  đầu năm học Hiệu trưởng cùng với công đoàn nhà trường phát  động phong trào thi đua Xây dựng Trường học thân thiện, Học sinh tích cực được   triển khai rộng rãi trong cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh.  Ngoài việc quy định về  thực hiện chương trình các nội dung hoạt động  ngoài giờ  lên lớp qua công tác thi đua của trường. Hàng đợt thi đua Liên đội tiến   hành sơ kết, nhận xét, đánh giá tuyên dương và trao cờ thi đua cho những tập thể  cá nhân học sinh đạt thành tích xuất sắc về  hoạt động xây dựng tập thể  lớp, do  tập thể bình chọn. Ngoài ra, tổ chức và thực hiện tốt phong trào thi đua “Tuần học   tốt”, “Hoa chăm ngoan ”. Mỗi lớp đăng ký xây dựng lớp học, trường học thân  thiện, học sinh tích cực phù hợp với tình hình của lớp, được tập thể học sinh bàn  bạc và thống nhất đăng ký đầu năm.   2.2.7. Biện pháp  7:  Các hoạt  động trải nghiệm sáng tạo của Liên đội   phải được duy trì thường xuyên, có nề nếp Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của Liên đội nếu không duy trì, tổ chức  thường xuyên có tính liên tục thì sẽ  không có kết quả, đồng thời gặp rất nhiều   khó khăn trong mỗi lần tổ  chức phong trào. Vì thế  để  tạo một thói quen nề  nếp  ngay từ  đầu tôi đã có những quy định hết sức cụ  thể  từng ngày, từng buổi, từng   khâu công việc cho từng cá nhân, tập thể lớp. Phối hợp với Ban Giám hiệu kiểm 
  16. {16} tra giám sát thường xuyên với thái độ  cương quyết, dứt khoát, giờ  nào việc nấy  đối với từng thành viên trong ban cũng như giáo viên chủ nhiệm các khối lớp. Các hoạt động vui chơi triển khai đồng loạt trong nhà trường đối với từng   cá nhân học sinh chẳng hạn như  đá cầu, nhảy dây yêu cầu học sinh tự  mua các   dụng cụ  tập luyện. Các hoạt động có quy mô lớn như: Thi đấu các trò chơi dân   gian, văn nghệ  có nhiều thành viên tham gia. Tham mưu với nhà trường để  chủ  động trang bị  đầy đủ  các vật dụng phục vụ  vui chơi và tổ  chức thành nhiều đợt  trong năm nhân chào mừng các ngày lễ lớn như  20/11;  22/12; 8/3 và 26/3 … Việc giáo dục đạo đức không chỉ thực hiện trong các giờ học chính khóa mà  cần phải thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi và mang tính kịp thời thường xuyên. Vì thế  mỗi giáo viên phải là một tấm gương mẫu mực trong giao tiếp, xưng hô để  học   sinh noi theo. Mỗi giáo cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời, nhất là thời gian các  em không đến trường cần có sự kết hợp giáo dục của gia đình.  Bản thân tôi luôn bám sát chủ  đề, chủ  điểm của hội đồng Đội huyện, nhà   trường đề ra để xây dựng kế hoạch phù hợp cho từng thời điểm, đồng thời duy trì  việc tổ  chức thực hiện   từ  các chi đội liên đội một cách thường xuyên. Gắn thi  đua của lớp với thi đua của giáo viên.  2.2.8. Biện pháp 8: Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài   nhà trường Để tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa nhà trường và Tổng phụ trách Đội  phải  làm tốt công tác tham  mưu kết hợp với các ban ngành  Đoàn thể  tại  địa  phương như  Xã Đoàn, Ban Văn Hoá thông tin Xã, Tổ  An ninh trật tự, Hội cựu  Chiến binh để có những nội dung giáo dục truyền thống thêm phần phong phú.  Ngoài ra các đoàn thể trong nhà trường: Chi Bộ, Công Đoàn Cơ sở, ban đại  diện cha mẹ  học sinh, huy động sự  đóng góp của các nhà doanh nghiệp, mạnh  thường quân phối hợp chặt chẽ  chủ  động và hổ  trợ  kinh phí, công sức vào các   hoạt động chung đặc biệt như  khen thưởng, giúp đỡ  học sinh có hoàn cảnh khó  khăn đặc biệt,v.v. Ngoài ra, muốn tổ  chức được các hoạt động tập thể  cho học sinh thì giáo  viên ­ Tổng phụ  trách Đội trước hết phải có lòng yêu nghề, say mê với nghề  và  phải hiểu được tâm lí của học sinh. Mặt khác, Tổng phụ trách Đội phải lưu ý một   số điểm như sau:  ­ Phải nhận thức được đầy đủ về chủ đề của năm học. ­ Phải nắm được và hiểu rõ về 6 chương trình của đội trong năm học.
  17. {17} ­ Phải lên kế hoạch hoạt động cho toàn liên đội theo từng chủ điểm, phải có  chương trình hoạt động phù hợp. ­ Phải biết cách tổ chức các hoạt động sao cho sôi nổi nhằm kích thích tinh  thần học tập, tính tự giác của học sinh. Đối với các cuộc thi người phụ trách phải biết xây dựng kế hoạch nội dung  tổ chức và triển khai thực hiện theo các bước sau: ­ Xác định mục đích yêu cầu cuộc thi. ­ Xác định địa điểm thời gian tổ chức cuộc thi. ­ Xác định nội dung cuộc thi. ­ Phân công thành viên Ban tổ chức phụ trách các phần nội dung cuộc thi. ­ Thành lập Ban giám khảo cuộc thi. ­ Xây dựng bảng điểm chấm thi. ­ Xây dựng kịch bản chi tiết điều hành cuộc thi từ  khai mạc đến kết thúc  cuộc thi. ­ Xây dựng kế hoạch bảo vệ an toàn cuộc thi. ­ Chuẩn bị giải thưởng cuộc thi. ­ Tìm nguồn kinh phí cho cuộc thi.                               Kết quả đạt được Qua việc thực hiện các biện pháp trên, đến cuối học kì I, tôi đã tiến hành  khảo sát xem sự chuyển biến của học sinh và đã thu được kết quả đáng mừng.  Cụ  thể đó là sau mỗi lần tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, không cần để ý  tôi cũng dễ  dàng nhận thấy những ánh mắt, những nụ  cười, những nét mặt rạng  rỡ....Thực tế cho thấy các em đã nhanh nhẹn, hoạt bát, cởi mở và rồi từ đó những   cái mới, cái tốt đẹp xuất hiện. Đó là sự nhường nhịn, đoàn kết, thân mật, gần gũi,  cảm thông với nhau. Sau mỗi lần tham gia các trò chơi, các buổi trải nghiệm sáng tạo các em  thấy mình như  khoẻ  hơn, nhanh nhẹn hoạt bát hơn và khéo léo hơn. Các em rất   phấn khởi vì được đóng góp vào thành công của cuộc chơi, điều này đã làm cho  môi trường sống thêm được lành mạnh. Trò chơi còn làm nhịp cầu nối với những   tình bạn bè đó là sự độ lượng thử thách của chính các em. Các em  ngoan ngoãn, biết nghe lời thầy cô không còn hiện tượng chơi đùa,  nghịch ngợm trong lớp. Từ những kết quả trên cho thấy sự  tiến bộ, trưởng thành  của tổ chức Đội gắn liền với sự đi lên của nhà trường. Kết quả đạt được không  phải do ngẫu nhiên mà có, mà là kết quả của quá trình vận dụng, tìm tòi xây dựng, 
  18. {18} định hướng, biện pháp hoạt động thích hợp để  công tác Đội và phong trào thiếu  nhi ngày càng phát triển. Chất lượng các phong trào thể hiện rõ nét, học sinh hăng hái, tích cực tham  gia các buổi sinh hoạt tập thể, mạnh dạn trong giao tiếp, thái độ lịch sự, nhã nhặn,   lễ  phép với thầy cô người lớn, tính cách thân thiện trong cư  xử  với bạn bè sống   hài hoà tránh xung đột với người khác, hạn chế tối đa những hành vi gây gỗ, đánh  nhau, chửi thề  nói tục, mà biết chia sẻ, quan tâm giúp đỡ  người khác. Biết tôn   trọng và gìn giữ tài sản chung, nơi công cộng, biết sống tiết kiệm, bảo vệ và thân   thiện với môi trường… BẢNG   ĐÁNH   GIÁ  YÊU   CẦU  CẦN   ĐẠT   KHI   THAM   GIA   HOẠT  ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH   (Khảo sát vào Cuối học kì 1 trên 287 học sinh của nhà trường  – Đánh giá theo yêu cầu cần đạt của sách Hoạt động trải nghiệm) Cần cố  Tốt Đạt Năng lực/ Phẩm chất gắng SL % SL % SL % Phẩm chất Yêu nước 232 80.8 55 19.2 0 0 Nhân ái 253 88.2 34 11.8 0 0 Chăm chỉ 232 80.8 56 19.5 0 0 Trung thực 243 84.7 44 15.3 0 0 Trách nhiệm 231 80.5 56 19.5 0 0 Năng lực  Hiểu biết về bản thân và môi trường  167 58.2 103 35.9 17 5.9 sống  Kĩ năng điều chỉnh bản thân và đáp ứng  149 51.9 94 37.8 44 15.3 với sự thay đổi  Kĩ năng lập kế hoạch 153 53.3 125 43.6 29 10.1 Kĩ   năng  thực   hiện  kế   hoạch   và  điều  148 51.6 105 36.6 34 11.8 chỉnh hoạt động  Kĩ năng đánh giá hoạt động 158 55.1 109 38.0 20 6.9 Hiểu biết về nghề nghiệp 167 58.2 88 30.7 32 11.1 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của đề tài Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của Liên đội trong trường  Tiểu học hiện nay không ngoài mục đích là nâng cao chất lượng giáo dục toàn  
  19. {19} diện, mục tiêu đạt được những điều mà quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà  nước đã đề  ra cho ngành giáo dục. Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng  tạo cũng nhằm hình thành một cách tự  nhiên và hiệu quả  cho các em phát triển   năng lực, phát triển tư duy, nuôi dưỡng 5 nền tảng tính cách là:  Sự tự tin, tính kiên  trì, tính tổ chức, khả năng hoà nhập, khả năng thích nghi với lối sống văn hoá văn   minh, thấm nhuần các đặc điểm tâm sinh lý cần thiết, hiểu  biết về thể chất, tinh   thần, giá trị của bản thân, thúc đẩy an sinh tình cảm trong môi trường học tập, vui   chơi để  nhà trường luôn luôn là ngôi nhà thứ  hai của các em và mỗi ngày đến   trường mang về nhiều niềm vui. Qua việc  ứng dụng sáng kiến tại đơn vị  với từng giải pháp cụ  thể, trong đó   có những giải pháp đổi mới tập trung vào giúp học sinh được thực sự  trải nghiệm,  tham gia trực tiếp vào từng quá trình xây dựng, triển khai, đánh giá khi tổ chức các   hoạt động của Liên đội đã đem lại kết quả khả quan:  hình thành nên cho học sinh  những phẩm chất, năng lực, những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ  những hành vi, thói quen tiêu cực, giúp các em có khả  năng  ứng phó phù hợp và  linh hoạt trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày căn cứ trên thực trạng khi   học sinh học tập và sinh hoạt tại nhà trường và tham gia trải nghiệm khi ngoại   khoá. Tạo cơ  hội thuận lợi để  HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và  phát triển toàn diện về  thể  chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức góp phần tạo một   nền tảng vững chắc, một nền tảng tốt cho các em trong cuộc sống về sau này. Việc tổ  chức hoạt động của Liên đội theo hướng trải nghiệm sáng tạo cho   học sinh là điều hết sức cần thiết cho tương lai các em. Để đạt được điều đó, mỗi  một cán bộ  quản lý, giáo viên cần chú ý thực hiện kiên trì, quyết tâm thực hiện  từng bước và liên tục các giải pháp trong suốt quá trình tổ chức hoạt động:  ­ Làm tốt công tác tham mưu trong việc tổ chức các hoạt động Đội về  các  biện pháp, các hoạt động, chỉ ra các mặt mạnh, khắc phục những điểm yếu, để có  cách làm phù hợp nhằm tranh thủ  sự  nhiệt tình  ủng hộ tạo điều kiện bố  trí thời  gian và kinh phí cho các hoạt động.  ­ Tổ chức và duy trì tốt Hội đồng tự quản của học sinh trong các hoạt động  của Liên đội để  mỗi hoạt động, mỗi trò chơi là điều mới mẻ  nhằm hướng học   sinh vào hoạt động một cách sôi nổi và hào hứng, tự tin. ­ Để  hoạt động trải nghiệm sáng tạo thực sự  là một sân chơi bổ  ích, đầy  thú vị của học sinh, phụ trách Nhi đồng, phụ  trách Đội phải hướng dẫn, chỉ  đạo,  cố vấn các em thực hiện tốt. 
  20. {20} ­ Tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia vào cả quá trình trải nghiệm sáng  tạo. Huy động sự tham gia tích cực của học sinh vào tất cả các khâu của quá trình   hoạt động: từ  thiết kế  hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả  hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả  năng của bản thân; tạo cơ  hội   cho các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng; được đánh giá và  lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể  hiện, tự  khẳng định bản thân, được tự  đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn   bè…  ­ Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tập thể cao phù với  tình hình thực tế của nhà trường và địa phương với những yêu cầu và các bước cụ  thể  nhằm chủ  động trong việc tiến hành các hoạt động xuyên suốt cả  năm học  nhằm tạo những hoạt động vui chơi phải mang tính giáo dục, gây được sự  hứng   thú cho học sinh.   ­ Ngoài việc quy định về  thực hiện chương trình các nội dung hoạt động  ngoài giờ  lên lớp qua công tác thi đua của trường. Hàng đợt thi đua Liên đội tiến   hành sơ kết, nhận xét, đánh giá tuyên dương và trao cờ thi đua cho những tập thể  cá nhân học sinh đạt thành tích xuất sắc về  hoạt động xây dựng tập thể  lớp, do  tập thể bình chọn.    ­ Các hoạt  động trải nghiệm sáng tạo của Liên  đội phải  được duy trì  thường xuyên, có nề nếp với những quy định hết sức cụ thể từng ngày, từng buổi,   từng khâu công việc cho từng cá nhân, tập thể lớp.  ­ Phối hợp chặt chẽ  với các lực lượng trong và ngoài nhà trường từ  nhà  trường và Tổng phụ trách Đội đến các ban ngành Đoàn thể tại địa phương như Xã  Đoàn, Ban Văn Hoá thông tin Xã, Tổ  An ninh trật tự, Hội cựu Chiến binh để  có  những nội dung giáo dục truyền thống thêm phần phong phú.  3.2. Đề xuất kiến nghị 3.2.1. Đối với nhà trường Quán   triệt   tầm   quan   trọng   và   ảnh   hưởng   tích   cực   của   hoạt   động   trải   nghiệm sáng tạo trong nhiệm vụ dạy và học  trong nhà trường từ Ban giám hiệu,   Tổng phụ trách Đội đến giáo viên và học sinh.          Nhà trường xây dựng, thống nhất kế hoạch, mục tiêu, nội dung chương trình  dạy học tích hợp lồng ghép giáo dục hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào bài học  phù hợp với đặc điểm học sinh, trình độ, thời gian để  có kế  hoạch chỉ  đạo hoạt  động có kết quả hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2