intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 5

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

40
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm nghiên cứu, đề xuất áp dụng với mong muốn là được bổ sung, điều chỉnh về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hiện nay để phù hợp với quá trình đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và phù hợp với thực tiễn giáo dục hiện nay của nhà trường; góp phần duy trì số lượng được giao luôn đạt 100%; từng bước nâng cao kĩ năng sống, kĩ năng học tập và lao động cho các em học sinh lớp 5.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 5

  1. I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh   lớp 5. 2. Đồng tác giả 2.1. Họ và tên: Ngô Mạnh Hùng, Năm sinh: 12/12/1979, Nơi thường trú: Khu 5B, thị trấn Than Uyên, Than Uyên, Lai Châu, Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học, Chức vụ công tác: Phó Hiệu trưởng, Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Mường Mít, Điện thoại: 0358059012, Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến 40%. 2.2. Họ và tên: Trịnh Thị Oanh, Năm sinh: 02/9/1990, Nơi thường trú: Khu 5B, thị trấn Than Uyên – Than Uyên ­ Lai Châu, Trình độ chuyên môn: Cao đăng Ti ̉ ểu học, Chức vụ công tác: Giáo viên, tổ khối trưởng khối 4+5, Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Mường Mít, Điện thoại: 0985705486, Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến 30%. 2.3. Họ và tên: Đỗ Huy Thông, Năm sinh: 24/4/1977 Nơi thường trú: bản Giao Thông, Mường Cang – Than Uyên ­ Lai Châu, Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học, Chức vụ công tác: Giáo viên, Nơi làm việc: Trường Tiểu học xã Mường Mít, Điện thoại: 0987595114,
  2. Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến 30%. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến  Hoạt động trải nghiệm. 4. Thời gian áp dụng sáng kiến Từ ngày 12 tháng 9 năm 2019 đến ngày 15 tháng 06 năm 2020 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường Tiểu học xã Mường Mít, Địa chỉ: xã Mường Mít, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Điện thoại:   II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến 1.1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến Năm học 2019 ­ 2020, trường Tiểu học xã Mường Mít có 17 lớp/359  học sinh, riêng lớp 5 có 3 lớp/79 học sinh. Đội ngũ nhà trường có 39 đồng chí,  trong đó giáo viên 32 đồng chí. Trong năm học này có 23 đồng chí đạt giáo   viên dạy giỏi cấp trường. Giáo viên giảng dạy lớp 5 có kiến thức, trình độ  chuyên môn tốt. Cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị tối thi ểu đảm bảo   phục vụ tốt cho việc dạy và học. Nhà trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ  I tháng 12/2018. Để  đạt  được các tiêu chuẩn của trường chuẩn, nhà trường đã nỗ lực phấn đấu trong   tất cả các hoạt động. Và một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đó  là đổi mới công tác quản lý, đổi mới công tác dạy – học nhằm nâng cao chất   lượng giáo dục. Cho nên các năm qua, chất lượng giáo dục của nhà trường   đều hoàn thành và vượt chỉ tiêu đề ra, không có học sinh lưu ban. Bên cạnh những thành tích đã đạt được thì công tác giáo dục, giảng dạy  và tổ  chức các hoạt động học tập, hoạt động ngoài giờ... của nhà trường  
  3. trong những năm gần đây vẫn còn có những hạn chế  đó là: chưa đẩy mạnh  các hoạt động thực hành gắn với lý thuyết; chưa tổ chức được nhiều các hoạt   động có tính trải nghiệm trong và ngoài tiết học; chưa tổ  chức được nhiều   tiết học, buổi học gắn với công việc thực tế, tình huống thực tế  và gắn với  thiên nhiên ở địa phương.  Thống kê về chuyên môn cuối năm học 2018 ­2019 cho thấy tổ khối 5   đã thực hiện nội dung dạy học gắn với trải nghiệm  ở trong và ngoài tiết học  còn rất ít và hiệu quả thấp, chưa mang lại được nhiều kĩ năng sống cũng như  các kĩ năng tự  học, tự  phục vụ  cho bản thân các em.  Ở  các nội dung trải   nghiệm trong giờ học, các em chưa có sự hứng thú trong học tập và chưa chủ  động tham gia vào các hoạt động thực hành trải nghiệm đó. Kết quả cuối năm học 2018 ­2019: Hình thức tổ chức  Số tiết Số học sinh  Ghi chú trải nghiệm tham gia Trong tiết học 14 tiết 75 HS/3 lớp Ngoài tiết học 5 tiết 75 HS/2 lớp 5A3 không có tiết Trong các sự kiện, ngày lễ. 3 hoạt động 75 HS/3 lớp Từ  những biện pháp, số  liệu và kết quả  nêu trên của năm học 2018   ­2019, nhóm tác giả chúng tôi nhận thấy cần phải thay đổi về  nội dung giáo  dục, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh  trong đó có trải nghiệm sáng tạo; lôi cuốn học sinh đến trường đảm bảo tỉ lệ  chuyên cần; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục; từng bước nâng cao các   kĩ năng về đời sống, học tập và lao động cho các em.  1.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến Các giải pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp   5 mà nhóm tác giả nghiên cứu, đề  xuất áp dụng với mong muốn là được bổ  sung, điều chỉnh về  nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hiện nay để  phù hợp với quá trình đổi mới giáo dục phổ  thông nói chung và phù hợp với  thực tiễn giáo dục hiện nay của nhà trường; góp phần duy trì số lượng được 
  4. giao luôn đạt 100%; từng bước nâng cao kĩ năng sống, kĩ năng học tập và lao   động cho các em học sinh lớp 5. Với  việc quyết tâm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh lớp 5 ,  nhóm tác giả chúng tôi đã quyết định chọn sáng kiến “Một số biện pháp tổ chức  hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 5 ” để thực hiện trong năm học  2019 ­ 2020. 2. Phạm vi triển khai thực hiện Giáo viên dạy lớp 5; khối 5 = 3 lớp/79 học sinh, trường Tiểu học xã  Mường Mít, năm học 2019 – 2020. 3. Mô tả sáng kiến a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Giải pháp 1: Tổ chức thực hành, trải nghiệm trong giờ học. * Ưu điểm Được thực hiện ở một số tiết dạy do giáo viên lựa chọn ở một số môn  do giáo viên chủ  nhiệm dạy như: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Hoạt động  ngoài giờ  lên lớp. Nên giáo viên dễ  soạn bài, dễ  tổ  chức các hoạt động cho   học sinh. Do giáo viên tổ chức trong giờ học với một không gian là lớp học, thời   gian tổ chức trong mỗi tiết học nên giáo viên dễ kiểm soát học sinh học tập. Về biện pháp tổ chức, trong một số tiết học của một số môn học, giáo   viên nghiên cứu trước về  nội dung kiến thức mới cần cung cấp, bài tập nào  đó, tình huống nào đó hoặc câu hỏi liên hệ  thực tiễn cần cho học sinh thực   hành. Tiến hành áp dụng một số  hình thức trải nghiệm vào nội dung đó để  học sinh được vận dụng thực hành, trải nghiệm nhằm cung cấp hoặc củng   cố kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Với phương pháp này, giáo viên giảng dạy sẽ đưa ra một khuôn mẫu có  sẵn và chỉ đạo học sinh thực hiện theo những khuôn mẫu có sẵn đó. Học sinh  
  5. được thực hành, vận dụng và liên hệ thực tế ngay tại thời điểm học nội dung   kiến thức đó theo khuôn mẫu của giáo viên đề ra.  Như  vậy, giáo viên nắm được những điểm mạnh, điểm yếu của từng  học sinh hoặc nhóm học sinh một cách trực tiếp thông qua mỗi nội dung do   giáo viên đưa ra. Giáo viên ít phải xử lý các tình huống phát sinh do học sinh   đặt ra. * Ví dụ 1, trong giờ học môn Toán lớp 5 (bài tập 2/trang 14 tiết Luyện   4 2 tập), yêu cầu của bài là so sánh hai hỗn số   3 ... 3 . Giáo viên cho học sinh  10 5 được trải nghiệm bằng hình thức thảo luận nhóm đôi để nêu ra được tại sao   hai hỗn số  đó bằng nhau. Học sinh tiến hành thực hành, trải nghiệm bài tập   đó bằng hình thức thảo luận nhóm, rồi đưa ra các kết luận về  các vấn đề:   tính toán theo các bước như thế nào, so sánh phần nào của hỗn số, rồi phân số  nào lớn hơn.... Như  vậy giáo viên sẽ  kiểm soát được cách làm bài của học  sinh theo ý mình định sẵn. * Ví dụ  2, trong môn Khoa học 5, bài Vệ  sinh  ở  tuổi dậy thì trang 18.  Giáo viên yêu cầu học sinh lập thành 2 nhóm nam và nữ  riêng biệt. Cho học   sinh thảo luận các câu hỏi về: cách ăn mặc, vệ  sinh thân thể, thói quen của   nam giới (hoặc nữ  giới) trong đời sống. Sau thời gian thảo luận, các nhóm  nam, nữ  báo cáo kết quả  trước lớp. Lúc đó, giáo viên kết luận và gợi ý một  số  biện pháp để  giữ  gìn sức khỏe của bạn nam (bạn nữ) như cách ăn uống,   cách vệ sinh, ăn mặc, vui chơi... cho cả lớp biết.  * Ví dụ 3, trong phân môn Tập làm văn (Tiếng Việt 5) bài Luyện tập tả  cảnh/trang 14/TV5/tập 1. Bài tập 2­ Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng  ở sân trường em. Giáo viên tổ chức cho học sinh ra sân trường để trải nghiệm  bằng hình thức tham quan trực tiếp sân trường và trả  lời các câu hỏi có sẵn  vào phiếu như: Em quan sát sân trường vào buổi nào? Em quan sát  được  những sự  vật gì? Em quan sát bằng những giác quan nào? Hình  ảnh nào em  thấy  ấn tượng nhất?... Cuối buổi trải nghiệm đó, học sinh sẽ  báo cáo trực 
  6. tiếp kết quả theo mẫu mà giáo viên đưa ra. Như vậy với biện pháp này, giáo   viên sẽ  đánh giá được em nào có kiến thức, kĩ năng viết được dàn ý, em nào   chưa biết để có biện pháp hướng dẫn dạy lập dàn ý cho học sinh. Đồng thời  nhờ  có việc tham quan, học tập ngoài trời học sinh cũng thấy thoải mái, vui  vẻ hơn. * Nhược điểm Xét về  thời gian, thầy và trò chỉ  làm việc trong thời gian của mỗi tiết  học; về không gian, các hoạt động bị bó hẹp trong khuôn khổ không gian của   một lớp học hoặc nhà trường. Dẫn đến giáo viên và học sinh chỉ  được hoạt   động thực hành trải nghiệm với một quy mô nhỏ và thời gian hạn chế. Về cách tổ chức, ở mỗi tiết học, giáo viên cần phải lựa chọn hình thức  trải nghiệm phù hợp để tổ chức cho học sinh được học tập, vận dụng. Giáo   viên phải chủ động xây dựng chi tiết kịch bản hoạt động; dự  kiến trước các  tình huống xảy ra; xây dựng khung kiến thức, kĩ năng cần đạt  ở  mỗi nội   dung; tự đánh giá kết quả đạt được của học sinh sau hoạt động trải nghiệm...  Về  kết quả  hoạt động, giáo viên sẽ  mất nhiều thời gian, công sức để  tổ chức hoạt động mà không huy động được sự góp sức của học sinh tham gia  vào kế  hoạch của giáo viên. Với học sinh, các em chỉ  được tham gia vào các   hoạt động trải nghiệm của giáo viên một cách máy móc theo mẫu của giáo  viên mà không tự  tư  duy, sáng tạo theo cách của riêng mình. Dẫn đến việc   học sinh tham gia trải nghiệm ít được tương tác với giáo viên, với bạn bè; giờ  học sẽ  nặng nề  hơn; các em ít được rèn luyện kĩ năng, khó liên hệ  thực tế  cho bản thân. Về nhân lực tổ chức thực hiện, do giáo viên chủ nhiệm thực hiện. Giáo   viên thực hiện nội dung gì, như  thế nào... thì thầy cô tự lên phương án và tự  tổ chức cho riêng lớp của mình để thực hiện. * Ví dụ 1, để xử  lý một số  tình huống thực tế liên quan đến toán học,  các em thường vận dụng máy móc theo một công thức hay quy tắc nhất định  
  7. 1 5 đã học. Chẳng hạn: Để  so sánh hai số   1  với   thì học sinh làm nhanh, làm  4 4 đúng. Nhưng đưa ra bài toán dạng “Hãy so sánh chiều cao của hai bạn. Biết  1 bạn Minh cao 1m 25cm, bạn Hòa cao   1 m”. Thì học sinh loay hoay không  4 biết tính thế  nào... do giáo viên chưa áp dụng trải nghiệm bằng tình huống   thực tế của 2 con người thật, chưa sử dụng dụng cụ đo để chứng minh, chưa   hướng dẫn cách quy đổi giữa các đại lượng... * Ví dụ  2, cũng  ở  môn Khoa học bài Vệ  sinh  ở  tuổi dậy thì trang 18.  Giáo viên yêu cầu học sinh lập thành 2 nhóm nam và nữ  riêng biệt thảo luận  theo câu hỏi thì chưa phù hợp, mới chỉ có lý thuyết mà chưa có giáo viên nữ  hướng dẫn riêng cho các bạn nữ, giáo viên nam hướng dẫn các bạn nam về  cách hướng dẫn học sinh tự thực hành như: cách ăn uống, vui chơi, ăn mặc,  cách vệ sinh cá nhân... cho nên với giải pháp này thì học sinh mới chỉ biết về  lý thuyết và chưa được trải nghiệm thực tế để thầy (hoặc cô) giúp đỡ, tư vấn   thêm.  Giải pháp 2: Tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học.  * Ưu điểm Các hoạt động thực hành, trải nghiệm có sự  phối hợp của nhiều thầy  cô, các tổ chức trong nhà trường và sự phối hợp của phụ huynh cùng tham gia. Về không gian tổ chức, giáo viên có nhiều lựa chọn về vị trí ở cả trong  và ngoài phạm vi nhà trường để tổ chức trải nghiệm cho học sinh.  Về  thời gian tổ  chức, do tổ  chức ngoài giờ  học nên giáo viên sẽ  có  nhiều thời gian hơn để  các em thực hành, trải nghiệm nhiều nội dung khác   nhau mà không sợ thiếu thời gian. Đồng thời giáo viên cũng dễ xử lý các tình   huống phát sinh khác.
  8. Về biện pháp, hình thức tổ chức, giáo viên có được sự tư vấn, giúp đỡ  từ  nhiều phía khác nhau như  sự  giúp đỡ  của giáo viên cùng khối, của ban   giám hiệu, của tổng phụ trách Đội, của Đoàn thanh niên... Kết quả hoạt động sẽ đa dạng phong phú hơn, đặc biệt là học sinh sẽ  được tham gia nhiều hoạt động do chính các em thực hiện, các em sẽ gần gũi  hiểu nhau hơn, vui vẻ hơn. * Ví dụ 1,  Ở môn Khoa học, sau khi học xong bài 12 ­ Phòng bệnh sốt  rét, bài 13­ Phòng bệnh sốt xuất huyết thì giáo viên tổ chức cho học sinh được  trải nghiệm ngoài giờ học bằng hình thức điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm  môi trường xung quanh điểm trường Trung tâm ở bản Khoang rồi đề ra cách  thực hiện để  làm giảm nguy cơ  ô nhiễm, phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất   huyết. Như vậy, giáo viên sẽ thực hiện như sau: + Xây dựng kế hoạch tổ chức, thảo luận với ban giám hiệu, giáo viên  trong tổ  hoặc điểm trường về  nội dung, cách thức tổ  chức và các điều kiện  khác.  + Giáo viên chia nhóm học sinh; phân công nhiệm vụ cho các nhóm theo   yêu cầu riêng; các nhóm quan sát, thu thập các thông tin theo yêu cầu. + Cuối buổi, học sinh báo cáo lại kết quả, tranh luận, đưa ra các biện   pháp cải thiện mức độ ô nhiễm từ cao xuống thấp để không còn chỗ cho các   loại muỗi sinh sống. Từ đó giảm thiểu được nguy cơ  mắc bệnh sốt rét, sốt  xuất huyết. * Ví dụ 2, Mỗi dịp Tết cổ truyền đến, nhà trường lại tổ  chức cho học   sinh gói bánh chưng để đón Tết, trong đó có các em học sinh lớp 5 và đây cũng  là nhóm học sinh chủ đạo của buổi trải nghiệm.  + Về  cách thức tổ  chức, đây cũng là hình thức trải nghiệm ngoài giờ  học giống như   ở  ví dụ  1 nêu trên. Song với nội dung trải nghiệm gói bánh   chưng, các em lớp 5 vừa phải thực hành làm cho mình những chiếc bánh vừa  phải hướng dẫn các em nhỏ lớp dưới cùng làm bánh chưng.
  9. Từ  hai ví dụ  trên cho thấy hình thức trải nghiệm ngoài giờ  học mang  lại nhiều hiệu quả thiết thực cho các em. * Nhược điểm Thứ nhất, để tổ chức được hoạt động thực hành trải nghiệm ngoài giờ  học, đòi hỏi giáo viên phải có nội dung, cách tổ  chức thật phù hợp với học   sinh. Nếu nội dung, cách tổ chức không phù hợp thì hiệu quả nghiên cứu kiến   thức và thực hành các kĩ năng cần thiết không được nhiều.  Thứ  hai, với học sinh, do các em có tính hiếu động, tổ  chức kỉ  luật   không tốt dẫn đến nguy cơ xảy ra các tai nạn với các em. Thứ  ba, Giáo viên khó nắm bắt được hiệu quả  nghiên cứu, thực hành  của mỗi cá nhân học sinh do các em chủ yếu hoạt động theo nhóm. Và khi báo  cáo, cũng do nhóm trưởng báo cáo. Nên cũng sẽ  có nhiều học sinh chăm làm   việc và nhiều học sinh lười làm việc. * Ví dụ  khi tổ  chức gói bánh chưng, nếu giáo viên hoặc nhóm trưởng  không giao nhiệm vụ cụ thể thì những em biết gói bánh thì sẽ tham gia nhiều  công đoạn của quy trình gói; còn những em không biết gói thường tìm cách   lẩn trốn việc... làm cho hiệu quả buổi trải nghiệm thấp.  b. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến   * Điểm mới  Những giải pháp mới áp dụng tại khối lớp 5 trong năm học này, giúp  cho giáo viên nắm vững được các hình thức tổ  chức trải nghiệm và hướng  đến tổ  chức trải nghiệm sáng tạo cho học sinh được tham gia  ở  cả  trong  những tiết học, ngoài tiết học và các hoạt động ngoài giờ khác. Là một hình thức tổ  chức dạy học theo phương pháp mang tính đổi  mới. Hình thành ở các em các năng lực, phẩm chất cơ bản của người học sinh   mà chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang hướng tới. Giáo viên được phép linh hoạt tổ  chức hoạt động trải nghiệm có tính  sáng tạo ở các bài dựa trên việc nghiên cứu bài học ở mỗi tiết.
  10. Đồng thời đây là biện pháp giúp giáo viên đào tạo được các kĩ năng làm  việc với học sinh. Để  khi tổ  chức các hoạt động ngoại khóa khác, các em là  trợ thủ cho giáo viên trong các hoạt động. Học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm có tính sáng tạo cá nhân   hơn, không bị  ép buộc bởi một khuôn mẫu nào của giáo viên hay người tổ  chức đề ra. * Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ Giải pháp cũ Giải pháp mới Giải pháp 1: Tổ  chức thực hành,  Giải pháp 1. Dạy học trải nghiệm  trải nghiệm trong giờ học. sáng tạo trong giờ học + Phạm vi áp dụng thực hành, trải  + Phạm vi  áp dụng thực hành, trải  nghiệm: áp dụng  ở  một số  tiết, một  nghiệm: áp dụng ở đa số các tiết, các  số môn theo kế hoạch đã xây dựng. môn do giáo viên tự  nghiên cứu xây  dựng dựa trên nghiên cứu bài học. + Cách tổ  chức: giáo viên biên soạn    +   Cách   tổ   chức:   giáo   viên   đưa   ra  kế  hoạch, hướng dẫn học sinh thực   vấn đề  cần thực hành, trải nghiệm;  hiện;   học   sinh   thực   hiện   theo   yêu  học sinh đặt vấn đề  trải nghiệm để  cầu; học sinh báo cáo kết quả; giáo  làm gì, làm như  thế  nào? Học sinh  viên kết luận. báo cáo, so sánh, phân tích và chọn ra  kết quả hợp lý nhất. + Kết quả  thu được: học sinh nắm  + Kết quả  thu được: học sinh nắm  được kiến thức, có được một số  kĩ  được   kiến   thức   cơ   bản,   phát   triển  năng   cơ   bản   theo   định   hướng   của  được   các   năng   lực   của   cá   nhân   và  giáo viên.  năng lực hợp tác nhóm có tính sáng  tạo. Giải pháp 2:  Tổ  chức hoạt  động  Giải pháp 2. Tổ  chức trải nghiệm   trải nghiệm ngoài giờ học.  sáng   tạo   ở   một   số   ngày   lễ,   sự  +   Phạm   vi   áp   dụng:   các   buổi   học  kiện. ngoại khóa, lao động, dã ngoại bên  +  Phạm  vi   áp  dụng:  các   buổi  hoạt 
  11. ngoài không gian lớp học; các buổi  động dưới cờ, hoạt động cuối tuần,  hoạt động dưới cờ, hoạt động cuối  hoạt động tập thể chào mừng các sự  tuần; hoạt động tập thể  chào mừng  kiện, các ngày lễ, ngày Tết. các ngày lễ, ngày Tết. + Cách tổ chức: giáo viên chủ nhiệm  nắm bắt nội dung, hình thức tổ chức  +   Cách   tổ   chức:   với   các   buổi   trải  rồi hướng dẫn cụ  thể  cho học sinh   nghiệm tập trung, sau khi nắm bắt   của lớp thực hiện theo các yêu cầu  các nội dung được nhà trường hoặc  chung do giáo viên đề ra. Liên   đội   phân   công,   giáo   viên   bàn  bạc với học sinh, học sinh bàn bạc  với học sinh để  thực hiện công việc    + Kết quả  thu được: giáo viên dễ  có hiệu quả nhất. kiểm soát được học sinh; ít có sự cố  + Kết quả  thu được: giáo viên nhàn  xảy ra; học sinh ít được tham gia vào  hơn do đã giao cho học sinh; học sinh  quá trình trải nghiệm; tính chủ động,  được thoải mái tham gia vào nhiều  sáng tạo của học sinh lại không có,  các hoạt động tập thể; các em chủ  phụ   thuộc   vào   các   gợi   ý   của   giáo  động, sáng tạo trong cách làm, tạo ra  viên. các sản phẩm độc đáo. Giải pháp 3. Tổ  chức trải nghiệm   sáng   tạo   bên   ngoài   phạm   vi   lớp  học. + Phạm vi  áp dụng: các  buổi quan  sát, đánh giá; hoạt động ngoại khóa,  dã ngoại; nghiên cứu, điều tra, đánh  giá; sáng tác...   + Cách tổ  chức: với các buổi trải  nghiệm ngoài giờ  học  ở  trong hoặc  ngoài phạm vi nhà trường, giáo viên  bàn   bạc   với   học   sinh   về   nội   dung  
  12. thực hiện, tổ  chức kỉ  luật; học sinh  tự thảo luận, đề xuất trong các nhóm  về  cách thực hiện để  thu được kết  quả nhanh và phù hợp. + Kết quả thu được: học sinh sẽ hào  hứng hơn so với học trong lớp; được  tham   gia   vào   nhiều   các   hoạt   động  tập   thể;   học   sinh   có   tâm   thế   chủ  động,  sáng  tạo  theo  cách  của   riêng  mình mà không phụ  thuộc vào giáo  viên.  * Các giải pháp mới đã thực hiện Giải pháp 1. Dạy học trải nghiệm sáng tạo trong giờ học  * Điểm mới Dạy học trải nghiệm sáng tạo trong giờ học do giáo viên thực hiện dựa  trên việc nghiên cứu bài học của từng tiết học, của từng môn. Để  tiết học  nào các em cũng được luyện tập, trải nghiệm và hướng đến trải nghiệm sáng   tạo.  Quá trình thực hiện, giáo viên luôn đặt ra các vấn đề  mới để  học sinh   được thực hành, trải nghiệm. Học sinh luôn đặt câu hỏi trải nghiệm để  làm  gì, làm như thế nào, làm với ai, làm ở đâu... ?  Qua các hoạt động đó, giáo viên sẽ nắm chắc được mức độ  nhận thức  của học sinh và đánh giá đúng năng lực, phẩm chất của các em. * Cách thực hiện Thứ nhất, nghiên cứu nội dung bài học. Trước khi dạy bất cứ  bài học nào, giáo viên cần phải nắm được nội  dung kiến thức, kĩ năng, thái độ  cần đạt của bài đó; đáng giá khả  năng học  tập,   tiếp   thu   của   học   sinh;   chuẩn   bị   các   phương   án,   hình   thức   dạy   học;  
  13. phương tiện dạy học... qua đó để  đưa ra phương pháp dạy học, hình thức tổ  chức thực hành, trải nghiệm ở bài đó cho phù hợp với học sinh. Thứ  hai, xây dựng phương án tổ  chức thực hành, trải nghiệm ở mỗi bài  học. Mỗi bài dạy, đều có các nội dung kiến thức bài học mới, thực hành và   liên hệ mở rộng. Chính vì vậy, giáo viên nghiên cứu kĩ bài học, lựa chọn nội  dung  nào cần được thực hành, trải nghiệm trong bài để  qua đó giúp các em  chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mới hoặc củng cố  kiến thức, kĩ năng đã học.   Mỗi bài, mỗi nội dung đều có các phương án thực hành, trải nghiệm khác   nhau. Đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn phương án phù hợp nhất để  đạt hiệu   quả  cao. Ví dụ  cùng trong cùng phân môn Tập làm văn với kiểu bài “Thuyết  trình tranh luận” thì nhóm tác giả chọn hình thức thực hành, trải nghiệm theo   nhóm với từng chủ đề khác nhau, mỗi nhóm một chủ đề riêng để các em thực   hiện; còn nếu dạy kiểu bài văn “Miêu tả người” thì cho các em quan sát cùng  một “mẫu chung” nhưng thực hành viết bài theo cá nhân. Như  vậy với cách   thực hành trải nghiệm theo nhóm thì các em sẽ  được hợp tác với nhau để  cùng giải quyết một vấn đề  chung; còn với hình thức trải nghiệm cá nhân,  các em sẽ có bài văn tả khác nhau, có tính sáng tạo của riêng mình. Thứ ba, tổ chức thực hành, trải nghiệm. Đây là bước quan trọng, then chốt để hình thành các kĩ năng, chiếm lĩnh  tri thức và các bộc lộ thái độ làm việc của học sinh. Ở mỗi bài hay mỗi nội dung khác nhau, giáo viên dựa vào kế hoạch đã  xây dựng (chuẩn bị ở giáo án), giáo viên tổ  chức cho học sinh tiến hành thực  hành, trải nghiệm như sau:  + Giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề; mục tiêu cần đạt. + Học sinh tự nghiên cứu cá nhân về giải pháp, kết quả đạt được; tranh  luận về tình huống, giải pháp tối ưu để đạt được theo mục tiêu; nhóm thống  nhất ý kiến, nêu cách thực hiện và kết quả trước lớp.
  14. + Giáo viên dẫn dắt, để  học sinh phát hiện và nêu ra được cách thực   hiện hiệu quả nhất được cả lớp công nhận. Thứ tư, đánh giá sau thực hành, trải nghiệm. Sau quá trình trải nghiệm, giáo viên nêu lại nhiệm vụ, mục tiêu cần đạt  của hoạt động; đánh giá kết quả  hoạt động (các kiến thức, kĩ năng, thái độ  làm việc của học sinh đạt được) so với yêu cầu, mục tiêu đề ra; tuyên dương   nhóm, cá nhân thực hiện tốt; động viên, giúp đỡ các bạn còn hạn chế. * Ví dụ  1, tổ  chức cho học sinh trải nghiệm môn Toán 5/trang 55, bài  Nhân một số thập phân với một số tự nhiên; nhóm tác giả thực hiện như sau:  + Lên kế hoạch tổ chức cho học sinh trải nghiệm  ở ví dụ 1 “Hình tam  giác ABC có ba cạnh dài bằng nhau, mỗi cạnh dài 1,2m. Hỏi chu vi của tam   giác đó bằng bao nhiêu mét?” + Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân “tính chu vi của tam giác ABC”. + Học sinh trình bày kết quả, chia sẻ cách thực hiện tính chu vi tam giác  trong nhóm 4; thảo luận về cách thực hiện tính chu vi nhanh nhất, có kết quả  đúng nhất. + Giáo viên dẫn dắt, chủ  trì để  học sinh nêu ra được cách thực hiện  phép tính nhân dạng 1,2m x 3. + Giáo viên hỏi: “Khi nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm  thế nào?”; đưa ra các ví dụ: 3,5 x 3 hoặc 12,8 x 3 để học sinh thực hành củng  cố cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên. * Ví dụ  2, tổ  chức thực hành, trải nghiệm trong tiết Luyện từ  và câu  (Tiếng Việt 5/trang 87) theo chủ đề “Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên”, nhóm tác  giả thực hiện như sau: + Giáo viên thay thế yêu cầu Bài tập 3 từ nội dung câu hỏi là “Dựa theo  cách dùng từ ngữ ở mẩu chuyện nêu trên, viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả  một cảnh đẹp của quê hương em hoặc nơi em  ở” thành nội dung cần thực  hành, trải nghiệm là “Thứ  nhất, mỗi nhóm tìm các từ  ngữ  miêu tả  về  thiên 
  15. nhiên; thứ hai, từ các từ ngữ tìm được ở mỗi nhóm hãy viết một đoạn văn tả  một cảnh đẹp về thiên nhiên mà em thích”. + Để hoàn thành yêu cầu, học sinh tiến hành thảo luận, tương tác theo   nhóm 4. Mỗi nhóm tìm các từ ngữ miêu tả  về thiên nhiên, không giới hạn số  từ tìm được. Sau đó giữa các nhóm tương tác với nhau để  kết luận những từ  ngữ  nào thuộc chủ  đề  thiên nhiên, những từ  nào không thuộc chủ  đề  thiên  nhiên. Bước tiếp theo là học sinh làm việc cá nhân viết đoạn văn tả một cảnh   đẹp về  thiên nhiên mà em thích. Sau khi học sinh viết xong, đại diện mỗi   nhóm cử một em sẽ đọc trước lớp bài của mình để  cả  lớp cảm nhận và chia  sẻ cách dùng từ ngữ đã thuộc chủ đề thiên nhiên hay chưa. + Giáo viên nêu lại yêu cầu từng nội dung và mục tiêu cần đạt để học  sinh tự  nhận xét mình và nhận xét chéo bạn về  kết quả  đạt được. Học sinh   cùng tương tác với giáo viên và học sinh tương tác với học sinh trong hoạt   động này. + Cuối cùng là giáo viên đánh giá kết quả  đạt được, tuyên dương các   nhóm, cá nhân hoàn thành tốt; giúp đỡ các cá nhân còn chậm khi tham gia các  hoạt động. * Ví dụ 3, tổ chức trải nghiệm trong tiết đọc thư  viện bằng hình thức  sáng tác: sáng tác ra các tác phẩm văn học, tác phẩm mỹ thuật.  Ở hoạt động  này, nhóm tác giả tổ chức như sau: + Sau khi cho học sinh tham gia các hoạt động đọc; bước tiếp theo, giáo  viên tổ chức cho học sinh tham gia sáng tác. Giáo viên nêu nội dung sáng tác,  yêu cầu cần đạt ở mỗi nội dung. + Tổ chức trải nghiệm theo sở thích với hình thức nhóm hoặc cá nhân;  có thể sáng tác câu chuyện ngắn, có thể vẽ một bức tranh thể hiện được nội  dung chính câu chuyện vừa đọc. + Học sinh trưng bày và giới thiệu về tác phẩm. + Giáo viên tuyên dương, động viên để các em hứng thú hơn ở tiết sau.
  16. * Ví dụ 4, tổ chức thực hành, trải nghiệm trong tiết Khoa học lớp 5, bài   Phòng tránh bị xâm hại/trang 38, nhóm tác giả thực hiện như sau: + Tổ chức hoạt động trải nghiệm đóng kịch theo nội dung ứng phó với   các tình huống xâm hại có thể  sảy ra như: gây gổ  đánh nhau, xâm hại tình  dục, dụ dỗ bắt cóc... + Lớp tự phân công nhóm đóng tiểu phẩm; nhóm tiểu phẩm có nhân vật  chính, các nhân vật phụ diễn lại nội dung các tình huống do giáo viên đưa ra. + Các bạn học sinh bên dưới thảo luận, đưa ra các tình huống phòng  tránh xâm hại, cách xử lý khi bị xâm hại. Các em liệt kê các tình huống, cách  xử  lý phù hợp nhất và liên hệ  với bản thân khi  ở  nhà,  ở  trường và ngoài xã   hội.  + Giáo viên kết luận những tình huống chưa phù hợp, tình huống xử lý  phù hợp và nhắc nhở học sinh cần cẩn thận để tránh bị xâm hại. + Giáo viên tuyên dương, nhận xét kĩ năng diễn xuất, các phương án xử  lý của học sinh. Giải pháp 2. Tổ  chức trải nghiệm sáng tạo  ở  một số  ngày lễ, sự  kiện. * Điểm mới  Các hoạt động trải nghiệm có tính sáng tạo của cá nhân cao, được tổ  chức ở các dịp sự kiện lớn như khai giảng, ngày Nhà giáo Việt Nam; các dịp   lễ, tết; các buổi hoạt động dưới cờ, hoạt động cuối tuần... Ở  các buổi trải nghiệm, học sinh được thoải mái tham gia vào nhiều   các hoạt động tập thể; các em chủ  động, sáng tạo trong cách làm, tạo ra các  sản phẩm độc đáo. * Cách thực hiện Thứ  nhất, giáo viên xây dựng kế  hoạch hoạt động phù hợp trong cả  năm học có sự  phối hợp với Tổng phụ  trách Đội, các giáo viên trong cùng  khối lớp hoặc cùng điểm trường và có sự nhất trí của ban giám hiệu.
  17. Thứ hai, Xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng buổi trải nghiệm. Mỗi buổi trải nghiệm tập trung này, nhóm tác giả   đã xây dựng kế  hoạch như sau: + Dự kiến các nội dung, hình thức tổ chức. + Dự kiến thời gian, không gian tổ chức. + Dự kiến các thành phần tham gia, cách xử lý tình huống. + Dự kiến kết quả thu được. + Dự kiến phần thưởng, cách tuyên dương. Thứ ba, tiến hành tổ chức theo kế hoạch đã xây dựng. Sau khi đã có kế  hoạch tổ  chức chi tiết, giáo viên phối hợp với Tổng  phụ trách Đội và các bộ phận liên quan tổ  chức trải nghiệm cho các em theo   sự phân công trong kế hoạch. * Ví dụ 1, tổ chức trải nghiệm sáng tạo chúc mừng ngày Nhà giáo Việt   Nam 20/11, cùng với các lớp khác, lớp 5A2 tiến hành trải nghiệm các nội dung:  + Nhóm I, làm thiệp chúc mừng thầy cô. + Nhóm II, làm các đồ dùng, đồ chơi từ phế thải nhựa, ni lông, vỏ cây... Sau một thời gian thực hiện xong sản phẩm, đại diện các lớp sẽ  tham  gia diễn đàn với chủ  đề  “Tôn sư  trọng đạo, Bảo vệ  môi trường”. Trong đó,  mỗi lớp sẽ  cử  đại diện để  giới thiệu sơ  lược về  lớp của mình, trình bày ý   tưởng, cách làm, ý nghĩa và hiệu quả sử dụng của mỗi một sản phẩm do lớp   mình làm ra. Ban tổ  chức sẽ  có những đánh giá, tuyên dương các ý tưởng sáng tạo  của các em và phát động các phong trào học tập tốt, ngoan ngoãn để  tỏ  lòng  biết ơn thầy cô; phát động các phong trào làm sạch môi trường bằng cách nhét  ni lông vào chai nhựa để  tạo ra các sản phẩm phục vụ  con người, làm đẹp  cảnh quan. * Ví dụ 2, tổ chức trải nghiệm trong buổi sinh hoạt dưới cờ b ằng hình   thức chơi trò chơi với nội dung phòng tránh tai nạn và phòng tránh bệnh học   đường cho học sinh. Nhóm tác giả tổ chức như sau:
  18. + Kết hợp với Tổng phụ  trách Đội lập kế  hoạch chi tiết cho các nội  dung hoạt động buổi sinh hoạt dưới cờ tập trung trong đó có hoạt động chơi  trò chơi Rung chuông vàng; và hoạt động xử lý tình huống với nội dung phòng  tránh tai nạn và phòng tránh bệnh học đường cho học sinh lớp 5. + Xây dựng bộ  câu hỏi rung chuông vàng, câu hỏi tình huống về  việc  phòng và xử lý tình huống liên quan đến tai nạn, bệnh học đường. + Phân công nhóm học sinh tham gia ban tổ  chức, điều hành các bạn  học sinh tham gia chơi và xử  lý tình huống; giáo viên tham gia với tư cách là  cố vấn cho ban tổ chức để xử lý các tình huống khó. + Ban tổ chức công bố  kết quả; nêu lại một số  biện pháp phòng tránh  tai nạn, phòng tránh bệnh học đường và một số kĩ năng xử lý tình huống. + Giáo viên khen ngợi, tuyên dương và nhắc nhở  để  học sinh được an  toàn trong học tập, vui chơi cũng như trong cuộc sống. Thứ tư, đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi tổ chức trải nghiệm. Sau khi   tổ chức xong, giáo viên cùng học sinh rút kinh nghiệm: những nội dung, công  việc đã làm tốt thì cần phải phát huy cho các em; hướng khắc phục những tồn   tại để các buổi hoạt động trải nghiệm sau có hiệu quả hơn.   Giải pháp 3. Tổ chức trải nghiệm sáng tạo bên ngoài phạm vi lớp  học. * Điểm mới Với giải pháp này, học sinh được tham gia các hoạt động bên ngoài  phạm vi lớp học như sân trường, vườn trường, trạm y tế, ngoài đồng ruộng,   rừng cây, bờ suối... tạo cho học sinh không khí học tập vui vẻ, gần gũi, tự tin  và sáng tạo hơn các giải pháp 1 và 2 đã nêu trên. Quy mô và phạm vi tổ chức rộng hơn cả về nội dung, không gian và thời   gian. Kết quả hoạt động trải nghiệm bằng hình thức này mang tính tập thể. * Cách thực hiện
  19. Thứ nhất, giáo viên xây dựng kế hoạch; kế hoạch có sự phê duyệt của  ban giám hiệu; có sự  nhất trí của các bên liên quan. Trước khi tổ  chức hoạt  động trải nghiệm cần thông báo trước cho học sinh, phụ huynh và các bên liên  quan được biết. Để có sự nhất trí và hỗ trợ cần thiết từ các bên liên quan. Ví dụ  để  tổ  chức trải nghiệm  ở  trạm y tế  xã cần có sự  đồng ý của  người quản lý trạm. Hoặc muốn cho học sinh cắm trại  ở bờ suối cần có sự  nhất trí và hỗ trợ của phụ huynh... Thứ hai, tiến hành tổ chức các hoạt động trải nghiệm tuân thủ các quy  tắc an toàn và các quy định khác. Ví dụ trải nghiệm trong rừng thì không được  mang lửa vào rừng; khi di chuyển không đùa nghịch, xô đẩy nhau; bảo vệ môi  trường... Thứ  ba, thực hiện trải nghiệm phù hợp với nội dung đã lên kế  hoạch   như: điều tra, khám phá, sáng tác, nghiên cứu, cắm trại vui chơi... Thứ tư, rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm; giáo  viên tuyên dương các em đã chấp hành các quy định, có kết quả tốt. * Ví dụ  1: sau khi học xong chủ  điểm Con người với thiên nhiên của   môn Tiếng Việt lớp 5  ở  học kì I, giáo viên tổ  chức cho học sinh được dã  ngoại, nghiên cứu, tìm hiểu về  rừng  ở  địa phương. Nhóm tác giả  tiến hành   như sau: + Xây dựng kế  hoạch, phương án trải nghiệm cụ  thể; xin ý kiến ban  giám hiệu, trưởng bản Khoang, ý kiến phụ huynh về thời gian, địa điểm thực   hiện và một số yêu cầu cần giúp đỡ khác. + Phân công nhiệm vụ  cho học sinh chuẩn bị  các dụng cụ, đồ  dùng,  thực phẩm, nước uống. + Giáo viên gợi ý các vấn đề  cần nghiên cứu, tìm hiểu về  môi trường  rừng cho học sinh được biết. + Học sinh tiến hành dã ngoại, trải nghiệm tìm hiểu, nghiên cứu về  môi trường rừng bằng các hình thức khác nhau như ghi chép, vẽ  tên loài cây,  loài hoa, con vật quan sát được...; sưu tầm mẫu vật như các loại lá, quả, hoa 
  20. của cây trong rừng; trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm về  những gì   mình quan sát, thu thập được; trao đổi biện pháp phòng chống cháy rừng, phủ  xanh, đề phòng côn trùng, động vật cắn... + Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo những gì đã thu thập được qua  buổi trải nghiệm, những đề  xuất của các em về  bảo vệ  môi trường rừng.   Cho học sinh liên hệ những gì các em thấy với các nội dung đã học thuộc chủ  đề  thiên nhiên trong chương trình tiểu học để  các em đánh giá đúng thực  trạng về thiên nhiên về môi trường rừng. + Giáo viên tuyên dương các nhóm, cá nhân thực hiện tốt; nhắc nhở với   các nhóm, cá nhân chưa nghiêm túc trong các hoạt động. * Ví dụ  2, tổ  chức cho học sinh trải nghiệm tham gia sự kiện và kinh  doanh hàng hóa tại sự  kiện Ngày hội bóng đá vui tại trung tâm huyện Than  Uyên. Với hoạt động này, nhóm tác giả thực hiện như sau: + Phối hợp với Tổng phụ trách đội, ban giám hiệu xây dựng kế  hoạch   tổ chức cho học sinh tham gia sự kiện Ngày hội bóng đá vui tại huyện. Nhóm  tác giả thông báo tới ban phụ huynh để được hỗ trợ kinh phí. + Phân công học sinh tham gia các hoạt động theo nhóm sở  trường:  nhóm giao lưu bóng đá, nhóm kinh doanh hàng hóa. Mỗi nhóm chuẩn bị dụng   cụ, đồ dùng, sản phẩm kinh doanh để tham gia ngày hội. + Giáo viên trong quá trình tham gia chỉ là người dẫn dắt, hỗ trợ các em. + Học sinh tham  gia hoạt  động theo nhóm. Nhóm giao lưu bóng đá  chuẩn bị ăn mặc bảo hộ phù hợp; khởi động cơ  thể  tránh trấn thương; tham   gia các trò chơi với trái bóng do ban tổ chức điều hành. Nhóm kinh doanh ghi   chép các sản phẩm kinh doanh; trưng bày sản phẩm hàng hóa; tính toán số  tiền gốc bỏ  ra, số  tiền bán thu về, tính toán số  tiền kinh doanh lỗ  hay lãi; kĩ   năng giao tiếp, ứng xử khi mua bán; những kĩ năng cần biết để bán hàng.  + Giáo viên tổ  chức cho học sinh rút ra bài học kinh nghiệm khi tham   gia các sự  kiện lớn bên ngoài nhà trường. Tuyên dương các em đã tham gia  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2