Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp dạy các bài về từ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là nhằm nâng cao hiệu quả của việc cung cấp từ ngữ cho học sinh lớp 5 từ đó rút ra những kết luận sư phạm ứng dụng vào việc dạy Luyện từ và câu ở tiểu học nói riêng và giảng dạy các môn học khác nói chung. Cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Luyện từ và câu của học sinh. Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng hiểu nghĩa của từ, kĩ năng vận dụng vốn từ vào trong giao tiếp và có vốn từ phong phú hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp dạy các bài về từ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Phân môn Luyện từ và câu là một phân môn quan trọng trong việc trang bị cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt. Với tên gọi này phân môn Luyện từ và câu không chỉ đơn thuần là kết quả của việc ghép hai phân môn Từ ngữ Ngữ pháp mà có sự bổ sung của rất nhiều kiến thức nhằm mở rộng, làm giàu vốn từ cho học sinh. Giúp học sinh sử dụng từ, câu một cách chính xác trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể… Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy Tiếng Việt là dạy học thông qua giao tiếp. Các hoạt động giao tiếp, đặc biệt giao tiếp bằng ngôn ngữ là công cụ để học sinh tiếp cận, rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng từ Tiếng Việt. Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, vai trò của từ trong hệ thống ngôn ngữ quy định tầm quan trọng của việc dạy từ ngữ ở Tiểu học. Nếu như không có vốn từ đầy đủ thì không thể sử dụng ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp được. Vì vậy việc cung cấp kiến thức lý thuyết về từ cũng như kỹ năng nắm nghĩa, sử dụng từ cho học sinh Tiểu học là rất quan trọng. Do đó, việc đưa học sinh vào các hoạt động học tập trong giờ Tiếng Việt được giáo viên đặc biệt quan tâm, chú ý. Tuy nhiên, ngôn ngữ 1
- Tiếng Việt của chúng ta thực sự có nhiều khía cạnh khó, một trong những nội dung khó đó là phần nghĩa của từ. Nội dung về nghĩa của từ được tập trung biên soạn có hệ thống trong phần Luyện từ và câu. Một tiết cung cấp về nội dung lý thuyết, một tiết rèn kỹ năng luyện tập (mỗi tiết dạy 35 – 40 phút). Vì vậy khi dạy những kiến thức này, tôi nhận thấy rằng: Kỹ năng hiểu nghĩa của từ của học sinh lớp 5 còn rất nhiều hạn chế bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Một bộ phận giáo viên lên lớp còn rập khuân máy móc, cứng nhắc trong việc dạy học do chưa tìm được hình thức, phương pháp phù hợp với nội dung dạy học. Vậy làm thế nào để các em nắm được những kiến thức của phân môn Luyện từ và câu lớp 5 nói chung và đặc biệt về các bài dạy nghĩa của từ một cách dễ dàng, tích cực, đó chính là vấn đề trăn trở lớn đối với mỗi giáo viên. Trong những năm giảng dạy lớp 5, bản thân tôi đã cùng đồng nghiệp thảo luận, tìm tòi và thử nghiệm một số biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt các bài liên quan đến nghĩa của từ ( từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa). Đó cũng chính là nội dung mà tôi trình bày trong sáng kiến: “ Một số giải pháp dạy các bài về từ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5” . II. CƠ SỞ LÍ LUẬN Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, quan hệ…) mà từ biểu thị. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau + Những từ đồng nghĩa hoàn toàn có thể thay thế cho nhau trong lời nói. + Những từ đồng nghĩa không hoàn toàn khi dùng phải cân nhắc để lựa chọn cho đúng. Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. 2
- Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. + Nghĩa gốc: Là nghĩa cơ bản, là nền tảng cho sự phát triển nghĩa của từ. Trong từ điển, nghĩa gốc được nói đến đầu tiên. + Nghĩa chuyển: Là loại nghĩa được hình thành từ nghĩa gốc, có mối quan hệ mật thiết với nghĩa gốc. Trong từ điển, nghĩa chuyển được nói đến sau nghĩa gốc. Quy luật chuyển nghĩa của từ Quy luật nhận thức của con người: Quá trình nhận thức của con người bao gồm hai mặt: cảm tính và lý tính. Trong đó nhận thức cảm tính là nhận thức đầu tiên. Điều này có nghĩa là tư duy của con người bao giờ cũng đi từ cụ thể, trực quan, cảm tính đến trừu tượng lý tính. Dựa vào quy luật trên, ta có thể rút ra thủ pháp nhận diện, phân biệt nghĩa của từ. Ví dụ: Nghĩa của từ “chín” khi nói về quả là nghĩa chính, còn khi nói về sự suy nghĩ của con người thì đó là nghĩa chuyển. Quy luật chuyển nghĩa của từ: Tất cả các sự chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ trong ngôn ngữ đều xuất phát từ những thuộc tính của con người và từ hiện thực gần gũi nhất đối với con người đến toàn bộ thế giới còn lại. Dựa vào quy luật này, ta có thể thấy: Trong 2 ý nghĩa của một từ, nghĩa nào nói đến bản thân con người, động vật hoặc nói về các hành động, tính chất của con người thì thường là nghĩa có trước( nghĩa gốc) còn nghĩa nói về các hiện tượng khác là nghĩa có sau ( nghĩa chuyển). Ví dụ: “răng” trong răng người, răng chuột là nghĩa chính. “răng” trong răng bừa, răng cào là nghĩa chuyển. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN 3
- Nội dung về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5 gồm 11 tiết, trong đó có 4 tiết lý thuyết, 7 tiết luyện tập. Với cách phân phối 2 tiết/tuần giúp học sinh nắm được những kiến thức về từ và câu để vận dụng trong nói, giao tiếp hàng ngày. Đó cũng chính là mục tiêu mong muốn khi dạy luyện từ và câu của tất cả các giáo viên. Tuy nhiên, thời lượng để học sinh tiếp cận và rèn luyện kỹ năng về từ là quá ít (so với nội dung tương đối khó) nên học sinh không hiểu qui luật chuyển nghĩa của từ do học sinh không nhận ra mối liên hệ ý nghĩa giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ. Học sinh không phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu giải pháp dạy các bài về từ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 5. 2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Nam Thắng. V. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nhằm nâng cao hiệu quả của việc cung cấp từ ngữ cho học sinh lớp 5 từ đó rút ra những kết luận sư phạm ứng dụng vào việc dạy Luyện từ và câu ở tiểu học nói riêng và giảng dạy các môn học khác nói chung. Cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Luyện từ và câu của học sinh. Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng hiểu nghĩa của từ, kĩ năng vận dụng vốn từ vào trong giao tiếp và có vốn từ phong phú hơn. VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
- 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn giảng dạy môn Tiếng Việt, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu, khảo sát, thu thập các dữ liệu thực tiễn có liên quan. Phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu. B. PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Nội dung và phương pháp dạy học bao giờ cũng gắn bó với nhau. Mỗi nội dung đòi hỏi một phương pháp thích hợp . Mục tiêu của môn tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng là: Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu; có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp. Tuy nhiên, các kĩ năng giao tiếp không thể được hình thành và phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động. Muốn phát triển những kĩ năng này, học sinh phải được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Các kiến thức về ngôn ngữ, văn học, văn hoá, tự nhiên và xã hội có thể được tiếp thu qua lời giảng, sự truyền đạt của thầy cô. Nhưng học sinh chỉ làm chủ được những kiến thức này khi các em chiếm lĩnh chúng bằng chính hoạt động có ý thức của mình. Cũng như vậy, những tư tưởng, tình cảm và nhân cách tốt đẹp chỉ có thể được hình thành chắc chắn thông qua sự rèn luyện trong thực tế. 5
- 1. Thuận lợi Đội ngũ giáo viên cũng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Đa số học sinh có đủ Sách giáo khoa và các đồ dùng học tập và được nhà trường quan tâm tạo mọi điều kiện học tập. 2. Khó khăn Học sinh không nắm chắc khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Đối với bài tập yêu cầu đặt câu với mỗi loại nghĩa của từ (nghĩa gốc nghĩa chuyển), học sinh lại mắc lỗi diễn đạt ý không rõ ràng cụ thể. Vì thế, người đọc khó xác định “từ trong văn cảnh” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển. Ngoài những hạn chế trên, học sinh còn hay lẫn lộn giữa từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc – nghĩa chuyển) với từ đồng âm. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 1. Giải pháp 1: Nắm vững nội dung chương trình và phát huy những kiến thức , kĩ năng về từ và câu của học sinh. Với cấu trúc theo vòng tròn đồng tâm, chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 5 là sự tiếp nối nội dung phân môn Luyện từ và câu các lớp trước và từ đó có những yêu cầu phù hợp với trình độ của học sinh. Ở lớp 4 các em cũng đã được học về từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm. Lên lớp 5 các em tiếp tục học những kiến thức này nhưng cụ thể hơn. Đó là các em được học về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Ví dụ : Em bé chạy rất nhanh. Chiếc đồng hồ chạy đúng giờ. Tàu chạy băng băng trên đường ray. 6
- Ở lớp 4 các em đã học từ chạy là động từ. Nhưng lên lớp 5 từ chạy vẫn là động từ nhưng thuộc từ nhiều nghĩa, từ chạy ở câu 1 là nghĩa gốc, từ chạy ở câu 2, 3 là nghĩa chuyển. Như vậy để dạy học tốt những nội dung chương trình luyện từ và câu lớp 5, các thầy cô phải nắm được những kiến thức mà các em đã được học ở những lớp trước. Từ đó, trên nền tảng kiến thức đã có sẵn giáo viên biết cách ôn tập lại và truyền thụ kiến thức mới sao cho phù hợp, nhẹ nhàng giúp học sinh chủ động nắm được kiến thức mới. Nếu như người giáo viên không nắm được những kiến thức các em đã học, không phát huy những kiến thức kĩ năng đó thì giáo viên sẽ truyền đạt kiến thức đó như một kiến thức mới lạ với các em, nhiều khi giáo viên sẽ bị mất thời gian dạy lại, đôi khi áp đặt cho học sinh. Bên cạnh đó, người giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình của phân môn. Điều đó giúp cho giáo viên có cái nhìn khái quát nội dung mình phải truyền đạt. Từ đó xây dựng kế hoạch dạy học, xác định đối tượng học sinh, mức độ tiếp thu của học sinh để có phương pháp dạy học phù hợp. Đồng thời nắm được chương trình, nội dung, kiến thức, kĩ năng cần đạt được đối với học sinh giúp giáo viên dễ tổng hợp kiến thức để truyền đạt và ôn tập một cách khoa học, tập trung, hợp lí mà không bị dàn trải. 2. Giải pháp 2: Lập kế hoạch cho tiết dạy Đây là một khâu rất quan trọng . Giáo viên có đầu tư suy nghĩ, nắm vững mục tiêu, yêu cầu bài dạy, nội dung cần truyền đạt trong một bài thì xác định được phương pháp phù hợp, dự đoán được những băn khoăn của học sinh để chủ động có biện pháp tháo gỡ. Muốn lập được kế hoạch tốt đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng. Nếu không lập được kế hoạch và lập kế hoạch không tốt thì giáo viên không bao quát được lớp, không làm chủ được kiến thức, khó định hướng cho học sinh. Cho nên đòi hỏi người giáo viên phải lập được kế hoạch trước khi 7
- lên lớp, tức là phải chuẩn bị nội dung, phương pháp, dự kiến các hoạt động sẽ tổ chức, các điều kiện cần chuẩn bị. Thậm chí dự kiến cả các tình huống có thể xảy ra, phương án giải quyết các tình huống đó. Chẳng hạn như : Trong tiết dạy về từ nhiều nghĩa, học sinh có thể hỏi cô giáo về nghĩa của các từ không có trong nội dung bài dạy. Tất cả đều đòi hỏi người giáo viên phải có một vốn kiến thức sâu rộng, phải hiểu bản chất vấn đề để lập kế hoạch tốt và phù hợp với tiết dạy mà mình sẽ thực hiện sau đó. Tuyệt đối không được lập kế hoạch theo kiểu hình thức, chống đối, không được lập kế hoạch sau khi thực hiện tiết dạy. 3. Giải pháp 3: Phải xây dựng được hệ thống câu hỏi hợp lí Phương pháp dạy truyền thống là phương pháp dạy áp đặt, học sinh thụ động nắm kiến thức mới. Đổi mới phương pháp dạy học tức là áp dụng những phương pháp giúp cho các em chủ động tích cực nắm được kiến thức. Hệ thống câu hỏi cũng là một yếu tố quan trọng góp phần đổi mới phương pháp. Nếu như không có hệ thống câu hỏi dẫn dắt để học sinh tự chiếm lĩnh những tri thức thì người giáo viên lại phải quay về với cách truyền thống áp đặt thầy đọc trò ghi. Như vậy, đối với nội dung từng bài giáo viên phải xây dựng được hệ thống câu hỏi hợp lí phù hợp với nội dung yêu cầu của bài. Có các dạng câu hỏi như : Khi tiến hành dạy tôi đưa ra câu hỏi nhận diện cho học sinh trả lời . Trong phần nhận xét giáo viên có thể đưa ra câu hỏi cho học sinh : Trái nghĩa với từ sống là từ nào? Học sinh tìm được từ trái nghĩa với từ sống là từ chết. Từ đó học sinh hình thành được khái niệm từ trái nghĩa. Đối với học sinh có học lực yếu thì cần có câu hỏi gợi mở giúp các em dễ dàng hơn trong việc hình thành khái niệm. Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi: Đen – trắng là từ gì? Dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới học sinh nhận diện đó là từ trái nghĩa và từ đó đi đến khái niệm. 8
- Câu hỏi mang tính phản hồi( thu thập những thông tin ngược từ học sinh ) Để nắm bắt kiến thức các em vừa chiếm lĩnh được như thế nào giáo viên có thể đưa ra câu hỏi: Từ Hòa bình – chiến tranh, thương yêu – ghét bỏ, đoàn kết – chia rẽ, giữ gìn – phá hoại có phải là từ trái nghĩa không? Vì sao? Học sinh phải nắm tốt nghĩa từ thì mới trả lời được câu hỏi. Từ câu trả lời giáo viên thu được thông tin phản hồi của học sinh về khái niệm từ trái nghĩa. Với câu hỏi mang tính suy luận tổng hợp giáo viên có thể định hướng đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ trả lời: Từ cao – thấp, trái – phải, ngày – đêm là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Vậy từ trái nghĩa là những từ như thế nào ? Dựa vào câu hỏi của giáo viên học sinh sẽ suy luận và đưa ra được khái niệm của từ trái nghĩa. Và đặc biệt, khi dạy những bài cung cấp kiến thức mới thì giáo viên phải có những câu hỏi làm cầu nối giữa những gì học sinh vừa thu được qua phân tích ngữ liệu với nội dung kiến thức mới trong phần ghi nhớ, câu hỏi này chính là tiền đề giúp học sinh rút ra phần ghi nhớ một cách lôgíc, khoa học hơn. Nắm được nghĩa từ giúp học sinh làm tốt các bài tập về từ. Để học sinh tự chiếm lĩnh tri thức ( tự rút ra phần ghi nhớ trong bài học ) tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi và tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh như sau: Với yêu cầu 1 phần nhận xét tôi tổ chức cho các em làm việc cá nhân, gọi một số em đọc bài trước lớp, cho học sinh thảo luận để tìm hiểu bài. Sau đó, giáo viên chốt và đi đến ghi nhớ. Với việc thêm các câu hỏi cùng với hệ thống bài tập trong sách giáo khoa rất nhiều học sinh đều được hoạt động, bộc lộ mình qua thảo luận nhóm, qua trả lời câu hỏi của cô giáo, qua nhận xét câu trả lời của các bạn để tự rút ra được kiến thức mới của bài. Đó cũng là cái đích mong muốn của việc đổi mới phương pháp dạy học. 4. Giải pháp 4: Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong cùng một tiết dạy 9
- Đó là các hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, trao đổi nhóm, đàm thoại, làm bài trắc nghiệm, tổ chức trò chơi, đố vui gây hứng thú cho học sinh tránh những đơn điệu nhàm chán. Ví dụ : Khi dạy bài: Từ đồng nghĩa( trang 7 SGK Tiếng Việt 5 tập 1), phần Luyện tập có bài tập 2 : Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây : đẹp, to lớn, học tập. Tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi để khắc sâu kiến thức về từ đồng nghĩa . Có thể vận dụng trò chơi : Xì điện Học sinh đưa ra từ và xì điện 1 bạn tìm từ đồng nghĩa, nếu tìm đúng thì học sinh đó có quyền được chỉ định một bạn khác. Tìm các từ đồng nghĩa tiếp theo có thể có thể thay đổi hình thức tiếp sức. Cứ như thế dựa vào vốn hiểu biết của mình học sinh tìm được rất nhiều từ đồng nghĩa với từ gốc ban đầu. Ngoài mục đích là như trên thì trò chơi này giúp cho các em cùng hợp tác làm việc( trong cùng một đội), hứng thú thi đua nhau học, không khí tiết học cũng sôi nổi lên , đồng thời giúp cho các em vui mà học. 5. Giải pháp 5: Phát huy tính tích cực của học sinh Đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực của học sinh.Vì vậy, giáo viên phải nắm được mức độ nhận thức của học sinh, để có những câu hỏi, bài tập, những phương pháp dạy học thích hợp với từng đối tượng, để trong lớp học sinh nào cũng được chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Ví dụ : 1. Xác định lời giải nghĩa thích hợp cho mỗi từ chạy sau : Bé chạy lon ton trên sân. Tàu chạy băng băng trên đường ray. Đồng hồ chạy đúng giờ. Dân làng khẩn trương chạy lũ. 2. Các nghĩa của từ chạy có nét nghĩa gì chung ? 10
- Với 2 yêu cầu này giáo viên phải biết được đối với yêu cầu 1 là phù hợp với mọi đối tượng nên để các em tự làm bài cá nhân. Với yêu cầu 2 nhiều học sinh trung bình , yếu là khó. Giáo viên phải xây dựng kế hoạch để truyền đạt kiến thức này để tất cả các đối tượng đều nắm bắt được. Theo tôi, đối với yêu cầu 1 của bài tôi cho học sinh thảo luận trong nhóm đôi để các em hỗ trợ lẫn nhau tìm ra được đáp án cho yêu cầu 2, đồng thời các em đều được bộc lộ hiểu biết trong nhóm với bạn điều đó khiến các em tự tin hơn nếu như để các em nói ra ý kiến về một vấn đề khó trước lớp. Để phát huy tính tích cực của học sinh thì giáo viên tránh những câu hỏi có, không ; đúng, sai. Nên tập trung vào các câu hỏi mang tính gợi mở, câu hỏi nhận diện, câu hỏi mang tính phản hồi, câu hỏi suy luận tổng hợp. Tránh phương pháp thầy đọc trò ghi, thầy nói trò làm thì mới phát huy được tính tích cực trong dạy học. Cho nên , dù đổi mới phương pháp đến đâu chăng nữa mà học sinh không được hoạt động tích cực tức là giáo viên chưa đổi mới thành công. 6. Giải pháp 6: Sử dụng một cách có hiệu quả đồ dùng trực quan trong các tiết dạy Luyện từ và câu. Đối với học sinh ti ểu học, thi ết b ị d ạy h ọc đặ c biệt quan trọng vì nó giúp các em quan sát sự vật, hiện t ượng m ột cách trực quan, giúp học sinh nắm đượ c nghĩa từ, nhận thức sâu hơn nội dung bài họ c, hình thành tốt kỹ năng kỹ xảo cho các em. Chẳng h ạn khi h ọc sinh phân biệt nghĩa của những từ đồng âm: cánh đồng – tượ ng đồng – một nghìn đồng giáo viên có thể đưa ra hình ảnh trực quan v ề cánh đồng tượ ng đồng trên tranh và tờ tiền một nghìn đồng cho học sinh quan sát. Từ quan sát trực quan học sinh hi ểu đượ c sự khác nhau của các cụm từ đó và phân biệt đượ c nghĩa của các từ. 11
- Thiết bị dạy học là phươ ng tiện, là điều kiện vật chất để đổ i mớ i phươ ng pháp dạy học ở tiểu học nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng. 7. Giải pháp 7: Thiết kế bài tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức cho học sinh Bài tập trắc nghiệm là công cụ để khảo sát mức độ hiểu bài của học sinh một cách nhanh nhất. Giáo viên có thể thiết kế một số dạng bài trắc nghiệm như sau: Dạng bài tập: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Từ trái nghĩa với từ “to lớn” là: A. Rộng rãi B. Mênh mông C. Chật hẹp D. Bao la Dạng bài tập: Nối các từ ở cột A với phần giải nghĩa thích hợp ở cột B cho đúng nghĩa của từ. Dạng bài tập: Điền đúng, sai Ví dụ: Dòng nào dưới đây là các từ đồng nghĩa?. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: Xanh ngắt, xanh lơ, xanh non, xanh xanh Xanh thẳm, xanh lục, vàng vọt, xanh dương Xanh biếc, xanh mướt, đỏ lừ, xanh xao Xanh rờn, xanh rì, xanh mát, trắng toát 8. Giải pháp 8: Dựa vào mức độ cụ thể, trừu tượng của từ để phân biệt. a) Khi gặp hai hoặc nhiều nghĩa của từ trong văn cảnh, muốn biết từ đó dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển, chúng tôi đã hướng dẫn học sinh thông qua cách nhận biết trực quan như sau: Từ nào có ý nghĩa cụ thể hơn: Nghĩa của từ chỉ những sự vật, hiện tượng hoặc tính chất, hành động cụ thể, mà các em có thể cảm nhận được bằng giác quan thì từ đó được dùng theo nghĩa gốc. 12
- Từ nào có nghĩa trừu tượng hơn: nghĩa của từ chỉ những sự vật, hiện tượng hoặc hành động, tính chất mà các em không thể cảm nhận bằng giác quan thì từ đó được dùng theo nghĩa chuyển. b) Nếu cả hai nghĩa đều cụ thể, khó phân biệt được nghĩa nào cụ thể hơn, nghĩa nào trừu tượng hơn, thì có thể hướng dẫn học sinh dựa vào các dấu hiệu sau: Nếu nghĩa của từ nào nói đến bản thân con người (hoặc động vật), hoặc tính chất, hành động của con người thì từ đó được dùng theo nghĩa gốc. Nếu nghĩa của từ nói đến các đồ vật có hình dáng, tính chất, hành động gần giống con người thì từ đó được dùng theo nghĩa chuyển. Ví dụ : a) Bữa tối, nhà em thường ăn cơm muộn. b)Xe này ăn xăng quá! c) Mẹ tôi là người làm công ăn lương. Ăn: chỉ hoạt động từ đưa thức ăn vào miệng. Hành động “ăn” trong câu a, là hành động cụ thể (dùng miệng để ăn) Từ “ăn” trong câu a, được dùng theo nghĩa gốc. Ăn: chỉ hoạt động tiêu thụ năng lượng để máy móc hoạt động. Hành động “ăn” trong câu b, là hành động trừu tượng (không dùng miệng). Từ “ăn” trong câu b, được dùng theo nghĩa chuyển. Hành động ăn trong câu c, là hành động trừu tượng (không dùng miệng). Từ “ăn” trong câu c, được dùng theo nghĩa chuyển. Từ “ăn” nào chỉ hành động cụ thể (dùng miệng để ăn) thì từ đó được dùng theo nghĩa gốc. Từ “ăn” chỉ hành động (không dùng miệng) là những từ dùng theo nghĩa chuyển. Để nhận diện được một từ nào đó có phải là nghĩa chuyển được hiểu rộng từ nghĩa gốc của từ đó hay không. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra những nét giống nhau trong ý nghĩa của các từ. Nếu từ đó có nét giống so với 13
- nghĩa ban đầu thì từ đó được dùng theo nghĩa chuyển. Nếu từ đó có nghĩa hoàn toàn khác xa với nghĩa ban đầu thì từ đó là từ đồng âm. III . BÀI HỌC KINH NGHIỆM Để mang lại hiệu quả cao trong việc giúp học sinh làm tốt các bài về từ của phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5 người giáo viên cần phải: Xác định đúng mục đích, yêu cầu của bài dạy. Tham khảo thêm những tài liệu có liên quan đến việc dạy Luyện từ và câu. Nắm vững những nội dung cần dạy học cho học sinh, nghiên cứu xây dựng nội dung dạy học một cách hợp lý, khoa học với mục đích giúp học sinh giải nghĩa từ, mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ và sử dụng có hiệu quả vốn từ. Giáo viên cần tìm tòi, học hỏi để vốn từ của bản thân thật phong phú và phải có khả năng sử dụng từ ngữ... Lựa chọn và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học, các hình thức củng cố luyện tập tạo sự hứng thú say mê học Luyện từ và câu của học sinh. Qua nghiên cứu việc hướng dẫn học sinh học tốt môn Luyện từ và câu, tôi thấy đây là một vấn đề rất cần thiết đối với việc giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt nói chung. Học sinh có học tốt môn Tiếng Việt mới có đỉều kiện thuận lợi để tiếp thu tất cả các môn học khác như: Toán, ngoại ngữ, tự nhiên xã hội… Nghĩa của từ là một nội dung quan trọng, sử dụng đúng nghĩa từ thì mới biết cách hành văn, giao tiếp tốt. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên, học sinh đã xác định được nghĩa từ, kết quả tiếp thu và chất lượng học tập của học sinh có những tiến bộ như sau: 14
- Học sinh phân biệt được từ một cách dễ dàng nhờ dựa vào dấu hiệu cụ thể và trừu tượng của các từ mà học sinh phân biệt từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong nhiều văn cảnh khác nhau. Nhờ hiểu nghĩa của từ nên học sinh đặt câu hỏi đúng, phù hợp với ý nghĩa của mỗi từ . Hiểu được ý nghĩa và tác dụng của nghĩa bóng tu từ, giúp các em phát hiện nhanh, đúng các tín hiệu nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ thể hiện trong văn cảnh, góp phần nâng cao khả năng cảm thụ cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ. Đồng thời giúp các em biết sử dụng đúng các nghĩa bóng tu từ trong khi thể hiện bài văn viết của mình một cách cụ thể sinh động và giàu hình ảnh. Khi áp dụng sáng kiến trong những bài kiểm tra về từ, về câu thì 100% học sinh lớp tôi làm đúng. Kết quả được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau: Năm học 2014 – 2015 tôi bắt đầu nhận lớp 5. Khi chưa áp dụng sáng kiến tôi chỉ dạy bám sát mục tiêu của bài học, kết quả đạt được khi khảo sát 35 học sinh lớp 5A như sau: Mức 1 Mức 2 Mức 3 7 HS 15 HS 13 HS 20% 43% 37% Năm học 2016 – 2017 khi áp dụng sáng kiến tôi thấy chất lượng học môn Tiếng Việt đã có những tiến bộ rõ rệt, khảo sát trên 35 học sinh lớp 5A cụ thể như sau: Mức 1 Mức 2 Mức 3 12 HS 17 HS 6 HS 34% 49% 17% 15
- C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. LỜI KẾT Trên đây là các biện pháp giúp cho học sinh phân biệt nghĩa của từ mà tôi đã rút ra từ những kinh nghiệm thực tế qua 3 năm giảng dạy và áp dụng mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng môn học Tiếng Việt của học sinh ở lớp tôi. Trong quá trình giảng dạy, tổ chức cho học sinh nắm được kiến thức, bản thân tôi cũng đã cố gắng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và lựa chọn sao cho học sinh nắm kiến thức mới và vận dụng trong học tập cũng như trong cuộc sống một cách hiệu quả. Đây là một vài kinh nghiệm của bản thân khi dạy Luyện từ và câu ở lớp 5A . Chính vì thế nên đòi hỏi giáo viên cần giành nhiều thời gian vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong từng tiết học. Rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp để tôi rút kinh nghiệm vào dạy học đạt kết quả cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh và nâng cao chất lượng nghiệp vụ của giáo viên. II. KIẾN NGHỊ Để giúp học sinh hứng thú hơn, học tốt hơn trong bộ môn Tiếng Việt nói chung và phần Từ ngữ nói riêng, tôi đưa ra ý kiến đề xuất sau: Nhà trường có kế hoạch thành lập Câu lạc bộ Em yêu Tiếng Việt để tạo cơ hội cho các em giao tiếp, củng cố và mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ để sử dụng có hiệu quả trong học tập, tạo sự hứng thú say mê học, hiểu tiếng mẹ đẻ. Tổ chuyên môn nên mạnh dạn đề xuất ý kiến điều chỉnh một số nội dung chưa hợp lý và bổ sung những kiến thức làm nội dung phong phú hơn, chất lượng hơn. 16
- Giáo viên luôn có ý thức tôn trọng nhân cách và ý kiến của học sinh trong giờ học. Vận dụng hợp lý các hình thức khen thưởng kịp thời, nhằm khuyến khích học sinh mạnh dạn, chủ động, sáng tạo trong học tập, kích thích lòng ham học và ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập của học sinh. Kí duyệt của BGH nhà trường Người thực hiện Phạm Thị Thu Trang D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập 1 2/ Sách giáo viên Tiếng Việt 5 tập 1 3/ Tiếng Việt nâng cao 5 4/ Mấy vấn đề về lý luận và phương pháp dạy học từ ngữ Tiếng Việt trong nhà trường (Nguyễn Đức Tôn) 5/ Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học (Lê Hữu Thỉnh – Trần Mạnh Hưởng) 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 220 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 169 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 189 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 175 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 102 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 147 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn