Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp xây dựng thư viện thân thiện nhằm hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc Bru- Vân Kiều
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đưa ra một số giải pháp xây dựng thư viện thân thiện nhằm hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh chắc chắn đã có nhiều người và nhiều tài liệu đề cập đến và đã làm thành công. Nhưng với sáng kiến của mình tôi muốn chia sẻ với bạn đọc một số giải pháp hết sức cụ thể, từ thực tiễn khó khăn của đơn vị và sự tìm tòi trải nghiệm để có được một kết quả như mong đợi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp xây dựng thư viện thân thiện nhằm hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc Bru- Vân Kiều
- 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Thư viện trường học là một cơ quan truyền thông trong nhà trường có vai trò cung cấp thông tin để giải đáp thắc mắc, thỏa mãn trí tò mò, tìm hiểu của học sinh; là một động lực đóng góp vào việc cải tiến giáo dục trong nhà trường, nhằm mục đích sử dụng các nguồn tài liệu để hỗ trợ cho sự thay đổi cách học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên trong và ngoài nhà trường. Xây dựng thư viện thân thiện trong trường học là hình thức lấy học sinh làm trung tâm cho mọi hoạt động nhằm đáp ứng quyền của trẻ em, giúp các em có cơ hội tốt nhất để tiếp cận thông tin, được đọc sách, tiếp cận với tri thức mới của nhân loại. Đặc biệt giúp các em học sinh tiểu học người dân tộc xây dựng được thói quen đọc sách và tham gia tích cực vào các hoạt động trong thư viện trường. Từ đó học sinh có thêm vốn từ, ngữ, phong phú của tiếng Việt, giúp các em hiểu biết nhiều nền văn hóa của các dân tộc anh em. Có thể nói không quá rằng sự hình thành đạo đức, phẩm giá và nhân cách con người một phần là do đọc sách. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nói về nguồn gốc của văn chương là “lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. Văn chương hướng con người tới Chân Thiện Mỹ, giúp con người hoàn thiện nhân cách để trở nên hữu ích cho xã hội. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, sự tác động của văn hóa đọc với sự hình thành cá tính và nhân cách ở lứa tuổi thiếu nhi đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học là rất mạnh mẽ. Do ở lứa tuổi đó, các em còn chưa tự định hướng trong tiếp nhận thông tin nên việc sử dụng và biến sách báo tài liệu trở thành công cụ và phương tiện để giáo dục là việc làm hữu ích và đem lại hiệu quả to lớn. Tuy nhiên một thực trạng hiện nay là trẻ em đang bị chi phối bởi rất nhiều các phương tiện và văn hóa nghe nhìn khiến chúng trở nên không còn hứng thú với việc đọc sách. Việc cấm các em sử dụng các thiết bị hiện đại với ý nghĩ việc làm đó thúc đẩy hứng thú đọc sách (do không có gì để chơi) 1
- nhiều khi lại phản tác dụng. Điều chúng ta nên làm hơn để thúc đẩy nhu cầu và hứng thú đọc sách cho các em lứa tuổi tiểu học là tạo ra môi trường đọc sách hiện đại, thân thiện, biến những cuốn sách và thư viện trở thành thú vị, dần dần xây dựng xã hội đọc sách và cao hơn là xã hội học tập. Để các hoạt động giáo dục trong nhà trường đảm bảo an toàn, thân thiện và hiệu quả thì vai trò của thư viện trong nhà trường là hết sức quan trọng. Thư viện phải làm thế nào để thu hút được nhiều bạn đọc, tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh khi tham gia đọc sách, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và nâng cao chất lượng dạy và học. Song song với hoạt động giáo dục của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì việc xây dựng mô hình thư viện thân thiện nhằm hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc Bru Vân Kiều, đáp ứng các yêu cầu của bạn đọc, học sinh, cán bộ, giáo viên của nhà trường là một điều cần thiết và mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều thư viện trường học chưa phát huy hết vai trò của mình như cách tổ chức kho sách “đóng”, mượn đọc sách tại chỗ, hình thức phục vụ còn cứng nhắc. Cán bộ, giáo viên và học sinh khi tham gia đọc sách còn mất nhiều thời gian cho việc mượn, trả; hoạt động thư viện còn đơn điệu, hiệu quả chưa cao. Để khắc phục những tồn tại ở thư viện trường tôi hiện nay, đồng thời mong muốn xây dựng một thư viện thân thiện, thật sự hoạt động có hiệu quả ở trường. Điều đó làm cho tôi trăn trở, thôi thúc bản thân phải làm một điều gì đó để thay đổi nếp nghĩ và cách làm tôi đã chọn sáng kiến: “Một số giải pháp xây dựng thư viện thân thiện nhằm hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc Bru Vân Kiều”. 1.2. Điểm mới của đề tài Một số giải pháp xây dựng thư viện thân thiện nhằm hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh chắc chắn đã có nhiều người và nhiều tài liệu đề cập đến và đã làm thành công. Nhưng với sáng kiến của mình tôi muốn chia sẻ với bạn đọc một số giải pháp hết sức cụ thể, từ thực tiễn khó khăn của đơn vị và sự tìm tòi trải nghiệm để có được một kết quả như mong đợi. 2
- Qua hoạt động của thư viện tạo được một môi trường thuận lợi, một sân chơi bổ ích, lý thú đối với học sinh là người dân tộc BruVân Kiều. Đây l à những biện pháp lấy cái đã có, cái đã đạt được làm điểm tựa để phát triển lên cái ý tưởng mới phù hợp với điều kiện của đơn vị. Nhằm thực hiện nhiệm vụ “kép” đó là giúp các em học sinh là con em dân tộc Bru – Vân Kiều có cơ hội để phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt qua hoạt động đọc sách, báo, tài liệu ở thư viên thân thiện. Đồng thời thực hiện có hiệu quả tin thần chỉ đạo đầu tư phát triển thư viện theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT từ năm học 2018 2019 và 2019 2020. Bản thân mong muốn đưa ra những biện pháp thiết thực nhằm xây dựng và phát huy được hiệu quả của thư viện thân thiện đó là sự tham gia tích cực, chủ động của học sinh, giáo viên, Ban giám hiệu, cha mẹ học sinh và các thành viên trong cộng đồng. Điểm mới rõ nét nhất của sáng kiến này là xây dựng thêm một số góc, huy động sự hỗ trợ cơ sở vật chất của các mạnh thường quân, các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, trong và ngoài nước: Góc dân gian; Góc “Em nói tiếng Việt” dành cho khối 1, 2; Góc tài liệu đổi mới chương trình phổ thông 2018; Góc thư viện ở nội trú của học sinh. Tạo được một phong trào, xã hội hóa hoạt động của thư viện tạo nên văn hóa đọc sách của học sinh, giáo viên, phụ huynh và các đơn vị đóng chân trên địa bàn. Chung tay xây dựng thư viện có điều kiện tốt nhất cho học sinh, là người dân tộc Bru Vân Kiều và mọi người được hưởng lợi, học sinh thực sự có một sân chơi bổ ích, lý thú. Đó chính là điểm mới của sáng kiến mà bản thân muốn chia sẻ với bạn đọc. 1.3. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến Tập trung nghiên cứu những giải pháp xây dựng thư viện thân thiện nhằm hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc Bru Vân Kiều, thực hiện trong nội bộ trường, đã và đang áp dụng, triển khai trong những năm học vừa qua, có thể vận dụng vào các trường trong toàn huyện với những đặc điểm tương đồng. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu Trường vừa mới được thành lập cách đây không lâu, đến nay cơ sở vật chất phòng học cơ bản đã đáp ứng được theo yêu cầu, trang thiết bị dạy học, 3
- phòng thư viện, các đầu sách, bàn ghế ngồi đọc và không gian đọc vẫn chưa được hấp dẫn thu hút học sinh và CBGVNV vào các lớp và thư viện để đọc sách, báo, tạp chí. Đặc biệt trường đóng chân trên địa bàn vùng khó khăn có hơn 84% học sinh là con em dân tộc thiểu số. Đa số các học sinh đều nói tiếng mẹ đẻ tiếng dân tộc Bru Vân Kiều. Đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều thiếu thốn, có nhiều hộ nghèo. Phụ huynh chưa thật quan tâm nhiều đến việc học tập của con em. Địa hình hiểm trở, có nhiều khe suối rất nguy hiểm khi đi lại vào mùa mưa. Mật độ dân cư sinh sống thưa thớt, độ tuổi của học sinh ở các bản không đồng đều. Do đó các em ở bản xa không có điều kiện gặp gỡ giao lưu, học hỏi các bạn ở vùng thuận lợi. Các em không có được nhiều sách, không có những không gian đọc sách hiện đại, thân thiện như các học sinh ở vùng thuận lợi khác. Việc giao lưu văn hóa, trao đổi kiến thức chủ yếu qua các bài dạy của giáo viên, qua đài, báo, ti vi và thư viện của các lớp. Thậm chí nơi các em sinh sống vẫn chưa có điện lưới, chưa hưởng được niềm hạnh phúc trọn vẹn. Cái nhu cầu tối thiểu ấy tưởng chừng như đơn giản, tầm thường với chúng ta, nhưng các em đâu xem được những chương trình thiếu nhi, phim hoạt hình hay là những buổi biểu diễn văn nghệ của các bạn cùng trang lứa, những buổi tối xem truyền hình trực tiếp những chương trình lớn nói về cuộc sống, kinh tế xã hội, văn học, thơ ca, nhạc họa... Thì các em đâu dễ gì có “vốn sống”, vốn từ phong phú, kiến thức toán học, văn chương, thơ ca, nhạc họa của nhân loại được. Chính những yếu tố đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức, sự hiểu biết, văn hóa và đặc biệt kĩ năng sống của học sinh nơi đây. Việc đọc sách, mượn sách, văn hóa đọc sách của các em chưa trở thành một phong trào do nhiều yếu tố tạo nên. Cơ sở vật chất của thư viện trường Nhà trường mặc dù mới thành lập chưa lâu nhưng về phòng thư viện, trang thiết bị, cơ sở vật chất bàn ghế, giá sách, tủ, máy tính kết nối internet, tạo được không gian đọc khá đẹp thoáng mát. Sách giáo khoa dùng chung, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, sách thiếu nhi, báo, tạp chí được nhà trường quan tâm đầu tư mua sắm đảm bảo đạt thư viện Tiên tiến. Về đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên Cô thủ thư có năng lực chuyên môn khá tốt, có ý thức trách nhiệm, luôn quan tâm đến hoạt động thư viện, chất lượng phục vụ bạn đọc. Nhưng chưa 4
- quan tâm nhiều đến luân chuyển sách, báo tạo không gian đọc hấp dẫn cho thư viện lưu động ở khu vực lẻ và tủ sách các lớp thiếu thường xuyên. BGH nhà trường luôn quan tâm đến phát triển thư viện, chất lượng, hiệu quả hoạt động nhưng kinh phí để đầu tư xây dựng chưa nhiều, không chủ động về kinh phí. Đối với giáo viên một bộ phận giáo viên thực hiện việc đọc sách, làm nhiệm vụ tổ cộng tác thư viện chưa trở thành nề nếp, còn làm việc theo tính thời vụ do đó hiệu quả hoạt động vẫn chưa cao. Đối với học sinh Cơ bản học sinh đã có ý thức trong việc mượn sách, đọc sách, đọc sách tại lớp, tại các khu vực, thư viện lưu động, thư viện trường. Song vẫn còn không ít học sinh việc đọc sách như bắt buộc, chưa có ý thức và chưa đam mê đọc sách để chiếm lĩnh tri thức. Tính hấp dẫn, lôi cuốn của việc đọc sách ở một bộ phận học sinh chưa trở thành nề nếp, đọc sách cho có khi kiểm tra. Điều này đã ít nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng đọc, viết của học sinh nói riêng và chất lượng phân môn tiếng Việt nói chung của đơn vị. Cụ thể thể hiện qua bảng khảo sát dưới đây: BẢNG 1: Bảng khảo sát chất lượng phân môn Tiếng Việt vào đầu năm học: 20192020 Tống số HTT HT CHT Ghi chú học sinh SL % SL % SL % 183 45 24,6 120 65,6 18 9,84 Thư viện thân thiện là tạo được không gian đọc sách thân thiện, gần gũi với thiên nhiện, với mọi người xung quanh, tạo được không gian rộng rãi, thoải mái cho học sinh, giáo viên tham gia đọc sách một cách thuận tiện nhất. Tổ chức đa dạng các hình thức đọc sách nhằm thu hút học sinh đến thư viện đọc sách một cách thoải mái tự nhiên nhất. Vì thế phải bố trí làm sao để sách báo, tài liệu được đảm bảo an toàn tránh mất mát hư hỏng. Bàn ghế phải sử dụng ra sao để khi đặt ngoài trời mưa, nắng không bị hỏng. Trước đây học sinh được bố trí theo lịch đọc truyện một số em ở từng lớp vì không đủ chỗ ngồi, giờ nghỉ đến thư viện đọc sách cũng chật chội nóng nảy. Do đó phần 5
- nào giảm hứng thú đọc truyện của các em, hạn chế tỷ lệ học sinh đến thư viện đọc. Từ những nguyên nhân trên, bản thân là một thủ trưởng đơn vị trực tiếp chỉ đạo hoạt động của thư viên, tôi luôn trăn trở suy nghĩ tìm nhiều giải pháp để triển khai như thế nào cho có hiệu quả có tác dụng thiết thực với học sinh là người dân tộc Bru Vân Kiều. 2.2. Một số giải pháp xây dựng thư viện thân thiện nhằm hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc Bru Vân Kiều 2.2.1. Giải pháp thứ nhất: Tạo không gian đọc sách thân thiện Nhà trường đã xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ xây dựng và phát triển thư viện là tạo điều kiện cho học sinh có không gian, sân chơi bổ ích, mang lại hiệu quả thiết thực nhất. Vì vậy nhà trường đã tập trung mọi nguồn lực có được và được sự hỗ trợ của cấp trên để mở rộng diện tích, tạo được không gian của thư viện rộng rãi thoải mái. Xây dựng được cảnh quan đẹp, sinh động, thân thiện với học sinh, giáo viên và mọi người đến đọc sách. Tạo được không gian thoáng mát, đảm bảo đủ ánh sáng, có đầy đủ bàn ghế, giá sách, bố trí khoa học, có tính thẩm mĩ cao. Các góc đọc, các vị trí đọc, giá sách phải được bố trí một cách thuận tiện nhất để học sinh dễ dàng lấy sách, tìm sách để đọc. Phải tạo được một cảnh quan ở thư viện thực sự đẹp, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên xung quanh, là một điểm nhấn cho cảnh quan của một ngôi trường. Từ đó tạo thu hút, sức hấp dẫn của thư viện ban đầu là đẹp, thuận tiện, màu sắc tươi sáng. Không gian đọc sách đa dạng không gò bó như cách bố trí bàn ghế nhiều như trước đây. Nhà trường đã bổ sung mua sắm bàn ghế đúng quy cách, có màu sắc đẹp, có thảm xốp để ngồi, nằm, xích đu, thảm cỏ nhân tạo, bạn đọc vào đọc sách với nhiều tư thế đọc, vừa đọc vừa chơi một cách thoải mái…. Học sinh đến thư viện đọc sách một cách tự nhiên, gần gũi không có một rào cản nào đối với các em. Các em đến với thư viện như về với “ngôi nhà của chính bản thân các em”. Ở đây các em có quyền được chọn những quyển sách hay, những quyển sách phù hợp với lứa tuổi, sở thích các em, các em được khám phá với bao điều bổ ích, mới lạ từ những trang sách. Và sự gần gũi hơn, yêu thích hơn là các em đến thư viện luôn được cô thủ thư, GVCN, các thầy cô giáo trong tổ cộng tác thư viện luôn sẵn sàng 6
- chào đón hướng dẫn các em chọn, đọc sách, giải thích cho các em những gì các em còn chưa hiểu… Có thể nói rằng không gian đọc sách thân thiện ở đây không những về cách bố trí, không gian, chỗ ngồi mà cái cốt lõi của thư viện thân thiện nhà trường là cách đón chào các em, mong muốn các em thường xuyên đến thư viện đọc sách để các thầy cô luôn sẵn lòng giúp các em, tạo được niềm vui hứng khởi cho các em khi đến với thư viện… 2.2.2. Giải pháp thứ hai: Lựa chọn sách phù hợp với đối tượng học sinh, lứa tuổi các em và tổ chức có hiệu quả việc giới thiệu sách cho bạn đọc Lựa chọn sách phù hợp hay không chính là nắm được nhu cầu đọc sách của học sinh như thế nào. Đầu năm học nhà trường phân công cho “cô thủ thư” và giáo viên chủ nhiệm các lớp, TPT Đội khảo sát nhu cầu học sinh ưa thích các loại sách nào. Đồng thời nhà trường lựa chọn những đầu sách hay gần gũi với học sinh và tư vấn cho các em nên đọc những lại sách gì phù hợp với lứa tuổi các em, phù hợp với tiếp cận của học sinh là người dân tộc Bru Vân Kiều. Thư viện nhà trường đã tham mưu với nhà trường đã mua sách: sách giáo khoa: 2.625 bản, sách dành cho thiếu nhi: 1.102 bản, sách tham khảo: 355 bản, chưa kể các nhà hảo tâm, mạnh thường quân tặng sách cho nhà trường nhằm phục vụ đọc sách của các em. Tổng kinh phí mua sách hơn: 60 triệu đồng. Vốn sách ở thư viện đã có một cách đầy đủ đa dạng về chủng loại, nhiều cuốn sách hay, ý nghĩa mang tính giáo dục cao, đọc sách giúp các em tiếp cận gần hơn với xã hội văn minh của nhân loại, giúp các em hình thành và phát triển được năng lực sử dụng tiếng Việt, bởi tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của các em tiếp xúc và học tập. Để tạo hứng thú cho các em đọc sách và các em biết thư viện có các loại sách báo, tài liệu nào thi việc tổ chức giới thiệu sách hàng tuần và theo chủ đề hàng tháng là rất cần thiết. Xác định được vai trò hết sức quan trong khi có sách thì việc giới thiệu sách cho bạn đọc nắm bắt được một cách lôi cuốn hấp dẫn, khích lệ được nhu cầu hiểu biết, óc tò mò sáng tạo của học sinh thì giới thiệu sách quả là một việc làm vô cùng quan trọng. Giới thiệu sách giúp học sinh và toàn thể bạn đọc có cơ hội tiếp cận đến sách một cách gần nhất, hiệu quả. Qua lời kế lời dẫn chuyện của cô thủ thư, qua cách kể, cách giới thiệu sách của các bạn trong lớp, trong 7
- trường một cách cô động hấp dẫn, tạo hứng thú cho các em đến thư viện đọc sách mỗi ngày đông hơn, đọc được nhiều quyển sách hay và bổ ích các em học tập được ở bạn, ở sách nhiều điều hay giúp các em phát triển về tư duy và ngôn ngữ một cách tốt nhất. 2.2.3. Giải pháp thứ ba: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức đọc sách ở Thư viện Thư viện trường (thư viện đa năng) Tại phòng đọc của học sinh nhà trường đã chia ra các góc hoạt động như góc đọc sách, góc nghệ thuật, góc giải trí,góc sân khấu hóa, góc dân gian, góc “Em nói tiếng Việt”, góc tài liệu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Mỗi góc đều có biển tên và các tài liệu, đồ dùng phù hợp để tổ chức các hoạt động đọc sách của học sinh. Góc đọc: Được xếp các loại sách như sách giáo khoa, sách tham khảo, truyện cổ tích, truyện doanh nhân ... Học sinh có cơ hội đọc sách để nâng cao kiến thức, phục vu nhu cầu học tập hoặc tham gia các chương trình của thư viện. Góc viết: Các đồ dùng chủ yếu ở đây là giấy, vở viết, bút mức, bút chì, thước kẻ... Tại góc viết, các em có khả năng thể hiện sự sáng tạo như viết truyện, thơ, thư, nhật ký, những cảm nghĩ về sách. Các em ghi vào sổ tay bạn đọc về những nội dung câu chuyện hay hoặc vẽ lại những hình ảnh đẹp, ý nghĩa động lại của câu chuyện qua nội dung trại đọc… Góc nghệ thuật: Được sắp xếp các đồ dùng như giấy, bút chì, tẩy, phấn, màu nước, đất nặn, sáp màu, các dụng cụ thêu... Có không gian để trưng bày các sản phẩm do các em tạo ra như tranh vẽ, sản phẩm đất nặn... Góc Âm nhạc: Ở đây các em có thể nghe các bài hát, bản nhạc phù hợp với lưa tuổi của các em, các câu chuyện và các loại nhạc cụ... Người thủ thư và giáo viên sẽ giúp đỡ học sinh trong việc thưởng thức cảm nhận các câu chuyện và các bài hát dân ca, đồng dao... Đồ dùng cần chuẩn bị tại góc Âm nhạc là đầu đĩa nhạc, băng kể chuyện, đài catset, các nhạc cụ đơn giản để học sinh có thể thực hành vận dụng ngay… Góc sân khấu hóa: Tại góc sân khấu hóa nhà trường đã chuẩn bị sân khấu và các vật dụng như áo quần trang phục, các đạo cụ mô phỏng để có thể học sinh đóng vai. Tại đây các em được giáo viên, cô thủ thư tổ chức thi 8
- kể chuyện, nêu cảm nghĩ của mình về các câu chuyện mà các em vừa tìm hiểu và đọc. Giúp các em mạnh dạn, tư tin để trình bày trước nhóm, lớp, biết chia sẻ những hiểu biết của mình qua đọc truyện và kể chuyện, qua đóng vai theo từng nhân vật, các em được hóa thân vào từng nhân vật, sống với nhân vật qua sự hỗ trợ của cô thủ thư, giáo viên, tổ cộng tác viên thư viện… Góc dân gian: Giúp các em học sinh khi đến với thư viện các em hiểu biết rỏ hơn về các trò chơi dân gian như: Trò bịt mắt bắt dê, trò chơi nhảy dây, trò chơi oẳn tù tì, trò chơi kéo co, trò ô ăn quan, trò chơi thẻ bồi. Giúp học sinh có được những trải nghiệm thú vị, qua trò chơi các em có được các kĩ năng hợp tác chia sẻ cùng bạn cùng nhóm, có cơ hội phát triển ngôn ngữ, nói tiếng Việt được nhiều hơn, năng lực ngôn ngữ được nâng dần lên... Góc “Em nói tiếng Việt”: Đây là góc đặc thù của thư viện của các trường vùng cao, là nơi giúp học sinh khối 1, 2 củng cố lại kiến thức tiếng Việt của mình khi đến với thư viện trường. Ở đây có tài liệu “Em nói tiếng Việt” do Bộ GD&ĐT phát hành cấp riêng theo Đề án Tăng cường tiếng Việt của Thủ tướng Chính phủ. Góc này được giáo viên chủ nhiệm và cô thủ thư phối hợp trình bày, có tên góc, các từ, ngữ, cụm từ, câu mẫu theo 6 chủ đề trong tài liệu. Học sinh lớp 1, 2 lên thư viện đọc sách, đồng thời giáo viên hướng dẫn học sinh đến góc riêng của khối 1, 2. Ngoài ra các em tự do lựa chọn sách, tài liệu để đọc theo lứa tuổi và sở thích, sở trường của mình, nhằm mục đích giúp các em tiếp cận nhanh với vốn từ tiếng Việt, giúp các em hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng Việt một cách thuận tiện nhất, hiệu quả nhất. Khai thác có hiệu quả Thư viện Công nghệ thông tin Trong phòng Thư viện nhà trường lắp đặt 6 máy tính có nối mạng Internet. Tại đây học sinh có thể tra cứu, lấy thông tin trên mạng hoặc xem các nội dung cần thiết phục vụ cho hoạt động học tập của các em. Các em được sự hỗ trợ của cô thủ thư về sử dụng máy để truy cập lấy thông tin, đọc truyện, đọc báo, lấy tin tức. Các em vào đây có nội quy sử dụng máy, bảo quản máy, những trang Web các em được truy cập, những trang cần thiết giúp học sinh có những kênh thông tin bổ trợ cho các em như: Quyền của trẻ em, truyện thiếu nhi, các câu chuyện cổ tích, những video về các bài học lịch sử, Địa lý, Khoa học, Tự nhiên xã hội, các em có thể đánh văn bản, nói về cảm 9
- nghĩ của mình về một câu chuyện, một việc làm ý nghĩa để lại cho các em bài học quý giá. Các hoạt động của học sinh trong phòng đọc có sự hướng dẫn, giúp đỡ của nhân viên thư viện, giáo viên chủ nhiệm, các đồng chí trong tổ cộng tác thư viện theo lịch phân công hỗ trợ. Ngoài ra có giáo viên tổng phụ trách Đội khi tổ chức một buổi trại đọc cho học sinh các khối lớp. Các em tự tìm cho mình vị trí thích hợp và tự lựa chọn tài liệu, sách mà mình cần một cách thuận tiện, tuy nhiên cần hướng dẫn cho học sinh có nề nếp, ý thức văn hóa khi đọc sách, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các bạn khác tại phòng đọc. Tổ chức có hiệu quả Thư viện góc lớp Tại các lớp học, nhà trường trang bị cho mỗi lớp 1 giá treo tường đựng sách được gọi là tủ sách linh động và thân thiện. Giáo viên chủ nhiệm sẽ hướng dẫn và bố trí thêm các góc đọc, góc viết, góc vẽ tại từng lớp. Tổ chức bình bầu ban thư viện của các lớp học theo sơ đồ, có phân công nhiệm vụ của các thành viên trong ban để tổ chức cùng với GVCN có hiệu quả trong việc tạo điều kiện cho học sinh đọc sách. Sách, báo trong giá sách thân thiện là những sách, báo mà nhà trường mua bổ sung hằng kì hằng năm học. Nhà trường kêu gọi sự ủng hộ, hỗ trợ của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, các công ty, các tổ chức Đoàn, cơ quan doanh nghiệp quan tâm đến học sinh của nhà trường. Giao cho các em tự bảo quản, dưới sự giám sát của GVCN, luân chuyển và theo dõi cũng như tạo điều kiện cho học sinh và CBGVNV có không gian, cơ hội đọc sách, báo, tạp chí một cách thuận tiện nhất. Giáo viên chủ nhiệm, cùng với tổ cộng tác thư viện trường sẽ giúp đỡ để học sinh sử dụng sách có hiệu quả và bảo quản tốt tủ sách của lớp. Hằng tuần giáo viên chủ nhiệm nhận sách từ thư viện trao lại cho ban thư viện của các lớp, các khu vực lẻ, với sự giúp đỡ của cô thủ thư. Như vậy các em luôn luôn có sách mới để đọc, tạo được hứng thú cho học sinh khi đọc được sách mới với nhiều nội dung, chủ đề, thể loại phong phú. Tổ chức hoạt động đọc sách ở Thư viện xanh, thân thiện có hiệu quả Không gian thư viện xanh thân thiện ngoài sân trường của đơn vị vừa đẹp mắt, hấp dẫn vừa tiện dụng, có khu nhà che treo các tủ sách không phải cất vào sau mỗi ngày; có những chiếc dù xinh xắn che nắng, mưa để treo 10
- những giỏ sách lưu động có thể mang ra và thu về mỗi ngày; có các góc thư giãn cho học sinh vui chơi như chơi cờ vua, vẽ tranh, khu vận động cho học sinh thỏa thích sau mỗi giờ ra chơi và mỗi ngày đến trường. Tại các khu vực có sách, tài liệu, bố trí ghế ngồi, xích đu, thảm cỏ nhân tạo, dù che nắng, thuận lợi cho việc đọc sách của học sinh, giáo viên vừa thư giản sau những giờ học căng thẳng. Nhà trường và tập thể giáo viên cùng với nhân viên thư viện đã tạo được một thư viện có cảnh quan đẹp, thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên. Đặc biệt cách phục vụ bạn đọc chuyên nghiệp, đầy trách nhiệm, do đó thư viện nhà trường ở tất cả các khu vực và đặc biệt Thư viện xanh, thân thiện đã thu hút được rất nhiều bạn đọc khi thư viện đưa vào hoạt động. Nhà trường đã phân lịch cụ thể cho các khối lớp lịch đọc sách ở thư viện đa năng và thư viện xanh lịch cố định vào chiều thứ 4 cho khối 1, 2 và chiều thứ 6 hàng tuần cho khối 3, 4, 5. Riêng thư viện xanh thân thiện, ngoài trời phục vụ vào tất cả các buổi học sinh đều có thể đến đọc. Ở đây có cô thủ thư, ban công tác thư viện của giáo viên, TPT Đội, nhóm cộng tác viên thư viện của học sinh được bầu từ các khối lớp. Với mạng lưới đa dạng phong phú do đó đã tạo được thuận lợi nhất cho học sinh đến Thư viện đọc sách vui chơi một cách thoải mái, tự nhiện. Với cách phục vụ, tạo cho học sinh tiếp cận tốt với sách báo tài liệu và cách thức tổ chức hoạt động linh động sáng tạo của Thư viện nhà trường đã đem đến niềm vui hứng khởi cho học sinh cũng như cán bộ giáo viên nhà trường sau những giờ giải lao khi đến với Thư viện xanh, thân thiện. Các em đến Thư viện với không gian thoáng mát, cảnh vật đẹp được bày trí tin tế mang tính thẩm mỹ cao, các giá sách được trưng bày ở góc thuận tiện đẹp mắt, nhiều loại sách báo, phù hợp với lứa tuổi của các em. Những truyện nói về lứa tuổi thiếu nhi, những câu chuyện dạy cách làm người, câu chuyện khoa học đưa các em đến những chân trời sáng tạo… Tổ chức có hiệu quả Ngày hội đọc sách Hằng năm cô thủ thư lên kế hoạch tổ chức Ngày hội đọc sách được nhà trường quan tâm chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch kĩ lưỡng, tạo được không khí đọc sách và lan tỏa đến tất cả học sinh toàn trường và đến với phụ huynh học sinh. Ngày hội đọc sách không đơn thuần là ngày chỉ cho học sinh cầm sách để đọc như những ngày bình thường. Ngày hội đọc sách được lên kế hoạch 11
- cụ thể ngày giờ tổ chức, phân công người phụ trách, nội dung, hình thức tổ chức như thế nào cho có hiệu quả, tránh hình thức. Tổ chức cho các em đọc sách với đúng nghĩa là Ngày hội của các em. Để cho các em đề xuất ý kiến từ các khối lớp, tổ chức kể chuyện về Bác Hồ, kể chuyện theo các câu chuyện mà các em được học, được đọc. Tổ chức giao lưu giữa các khối lớp, tạo sân chơi bổ ích lý thú cho các em. Thông qua Ngày hội đọc sách để tuyên truyền cho các em học sinh, các bậc phụ huynh biết ý nghĩa về đọc sách, biết được rằng đọc sách đem đến cho con người nhiều điều thú vị hấp dẫn hơn. Đồng thời qua các hoạt động trong Ngày hội đọc sách sẽ tìm ra được những em có năng khiếu về kể chuyện, đọc truyện, đọc diễn cảm, thuyết trình trước đám đông để phát huy sở trường của mỗi em trong việc giáo dục và giảng dạy. Ngày hội đọc sách là sân chơi có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh vùng cao, bởi đây là cơ hội cho các em được giao lưu học hỏi lẫn nhau về hiểu biết, vận dụng năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của các em. Các em dần yêu thích đọc sách, quý sách báo hơn, xem sách như một món ăn tin thần không thể thiếu giống như trong mỗi bữa ăn mà không có “muối”!. Tổ chức tiết học đọc ở thư viện Trên thời khóa biểu của mỗi khối lớp, mỗi tuần có một tiết đọc thư viện. Tiết học này là tiết học phụ đạo thêm cho tất cả học sinh của mỗi khối lớp, đây là thời gian của mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp tự nguyện tăng thêm cho học sinh với đặc thù là học sinh người dân tộc Vân Kiều. Thời gian của mỗi tiết đọc tương đương với những tiết học khác. Trong tiết đọc thư viện có các hoạt động đọc chính giúp phát triển thói quen đọc sách của học sinh. Những hoạt động đọc không tập trung vào dạy kĩ năng đọc mà mục đích chính của tiết đọc thư viện là hình thành và phát triển thói quen đọc sách. Khi các em có thói quen đọc sách thì kĩ năng đọc sách phát triển; kĩ năng đọc sách phát triển thì học sinh sẽ đọc tốt đồng thời sẽ phát triển về tư duy ngôn ngữ cũng như học tập được nhiều điều bổ ích. Trong mỗi tiết, ngoài hoạt động đọc, các em được tham gia các trò chơi nhẹ nhàng như: viết hoặc vẽ những gì mình thích trong câu chuyện; trao đổi cho nhau nghe về suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhân vật, về câu chuyện đó. Giáo viên có thể trao đổi với các em bằng một số câu hỏi giản đơn có liên quan đến nhân vật cũng như nội dung câu chuyện nhằm hướng tới nhu cầu đọc sách tích cực cho học sinh. Ở tiết học này không biến các câu hỏi thành khai thác sâu nội dung từng câu 12
- chuyện. Sự thân thiện, thoải mái về không gian làm cho các em hào hứng với việc đọc sách, cảm giác mong chờ đến tiết đọc hàng tuần. Từ đó, các em có thói quen mượn sách, sưu tầm sách; ngoài đọc ở lớp, các em đọc ở nhà, ở nội trú học sinh, giảm được việc các em chơi game, chơi trò chơi điện tử hoặc các trò chơi thiếu lành mạnh khác. Cũng từ đó, trình độ đọc của học sinh cũng được nâng lên, tư duy ngôn ngữ phát triển, tăng cường trí nhớ, tâm hồn thêm trong sáng, phong phú hơn. 2.2.4 Giải pháp thứ tư: Triển khai có hiệu quả hoạt động đọc sách ở Thư viện tổ chức Trại đọc Trong gần 2 năm học nhà trường đã thực hiện có hiệu quả theo các văn bản hướng dẫn tổ chức cho học sinh đọc sách theo hình thức tổ chức Trại đọc. Với 8 bước của quy trình Trại đọc, nhà trường chỉ đạo cô thủ thư và chuyên môn bố trí phân thời khóa biểu hợp lý để học sinh có thời gian trong tuần và các buổi có thời gian để đọc sách. Học sinh đến đọc sách dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm cùng “cô thủ thư”, tổ chức cho các em nêu cảm nghĩ của mình qua đọc truyện, viết lại cảm nghĩ của mình qua câu chuyện, hoặc vẽ lại những hình ảnh mà các em thích. Làm những sản phẩm mà các em tâm đắc để mang về. Tổ chức cho học sinh thi kể lại câu chuyện, tổ chức sắm vai theo từng nhân vật… Tổ chức đọc sách theo lớp, nhóm, cặp đôi, các em được chia sẻ ý kiến của mình qua câu chuyện với giáo viên với các bạn. Với sự đa dạng phong phú các hình thức tổ chức hoạt động Trại đọ của Thư viện đã giúp các em học sinh người dân tộc Bru Vân Kiều có nhiều cơ hội tiếp cận tri thức mới của nhân loại và nâng cao kĩ năng sử dụng vốn từ tiếng Việt. Đây thực sự là một môi trường thuận lợi cho các em học sinh của nhà trường có điều kiện nâng cao kĩ năng đọc sách, kĩ năng nói, kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Từ các hoạt động hằng ngày đọc sách, học tập vui chơi với bạn, đã giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn, có kĩ năng sinh hoạt tập thể, các em được hòa mình vào một môi trường học tập bình đẳng, thân thiện, gần gũi với các em. Học sinh của trường ngày một tiến bộ hơn về mọi mặt, các em lĩnh hội được kiến thức và nền văn hóa của các dân tộc anh em và sự phát triển của nhân loại… 13
- 2.2.5. Giải pháp thứ năm: Phối hợp với các Đoàn thể trong nhà trường, hội cha mẹ học sinh, các đơn vị bạn đóng chân trên địa bàn xây dựng văn hóa đọc sách Đây là một giải pháp khó thực hiện đặc biệt với môi trường vùng khó khăn, nhưng với đặc thù này chính là yếu tố nhà trường cần phải phối hợp tốt để xây dựng được văn hóa đọc sách. Nhà trường đã có cơ sở vật chất đảm bảo cho việc đọc sách của học sinh, giáo viên, phụ huynh và các lực lượng khác đóng chân trên địa bàn. Vốn sách báo của nhà trường được quan tâm tăng trưởng hàng năm, bàn ghế, các trang thiết bị đi kèm để tổ chức đọc sách và tạo điều kiện cho mọi người dân, phụ huynh có điều kiện về thời gian vào trường đọc sách. Ngoài nguồn kinh phí của nhà trường thì BGH đã làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo UBND huyện, các ban ngành cấp huyện hỗ trợ kinh phí cho xấy dựng thư viện khang trang, đẹp, đáp ứng tốt cho hoạt động của thư viện. Và đặc biệt nhà trường luôn được sự quan tâm của các cơ quan, Đoàn thể trong tỉnh, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, các cá nhân tổ chức muốn chia sẻ khó khăn cho trường và học sinh nơi đây. Từ kết quả xây dựng thư viện xanh, thân thiện, phong trào đọc sách của CBGV, học sinh trường đã dần đi vào nền nếp, hoạt động có hiệu quả. Học sinh đã dần có thói quen đọc sách, biết lợi ích của việc đọc sách, báo, đọc truyện, thầy cô đã thành công trong việc truyền được lữa, đam mê cho các em đến thư viện đọc sách. Đọc sách ở lớp, ở trường chưa đủ, nhà trường muốn thông qua giải pháp này làm thay đổi nhận thức của phụ huynh khi tham gia vào đọc sách báo cùng con em của mình. Các cơ quan bạn đóng chân trên địa bàn là những tuyên truyền viên gương mẫu trong việc thường xuyên đọc sách báo để làm gương cho nhân dân phụ huynh, học sinh noi theo; đó là lực lượng bộ đội Biên phòng, cán bộ, công nhân Lâm trường, các công ty kinh doanh trên địa bàn… Trường đóng chân trên địa bàn khó khăn, nhưng thuận lợi là đầu tuần phụ huynh đưa đón con đến trường có thời gian vào trường quan tâm đến việc sinh hoạt của con. Cuối tuần phụ huynh đến đón con em mình về nghỉ, nên những thời gian đó phụ huynh, học sinh có điều kiện để tham gia đọc sách báo ở thư viện xanh thân thiện. Phụ huynh đến trường thường xuyên đến thư viện trường để tham quan, quan sát con em mình học tập vui chơi, đọc truyện. Với những 14
- thuận lợi trên, nhà trường đã tổ chức phối hợp chặt chẽ với phụ hunh có con em đi học ở trường có lịch đến thăm con và cùng chia sẻ đọc truyện cùng học sinh. Dần dần tuần này, đến tháng khác với sự tiếp đón chân thành, sự quý trọng của CB GV của nhà trường đối với phụ huynh, tạo mọi điều kiện cho phụ huynh tham gia cùng con em họ. Từ đó phụ huynh học sinh không cảm thấy bất tiện khi được các thầy cô giáo quan tâm tạo điều kiện nữa. Mà giờ đây phụ huynh đã ý thức được việc có thói quen đọc sách, báo là có lợi cho bản thân và đặc biệt tạo được phong trào đọc sách, báo rộng rãi. Phụ huynh đã thực sự là cầu nối cho các em có thêm động lực học tập và có thói quen đọc sách nhằm phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt cho học sinh dân tộc Bru Vân Kiều. Từ giải pháp mưa dầm thấm lâu, nhà trường bước đầu tạo được niềm tin đối với phụ huynh, nhân dân ở địa phương và đã góp phần nhỏ bé của mình vào phong trào đọc sách, dần xây dựng được văn hóa đọc đến với học sinh, phụ huynh của nhà trường. Tạo được tiền đề vững chắc cho nền tảng học tập “suốt đời” có ý nghĩa hơn đối với học sinh, nhân dân trên địa bàn. Từ một giải pháp khó tưởng chừng không thể nhưng giờ đây đã có những tín hiệu mới về văn hóa đọc đến với học sinh phụ huynh của nhà trường. Bằng chứng thể hiện rõ nhất chính là kết quả học tập của các em ngày một tiến bộ và vững chắc. Học sinh giờ đây tự tin hơn, năng động hơn, ngoan hơn, khỏe hơn, học tập tiến bộ hơn, văn minh hơn… Hoạt động thư viện thực sự sôi nổi và tạo ra không khí hào hứng, vui tươi, phấn khởi của cả phụ huynh cũng như CB, GV, NV và học sinh. Số lượt giới thiệu sách của cán bộ thư viện cũng nhiều lên vì số sách mới được tăng lên hằng tuần và phương thức tiếp cận sách thuận lợi. Nhờ áp dụng những giải pháp trên đã tạo được sự ham mê đọc sách trong học sinh. Thư viện trở thành nơi sinh hoạt, giải trí lành mạnh và bổ ích không thể thiếu đối với các em học sinh khi đến trường, là môi trường thân thiện giúp các em học tập, sáng tạo, phát triển tư duy. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng đọc viết nói riêng và chất lượng phân môn tiếng Việt nói chung của học sinh Bru – Vân Kiều của đơn vị. Điều đó thể hiện qua bảng số liệu sau đây: BẢNG 2 Bảng khảo sát chất lượng phân môn Tiếng Việt vào Giữa Học kì 2 15
- năm học: 20192020 Tống số học sinh HTT HT CHT Ghi chú SL % SL % SL % 183 90 49,2 89 48,6 4 2,2 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của các giải pháp Xây dựng được “Thư viện thân thiện nhằm hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc Bru Vân Kiều” đã tạo được sức hấp dẫn, thu hút và kích thích được học sinh đọc sách, tạo ra một không gian đọc, học tập thoải mái và tích cực góp phần gợi mở, gần gũi và thân thiện, đánh thức được sự ham đọc, ham tìm hiểu kiến thức trong sách, báo của đông đảo học sinh, cán bộ, giáo viên và phụ huynh. Học sinh dễ tập trung, cảm nhận thoải mái và tự do hơn khi được đọc sách dưới những gốc cây xanh thoáng mát, những chiếc xích đu, hay những chiếc ghế ngồi xinh xắn, những thảm cỏ xanh xung quanh trường, những tấm xốp mềm mại và đầy màu sắc quyến rũ các em đến đọc sách. Vào những ngày thời tiết không thuận lợi, các em học sinh có thể đọc sách ở các góc trong lớp học, ở thư viện trung tâm, thư viện di động ở các khu vực lẻ. Nhờ vậy mà các công tác giáo dục đạo đức, ý thức chấp hành kỷ luật, chất lượng học cũng được nâng cao một cách rõ rệt. Hiệu quả từ mô hình Thư viện thân thiện có tác dụng thiết thực tạo được môi trường đọc sách lý thú bổ ích đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Tập cho các em có thói quen đọc sách, được tiếp xúc với nhiều loại sách và không bị nhàm chán về chủng loại sách. Học sinh lẫn giáo viên đã hình thành một thói quen, hình thành một văn hóa đọc theo đúng nghĩa. Tạo cho không khí học tập giảm bớt sự căng thẳng, ứng xử, giao tiếp giữa học sinh và học sinh chan hòa hơn, đoàn kết thân ái hơn. Với một môi trường thân thiện gần gũi như thế tất nhiên sẽ không có bạo lực diễn ra. Tạo sân chơi bổ ích, lý thú mang cảm giác nhẹ nhàng, có văn hóa, không bạo lực. Bởi phần lớn các giờ ra chơi các em tiểu học đã giảm đi các trò chơi chạy nhảy, đuổi nhau, rượt bắt, mồ hội nhễ nhại, quần áo xộc xệch khi vào lớp. Mà đã thay thế thành những không gian đọc sách với nhiều tư thế 16
- đọc, nhiều cảm xúc, nhiều ý tưởng hay, ý nghĩa đối với học sinh, giáo viên qua từng trang sách “mở” và những giờ học lý thú bổ ích. Các em đến trường là được tiếp xúc với sách với tri thức của nhân loại, được gần gũi yêu thương, được các thầy cô giáo đang ngày đêm thầm lặng hướng dẫn dìu dắt chỉ bảo cho các em có một văn hóa đọc sách ngay từ nhỏ, ngay từ trên ghế nhà trường. Từ thích đọc sách, đam mê đọc sách đã thực sự hữu ích, tích cực giúp các em trong học tập cũng như chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Phong trào đọc sách của nhà trường đã thực sự được lan tỏa đến mọi người. Qua hiệu quả đạt được tổ chức xây dựng thư viên thân thiện học sinh người Bru Vân Kiều giờ đây các em mạnh dạn, tự tin, năng động hơn, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt chính xác hơn. Học tập tiếp thu và lĩnh hội được kiến thức dễ dàng hơn, các em có cái nhìn và cảm nhân bao dung thân thiện với mọi người hơn. Cái khoảng cách bất đồng ngôn ngữ giờ đây không còn nữa mà chỉ để lại là sự thông hiểu chia sẻ với nhau những gì tốt đẹp nhất đến với các em học sinh nơi đây. 3.2.Những kiến nghị đề xuất: Để hoạt động thư viện nhà trường nói chung và hoạt động “Thư viện thân thiện” nói riêng có hiệu quả, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số vấn đề sau: Sự quan tâm đầu tư đúng mức của nhà trường về kính phí để xây dựng, người phụ trách quản lý, chỉ đạo phải là người chủ động, quan tâm đến phong trào là người khơi nguồn, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm về công tác Thư viện. Cán bộ Thư viện phải có tình yêu nghề, có ý thức, có chuyên môn nghiệp vụ có tính sáng tạo, trách nhiệm cao, biết tham mưu, xây dựng kế hoạch hoạt động chủ động sáng tạo. Với những kết quả đạt được trong 3 năm qua là một sự nỗ lực của đơn vị nhưng so với những đơn vị bạn thì còn những hạn chế nhất định. ̀ ưng suy nghi cua b Trên đây la nh ̃ ̃ ̉ ản thân vê viêc nghiên c ̀ ̣ ứu “Một số giải pháp xây dựng thư viện thân thiện nhằm hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc Bru Vân Kiều”. Tuy vậy do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên chắc chắn không tránh khỏi những 17
- thiếu sót. Rât mong đ ́ ược nhân s ̣ ự giup đ ́ ỡ, gop y bô sung cua cac câp quan ly ́ ́ ̉ ̉ ́ ́ ̉ ́ ̣ ̣ ̉ ể sáng kiến của bản thân hoàn thiện hơn, góp giao duc va đông nghiêp đê đ ́ ̀ ̀ phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của thư viện nói riêng và chất lượng giáo dục đại trà và toàn diện trong thời gian tới. Xin chân thành cảm ơn! 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 218 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 169 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 188 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 175 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 102 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 147 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn