intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:35

444
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích được hoàn thành nhiệm vụ sau: Sưu tầm một số phương pháp khác nhau để giúp học sinh ngày càng tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Truyền tải được toàn bộ vấn đề đã nghiên cứu đến với đối tượng học sinh. Học sinh lĩnh hội và vận dụng phát huy một cách chủ động, sáng tạo, biết được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, biết chủ động, tự tin không phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học

  1.             PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HUYỆN CƯ JÚT TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯƠNG THẾ VINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP  TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯƠNG THẾ VINH  XàNAM DONG, HUYỆN CƯJÚT, TỈNH ĐẮKNÔNG TÁC GIẢ : TRƯƠNG THỊ THU HIỀN CHỨC VỤ : GIÁO VIÊN   1
  2.   NAM DONG, NĂM HỌC 2017­ 2018   2
  3. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học                     MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1  Lí do chọn đề tài Trang 2 + 3 1.2  Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Trang 3 1.3  Đối tượng nghiên cứu Trang 4 1.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu Trang 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu Trang 4 2 PHẦN NỘI DUNG 2.1  Cơ sở lí luận Trang 5 2.2 Thực trạng  2.2.1 Thuận lợi – Khó khăn Trang 6 2.2.2 Thành công – Hạn chế Trang 7 2.2.3 Mặt mạnh – Mặt yếu Trang 7 2.2.4 Các nguyên nhân và yếu tố tác động Trang 8 2.2.5 Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề  Trang 8 + 9 tài đã đặt ra 2.3  Giải pháp, biện pháp Trang 10 2.3.1  Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Trang 10 2.3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện  Trang 10  pháp 2.3.3 Các biện pháp chính Trang 12 2.3.4  Điều kiện thực hiện các giải pháp, biện pháp Trang 20 2.3.5 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Trang 20 + 21 2.3.6   Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn  Trang 21 đề nghiên cứu 2.4  Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa  Trang 21 + 22 học của vấn đề nghiên cứu 3 PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1  Kết luận Trang 23 3.2 Kiến nghị Trang 23 + 24 Trang  3
  4. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học Trang  4
  5. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học Phần 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta là đào tạo những con người phát triển  toàn diện, những con người có đủ  năng lực cần thiết, đáp  ứng sự  đỏi hỏi của cuộc   sống hiện đại.Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho các em   có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có   sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho các em co ky ́ ̃  ́ ́ ơn va tr năng sông tôt h ̀ ở thanh con ng ̀ ươi linh hoat, sang tao, co văn hoa. Biêt x ̀ ̣ ́ ̣ ́ ́ ́ ử ly cac ́ ́  ̀ ́ ̣ ́ ́ ́ ̣ ợp vơi đao ly ng tinh huông môt cach đung đăn, khoa hoc h ́ ̣ ́ ười Viêt Nam. Giup các em ̣ ́   ́ ưng v thich  ́ ơi cuôc sông xa hôi hiên tai, v ́ ̣ ́ ̃ ̣ ̣ ̣ ơi nh ́ ưng tac đông cua t ̃ ́ ̣ ̉ ự  nhiên, xa hôi. Thuc ̃ ̣ ́  ̉ ̣ ́ ̣ ̣ ́ ̃ ̣ ́ ́ ́ ực,  đây cac em hoc sinh tham gia cac hoat đông  mang tinh xa hôi, phat huy nhân tô tich c ́ ̣ han chê nhân tô tiêu c ́ ́ ực, xây dựng  môi trương sông thân thiên, tich c ̀ ́ ̣ ́ ực ở đia ph ̣ ương.  ́ ưng muc tiêu giao duc toan diên; phu h Đap  ́ ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ̀ ợp vơi quan điêm giao d ́ ̉ ́ ục đo la: Hoc đê ́ ̀ ̣ ̉  ́ ̣ ̉ ̀ ̣ ̉ ̀ ̣ ̣ ̉ biêt; hoc đê lam; hoc đê tôn tai; hoc đê chung sông. ́ Muốn phát triển toàn diện cho học sinh thì phải thực hiện đồng bộ  giữa các  hoạt động trải nghiệm sáng tạo thông qua các hoạt động văn hoá xã hội, và vui chơi   giải trí có mối quan hệ hữu cơ với công tác giáo dục trong giờ lên lớp, các hoạt động  văn hoá xã hội, vui chơi giải trí bao gồm các hoạt động trải nghiệm sáng tạo do Nhà   trường và Liên đội tổ chức và thực hiện. Tâm lý học đã chỉ ra rằng'' Nhân cách chỉ có   thể hình thành thông qua các loại hình hoạt động phong phú đa dạng''. Trong khi đó các  giờ học trên lớp của học sinh chỉ được hoạt động có một mặt đó là học tập. Như vậy   chỉ giáo dục các em học tập trong lớp là chưa đủ  mà cần phải mở  rộng  ra ngoài lớp   học. Có như vậy các em mới phát triển toàn dịên.     Như chúng ta đã biết. Học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh. Song thực tế  lứa tuổi học sinh bậc Tiểu học có những đặc điểm tâm sinh lí rất quan trọng trong   việc hình thành nhân cách con người.  Ở lứa tuổi này, các em thường ham hoạt động,  rất năng động và đặc biệt là ở giai đoạn luôn muốn tự lập, muốn khẳng định mình. Do  vậy, quá trình giáo dục đối với lứa tuổi thiếu niên có nhiều thú vị nhưng cũng không ít  phức tạp, đòi hỏi sự  khéo léo, kịp thời và đúng đắn, lôi cuốn các em vào hoạt động  Trang  5
  6. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học nhằm khuynh hướng tự  lập của các em thành những tính sáng tạo và ý thức học tập  tốt.   Đặc biệt ở lứa tuổi các em rất ham chơi, chơi ngay trong giờ học. Mặc dù đó là   điều thầy cô cấm kị. Đơn giản và dễ  hiểu vì đó là một nhu cầu không thể  thiếu đối  với trẻ  em  ở mọi xã hội, mọi dân tộc. Trẻ  em đều ham thích vui chơi có thể  gọi lứa  tuổi này là lứa tuổi vui chơi. Vì vậy tổ chức  hoạt động tập thể, vui chơi giải trí cho   học sinh tiểu học thực sự là rất cần thiết và là một đòi hỏi tất yếu của quá trình giáo  dục mà không có gì thay thế  được. Hoạt động vui chơi là một bộ  phận quan trọng   trong sinh hoạt của Liên Đội, các Chi Đội và Lớp Sao, nó có ý nghĩa  sâu sắc trong quá  trình giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường Tiểu học trong những năm qua đã có  nhiều sự  chuyển biến rõ nét, đã  được các cấp quản lý giáo dục, các trường, đội ngũ  giáo viên cũng như được cộng đồng quan tâm và có các giải pháp tích cực nhằm nâng  cao chất lượng hoạt động. Hệ thống văn bản chỉ đạo cũng đã đề cập nhiều đến việc   tổ  chức Hoạt động  trải nghiệm sáng tạo. Đặc biệt là phát động phong trào thi đua  “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” đã thể  hiện qua các hoạt động   trải nghiệm sáng tạo và đã tạo nên những sân chơi bổ ích cho các em, đồng thời  thông   qua những hoạt động trò chơi tương tác, trò chơi dân gian, trò chơi vận động, tham   quan các di tích lịch sử, tham gia dọn vệ sinh bảo vệ môi trường... để từ  đó xây dựng  và  hình thành cho học sinh tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm, những kỹ năng tích   cực trong việc học tập và rèn luyện một cách linh hoạt. Nhằm từng bước giúp cho các  em xây dựng hành vi thói quen tốt trong môi trường hoạt động cụ  thể  và điều chỉnh   hành vi thói quen đúng theo phương châm giáo dục : “Sống an toàn, sống khoẻ, sống   lành mạnh, sống có ích, sống vui tươi”, qua đó giúp các em nắm những điều cơ  bản  trong bài học ở sách giáo khoa, biết vận dụng vào thực tế, đồng thời có hiểu biết, thể  hiện   hành vi thói quen  ứng xử  xã hội sao cho có văn hoá, chấp hành luật pháp, trở  thành con người có thể  thích  ứng với nhiều hoàn cảnh và điều kiện khác nhau trong  cuộc sống. Vậy phải tổ  chức như  thế  nào để  các em ngày càng tích cực tham gia các hoạt   động trải nghiệm sáng tạo? Đây là điều mà mỗi giáo viên có tâm huyết đều phải trăn   Trang  6
  7. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học trở,   với   ý   nghĩa   đó   tôi   chọn   đề   tài  “MỘT   SỐ   BIỆN   PHÁP   TỔ   CHỨC   HOẠT  ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ”   để  nghiên  cứu. 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Có lẽ không cần phải nhắc lại vai trò, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm sáng  tạo như thế nào đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, ở đây chỉ xin bàn về cách   tổ chức các hoạt động ngoại khoá  làm sao để  tạo được sự say mê, yêu thích cho học   sinh. Mục đích này được cụ thể thành nhiệm vụ sau:  Sưu tầm một số  phương pháp khác nhau để  giúp học sinh ngày càng tích cực  tham gia các hoạt động  trải nghiệm sáng tạo. Truyền tải được toàn bộ vấn đề đã nghiên cứu đến với đối tượng học sinh. Học sinh lĩnh hội và vận dụng phát huy một cách chủ động, sáng tạo, biết được  cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, biết chủ động, tự tin không phụ thuộc hoàn toàn vào   người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Trong điều kiện công tác của mình tôi chỉ tập trung nghiên cứu và vận dụng các  biện pháp cải tiến của mình đối với học sinh Trường TH Lương Thế Vinh. 1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Trong điều kiện công tác và với khả  năng có hạn, bản thân tôi chỉ  tập trung   nghiên cứu và vận dụng những biện pháp cải tiến của mình trong việc giúp học sinh   Trường TH Lương Thế Vinh ngày càng tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm   sáng tạo. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Tổng kết kinh nghiệm của bản thân qua những năm công tác tại Trường. Tiếp thu kinh nghiệm của một số bạn bè đồng nghiệp gần xa.   Đọc các tài liệu về  tâm sinh lý lứa tuổi Tiểu học và tài liệu liên quan tới các  hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trang  7
  8. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học          Phương pháp khảo sát ­ quan sát thực tế giáo viên và học sinh.         Thực hiện phỏng vấn, hỏi đáp, điều tra.        Phương pháp phân tích, tổng hợp.  Phần 2:  PHẦN NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận. Giáo dục là quá trình kết hợp vai trò chủ  đạo của giáo viên với sự  tự  giác tích  cực, tự rèn luyện của học sinh nhằm hình thành ý thức, tính cách và chủ yếu là hành vi   thói quen đạo đức với các chuẩn mực xã hội quy định. Nhân cách học sinh được hình  thành qua hai con đường cơ bản: Con đường dạy học trên lớp và con đường hoạt động  trải nghiệm sáng tạo  Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng   cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Chính   từ  những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội đã góp phần  rất lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Giúp các em biết tự giáo dục, tự  rèn luyện, tự  hoàn thiện mình. Có thể  nói việc tổ  chức các hoạt động ngoại khóa là  xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú, đa dạng, một cách có mục đích, có  kế hoạch có nội dung và phương pháp nhất định, gắn giáo dục với cộng đồng, tạo sự  thân thiện trong mọi tình huống. Biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành những  nhu cầu của bản thân học sinh. Nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động có ý thức.   Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải trí…con người đã  tựu hình thành và phát triển nhân cách của mình. Vì thế, hoạt động trải nghiệm sáng  tạo có liên quan đến việc mở  rộng kiến thức, tư  tưởng, tình cảm, năng lực nâng cao  thể lực, thể chất và tinh thần của học sinh. Do vậy, cần thiết phải kết hợp việc học   tập trên lớp với việc rèn kỹ  năng thực hành,giúp học sinh hiểu sâu hơn và nắm bản  Trang  8
  9. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học chất của sự vật hiện tượng, tạo niềm tin và óc sáng tạo cho học sinh, giải quyết mối   quan hệ giữa học và chơi ­ chơi và học nhằm đáp ứng nhu cầu tâm lý lứa tuổi học sinh   tiểu học. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo là việc tổ chức các hoạt động giáo  dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia một cách tích cực chủ động  vào các quá trình hoạt động, qua đó hình thành hoặc thay đổi hành vi của các em theo   hướng tích cực nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện; giúp học sinh có thể  sống an toàn, khỏe mạnh và tích cực, chủ động trong cuộc sống hằng ngày, có tri thức,  giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Hoạt động vui chơi là một bộ phận sinh hoạt của Đội. Nó còn là nhu cầu quan   trọng của thiếu niên nhi đồng trong công cuộc đổi mới sự nghiệp Cách mạng của Đất  nước. Đối với trẻ em nhu cầu vui chơi không thể  thiếu trong sinh hoạt học tập hàng   ngày. Có thể nói đối với trẻ em: Học mà chơi­ Chơi mà học.     Tổ chức cho các em chơi không dừng lại ở mục đích vui chơi giải trí đơn thuần  mà phải xem như  một nội dung, phương tiện nhằm tập hợp và giáo dục các em. Sự  hấp dẫn của hoạt động vui chơi luôn tạo điều kiện cho các em sự say mê, niềm phấn   khởi. Trong quá trình hoạt động vui chơi, các em sẽ tuỳ theo sở thích nguyện vọng của  mình mà lựa chọn tham gia trò chơi, bản thân nó đem lại những điều thích thú, những  niềm phấn khởi và từ đó có thể bật nắp cho sự sáng tạo.     Tổ chức các hoạt động vui chơi là nhiệm vụ của người Tổng phụ trách và Tổng   phụ trách Đội đã xã hội hoá công tác Đội. Đã biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục   là cơ hội để mỗi đội viên nhi đồng thể hiện rõ động cơ, thái độ đúng đắn của các em.   Kinh nghiệm thực tế  cho thấy: Nếu trong trường Tiểu học các thầy cô, anh chị  phụ  trách mà quan tâm đến lĩnh vực hoạt động vui chơi của học sinh. Tạo điều kiện tốt   cho các em chơi một cách thích đáng, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của trẻ thì sẽ  thu được rất nhiều kết quả trong việc giáo dục ý thức tổ chức, kỉ luật, tính tự chủ, sự  kiềm chế...Từ đó giúp các em dễ dàng hoà nhập vào các hoạt động tập thể, phát triển   tình đoàn kết thương yêu và lòng nhân ái trong học sinh nhất là trong đội viên.    Hoạt động vui chơi lành mạnh chính là nhu cầu cuộc sống của thiếu niên, nhi  đồng. chơi là hoạt động tự nhiên là sự tồn tại trong cuộc sống của trẻ em. Vì vậy nếu   Trang  9
  10. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học chưa tổ chức tốt hoạt động vui chơi thì nghĩa là chưa tổ chức tốt cuộc sống cho trẻ và   như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của các em . 2.2. Thực trạng công tác Đội trong trường Tiểu học nay. 2.2.1. Thuận lợi – Khó khăn. * Thuận lợi: Được sự quan tâm, chỉ  đạo, tạo điều kiện của Chi bộ, Ban giám  hiệu nhà trường. Công đoàn và Đoàn thanh niên luôn giúp đỡ  trong nhiều hoạt động.   Trường có đội ngũ giáo viên trẻ tuổi, nhiệt tình. Các em học sinh ngoan, ham thích các   hoạt động của Đội và thực hiện các hoạt động Đội một cách hăng hái, tự nguyện. Các   hoạt động Đội rất vui, luôn giúp các em thể hiện khả năng mà không bị ràng buộc bởi  những kiến thức cứng nhắc, các em được tham gia các trò chơi, các cuộc thi, tìm hiểu  thêm về các lĩnh vực, các kiến thức… chính vì thế mà tinh thần đoàn kết giữa các học   sinh với nhau càng tăng thêm khiến các em càng cố gắng hơn nữa trong học tập và các   hoạt động, các em luôn được tuyên dương nên niềm vui nối tiếp niềm vui làm các em  hăng say hơn. Bên cạnh đó được sự  hướng dẫn, chỉ  đạo, phối hợp chặt chẽ  từ  phía   Hội đồng đội xã, huyện và Phòng giáo dục nên đã tạo rất nhiều thuận lợi cho các hoạt  động của Liên đội. *  Khó khăn:  Bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó còn có những khó khăn như:   đa phần các em là con em nông thôn và lao động tự do, cuộc sống vật chất của con em  địa phương cũng ở mức thấp gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày cũng như  hạn chế  khả  năng  tiếp cận với những thành tựu của cuộc sống mới. Do đó trình độ  nhận thức của Đội viên chưa được đồng đều.  2.2.2.Thành công – hạn chế *Thành công: Nhờ sự đổi mới nội dung và hình thức tổ chức, cùng với sự nhiệt  tình tận tụy của các thầy cô giáo trong nhà trường, sự tích cực tham gia các hoạt động  Đội  của học sinh nên các em đã lĩnh hội và vận dụng phát huy một cách chủ  động,  sáng tạo, biết được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, biết chủ động, tự tin không phụ  thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình. Trang  10
  11. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học *Hạn chế: Bên cạnh một số em đã lĩnh hội và vận dụng phát huy một cách chủ  động, sáng tạo, biết được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, biết chủ  động, tự  tin   không phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình vẫn còn một   số em chưa mạnh dạn, tự tin, ngại giao lưu tham gia các hoạt động Đội. 2.2.3. Mặt mạnh – mặt yếu * Mặt mạnh:   Phần lớn giáo viên chủ  nhiệm các Chi đội, lớp sao luôn nhiệt  tình trong các phong trào của Liên đội. Các em học sinh ngoan, yêu thích các hoạt động   Đội. Biết đoàn kết, sáng tạo khi tham gia các trò chơi. Hứng thú tìm tòi, khám phá cái  hay, cái mới trong các hoạt động. * Mặt yếu: Bên cạnh những mặt mạnh nêu trên thì vẫn còn một số ít giáo viên  chưa thực sự  nhiệt tình, chưa đầu tư  thời gian hướng dẫn, bồi dưỡng cho các em kỹ  năng hoạt động các phong trào của Liên đội nên kết quả hoạt động Đội của lớp chưa  cao. Một số em học sinh vẫn còn chưa tự tin thể hiện, ngại tham gia các hoạt động  Đội, còn lúng túng khi giải quyết các tình huống. 2.2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động * Về phía nhà trường Đội thiếu niên tiền phong Hồ  Chí Minh trong nhà trường luôn được Ban giám  hiệu quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ tận tình. Được trang bị đầy đủ  đồ  dùng, trang thiết bị, sách tham khảo, tài liệu phục vụ  cho hoạt động công tác Đội. * Về phía học sinh Đối với học sinh trường TH Lương Thế  Vinh là một trường thuộc vùng khá  thuân lợi, học sinh dân tộc chiếm số lượng nhiều, đa phần các em là con em nông thôn   và lao động tự do nên các em ít được quan tâm đến hoạt động công tác Đội. Đa phần   học sinh bị  chi phối,  ảnh hưởng về  các môn học của nhà trường. Các em phải tập   trung các môn chính, lo cho thi, lo đánh giá, hơn nữa trong những năm học gần đây các   hội thi do các cấp tổ chức rất nhiều, ngoài việc học tập trên lớp các em phải ôn luyện  để  tham gia các hội thi rất nhiều nên việc tham gia các hoạt động của công tác Đội  còn hạn chế. Trang  11
  12. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học * Về phía phụ huynh Nhiều bậc phụ  huynh còn có những quan niệm chưa đúng về  hoạt động trải   nghiệm sáng tạo. Họ chưa thấy rằng cùng với hoạt động học tập thì việc tham gia các  hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng là một nhiệm vụ, một quyền lợi để  đáp  ứng  những nhu cầu thiết yếu của mỗi học sinh. Vì vậy họ chỉ đầu tư nhiều cho hoạt động  học tập, thu nhận các kiến thức văn hóa, khoa học mà chưa khuyến khích tạo điều  kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của trường, lớp.  * Về phía Tổng phụ trách Đội Năng lực tổ chức các hoạt động vui chơi của tổng phụ  trách Đội còn hạn chế,  chưa đáp ứng được yêu cầu mong muốn. Vì thời gian hoạt động Đội chưa lâu và kinh  nghiệm công tác Đội chưa tích luỹ được nhiều. 2.2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. Trường Tiểu học Lương Thế Vinh nằm trên địa bàn xã Nam Dong, một xã cách  không xa trung tâm huyện CưJút. Do đó được sự  quan tâm của các cấp lãnh đạo nên  cơ sở hạ tầng khá thuận lợi, kinh tế ổn định vậy nên nhà trường cũng thay đổi về mọi   mặt. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo  viên không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, luôn quan tâm đến chất lượng giáo   dục, các hoạt động phong trào đặc biệt là các hoạt động của công tác Đội. Đội ngũ  giáo viên nhà trường tận tụy, yêu nghề, nhiệt tình trong công việc, luôn nỗ lực thi đua   “Dạy tốt – học tốt”, phấn đấu tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh. Nhờ  vậy mà trong những năm qua trường chúng tôi đã đạt được những thành tích đáng  mừng. Tuy vậy tập thể  cán bộ  giáo viên trường tôi cũng luôn đặt ra những mục tiêu  cao hơn và nỗ lực phấn đấu vượt mọi khó khăn để đạt được mục tiêu ấy. Đặc biệt là   trong giai đoạn hiện nay, trường đang phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia mức độ III. Ngay   từ  đầu năm Ban giám hiệu nhà trường đã có kế  hoạch tập trung vào chất lượng mũi  nhọn, các phong trào, phân công công tác hợp lí cho từng giáo viên đảm nhận. Song thực tế  trong quá trình thực hiện chúng tôi cũng gặp phải muôn vàn khó  khăn, đặc biệt là trong việc nâng cao các hoạt động phong trào còn rất nhiều hạn chế.   Giáo viên Tổng phụ trách Đội chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác, năng lực tổ  chức các hoạt động vui chơi của Tổng phụ  trách Đội còn hạn chế. GVCN chưa tổ  Trang  12
  13. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học chức được các trò chơi bổ ích trong giờ học mà hầu như chỉ cung cấp cho các em kiến  thức, kỹ năng nên học sinh thấy rất mệt mỏi và nhàm chán. Các em học sinh không chỉ  lo học tập mà còn phải tham gia rất nhiều hội thi do các cấp tổ chức nên thời gian để  tham gia các hoạt động Đội rất ít. Một số em lại cảm thấy không tự  tin khi giao tiếp  cũng như thể hiện bản thân mình, ngại tham gia các hoạt động Đội, còn lúng túng khi   giải quyết các tình huống. Bên cạnh đó một số  bậc phụ  huynh bắt ép con mình học  quá nhiều, quá tải vì sợ  con mình thua kém bạn bè, không dành thời gian cho con cái  vui chơi, giải trí, nhiều gia đình vì hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, ngoài giờ học trên   lớp về nhà các em còn phải làm rất nhiều việc như: cắt cỏ, chăn trâu, kiếm củi, trông   em nên không tham gia được các hoạt động của Đội…Tất cả  những điều này  ảnh  hưởng rất lớn đến kết quả  rèn luyện, hoạt động công tác Đội và phong trào của Nhà  trường. Để khắc phục thực trạng này cần có sự  phối hợp đồng bộ  không chỉ  Ban giám   hiệu nhà trường, của mỗi giáo viên mà còn cần sự  phối hợp của mỗi học sinh và cả  phụ huynh. Từ thực trạng trên tôi thấy mình cần phải thường xuyên trau dồi kiến thức, kỹ  năng nghiệp vụ, học hỏi bạn bè, đồng nghiệp để kinh nghiệm và các kỹ năng về tổng  phụ trách nhiều hơn, giúp học sinh yêu thích các hoạt động Đội và phong trào của nhà  trường ngày càng đi lên. 2.3. Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng   tạo cho học sinh Tiểu học. 2.3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. Từ thực trạng trên để tạo được sự say mê, yêu thích cho các em khi tham gia các   hoạt động Đội, cũng như các hoạt động  trải nghiệm sáng tạo tôi đã mạnh dạn đưa ra  một số biện pháp giúp các em say mê, tích cực tham gia các hoạt động Đội và các hoạt   động trải nghiệm sáng tạo do Liên đội tổ  chức, các em mạnh dạn, tự  tin hơn rất  nhiều. 2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. Năm học 2018 ­ 2019 bản thân tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công  nhiệm vụ là Giáo viên – Tổng phụ trách Đội. Trang  13
  14. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học Để thực hiện đề tài tôi đã tiến hành khảo sát thực tế học sinh như sau: Tổng số học sinh: 403 em. Nữ: 177.     Dân tộc:86.       Nữ dân tộc: 36. Tổng số lớp: 13. Tình trạng thực tế khi chưa khảo sát:        Dựa vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh Tiểu học là khi đi học các em   chuyển từ  hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Hoạt động vui chơi thì rất   thoải mái, vui tươi, còn hoạt động học tập thì gò bó, bị kiểm soát trong suốt thời gian  học nên rất dễ  dẫn đến học sinh chán không thích các tiết học  ở  trên lớp. Các giáo   viên đứng lớp lại ngại tổ chức các hoạt động học tập dưới hình thức vui chơi. Vì thế  hầu hết học sinh rất ngại giao tiếp, rụt rè, nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin khi đứng tr­ ước đông người. Số liệu thực tế trước khi khảo sát: Trước khi thực hiện sáng kiến tôi đã khảo sát các em bằng cách : Yêu cầu các em  đứng lên trước lớp 15 phút đầu giờ  để  nói về  bản thân mình  (Đối với học sinh lớp 1,2). Yêu cầu các em đứng lên trước lớp 15 phút đầu giờ để kể về bản thân mình và  kể về gia đình mình (Đối với học sinh lớp 3). Yêu cầu các em đứng lên trước lớp 15 phút đầu giờ ( Đối với học sinh lớp 4,5 ).  * Yêu cầu học sinh phải đạt được : Đối với học sinh lớp 1, 2 phải nói được : + Họ và tên học sinh? + Năm nay bao nhiêu tuổi? + Hiện đang sống ở đâu?   + Sở thích của các em?   + Khi nói phải tự nhiên, tự tin. Đối với học sinh lớp 3 phải nói được :   + 5 yêu cầu của lớp 1,2. + Nói được gia đình mình có mấy người? + Các thành viên trong gia đình làm nghề gì? Trang  14
  15. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học + Gia đình mình sống như thế nào? Đối với học sinh lớp 4,5 phải nói được : + Không khí nơi em đang sinh sống có trong lành không? + Nếu không khí có trong lành thì tại sao? + Nếu không khí không trong lành thì tại sao? + Em phải làm gì để bảo vệ môi trường không khí trong lành đó? + Em phải làm những gì để  môi trường nơi em đang sinh sống được trở  nên  trong lành? + Khi nói phải bình tĩnh , tự nhiên. * Qua điều tra, khảo sát tôi thấy kết quả như sau : TSHS HS mạnh dạn, tự tin HS chưa mạnh dạn, tự  HS   rụt   rè   nhút  tin nhát SL % SL % SL % 403 220 54,6 130 32,3 53 13,1 Thực tế cho thấy tâm lí của học sinh Tiểu học là hiếu động, thích vui chơi, thích  hoạt động tập thể  nhưng giáo viên giảng dạy  ở  trên lớp chưa tổ  chức được các trò  chơi bổ ích trong giờ học mà hầu như chỉ cung cấp cho các em kiến thức, kĩ năng nên  học sinh thấy rất miệt mỏi, nhàm chán. Mặt khác một số bậc cha mẹ học sinh bắt ép   con mình học quá nhiều, quá tải vì sợ con mình thua kém bạn bè, không dành thời gian   cho con cái vui chơi giải trí. Nhiều gia đình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, ngoài giờ  học trên lớp về nhà các em còn phải làm rất nhiều việc như : cắt cỏ, chăn trâu, kiếm   củi, trông em ... nên không tham gia được các hoạt động vui chơi có ích. Vì vậy là một  Giáo viên ­ Tổng phụ  trách Đội tôi thấy việc tạo ra cho các em một sân chơi thường  xuyên mà bổ ích là rất cần thiết, nhưng các ngày cho học sinh nghỉ học để tổ chức các  hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong một năm học lại rất hạn chế.  Đứng trước   những hạn chế thực tại, căn cứ vào từng chủ điểm hoạt động do Hội đồng Đội đề ra   trong một năm học tôi mạnh dạn đưa ra một số  biện pháp tổ  chức hoạt động ngoại  khoá nhằm tạo cho các em có sự  say mê, yêu thích, tích cực tham gia các hoạt động   của Liên đội và các cấp tổ chức, mạnh dạn, tự tin trình bày trước tập thể.  Trang  15
  16. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học 2.3.3. Các biện pháp chính Hoạt động vui chơi có thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó  là : Cơ  sở  vật chất, phương tiện hoạt động và đặc biệt là người quản trò, các biện   pháp thực hiện, tổ chức các hoạt động mang tính tập thể  cao, phối hợp chặt chẽ  với   các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Người hướng dẫn hoạt động đòi hỏi cần  phải biết nhiều trò chơi, nhiều loại hình hoạt động, cần phải có cẩm nang ghi chép   các nội dung hình thức hoạt động vui chơi, trong đó có phân ra tên các hoạt động trò   chơi, độ tuổi số lượng người chơi. Tính chất mục đích của hoạt động, luật chơi, cách  chơi, dụng cụ thiết bị. Khi tổ chức một hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần: 2.3.3.1. Công tác tham mưu. Chủ  động tham mưu với Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường về  các biện pháp,   các hoạt động, chỉ ra các mặt mạnh, khắc phục những điểm yếu, để  có cách làm phù   hợp. Chính từ  những việc làm này đã được ban giám hiệu nhiệt tình  ủng hộ. Đó là   việc bố trí thời gian và tạo điều kiện về kinh phí cho các hoạt động.  Ngoài ra, tôi còn tham mưu và bàn bạc cụ thể với Đoàn thanh niên để  Chi đoàn  cử Đoàn viên tham gia tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em. 2.3.3.2. Xây dựng kế hoạch. Sau khi đã tham mưu với Chi bộ  và Ban giám hiệu nhà trường, tham khảo với   các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường. Tức là đã có các điều kiện cần và đủ  để  xây dựng kế  họach, chúng ta tiến hành lập kế  hoạch. Đây là một quá trình quan  trọng, vì nếu không xây dựng được kế hoạch thì chúng ta sẽ không biết tổ chức cái gì,  địa điểm ở đâu, vào thời gian nào?...       Yêu cầu của việc xây dựng kế hoạch:    ­ Mục tiêu của hoạt động. ­ Những nội dung chủ yếu của hoạt động. ­ Địa điểm, thời gian. ­ Tiến độ công việc. ­ Người phụ trách, người kiểm tra đánh giá. ­ Lực lượng tham gia, lực lượng phối hợp. ­ Điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất. Trang  16
  17. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học ­ Dự kiến thời gian hoàn thành. ­ Các phương án dự phòng. ­ Cấp xây dựng kế hoạch. ­ Cập phê duyệt kế hoạch. ­ Những hoạt động vui chơi phải mang tính giáo dục, gây được sự hứng thú cho   học sinh.      ­ Các nội dung của buổi trải nghiệm sáng tạo phải dễ thực hiện, không quá khó   đối với học sinh.       ­ Những nội dung của buổi trải nghiệm sáng tạo Tổng phụ trách phải thuộc và  nắm vững để phổ biến cho toàn bộ giáo viên phụ trách lớp nắm bắt được .      Các bước tiến hành xây dựng kế hoạch.       Bước 1:        Địa điểm diễn ra hoạt động vui chơi trong kế  hoạch ­ các hoạt động vui chơi   bao gồm vui chơi ngoài trời và vui chơi trong nhà. Chính vì vậy chúng ta phải lựa chọn   địa điểm sao cho phù hợp với nội dung trò chơi.       Bước 2:      Lựa chọn trò chơi: Bước này chúng ta phải tham khảo ý kiến của các Đoàn viên  Thanh niên, của các giáo viên phụ  trách lớp....Để  lựa chọn trò chơi cho phù hợp với   đối tượng học sinh. Đó là việc xác định: Hoạt động trò chơi này nhằm mục đích gì?  giáo dục rèn luyện được những mặt nào? có phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh   hay không? Có phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường hay không?....      Bước 3:     Chuẩn bị cơ sở vật chất: Khi đã chọn và xác định được trò chơi thì chúng ta hãy  chuẩn bị ngay những điều kiện về cơ sở vật chất tối thiểu cần thiết cho trò chơi. Cần  chú ý tính đến các điều kiện khác như: Người phục vụ chơi, sân chơi, nhà chơi.... sao   cho đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản. Trong công việc chuẩn bị  cũng  phải chú ý tới các món quà tặng cho người dự chơi và người thắng cuộc, hoặc phần   thưởng cho các tập thể cá nhân để nhằm động viên kịp thời. 2.3.3.3. Thành lập tự quản trò. Trang  17
  18. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học      Để  làm tốt được điều này, chúng ta đặc biệt chú ý đến các đối tượng là Đoàn   viên, giáo viên trẻ  có năng lực, có giọng hát hay, có sức khoẻ  và nhanh nhẹn...Trong  quá trình tổ chức các hoạt động vui chơi, thường có một người đóng vai trò trung tâm   để  điều khiển hướng dẫn thu hút người chơi, là trọng tài của cuộc chơi. Người đó  được gọi là người quản trò.      Để mỗi hoạt động, mỗi trò chơi là điều mới mẻ nhằm hướng học sinh vào hoạt  động một cách sôi nổi và hào hứng, tự  tin thì người quản trò phải nói năng, diễn đạt   ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, vui tươi. Đặc biệt là phải kiên trì để trở  thành hạt nhân  linh hồn của các hoạt động. Nghĩa là phải hăng hái, gây không khí hứng thú sôi động  cho cuộc chơi. Nhưng người quản trò cũng phải biết dừng lại đúng lúc, khi các em còn  đang ( thèm thèm) có như thế  lần hoạt động sau sẽ  có hứng thú và mong muốn được  chơi.      Người quản trò phải biết kết hợp hài hoà giữa nói và thực hiện động tác và có  khả  năng nói như người kể chuyện. Ngoài ra quản trò cần có giọng nói to, dõng dạc,   thể hiện được sức mạnh truyền cảm làm rung động tâm hồn các em. Nếu kết hợp tốt  được giọng điệu và nét mặt vui tươi hài hước thì hoạt động vui chơi sẽ  có tác dụng   rất nhiều. 2.3.3.4. Biện pháp thực hiện.   Tôi thường tham mưu với Chi bộ, Ban giám hiệu Nhà trường để lập kế hoạch  ''  hoạt động ­ vui chơi''' hàng tuần, hàng tháng theo các chủ điểm, chủ đề thích hợp như:   Tổ chức thi đọc và làm theo báo Đội, thi nét đẹp Đội viên, thi cắm hoa, thi kể chuyện   Bác Hồ, thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20­11……   Hào hứng sôi nổi hơn cả là thi hội Mâm cỗ, hội diễn văn nghệ, thi các trò chơi   dân gian, thi vẽ tranh. Trong suốt năm học đã lôi cuốn được đông đảo học sinh tham  gia các cuộc thi này.     Sau những giờ học buổi học, mệt nhọc, căng thẳng, hiểu được điều này, tôi đã   bàn với các giáo viên phụ trách lớp và ban chỉ huy liên Đội. Tổ chức cho các em được   vui chơi một số  trò chơi như: giấu khăn; con thỏ; làm theo tôi nói đừng làm theo tôi  làm, tập múa hát dân vũ....vào giữa giờ  hoặc 15 phút cuối tuần. Các trò chơi, hoạt   Trang  18
  19. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học động này ít nhiều đã gây được sự  hứng thú cho các em  ở  mỗi buổi học, một số  em   tham gia đi học đều hơn.      Để  một trò chơi được thực hiện tốt, tôi thường tiến hành theo các bước như  sau:      + Bước 1: Tập hợp đội ngũ, bố  trí đội hình, chuẩn bị  các dụng cụ, người hỗ  trợ.      + Bước 2: Trình bày trò chơi, luật chơi.      + Bước 3: Hướng dẫn mẫu hoặc mời mẫu chơi thử để các em làm quen với trò  chơi.      + Bước 4: Chơi thật và tính điểm thi đua.      + Bước 5: Tuyên bố  kết quả  để  các em tự  nhận xét sau đó tuyên dương khen   thưởng. 2.3.3.5. Phát huy vai trò của phụ trách nhi đồng, phụ trách đội. Trong nhà trường tiểu học hiện nay, nhiệm vụ phụ trách nhi đồng, phụ trách đội  đều được giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Vì vậy, phụ trách nhi đồng, phụ trách đội   có vai trò, chức năng và nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động   trải nghiệm sáng tạo. Phụ trách nhi đồng, phụ trách đội là người trực tiếp chỉ đạo, cố  vấn và giúp các em hoàn thành được những kỹ  năng cơ  bản như: Kỹ  năng giao tiếp,  hoạt động, tự  nhận thức bản thân mình, kỹ năng xây dựng quan hệ cá nhân. Để nâng  cao chất lượng hoạt động trải nghiệm sáng tạo một cách toàn diện và đồng bộ  phụ  trách nhi đồng và phụ trách đội cần: ­ Giáo dục cho thiếu nhi có một thái độ  đúng đắn đối với chương trình hoạt   động trải nghiệm sáng tạo: Cung cấp sẵn chủ  đề  và nội dung hoạt động. Không chỉ  chú ý đến đối tượng học sinh mà cần phải chú ý đến nối quan hệ với gia đình – xã hội  để phối hợp có hiệu quả trong việc học tập của các em. ­ Phát huy vai trò của Ban chỉ  huy Đội trong việc chọn lựa, đề  cử, giao nhiệm   vụ cho các thành viên trong chi đội tổ chức thực hiện theo kế hoạch của phụ trách nhi   đồng, phụ trách chi đội. Để  hoạt động trải nghiệm sáng tạo thực sự  là một sân chơi bổ  ích, đầy thú vị  của học sinh, phụ trách nhi đồng, phụ trách đội phải hướng dẫn, chỉ đạo, cố  vấn các  Trang  19
  20. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học em thực hiện tốt. Yếu tố quyết định là sự nỗ lực của các em, sự định hướng của phụ  trách nhi đồng, phụ trách đội hay nói cách khác là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. 2.3.3.6. Kết hợp hài hòa trong việc thực hiện các phong trào thi đua. Ngay từ  đầu năm học Hiệu trưởng cùng với công đoàn nhà trường phát động  phong trào thi đua Xây dựng Trường học thân thiện, Học sinh tích cực được triển khai   rộng rãi trong cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh.  Ngoài việc quy định về  thực hiện chương trình các nội dung hoạt động ngoài  giờ lên lớp qua công tác thi đua của trường. Hàng tháng Liên đội sơ kết nhận xét đánh  giá tuyên dương những học sinh đạt thành tích  xuất sắc về  hoạt động xây dựng tập  thể  lớp, do tập thể  bình chọn. Ngoài ra, tổ  chức và thực hiện tốt phong trào thi đua  “Tuần học tốt”, “Hoa chăm ngoan ”. Mỗi lớp đăng ký xây dựng lớp học, trường học  thân thiện, học sinh tích cực phù hợp với tình hình của lớp, được tập thể học sinh bàn  bạc và thống nhất đăng ký đầu năm.          2.3.3.7. Tổ chức các hoạt động mang tính tập thể cao. Thông qua các hoạt động của lớp, Đội Thiếu niên kết hợp với Nhà trường tổ  chức cụ thể như sau: Các chủ điểm thường thực hiện ở trường tiểu học bao gồm :            2.3.3.7.1.Chủ điểm 1: Truyền thống nhà trường            Thời gian thực hiện : Tháng 9 – 10.            * Yêu cầu giáo dục:            – Giáo dục sự hiểu biết về trách nhiệm của người học sinh với truyền thống  của nhà trường.  – Rèn luyện nề nếp, thói quen tốt ở người học sinh tiểu học.  – Bồi dưỡng tình cảm, thái độ đối với trường lớp.            * Các hình thức hoạt động: – Tổ chức tập duyệt đội hình chuẩn bị cho lễ Khai giảng năm học mới.  – Lễ Khai giảng năm học mới.  – Học tập nội quy nhà trường.  – Ôn luyện các bài hát đã được học từ năm học trước. – Tìm hiểu những nhiệm  vụ trọng tâm, những chỉ tiêu chính của năm học mới, hướng phấn đấu của bản thân và  Trang  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2