intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong môn Giáo dục thể chất lớp 3 - Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đạt hiệu quả cao

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:24

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong môn Giáo dục thể chất lớp 3 - Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đạt hiệu quả cao" với mục tiêu đưa trò chơi vào tiết học giúp học sinh yêu thích môn học và nâng cao chất lượng giảng dạy, huấn luyện cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong môn Giáo dục thể chất lớp 3 - Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đạt hiệu quả cao

  1. 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Sinh thời Bác Hồ đã dạy: “Mỗi người dân khỏe mạnh sẽ làm cho xã hội khỏe, mỗi người dân yếu ớt sẽ làm cho xã hội yếu đi một phần. Vì vậy, tất cả mọi người dân hãy hăng hái tham gia hoạt động thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe”. Chính lời dạy của Bác đã thúc đẩy phong trào thể dục thể thao của nước ta phát triển mạnh mẽ. Khẩu hiệu “Khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đã được Đảng và nhà nước ta quan tâm sâu sát. Ngoài việc học tập văn hóa thì phong trào thể dục thể thao trong các nhà trường từ bậc học mầm non đến bậc đại học đã được các nhà trường chú trọng đào tạo hơn rất nhiều. Đặc biệt, theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018(Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018)Theo kế hoạch giáo dụcTiểu học, một năm học có 35 tuầntương ứng với 70 tiết học, mỗi tuần có 2 tiết trong tất cả các khối lớp ở Tiểu học. Bên cạnh đó Phòng giáo dục năm nào cũng phối hợp với Trung tâm văn hóa thông tin thể thao huyện để có kế hoạch tổ chức Hội khỏe Phù Đổng từ cấp trường đến cấp huyện nhằm rèn luyện phong trào thể dục thể thao và tuyển chọn đội tuyển đi thi Thành phố. Từ những hoạt động thực tế đó, bản thân tôi đã nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động thể thao trong nhà trường. Nhưng làm thế nào để học sinh tham gia tập luyện thể dục thể thao trong giờ học đạt chất lượng. Học sinh Tiểu học còn rất hiếu động, nếu chỉ tập luyện thì các em sẽ thấy rất nhanh chán. Qua thực tế giảng dạy môn Giáo dục thể chất nhiều năm trong trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh, tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để tăng thêm hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng các giờ dạy Giáo dục thể chất của nhà trường. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong môn Giáo dục thể chất lớp 3 - chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đạt hiệu quả cao”. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài -Đưa trò chơi vào tiết học giúp học sinh yêu thích môn học và nâng cao chất lượng giảng dạy, huấn luyện cho học sinh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu:Quá trình dạy học học sinh lớp 3 - năm học 2022 - 2023, trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. 3.2. Đối tượng nghiên cứu:Một số biện pháp tổ chức trò chơitrong môn Giáo dục thể chất lớp 3 chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đạt hiệu quả cao. 4. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài này, khi nghiên cứu tôi đã vận dụng các phương pháp sau: - Phương pháp điều tra;
  2. - Phương pháp làm mẫu; - Phương pháp quan sát; - Phương pháp nghiên cứu lý luận; - Phương pháp thực tiễn:Khảo sát thực tế đối tượng học sinh lớp 3 năm học 2022 – 2023. 5. Phạm vi - thời gian nghiên cứu Tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài này từ đầu tháng 9 năm 2022 đến đầu tháng 4 năm 2023.
  3. 3 B.GIẢI QUYÊT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận 1.1. Mục tiêu của tổ chức trò chơi vận động trong dạy học môn Giáo dục thể chất: Trong lịch sử xã hội loài người, đã có một thời kỳ dài con người phải sống bằng săn bắt và hái lượm; đồng thời để tồn tại và phát triển con người còn phải chiến đấu chống lại sự tấn công của muông thú và đấu tranh với các hiện tượng tự nhiên như bão tố lũ lụt, nóng rét, bệnh tật,…. Trong cuộc sống lao động và đấu tranh để sinh tồn ấy có những lúc rất gay go, gian khổ, đôi khi khốc liệt mà con người phải trả giá bằng cả sinh mạng của mình. Nhưng cũng chính trong điều kiện đó, con người đã vươn lên, đã thể hiện tài trí và sức mạnh của mình, mà nhờ đó xã hội loài người đã tồn tại và phát triển như ngày nay. Cũng nhờ khả năng tư duy, ngôn ngữ phát triển mà con người biết tích lũy trong cuộc sống. Nhờ vậy, người ta dần dần nhận thấy được tầm quan trọng của sự chuẩn bị trước về các công cụ lao động, sức khỏe và sự tập luyện những thao tác cơ bản để nhờ đó mà hiệu quả lao động cao hơn. Lúc đầu sự chuẩn bị các thao tác đó mang tính chất tự nhiên dưới hình thức vui chơi và tập luyện, tập luyện mà vui chơi, sau đó người ta dùng trò chơi để dạy cho con cháu, dạy cho lớp người trẻ chuẩn bị cho họ tiếp bước cha anh tham gia tích cực, có hiệu quả vào cuộc sống lao động, đấu tranh cho sự sinh tồn và phát triển của mình. Như vậy sau khi ra đời, trò chơi đã mang ý nghĩa giáo dục rất cao và có một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội loài người. Khi xã hội phát triển ở mức cao hơn, trường học được hình thành và mở rộng. Trường học đã trở thành trung tâm thu hút những mầm non của xã hội, ở đây người ta sử dụng nhiều nội dung, phương pháp để giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ trong đó có trò chơi. Ngày nay cũng vậy, trò chơi trở thành một trong những nội dung, phương tiện, phương pháp giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ nhanh nhất, có hiệu quả nhất đặc biệt ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và tiểu học. 1.2. Vai trò của trò chơi vận động trong môn học Giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học: Hầu hết, những trò chơi vận động được sử dụng trong môn học giáo dục thể chất ở trường tiểu học đã mang sẵn tính mục đích một cách rõ ràng, trong quá trình chơi, học sinh tiếp xúc với nhau, cá nhân phải hoàn thành nhiệm vụ của mình trước tập thể ở mức độ cao, tập thể có trách nhiệm động viên, giúp đỡ cá nhân hoàn thành nhiệm vụ của mình, vì tình bạn, lòng nhân ái, tinh thần tập thể, … được hình thành. Cũng trong quá trình chơi, đã xây dựng cho học sinh tác phong khẩn trương, nhanh nhẹn, tính kỷ luật, sự sáng tạo để hoàn thành
  4. nhiệm vụ với chất lượng cao, … góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh. Do vậy có thể nói trò chơi mang tính tư tưởng rất cao. Chơi là một yêu cầu mang tính sinh học của trẻ em, nhất là tuổi mẫu giáo và học sinh Tiểu học. Có thể nói, vui chơi cần thiết và quan trọng như ăn, ngủ, học tập, … trong đời sống thường ngày của các em. Chính vì vậy, dù được hướng dẫn hay không hướng dẫn, các em vẫn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian, điều kiện chơi. Khi được chơi, các em tham gia hết sức tự giác và chủ động, đây là một yếu tố rất quan trọng trong công tác giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ. Trong quá trình tham gia trò chơi, các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng, như niềm vui khi thắng lợi và buồn khi thất bại, vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân thấy có lỗi khi không làm tốt nhiệm vụ của mình, … Vì tập thể mà các em phải khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho đội trong đó có bản thân mình, đây chính là đặc tính thi đua rất cao của trò chơi vận động. Mỗi trò chơi thường có những quy tắc, luật lệ nhất định, nhưng cách thức để đạt mục đích lại rất đa dạng. Trong khi đó bản thân trò chơi lại mang tính thi đua và sự tự giác rất cao. Vì vậy khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng và sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình. Nhưng cũng có một khía cạnh mà các giáo viên phải quan tâm đó là tránh để các em ham chơi quá, chơi đến mức độ quên cả ăn, học, chơi đến mức quá sức dẫn đến mệt mỏi, trong trường hợp như vậy không những không có lợi cho sức khỏe mà ngược lại còn có hại cho sức khỏe. Đây là một đặc điểm quan trọng theo khía cạnh không hay mà giáo viên phải rất chú ý khi tổ chức cho các em chơi ở trường và hướng dẫn cho các em chơi ở gia đình sao cho hợp lý. 2.Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng của việc tổ chức trò chơi vận động trong giờ Giáo dục thể chất cho học sinh Tiểu học. Qua thực tế giảng dạy, điều tra việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh tôi nhận thấy một số thực trạng như sau: 2.1.1.Thuận lợi Trong cuộc sống hiện nay, nhu cầu thư giãn tinh thần thoải mái thật cần thiết, không phải ngẫu nhiên mà Đài truyền hình Việt Nam lại có biên tập truyền hình giải trí của VTV3 như: Trò chơi âm nhạc, Chiếc nón kì diệu, Hãy chọn giá đúng, Đấu trường 100, … mà mục đích chính vẫn là giúp cho con người được thư giãn sau một ngày làm việc vất vả. Trò chơi là một nhu cầu tâm sinh lí tự nhiên của con người và đặc biệt rất quan trọng đối với tuổi thiếu niên nhi đồng. Về mặt sinh lí, trò chơi đối với các
  5. 5 em là một điều kiện cần thiết để tiếp thu và điều hòa cân bằng những nguồn sinh lực - một đứa trẻ không muốn chơi là hiện tượng sa sút về sức khỏe, ốm yếu về sinh lí. Đứng trên quan điểm giáo dục, trò chơi là một phương tiện giáo dục hấp dẫn thoải mái, giúp các em được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Điều đó rất cần cho cuộc sống tương lai của các em khi các em bước vào đời. Trong thực tiễn: “Trò chơi có một tác dụng rất lớn trong công tác giáo dục nói chung và Giáo dục thể chất nói riêng, trò chơi giúp con người rèn luyện thể chất, rèn luyện tinh thần và các tố chất nhanh, mạnh, khỏe, khéo và tính xã hội”. Về mặtnhà trường: luôn quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh như cung cấp mọi trang thiết bị dạy học như: sách giáo khoa, dụng cụ sân bãi, đồ dùng dạy học cần thiết nhất cho tiết dạy. Ngay từ đầu năm học Phòng giáo dục đã quan tâm tổ chức chuyên đề môn Giáo dục thể chất cho toàn bộ giáo viên trong huyện tạo điều kiện cho giáo viênhọc hỏi kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy cũng như tổ chức một nội dung hay trò chơi có hiệu quả trong một giờ học. Về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, phục vụ tốt cho việc dạy học lớp 3 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Giáo viêncó trình độ chuyên môn, được đào tạo đạt chuẩn, tuổi đời còn trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề. Học sinh đa số ngoan, có ý thức học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của nhà trường. Đa số các bậc phụ huynh quan tâm đến tình hình học tập của con như chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng cần thiết với từng bài học cụ thể,… 2.1.2.Khó khăn: Năm học 2022-2023 trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh được đầu tư xây dựng trường mới, trường phải học nhờ và chia thành hai cơ sở. Do thiếu phòng học nhà thể chất đã được sử dụng chia thành các lớp học, sân trường rộng cũng bị thu hẹp, cây cối bị chặt đi nên thiếu bóng mát cho nhiều lớp cùng một lúc học môn giáo dục thể chất ở ngoài trời. Trong trường có rất nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trong diện hộ nghèo, cận nghèo nên các em không được quan tâm dẫn đến trình độ, thể lực học sinh không đồng đều do đó việc tiếp thu kiến thức cũng như hoàn thành một bài tập vận động sẽ khác nhau.
  6. Sau dich covid 19 học sinh tiếp xúc nhiều với các trò chơi điện tử trong máy tính, điện thoại tạo ra sự ì chệ không thích vận động, không hứng thú tham gia vào môn học. Trò chơi trong chương trình chưa thực sự cuốn hút học sinh. 2.2.Nguyên nhân Năm học 2022-2023 tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn Giáo dục thể chất các lớp 1 và 3. Đối với khối 3 các con học trực tuyến gần 2 năm và chỉ được học trực tiếp 2 tháng cuối của năm học 2021-2022 tôi cảm thấy: - Có những em đến giờ học là hào hứng, rất say mê tập luyện và chơi các trò chơi. Tuy nhiên có những em lười vận động, không có hứng thú tham gia vào các trò chơi. - Trong đầu tôi lúc này đặt ra câu hỏi: Tại sao lớp học trở nên như vậy, tại sao các em không có hứng thú trong giờ học. Phải chăng phương pháp dạy của tôi chưa phù hợp, chưa lôi cuốn hay trò chơi vận động chưa được hấp dẫn? Tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và tôi cũng thấy rằng: + Giáo viên dạy môn Giáo dục thể chất trong trường Tiểu học còn ngại sưu tầm thêm các trò chơi ngoài chương trình học. Chưa mạnh dạn xin bổ sung cơ sở vật chất của các trò chơi để đưa vào giờ học. + Học sinh vẫn còn những em lười vận động, không thích tham gia vào các hoạt động trong giờ. Trò chơi vận động trong chương trình chưa thực sự cuốn hút học sinh. Đó chính là những nguyên nhân gây ra làm lớp học trầm lắng, chưa gây hứng thú cho học sinh. Để khắc phục được thực trạng đó, tôi đã đưa ra một số giải pháp và đã áp dụng vào thực tế, cụ thể kết quả khảo sát như sau: Bảng khảo sát số liệu đầu năm học khối lớp 3 Lớp Tổng số Học sinh chưa có Học sinh chưa Học sinh rất học hứng thú chơi trò mạnh dạn chơi. thích chơi trò sinh. chơi. chơi. 3A1 48 28/48 15/48 35/48 3A2 49 22/49 12/49 30/49 3A3 43 15/43 10/43 25/43 3A4 45 28/45 10/45 22/45 3A5 46 30/46 9/46 29/46 3A6 41 29/41 10/41 18/41 Tổn 272 152 66 159 g Qua kết quả khảo sát thấy được: Học sinh có nhiều lý do chưa muốn tham gia vào các trò chơi vận động trong giờ học Giáo dục thể chất nên tôi đã đưa ra
  7. 7 được một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động gây được hứng thú trong giờ học và đạt được kết quả cao. 3. Các biện pháp tổ chức trò chơi vận động cho học sinh. Trò chơi vận động vừa là phương tiện dạy học, đồng thời cũng là phương pháp tập luyện đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học môn Giáo dục thể chất ở cấp Tiểu học. Giờ học được tổ chức thành nhiều trò chơi vận động hấp dẫn, với phương châm “học mà chơi, chơi mà học” sẽ tạo nên sự vui thích hứng thú của học sinh một cách tự nhiên, giúp cho những học sinh dù không giỏi vận động cũng cảm thấy hứng thú với giờ học. Các trò chơi được tổ chức theo tổ nhóm cũng tăng cường khả năng hợp tác, phối hợp vận động của học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện, hòa đồng, giúp đỡ, hỗ trợ và học hỏi lẫn nhau trong quá trình tập luyện. Qua đó, tăng mật độ vận động trong mỗi tiết học và lâu dài sẽ cải thiện năng lực vận động của học sinh đây là tiền đề quan trọng giúp học sinh nuôi dưỡng niềm yêu thích với các hoạt động vận động, nuôi dưỡng niềm yêu thích với thể thao và có thói quen tập thể dục, vận động hàng ngày, tạo đà cho việc cải thiện nền tảng thể lựcvà phát triển thể chất cho học sinh trong những giai đoạn phát triển tiếp theo. Do vậy tôi xin phép được nêu ra các biện pháp như sau: 3.1. Biện pháp 1: Luôn coi trọng ổn định tổ chức nền nếp học tập cho học sinh. Trước đây mục tiêu chương trình thiên về kiến thức, yêu cầu về kỹ thuật cao. Nay yêu cầu kỹ thuật giảm đi, giáo viên không phải giảng giải nhiều mà chú ý tới khâu tổ chức sao cho học sinh được tập càng nhiều càng tốt. Do đó tổ chức lên lớp một giờ Giáo dục thể chất làm sao thật nhanh nhẹn, trật tự, kỷ luật giảm thời gian chết tối đa, tranh thủ thì giờ cho các em được tập luyện, đảm bảo thời gian cho các phần tiếp theo trong bài đặc biệt là phần trò chơi giáo viên cần tiến hành các bước như sau: 3.1.1. Tập hợp hàng dọc Ở một số tuần đầu năm học, để ổn định một lớp phải mất nhiều thời gian. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nội dung của giờ học. Nguyên nhân học sinh không chú ý là: - Chưa có nền nếp học ở ngoài trời. - Chưa biết cách tập hợp hàng ngũ. Ví dụ: Lệnh tập trung rồi mà học sinh vẫn chạy, vẫn chơivà không có phản ứng gì. Nếu một giáo viên mới hoặc giáo viên không dạy môn Giáo dục thể chất sẽ khó có thể tập trung được. Hiểu được nguyên nhân tôi đã kiên trì hướng dẫn tỉ mỉ từng động tác.
  8. - Khi nghe giáo viên thổi một hồi còi dài, học sinh sẽ ngừng chơi và hướng mắt về phía giáo viên. Lúc đó giáo viên chỉ cần hô to: “Cả lớp chú ý…”! Thành 1 (2,3,4) hàng dọc … tập hợp! Khi đã có khẩu lệnh thì tổ trưởng tổ 1 sẽ rất nhanh chạy về đứng đối diện cách giáo viên 0,6m - 0,8m. Tổ trưởng tổ 2,3,4 lần lượt đứng bên cạnh về phía tay trái của tổ trưởng tổ 1, mỗi tổ cách một cánh tay. Còn các tổ viên đứng đằng sau tổ mình cũng cách nhau mỗi người một cánh tay trái. Như vậy các em đã xếp thành hàng, giáo viên đi kiểm tra, chấn chỉnh rồi nhận xét. Làm nhiều lần như vậy học sinh sẽ tạo thành thói quen nên các em thực hiện rất nhanh, đều và đẹp ở các giờ học sau mà không mất nhiều thơi gian và công sức. 3.1.2. Dóng hàng dọc Như chúng ta đã biết, khi đã thực hiện được tập hợp hàng dọc rồi thì việc dóng hàng quả là khó khăn.Làm thế nào để các hàng ngang, hàng dọc, dóng với nhau thật thẳng thì trước tiên giáo viên cần có khẩu lệnh to rõ ràng: “Nhìn trước… thẳng!”.Khi nghe được khẩu lệnh bạn tổ trưởng tổ 1 giơ tay phải lên cao áp sát mang tai, lòng bàn tay hướng vào trong. Các bạn tổ trưởng tổ 2, 3, 4 giơ tay phải sang ngang, đặt vào chạm vai của bạn tổ bên cạnh mình, mỗi tổ cách một cánh tay. Các bạn tổ viên tổ 1 nhanh chóng giơ tay trái đặt chạm vào vai bạn đứng trước, mắt nhìn vào gáy để dóng hàng. Chừng nào không nhìn thấy bạn ở phía trước mình lúc đó đã là thẳng.Và chỉ có tổ 1 được giơ tay đặt lên chạm vai bạn, các tổ khác nhìn tổ 1 và tổ trưởng của mình để dóng hàng. Khi hàng đã thẳnggiáo viên chỉ cần hô “Thôi!” các em tự bỏ tay xuống. Muốn thực hiện được nhanh như vậy giáo viên phải có những bí quyết: Cần phải cho một tổ làm mẫu, chỉ bảo từng em nhớ vị trí đứng, mình đứng thẳng với ai, trước mình là ai, sau, bên cạnh mình là ai. Khi đã nhớ được vị trí rồi thì việc dóng hàng lại trở lên rất đơn giản và nhanh. Khi tổ chức thi đua các em rất hào hứng, chủ động, nhiệt tình và có tính đồng đội rất cao.
  9. 9 3.1.3. Điểm số. Khâu điểm số rất quan trọng với một tiết học. Giáo viên sẽ được biết lớp học có tổng số bao nhiêu học sinh. Với mục đích là để quản lý về mặt con người trong giờ học của mình. Giáo viên chỉ cần hô to:“Từ 1 đến hết … điểm số!”Lần lượt từ tổ trưởng đánh mặt sang trái, về sau hô to số của mình và trở về tư thế nghiêm. Người cuối cùng hô số của mình và hô “Hết” nhưng không quay mặt ra sau. Tưởng chừng đơn giản thế thôi nhưng trước khi thực hiện giáo viên cần nhắc lại kỹ thuật động tác khi điểm số, cần chú ý cái gì. Ví dụ: Giáo viên nhắc học sinh phải chú ý là khi thực hiện điểm số cần thật trật tự, nghe đúng số, chờ bạn hô xong số của bạn thì mới tiếp tục hô số của mình và đánh mặt sang bên trái khi điểm số. Người cuối cùng hô số của mình và hô to: “Hết” nhưng không quay mặt ra phía sau. Chỉ có vậy thôi nhưng nếu giáo viên không cho học sinh làm quen, học ngay từ đầu thì sẽ không có kết quả như mong đợi. 3.1.4. Lớp trưởng(Cán sự) báo cáo. Sau khi điểm số xong lớp trưởng sẽ cho các bạn quay mặt về phía giáo viên và lên báo cáo. Với một âm lượng to rõ ràng, chuẩn xác: “Báo cáo cô giáo, lớp … có tổng số… hiện có mặt đủ (có mặt … vắng 1… nghỉ ốm) trang phục gọn gàng,đã đến giờ mời cô giáo lên lớp”.
  10. Giáo viên nghe được thông tin thì cảm ơn, cho học sinh quay về vị trí và lớp trưởng hô: “Cả lớp chúc cô giáo!”Cả lớp đáp đồng thanh: “Khỏe!”.Giáo viên cũng chúc cả lớp“Khỏe”. Trong vòng 1-2’ yêu cầu phải thực hiện xong phần “Ổn định tổ chức” Giáo viên phải tỉ mỉ, dạy từng động tác, lời nói, sửa tập cho học sinh nhiều lần. Tập phối hợp liên kết các phần với nhau, sau một hai tuần, học sinh đã biết tự “Ổn định tổ chức” rất nhanh, tạo ra thói quen, tính nghiêm túc ngay trong các giờ học, giờ chơi. 3.2.Biện pháp 2: Giúp học sinh chơi có hiệu quả giáo viên cần thực hiện đúng các bước tổ chức chơi trò chơi vận động. Để hướng dẫn và tổ chức cho học sinh chơi có hiệu quả và an toàn, người giáo viên cần chú ýthực hiện nội dung sau đây: - Chọn trò chơi và biên soạn giáo án giảng dạy. - Chuẩn bị phương tiện và địa điểm tổ chức trò chơi. - Tổ chức đội hình cho học sinh chơi. - Giới thiệu và giải thích cách chơi. - Điều khiển trò chơi. - Đánh giá kết quả cuộc chơi. 3.2.1. Chọn trò chơi và biên soạn giáo án giảng dạy: Để giảng dạy cho học sinh một trò chơi, công việc đầu tiên của người giáo viên là chọn trò chơi (trừ những trò chơi đã quy địnhtrong chương trình sách giáo khoa). Muốn chọn trò chơi đúng với yêu cầu, cần xác định được mục đích, yêu cầu của trò chơi định chọn. Ví dụ: trong một buổi hoạt động ngoại khóa ở ngoài trời, giáo viên muốn có một hoạt động sôi nổi, hấp dẫn có thể lôi cuốn được tất cả học sinh vào hoạt động thi đua giữa tổ này với tổ khác hay lớp này với lớp khác. Như vậy là giáo viên đã xác định được mục đích, yêu cầu để chọn trò chơi, trong trường hợp này giáo viên có thể chọn trò chơi “chạy tiếp sức”, hay “tiếp sức chuyển vật” hoặc “lò cò tiếp sức”. Khi chọn trò chơi giáo viên cần phải chú ý đến trình độ và sức khỏe của học sinh, ví dụ như khối học sinh lớp 3 trong đó có 3A3 trình độ tiếp thu cũng như khả năng phối hợp vận động và sức khỏe còn có hạn, do đó không thể chọn những trò chơi phức tạp đòi hỏi sức mạnh cao mà chỉ chọn các trò chơi phù hợp chưa có tính nâng cao và độ khó nhiều. Ngoài ra giáo viên còn phải chú ý tới đặc điểm giới tính, địa điểm định tổ chức cho học sinh chơi rộng hay hẹp, có đảm bảo an toàn không, phương tiện hay dụng cụ có đầy đủ để tổ chức trò chơi đó không.
  11. 11 Sau khi đã chọn được trò chơi, giáo viên cần soạn thành giáo án giảng dạy, từng bước cho học sinh từ chỗ chưa biết đến biết, từ chỗ chỉ biết chơi cầm chừng, thụ động đến tham gia chơi hoàn toàn chủ động và có thể sáng tạo được. Ví dụ: khi chọn trò chơi “Mèo đuổi chuột”, yêu cầu lúc đầu chỉ làm sao cho học sinh biết cách chơi, chuột chạy đường nào mèo đuổi đường đó, yêu cầu sau nâng lên cho học sinh biết đọc các câu đồng dao trước và trong khi chơi. Mức cao hơn nữa có thể đổi một phần cách chơi như: không quy định “mèo” cứ phải đuổi đúng theo đường “chuột” đã chạy mà mèo có thể chạy đón đầu. Chính vì có những sáng tạo đó trò chơi sẽ không bị nhàm chán, mỗi lần chơi lại có một phong thái và lượng vận động trong trò chơi khác nhau. Qua đó học sinh có cảm giác tràn đầy năng lượng, không khí vui vẻ, tạo cho tiết học trở lên hào hứng không thấy mệt mỏi bí bách. 3.2.2. Chuẩn bị phương tiện và địa điểm tổ chức trò chơi: Sau khi chọn được trò chơi, giáo viên nghiên cứu kĩ các quy tắc và luật lệ của trò chơi, sau đó thiết kế bài dạy ở những mức độ khác nhau để dần dần tổ chức cho các em biết tham gia chơi một cách thành thạo. Công việc đầu tiên lúc này là chuẩn bị phương tiện địa điểm để tổ chức cho các em chơi. Về phương tiện cần phân chia ra những phương tiện nào giáo viên chuẩn bị và phương tiện nào học sinh phải chuẩn bị. Ví dụ đá cầu, thì học sinh phải chuẩn bị cầu, muốn vậy giáo viên phải nhắc nhở học sinh từ buổi học trước để các em chuẩn bị, thậm chí ngày hôm sau là giờ học môn Giáo dục thể chất, thì hôm trước giáo viên phải nhắc lại một lần nữa để các em nhớ và chuẩn bị. Đối với giáo viên thì phương tiện tổ chức cho học sinh cần chia ra làm hai loại, loại thứ nhất là loại cần phải chuẩn bị trước khi đến giờ tổ chức cho các em chơi, ví dụ: mua cầu, mua bóng và loại thứ hai là kẻ vẽ sân chơi nếu kẻ bằng vôi nước hoặc sơn thì phải kẻ trước còn kẻ bằng phấn thì đợi đến giờ chơi mới kẻ. Về địa điểm, sau khi đã xác định vị trí sân tập giáo viên cho học sinh thu nhặt các vật có thể gây nguy hiểm như các mẩu gạch, đá vụn, nếu bẩn thì phải quét dọn cho bảo đảm môi trường trong sạch. 3.2.3. Chú trọng quan tâm tổ chức đội hình cho học sinh chơi: Tổ chức đội hình cho học sinh chơi được quy định trong một số nhiệm vụ sau: Tập hợp học sinh theo các đội hình khác nhau và ổn định tổ chức, phân chia đội (nếu trò chơi phải chia đội), chọn vị trí đứng của giáo viên để giải thích và điều khiển trò chơi, chọn đội trưởng của từng đội hoặc những người tham gia đóng vai của cuộc chơi, ví dụ như “mèo”, “chuột”. Tùy theo tính chất của trò chơi mà giáo viên có thể tổ chức trò chơi theo nhiều đội hình khác nhau: Đội hình hàng dọc, hàng ngang hay vòng tròn. Ở mỗi
  12. đội hình như vậy vị trí của giáo viên đứng điều khiển cũng khác nhau, tuy nhiên phải theo một nguyên tắc là đứng làm sao học sinh phải nghe rõ được lời giáo viên nói, nhìn rõ được giáo viên làm mẫu, giáo viên phải bao quát được học sinh, đội hình chơi và tiến trình cuộc chơi, nhưng không gây cản trở cuộc chơi của các em. 3.2.4. Giới thiệu và giải thích cách chơi: Giới thiệu và giải thích cách chơi có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào thực tiễn, điều kiện cụ thể và đối tượng. Nếu các em chưa biết trò chơi đó thì cần giải thích và làm mẫu tỉ mỉ nhưng nếu các em đã biết hoặc nắm vững trò chơi đó thì cách giới thiệu và giải thích thật ngắn gọn. Thông thường khi giới thiệu và giải thích về trò chơi giáo viên cần nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, yêu cầu về tổ chức đội hình, cách đánh giá thắng thua và thời gian chơi. Đối với học sinh Tiểu học hay học sinh khối lớp 3, khi được tổ chức chơi các em thường muốn được chơi ngay, nhất là những trò chơi mà các em đã biết, sau khi giáo viên gọi tên trò chơi các em đã biểu lộ tình cảm ngay như reo hò, hưởng ứng hoặc không đồngý chơi, cho dù ở trong trường hợp nào, các em cũng không tập trung khi giảng giải dài dòng. Vì vậy khi giải thích trò chơi, giáo viên nên nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, nhưng phải làm sao cho tất cả học sinh đều nghe và nắm được cách chơi. Đối với trò chơi đã biết và hiểu luật chơi rồi thì không cần giải thích nữa mà nêu thêm một số yêu cầu cao hơn. Có thể đưa ra một số yêu cầu chơi cao hơn lần trước, đòi hỏi học sinh cố gắng hơn mới hoàn thành được. Có như vậy các em mới hào hứng, hăng hái hơn, phát huy hết khả năng sức lực, trí tuệ và óc sáng tạo của mình. Ví dụ: Trò chơi “Lò cò tiếp sức” Thiết kế bài giảng tiết đầu chỉ cần lò cò lượt đi, lượt về được chạy. Nhưng đến thiết kế bài giảng tiết sau yêu cầu cao hơn đó là cả lượt đi và lượt về đều phải nhảy lò cò. Hay đơn giản trò chơi “Kết bạn” Lúc đầu chỉ là kết bạn nhóm 2, 3, 4 thôi, nhưng các thiết kế bài giảng lần chơi sau giáo viên tạo cho học sinh có sự suy nghĩ, tính toán. Giáo viên có thể hô như sau: Nhóm 7-5, nhóm 10 trừ 6,… Đây chính là sự kế thừa, đòi hỏi học sinh đầu óc phải linh hoạt hơn, nhạy bén hơn và nhanh hơn. Bên cạnh đó, giới thiệu và giải thích trò chơi hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý và khích lệ được học sinh tham gia chơi thì thực sự là nghệ thuật của người điều khiển. Vì vậy mỗi giáo viên cần tích lũy kinh nghiệm và không nên coi thường khâu giới thiệu và giải thích trò chơi. 3.2.5. Điều khiển trò chơi:
  13. 13 Khi các em bước vào chơi thì lúc này giáo viên phải đóng vai trò như một trọng tài trong một trận thi đấu. Mọi tình huống vi phạm luật, thống kê điểm thắng thua của từng đội để rồi phân loại đội nào thắng, đội nào thua và giải quyết kiện cáo đều do người điều khiển quyết định. Vì vậy người điều khiển phải nắm vững tiến trình và theo dõi cuộc chơi thật sát sao. Theo kinh nghiệm của nhiều nhà sư phạm, lúc cho học sinh chơi trò chơi mới thì thường cho các em chơi thử một lần, giáo viên cần nhận xét và bổ sung thêm những điều nảy sinh khi chơi để các em nắm vững luật, sau đó mới tiến hành cho các em chơi chính thức có thi đua. Thông thường người điều khiển phải làm một số công việc sau: - Cho học sinh làm một số động tác khởi động, rồi mới tiến hành cuộc chơi. - Cho các tổ thực hiện điểm số. - Theo dõi và nắm vững từng hoạt động của cá nhân hoặc toàn thể học sinh tham gia chơi. - Điều chỉnh khối lượng và cường độ của trò chơi. - Bảo hiểm đề phòng chấn thương ở những chỗ cần thiết. Khi điều khiển trò chơi giúp giáo viên có thể điều chỉnh khối lượng và cường độ trò chơi bằng nhiều cách: - Dùng tiếng vỗ tay, tiếng trống, tiếng reo hò để tăng nhịp điệu của trò chơi. - Rút ngắn hoặc tăng thời gian của cuộc chơi. - Thay đổi phạm vi hoạt động của trò chơi (rút ngắn hoặc tăng cự li, giảm hoặc tăng trọng vật). - Thay đổi số lượng người chơi. - Thay đổi yêu cầu, mục đích hoặc luật chơi. - Nghỉ giải lao (nếu cần giảm khối lượng vận động). Khi điều khiển trò chơi, giáo viên cần chú ý bảo hiểm cho các em và tìm biện pháp phòng ngừa chấn thương có thể xảy ra. Cần nhắc nhở và giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật vì đây là một trong những biện pháp phòng ngừa chấn thương hiệu quả nhất. 3.2.6. Đánh giá kết quả trò chơi: Sau một lần hoặc số lần cho học sinh chơi, giáo viên cần nhận xét, đánh giá kết quả của cuộc chơi, giáo viên phải thống kê được những ưu điểm, khuyết điểm của từng đội, cụ thể về thời gian đội nào hoàn thành trước, nhiều hay ít người vi phạm luật chơi, đội hình đội ngũ có trật tự không. Dựa vào yêu cầu, nội quy chơi, kết quả cuộc chơi giáo viên đánh giá cuộc chơi và phân loại thắng, thua thật công bằng, rõ ràng. Giáo viên hết sức lưu ý vấn đề này, vì đôi khi giáo viên yêu cầu và luật lệ chơi khắt khe, nhưng đánh giá kết quả cuộc chơi lại đại
  14. khái, không chính xác hoặc không công bằng. Vì vậy sẽ làm học sinh mất phấn khởi, đôi khi các em biểu lộ sự phản đối với sự đánh giá đó và không chấp nhận kết luận của người điều khiển. Đây là những điều đã xảy ra không phải hãn hữu,ngay đến các trò chơi của người lớn như đá bóng, bóng rổ, bóng chuyền chúng ta cũng đã thấy những hiện tượng như vậy và tất nhiên là kết quả của cuộc chơi mà chúng ta tổ chức cho học sinh chơi bị giảm đi nhiều, mất ý nghĩa giáo dục và đôi khi dẫn đến sự hiềm khích, hiểu lầm giữa cá nhân, các đội chơi với nhau. Có thể nói, điều khiển tiến trình một cuộc chơi (nhất là với học sinh Tiểu học các em hiếu động và mức độ hiểu biết còn có hạn) sao cho sôi nổi, sinh động, hấp dẫn lôi cuốn được học sinh tham gia chơi một cách thích thú, đó là nghệ thuật của nhà sư phạm. Có lẽ chỉ có lòng yêu trẻ, yêu nghề, sự ham học hỏi nghiên cứu, sưu tầm tích lũy kinh nghiệm thì nghệ thuật đó mới ngày càng phong phú và hoàn thiện. 3.3.Biện pháp 3: Thường xuyên động viên, khích lệ, khen ngợi học sinh kịp thời trong khi chơi trò chơi vận động. Thực hiện chương trình Giáo dục Phổ thông 2018, từ năm học 2019 – 2020 thông tư 27/ 2020/TT- BGDĐT ngày 4 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, ban hành quy định đánh giá học sinh Tiểu học. So với thông tư 30 và 22, thông tư 27 có nhiều đổi mới đó là đánh giá học sinh theo sự phát triển phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Khen ngợi là một phần thưởng tinh thần to lớn đối với học sinh Tiểu học. lời khen giúp các em tạo động lực và cải thiện kết quả học tập. Việc động viên, khích lệ học sinh kịp thời sẽ giúp học sinh tự tin, nhân cách của học sinh ngày càng được kiện toàn, hành vi tích cực sẽ được phát huy. Ngược lại, phê bình, trách mắng, chỉ trích làm cho lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương. Chính vì vậy, ngay từ đầu giờ chơi, giáo viên cần sử dụng những từ ngữ vui vẻ, cổ vũ, khuấy động cho không khí sôi nổi, khuyến khích nỗ lực, sự cố gắng, quyết tâm của học sinh trong khi chơi. Đồng thời, nếu có thể, giáo viên cùng tham gia trò chơi với học sinh tạo sự gắn kết, gần gũi giữa thầy và trò. Giáo viên có thể xây dựng được các tình huống giả định trong trò chơi, tạo môi trường hoạt động đa dạng và phong phú, tên và nội dung, cách thức tổ chức trò chơi có thể vận dụng vào một câu chuyện, tình huống, nội dung, chủ đề cụ thể nào đó có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày (ví dụ: giúp mẹ việc nhà, em lội qua suối, kiến tha mồi…).
  15. 15 Thực hiện đánh giá theo đúng thông tư 27, dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh nhằm động viên, khen ngời, khích lệ người giáo viên cần: 3.3.1.Tạo Sự tự tin cho học sinh: Giáo viên cần tạo các cơ hội và điều kiện cho học sinh được đưa ra những quan điểm, ý kiến, thậm chí là sự tranh luận về một vấn đề nào đó để thể hiện quan điểm cá nhân của bản thân. Sau trò chơi, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh được tham gia đánh giá kết quả chơi của đội bạn, của đội mình hoặc tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân. Đối với những trò chơi đã quen hoặc đối tượng học sinh lớp lớn (lớp 3, 4, 5), giáo viên hoàn toàn có thể giao cho học sinh tổ chức, điều khiển trò chơi để tạo sự tự tin, bản thân giáo viên giữ vai trò giám sát và chỉ can thiệp khi cần thiết. Đối với những học sinh có khả năng, giáo viên có thể khéo léo sắp xếp những học sinh này hỗ trợ các bạn khác, đồng thời ghi nhận sự đóng góp của các em. Khi tổ chức chơi, giáo viên cần đảm bảo sự “công bằng” bằng cách đề ra các yêu cầu, định mức chung nhất để đảm bảo những học sinh yếu hơn cũng được tham gia và có thể hoàn thành nội dung hay yêu cầu mà giáo viên đề ra, khiến học sinh không tự ti về bản thân mà có cảm giác tự tin, mạnh dạn hơn. 3.3.2.Tạo Cơ hội đóng góp cho học sinh: Khi triển khai trò chơi, cần tạo cho học sinh có cơ hội đóng góp. Ngoài việc tất cả học sinh đều được tham gia vào trò chơi, có thể phân công các cá nhân, tổ nhóm phụ trách các công việc như chuẩn bị đồ dùng, tổtrọng tài giám sát, nhóm trưởng, leader, thậm chí là điều hành, tổ chức trò chơi. Trong khi chơi, giáo viên chú ý tới những học sinh còn nhút nhát, hoặc thờ ơ, chưa nhập cuộc chơi bằng những cử chỉ khuyến khích, khích lệ tinh thần của học sinh. Muốn tạo được cơ hội tham gia cho tất cả học sinh, giáo viên cần lưu ý đến sở thích và mối quan tâm của các học sinh. Giáo viên cần thiết kế các trò chơi với nhiều mức độ dễ khó phù hợp với đối tượng học sinh, tăng tính tương tác giữa các học sinh khiến học sinh nào cũng có việc và cảm thấy vai tròđóng góp của bản thân trong khi tham gia trò chơi. 3.3.3. Học sinh được Công nhận, khen ngợi: Với mỗi một hoạt động cụ thể trong trò chơi (trước - trong - và sau khi chơi trò chơi), giáo viên luôn tranh thủ đưa ra những lời phân tích, đánh giá, nhận xét mang tính chất động viên, khen ngợi, khuyến khích học sinh, thể hiện sự công nhận của giáo viên với những gì học sinh đã đạt được khi tham gia chơi, đồng thời chia sẻ sự công nhận đó với những học sinh khác. Học sinh cần được biết đã làm tốt ở những điểm nào, những điểm nào cần khắc phục và cố gắng hơn nữa. Không chỉ đưa ra sự công nhận và khen ngợi đối với cá nhân học sinh mà
  16. giáo viên cần khen ngợi thành tích của các nhóm, tổ, đội, lớp khi tham gia vào trò chơi. Điều này giúp học sinh vui vẻ, thích thú và cố gắng hơn trong khi tham gia trò chơi. 3.3.4. Học sinh được Lựa chọn: Tạo điều kiện cho học sinh được thể hiện quyền lựa chọn trong trò chơi. Khi đưa ra các luật chơi, giáo viên có thể đưa ra nhiều hình thức, cách thức chơi, quy định luật chơi, các hình thức khen thưởng… để tham khảo và lựa chọn trên cơ sở đa số. Khi chia đội chơi, giáo viên có thể để các nhóm, đội, tổ tự xắp xếp đội hình, thứ tự, đội trưởng, trưởng nhóm của tổ mình, cho phép cho các nhóm, đội, tổ được trao đổi, bàn luận cách thức chiến thuật thực hiện trò chơi. Khi được lựa chọn, học sinh được làm chủ các hoạt động và sẽ thích thú và hứng khởi hơn qua đó phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh trong trò chơi. 3.3.5.Tạo sự Gắn kết trong hoạt động: Tăng cường sự gắn kết giữa giáo viên với học sinh, giữa các học sinh với nhau là một điểm nhấn quan trọng trong trò chơi. Qua đó, thể hiện được sự gắn bó, tính kết nối và tinh thần đoàn kết trong nhóm, đội, tổ trong quá trình chơi. Để làm được điều này, giáo viên cần chú ý trong quá trình thiết kế, tổ chức các hoạt động của trò chơi. Khi sắp xếp các đội hình chơi, giáo viên cần chú ý sao cho có sự đan xen giữa các đối tượng để học sinh có thể hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện trò chơi, tạo điều kiện cho các học sinh được trao đổi, thảo luận về “chiến thuật” trước khi chơi. Giao “việc chung” cho các nhóm, đội chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, trọng tài, giám sát trò chơi và có thể để các nhóm trưởng tự phân công, bố trí theo định hướng của giáo viên. Trong quá trình chơi, giáo viên cần sử dụng những từ ngữ vui vẻ, hô hào cổ vũ cho học sinh. Thậm chí, giáo viên có thể cùng tham gia vào các hoạt động chơi với học sinh (trên cơ sở đảm bảo sự công bằng, minh bạch với các trò chơi có tính chất thi đua, thi đấu). Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tự nhận xét, chia sẻ về kết quả đạt được của bản thân, về kết quả của đội bạn, phân tích so sánh kết quả, thành tích của các đội, rút kinh nghiệm cho các lần chơi sau. Giáo viên thực hiện công việc tổng hợp kết quả, nhận xét một cách tự nhiên, trên phương diện trao đổi, thảo luận hơn là nhận xét tổng hợp một chiều. Kết quả của việc thường xuyên động viên, khen ngợi học sinh kịp thời khi chơi trò chơi vận động tạo nên không khí giờ học Giáo dục thể chất thật sôi nổi nhiệt tình, đảm bảo yêu cầu lượng vận động đề ra của bài học và tạo cho học sinh cảm giác thích thú, hứng thú học, tránh được cảm giác mệt mỏi sau mỗi giờ học Giáo dục thể chất.
  17. 17 3.4. Biện pháp 4: Vận dụng linh hoạt các hình thức dạy trò chơi trong các điều kiện khác nhau. 3.4.1. Sự linh hoạt. Do điều kiện cơ sở vật chất của hầu hết các trường phổ thông ở nước ta là sân bãi chật hẹp, dụng cụ phương tiện thiếu thốn trong điều kiện thời tiết bình thường đã khó dạy hết chương trình, khi gặp thời tiết không thuận lợi như mưa, gió, bão lụt thì hầu hết các giờ học Giáo dục thể chất đều không thực hiện được, người giáo viên có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để áp dụng trong điều kiện gặp phải thời tiết không thuận lợi: Dạy một số nội dung lí thuyết của trò chơi, luật chơi và cách chơi, cũng như các hình thức thưởng phạt trong chương trình trò chơi. Cho tập một số bài tập thể dục, bổ trợ để học sinh luyện tập lần lượt ngay trong lớp học. Sử dụng một số trò chơi trong nhà để học sinh có thể tập luyện mặc dù khối lượng của trò chơi có thể chưa đạt mức yêu cầu, nhưng còn hơn là không tập gì để trống giờ. Khi dạy học ở trong nhà nên sử dụng các trò chơi có hoạt động cả về tay, chân và trí tuệ kết hợp các biện pháp là tập thể lực hay thực hiện các trò chơi có dạng như bài tập thể lực. Ví dụ: thi chống đẩy, nhẩy qua chướng ngại vật, bật quay các hướng. Khi dạy các trò chơi có cự ly thì giáo viên nên chú ý áp dụng cho từng đối tượng học sinh. Lớp dưới thì cự ly ngắn, lớp trên thì cự ly dài hơn, cụ thể là cho từng cấp bậc học. 3.4.2. Đảm bảo an toàn tổ chức các trò chơi vận động cho học sinh. Như chúng ta đã biết an toàn trong thể thao nói chung hay trong các giờ Giáo dục thể chất nói riêng luôn được coi trọng và đứng trong vị trí hàng đầu. Vậy muốn một giờ học hay một giờ chơi được an toàn chúng ta cần những gì: 3.4.2.1. Có các dụng cụ cần thiết. Khi chơi trò chơi người giáo viên luôn phải chuẩn bị sân bãi và nhất là dụng cụ chơi phải đầy đủ đảm bảo an toàn. Ví dụ: Chơi trò chơi “Dẫn bóng” ở lớp 3 giáo viên cần dùng bóng đúng loại, phù hợp mà còn phải đúng cỡ. Nên dùngbóng rổcỡ số 3 hoặc số 4 và phải được bơm căng. Hay chơi bóng đá, yêu cầu thủ môn phải có quần áo khác biệt, đặc biệt phải có găng tay, bảo vệ đầu gối, cổ tay, khuỷu tay vì chúng có thể ngăn ngừa gãy xương vùng này, bảo vệ đầu gối có thể che chắn đầu gối của học sinh khỏi các vết xước hoặc chấn thương.
  18. 3.4.2.2. Khởi động trước khi chơi. Không nên vội vàng chơi thể thao hoặc tập thể dục mà không khởi động; cơ bắp không được khởi động đúng cách có xu hướng dễ bị thương hơn. Bắt đầu với một số hoạt động nhẹ cho hệ tuần hoàn, chẳng hạn như chạy bộ, hoặc đi bộ nhanh, để cho cơ bắp của bạn hoạt động. Sau đó chúng ta sẽ kéo giãn cơ thể. (Kéo giãn cơ tốt nhất sau khi khởi động bởi vì các mô của học sinh đã đàn hồi hơn nhờ vào sự gia tăng thân nhiệt và máu chảy đến các cơ bắp). Bên cạnh khởi động làm nóng cơ thể thì một số động tác thể dục cũng rất tốt để chuẩn bị chơi hầu hết các môn thể thao. Nên tham gia những môn tập thể, dự các buổi thực tập và thi đấu càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ giúp học sinh đạt được phong độ tốt nhất cũng như hợp tác với đồng đội tốt hơn, biết các chiến thuật của nhóm cũng giúp giảm chấn thương. Ngay cả khi không thuộc về một nhóm chơi nào, giáo viên có thể cho tập luyện thường xuyên để nâng cao hiệu suất và giảm cơ hội bị chấn thương. Hãy nhớ rằng, nếu một công cụ không được sử dụng, nó sẽ bị gỉ sét. Vì vậy giữ cho học sinh phong thái tốt nhất bằng cách luyện tập thường xuyên. Ví dụ, chơi trò chơi chạy tiếp sức giáo viên cho học sinh tập các động tác bổ trợ như nâng cao đùi, với tần suất nhanh dần, hoặc các động tác bật nhảy tại chỗ. Chính sự thực hành đó sẽ giúp não và cơ thể hợp tác giúp tăng hiệu suất của học sinh. Mặc dù học sinh nên thực hành thường xuyên nhưng không nên quá sức. Đột ngột tăng tần số thực tập, thời gian, và cường độ có thể đạt hiệu suất tốt hơn lúc đầu nhưng về lâu dài có thể dẫn đến chấn thương. Giáo viên phải thiết lập một giáo án trò chơi phù hợp với tuổi và mức độ vận động của giờ học ngày hôm đó. 3.4.2.3. Không cố gắng ra sân nếu đang bị đau hoặc chấn thương. Nếu học sinh đã bị đau hoặc chấn thương mà giáo viên cố cho học sinh vào sân tập luyện hoặc tham gia thi đấu trò chơi thì học sinh có nguy cơ lớn bị chấn thương lại, thậm chí có thể nghiêm trọng hơn. Không để cho bất cứ ai, kể cả bản thân, cha mẹ của học sinh, bạn bè, hoặc ngay cả giáo viên tạo áp lực buộc học sinh phải thi đấu trước khi cơ thể hoàn toàn được chữa lành. Bác sĩ, hay giáo viên sẽ cho bạn lời khuyên cụ thể về khi nào thì học sinh nên trở lại học tập cũng như chơi trò chơi. 3.4.2.4.Tuân theo luật chơi Luật hay những quy định đều được đặt ra từ các nguyên nhân tốt để giữ cho học sinh và đồng đội khỏi bị chấn thương trong các trò chơi. Nên học các quy tắc hoàn toàn thấu đáo và tuân thủ. Quy tắc không phải để hạn chế học sinh. Chúng được tạo ra để đảm bảo an toàn do đó tất cả mọi người đều có thể vui vẻ. Ví dụ, chơi trò chơi “Nhanh
  19. 19 lên bạn bạn ơi!” yêu cầu luật chơi là học sinh chạy lên bên phải và chạy về bên trái. Nhưng học sinh không tuân thủ dẫn đến các em va chạm đầu vào nhau, nhẹ thì bị u đầu, nặng thì có thể bị rách trán phải khâu. Như vậy cuộc chơi sẽ bị dừng lại tạo cảm giác lo sợ cho các học sinh bị va chạm, cảm giác không an toàn cho cả lớp dẫn đến giờ học bịdang dở và không đạt hiệu quả. Một ví dụ khác, trong thời tiết nắng nóng học sinh được chơi trò chơi lò cò tiếp sức. Giáo viên cho chơi thi đua theo tổ. Giáo viên nhắc nhở các tổ chỉ chơi hai hoặc ba lần là nghỉ ngơi. Nhưng một số học sinh trong tổ không tuân theo mà chơi nhiều hơn, do nắng nóng và chơi quá sức làm tăng huyết áp và điều này có thể dẫn đến ngất. Vì vậy, cho dù học sinh đang theo quy tắc, quy định, hoặc kỹ thuật thích hợp, nhớ rằng luật tạo ra không để kìm hãm học sịnh mà chúng đang giữ cho học sinh an toàn và không bị chấn thương. 4. Kết quả. Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy kết quả học tập của các em có tiến bộ rõ rệt, hầu hết các em học tập trong sự hứng khởi, rất hào hứng mỗi khi đến tiết học Giáo dục thể chất. Tất cả học sinh lớp tôi dạy đều thực hiện việc học tập đều đặn đúng giờ và nghiêm túc. Không có học sinh trốn học hay gặp khúc mắc gì về phương tiện học tập. Phụ huynh thì quan tâm đến việc học tập của các em, phối hợp chặt chẽ với tôi để cùng thực hiện một mục tiêu chung là giáo dục các em học tập lĩnh hội tri thức tiến bộ. Rèn các phẩm chất đạo đức tốt, rèn nền nếp học tập phát huy sự chủ động trong học tập. Có thể nói nội dung trò chơi trong một tiết học chỉ 10 phút nhưng đã góp phần không nhỏ vào thành công của giờ dạy Giáo dục thể chất nói riêng và nâng cao thể chất của học sinh nói chung. Trong năm học nhà trường luôn tổ chức Hội khỏe Phù Đổng cấp trường. Đây là sân chơi đầy ý nghĩa cho 100% học sinh được tham gia. Qua đó lựa chọn được những em học sinh tiêu biểu thành một đội để tham gia thi đấu với các lớp khác trong khối. Các môn thi đấu tại Hội khỏe Phù Đổng cấp trường + Khối 1: Chuyển bóng tiếp sức + Khối 2: Chạy tiếp sức + Khối 3: Nhảy bao bố + Khối 4: Kéo co + Khối 5: Kéo co Kết quả thi đấu như sau: Giải nhất: Lớp 1A8, 2A9, 3A2, 4A9, 5A4
  20. Giải nhì: Lớp 1A9, 2A3, 3A3, 4A7, 5A9 Giải ba: Lớp 1A7, 1A5, 2A4, 2A10, 3A1, 3A8, 4A2, 4A8, 5A6, 5A3 Ngoài các nội dung thi đấu còn có các trò chơi dân gian truyền thống như: trò chơi “ô ăn quan”, “bịt mắt đập bóng”, “giăng lưới bắt cá” ... Qua các trò chơi dân gian học sinh được khám phá, lưu giữ được những trò chơi truyền thống tạo cho học sinh có sân chơi lành mạnh, bổ ích. Bản thân là giáo viên dạy môn Giáo dục thể chất, tôi thường xuyên sưu tầm thêm các trò chơi ngoài chương trình để đưa vào giờ dạy. Các em học sinh sau khi học môn Giáo dục thể chất thì nhanh nhẹ hơn, tích cực tham gia vào các trò chơi. Tiêu biểu là em Nguyễn Minh Trí và em Dương Hà An lớp 3A2, em Nguyễn Thúy Hà 3A3, em Dương Trí Dũng 3A5 lúc đầu còn e dè, không có hứng thú chơi các trò chơi vận động, nhưng khi tôi đã đưa các trò chơi mới vào, dùng những biện pháp phù hợp vào giờ dạy các em đã rất hứng thú linh hoạt và hoàn thành tốt các bài tập. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2