intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 5

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

38
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm biện pháp giảng dạy thích hợp, giúp các em nhận biết được các kiến thức cần thiết để vận dụng làm ra các sản phẩm đẹp, phong phú có tính ứng dụng cao, mặt khác giúp các em phát triển kĩ năng phân tích và đánh giá sản phẩm mĩ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 5

  1. 1. PH ẦN M Ở ĐẦU 1.1. Lý do ch ọn  đề tài Thực hiện Nghị  quyết số  29­NQ/TW của Ban chấp hành Trung  ương  khóa XII về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu  công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng   xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết đã nêu quan điểm chỉ đạo:   “...Phát triển giáo dục đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi   dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ  chỗ  trang bị  kiến thức   sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với   hành, lí luận gắn với thực tiễn...”. Thực hiện Nghị  quyết Đại hội đại biểu  toàn quốc lần thứ  XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếp tục định hướng:   “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ  các   yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phẩm chất, năng   lực của người học...”. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo  dục và Đào tạo Quảng Bình, Phòng Giáo dục và Đào tạo Lệ  Thủy đã triển   khai phương pháp dạy ­ học Mĩ thuật mới đối  với t ất   cả  các trường Tiểu  học trong toàn huyện. Môn Mĩ thuật  ở  trường Tiểu học là một môn học nhằm giúp học sinh  hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo   đức, trí tuệ, thể  chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ  bản để  tiếp tục học trung   học cơ sở. Với học sinh tiểu học, khi được học Mĩ thuật sẽ giúp các em nhìn  ra cái đẹp ở các vật thể, thấy mọi vật xung quanh mình trở nên gần gũi đáng   yêu hơn. Đồng thời học Mĩ thuật cũng giúp các em tự  tạo ra cái đẹp theo ý  mình, theo cách hiểu, cách lí giải của bản thân và làm cho cuộc sống thêm  tươi vui hạnh phúc. Môn Mĩ thuật trang bị cho học sinh những kiến thức ban   đầu, cơ bản nhất góp phần từng bước hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp,   biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Từ  năm học 2014­2015, Bộ  Giáo dục và Đào tạo đã chỉ  đạo triển khai  phương pháp dạy học mĩ thuật mới, vận dụng những quy trình dạy học mĩ  thuật của dự án SAEPS  ở các trường Tiểu học trên toàn quốc. Mục tiêu của   phương pháp dạy học mới này là lấy học sinh làm trung tâm, kích thích sự  tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức giúp học sinh có khả năng   biểu đạt sáng tạo và giao tiếp qua hình ảnh; khám phá, hiểu và đề cao văn hóa   thông qua nghệ  thuật thị giác; hình thành các kĩ năng sống và phát triển năng  lực cá nhân; yêu thích cái đẹp và vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt, học tập   1
  2. hằng ngày. Học Mĩ thuật theo phương pháp mới của Dự án SAEPS, học sinh  được giải phóng khỏi khuôn mẫu, được "Học mà chơi,chơi mà học". Các em  thỏa sức sáng tạo, không bị  gò bó mà được tự  do thể  hiện trí tưởng tượng   phong phú, sự sáng tạo ngây ngô của mình trong các hoạt động học tập. Theo  7 quy trình hoạt động mới học sinh có thể vẽ, nặn, xé dán, tạo dáng 2D, 3D,   làm con rối, tận dụng các vật dụng còn lại để  sáng tạo nghệ  thuật sắp đặt,  vẽ theo nhạc, hoạt cảnh, biểu diễn, sắm vai, hóa thân thành nhân vật...  Trong quá trình thực hiện phương pháp dạy ­ học Mĩ thuật mới còn gặp   phải những khó khăn nhất định như: phòng học Mĩ thuật chưa đảm bảo diện   tích nên  ảnh hưởng đến các hoạt động, đặc biệt là hoạt động nhóm; mỗi  trường có một giáo viên dạy Mĩ thuật nên giáo viên việc dự giờ trao đổi kinh   nghiệm không thể  triển khai được tại mỗi đơn vị, học sinh bước đầu thực  hiện phương pháp học mới nên gặp lúng túng trong học tập, việc học nhóm  chưa phát huy được hiệu quả…  Để  thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của môn Mĩ thuật  ở  trường Tiểu  học, giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm biện pháp giảng dạy thích hợp, giúp  các em nhận biết được các kiến thức cần thiết để  vận dụng làm ra các sản   phẩm đẹp, phong phú có tính ứng dụng cao, mặt khác giúp các em phát triển  kĩ năng phân tích và đánh giá sản phẩm mĩ. Từ  đó giúp các em hứng thú, say  mê sáng tạo nghệ  thuật; biết yêu cái đẹp, cảm nhận được cái đẹp, cái đúng   để từ đó học tốt hơn các môn học khác. Từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài   "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học Mĩ thuật theo định hướng   phát triển năng lực cho học sinh lớp 5''. 1.2. Điểm mới của đề tài Dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Tiểu  học nói chung và học lớp 5 nói riêng không phải là một vấn đề  gì mới mẻ.   Đặc biệt trong những năm gần đây, nó đã được rất nhiều người công tác   trong lĩnh vực giáo dục nghiên cứu và quan tâm. Tuy nhiên, điểm mới và khác   biệt đề  tài này là tìm hiểu những kiến thức cơ bản cần trang bị để  phục vụ  dạy học mĩ thuật ở trường tiểu học theo phương pháp mới của Dự án SAEPS   cho học sinh lớp 5. Hướng dẫn tổ chức một số quy trình mĩ thuật mới ở lớp   5, từ đó đúc rút kinh nghiệm, đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao hiệu   quả dạy học mĩ thuật theo phương pháp mới của Dự án SAEPS. Nội dung của đề  tài đánh giá được một số  mặt tác động tới việc phát  triển năng lực của học sinh lớp 5; đề  xuất được cách tiếp cận mới trong   2
  3. giảng dạy, giáo dục theo hướng khai thác nội dung môn học và sử  dụng các  phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực, khai thác nội dụng giáo dục  của bài học… nhằm phát triển năng lực cho học sinh giúp các em vận dụng  tốt trong học tập và cuộc sống. Đề  tài nêu rõ từng giải pháp cụ  thể  nhằm trang bị  cho học sinh những   kiến thức, giá trị, thái độ, kỹ năng phù hợp: hiểu, cảm nhận và trân trọng sản  phẩm/tác phẩm mĩ thuật; trao đổi, tiếp nhận thông tin thông qua sản phẩm/  tác phẩm mĩ thuật; hình thành cho học sinh các năng lực biểu đạt; năng lực   phân tích và giải trình; năng lực giao tiếp và đánh giá; sáng tạo mĩ thuật,...  qua  đó biểu đạt bản thân (suy nghĩ, tình cảm, mong muốn…). Tạo cơ  hội thuận   lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về  thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức góp phần tạo một nền tảng vững chắc,   một nền tảng tốt cho các em trong cuộc sống về sau này. 1.3. Pham vi ap dung ̣ ́ ̣ Đề  tài này được áp dụng trong môn học Mĩ thuật lớp 5  ở  trường Tiểu   học.  Nghiên cứu các vấn đề  có liên quan và các giải pháp nhằm phát triển   năng lực cho học sinh lớp 5  ở trường Tiểu học. Đông th ̀ ơi gi ̀ ải pháp nay co ̀ ́  ̉ ̀ ̀ ̣ ̉ ́ ương tiêu hoc trong viêc nâng cao chât thê lam tai liêu tham khao cho cac tr ̀ ̉ ̣ ̣ ́  lượng dạy học mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. 2. PHẦN NÔI DUNG ̣ 2.1. Thực trạng về  dạy học môn Mĩ thuật theo định hướng phát  triển năng lực cho học sinh lớp tại trường Dạy học môn Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh   được áp dụng cho tất cả  các khối lớp từ  khối 1 đến khối 5. Đây là phương  pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học  sinh làm trung tâm; kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận  thức. Qua một thời gian giảng dạy bộ  môn Mĩ thuật áp dụng phương pháp  dạy học mới, tôi nhận thấy có những khó khăn và thuận lợi như sau: 2.1.1.Thuận lợi Qua quá trình công tác tôi nhận thấy thời gian qua việc chú trọng phát   triển năng lực cho học sinh đã được nhà trường rất quan tâm thông qua việc  thường xuyên tổ  chức nhiều hoạt động trong và ngoài giờ  lên lớp, luôn luôn   3
  4. ̣ ̣ ̣ ́ ̣ tao điêu kiên, khuyên khich, đông viên giao viên ap dung ph ̀ ́ ́ ́ ương phap m ́ ơi vao ́ ̀  ̣ ̣ day môn Mi thuât giúp hình thành m ̃ ột số năng lực nhất định cho học sinh;  Giáo viên đã được tham gia tập huấn tại Phòng Giáo dục về các địa chỉ,  các bài phải tích hợp phát triển năng lực cho học sinh Giáo viên trực tiếp giảng dạy đã nhận thức được ý nghĩa của việc hình  thành và phát triển năng lực cho học sinh. Học sinh  ở  vùng thuận lợi, tiếp xúc nhiều với các phương tiện truyền   thông, thông tin hiện đại nên đã sớm hình thành được một số  năng lực nhất  định. 2.1.2. Khó khăn ­ Đối với học sinh: Môn Mĩ thuật đối với các em học sinh khối lớp 5   không phải là môn học mới lạ  vì các em đã bắt đầu học Mĩ thuật ngay từ  khối lớp 1. Tuy nhiên, khi áp dụng học theo phương pháp mới, học sinh chưa  quen với các quy trình mới, phải thực hiện nhiều nhiệm vụ mới, và tham gia  hoạt động nhóm nhiều hơn nên các em rất bỡ  ngỡ  và rất lúng túng khi thực   hiện nhiệm vụ học tập. Quan sát một số  học sinh trong quá trình học tập và  hoạt động giáo dục, tôi nhận thấy một số  năng lực của học sinh như: năng  lực phân tích và giải trình; năng lực giao tiếp và đánh giá; sáng tạo mĩ thuật   chưa cao, nhiều học sinh thiếu tự  tin, nhút nhát, rụt rè trước những vấn đề  mới hay phải đợi giáo viên gợi ý, chỉ định các em mới dám thực hiện.  Học sinh còn lúng túng trong việc trao đổi nội dung để  thống nhất chủ  đề, sắp xếp các hình  ảnh, và chọn chất liệu, màu vẽ,.. Các em chưa có khả  năng vận dụng những điều đã học áp dụng vào thực tế, với học sinh lớp 5 –   lớp cuối cấp, các em rất hiếu động, có nhu cầu hỏi đáp, không muốn bị  áp   đặt.  Tri t́ ưởng tượng cua cac em ch ̉ ́ ưa phong phu, môt sô em l ́ ̣ ́ ười suy nghĩ,  lam bai theo cach đôi pho. Đô dung hoc tâp ch ̀ ̀ ́ ́ ́ ̀ ̀ ̣ ̣ ưa chuân bi chu đao dân đên chât ̉ ̣ ́ ̃ ́ ́  lượng cac s ́ ản phẩm chưa cao. ̣ Hoc sinh ch ưa thât ṣ ự co y th ́ ́ ưc gi ́ ữ gin san phâm cua minh nên viêc l ̀ ̉ ̉ ̉ ̀ ̣ ưu   giư san phâm rât kho khăn. ̃ ̉ ̉ ́ ́ * Nguyên nhân cua s ̉ ự  han chê nay la: Hoc sinh ch ̣ ́ ̀ ̀ ̣ ưa chu đông hoc tâp ̉ ̣ ̣ ̣   cung nh ̃ ư y th ́ ưc t ́ ự hoc cua cac em ch ̣ ̉ ́ ưa cao. Hoc sinh va phu huynh ch ̣ ̀ ̣ ưa thực   sự coi trong môn hoc nay, ch ̣ ̣ ̀ ưa co y th ́ ́ ức tôn trong san phâm cua minh lam ra. ̣ ̉ ̉ ̉ ̀ ̀ ­ Đối với giáo viên:  Việc dạy học nhằm phát triển năng lực cho học  sinh của nhiều giáo viên còn nhiều hạn chế, chưa có nét chuyển biến. Nguyên  4
  5. do chính là trong tư  tưởng giáo viên chỉ  chú trọng đến việc dạy kiến thức,   một số  giáo viên dạy đại trà chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc   hình thành năng lực cho học sinh lớp mình đang giảng dạy mà chỉ  luôn chú  trọng đến việc đọc tốt, làm tính tốt… Công tác chủ nhiệm lớp ở trong nhà trường đôi lúc chưa được quan tâm  đúng mức. Giáo viên mỗi người hiểu, tiếp cận và thực hiện một cách khác  nhau. Nhiều giáo viên vẫn coi nhẹ công tác chủ nhiệm lớp từ đó cũng coi nhẹ  việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. ­ Đối với phụ huynh: Một bộ phận lớn phụ huynh vẫn còn tâm lý cho  rằng môn Mĩ thuật thuộc nhóm môn Nghệ  thuật chỉ  là môn học phụ  nên chỉ  học cho vui, việc định hướng cho học sinh phát triển năng lực chưa được  hoàn thiện. BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC NĂNG LỰC C ỐT LÕI ĐƯỢ C HÌNH  THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA H ỌC SINH L ỚP 5 T ẠI TR ƯỜ NG VÀO ĐẦU NĂM H ỌC (Kh ảo sát trên 57 h ọc sinh kh ối 5 c ủa tr ườ ng) Rất t ốt Tốt Chưa t ốt Các kĩ năng/năng lực SL % SL % SL %  Sáng tạo mĩ thuật  9 15.7 18 31.6 30 52.6 Hiểu, cảm nhận và trân trọng sản   15 26.3 13 22.8 29 50.9 phẩm/tác phẩm mĩ thuật.  Giao   tiếp,   trao   đổi,   tiếp   nhận   thông tin thông qua sản phẩm/ tác   10 16.7 15 26.3 32 56.1 phẩm mĩ thuật. Qua điều tra cho thấy về  mặt năng lực hiểu và trân trọng tác phẩm mĩ  thuật; tiếp nhận thông tin  ở  các em hầu hết rất tốt. Tuy nhiên về  sáng tạo,   cảm nhận  vẻ đẹp tác phẩm, giao tiếp còn hạn chế như: tương trợ nhau, giao   tiếp, diễn đạt trước đám đông được các thầy cô giáo tích cực hình thành và   củng cố nhưng chưa thể hiện được nhiều.  Mặt khác, các em ít có khả  năng chủ  động phân tích, lĩnh hội tiếp thu,  giải quyết trong từng tình huống cụ thể của bài học hay từng hoạt động. Một   số ít học sinh có khả năng sáng tạo, giao tiếp, diễn đạt tuy nhiên điều này chỉ  theo bản năng mà thiếu tính khoa học và hệ thống. 2.2. Các giải pháp 5
  6. Dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 5  bị tác động của những yếu tố vùng miền và con người trong môi trường giáo  dục, đòi hỏi cần có sự  cố  gắng, sự quan tâm hơn nữa để  đạt được hiệu quả  cao nhất. Ngoài những giải pháp có tính cụ  thể, sự  đầu tư, thay đổi nhận   thức... còn là những biện pháp giảng dạy thích hợp, giúp các em nhận biết   được các kiến thức cần thiết để  vận dụng làm ra các sản phẩm đẹp, phong  phú có tính ứng dụng cao, mặt khác giúp các em phát triển kĩ năng phân tích và  đánh giá sản phẩm mĩ.. Trên cơ sở thực trạng đã trình bày ở trên, bản thân tôi  mạnh dạn thực hiện một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy  học môn Mĩ thuật nói chung và hình thành phát triển năng lực đặc thù của bộ  môn cho học sinh lớp 5 tại trường như sau: Giải pháp 1. Luôn tạo tâm lí thoải mái, hứng thú cho học sinh trong   mỗi tiết học Trong học tập hay bất cứ hoạt động nào thì hứng thú rất quan trọng. Nó  thúc đẩy tiến trình học tập hiệu quả hơn, tiết học cũng nhẹ nhàng hơn. Nếu   giáo viên gây hứng thú tốt thì sẽ  tạo cho học sinh có niềm đam mê. Vì hứng  thú học tập tạo tình huống có vấn đề, sau đó học sinh sẽ  quan tâm đến vấn   đề đó sâu sắc hơn và sẽ  cố  gắng để  giải quyết vấn đề  đó suốt tiết học hay   buổi học. Ví dụ: Khi dạy Chủ đề 6 “Chú bộ  đội của chúng em”, phần khởi động  cho các em hát múa bài hát “Cháu thương chú bộ đội”. Qua hoạt động này các  em vừa được thư giãn vừa giúp cho các em nhớ lại về hình ảnh chú bộ đội và   công việc của các chú, .. để vào bài mới được tốt hơn. Giải pháp 2.  Tạo không gian mở trong dạy học Mĩ thuật Không chỉ tổ chức các hoạt động dạy học ở trong lớp học, giáo viên còn  có thể  tổ  chức cho học sinh hoạt động ngoài không gian lớp học như  sân  trường, hội trường, ngoài thiên nhiên... để  giúp các em học sinh phát huy tính  tưởng tượng, liên tưởng,.. qua đó rèn kĩ năng quan sát thế giới xung quanh cho  các em có thêm nhiều ý tưởng để sáng tạo nghệ thuật. Ví dụ: Khi dạy Chủ  đề  5: “Trường em”, giáo viên cho học sinh ra sân  quan sát khuôn viên trường, chia sẻ những gì mà các em quan sát được về ngôi  trường của mình. Sau đó các em cùng thảo luận nhóm, chia sẻ  cách làm với   6
  7. nhau, cùng thống nhất về  hình thức thực hiện của nhóm và thực hành ngay   trên sân trường. Giải pháp 3. Giáo viên lập kế hoạch dạy học và tổ chức một quy trình   dạy học hoàn chỉnh, phù hợp với từng đối tượng học sinh Để  giúp học sinh phát triển khả  năng tự  học, giáo viên lập được kế  hoạch và tổ  chức một quy trình dạy học, hoàn chỉnh, phù hợp với từng đối   tượng học sinh ở trong lớp học. Kế hoạch cho từng hoạt động hoặc cho toàn  bộ  chủ  đề  có thể  ngắn, dài nhưng phải có tính  kết nối, liên kết, xâu chuỗi   các hoạt động với nhau. Kết thúc hoạt động này là sự mở đầu cho hoạt động   tiếp theo nên chúng phải có tính liên kết. Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh trong mỗi hoạt động. Đảm   bảo cho mọi đối tượng học sinh trong lớp đều tham gia vào hoạt động chung   của nhóm, lớp.  Ví dụ: Với tất cả  các Chủ  đề  thì tiết 1 luôn luôn phải có sản phẩm cá   nhân theo năng lực của học sinh. Chủ  đề  có 2 tiết thì tiết 2 khởi động đơn  giản bằng cách cho học sinh đưa ra các sản phẩm của tiết trước để nhận xét,  rút kinh nghiệm và điều chỉnh, bổ  sung cho hoàn thiện khoảng 2/3 tiết rồi  trưng bày, giới thiệu sản phẩm, chỉ  làm sản phẩm cá nhân, hoặc gộp lại   thành sản phẩm nhóm để  tránh mất nhiều thời gian. Với Chủ đề  từ  3 đến 4   tiết thì tiết 1 thực hiện như  trên; tiết 2 hoàn thiện sản phẩm cá nhân và kết  hợp làm sản phẩm nhóm; tiết 3 hoàn thiện sản phẩm nhóm và trưng bày giới  thiệu sản phẩm (Chủ đề  3 tiết), hoặc hoàn thiện và chuẩn bị  nội dung, cách  giới thiệu sản phẩm để tiết trưng bày giới thiệu sản phẩm (nếu Chủ đề  4, 5   tiết). Chủ đề 4 tiết hoặc 5 tiết mới dành thời gian 1 tiết để trưng bày và giới   thiệu sản phẩm vì nó phức tạp hơn. Còn lại chỉ  dành thơi gian 1/3, 2/3 ti ̀ ết   cuối nếu là Chủ đề 1, 2 tiết. Giải pháp 4. Vận dụng linh hoạt 7 quy trình dạy học Phát huy tốt nhất 7 quy trình trong dạy học để  học sinh được học tập   bằng nhiều cách, giúp học sinh phát triển toàn diện, sáng tạo trên mọi phương   diện. Muốn thực hiện tốt điều đó thì giáo viên cần làm mẫu, hướng dẫn cách   thực hiện mỗi quy trình sao cho nhuần nhuyễn, đúng các bước ngay từ  đầu   để các tiết sau các em chủ động và có nhiều thời gian để sáng tạo nghệ thuật. Phối hợp có hiệu quả  các quy trình dạy học Mĩ thuật theo định hướng   phát triển năng lực với các phương pháp dạy học mới như: phương pháp   “Bàn tay nặn bột”, mô hình trường học mới VNEN,..  7
  8. Giải pháp 5. Tăng cường đánh giá thường xuyên trong dạy học Mĩ   thuật Muốn thực hiện tốt công tác đánh giá thường xuyên trong dạy học, giáo  viên   cần   bám   sát   được   nội   dung   đánh   giá   theo   Thông   tư   số   22/2016/TT­ BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ  trưởng Bộ  Giáo dục và Đào tạo về   “Sửa   đổi, bổ  sung một số  điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành   kèm theo thông tư  số  30/2014­BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ   trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo”.  Theo tiến trình hoạt động của từng Chủ đề  dạy học, là một chuỗi hành  động theo quy trình giúp học sinh tiếp thu thẩm mĩ, sẽ có những kiến thức đã  học, đã biết và kiến thức mới cần tiếp cận phát triển, để học sinh vận dụng   giải quyết từng nội dung vấn đề theo nhiệm vụ học tập.  Nội dung đánh giá đòi hỏi giáo viên còn phải xác định các kỹ  năng sẽ  được dùng và cách sử dụng hiệu quả trong từng nội dung/hoạt động của Chủ  đề; cũng như  nhằm hoàn thành sản phẩm, đáp  ứng kết quả  hoạt động cuối  Chủ đề. Kết quả  học tập cũng như  sự  tiến bộ  của học sinh phụ  thuộc vào tinh  thần ý thức trong quá trình học tập. Đánh giá thái độ  học tập của học sinh   nhằm hoàn tất hoạt động đánh giá theo mục tiêu của Chủ đề dạy học. Giáo viên kịp thời động viên khuyến khích học sinh bằng lời ngay trong   các hoạt động để  các em nỗ  lực phấn đấu, tạo ra những sản phẩm đạt yêu   cầu và có tính sáng tạo. Cố  gắng tìm những  ưu điểm, những điều đã làm  được của học sinh để động viên, khen ngợi. Giải pháp 6. Chuyên môn nhà trường sắp xếp thời khóa biểu phù hợp   Vào đầu năm học, khi phân công phần hành và sắp xếp Thời khóa biểu,   giáo viên dạy Mĩ thuật cần tham mưu, đề  xuất với chuyên môn Nhà trường  để  bố  trí thời khóa biểu phù hợp có thể  học liền nhau 2 hoặc 3 tiết để  kết   thúc 1 quy trình/tuần theo điều kiện thực tế  của nhà trường. Tạo điều kiện  để  giáo viên Mĩ thuật được đổi tiết với các môn khác như: Đạo đức, Kỹ  thuật, Âm nhạc, Thể  dục, Hoạt động ngoài giờ,.. để  cùng có sự  tham gia   đồng bộ của các giáo viên cũng như các môn học trong việc hình thành và phát  triển năng lực cho học sinh. Ví dụ: Tuần 1 giáo viên Mĩ thuật dạy 2 tiết Mĩ thuật thì tuần 2 học 2 tiết   Âm nhạc do giáo viên Âm nhạc dạy, .. hoặc có thể phân công phần hành cho  8
  9. giáo viên Mĩ thuật dạy thêm một môn khác như môn Kĩ thuật và cho phép giáo   viên chủ động lên lịch báo giảng dạy phù hợp với tiến trình của môn học. Giải pháp 7. Phải dành thời gian cho hoạt động Trưng bày giới thiệu   sản phẩm ở cuối mỗi Chủ đề Đa số   ở  các tiết học, học sinh mất nhiều thời gian trong khi thực hành  nên đôi khi không có thời gian để trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Điều này   chưa đúng với tinh thần của môn học là nhằm phát triển năng lực của học  sinh. Chính vì vậy, cần dành nhiều thời gian cho các em được giới thiệu sản   phẩm của mình, của bạn; nêu cảm nhận của bản thân mình về sản phẩm của   bạn, nhóm bạn; chỉ ra sản phẩm mình thích, nêu được lí do mình thích,... Từ  đó giúp các em nhận ra mình có điểm nào tốt cần phát huy, điểm nào cần  khắc phục và giúp các em biết mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, biết cách sử  dùng ngôn ngữ trong diễn đạt được tốt hơn. Cụ thể: Với Chủ đề có 2 tiết thì dành khoảng 1/3 thời gian ở cuối tiết 2,  Chủ đề có 3 tiết thì dành 2/3 thời gian ở cuối tiết 3 cho học sinh giới thiệu và   trưng bày sản phẩm.  Còn ở Chủ đề 4 tiết hoặc 5 tiết thì dành thời gian 1 tiết   để trưng bày và giới thiệu sản phẩm vì nó phức tạp hơn, cần nhiều thời gian   hơn.  Giải pháp 8. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục Tích cực phối hợp với phụ huynh, đồng nghiệp, Ban Giám hiệu để phối   hợp huy động nguồn lực dạy học Mĩ thuật hiệu quả. Thực tế tại trường cho   thấy, một số học sinh có điều kiện hoàn cảnh khó khăn nên việc mua sắm đồ  dùng học tập cho các em còn chưa đầy đủ. Chính vì vậy, có thể huy động từ  phụ huynh đóng góp kinh phí, giáo viên bộ môn mua đồ dùng cần thiết cho các  em học tập như: màu vẽ, giấy màu, đất nặn, giấy vẽ, kéo, keo dán, băng  dán, ... Ngoài ra giáo viên có thể yêu cầu các em tận dụng những vật liệu địa   phương như  hạt ngô, hạt lúa, hạt đậu,.. rồi chia đều cho các nhóm và bảo  quản tại lớp học hoặc mang về nhà để  việc học tập của các em thuận tiện   hơn; yêu cầu học sinh phải chuẩn bị  các học liệu, đồ  dùng học tập đầy đủ  cho buổi học sau. Giải pháp 9. Cần có góc trưng bày dành cho môn Mĩ thuật cua h ̉ ọc   sinh trong Ngày hội học sinh Tiểu học vào mỗi năm học  Cùng nhà trường có thể tổ chức triển lãm, trưng bày sản phẩm của học  sinh theo năm học để các em có cơ  hội giới thiệu kết quả học tập của mình  với bạn bè, thầy cô, phụ huynh. Qua đó bán đấu giá sản phẩm như tranh, ảnh,   9
  10. đồ  vật,.. do các em làm ra nhằm gây quỹ  giúp bạn vượt khó vươn lên trong  trường. Đồng thời giúp học sinh thực sự  trải nghiệm, hình thành nên một số  kĩ năng, năng lực cần thiết trong môn học nói chung và cuộc sống nói riêng. * Kết quả đạt được: Qua thời gian giảng dạy kết hợp với việc thực hiện các giải pháp trên,  với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên và việc hoạt động tích cực, sáng tạo   của học sinh cùng với một số  giải pháp được tổ  chức hợp lí. Nhưng tiêt day ̃ ́ ̣   được ap dung các gi ́ ̣ ải pháp đa đat đ ̃ ̣ ược môt sô kêt qua nh ̣ ́ ́ ̉ ư sau:  ­ Giáo viên biết cách lập kế  hoạch và tổ  chức những quy trình dạy học   linh hoạt phù hợp với điều kiện của địa phương. Tổ  chức đánh giá liên tục  quá trình học mĩ thuật để phát triển các năng lực học tập, khả năng sáng tạo   và kĩ năng sống cho mỗi học sinh. Phối hợp và chia sẻ  kinh nghiệm với các   đồng nghiệp. ­ Giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, lời nói cử chỉ  có phần mềm dẻo hơn, hoạt động của giáo viên trên lớp ít (chủ  yếu là giáo   viên tổ chức cho học sinh hoạt động) mà đem lại hiệu quả cao. ­ Về  phía học sinh các em biết tự  khám phá những điều mới lạ  trong  bài học, theo cách nghĩ và cách hiểu của mình một cách độc lập tích cực, biết  cảm nhận được những cái hay, cái đẹp từ  những chủ  đề  cụ  thể  mà các em  được học, được làm quen. ­ Học sinh say mê học tập hơn, không bị  áp lực nhiều về mặt thời gian  hoặc sợ mình không làm được. ­ Đối với học sinh cá biệt, ít quan tâm đến việc học lại trở nên hứng thú  hơn, ham thích hoạt động thể hiện rõ ở việc làm việc theo nhóm. ­ Đối với học sinh có năng khiếu thì được bộc lộ khả năng của mình, qua  đó tinh thần hợp tác nhóm trong môn Mĩ thuật và các môn học khác được nâng   cao. Cụ thể: BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC NĂNG LỰC C ỐT LÕI ĐƯỢ C HÌNH  THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA H ỌC SINH L ỚP 5 T ẠI TR ƯỜ NG 10
  11. VÀO CU ỐI HỌC KÌ I (Kh ảo sát trên 57 h ọc sinh kh ối 5 c ủa tr ườ ng) Rất t ốt Tốt Chưa t ốt Các kĩ năng/năng l ực SL % SL SL %  Sáng tạo mĩ thuật  20 35.1 26 45.6 11 19.3 Hiểu, cảm nhận và trân trọng sản   21 36.8 27 47.4 9 15.8 phẩm/tác phẩm mĩ thuật.  Giao   tiếp,   trao   đổi,   tiếp   nhận   thông tin thông qua sản phẩm/ tác   19 33.4 30 52.6 8 14.0 phẩm mĩ thuật. 3. PHẦN KÊT LUÂN ́ ̣ 3.1. Ý nghĩa của đề tài:        Đổi mới phương pháp giảng dạy không phải là tạo ra một phương   pháp khác với cái cũ, để loại trừ cái cũ. Phương pháp dạy học cũ có một ưu   điểm lớn là phát huy trí nhớ, tập cho học sinh làm theo một điều nào đó,  khiến học sinh bị  động trong tiếp nhận kiến thức thì phương pháp mới vẫn  cần những ưu điểm  trên. Còn phương pháp giảng dạy mới phải phát huy tính  tích cực, chủ  động, sáng tạo của học sinh. Căn cứ  vào mục tiêu giáo dục đã  đề ra cho bậc Tiểu học, xác định rõ vai trò và mục tiêu giáo dục của bộ môn  cũng thông qua thực tế  giảng dạy áp dụng phương pháp mới giúp học sinh   thực hiện tốt bộ môn Mĩ thuật tôi tự khẳng định và rút ra một số kinh nghiệm  sau: ­ Môn Mĩ thuật là môn dành thời gian chủ yếu để học sinh thực hành, do  vậy giáo viên cần thiết kế bài dạy như một kế hoạch tổ chức các hoạt động,  để học sinh chủ động, tích cực tham gia và phát huy hết khả năng và năng lực  của mình ở mỗi thực hành. ­ Trong mỗi tiết học, giáo viên cần lựa chọn và phối hợp các phương   pháp dạy học để  luôn luôn tạo được không khí học tập vui vẻ, nhẹ  nhàng,  hấp dẫn, lôi cuốn học sinh, tránh giờ học tẻ nhạt, khô cứng. ­ Đối với một số  bài vẽ  tranh đề  tài, giáo viên có thể  tổ  chức cho học   sinh hoạt động vẽ theo tổ, theo nhóm để các thành viên trong nhóm có dịp thể  hiện năng lực cá nhân trước bạn bè, thầy cô giáo.  ­ Có thể đưa các trò chơi hỗ trợ cho nội dung bài học khi thấy cần thiết,   phù hợp. 11
  12.  ­ Tạo mọi điều kiện để  tất cả học sinh chủ động, tích cực tham gia và  tham gia có hiệu quả  các hoạt động, quan tâm nhiều hơn đến các học sinh  nhút nhát, chưa tích cực hoạt động.  ­ Về phân bố thời gian của tiết học, giáo viên cần lưu ý bố trí thời gian   hướng dẫn bài và thời gian thực hành của học sinh sao cho hợp lí   ­ Tất cả các bài thực hành của học sinh đều phải được giáo viên đánh  giá thường xuyên theo quy định đánh giá của Bộ.   ­ Không áp đặt đòi hỏi quá cao đối với học sinh, nên lấy động viên,  khích lệ là chính, cố gắng tìm những ưu điểm dù nhỏ nhất ở từng học sinh để  kịp thời động viên, khen ngợi.   ­ Muốn giảng dạy tốt môn học trước hết giáo viên phải hiểu được mục  đích, yêu cầu của môn học, từ đó tìm ra cho mình một định hướng giảng dạy   đúng đắn. ­ Phải hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, hiểu biết được mức độ  cảm  nhận của học sinh về thế giới xung quanh thông qua các bài học. ­ Luôn tôn trọng gần gũi học sinh. Phải có tính kiên trì trong công tác  giảng dạy, khéo léo động viên kịp thời đối với các em. ­ Việc quan trọng yêu cầu của mỗi tiết học là giáo viên phải chuẩn bị  đầy đủ đồ dùng trực quan, đô dung tr ̀ ̀ ực quan phải đẹp, hấp dẫn để học sinh  quan sát. ­ Sử  dụng linh hoạt trong phối hợp các phương pháp dạy học, thường  xuyên trao đổi để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp. ­ Ứng dụng thông tin, phần mềm công nghệ thông tin vào môn Mĩ thuật  như  qua đĩa, băng hình, ... có như  vậy chất lượng học tập mới đạt kết quả  cao. 3.2. Kiến nghị, đề xuất Là một người giáo viên, hiểu rõ tầm quan trọng trong công tác trồng  người. Vì thế, bản thân tôi luôn cố  gắng trau dồi sách vở, học hỏi từ  đồng   nghiệp cũng như đúc kết kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, nâng cao đạo  đức và chuyên môn. Hưởng ứng cuộc vận động về chủ đề năm học, bản thân  đã cố  gắng áp dụng những kinh nghiệm, sáng tạo thêm những phương pháp  mới nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh từ môi trường giáo   dục ở nhà trường; giáo dục và xây dựng cho các em có năng lực tốt, lối sống  lành mạnh để các em có thể tự lập, tự tin hơn trong cuộc sống.  Đồng thời, để  12
  13. việc dạy học Mĩ thuật mới có hiệu quả hơn,  hình thành và phát triển tốt hơn   năng lực cho học sinh tại đơn vị, tôi mạnh dạn đề xuất:  3.2.1. Về phía nhà trường ­ Thường xuyên phát động phong trào Học để  biết, học để  chung sống,   học để tự khẳng định mình” dưới nhiều hình thức. ­ Nhà trường cần có phòng học chức năng với đầy đủ cơ sở vật chất. ­ Tổ chức một số chuyên đề về điịnh hướng phát triển năng lực cho giáo   viên và học sinh thông qua các hoạt động thiết thực 3.2.2. Về phía giáo viên ­ Cần nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học theo định hướng   phát triển năng lực cho học sinh ­ Giáo viên phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết với công tác chuyên môn.  Phải thường xuyên học tập, học hỏi kinh nghiệm, tìm tòi các giải pháp mới   để công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn.  3.2.3. Về phía phụ huynh ­ Các bậc cha mẹ cần có hành vi chuẩn mực, nêu gương tốt khi giao tiếp,  ứng xử, và cung cấp cho con em mình một số kĩ năng cần thiết. ­ Phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục và rèn luyện của con  em mình, theo dõi mọi biểu hiện của trẻ để có sự giáo dục cho phù hợp. ­ Phụ huynh quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của các em: mua sắm   đầy đủ dụng cụ học tập, động viên, khuyến khích các em tham gia học tập. ̀ ưng suy nghi cua b Trên đây la nh ̃ ̃ ̉ ản thân vê viêc nghiên c ̀ ̣ ưu  ́ Một số giải   pháp nâng cao hiệu quả  dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng   lực cho học sinh lớp 5  tại đơn vị  đang công tác.  Tuy vậy do nhiều nguyên  nhân khách quan và chủ  quan nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu   sót. Rât mong đ ́ ược nhân s ̣ ự  giup đ ́ ỡ, gop y bô sung cua cac câp quan ly giao ́ ́ ̉ ̉ ́ ́ ̉ ́ ́  ̣ ̣ ̉ ̉ ́ ̉ ản thân co đ duc va đông nghiêp đê ban sang kiên cua b ̀ ̀ ́ ́ ược những kinh nghiêm ̣   ̉ ́ ́ ̉ ́ ̣ ̣ bô ich co thê ap dung cho cac năm hoc sau. ́        Xin chân thành cảm ơn! 13
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học  – Sách dự án hỗ  trợ giáo dục Mĩ thuật tiểu học (SAEPS) – NXB Giáo dục Việt Nam 2.  Dạy Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực lớp 5  ­ Nguyễn  Lăng Bình ­ NXB Giáo dục Việt Nam. 3. Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật Tiểu học (Dự án phát triển  giáo viên tiểu học – NXB Giáo dục) 4. Phương pháp dạy Mĩ thuật Tiểu học 5. Các tài liệu từ Internet 14
  15. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2