Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp xây dựng thư viện xanh, thân thiện ở trường tiểu học
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là để thực hiện mô hình thư viện xanh, thân thiện ngoài những nghiệp vụ thư viện đã thực hiện trong phòng thư viện như giải pháp cũ đã làm nêu trên, chúng tôi đã mở rộng phạm vi hoạt động của thư viện tại phòng đọc của học sinh, ở từng lớp học và ngoài sân trường, tạo ra hoạt động thư viện phong phú, thuận lợi để giáo viên cũng như học sinh chủ động khám phá, tìm tòi kiến thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp xây dựng thư viện xanh, thân thiện ở trường tiểu học
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số giải pháp xây dựng thư viện xanh, thân thiện ở trường tiểu học A. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Đinh Thị Thuý - Chức danh: Hiệu trưởng - Học vị: Đại học sư phạm - Địa chỉ: Trường Tiểu học Thị trấn Nho Quan - Nho Quan- Ninh Bình - Email: dtthuyttnq@gmail.com - Số điện thoại: 0915 834 845 B. Nội dung sáng kiến Thư viện trường học là một cơ quan truyền thông trong nhà trường có vai trò cung cấp thông tin để giải đáp thắc mắc, thỏa mãn óc tò mò, tìm hiểu của học sinh; là một động lực đóng góp vào việc cải tiến giáo dục trong nhà trường, nhằm mục đích sử dụng các nguồn tài liệu để hỗ trợ cho sự thay đổi cách học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên trong nhà trường. Thư viện trường học là bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường. Với chức năng truyền thông, thư viện trường học có nhiệm vụ thu thập và tích lũy các nguồn tài liệu gồm những tài liệu tham khảo đầy đủ cùng những tài liệu nghe nhìn phản ánh những kiến thức, kinh nghiệm, và sắp xếp thế nào để có thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của học sinh. Thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, để các hoạt động giáo dục trong nhà trường đảm bảo an toàn, thân thiện và hiệu quả thì vai trò của thư viện trong nhà trường là hết sức quan trọng. Thư viện phải làm thế nào để thu hút được nhiều bạn đọc, tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh khi tham gia đọc sách, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và nâng cao chất lượng dạy và học. Song song với hoạt động giáo dục của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì tại trường Tiểu học Thị trấn Nho Quan, mô hình xây dựng thư viện xanh, thân thiện được ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu đó. 1
- Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều thư viện trường học chưa phát huy hết vai trò của mình như cách tổ chức kho sách đóng, mượn- đọc sách tại chỗ, hình thức phục vụ còn cứng nhắc. Cán bộ, giáo viên và học sinh khi tham gia đọc sách còn mất nhiều thời gian cho việc mượn, trả; hoạt động thư viện còn đơn điệu, hiệu quả chưa cao. Để khắc phục những tồn tại phổ biến hiện nay trong các thư viện trường học, đồng thời mong muốn xây dựng mô hình thư viện thân thiện, thư viện xanh thật sự hiệu quả tại trường Tiểu học Thị trấn Nho Quan, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp xây dựng thư viện xanh, thân thiện ở trường tiểu học”. Trong quá trình quản lý, chỉ đạo trường Tiểu học Thị trấn Nho Quan, qua quá trình nghiên cứu, dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài; từ những cách làm cũ đã thực hiện tại trường Tiểu học Thị trấn Nho Quan trong những năm trước đây, tôi đã phân tích những ưu điểm, nhược điểm của cách làm đó và áp dụng một số giải pháp mới để nâng cao chất lượng hoạt động thư viện trong nhà trường, xây dựng thư viện xanh, thân thiện trong trường. Sau đây tôi xin trình bày những giải pháp cũ đã làm và đề xuất những giải pháp mới được áp dụng tại trường Tiểu học Thị trấn Nho Quan trong năm học 2014- 2015. 1. Giải pháp cũ thường làm Trước kia, hoạt động thư viện trong nhà trường chỉ đơn thuần là quản lý kho sách, cho mượn các loại sách báo trên cơ sở hướng dẫn bạn đọc thực hiện nghiêm túc nội quy thư viện; chưa chú ý đến việc tạo nguồn sách báo và tạo thuận lợi cho bạn đọc khi có nhu cầu đọc sách. Cụ thể những giải pháp cũ đã thực hiện trong việc chỉ đạo hoạt động thư viện tại trường Tiểu học Thị trấn Nho Quan như sau: 1.1. Xây dựng nội quy thư viện Chúng tôi đã xây dựng nội quy thư viện như sau: Thư viện là tài sản vô giá của nhà trường. Tất cả thành viên trong nhà trường đều là bạn đọc của thư viện, có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng thư viện. Bạn đọc cần thực hiện đúng các quy định sau: 1. Vào thư viện phải giữ gìn trật tự và giữ vệ sinh chung, tôn trọng người xung quanh. 2. Mỗi lần mượn không quá 4 quyển sách. Thời hạn mượn sách là 1 tuần. Nếu đọc chưa xong bạn đọc phải đến thư viện xin gia hạn. 3. Báo chí, từ điển, sách quý hiếm chỉ được sử dụng tại chỗ. 4. Bạn đọc cần giữ gìn sách báo cẩn thận, không được làm rách, làm bẩn, không vẽ viết vào sách báo, cần tham gia bọc và tu sửa sách thường xuyên. 2
- 5. Bạn đọc làm mất sách phải đền sách mới hoặc đền tiền tương đương với giá trị thực tế. Nếu làm hư hỏng, tùy mức độ phải bồi thường thỏa đáng. 6. Mỗi học kì nhà trường xét duyệt khen thưởng các bạn đọc sử dụng thường xuyên và có nhiều đóng góp cho thư viện. 7. Khi chọn sách phải để sách ngay ngắn gọn gàng, không để sách trên mặt giá, giữ gìn sách cẩn thận. 1.2. Tăng cường nghiệp vụ thư viện - Làm tốt công tác tổ chức kỹ thuật thư viện bao gồm các nội dung sau: + Mua, tập hợp các loại sách báo và tài liệu cần thiết; + Sách, báo, tài liệu mua về tiến hành đăng ký; + Phân loại, mô tả; + Xây dựng hệ thống mục lục; + Đóng dấu, dán nhãn vào sách, ghi ký hiệu; + Xếp sách, kiểm kê bảo quản kho sách; - Tổ chức phục vụ người đọc trong thư viện: + Đọc sách tại chỗ: Trong phòng đọc chuẩn bị hệ thống mục lục, bạn đọc tìm mục lục, chọn sách mượn và đọc tại thư viện. + Cho mượn sách: Giáo viên, học sinh phải đăng ký mượn sách và được phát thẻ do nhà trường cấp. Đối với học sinh có thể mượn theo sổ hoặc theo tổ, theo lớp. Khi đến mượn sách đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà phải xuất trình thẻ và ghi phiếu mượn đúng quy định. 1.3. Đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường bổ sung sách, báo, tài liệu vào thư viện. - Sử dụng kinh phí trong ngân sách Nhà nước cấp để bổ sung cơ sở vật chất thư viện như bàn ghế, tủ sách, máy tính, và các loại bảng biểu phục vụ hoạt động thư viện. - Mua bổ sung các loại sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo vào thư viện trường học. * Ưu điểm của giải pháp cũ - Đã chú ý đến các nguyên tắc trong hoạt động thư viện trường học. Đảm bảo tốt các quy định về nghiệp vụ thư viện. - Làm tốt công tác nghiệp vụ thư viện, quản lý tốt sách, báo, tài liệu tại thư viện; đảm bảo thư viện nhà trường luôn ngăn nắp, gọn gàng. - Những việc làm trong giải pháp cũ đều là những công việc cần thiết và nên làm trong hoạt động thư viện. Những giải pháp đó đã mang lại kết quả nhất định trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. 3
- * Nhược điểm của giải pháp cũ - Những giải pháp cũ mới chỉ là những việc cần làm của thư viện trường học trong hoạt động tại phòng thư viện. Nó là điều kiện cần nhưng chưa phải là điều kiện đủ. Vì để nâng cao chất lượng hoạt động thư viện trường học và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường thì hoạt động của thư viện cần đa dạng và phong phú hơn nữa. - Cán bộ, giáo viên, học sinh khi tham gia hoạt động thư viện chỉ có một cách là lên thư viện trường học vào các giờ hành chính. Như vậy chưa thỏa mãn được nhu cầu đọc của bạn đọc trong nhà trường. - Chưa thuận tiện cho học sinh và giáo viên khi tham gia hoạt động thư viện, nội dung hoạt động chưa phong phú, chưa thu hút được sự chú ý và hứng thú tham gia hoạt động thư viện của học sinh. - Nguồn sách còn hạn chế do chưa huy động được các nguồn ủng hộ sách mà chủ yếu là nguồn ngân sách của nhà trường. 2. Giải pháp mới cải tiến Để thực hiện mô hình thư viện xanh, thân thiện ngoài những nghiệp vụ thư viện đã thực hiện trong phòng thư viện như giải pháp cũ đã làm nêu trên, chúng tôi đã mở rộng phạm vi hoạt động của thư viện tại phòng đọc của học sinh, ở từng lớp học và ngoài sân trường, tạo ra hoạt động thư viện phong phú, thuận lợi để giáo viên cũng như học sinh chủ động khám phá, tìm tòi kiến thức. Cụ thể, chúng tôi đã thực hiện thêm một số giải pháp mới như sau: 2.1 Xây dựng vốn sách, báo Ngoài vốn sách báo đã có trong thư viện nhà trường, vốn sách báo được bổ sung thường xuyên từ ngân sách nhà nước cấp, chúng tôi còn huy động sự ủng hộ sách từ học sinh, cán bộ, giáo viên nhà trường và nhân dân địa phương. Thông qua công tác tuyên truyền, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ mọi nguồn. Đặc biệt là các em học sinh, các em đã mang những cuốn sách mình đã đọc ủng hộ vào thư viện nhà trường, những sách, báo các em ủng hộ được lựa chọn và sắp xếp vào tủ sách thân thiện của mỗi lớp. Tủ sách ấy được các em tự quản sử dụng hằng ngày và bổ sung thường xuyên. Các loại sách huy động ủng hộ được phân ra từng mảng như: sách giáo khoa, sách bài tập, sách bổ trợ nâng cao, sách an toàn giao thông... và các loại truyện như: truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện giáo dục đạo đức, truyện Bác Hồ, truyện khoa học viễn tưởng... 4
- 2.2. Trang bị cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động tại phòng đọc của học sinh Tại phòng đọc của học sinh nhà trường đã chia ra các góc hoạt động như góc đọc sách, góc viết, góc nghê thuật, góc nghe, xem... Mỗi góc đều có biển tên và các tài liệu, đồ dùng phù hợp. Góc đọc: được xếp các loại sách như sách giáo khoa, sách tham khảo, truyện cổ tích, truyện danh nhân, ... Học sinh có cơ hội đọc sách để nâng cao kiến thức, phục vu nhu cầu học tập hoặc tham gia các chương trình của thư viện. Góc nghệ thuật: được sắp xếp các đồ dùng như giấy, bút chì, tẩy, phấn, màu nước, đất nặn, sáp màu, các dụng cụ thêu... Có không gian để trưng bày các sản phẩm do các em tạo ra như tranh vẽ, sản phẩm đất nặn... Góc viết: Các đồ dùng chủ yếu ở đây là giấy, vở viết, bút mức, bút chì, thước kẻ.... Tại góc viết, các em có khả năng thể hiện sự sáng tạo như viết truyện, thơ, thư, nhật ký, những cảm nghĩ về sách. Các em cũng có thể luyện viết hoặc hoàn thành các bài tập viết. Góc nghe nhạc: Ở đây các em có thể nghe các câu chuyện và các loại nhạc. Giáo viên thư viện sẽ giúp đỡ học sinh trong việc thu băng các câu chuyện và các bài hát dân ca, đồng dao... Đồ dùng cần chuẩn bị tại góc nghe là đầu đĩa nhạc, băng kể chuyện, đài catset... Góc xem: Tại góc xem nhà trường đã chuẩn bị máy tính có nối mạng Internet. Tại đây, học sinh có thể tra cứu, lấy thông tin trên mạng hoặc xem các nội dung cần thiết phục vụ cho hoạt động học tập. Các hoạt động của học sinh trong phòng đọc có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên thư viện. Các em tự tìm cho mình vị trí thích hợp và tự lựa chọn tài liệu mà mình cần một cách thuận tiện, tuy nhiên cần nghiêm túc, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các bạn khác tại phòng đọc. 2.3. Trang bị cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện tại các phòng học Tại các lớp học, nhà trường trang bị cho mỗi lớp 1 tủ đựng sách được gọi là tủ sách thân thiện. Giáo viên chủ nhiệm sẽ hướng dẫn và bố trí thêm các góc đọc, góc viết, góc vẽ tại từng lớp. Sách, báo trong tủ sách thân thiện là những sách, báo mà học sinh ủng hộ, các em tự mang đến, tự sắp xếp, tự bảo quản và truyền nhau đọc trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm sẽ giúp đỡ để học sinh sử dụng sách có hiệu quả và bảo quản tốt tủ sách thân thiện của lớp. Hằng tuần, các lớp sẽ liên hệ với lớp bạn để chuyển sách từ lớp nọ sang lớp kia. Như vậy các em luôn luôn có sách mới để đọc, gây hứng thu cho học sinh. 5
- 2.4. Trang bị cơ sở vật chất cho thư viện xanh Để có được không gian thư viện xanh ngoài sân trường vừa đẹp mắt, hấp dẫn vừa tiện dụng, có khu nhà vòm có thể treo các tủ sách thân thiện không phải cất vào sau mỗi ngày; có khu gốc cây râm mát để treo tủ sách lưu động có thể mang ra và thu về mỗi ngày; có các góc thư giãn cho học sinh vui chơi như chơi cờ vua, vẽ tranh, viết văn... Nhà trường đã huy động các nguồn tài trợ ủng hộ và sự vào cuộc tích cực của các bậc cha mẹ học sinh cùng toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường. Các bậc cha mẹ học sinh: Chủ động vào cuộc, cùng nghiên cứu và xây dựng mái vòm làm nơi có thể treo các tủ sách thân thiện mà không sợ mưa nắng Tại các gốc cây, thiết kế vòng tròn để treo tủ sách lưu động có thể mang ra và thu về mỗi ngày. Tại các khu vực có sách, tài liệu, bố trí ghế ngồi thuận lợi cho việc đọc sách và có thể thư giãn trong góc thư giãn... Các thầy cô giáo và các em học sinh: Tất cả cùng vào cuộc để sáng tạo ra những tủ sách đơn giản, dễ tìm, dễ sử dụng mà lại thân thiện với môi trường. Nhà trường đã huy động giáo viên, học sinh sử dụng những chai nhựa, ống nhựa đã qua sử dụng, cùng cắt, sơn, buộc thành những tủ sách rất sáng tạo. Giúp cho học sinh có thể tự lấy sách ra đọc rồi lại tự bỏ sách vào “tủ”. Quá trình này tập thể giáo viên và các em học sinh đã tranh thủ những thời gian trống và làm trong nhiều ngày với tinh thần tích cực, tự giác và hết sức hào hứng. 2.5. Tổ chức hoạt động trong thư viện xanh Khi đã xây dựng được cơ sở vật chất cho thư viện xanh thì việc tổ chức hoạt động thư viện ngoài trời cũng là cả một vấn đề cần lưu ý. Thư viện xanh đòi hỏi phải có sự tổ chức tốt để có thể quản lý được lượng sách báo ngoài thư viện xanh mà ai cũng có thể lấy được đồng thời sử dụng có hiệu quả. Ngoài hoạt động của giáo viên thư viện, chúng tôi đã huy động sự vào cuộc của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của nhà trường. Cụ thể: Giáo viên thư viện: phân loại từng khu vực để sách cho dễ sử dụng, trực tiếp xuất sách và để vào những vị trí sách đã quy định, kiểm soát sách hằng ngày và thay sách hằng tuần để học sinh luôn luôn có sách mới để đọc. Tổng phụ trách Đội: Phân công học sinh trong Đội tuyên truyền măng non phụ trách từng khu vực sách. Hằng ngày Đội tuyên truyền măng non có trách nhiệm hướng dẫn các bạn đọc sách và bảo quản sách; mang sách ra và thu về sau mỗi ngày (đối với sách ở khu vực không có mái che). Tất cả bạn đọc: Có thể đọc sách ở bất cứ lúc nào ngoài giờ lên lớp, tự lựa chọn loại sách mà mình yêu thích, đọc sách xong cẩn cất sách vào đúng nơi quy định, không tự chuyển sách sai khu vực quy định, tránh làm rách sách, cần tự giác giữ gìn sách. 6
- * Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp - Giải pháp mới đã khắc phục được những tồn tại mà giải pháp cũ chưa làm được. - Đáp ứng được hướng tiếp cận lấy quyền trẻ em làm nền tảng cho mọi hoạt động. Học sinh được tham gia vào tất cả các bước xây dựng thư viện xanh, thân thiện tại trường, từ khâu lập kế hoạch đến khâu giám sát và đánh giá. - Thực hiện thư viện xanh, thân thiện hỗ trợ đắc lực cho việc dạy và học. Với các góc hoạt động mở, đa dạng về hình thức, với không gian thư viện xanh thân thiện là nơi tạo điều kiện thuận tiện nhất cho học sinh cũng như giáo viên chủ động khám phá và tìm tòi kiến thức. - Đến với thư viện xanh, thân thiện học sinh có thể tự do lựa chọn các hoạt động, các cuốn sách yêu thích và tìm kiếm những thông tin bổ trợ cho các bài học trên lớp hoặc các em tham gia vào các hoạt động khác như đọc, viết, nghe nhạc, làm thơ... Các hoạt động đó làm nền tảng cho sự sáng tạo của học sinh, đồng thời làm cơ sở cho giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học mới. - Thư viện xanh là nơi giáo viên, học sinh có thể đọc sách ở bất cứ thời gian nào, kể cả thời gian ngoài giờ hành chính. Các em có thể đọc sách trong thời gian chờ bố mẹ đón về cuối mỗi buổi học hoặc có thể viết, vẽ... những ý tưởng sáng tạo dưới bóng cây râm mát. - Thư viện xanh, thân thiện có khả năng thúc đẩy sự phát triển đồng đều của tất cả các kỹ năng. Thông qua các góc hoạt động, các em có cơ hội để phát triển toàn diện. Các kỹ năng nhận thức có thể phát triển thông qua việc đọc sách và các trò chơi mang tính giáo dục. Kỹ năng vận động có thể được trau dồi thông qua các hoạt động thêu thùa, nặn đất... - Một ưu điểm nổi bật của thư viện xanh, thân thiện là sự tham gia tích cực, chủ động của học sinh, giáo viên, ban giám hiệu, cha mẹ học sinh và các thành viên trong cộng đồng. Học sinh có trách nhiệm hơn khi các em được tham gia vào các khâu thiết lập và quản lý thư viện. Sự tham gia của các em vào việc bài trí, quản lý và tổ chức thư viện... nhằm đảm bảo vai trò làm chủ của các em. Sự tham gia của các đối tượng có liên quan nhằm huy động nguồn lực tổng hợp để xây dựng thành công và đảm bảo sự phát triển bền vững của thư viện trường học xanh, thân thiện. * Một số hình ảnh về việc xây dựng và hoạt động trong thư viện xanh, thân thiện tại trường Tiểu học Thị trấn Nho Quan. (Có phụ lục kèm theo) 7
- III. Hiệu quả của sáng kiến Trong thời gian thử nghiệm, áp dụng các giải pháp nêu trên, chúng tôi đã thu được kết quả rất tốt trong hoạt động thư viện và góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. cụ thể: * Huy động nguồn sách: Từ công tác tuyên truyền, chúng tôi đã huy động được nguồn sách rất đáng kể vào thư viện nhà trường, phục vụ cho hoạt động của thư viện xanh, thân thiện: Tổng số Chia ra sách đã huy TS sách TS sách Ủng hộ STT Chủng loại sách động ủng hộ HS ủng hộ CBGV khác thư viện (cuốn) ủng hộ (cuốn) xanh, thân (cuốn) thiện 1 Sách giáo khoa 155 128 27 2 Sách tham khảo - Báo, tạp chí 1258 1069 152 37 - Truyện 746 491 80 175 - Sách BD nâng cao 63 63 Cộng 2222 1751 259 212 * Cơ sở vật chất huy động xây dựng thư viện xanh, thân thiện năm học 2014- 2015: STT Nội dung Đơn vị ủng hộ Thành tiền 1 Mái, cổng…Thư viện xanh Hội cha mẹ học sinh 40 000 000 đ 2 Ghế đá CB, GV, Hội CMHS 24 000 000 đ 3 Khẩu hiệu trang trí Hội CMHS 12 000 000 đ 4 Vỏ chai, ống nhựa… CB, GV, Học sinh 5 000 000 đ 5 Ngày công lao động CB, GV, HS, phụ huynh 10 000 000 đ Cộng 91 000 000 đ * Hoạt động thư viện Từ mô hình hoạt động thư viện mở rộng và thân thiện, thư viện nhà trường đã thu hút được 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường tham gia hằng ngày. Hoạt động thư viện thực sự sôi nổi và tạo ra không khí hào hứng, vui tươi, phấn khởi của cả phụ huynh cũng như CB, GV, NV và học sinh. 8
- Số lượt giới thiệu sách của cán bộ thư viện cũng nhiều lên vì số sách mới được tăng lên hằng tuần và phương thức tiếp cận sách thuận lợi. Các hoạt động vui chơi, thư giãn được học sinh hưởng ứng nhiệt tình, vì thế đã có nhiều cuộc thi các em tham gia đạt hiệu quả tốt như: Thi viết về thầy cô và mái trường, thi vẽ tranh ATGT , thi “Ý tưởng trẻ thơ”; thi làm thơ, báo tường, Tiếng hát sơn ca… Hoạt động của thư viện đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. * Kết quả đạt được về chất lượng học sinh - Học sinh hoàn thành nội dung các môn học và các hoạt động giáo dục trong học kỳ 1: 100% - Học sinh được khen thưởng trong học kỳ 1: 475/582 HS = 81.6% - Học sinh đoạt giải trong các cuộc thi qua Internet cấp trường: 112 em - Học sinh đoạt giải trong các cuộc thi qua Internet cấp huyện: 75 em - Học sinh đoạt giải trong các cuộc thi qua Internet cấp tỉnh: 24 em IV. Điều kiện và khả năng áp dụng Muốn xây dựng thành công thư viện xanh, thân thiện ở trường tiểu học và sử dụng có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, trước tiên cần hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của thư viện trong trường học, ý nghĩa của việc sử dụng thư viện thân thiện, thư viện xanh trong nhà trường. - Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, các bậc cha mẹ học sinh, lãnh đạo địa phương và nhân dân trong toàn địa bàn về việc xây dựng thư viện thân thiện, thư viện xanh. - Huy động các nguồn lực ủng hộ (cả về nhân lực, tài lực, vật lực) cho việc xây dựng thư viện thân thiện, thư viện xanh. - Tổ chức hoạt động trong thư viện thân thiện, thư viện xanh thật sự khoa học và hiệu quả, vừa tạo ra không khí hào hứng, phấn khởi trong học sinh khi sử dụng thư viện nhà trường, vừa tạo ra nếp sống văn hóa, việc tự quản và tinh thần trách nhiệm khi sử dụng của công một cách hoàn toàn tự giác. - Áp dụng hiệu quả thu được từ việc tham gia hoạt động trong thư viện nhà trường vào học tập và hoạt động ngoài giờ lên lớp như tổ chức các cuộc thi viết, vẽ, kể chuyện, hát, trò chơi giải trí… - Chú ý tới việc tuyên dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và sử dụng thư viện thân thiện, thư viện xanh trong nhà trường. Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài trên tại trường mình, tôi nhận thấy rằng đề tài mà tôi nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đổi mới hoạt 9
- động thư viện trong trường học và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường Tiểu học Thị trấn Nho Quan. Tôi nghĩ rằng, những giải pháp trên có thể áp dụng trong tất cả các trường tiểu học của huyện Nho Quan cũng như các trường tiểu học khác trong cả nước. Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn, giúp tôi có thêm bài học kinh nghiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao./. Thị trấn Nho Quan, ngày 15 tháng 4 năm 2015 KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Đinh Thị Thúy 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 440 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 221 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 170 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 192 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 176 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 25 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 103 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 148 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn