Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp nhằm phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu Âm nhạc lớp 4
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật vô cùng gần gũi, thân thiện với chúng ta và lời ru của mẹ, tiếng hát của bà mỗi buổi trưa, buổi tối đem lại không khí vui nhộn giữa đêm tối thanh tịnh. Vì vậy, trong công tác dạy học của mình để đào tạo những thế hệ phát triển toàn diện, âm nhạc là môn học giữ vai trò hết sức quan trọng trong trường học cũng như trong cuộc sống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp nhằm phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu Âm nhạc lớp 4
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. LỜI GIỚI THIỆU Đối với giáo dục ở tiểu học, mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Trong đó, môn Âm nhạc chiếm vị trí rất quan trọng; các kiến thức, kĩ năng của môn Âm nhạc có nhiều ứng dụng vào cuộc sống. Âm nhạc giúp mọi người thêm yêu cuộc sống, mỗi giai điệu trong từng bài hát tạo hứng thú học các môn học khác và làm nền tảng để học sinh tiếp tục học âm nhạc ở bậc Trung học cơ sở. Những kiến thức, kĩ năng đó được hình thành chủ yếu thông qua hoạt động luyện tập theo từng chủ đề và thường xuyên được trải nghiệm qua các bài hát khác nhau từ đó học sinh biết vận dụng trong học tập và sáng tạo qua những bài hát mang giá trị nghệ thuật cao. Trong việc xây dựng kế hoạch dạy học theo từng bài hát, các hoạt động dạy học qua những chủ đề tôi gặp một số trở ngại như sự phát triển tâm, sinh lí của học sinh Tiểu học còn nhỏ nên sự hướng dẫn của giáo viên còn gặp khó khăn nhất là đối với học sinh ở vùng nông thôn. Học sinh tham gia những câu lạc bộ âm nhạc còn khó khăn, một số phụ huynh cũng chưa coi trọng môn âm nhạc ở địa phương xã Thanh Trù. Gặp những khó khăn trên, Tôi đã tuyên truyền tới các em mỗi cá nhân, gia đình hay cộng đồng chúng ta biết Âm nhạc là môn học hết sức quan trọng trong cuộc sống, thiếu âm nhạc cuộc sống sẽ trở nên vô vị, không có âm nhạc chúng ta cảm thấy trái tim như vô cảm, không rung động, không có cảm xúc từ lời ca, tiếng hát. Còn v ề phương pháp dạy học thì tôi đã sử dụng 7 nốt đơn giản (Đô, rê, mi, fa, sol, la, si) kết hợp với sự tích cực, chủ động, sáng tạo áp dụng vào bài học, các bài hát trong chương trình còn được phụ họa bởi những điệu múa nhịp nhàng, trò chơi vui nhộn để bài hát thêm sinh động và thu hút học sinh. Từ đó, tôi băn 1
- khoăn và thấy sự cần thiết để đưa ra sáng kiến vận dụng linh hoạt trong dạy học theo giải pháp tôi đã tìm tòi, nghiên cứu giải pháp mới giúp các em có sáng tạo những điều hay ý đẹp mà biết, giữ gìn và tôn tạo những giá trị nghệ thuật. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: Một số giải pháp nhằm phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu Âm nhạc lớp 4. 2. Tên sáng kiến: Một số giải pháp nhằm phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu Âm nhạc lớp 4. 3. Tác giả sáng kiến. Họ và tên: Nguyễn Quốc Vịnh Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Thanh Trù Số điện thoại: 0387386837 Email: ththanhtruvy@gmail.com 4. Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến. Trường Tiểu học Thanh Trù thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Âm nhạc lớp 4 6. Ngày sáng kiến được áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9 năm 2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến. 7.1. Về nội dung của sáng kiến. Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật vô cùng gần gũi, thân thiện với chúng ta và lời ru của mẹ, tiếng hát của bà mỗi buổi trưa, buổi tối đem lại không khí vui nhộn giữa đêm tối thanh tịnh. Vì vậy, trong công tác dạy học của mình để đào tạo những thế hệ phát triển toàn diện, âm nhạc là môn học giữ vai trò hết sức quan trọng trong trường học cũng như trong cuộc sống Nhiệm vụ của giáo viên là truyền đạt cho học sinh những kinh nghiệm mà mình đã được học góp phần không nhỏ trong việc dạy và học, qua những 2
- nội dung kiến thức bài học giáo dục học sinh biết các thể loại dân ca các vùng miền trên cả nước về âm nhạc, nốt nhạc, thanh phách, song loan, trống, mõ, kể chuyện về âm nhạc, biểu diễn, học sinh thấy được tình cảm trong sáng trong âm nhạc, biết yêu mọi người, yêu cái đẹp và biết sống cuộc sống có ý nghĩa. Những âm thanh kỳ diệu bắt nguồn từ thiên nhiên, từ lao động, từ cuộc sống và phổ biến rộng dãi, các em còn tham gia vào ngăn chặn những hành vi xuyên tạc lời bài hát ở tại nơi mình ở. Từ đó, giáo viên phát hiện những tài năng nhí có giọng ca, cảm thụ âm nhạc để bồi dưỡng nâng cao năng lực của học sinh Học sinh thấy được giá trị của di sản văn hóa phi vật thể như hát xoan ghẹo Phú Thọ, hát quan họ Bắc Ninh,.... các em tiếp thu bài và nắm chắc các nốt nhạc, các bài tập đọc nhạc, biết kể chuyện về âm nhạc, tự tin khi biểu diễn bằng các hình thức hát đơn ca, song ca, tốp ca và sự đam mê thích văn nghệ ở các em rất cao. 7.1.1. Thực trạng của nội dung chương trình môn Âm nhạc lớp 4 Chương trình môn Âm nhạc lớp 4 có 35 tiết bao gồm; Có 10 bài hát Ôn tập những bài hát đã học có 18 bài Tập đọc nhạc và ôn tập đọc nhạc có 14 bài Bài tập tiết tấu 1 bài Kể chuyện âm nhạc 1 bài Bài hát dành cho địa phương tự chọn 2 bài Tập biểu diễn học kì I và học kì II có 2 Tiết đó là tiết 18, tiết 35 Bài trên được chia đều vào các học kì trong năm học 7.1.2. Các giải pháp Mỗi bài hát các em có làm tốt được hay không đều phụ thuộc vào các phương pháp trực quan, phương pháp gợi mở, phương pháp vấn đáp, nghe, 3
- nhìn, tự tin, biểu diễn,... được vận dụng ở mỗi bài khác nhau, để đạt kết quả cao trong dạy học và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu tôi đưa ra một số giải pháp sau. 7.1.2.1 Giải pháp 1. Tuyên truyền vai trò môn Âm nhạc cho học sinh và phụ huynh Môn Âm nhạc trong nhà trường rất quan trọng trong cuộc sống, từ mầm non các em được học hát, học múa nhưng lên cấp tiểu học thì các em học cao hơn, âm nhạc là phương tiện để các em học tập, được học đọc lời bài hát, học viết, học vẽ các nốt nhạc trên khuông nhạc, kể chuyện âm nhạc, bước đầu cảm thụ âm nhạc, hình thành nhân cách, giáo dục thẩm mĩ, giúp các em có hành trang khơi dậy niềm đam mê ca hát và khả năng cảm thụ, sáng tạo trong âm nhạc. Bên cạnh đó âm nhạc trong nhà trường còn trang bị cho các em một số nội dung, kiến thức, kỹ năng ca hát, nghe nhạc ở mức độ đơn giản, học sinh có thể tham gia các hoạt động văn nghệ của lớp, của trường, của phòng Giáo dục thành phố, của tỉnh. Hình thành cho các em những hiểu biết về cái hay, cái đẹp trong môn âm nhạc, tác dụng của môn âm nhạc đối với đời sống, các em mở mang vốn hiểu biết về âm nhạc như song loan, thanh phách, nhạc cụ dân tộc Việt Nam, biết được tinh hoa âm nhạc trên thế giới, bồi dưỡng trí tuệ, đạo đức, tạo không khí vui tươi, lành mạnh phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Giáo dục nghệ thuật âm nhạc mang tính đặc thù riêng. Có khả năng liên kết, hỗ trợ, lồng ghép nội dung giáo dục với các môn học khác, mục tiêu giáo dục. Khơi dậy trong mỗi cá nhân học sinh những cảm xúc hướng tới Đức Trí thể mĩ. Âm nhạc là một hoạt động quan trọng giúp các em có tinh thần sảng khoái, có những mơ tươi đẹp. Khi các em được học âm nhạc hàng tuần hoặc các lớp học nhạc ở các câu lạc bộ sẽ nhận được rất nhiều về kiến thức. Ai cũng vậy đều thích ngắm nhìn những học sinh múa hát biểu diễn ở những buổi thi văn nghệ của 4
- trường, hát múa theo những bài hát, múa mà học sinh yêu thích bằng một giọng hát trong và khỏe. Âm nhạc rõ ràng đó là một phương tiện để thể hiện sự sáng tạo của học sinh. Tác dụng của môn Âm nhạc trong nhà trường đối với học sinh là một trong những phương tiện để thực hiện giáo dục đạo đức, thẩm mỹ giúp học sinh phát triển toàn diện, hình thành nhân cách học sinh, là môn học không thể thiếu trong mỗi chúng ta đó là món ăn tinh thần, ai cũng vậy khi hát xong một bài hát sẽ thấy thinh thần sảng khoái thêm yêu cuộc sống hơn. Từ đó học sinh và phụ huynh đã hiểu ra và yêu thích môn âm nhạc. 7.1.2.2 Giải pháp 2. Đổi mới phương pháp dạy học Phương pháp dạy học âm nhạc ở tiểu học Phương pháp trực quan, vấn đáp, giảng giải, thực hành, gợi mở,… dạy học Âm nhạc ở Tiểu học phù hợp với nội dung, chủ đề của bài dạy giáo viên thường phải vận dụng linh hoạt tùy theo mức độ ở từng lớp, từng học sinh. Tuy nhiên kết quả chưa sáng tạo là do các phần tập đọc nhạc các em chưa nhớ kĩ, ít sáng tạo, không tự tin khi giao tiếp. Về độ trải nghiệm, hợp tác nhóm biểu diễn nên kết quả chưa cao. Giải pháp mới phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực học sinh nhất là ở địa phương, xây dựng kế hoạch chủ đề theo từng khối lớp, lấy học sinh làm trung tâm, hiểu tâm sinh lý của các em, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà qua mạng internet và kết quả được nâng lên rõ dệt, từ đó học sinh được trải nghiệm khám phá, kích thích các em thông minh qua các kênh học tập về giác quan thị giác, theo cảm xúc của mình, ngôn ngữ về âm nhạc vận động cơ thể như nhảy, múa, thể thao, ngôn ngữ giao tiếp giữa người này với người khác nghe nói chuyện về âm nhạc, thảo luận, học hát theo nhóm, phát huy tính tư duy học sinh có năng khiếu, độc lập, sáng tạo. 5
- Đối với việc học của học sinh tự đánh giá kết quả hoạt động học trong và ngoài lớp học, có em thích làm việc cá nhân, em thích hoạt động theo nhóm. Học thông qua trò chơi âm nhạc, tập luyện, vận dụng vào bài học thoải mái, vui vẻ, mạnh dạn, học đi đôi với hành được trải nghiệm, khắc sâu kiến thức hơn, vận dụng vào cuộc sống,... bất cứ ở đâu em có thể khám phá, tìm tòi, hứng thú học tập thông qua kể chuyện,... biết di sản văn hoá của Việt Nam và xây dựng câu chuyện; Sự liên kết các môn học khác có nội dung liên quan hỗ trợ lẫn nhau như: Văn nghệ của trường, cuộc thi do phòng Giáo dục & Đào tạo Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức và các ngày lễ lớn, qua đó giáo dục học sinh biết yêu quê hương đất nước và biết được các nhạc sỹ và biết vận dụng vào bài viết văn, kể chuyện về Bác Hồ kính yêu với tất cả mọi người trong và ngoài nước, liên kết môn học Âm nhạc vừa nghe nhạc vừa được hoà mình vào nhịp phách, giai điệu, được vận động cơ thể, cảm nhận âm nhạc, sắc thái của bài học, liên kết với môn Mĩ thuật như vẽ, cắt dán,...Học sinh khám phá tham gia hoạt động chiếm lĩnh những kiến thức, kỹ năng, tăng cường khả năng tự học, giao tiếp, tự đánh giá từng bước hình thành phẩm chất, năng lực cần thiết phù hợp với lứa tuổi, phát huy tính tự giác trong học tập ngoài ra các em còn biết sử dụng thanh phách làm bằng tre cũng sáng tạo ra được âm thanh giai điệu theo ý thích và biết, giữ gìn bản sắc dân tộc, cuối tiết học ở tại lớp cũng như ở nhà, ngăn chặn những hành vi xuyên tạc lời bài hát nơi công cộng, vận dụng vào kỹ năng sống, học tập hằng ngày. Ở môn Âm nhạc hát đúng lời, đúng nhịp, đúng giai điệu và biểu diễn những hình thức này không thể thiếu, chúng luôn đan xen và hỗ trợ cho nhau trong quá trình học tập và biểu diễn. 7.1.2.3 Giải pháp 3. Tổ chức các hoạt động + Hoạt động ngoại khóa. 6
- Từ những nhận thức trên các em thích khám phá về môi trường xung quanh trong đó có môn âm nhạc, giáo viên có dạy ngoài giờ miễn phí cho học sinh mà có lòng đam mê âm nhạc, về phía học sinh được học đàn, học hát, học múa, học biểu diễn qua nhiều thể loại sâu, rộng hơn như: hát Dân ca ở các vùng miền trên cả nước và những bài hát nước ngoài, tham mưu với nhà trường cho học sinh tham quan và giao lưu biểu diễn văn nghệ ở tại công ty,... tự học ở nhà qua mạng internet và kết quả được nâng lên rõ rệt, từ đó học sinh được trải nghiệm khám phá kích thích các em thông minh qua các kênh, đây là hình ảnh tại buổi tham quan . Hoạt động ngoại khóa rất đa dạng phong phú để các em lựa chọn. Mỗi hoạt động mang lại những lợi ích khác nhau và có cùng điểm chung là rèn luyện một số kỹ năng trong cuộc sống như năng động, sáng tạo và nâng cao thể lực nhanh nhẹn, hoạt bát. Trong nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, các buổi tham quan dã ngoại, các câu lạc bộ năng khiếu, giao lưu trao đổi văn hóa với các trường bạn,…Các hoạt động này khiến các em rất hào hứng, thích thú tham gia. Trường Tiểu học Thanh Trù chú trọng đa dạng các hoạt động ngoại khóa nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện. Những hoạt động này được nhà trường, thầy cô giáo chuẩn bị kỹ lưỡng và hướng dẫn học sinh tận tình. Mục đích mong muốn học sinh phát triển toàn diện về thể lực với trí lực giáo viên luôn khuyến khích học sinh tham gia nhiều hoạt động từ thể thao đến nghệ thuật, các hoạt động xã hội… Với đặc thù giới tính nên các em nam và các em nữ thường có sự lựa chọn khác nhau. Ví dụ các em nam thường thích những môn thể thao đá bóng hơn là vẽ, ca hát còn các em nữ thì ngược lại. Các thầy giáo, cô giáo luôn ưu tiên cho các em lựa chọn theo sở thích của mình. Nhưng vẫn khuyến khích học sinh tham gia đa dạng ở các hoạt động để phát triển toàn diện. Mỗi học sinh đều có một vài năng khiếu khác nhau và thầy cô giáo, nhà trường luôn tạo điều kiện, khuyến khích các em các em có sức khỏe tốt, 7
- vừa biết được lĩnh vực thể thao, vừa biết được lĩnh vực mĩ thuật mới, vừa có các kỹ năng sống cần thiết. Hoạt động ngoại khóa đem lại lợi ích cho các em xả stress, mang lại sự thoải mái. Mỗi ngày đến trường là một ngày vui với những tiết học trên lớp đôi khi khiến các em căng thẳng và chán nản. Vì vậy thỉnh thoảng tổ chức cho các em tham gia các hoạt động ngoại khóa đó cũng là biện pháp để giúp các em giảm bớt mệt mỏi,căng thẳng, hiệu quả cao học sinh tự tin, hòa đồng với các bạn khẳng định bản thân thể hiện những gì mình mong muốn qua những buổi giao lưu văn hóa văn nghệ với các cô, chú trong công ty sẽ đem lại nền kiến thức vững chắc về lịch sử, văn hóa mở mang kiến thức đời sống xã hội để các em phát triển trí tuệ vững chắc. Những bài học lí thuyết có thể các em không nhớ lâu. với số lượng các em được tham gia đông vui và chia sẻ với bố mẹ các em. Chính vì vậy những hoạt động này đã thay đổi nhận thức và được sự ủng hộ, tin tưởng đồng tình của phụ huynh. Hình ảnh các bạn đi trải nghiệm ở công ty 8
- + Hoạt động trải nghiệm Vai trò của hoạt động trải nghiệm qua các buổi hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với học sinh phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh như: Khai giảng, văn nghệ chào cờ đầu tuần, tạo điều kiện cho học sinh quan sát, Giáo viên tham mưu với nhà trường tổ chức thể dục giữa giờ vào thứ ba và thứ năm hàng tuần, học sinh suy nghĩ và tham gia các hoạt động ngày hội đập lợn đất, tổng kết năm học của nhà trường,..từ đó tổ chức học sinh được đi trải nghiệm ở công ty khuyến khích, động viên khích lệ và tạo điều kiện cho học sinh tích cực nghiên cứu, tìm ra những sáng tạo mới, những giải pháp mới trên cơ sở nội dung, kiến thức đã học trong nhà trường và đã qua trải nghiệm trong thực tế cuộc sống, từ đó hình thành phẩm chất, năng lực và kĩ năng sống cho các em, có thể tự ghi ra những gì cần thiết cho cá nhân.nghĩ ra sáng tác câu chuyện hoặc điệu múa.... 9
- Ảnh văn nghệ mừng xuân 10
- Ảnh trải nghiệm ngày hội đập lợn đất + Hoạt động tổ chức thi văn nghệ Trong năm học nhà trường năm nào cũng tổ chức hoạt động văn nghệ, vui chơi tập thể, qua đó giúp các em được tham gia giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Đã tổ chức Hội thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tham gia thi diễn với nhiều tiết mục đến từ các khối lớp, quy tụ hơn 300 em học sinh biểu diễn thông qua các thể loại hát, múa Ấn độ, múa dân gian, những nhảy hiện đại, diễn kịch,… Đây là sân chơi rèn luyện nâng cao các giá trị về văn thể mĩ cho các em học sinh trong nhà trường; nâng cao hiệu quả dạy và học âm nhạc trong phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Nhằm phát huy tính độc lập, sáng tạo, năng động, phát hiện và rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh và bồi dưỡng nhân tài nâng cao tinh thần đoàn kết, góp phần giáo dục nâng cao ý thức biết ơn thầy giáo, cô giáo, yêu mến trường, lớp yêu quý các bạn. Dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của GVCN và khả năng biểu diễn của học sinh, mang tính sáng tạo và tinh thần văn nghệ cao, các lớp đã đem đến cho hội thi những tiết mục thật sự có ý nghĩa về nội dung, hình thức dàn dựng chương trình ở các thể loại như: Múa, hát cho đến các tình huống mang tính giáo dục đạo đức được truyền tải đến người xem. Hội thi đã diễn ra đúng với mục đích và tinh thần của mục tiêu đề ra ca ngợi và tôn vinh nghề giáo, Học sinh biết trân trọng những tình cảm tốt đẹp của mình đối với thầy, cô và nhà trường. Qua buổi tổ chức văn nghệ là những khoảnh khắc ghi lại kỉ niệm tốt đẹp của thầy và trò dưới mái trường Thanh Trù. Ngoài tổ chức thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 còn tổ chức các những ngày khác nữa như 26/3, khai giảng, hoạt động chào 11
- cờ đầu tuần, văn nghệ múa hát tập thể giữa giờ và truyền tải nhiều thông điệp khác nhau, ... là các bạn học sinh được tham gia trải nghiệm thi các tiết mục văn nghệ đặc sắc của các lớp biểu diễn tại trường cũng làm tăng thêm sự đam mê nghệ thuật ca hát của các em. Ảnh thi tại trường 7.1.2.4 Giải pháp 4. Xây dựng các câu lạc bộ Giáo viên tổ chức câu lạc bộ âm nhạc dạy không thu tiền để dộng viên khích lệ học sinh đam mê nghệ thuật ca hát của mình, hướng dẫn học sinh học tập theo kế hoạch theo bài học ở từng độ tuổi, hiểu tâm sinh lí của các em là cầu nối giữa giáo viên với học sinh, giữa môn học này với môn học khác giúp các em Nghe và quan sát từ bài học thực tế giáo viên hướng dẫn trên lớp về cách lấy hơi, từ nào cần luyến, láy, chỗ nào cần cao độ, trường độ, gọi cả lớp thực hiện tìm hiểu và hát bài hát còn lưu ý từ khó, bắt nhịp 24; 34, luyện thanh theo tiết tấu, học sinh hát theo nhạc giáo viên đệm đàn và sửa những chỗ chưa được rồi hướng dẫn các em biểu diễn từ đó phát huy tính tư duy của học sinh có năng khiếu, độc lập, sáng tạo. tiếp nhận bài học qua giác quan, thị giác, thính giác, theo cảm xúc của mình, ngôn ngữ về âm nhạc vận động cơ thể như nhảy, múa, thể thao, ngôn ngữ giao tiếp giữa 12
- người này với người khác nghe nói chuyện về âm nhạc, thảo luận học hát theo nhóm Từ những nhận thức trên các em thích khám phá về môi trường xung quanh trong đó có môn âm nhạc, học sinh được học đàn, học hát, học múa, học biểu diễn qua nhiều thể loại sâu, rộng hơn như: hát Dân ca ở các vùng miền trên cả nước và những bài hát nước ngoài,... tự học ở nhà qua mạng internet và kết quả được nâng lên rõ rệt, từ đó học sinh được trải nghiệm khám phá kích thích các em thông minh qua các kênh. Các em phần lớn là tập luyện ngoài giờ học trên lớp, tự sắp xếp thời gian biểu học ở nhà và giáo viên nhiệt tình dạy không thu kinh phí, hướng dẫn các em nhiệt tình. * Tóm lại: Để thực hiện được đề tài này. Tôi tin rằng nếu chúng ta làm được như vậy thì các em sẽ có tinh thần phấn khởi tham gia, hứng thú trong việc tìm hiểu thảo luận bài, biết cách thực hiện tự tin sáng tạo trong học tập và vận dụng vào kỹ năng sống. Bằng sự nhiệt tình và tâm huyết với nghề đã tôi tham gia xây dựng, thực hiện, phát minh ra sáng kiến Một số giải pháp nhằm phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu Âm nhạc lớp 4. Giúphọc sinh hình thành và phát triển kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực. Còn giáo viên thường xuyên hỗ trợ học sinh, chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp, truyền cảm hứng qua các kênh như tham gia tập huấn, chuyên đề của phòng tổ chức, xây dựng kế hoạch, mục tiêu hoạt động theo từng bài hát, cũng góp phần quan trọng trong việc đổi mới theo điều kiện học tập ở địa phương. Được sự quan tâm của các cấp, ban ngành và nhất là Trường Tiểu học Thanh Trù và bạn bè đồng nghiệp, phụ huynh học sinh đã ủng hộ nhiệt tình hợp tác, cùng các em học sinh có tiết học nhẹ nhàng, không gò bó tạo niềm hứng thú, sự say mê sáng tạo linh hoạt, phấn khởi qua quá trình dạy và học âm nhạc. Vì vậy, sự thay đổi kiến thức trong lớp học và ngoài lớp học, từ tư duy và vận động các giác quan, trải nghiệm cuộc sống, 13
- từ những câu hỏi gợi mở, từ tư duy trừu tượng sinh động, từ hoạt động cá nhân đến học nhóm, có kĩ năng kể chuyện và biểu diễn của mình trước lớp biết chia sẻ với bạn, biết kể về lòng biết ơn của mình đối với mẹ thông qua tác phẩm. Để truyền đạt kiến thức thì vai trò của thầy giáo, cô giáo rất quan trọng giúp HS phát triển toàn diện. Giải pháp trên tôi đã triển khai với tất cả giáo viên trong trường, được áp dụng giảng dạy với học sinh lớp 4 đem lại kết quả cao, hướng dẫn học sinh thực hiện thì mỗi thầy giáo, cô giáo sẽ giúp các em nắm chắc những kiến thức cơ bản cần luyến, láy, cao độ, trường độ qua các thể loại để các em dễ nhớ, dễ hiểu mà đồng thời các em sẽ nắm được mục tiêu bài học một cách dễ dàng. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Áp dụng giảng dạy môn Âm nhạc lớp 4 trường Tiểu học Thanh Trù và các trường trên địa bàn thành phố. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: * Sự quan tâm của Ban giám hiệu, của phụ huynh học sinh và sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp. * Có đầu tư trang thiết bị, đồ dùng như đàn, tranh ảnh, băng cát sét điện thoại thông minh,... * Bản thân giáo viên cần tích cực tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; nắm chắc các kiến thức kĩ năng môn Âm nhạc cũng như các môn học khác trong chương trình Tiểu học. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả dùng thử theo các nội dung sau: 14
- + Sau khi áp dụng sáng kiến các em còn biết hát tặng mẹ, thầy cô, bạn bè các bạn cũng rất thích tham gia văn nghệ sôi nổi mà còn biết chia sẻ với các bạn có những câu chuyện tình cảm xúc động khi nghe bạn đó nói về lòng biết ơn của mẹ khi mà bố bạn không còn. Về nhược điểm tuy nhiên trong khi thực hiện sáng tạo không tránh khỏi lúng túng về áp dụng phương pháp sáng kiến này. + Lợi ích về kinh tế: Không phải mua trang phục mà các em mặc đồ của mình hoặc thuê có rất nhiều sắc màu phong phú, hơn hết phụ kiện mua không đáng giá, dễ sưu tầm trang phục hằng ngày, kiểu cách phù hợp với nội dung bài hát + Qua đề tài giáo dục các em biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm của tất cả mọi người trong xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá và mang tính giá trị nhân văn cao. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sáng kiến đã khẳng định hiệu quả khoa học của đề tài đối với công tác giảng dạy môn Âm nhạc ở Trường Tiểu học GV cần truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho các em, gợi mở để HS có trí nhớ và tưởng tượng sáng tạo, hứng thú cho các em khám phá, làm việc linh hoạt; biết đọc ngắt nghỉ đúng chỗ biết gõ đệm theo tiết tấu, theo nhịp, 2 âm sắc tăng thêm sự thích thú trải nghiệm. Và ngôn ngữ đọc, cảm thụ âm nhạc gõ thanh phách, song loan cung cấp tri thức, phát triển năng lực kể chuyện, có năng lực, khả năng giao tiếp, hợp tác, đạt hiệu quả, ngôn ngữ nói nhận xét bạn ở mức độ khác nhau. Có thể xây dựng câu chuyện trình bày, đánh giá hoạt động học tập, rèn luyện, kiểm tra. Từ những kết quả đạt được, đã giúp các em có niềm tin và ý chí phấn đấu rèn luyện, tiết kiệm, sáng tạo, có kỹ năng vận dụng vào cuộc sống hằng ngày đồng thời cũng động viên các em tích cực học tập rèn luyện các 15
- môn học khác để các em phát triển hoàn thiện hơn. Ngoài ra các em về nhà hát theo karaoke ở điện thoại thông minh và Ti vi waifi,... các em có ý thức trong việc học và sáng tạo giữ gìn bảo vệ những di sản văn hóa của đất nước, biết vận dụng vào kỹ năng sống hằng ngày và còn là người giám sát, người tuyên truyền về văn hóa trong đó âm nhạc là chủ đạo và mỗi học sinh có ý thức trách nhiệm cao trong việc giữ gìn văn hóa văn nghệ ở lớp mình, trong nhà trường cũng như ở nhà và nơi mình cư trú. Hy vọng sáng kiến sẽ được áp dụng rộng rãi ở các trường Tiểu học trong toàn thành phố Vĩnh Yên để chất lượng giáo dục ngày càng cao hơn. Ảnh thi biểu diễn văn nghệ 16
- 1. Đỗ Thị Ngọc Mai Giải nhất Giai điệu sơn ca Cấp tỉnh ` 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Được ban giám hiệu nhà trường Tiểu học Thanh Trù thành phố Vĩnh Yên quan tâm, bạn bè đồng nghiệp hưởng ứng và học sinh yêu thích môn học nắm vững được kiến thức, kỹ năng bài học và vận dụng tốt vào cuộc sống hằng ngày say sưa sáng tạo đề tài: “Một số giải pháp dạy học nhằm phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu Âm nhạc và thể dục thể thao cho học sinh tiểu học” áp dụng trong giờ dạy để giờ học đạt hiệu quả cao vào thực tế trường học bản thân tôi đã thu được kết quả trước khi áp dụng và sau khi áp dụng như sau: Về tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học hiếu động cần sử dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, kết hợp với trò chơi khởi động, từ 17
- đó giúp các em hứng thú, phấn khởi, hào hứng học tập hơn tạo động lực, hăng say và giúp các em có sự tư duy tiếp thu bài một cách hiệu quả có sáng tạo cụ thể như sau. Kết quả trước khi áp dụng Kết quả sau khi áp dụng STT Tổng số 179 em Tỷ lệ % STT Tổng số 179 em Tỷ lệ % HSK4 trước khi HSK4 sau khi áp áp dụng sáng dụng sáng kiến kiến 1 Đạt tốt Đạt 70% 1 Đạt tốt Đạt 90% Lớp 4A: 23/36 Lớp 4A: 32/36 Lớp 4B:31/36 Lớp 4B: 34/36 Lớp 4C: 32/36 Lớp 4C: 35/36 Lớp 4D: 19/36 Lớp 4D: 30/36 Lớp 4E :20/35 Lớp 4E: 30/35 Tổng:125/179 em Tổng: 161/179 em Bản thân tôi nhận thấy các em rất tiến bộ. Đa số các em đều có ý thức tốt trong việc rèn luyện các kĩ năng đọc, tập biểu diễn, tích cực thể hiện rõ qua bài hát. Từ đó giúp các em tự tin, hứng thú trong học tập và trong giao tiếp có sáng tạo, chất lượng giáo dục HS được nâng lên, bạn bè áp dụng thấy hiệu quả cao. 11. Danh sách những tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: STT Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/ Lĩnh chức/ cá nhân vực áp dụng sáng 18
- kiến 1 Nguyễn Thị Tuyến Trường Tiểu học Thanh Lớp 4A Trù 2 Vũ Thị Phấn Trường Tiểu học Thanh Lớp 4B Trù 3 Trần Thị Hoài Thanh Trường Tiểu học Thanh Lớp 4C Trù 4 La Thị Bích Trường Tiểu học Thanh Lớp 4D Trù 5 Nguyễn Thị Phương Lan Trường Tiểu học Thanh Lớp 4E Trù Thanh Trù, ngày 6 tháng 5 năm 2019 Thanh Trù, ngày 26 tháng 4 năm 2019 Xác nhận của lãnh đạo nhà trường Người viết báo cáo Nguyễn Quốc Vịnh Chu Thị Ngọc Trâm Mục lục STT NỘI DUNG Trang 19
- 1 1. Lời giới thiệu 1 2 Tên sáng kiến 2 3 Tác giả sáng kiến. 2 4 Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến. 2 5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 2 6 Ngày sáng kiến được áp dụng làn đầu 2 7 Mô tả bản chất của sáng kiến 2 7.1 Về nội dung của sáng kiến 2 7.1.1 Thực trạng của nội dung chương trình môn âm nhạc lớp 3 4 7.1.2 Các giải pháp 3 7.1.2.1 Giải pháp 1: Tuyên truyền vai trò môn Âm nhạc cho học sinh và phụ huynh 3 7.1.2.2 Giải pháp 2. Đổi mới phương pháp dạy học 4 7.1.2.3 Giải pháp 3. Tổ chức các hoạt động 6 7.1.2.4 Giải pháp 4. Xây dựng các câu lạc bộ 11 7.2 Về khả năng áp dụng của sáng kiến 13 8 Những thông tin cần được bảo mật 13 9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 13 10 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức cá 14 nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả dùng thử theo các nội dung sau 10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được 14 do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được 15 10.2 do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân Danh sách những tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng 16 11 thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2237 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 216 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn