intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp pháp rèn kĩ năng thực hành nghi thức đội ở trường tiểu học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

8
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến về “Một số kinh nghiệm về việc rèn luyện kĩ năng thực hành nghi thức Đội ở trường Tiểu học” với mong muốn sẽ góp phần nâng cao hoạt động Đội trong nhà trường, đặc biệt là kĩ năng thực hiện 7 yêu cầu đội viên của các em.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp pháp rèn kĩ năng thực hành nghi thức đội ở trường tiểu học

  1. PHỤ LỤC NỘI DUNG TRANG I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng. 1 1. Tên sáng kiến 1 2. Lĩnh vực áp dụng 1 II. Nội dung sáng kiến. 2 1. Giải pháp cũ thường làm 2 2. Giải pháp mới cải tiến 6 III. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được 28 1. Hiệu quả kinh tế . 28 2. Hiệu quả xã hội. 29 IV. Điều kiện, khả năng áp dụng. 32 V. Kết luận và kiến nghị. 34
  2. 1 I. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG 1. Tên sáng kiến: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁP RÈN KĨ NĂNG THỰC HÀNH NGHI THỨC ĐỘI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC” 2. Lĩnh vực áp dụng: Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực tổ chức các hoạt động Đội. Được tiến hành thường xuyên trong hoạt động rèn luyện của Đội để tạo thành thói quen, nề nếp tốt, góp phần giáo dục ý thức kỷ luật, tư thế, tác phong và tinh thần tập thể cho đội viên trong tổ chức Đội. Qua đó giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức của học sinh ở gia đình cũng như ngoài xã hội. ĐẶT VẤN ĐỀ Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là: “Tổ chức của Thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách”. Nội dung này đã khẳng định Thiếu niên Việt Nam có một tổ chức đại diện cho mình và của mình, có tính quần chúng và tính cách mạng, đi theo con đường của Bác Hồ kính yêu và sự nghiệp đấu tranh, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc. Đội được khẳng định là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nó thể hiện sự lớn mạnh của Đội trong quá trình hoạt động, tạo cho Đội viên được giáo dục và tự giáo dục thông qua các hoạt động tập thể mà Đội tổ chức. Hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho các em thiếu nhi thông qua các hoạt động Đội nhằm giúp các em nâng cao nhận thức về lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sự hiểu biết về truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng của Đảng, của Đoàn, của Đội. Từ đó xây dựng tình cảm tốt đẹp cho các em Đội viên, nâng cao lòng yêu nước tinh thần tự lập tự cường, truyền thống bất khuất, kiên cường, song rất giàu lòng nhân ái của dân tộc, biết ơn những anh hùng, liệt sĩ và cả những người đang ngày đêm nuôi nấng dạy dỗ mình. Qua hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức Đội còn góp phần làm cho các em đội viên phát triển lòng nhân ái, lòng vị tha, kích thích tính tích cực trong hoạt động
  3. 2 chính trị - xã hội góp phần vào việc xây dựng cộng đồng. Các em là thành viên của tổ chức Đội, phải thực hiện các nhiệm vụ chung của Đội đó là: - Đội viên phải thực hiện Điều lệ Đội, nghi thức Đội và chương trình rèn luyện Đội viên, thể hiện tính kỉ luật của đội viên đối với tổ chức của mình. - Thể hiện trách nhiệm của đội viên đối với tổ chức của mình là giúp cho Đội phát triển về số lượng, chất lượng đồng thời cũng thể hiện tình cảm, sự nhiệt tình của cá nhân trong quá trình giúp đỡ bạn mình vào Đội. Điều đó một lần nữa khẳng định: Tổ chức Đội là một tổ chức không thể thiếu trong các nhà trường. Nếu hướng dẫn các em thực hiện đúng theo Điều lệ Đội và thực hành đúng nghi thức Đội thì sẽ góp phần giáo dục các em trở thành con ngoan trò giỏi, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. Từ việc nghiên cứu và hiểu được tầm quan trọng của tổ chức Đội và việc hướng dẫn thực hành nghi thức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường Tiểu học, tôi xin được mạnh dạn đưa ra sáng kiến về “Một số kinh nghiệm về việc rèn luyện kĩ năng thực hành nghi thức Đội ở trường Tiểu học” với mong muốn sẽ góp phần nâng cao hoạt động Đội trong nhà trường, đặc biệt là kĩ năng thực hiện 7 yêu cầu đội viên của các em. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Giải pháp cũ thường làm: Thời gian, hình thức, phương pháp bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng thực hành nghi thức đội trong những năm học trước là: - Thời gian: Thực hiện rèn luyện kĩ năng công tác Đội cho đội viên vào đầu năm học, thường là vào đầu tháng 8 (chuẩn bị cho khai giảng). - Hình thức: Tập trung bồi dưỡng, hướng dẫn cho một số em trong ban chỉ huy liên đội trước, sau đó hướng dẫn cho toàn liên đội một số kĩ năng cơ bản. - Phương pháp: Thuyết trình kết hợp làm mẫu. Phương pháp chính thường được áp dụng là thuyết trình cho đội viên nghe và thực hành. Không có chương trình bồi dưỡng cụ thể cho từng lớp, từng đối tượng đội viên cụ thể mà là nội dung được áp dụng chung cho toàn Liên đội. Cụ thể như sau: 1.1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch:
  4. 3 Xây dựng kế hoạch tập luyện nghi thức đội chỉ thực hiện vào đầu năm học, đó là trước khi khai giảng năm học bao gồm tất cả các nội dung. - Thuộc và hát đúng Quốc ca, Đội ca và một số bài hát truyền thống; - Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ; - Chào kiểu Đội viên Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; - Cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ; - Hô - Đáp khẩu hiệu Đội; - Thực hiện các động tác cá nhân tại chỗ, di động, các động tác trong đội hình đội ngũ và Nghi lễ của Đội; - Biết 3 bài trống qui định. 1.2. Giải pháp 2: Dành nhiều thời gian để luyện tập Để khắc phục được những sai sót của đội viên khi thực hiện các động tác nghi thức cá nhân tôi đã dành nhiều thời gian rèn luyện và thường xuyên kiểm tra để sửa sai kịp thời. Từ đó tôi đã lên kế hoạch chọn giải pháp “Bạn giúp bạn”. Chọn đội viên có kĩ năng về nghi thức tốt hơn để hướng dẫn lại cho đội viên có kĩ năng chưa đạt yêu cầu và chọn thời gian thích hợp và thuận lợi đó là những lúc xếp hàng vào lớp đầu buổi, xếp hàng ra về. Để tiện việc theo dõi cũng như tổ chức tập luyện theo buổi học của từng chi đội. Nên tôi có kế hoạch cho toàn liên đội tổ chức tập luyện thường xuyên theo lịch. Mỗi khi xếp hàng vào lớp chi đội trưởng cho chi đội mình xếp hàng và điều hành chi đội thực hiện các động tác nghi thức cá nhân theo lịch quy định chung được thống nhất trong liên đội. Khi tổ chức các động tác trên nếu phân đội nào thực hiện tốt thì sẽ cho vào lớp hoặc ra về trước. Còn phân đội nào thực hiện sai thì vào lớp hoặc ra về sau, khi phân đội ở lại thì phân đội trưởng và những người có kĩ năng về nghi thức tốt phải hướng dẫn, sửa sai cho bạn để hôm sau cùng thực hiện đúng nghi thức. Từ đó những đội viên có kĩ năng tốt phải có trách nhiệm sửa sai và nhắc nhở bạn trong cùng phân đội thực hiện tốt hơn.
  5. 4 Đội sao đỏ có nhiệm vụ theo dõi quá trình thực hiện của từng chi đội để đánh giá thi đua hàng tuần. Chi đội nào không thực hiện đúng quy định theo lịch hoặc thực hiện không nghiêm túc thì sao đỏ trừ điểm thi đua. 1.3. Giải pháp 3: Đề ra các quy định yêu cầu đội viên chấp hành. Yêu cầu đối với đội viên có trang phục cá nhân gọn gàng, sạch sẽ, khăn quàng... đầy đủ khi đến lớp hoặc sinh hoạt nghi thức đội. Chấp hành tốt nội qui và qui chế đề ra trong Liên đội. Khi thực hiện các thao tác phải nhanh nhẹn, dứt khoát rõ ràng theo khẩu lệnh và sự hướng dẫn của người chỉ huy. Trong thực hành phải thật tập trung chú ý, phải thường xuyên luyện tập và có ý thức tự giác luyện tập thực hành. 1.4. Giải pháp 4: Ghi nhớ 7 yêu cầu của người đội viên. Giáo viên tổng phụ trách tổ chức triển khai các nội dung cơ bản để cho các em ghi chép, đọc và ghi nhớ ở trên lớp. Học sinh đọc và biết các nội dung về Nghi thức đội các em phải có sổ học tập và hoạt động đội hằng ngày. Các em ghi nhớ và học thuộc các nội dung quan trọng mà giáo viên Tổng phụ trách hướng dẫn. Yêu cầu các em học thuộc và trả lời câu hỏi của giáo viên, ví dụ như sau: + Hãy nêu 7 yêu cầu của người đội viên? + Hãy nêu cách chào theo kiểu đội viên? Nếu học sinh quên thì Giáo viên Tổng phụ trách đội làm mẫu và hướng dẫn thực hiện động tác thực hành lại nghi thức đội. 1.5. Giải pháp 5: Triển khai thực hiện nghi thức Đội một cách đồng loạt - Giáo viên Tổng phụ trách đội làm mẫu và hướng dẫn thực hiện động tác thực hành nghi thức đội (Ví dụ: Chào kiểu đội viên Đội thiếu niên tiền phong). + Sau khi cho đội viên quan sát xong giáo viên đặt một số câu hỏi đối với các động tác vừa hướng dẫn: Chào theo kiểu đội viên động tác này được thực hiện như thế nào? Đội viên nêu lại các động tác chào theo kiểu đội viên và cho các em thực hành, giáo viên theo dõi uốn nắn sữa sai để các em thực hiện đúng động tác chào… Sau đó cho đội viên thực hiện động tác chào (theo từng cá nhân, phân đội, chi đội). Cứ như thế giáo viên hướng dẫn lần lượt 7 yêu cầu đối với đội viên theo kế hoạch.
  6. 5 - Để các em thực hành tốt 7 yêu cầu nghi thức đội một cách thành thạo giáo viên tổng phục trách đội phải sắp xếp cho các em thực hành những động tác từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp theo một quy trình nhất định; trong quá trình hướng dẫn các em thực hành phải tuân thủ một nguyên tắc là xong động tác này mới chuyển sang tập động tác khác. * Những ưu điểm và hạn chế của giải pháp cũ - Ưu điểm: Với các giải pháp như trên công tác bồi dưỡng kĩ năng thực hành nghi thức đội trong Liên đội cũng có một số ưu điểm như sau: + Thực hiện phổ biến nghi thức đội nhanh chóng đến được với số lượng đội viên đông đảo. + Không phải vất vả lên kế hoạch chương trình rèn luyện cho từng đối tượng đội viên cụ thể. + Học sinh dễ bắt chước và thực hiện được ngay khi giáo viên hướng dẫn do đây là cách dạy học kiểu truyền thống. Các em đội viên ngoan ngoãn lễ phép, vâng lời chịu khó rèn luyện kĩ năng thực hành nghi thức đội. - Hạn chế: + Cách tập huấn tập trung với số lượng lớn đội viên đã không thể chú trọng đến kĩ năng của từng đối tượng (đội viên lớn đã được tập huấn kĩ năng nhiều đợt, đội viên nhỏ còn hạn chế kĩ năng). + Không thể bao quát hết, không thể quan tâm đến từng đối tượng các em đội viên trong quá trình tập huấn. + Phương pháp thuyết trình phải diễn giải tốn thời gian nhưng lại khó hiểu và mau quên đối với đội viên. Vì vậy mà việc tập huấn dễ gây nhàm chán, việc ghi nhớ và thực hành của đội viên rất hạn chế. + Chưa tập chung khai thác được khả năng của từng cá nhân, học sinh không nhập tâm và rất hay quên. + Học sinh phần lớn còn e dè nhút nhát, chưa phát huy được tính tự quản, chưa chủ động tham gia các hoạt động của Đội đặc biệt là nhiều em chưa thực hiện được các kĩ năng thực hành nghi thức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
  7. 6 * Giải pháp cần khắc phục: - Cần có chương trình, kế hoạch và nội dung rèn luyện kĩ năng công tác đội cụ thể và thực hiện thường xuyên trong năm học. - Tiếp cận, gần gũi với đội viên. - Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. - Có kế hoạch phối hợp, liên hệ chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng công tác đội nói riêng và hiệu quả công tác đội nói chung. - Thực hiện đa dạng nội dung và hình thức rèn luyện kĩ năng công tác đội. - Chú ý quan tâm đến các đối tượng khác nhau để có nội dung, phương pháp phù hợp với mọi đối tượng đội viên, chú ý phát huy tính tích cực tự giác của các em trong hoạt động tập thể và vai trò gương mẫu đi đầu. - Quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ hiệu quả cho công tác Đội trong nhà trường. 2. Giải pháp mới cải tiến: Với mong muốn cho việc thực hành “Nghi thức đội” ngày càng đạt hiệu quả tốt nhất, đội viên nắm được các kỹ năng thực hành “Nghi thức đội” một cách thành thạo và chính xác nhất, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động Đội trong nhà trường bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp như sau: 2.1. Giải pháp 1. Xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể cho cả năm học. Kế hoạch hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh được xây dựng căn cứ vào yêu cầu, chỉ đạo của hội đồng Đội cấp trên, của chi ủy, Ban giám hiệu nhà trường. Hiểu được tầm quan trọng của việc thực hành nghi thức Đội đối với đội viên, ngay từ đầu năm học tôi lên kế hoạch cụ thể về việc rèn luyện kĩ năng thực hành nghi thức đội cho đội viên trong cả năm học, báo cáo ban giám hiệu nhà trường, xin ý kiến chỉ đạo để thực hiện. Việc xây dựng kế hoạch cũng được nghiên cứu kĩ lưỡng về đặc điểm tình hình của địa phương, khả năng nhận thức, khả năng quản lí điều hành của Ban chỉ huy liên đội, khả năng thực hành nghi thức đội của học sinh, sự nhiệt tình của anh chị em đồng nghiệp, những khó khăn của liên đội để từ đó đưa ra một
  8. 7 kế hoạch chi tiết cụ thể phù hợp với yêu cầu của công tác đội nhưng cũng dễ thực hiện đối với học sinh, không làm mất nhiều thời gian công sức. Bên cạnh đó phải có kế hoạch dài hơi cho cả năm học, kế hoạch đó cần cụ thể về thời gian, chi tiết về nội dung và hình thức tổ chức. Khi có kế hoạch chuẩn chỉ rồi thì việc thực hiện sẽ trở nên dễ dàng hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Ví dụ: Vào các năm học trước (khi chưa bị dịch Covid -19) việc tập luyện nghi thức cho học sinh trước lễ khai giảng sẽ được triển khai tập trung, dễ dàng hơn. Học sinh tập luyện nghi thức chuẩn bị cho khai giảng (Khi chưa có dịch Covid - 19) Trong hai năm học gần đây, khi dịch Covid -19 diễn ra phức tạp, bên cạnh việc thực hiện chỉ đạo của các cấp thì cần căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, nhà trường và hoàn cảnh khách quan đưa đến để xây dựng kế hoạch thực hiện một cách hợp lý, có tính khả thi cao nhất.
  9. 8 Học sinh tập luyện nghi thức dương cờ (Khi có dịch Covid - 19) 2.2.Giải pháp 2: Tiếp cận, tìm hiểu và gần gũi đội viên. Ngay từ đầu năm học bản thân tôi đã tìm cách tiếp cận, gần gũi với tất cả các em học sinh trong Liên đội và nhất là các em đội viên khối 4,5 để tìm hiểu những khó khăn vướng mắc của các em về phong trào đội, đặc biệt là việc thực hành kỹ năng nghi thức Đội của các em. Qua đó tôi hiểu được rằng để thành công trong việc rèn kỹ năng thực hành nghi thức Đội cho thiếu niên thì người phụ trách Đội nhất thiết phải là người hiểu biết, nắm vững và thành thạo nghi thức Đội. Bản thân cần được đào tạo, có trình độ sư phạm và khả năng tiếp cận với đối tượng Thiếu nhi, biết yêu quý Thiếu nhi, thích làm việc với Thiếu nhi. Luôn luôn gần gũi lắng nghe để chia sẻ những khó khăn và vướng mắc của các em trong quá trình thực hành nghi thức Đội đồng thời khi hướng dẫn nghi thức Đội cho các em Thiếu nhi ở các độ tuổi khác nhau người phụ trách Đội không được nóng vội, phải có thái độ ôn hoà, vui vẻ chỉ bảo uốn nắn sửa sai tận tình cho các em một cách nhẹ nhàng dứt khoát. Đối với đội viên khối 4 đây là những năm tháng đầu tiên của lứa tuổi đội viên do đó các em còn nhiều bỡ ngỡ, còn rụt rè nhút nhát, chưa có kỹ năng thực hành nghi thức Đội do đó khi tập luyện phải được thực hiện từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp… Phải hướng dẫn cho các em nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng và biểu trưng của nghi thức Đội, các kĩ năng cơ bản của người Đội viên rồi mới chuyển sang các động tác phối
  10. 9 hợp phức tạp của cá nhân và tập thể. Đối với đội viên lớp 5 thành thạo nghi thức Đội hơn thì tôi tổ chức tập huấn, hướng dẫn bổ sung thêm kiến thức cho các em để cùng kết hợp với tổng phụ trách Đội tập luyện cho các em lớp 4. 2.3. Giải pháp 3. Thực hành, thuyết trình và kết hợp với trực quan (làm mẫu, quan sát). Nắm vững nội dung 7 yêu cầu của người đội viên: 1 là: Thuộc và hát đúng Quốc ca, Đội ca và một số bài hát truyền thống; 2 là: Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ; 3 là: Chào kiểu Đội viên Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; 4 là: Cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ; 5 là: Hô - Đáp khẩu hiệu Đội; 6 là: Thực hiện các động tác cá nhân tại chỗ, di động, các động tác trong đội hình đội ngũ và Nghi lễ của Đội; 7 là: Biết 3 bài trống qui định. Để có thể hướng dẫn cho Đội viên về nghi thức Đội, người giáo viên tổng phụ trách Đội nhất thiết phải là người thành thục và giỏi nghi thức Đội. Hướng dẫn nghi thức Đội phải được thực hiện theo quy trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp… Phải hướng dẫn cho các em nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng và biểu trưng của nghi thức Đội, các kĩ năng cơ bản của người Đội viên rồi mới chuyển sang các động tác phối hợp phức tạp của cá nhân và tập thể. Để học và thực hiện nghi thức Đội có hiệu quả tốt nhất, giáo viên tổng phụ trách Đội nhắc Đội viên phải có thái độ đúng đắn, nghiêm túc và kiên trì, có trang phục cá nhân gọn gàng, tập trung chú ý nghe lệnh của người chỉ huy, khi thực hiện động tác phải nhanh nhẹn, dứt khoát, rõ ràng theo khẩu lệnh. Trước hết yêu cầu học sinh nắm được nội dung 7 yêu cầu đối với Đội viên. Giáo viên tổng phụ trách sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp trực quan: Nêu ý nghĩa của từng yêu cầu, đồng thời làm mẫu từng động tác, có thể làm mẫu nhiều lần để học sinh ghi nhớ từng bước của động tác. + Học sinh quan sát từng bước của từng động tác đến tổng thể của từng động tác và làm theo mẫu.
  11. 10 + Tiếp theo Giáo viên hỏi: Động tác này được thực hiện như thế nào? + Học sinh mô tả và thực hiện lại. + Giáo viên theo dõi uốn nắn sửa sai. + Chia nhóm để các em thực hiện. + Giáo viên hướng dẫn, theo dõi các em thực hiện. Ví dụ : Hướng dẫn các em “Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ”. Trước hết giáo viên tổng phụ trách phải nói cho học sinh hiểu rằng: Khăn quàng đỏ là một phần cờ Tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng. Đeo khăn quàng đỏ, Đội viên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tự hào về Tổ quốc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam anh hùng và nguyện phấn đấu để trở thành đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Rồi giáo viên tổng phụ trách mới hướng dẫn cụ thể từng động tác “Thắt khăn, tháo khăn quàng đỏ”. Khi hướng dẫn đội viên thắt - tháo khăn, giáo viên - Tổng phụ trách Đội có thể vừa hướng dẫn bằng lời nói và làm mẫu 1 lần để học sinh quan sát: * Thắt khăn: Bước 1: Gấp chiều cạnh đáy khăn để phần chiều cao khăn còn khoảng 15cm. Bước 2: Đặt khăn vào cổ áo, dựng cổ áo lên, chỉnh đuôi khăn giữa lưng áo, đặt dải khăn bên trái lên trên dải khăn bên phải. Bước 3: Vòng đuôi khăn bên trái vào trong, đưa lên trên và kéo ra phía ngoài. Bước 4: Lấy đuôi khăn bên trái vòng từ trái sang phải và buộc tiếp thành nút (Từ phải sang trái) với dải khăn bên phải.
  12. 11 Bước 5: Thắt nút khăn, chỉnh cho hai dải khăn trên và dưới nút khăn xòe ra, sửa nút khăn vuông vắn, bẻ cổ áo xuống. Giáo viên tổng phụ trách cho học sinh thực hiện động tác thắt khăn xong rồi tiếp tục hướng dẫn động tác tháo khăn. * Tháo khăn: Bước 1: Tay trái cầm nút khăn, tay phải cầm dải khăn phía trên nút. Bước 2: Rút khăn ra. Giáo viên tổng phụ trách cho học sinh thực hiện động tác tháo khăn, sau đó yêu cầu học sinh thực hiện từng động tác một. Giáo viên theo dõi quan sát và sửa sai cho các em. Khi các em thực hiện hai động tác tương đối tốt thì cho các em thực hiện kết hợp hai động tác theo khẩu lệnh (Giáo viên trực tiếp hô khẩu lệnh). Học sinh thực hiện- nghi thức thắt khăn quàng đỏ Để các em thực hành 7 yêu cầu nghi thức đội một cách thành thạo đòi hỏi giáo viên Tổng phụ trách đội phải sắp xếp cho các em thực hành những động tác từ dễ đến khó theo một quy trình nhất định; trong quá trình hướng dẫn các em thực hành phải tuân thủ một nguyên tắc là xong động tác này mới chuyển sang tập động tác khác, tránh tình trạng tập một lúc nhiều nội dung, nhiều yêu cầu
  13. 12 gây chán nản cho đội viên. Sau mỗi động tác giáo viên phải tổ chức cho các em một hình thức giải trí như tổ chức trò chơi, kể chuyện, hát, múa… Như vậy, để học sinh thực hành tốt nghi thức Đội, giáo viên vừa dùng phương pháp thuyết trình vừa kết hợp với trực quan để hướng dẫn học sinh. Khi nói đến động tác nào giáo viên thực hiện động tác đó, sau đó cho học sinh thực hiện tập luyện nhiều lần bằng phương pháp chia nhóm, cá nhân, tự kiểm tra đánh giá giữa các tổ với nhau, như vậy thì các em sẽ ghi nhớ tốt hơn và thực hiện tốt hơn. Cứ như thế giáo có thể hướng dẫn lần lượt 7 yêu cầu đối với đội viên một cách dễ dàng theo kế hoạch. 2.4. Giải pháp 4. Tổ chức rèn luyện kỹ năng bằng phương pháp trò chơi: Trong các buổi tập rèn nghi thức Đội, việc lồng ghép các trò chơi vào buổi sinh hoạt là phương pháp không còn mới lạ với các thầy cô tổng phụ trách Đội. Rèn kỹ năng bằng phương pháp trò chơi sẽ tạo ra tâm lý vui vẻ giúp các em tránh được trạng thái stress, không lo lắng, không bị áp lực; Thỏa mãn nhu cầu bẩm sinh của trẻ em là thích tìm hiểu và ham vận động; Phát triển những "kỹ năng sống thông minh" trong xã hội hiện đại như học cách hợp tác, tự tin thảo luận, xác định lỗi...; Tuy nhiên, hình thức tổ chức của mỗi tổng phụ trách Đội thì không ai giống ai và đều đem lại hiệu quả giáo dục nhất định đến các em đội viên. Bản thân tôi luôn tuân thủ theo 3 quy tắc: Thứ nhất, trò chơi được chọn phải phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh lý của trẻ em, phù hợp với nội dung tập luyện sẽ tạo được nhận thức khó quên đối với các em. Cùng một loại trò chơi, có thể sáng tạo nhiều cách khác nhau tùy số đội viên của Chi đội, địa hình và cả giới tính. Quan trọng, người tổng phụ trách phải nắm rõ ý nghĩa và mục tiêu của trò chơi để khai thác hết các khía cạnh của nó, như vậy hiệu quả sẽ rất lớn. Bước đầu, các em chưa quen với loại hình sinh hoạt này nên sẽ có tâm lý e ngại, tổng phụ trách Đội cần giúp đỡ và từ từ đưa các hoà nhập vào cuộc chơi và hoàn thành vai trò của các em từ đó có thể giúp các em tự tin hơn và tăng động cơ rèn luyện nghi thức Đội. Thứ hai, tổng phụ trách Đội phải chuẩn bị đầy đủ và kỹ nội dung, cách tổ chức sinh hoạt trò chơi kèm theo các dụng cụ cần thiết, làm chủ thời gian, kiểm
  14. 13 soát được tiến trình hoạt động và biết dự đoán trước mọi tình huống có thể xảy ra để không bị bất ngờ và có khả năng tùy cơ ứng biến. Thứ ba, tổng phụ trách Đội cần gieo vào suy nghĩ của các em ấn tượng về một người thầy (cô) tổng phụ trách Đội hòa nhã, vui tính, thân thiện, không dọa dẫm,... Khi các em tin tưởng và có cảm tình với tổng phụ trách Đội, các em sẽ có thái độ hợp tác tích cực và không còn cơ chế phòng vệ. Từ đó sẽ tạo cho các em sự tự tin thể hiện bản thân khi tập luyện… Ví dụ trò chơi: Trò chơi: Trao khăn quàng đỏ: - Cách chơi: HS xếp thành hai hàng ngang đối diện nhau mỗi hàng 10 em. Khi lệnh chơi bắt đầu, hai hàng cùng tiến lên giơ tay chào kiểu Đội viên. Sau đó, từng đội tháo khăn quàng của mình, quàng vào cổ bạn, thắt đúng quy cách. Phân đội nào có nhiều người thắt nhanh, đẹp, đúng quy định là phân đội thắng cuộc. - Luật chơi: + Nếu chào sai kiểu Đội thì bị trừ điểm. + Nếu thắt khăn sai cũng bị trừ điểm. - HS chơi xong, nếu đội nào thắng sẽ được tán thưởng bằng 1 điệu vỗ tay, đội nào thua sẽ phải chịu phạt. Hình phạt: Đội nào thua cuộc phải nhảy lò cò, hát 1 bài hát truyền thống, sinh hoạt tập thể của Đội (có thể thay đổi bằng hát Quốc ca, Đội ca). Học sinh chơi trò chơi : Trao khăn quàng đỏ Bên cạnh đó để các buổi tập luyện nghi thức không nhàm chán đối với học sinh, giáo viên vẫn có thể lồng ghép cho các em chơi các trò chơi dân gian.
  15. 14 Vừa góp phần thực hiện được phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, vừa tạo cho các em tinh thần thoải mái đồng thời cũng là một hình thức rèn nghi thức Đội cho các em. Học sinh tổ chức chơi trò chơi dân gian (Khi chưa có dịch Covid - 19) 2.5. Giải pháp 5. Lựa chọn thời gian thực hiện rèn luyện kĩ năng thực hành nghi thức đội. - Thực hiện vào đầu năm học trước khi khai giảng năm học mới (tháng 8) Thời gian đầu năm học là khoảng thời gian để các chi đội, liên đội lao động dọn dẹp vệ sinh, ổn định nề nếp, luyện tập nghi thức đội chuẩn bị khai giảng cho một năm học mới, đây cũng là khoảng thời gian rèn kĩ năng thực hành nghi thức đội rất hiệu quả.
  16. 15 Học sinh tập luyện nghi thức chuẩn bị cho khai giảng (Khi chưa có dịch Covid - 19) - Từ khi dịch Covid - 19 vào Việt Nam thì không tổ chức tập trung học sinh toàn trường, thực hiện giãn cách theo quy định, việc tập luyện nghi thức cũng phải chia thành nhiều nhóm nhỏ giữ khoảng cách an toàn và đeo khẩu trang. Học sinh tập luyện nghi thức (Khi có dịch Covid - 19)
  17. 16 - Thực hiện việc rèn luyện nghi thức Đội định kì theo kế hoạch từng tháng, mỗi học kì và trước các hoạt động chủ điểm. - Thông qua các hội thi chào mừng các ngày kỉ niệm: 20/11, 22/12, 26/3, 19/5… Học sinh thực hiện phần nghi thức dương cờ chuẩn bị cho lễ kỷ niệm ngày 22/12 (Khi chưa có dịch Covid - 19) Học sinh thực hiện phần nghi thức vác cờ (Khi chưa có dịch Covid - 19)
  18. 17 - Việc thực hiện nghi thức Đội được tiến hành thường xuyên trong hoạt động rèn luyện của Đội để tạo thành thói quen, nề nếp tốt, góp phần giáo dục ý thức kỷ luật, tư thế tác phong và tinh thần tập thể cho đội viên trong tổ chức Đội. - Tại Liên đội tôi đưa ra quy định: Vào lúc xếp hàng vào lớp, lớp trưởng, chi đội trưởng (chỉ huy đội) cho các bạn thực hiện các động tác nghi thức Đội, mỗi buổi chỉ cần thực hiện 1-2 động tác. Ví dụ: Sáng thứ hai thực hiện động tác “Chào”, chiều cho thực hiện động tác “Quay phải, quay trái, quay đằng sau”. Sáng thứ ba cho thực hiện động tác “Sang phải, sang trái, tiến lùi”, chiều cho thực hiện động tác “tháo khăn, thắt khăn quàng đỏ”…dưới sự theo dõi, giám sát của Tổng phụ trách, Giáo viên chủ nhiệm và ban chỉ huy Liên đội. Bằng cách làm này các em sẽ nhớ và thực hiện tốt hơn kĩ năng Nghi thức Đội. Từ đó tạo cho các em một thói quen rèn luyện các động tác nghi thức cá nhân từ kỹ năng thành thạo trở thành kỹ xảo. Góp phần xây dựng Liên đội có nề nếp tốt tạo điều kiện thuận lợi trong các hoạt động ngoại khóa cũng như trong học tập của toàn Liên đội ngày càng nghiêm túc hơn. Học sinh thực hiện nghi thức trước khi vào lớp
  19. 18 2.6. Giải pháp 6. Hình thức và phương pháp rèn luyện kĩ năng thực hành nghi thức đội. a. Lựa chọn ban chỉ huy Liên đội Là tổng phụ trách đội, tôi đặc biệt quan tâm, chú trọng vai trò của Ban chỉ huy Liên đội. Đây là lực lượng dẫn dắt liên đội thực hiện mọi nhiệm vụ trong nhà trường, đặc biệt trong việc thực hành nghi thức đội. Do vậy, trong việc lựa chọn, giới thiệu bầu Ban chỉ huy Liên đội hàng năm, tôi chú ý đến các em đảm bảo các tiêu chí sau đây: - Gương mẫu, nhiệt tình trong công tác tập thể. - Có năng lực lãnh đạo, điều hành chung và có một số năng khiếu cá nhân (văn nghệ, thể dục thể thao, thuyết trình,…) - Ham học hỏi, có ý thức xây dựng, giúp đỡ bạn cùng tiến bộ. Bên cạnh đó tôi cũng đã lựa chọn, giới thiệu một số em còn một số hạn chế như vi phạm kỉ luật mức độ nhẹ, em có lực học trung bình,… để có những động viên, tạo cơ hội cho các em nỗ lực vươn lên phấn đấu cả về học tập, rèn luyện và hoạt động tập thể. Trong việc thực hiện xây dựng Ban chỉ huy Liên đội, tôi luôn quan tâm tới khả năng hoạt động Đội của từng em, đến việc phát huy tính chủ động, tích cực và tính tự quyết của các em đội viên. Không chú trọng đến giới tính hay các em lớn tuổi. Từ đó, tôi để cho các em có quyền được tự quyết định trong giới thiệu, ứng cử, đóng góp ý kiến nhân sự cũng như xây dựng kế hoạch hoạt động, giải pháp thực hiện công tác của Liên đội. Ban chỉ huy Liên đội tập luyện nghi thức trong điều kiện dãn cách xã hội
  20. 19 b. Tập luyện kết hợp phát huy tính tự quản của Ban chỉ huy Liên Đội: Khi đã chọn ra được đội ngũ Ban chỉ huy Liên đội 14 em, là những đội viên tiêu biểu, có tác phong nhanh nhẹn, chững chạc, có năng lực tổ chức và khả năng nói trước tập thể, biết hô khẩu lệnh to, rõ ràng có động lệnh, dự lệnh, biết chọn địa hình, vị trí tập hợp... Đội ngũ chỉ huy Liên đội phải được tập huấn cơ bản trước, phải thực hiện thành thạo 7 yêu cầu Đội viên để có thể giúp Tổng phụ trách Đội tập luyện cho các Chi đội và kèm các Đội viên yếu. Tôi chia Liên đội thành 7 Chi đội và mỗi Chi đội cử hai thành viên trong Ban chỉ huy Liên đội đến kèm và hướng dẫn Chi đội tập luyện. - Hình thức: Lớp bồi dưỡng, học qua băng đĩa nghi thức đội, hội thi,… - Phương pháp: Áp dụng đa dạng và linh hoạt các phương pháp vào rèn luyện kĩ năng thực hành nghi thức đội cho đội viên như thuyết trình, trực quan, mời chuyên gia tư vấn hướng dẫn,… Tổ chức tập huấn cho phụ trách chi đội (Khi có dịch Covid – 19) c. Thực hành chia nhỏ nội dung để tập luyện: - Không nên nôn nóng phải làm tất cả 7 nội dung yêu cầu đối với đội viên, cần chia ra theo thời điểm, theo tháng, gắn liền với các chủ đề thi đua.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2