intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả

Chia sẻ: Canhvatxanhbaola | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

28
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua đề tài này, tôi mong muốn học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng có kĩ năng viết đúng chính tả. Từ đó góp phần giúp các em giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ tốt hơn đồng thời giúp các em có điều kiện học tốt hơn các môn học khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả

  1. TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài: Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, nền tảng có vững chắc thì toàn bộ hệ thống mới tạo nên cấu trúc bền vững và phát triển hài hòa. Giáo dục tiểu học tạo tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ trở thành người có ích trong giai đoạn mới. Ở tiểu học, Chính tả là nội dung đặc biệt quan trọng có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những quy tắc sử dụng hệ thống chữ viết, từ đó hình thành kĩ năng viết thông thạo Tiếng Việt. Dạy tốt chính tả cho học sinh tiểu học là góp phần rèn luyện một trong bốn kĩ năng cơ bản mà các em cần đạt tới: kĩ năng viết đúng. Khi các em đã viết đúng, viết chính xác thì mới có điều kiện học tốt các môn học khác. Đồng thời, thông qua việc rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp, giáo viên bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt cho học sinh. Kĩ năng chính tả thực sự rất cần thiết đối với mọi người. Đọc một văn bản viết đúng chính tả, người đọc mới có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó. Trái lại, một văn bản mắc nhiều sai sót về chính tả, người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ văn bản. Thế nhưng trong quá trình giảng dạy ở tiểu học, tôi thấy học sinh viết sai chính tả quá nhiều làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập. Điều này đã thôi thúc tôi tìm hiểu và chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả” II. Mục đích nghiên cứu: Thông qua đề tài này, tôi mong muốn học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng có kĩ năng viết đúng chính tả. Từ đó góp phần giúp các em giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ tốt hơn đồng thời giúp các em có điều kiện học tốt hơn các môn học khác. III. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài của tôi tập trung làm rõ 3 nội dung sau: 1. Điều tra lỗi chính tả cơ bản thường hay mắc phải của học sinh. 2. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi chính tả của học sinh. 3. Áp dụng các giải pháp giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả. IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm: Để nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành thực nghiệm ở học sinh lớp 1C trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thị xã Quảng Trị, năm học 2019 – 2020. Đây cũng chính là lớp do tôi chủ nhiệm trong năm học này. V. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi xây dựng các nhóm phương pháp như sau.
  2. + Phương pháp nghiên cứu lí thuyết : Nghiên cứu tài liệu và các văn bản chỉ đạo của các cấp có liên quan đến đề tài. + Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, trò chuyện, thu thập thông tin, điều tra, thống kê. VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: - Tháng 8/ 2019: Đăng kí đề tài, lập đề cương. - Tháng 9/ 2019: Điều tra thực trạng dạy học chính tả, thống kê các lỗi chính tả thường gặp, phân tích nguyên nhân của thực trạng. - Tháng 10/ 2019 đến tháng 2/ 2020: Áp dụng các giải pháp khắc phục lỗi chính tả. Thống kê, phân tích các số liệu. - Tháng 3/ 2020 đến tháng 4/ 2020: Viết đề tài, báo cáo sơ bộ. - Tháng 5/ 2020 đến tháng 6/2020: Chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài. PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận Chữ viết Tiếng Việt là chữ viết ghi âm, nói thế nào thì viết thế ấy. Do đó việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở của viết đúng. Học viết Chính tả không chỉ là phát hiện mà còn ngăn ngừa và sửa chữa những lỗi chính tả tiếng Việt. Trong chương trình Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục (CNGD), Viết chính tả là nội dung của Việc 4 trong quy trình 4 việc của mỗi bài học. Viết chính tả ở đây hoàn toàn là chính tả Nghe – viết. Thời lượng không đổi (gần 20 phút), nhưng dung lượng và độ khó thì tăng dần. Từ đầu năm học, các em đã viết câu ngắn hoặc một số từ có chứa âm vừa học. Về sau, các em sẽ nghe – viết một đoạn văn hoặc thơ có độ dài trên dưới 30 chữ thuộc nội dung bài vừa đọc. II. Thực trạng dạy học Chính tả: Mấy năm gần đây các trường tiểu học trong thị xã Quảng Trị nói chung và trường Tiểu học Nguyễn Trãi nói riêng, phong trào rèn chữ viết đã được chú trọng và ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, khi tiến hành khảo sát tình hình thực tế việc viết chính tả của học sinh ngay từ đầu năm học, tôi thấy các em còn mắc lỗi , chính tả rất nhiều. Cụ thể trong bài Âm gh tôi thống kê số lỗi chính tả như sau: Số lỗi học sinh mắc phải Số 0 lỗi 1 lỗi 2 lỗi 3 lỗi 4 lỗi 5 lỗi > 5 lỗi lượng SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 35 0 0 2 5.7 4 11.4 5 14.3 7 20.0 9 25.7 8 22.9 Bảng số liệu cho thấy kĩ năng viết của các em còn hạn chế làm ảnh hưởng tới kết quả học tập ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Từ thực tế dạy học của bản thân, tôi nhận định học sinh viết sai chính tả do một số lỗi sau: + Lỗi do chưa nắm được mẫu chữ, cỡ chữ. + Lỗi do phát âm sai
  3. + Lỗi do không nắm được quy tắc chính tả + Lỗi do vô ý, chưa cẩn thận (như thiếu dấu phụ, thiếu dấu thanh). + Lỗi về các vần khó + Lỗi do không hiểu nghĩa của từ Ngoài ra ở một số bài viết, học sinh trong lớp còn mắc các lỗi khác như: trình bày chưa sạch, chữ viết còn thiếu nét, thừa nét. So với yêu cầu về kĩ năng viết chính tả (không quá 5 lỗi trong một bài) thì trình độ kĩ năng viết chính tả của học sinh còn thấp. Thực trạng trên đây là rất đáng lo ngại. Nó thôi thúc tôi phải nghiên cứu và tìm ra giải pháp giúp đỡ các em khắc phục lỗi chính tả. III. Một số giải pháp khắc phục lỗi chính tả: Trước đây, khi dạy học sinh viết chính tả, giáo viên thường đi theo quy trình chung: Giáo viên đọc bài chính tả, học sinh đọc thầm – Học sinh tìm các tiếng, từ khó, dễ lẫn và luyện viết các từ đó – Giáo viên nhắc nhở cách trình bày rồi đọc cho học sinh viết – Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh dò bài rồi chấm bài, chữa lỗi. Phần lớn giáo viên chưa chú trọng đến phân tích cách phát âm, cách so sánh để tìm ra các quy tắc chính tả, dẫn đến hiệu quả bài viết chưa cao. Vì thế tôi đã tìm tòi, nghiên cứu đề tìm giải pháp giúp các em khắc phục lỗi chính tả, nâng cao chất lượng bài viết. Theo tôi, ngoài việc tuân thủ theo quy trình thiết kế, mỗi bài viết chính tả, giáo viên cần luyện cho học sinh phát âm từ khó, phân tích so sánh tiếng, từ khó, ghi nhớ quy tắc chính tả. Ngoài nhiệm vụ trên giáo viên còn hướng dẫn học sinh làm các bài tập khác nhau để giúp học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp các em rút ra các quy tắc chính tả hoặc hiện tượng chính tả để ghi nhớ. Ở phạm vi đề tài này, tôi đã áp dụng một số giải pháp như sau: 1. Luyện phát âm: Muốn học sinh viết đúng chính tả, trước hết giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho mình và cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối. Vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. Nếu giáo viên chưa phát âm chuẩn, do ảnh hưởng của cách phát âm ở địa phương, sinh ra và lớn lên trong môi trường phát âm như vậy nên các em cũng có thói quen phát âm sai dẫn đến hiện tượng viết sai chính tả. * Ví dụ: mạnh khoẻ # mận khoẽ hoa sen # hoa xen cái vung # cái vông ăn cơm # ăng cơm,… Giáo viên phải phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học sinh viết đúng chính tả. Khi học sinh phát âm sai, giáo viên cần dừng lại để điều chỉnh. Nhắc nhở học sinh vị trí của lưỡi và môi khi phát âm. Ví dụ: khi phát âm các vần có âm cuối m/p, hai bờ môi dính lại. Khi phát âm các vần có âm cuối n/t, môi mở hẹp, đầu lưỡi cong lên phía trên. Khi phát âm các vần có âm cuối ng/c, môi mở rộng, lưỡi thẳng. 2. Phân tích so sánh:
  4. Song song với việc luyện phát âm cho học sinh, khâu phân tích so sánh tiếng, từ để phát hiện ra các quy tắc, các hiện tượng chính tả cũng rất quan trọng. Với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh. Với những tiếng dễ lẫn lộn, giáo viên cần nhấn mạnh những điểm khác để học sinh ghi nhớ. Ví dụ : *Dạy bài: Vần /anh/, /ach/ – thiết kế TV1 -Tập 2, trang 86 Cho học sinh nghe viết đoạn: Bé xách đỡ mẹ Mẹ và bé đi chợ về. Bé đi nhanh, mẹ thì ì ạch, có vẻ vất vả lắm. - Mẹ à, mẹ xách nặng quá hở mẹ ? - Bé có cách gì đỡ cho mẹ ? * Trong bài viết có tiếng : “nhanh” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “nhân”, giáo viên cần yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo tiếng này: Nhanh: + a - nhờ - anh + nhờ - anh - nhanh Nhân : + â - nờ - ân + nhờ - ân - nhân * So sánh để thấy sự khác nhau, tiếng “nhanh” có vần là “anh” còn tiếng “nhân” có vần là “ân”. Để học sinh ghi nhớ “hiện tượng chính tả”, sau khi phân tích, so sánh cần cho các em tìm từ chứa tiếng (hoặc giáo viên nêu): + nhanh: nhanh nhẹn, nhanh nhảu,... + nhân: nhân dân, nhân nghĩa, nhân dân... * Yêu cầu các em phát âm chuẩn các tiếng đó để không bị mắc lỗi khi viết bài. 3. Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả: Chương trình Tiếng Việt 1 – CNGD rất chú trọng về luật chính tả. Sau khi cung cấp luật chính tả, học sinh sẽ được nhắc lại thường xuyên. Chỉ cần trong bài học mới có xuất hiện luật chính tả đã học thì các em sẽ được nhắc lại nhiều lần để ghi nhớ. Bao gồm các luật chính tả sau: - Luật chính tả e, ê, i (đối với âm /c/, /g/ , /ng/) - Luật chính tả ghi âm đệm - Luật chính tả ghi nguyên âm đôi - Luật chính tả theo nghĩa - Luật chính tả về phiên âm - Luật chính tả về viết hoa - Luật chính tả i/y Ngoài các luật chính tả trên giáo viên còn có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như sau: a) Phân biệt âm đầu s/x : Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s (sắn, sung, sầu riêng, sứ, sả, sim, sậy, …; sáo, sên, sâu, sán, sóc, sói, sư tử,…).
  5. b) Phân biệt âm đầu tr/ch : Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch (chổi, chum, chén, chảo, chai, chày, chăn, chiếu,…; chó, chuột, châu chấu, chuồn chuồn, chào mào, chiền chiện,…). c) Luật trầm – bổng: Có thể cho học sinh học thuộc hai câu thơ sau: Chị Huyền mang Nặng Ngã đau Anh Ngang, Sắc thuốc Hỏi đau chỗ nào. Nghĩa là: Thanh Huyền, Nặng, Ngã kết hợp với thanh Ngã. Thanh Ngang, Sắc, Hỏi kết hợp với thanh Hỏi. * Ví dụ: Âm trầm + Huyền – Ngã: vững vàng, vẽ vời, vồn vã, lững lờ, sẵn sàng,… + Nặng – Ngã: đẹp đẽ, nhẹ nhõm, mạnh mẽ, lạnh lẽo, vội vã,… + Ngã – Ngã: dễ dãi,, nhõng nhẽo, lỗ lã, nghễnh ngãng,… * Ví dụ: Âm bổng + Ngang – Hỏi: vui vẻ, nho nhỏ, lẻ loi, trong trẻo,… + Sắc – Hỏi: vắng vẻ, mát mẻ, nhắc nhở, trắng trẻo, sắc sảo, vất vả,… + Hỏi – Hỏi: hổn hển, lỏng lẻo, thỏ thẻ, thủ thỉ, rủ rỉ,… 4. Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập: Các dạng bài tập chính tả thường gặp ở lớp 1 là: 4.1/ Bài tập: Đưa tiếng vào mô hình. Việc nắm vững cấu trúc ngữ âm của tiếng sẽ giúp các em viết đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn, đặt dấu thanh đúng chỗ. Ví dụ: Em hãy đưa vào mô hình các tiếng sau: quanh thuyền * Đối với bài tập này, học sinh thường mắc lỗi sau: - Đưa các âm vào không đúng vị trí - Đặt dấu thanh trong mô hình hoặc bỏ sót dấu thanh * Cách khắc phục: - Cho học sinh nắm chắc cấu tạo mô hình 4 phần của tiếng: chỉ và đọc vị trí các âm trong mô hình. (Theo thứ tự từ trái sang phải gồm: âm đầu – âm đệm – âm chính – âm cuối) - Phân tích tiếng cần đưa vào mô hình. Ví dụ: + quanh - cờ - uanh - quanh. Âm đầu /c/, âm đệm /u/ âm chính /a/, âm cuối /nh/ Lưu ý: vừa phân tích vừa viết vào mô hình - Thường xuyên nhắc nhở các em: dấu thanh đặt trên âm chính và nằm ngoài mô hình. Ví dụ: + thuyền – thuyên – huyền – thuyền. Âm đầu /th/, âm đệm /u/, âm chính /yê/, âm cuối /n/, dấu huyền đặt trên /ê/. 4.2/ Bài tập chính tả về âm – vần. * Ví dụ 1: Từ viết đúng chính tả ghi (đ), từ viết sai chính tả ghi (s): mặt trăng xân trường
  6. bầu chời xanh tươi - Đối với kiểu bài này, học sinh thường mắc lỗi chủ quan, chưa suy nghĩ kĩ đã điền đ/s - Cách khắc phục: + Đọc từ đã cho + Xác định chữ viết sai + Điền đ/s * Ví dụ 2: Điền vào chỗ chấm g hay gh: gập ..…ềnh ……ánh nước canh .….ác ....…i chép - Đối với kiểu bài này, học sinh cũng hay chủ quan, chưa suy nghĩ kĩ đã vội điền g/gh - Cách khắc phục: - Đọc kĩ yêu cầu - Xác định viết g/gh trong trường hợp nào (nhớ lại luật chính tả e, ê, i đối với âm /g/ - Điền g/gh * Ví dụ 3: Điền vào chỗ x…… tươi s…… trường trái ch…… bàn ch…….. - Hướng dẫn cách làm: + Lần lượt điền nhẩm hai vần vào chỗ trống, đọc hai từ lên để lựa chọn đáp án thích hợp: xanh tươi/xân tươi – chọn xanh tươi – điền vần anh sanh trường/sân trường – chọn sân trường – điền vần ân + Cho học sinh đọc lại nhiều lần các từ đã điền 5. Khen thưởng: Giáo viên cần khuyến khích học sinh không sai lỗi trong vở học sẽ được khen thưởng bằng những phần thưởng nhỏ như: cục tẩy, cái nhãn, viên phấn,… tuyên dương trước lớp để cả lớp noi gương. V. Kết quả đạt được: Sau một năm thực nghiệm, tôi nhận thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt. Tỉ lệ học sinh viết sai chính tả giảm đáng kể. Cụ thể như sau: Số lỗi học sinh mắc phải Số Thời điểm 0 lỗi 1 lỗi 2 lỗi 3 lỗi 4 lỗi 5 lỗi >5 lượng SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Đầu năm 35 0 0 2 5,7 4 11,4 5 14,3 7 20,0 9 25,7 8 22,9 Giữa HKI 35 2 5,7 4 11,4 5 14,3 7 20,0 6 17,2 6 17,2 5 14,3 Cuối HKI 35 4 9,8 5 14,3 7 20,0 8 22,9 5 14,3 3 8,6 3 8,6 Giữa HKII 35 5 14,3 7 20,0 8 22,9 6 17,2 5 14,3 3 8,6 1 2,9 Cuối HKII 35 7 20,0 8 22,9 9 25,7 5 14,3 4 11,4 2 2,9 0 0
  7. Không những thế, các em còn viết đẹp lên, trình bày bài viết sạch sẽ hơn nhiều. Sự cẩn thận, tỉ mỉ theo đó cũng được rèn luyện. Đây là một trong những thành công lớn của quá trình vận dụng nghiên cứu trên. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ I. Kết luận: Sau khi áp dụng “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng Chính tả” ở lớp 1C năm học 2019 – 2020, tôi rút ra một số bài học sau : - Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân mắc lỗi, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục là rất cần thiết không thể thiếu trong quá trình dạy học Tiêng Việt. - Nắm vững quy trình 4 bước dạy học Tiếng Việt theo Công nghệ giáo dục, kết hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy sao cho sát hợp với từng đối tượng học sinh của lớp mình. - Để việc dạy học Chính tả đạt hiệu quả ngay từ khi các em mới bắt đầu làm quen với Tiếng Việt, giáo viên cần hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ, quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ và cung cấp cho các em một số mẹo luật chính tả,… - Để dạy tốt người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tham khảo ở sách, báo và kinh nghiệm của anh chị đồng nghiệp; tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ tay nghề, cần phải có kiến thức về ngữ âm học, từ vựng học, ngữ nghĩa học, tra “từ điển” các từ có liên quan đến chính tả. - Phải dùng nhiều hình thức rèn luyện, khen thưởng và động viên học sinh kịp thời. Hạn chế không nên trách phạt, chê các em trước lớp làm cho các em có mặc cảm và bạn bè có ấn tượng không tốt về các em. Bên cạnh đó giáo viên còn phải khích lệ, động viên học sinh phải kiên trì, chăm chỉ rèn luyện mới đạt được kết quả tốt. - Khi học sinh đã viết đúng, giáo viên nên hướng cho các em tiến tới viết đẹp. Phải thường xuyên nhắc nhở các em cách cầm bút, tư thế ngồi viết, cách chọn bút,...để không ngừng nâng cao chất lượng bài viết cho các em. Một điều quan trọng: việc rèn chính tả cho học sinh không phải là ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình ; phải rèn mọi lúc mọi nơi, rèn trong tất cả các giờ lên lớp. Lúc nào học sinh viết bài, lúc đó sẽ cần sự rèn luyện của giáo viên. Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, tôi tin tưởng rằng đề tài sẽ thành công và tiếp tục được nhân rộng cho những năm học sau. II. Kiến nghị 1. Đối với phụ huynh học sinh: - Sắm đầy đủ dụng cụ học chính tả như: bút mực (chỉ nên chọn một loại để mực viết đều màu), bút chì, bảng con, phấn, giẻ lau bảng. - Nhắc nhở các em tự học ở nhà, đọc trước các bài đọc và luyện viết các từ khó có trong bài đọc ấy. - Rèn cho các em thói quen nói từ đúng, câu hay khi giao tiếp trong gia đình. 2. Đối với nhà trường: - Mua sắm đầy đủ sách tham khảo, tài liệu, từ điển (Chính tả) Tiếng Việt để giáo viên mượn và sử dụng trong giảng dạy môn Tiếng Việt
  8. - Nên mở chuyên đề phân môn Chính tả tại trường để giáo viên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. 3.Đối với Phòng giáo dục: Nên tổ chức thao giảng Chính tả theo cụm để giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm. Trên đây là đề tài sáng sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả” mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng thành công trong năm học 2019– 2020. Rất mong sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! XÁC NHẬN Quảng Trị, ngày 25 tháng 6 năm 2020 CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh
  9. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa và sách Thiết kế Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục – Tập 1, 2 và 3 (NXB Giáo dục Việt Nam) 2. Một số phương pháp dạy Tiếng Việt - trong tập (Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học) – Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên. 3. Chữa lỗi chính tả cho học sinh của: Phan Ngọc (NXB Giáo dục Hà Nội, 1982). 4. Mẹo luật chính tả (Lê Trung Hoa) - Sở Văn hóa-Thông tin Long An, XB:1984 5. Từ điển Tiếng Việt (NXB Giáo dục Việt Nam). 6. Từ điển chính tả Tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên (NXB Giáo dục, HN 1988).
  10. MỤC LỤC
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1