Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm trong công tác quản lí học sinh bán trú tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Sín Chải
lượt xem 4
download
Sáng kiến với mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động bán trú, đảm bảo tốt các điều kiện về ăn, ở, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe và an toàn tuyệt đối cho học sinh, tạo môi trường học tập, ăn ngủ, vui chơi an toàn, lành mạnh cho học sinh bán trú, từ đó có thể tạo niềm hứng khởi đến trường cho học sinh tạo niềm tin lâu dài trong phụ huynh. Để mỗi ngày tới trường của các em sẽ thực sự là “một ngày vui – khỏe – bổ ích.”
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm trong công tác quản lí học sinh bán trú tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Sín Chải
- PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO TỦA CHÙA TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC SÍN CHẢI MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÍ HỌC SINH BÁN TRÚ TẠI TRƯỜNG PTDTBT TH SÍN CHẢI Người thực hiện: …………………… Địa chỉ: Trường PTDTBT TH Sín Chải Sáng kiến gồm có: Đơn đề nghị công nhận sáng kiến Báo cáo tóm tắt nội dung và hiệu quả sáng kiến Nội sung sáng kiế 1
- Sín Chải, ngày 10 tháng 04 năm 2019 PHỤ LỤC Mục Nội dung Trang Phần I MỞ ĐẦU 4 A Lý do chọn sáng kiến 4 I Cơ sở lý luận 4 II Cơ sở thực tiễn 4 B Giới hạn sáng kiến 5 Phần II NỘI DUNG 5 I Thực trạng vấn đề 5 a Thuận lợi 5 b Khó khăn 6 c Hạn chế 6 d Những yêu cầu đặt ra 6 e Những yêu cầu đặt được 6 II Những giải pháp thực hiện 7 III Những kết quả đạt được 19 Phân III KẾT LUẬN 22 Phần IV DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 2
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Cụm từ đầy đủ Kí hiệu và chữ cái viết tắt 1 Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học PTDTBT TH 2 Giáo dục và đào tạo GD$ĐT 3 Hội đồng nhân dân HĐND 4 Ủy ban nhân dân UBND 5 Cán bộ giáo viên, nhân viên CBGV, NV 6 Giáo viên – nhân viên GV – NV 7 Nhân viên cấp dưỡng NVCD 8 Giáo viên phụ trách GVPT 9 Tai nạn thương tích TNTT 10 Hoạt động ngoài giừ lên lớp HĐNGLL 11 Vệ sinh an toàn thực phẩm VSATTP 12 Tổng phụ trách đội TPTĐ 3
- Phần I MỞ ĐẦU A. Lý do chọn sáng kiến 1. Cơ sở lý luận Hiện nay, công tác bán trú trường học đã và đang được xã hội quan tâm. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo phụ huynh học sinh, góp phần thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Đặc biệt, góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đối với những xã vùng cao điều kiện vô cùng khó khăn, học sinh phải tới trường tới lớp hơn chục cây số theo tuyến đường chính hay phải băng qua những cánh rừng đường đi bằng đất, những đồi núi hiểm trở, theo tuyến đường tắt thì quả thực mô hình trường bán trú như một ngôi nhà vững chắc che chắn cho các em ăn, ngủ và hơn hết là tạo niềm yêu thích và sự yên tâm tới trường của các em. Như những ngôi trường khác trong huyện, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Sín Chải là một trong những trường tiểu học nơi có 99,7% các em học sinh dân tộc Mông sinh sống và học tập. Là một trường tiểu học thuộc huyện miền núi khó khăn đã được Đảng và nhà nước quan tâm nên mô hình bán trú sớm và tổ chức thực hiện có hiệu quả ngay từ những ngày mới được thành lập, được ngành giáo dục huyện Tủa thường xuyên quan tâm, phụ huynh đồng tình ủng hộ. Nhu cầu gửi con bán trú của phụ huynh ngày càng tăng. Tỉ lệ học sinh tham gia học bán trú năm sau tăng so với năm trước. 2. Cơ sở thực tiễn 4
- Năm học 20182019, với 15/24 lớp bán trú, tổng cộng 415 học sinh chiếm tỉ lệ 64,64% so với học sinh toàn trường. Mặt khác, tình hình giá cả thị trường có nhiều biến động do ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh. Chính vì vậy, để công tác bán trú của nhà trường ngày càng phát triển một cách bền vững. Tôi thiết nghĩ, việc tổ chức và quản lý bán trú vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng mọi hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh tại truờng. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng và chất lượng của nghành giáo dục Tủa Chùa nói chung. Trong năm học này, tôi là người trực tiếp chỉ đạo và quản lí công tác bán trú một công tác được quan tâm thứ hai trong nhà trường. Với những kinh nghiệm tích lũy được trong những năm tham gia giảng dạy các lớp bán trú và sự tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi của bản thân, sự động viên khích lệ của BGH và anh chị, em đồng nghiệp trong trường, tôi chọn đề tài "Một số kinh nghiệm trong công tác quản lí học sinh bán trú tại trường PTDTBT Tiểu học Sín Chải” với mong muốn nâng cao chất lượng hoạt động bán trú, đảm bảo tốt các điều kiện về ăn, ở, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe và an toàn tuyệt đối cho học sinh, tạo môi trường học tập, ăn ngủ, vui chơi an toàn, lành mạnh cho học sinh bán trú, từ đó có thể tạo niềm hứng khởi đến trường cho học sinh tạo niềm tin lâu dài trong phụ huynh. Để mỗi ngày tới trường của các em sẽ thực sự là “một ngày vui – khỏe – bổ ích.” B. Giới hạn sáng kiến * Đối tượng nghiên cứu: Một số kinh nghiệm trong công tác quản lí học sinh bán trú tại trường PTDTBT Tiểu học Sín Chải * Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 06/9/2018 đến ngày 28/4/2019. * Phạm vi nghiên cứu: Trường PTDTBT Tiểu học Sín Chải – Huyên Tủa Chùa – Tỉnh Đện Biên. * Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. Các tài liệu nghành học tiểu học. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp, quan sát đàm thoại, kiểm tra, đánh giá. Phần II NỘI DUNG I. Thực trạng vấn đề. 5
- 1. Thuận lợi: Có được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng GD& ĐT huyện, Đảng uỷ, chính quyền địa phương tới sự nghiệp giáo dục trên địa bàn xã nhà, nhân dân có tinh thần hiếu học, ban giam hiêu rât quan tâm đên công tac qu ́ ̣ ́ ́ ́ ản lí học ́ ập thể giáo viên ở trẻ, đoàn kết, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. sinh ban tru, t ́ Được sự đồng thuận của Đảng uỷ, HĐND, UBND và các ban ngành của xã và nhân dân trên địa bàn về công tác tổ chức bán trú cho học sinh con gia đình hộ nghèo, xóm ở xa trường và những xóm giao thông đi lại khó khăn… + Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Trường có một đội ngũ trẻ, năng động, nhiệt tình và đảm bảo chuẩn về trình độ đào tạo của bậc học, đáp ứng được yêu cầu công việc. Tổng số CBGV, NV là 39 đ/c; Trong đó: Quản lý 02 đ/c; Giáo viên 32đ/c; Nhân viên 05đ/c. + Về học sinh: Đa số các em học sinh ngoan, đã xác định được động cơ trong học tập, có ý trí vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn. + Về cơ sở vật chất trường lớp. Trường có đủ lớp học, bàn ghế và các trang thiết bị dạy học tối thiểu. Có các điều kiện tối thiểu để tổ chức hoạt động bán trú như: nhà ở b án trú, nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà ăn, đảm bảo đủ nguồn nước hợp vệ sinh, đủ cung cấp cho học sinh bán trú… Trường đang được đầu tư xây dựng mới theo hướng chuẩn Quốc gia về cơ sở vật chất đáp ứng tổ chức hoạt động bán trú 2. Khó khăn: Địa bàn rộng nhưng dân cư thưa thớt, có nhiêù thôn ban ̉ cach ́ xa trương. H ̀ ọc sinh đa số là con em dân tộc thiểu số sống ở vùng khó. Phụ huynh còn ỷ lại, trông chờ vào sự ưu tiên của Nhà nước. ́ ̣ ̣ Sô hoc sinh co nhu câu ban tru ngay môt tăng nên công tác qu ́ ̀ ́ ́ ̀ ản lí học sinh bán trú tại trường gặp không ít khó khăn Diện tích, khuôn viên trường chật hẹp, không có sân chơi, bãi tập để tổ chức các hoạt động bán trú… Việc quản lí học sinh ngủ, nghỉ buổi trưa, buổi tối rất phức tạp. Do khu ký túc nhà trường nằm ở hai khu nên người quản lí phải thường xuyên túc trực. 6
- Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình còn phó mặc cho nhà trường đặc biệt là lấy vợ, lấy chồng cho con sớm. Giá cả thị trường không ổn định, các mặt hàng lương thực, thực phẩm đắt đỏ; Với những điều kiện thuận lợi và khó khăn như trên thì công tác tổ chức, quản lý các hoạt động bán trú như thế nào?. Để có hiệu quả là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách của nhà trường, của các đầu mối tổ chức, của các cấp chính quyền địa phương và các ban ngành có liên quan … c. Hạn chế: Giải pháp này còn bị hạn chế bởi các em học sinh đều là dân tộc thiểu số, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc ăn ở bán trú vì ở nhà hầu như nhiều phụ huynh không có chút kiến thức về giáo dục cho các cháu, nên rất khó khăn cho việc tạo thói quen khi các em ở bán trú. Trong khi công việc này lại đòi hỏi nhiều công sức, sự kiên trì và tâm huyết của tất cả CBGV, NV toàn trường. d. Những yêu cầu cần đặt ra: Yêu cầu đặt ra đối với giải pháp là cần tìm hiểu rõ những nguyên nhân học sinh chưa chăm ngoan, nghe lời, chưa sạch sẽ, hoạt động bán trú chưa đạt hiệu quả, phụ huynh học sinh chưa tin tưởng để gửi con ở nội trú... Giáo chưa nhiệt huyết với công việc, và tìm ra những giải pháp tốt nhất để giải quyết những vấn đề đó. e. Những yêu cầu cần đạt được: Nâng cao chất lượng hoạt động bán trú, đảm bảo tốt các điều kiện về ăn, ở, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe và an toàn tuyệt đối cho học sinh, tạo môi trường học tập, ăn ngủ, vui chơi an toàn, lành mạnh cho học sinh bán trú, từ đó có thể tạo niềm hứng khởi đến trường cho học sinh tạo niềm tin lâu dài trong phụ huynh. Để mỗi ngày tới trường của các em sẽ thực sự là “một ngày vui khỏe –bổ ích.” II. Những giải pháp thực hiện Cần có sự chỉ đạo và quản lí thống nhất các hoạt động trong trường bán trú. Với những thành quả ban đầu mô hình bán trú ở vùng cao đã không ngừng thu hút được sự tin tưởng từ phía các bậc phụ huynh đề việc gửi con tới trường ngày càng tăng. Thể hiện cụ thể qua số lượng học sinh tới trường của năm học này tăng nhiều hơn so với năm học trước. Tuy nhiên, việc triển khai công tác bàn trú cũng gặp không ít những khó khăn bất cập như: khu bếp nấu chưa được thiết kế theo hình thức bếp một chiêu, phòng ngủ, nghỉ của học sinh còn chật chội, nguồn nước sinh hoạt chưa được đảm bảo. Noài ra lợi thế của mô hình này cũng đang được khai thác triệt để nhằm nâng cao chất lượng 7
- Giáo dục văn hóa, Giáo dục nhân cách, Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Trong khi chờ Bộ GD&ĐT, Sở GD & Đt có ý kiến chỉ đạo và ban hành quy chế hoạt động cho mô hình trên nhà trường đã tư vấn cho ủy ban nhân dân xã, Phòng GD&ĐT huyện và Uỷ ban nhân dân huyện Tủa Chùa có một số chỉ thị và biện pháp về “ Tăng cường công tác quản lí và điều hành nhà trường có học sinh bán trú. Ban giám hiệu nhà trường đã có định hướng thống nhất và đã ra cách tổ chức quản lí mô hình trên ở trường PTDTBT TH Sín Chải cũng như các ngôi trường bán trú trong toàn huyện. Cụ thể việc học sinh làm gì, giáo viên có trách nhiệm thế nào, điều kiện cơ sở vật chất ra sao và cũng kiến nghị với cơ quan cấp trên. Trong những năm học của Ban giám hiệu nhà trường đã nhận thức được sự cần thiết của việc quản lí học sinh ở bán trú và từ đó giáo dục nhận thức tư tưởng cho cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường hiểu và thực hiện nghiêm túc. 1. Tổ chức các hoạt động quản lí học sinh bán trú muốn đạt hiệu quả giáo dục nhất định, nhất thiết phải tuân theo một quy trình cụ thể cho từng bước thực hiện. Trong những năm học qua nhà trường đã sử dụng biện pháp chỉ đạo sau đây: 1.1.Xây dựng kế hoạch chương trình hoạt động quản lí bán trú trong cả năm học, kế hoạch từng tháng phù hợp với điều kiện nhà trường: Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động, thiết kế về nội dung và cách thức quản lí, hình thức hoạt động phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương và các chủ đề trong năm học... 1.2. Kiểm tra giám sát, đánh giá nhận xét các hoạt động, tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động trong từng tháng: Ban giám hiệu phân công cụ thể các lực lượng tham gia, kiểm tra theo dõi từng bộ phận, đánh giá nhận xét rút kinh nghiệm cho từng bộ phận trong quá trình tổ chức các hoạt động. 1.3 Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng hoạt động của các học sinh ở bán trú: Đoàn thanh niên, công đoàn cùng các ban nghành đoàn thể khác trong xã... Qúa trình chỉ đạo quản lí chúng tôi nhận thấy có những ưu nhược điểm sau đây: Ưu điểm: Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng được kế hoạch tổng thể cho cả năm học, xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng tháng để dễ quản lí hoạt động. Nhà trường đã duy trì đều đặn các hoạt động theo từng tháng với các nội dung sinh hoạt phong phú khoa học đi vào nề nếp. Phát huy được năng lực của giáo viên và học sinh bán trú, huy động được các lực lượng giáo dục tham gia vào các hoạt động. 8
- Đánh giá được kết quả học tập của giáo viên và học sinh bán trú, hàng năm lấy đó làm tiêu chí đánh giá thi đua. Nhược điểm: Kế hoạch được xây dựng theo từng tháng với các chủ điểm đôi khi còn dập khuôn, máy móc, thiếu sự sáng tạo. Chưa phối hợp chặt chẽ được với các ban ngành của địa phương. 2. Một số biện pháp sẽ thực hiện trong giai đoạn tới. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về chỉ đạo, quản lí học sinh bán trú, từ những kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ đạo trong thời gian qua, để nang cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo quản lí học sinh bán trú chúng tôi đề xuất một số biện pháp chỉ đạo quản lí như sau: Biện pháp 1: Xây dựng một chương trình hoạt động phù hợp đặc điểm tình hình của nhà trường, của địa phương, phù hợp với nhiệm vụ năm học. Ban giám hiệu phải bám sát nhiệm vụ năm học, chương trình công tác Đội và phong trào Đội thiếu niên của Hội đồng Đội để Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch nội dung chương trình hoạt động quản lí thật cụ thể từng năm, từng tháng, từng chủ đề của nhà trường phát động, của địa phương phù hợp với nhiệm vụ năm học. Biện pháp 2: Tổ chức, điều hành, kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả hoạt động quản lí học sinh bán trú. 2.1. Đối với việc tổ chức chỉ đạo, kiểm tra thực hiện hoạt động quản lí. Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng được phân công phụ trách hoạt động quản lí có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo các hoạt động quản lí mô hình bán trú dân nuôi. Kiểm tra giám sát mọi hoạt động. Cụ thể là hiệu trưởng chỉ đạo, kiểm tra giám sát ban quản lí nội trú, giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách thực thi kế hoạch họat động quản lí, đánh giá kết quả hoạt động theo từng tháng. 2.2 Đối với việc trực bán trú và các nhiệm vụ khi trực bán trú Để việc thực hiện công tác bán trú có hiệu quả, tôi thiết nghĩ phải có kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể thì mới theo dõi nắm bắt hết được. Tôi phân công thực hiện công việc như sau: +. Phân công GVPT và nhân viên viên cấp dưỡng tham gia phục vụ ở các ngày trong tuần cụ thể như sau: Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm 9
- Nguyễn Đình Thư Nguyễn Thị Lò Văn Ứng Vừ A Tùng (Tổ trưởng) Nguyệt (Tổ trưởng) (Tổ trưởng) (Tổ trưởng) Giàng Thị Dế Sình Thị Xi Lò Văn Lé Chang A Mềnh Lò Văn Cương Tòng Thị Chinh Lê Thị Nhung Nguyễn Cao Niêm Ly A Súa Nguyễn Đình Nguyễn Đình Đỗ Quốc Thắng Thư Thư Cam Thị Loan Thứ sáu Chủ nhật Ghi chú Điêu Chính Viện Mùa A Sử (Tổ trưởng) (Tổ trưởng) Quàng Văn Hải Lò Thị Tằm Lò Văn Luân Mùa A Chờ Phạm Thị Hiền Phạm Ngọc Nam +. Phân công nhiệm vụ : * Trực lãnh đạo : Thầy Quàng Văn Tin: Hiệu trưởng: Chủ nhật, thứ 2 Thầy Nguyễn Quốc Tuấn: Phó Hiệu trưởng: Thứ 3, 4, 5 * GV NV tham gia trực cùng với lãnh đạo: Thầy Nguyễn Đình Thư Tổng phụ trách đội: Thứ 2, 3, 4 Ông Giàng A Nhè nhân viên Y tế học đường: Thứ 3, 5, chiều chủ nhật * Trực bảo vệ: Mùa A Sào * Phục vụ nước: Cô Chinh, Cô Xi * Bộ phận y tế: Tham gia lên thực đơn, thực hiện lưu mẫu thức ăn đảm bảo theo quy định. Kiểm tra vệ sinh thực phẩm, chất dinh dưỡng, theo dõi sức khoẻ học sinh. Tham gia kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác bán trú. 10
- * Tổ trưởng: Nguyễn Quốc Tuấn: Theo dõi các nhóm thực hiện các công việc sơ chế, chế biến, phân chia, vận chuyển thức ăn; làm công tác vệ sinh khu bếp, các phòng học theo phân công. + Nhiệm vụ trực: * Ban lãnh đạo: Theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của NVCD từ khâu tiếp nhận thực phẩm đến khâu sơ chế, chế biến thực phẩm; tổ chức bữa ăn cho HS,… Theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của CBGV , NV phục vụ trực sáng, trưa, trực tối. Theo dõi việc thực hiện nề nếp ăn, nghỉ, ngủ từ 10giờ 40 đến 21giờ Giải quyết mọi việc xảy ra trong ngày trực. Tổng hợp, nhận xét cụ thể vào sổ kiểm tra giám sát công tác bán trú, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời vào các giờ giao ban cuối tuần. 2.3. Đối với CBGV, NV trực trưa bán trú: GV, NV trực trưa tổ chức bữa ăn cho HS đảm bảo khẩu phần mỗi em, nhắc nhở, động viên HS ăn hết khẩu phần, ngồi ăn trong lớp trong nhà ăn; Đặc biệt chú ý đến những em ăn chậm những em tăng cân nhanh dễ dẫn đến béo phì; hình thành thói quen rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn. Hướng dẫn HS làm tốt một số việc như: chuyển thức ăn, lau bàn, vệ sinh giường ngủ, xếp chăn, gối ngăn nắp trên giường, vệ sinh cá nhân sau giờ ngủ… GV, NV trực phải ăn cơm, nghỉ ngơi tại khu nội trú của trường trong ca trực. Buổi trưa sau khi ăn xong, GV, NV tổ chức cho HS nghỉ ngơi khoa học: đọc sách, báo, xem chương trình dành cho thiếu nhi tại phòng ti vi của trường. GV quán xuyến HS không cho các em chơi các trò chơi nguy hiểm, không chạy ngoài mưa; ngoài nắng, không xem những băng đĩa có nội dung không lành mạnh. GV, NV bàn giao giữa hai ca trực phải đúng giờ qui định (vào buổi sáng hôm sau cho người, ngày kế tiếp) Khi có học sinh ốm đau đột xuất GVPT và NVCD trực phải báo ngay với lãnh đạo nhà trường, liên hệ với gia đình, y tế nhà trường, trạm xá, bệnh viện để sơ cấp cứu kịp thời. GV dạy tiết cuối khi ra về phải kiểm tra học sinh, ph ải đóng cửa, tắt điện, quạt. Các lớp có NVCD làm vệ sinh sau giờ tan trường phải đóng cửa, tắt quạt, điện trong phòng. 2.4. Đối với nhân viên bảo vệ : 11
- Thực hiện mở cổng, các phòng học (5h30), khóa các phòng học (17h10) đóng cổng (19h), đánh trống giờ nghỉ, ngủ (21 giờ),… đúng quy định, theo dõi người lạ mặt vào trường; bảo vệ tài sản nhà trường, không để xảy ra mất mát. Phân công công việc hằng ngày đối các tổ nhóm trực như sau TUẦN THỨ: ................. Thời Nhóm Nhóm Nhóm gian ……………………. ……………………….. ……………………… Đánh trống báo Đánh trống báo học Đánh trống báo học 5h30’ học sinh thức dậy, sinh thức dậy,làm vệ sinh thức dậy, làm vệ làm vệ sinh cá nhân sinh cá nhân sáng, ăn sinh cá nhân sáng, ăn 6h00 sáng, ăn sáng sáng sáng 6h15’ – VS lớp học, chăm VS lớp học, chăm VS lớp học, chăm 6h45’ sóc vườn trường, sóc vườn trường, bồn sóc vườn trường, bồn hoa (theo lớp hoa (theo lớp được bồn hoa (theo lớp được phân công). phân công). được phân công). 6h45’ – Giáo viên quản lí Giáo viên quản lí học Giáo viên quản lí 9h học sinh và thực sinh và thực hiện học sinh và thực hiện hiện giảng dạy giảng dạy theo kế giảng dạy theo kế theo kế hoạch. Tổ hoạch. Tổ hành chính hoạch. Tổ hành chính hành chính thực thực hiện nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ. hiện nhiệm vụ 9h – Quản lí, tổ chức Quản lí, tổ chức cho Quản lí, tổ chức 9h 25h cho học sinh các học sinh các hoạt cho học sinh các hoạt hoạt động vui chơi, động vui chơi, ca mua động vui chơi, ca ca mua hát tập thể. hát tập thể. mua hát tập thể. 9h25 – Giáo viên quản lí Giáo viên quản lí học Giáo viên quản lí 10h30’ học sinh và thực sinh và thực hiện học sinh và thực hiện hiện giảng dạy giảng dạy theo kế giảng dạy theo kế theo kế hoạch. Tổ hoạch. Tổ hành chính hoạch. Tổ hành chính hành chính thực thực hiện nhiệm vụ. thực hiện nhiệm vụ . hiện nhiệm vụ. 11h – Phục vụ học sinh Phục vụ học sinh ăn Phục vụ học sinh ăn 11h30’ ăn tại nhà ăn tại nhà ăn tại nhà ăn 12
- 11h30’ – Ăn trưa – nghỉ Ăn trưa – nghỉ trưa – Ăn trưa – nghỉ trưa 13h trưa – trực buổi trực buổi trưa – trực buổi trưa trưa 13h30 – Báo thức học sinh Báo thức học sinh vệ Báo thức học sinh 14 h vệ sinh cá nhân, sinh cá nhân, phòng ở vệ sinh cá nhân, phòng ở lớp học. lớp học. phòng ở lớp học. 14 h – Giáo viên quản lí Giáo viên quản lí học Giáo viên quản lí 16h30’ học sinh và thực sinh và thực hiện học sinh và thực hiện hiện giảng dạy giảng dạy theo kế giảng dạy theo kế theo kế hoạch. Tổ hoạch. Tổ hành chính hoạch. Tổ hành chính hành chính thực thực hiện nhiệm vụ. thực hiện nhiệm vụ. hiện nhiệm vụ. 16h’ Vui chơi các trò Vui chơi các trò chơi Vui chơi các trò chơi dân gian, tăng dân gian, tăng gia làm chơi dân gian, tăng gia làm vườn rau, vườn rau, chăm sóc gia làm vườn rau, 17h10’ chăm sóc vườn vườn trường, bồn hoa. chăm sóc vườn trường, bồn hoa. trường, bồn hoa. 17h10’ Học sinh vệ sinh Học sinh vệ sinh cá Học sinh vệ sinh cá cá nhân. Nhóm trực nhân. Nhóm trực kiểm nhân. Nhóm trực kiểm tra xuất ăn tra xuất ăn cho học kiểm tra xuất ăn cho 17h30’ cho học sinh. sinh. học sinh. 17h30’ Phục vụ học sinh Phục vụ học sinh ăn Phục vụ học sinh ăn tại nhà ăn tại nhà ăn ăn tại nhà ăn 18h00’ 18h00 Quản học sinh Quản học sinh buổi Quản học sinh buổi 20h55 buổi tối tại trường tối tại trường tối tại trường 13
- 21h00 Đánh trống cho Đánh trống cho HS đi Đánh trống cho HS 5h00’sáng HS đi ngủ thay ngủ thay nhau trực ca đi ngủ thay nhau trực nhau trực ca đêm đêm ca đêm Biện pháp 3: Đổi mới đa dạng hóa các hình thức hoạt động quản lí phù hợp nhu cầu và hứng thú của học sinh ở lứa tuổi thiếu niên, phù hợp với nhu cầu điều kiện thực tế tại nhà trường. Để đổi mới được những nội dung, hình thức hoạt động da dạng hóa các loại hình hoạt động quản lí, hiệu trưởng phải biết phát huy những năng lực, sang tạo của Ban quản lí bán trú, giáo viên chủ nhiệm … Biết mở rộng phát huy tính dân chủ, khuyến khích học sinh tham gia bàn bạc, trao đổi sáng tạo để tìm ra những hình thức hoạt động quản lí mới, bổ sung hoặc điều chỉnh nội dung hoạt động quản lí cho phù hợp với điều kiện và khả năng thực hiện của từng khối lớp trong khu bán trú nhà trường. Phát huy vai trò tự quản và quyền tham gia hoạt động của học sinh nội trú là cơ sở quan trọng đối với việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh bán trú trong học tập và rèn luyện. Học sinh chăm sóc rau sau giờ học ( Hình ảnh tại trường) 14
- Học sinh tham gia các hoạt động tập thể (Hình ảnh tại trường) Biện pháp 4: Bồi dưỡng kĩ năng tổ chức hoạt động quản lí học sinh bán trú cho giáo viên và học sinh. Bồi dưỡng năng lực của ban quản lí học sinh bán trú: Tạo điều kiện cho Ban quản lí học sinh bán trú. Tham quan học tập kinh nghiệm, và tổ chức các buổi thảo luận về cách quản lí có hiệu quả. Bồi dưỡng năng lực tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm: Hàng năm Ban giám hiệu tổ chức tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm về công tác quản lí học sinh bán trú cùng với ban quản lí học sinh bán trú đồng thời từng bước tiến hành và xây dựng đưa ra các nội dung quy chế thật chặt chẽ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của từng khối lớp học sinh trong khu vực bán trú nhà trường. Bồi dưỡng năng lực cho đội xung kích cờ đỏ bán trú vào đầu năm học: Hướng dẫn các em phong cách, ngôn ngữ, phương pháp điều khiển. Đội ngũ này sẽ đóng góp vai trò tích cực cho hoạt động tự quản của học sinh trong khu vực bán trú nhà trường. Tuy nhiên, cũng phải dự kiến các tình huống xảy ra trong quá trình tự quản, của các em việc tiến hành hoạt động tự quản, cách ứng xử, giải quyết. 15
- Lớp bồi dưỡng kĩ năng tổ chức hoạt động quản lí học sinh bán trú cho giáo viên trường bán trú. Biện pháp 5: Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động quản lí bán trú. Cụ thể là: Đảng ủy, chính quyền địa phương sử dụng tối đa năng lực của các cấp lãnh đạo xã, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là công tác an ninh trật tự… Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức và các thành viên trong ban chỉ đạo chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Kiểm tra, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để các kế hoạch quản lí bán trú trong các năm học tiếp theo được tốt hơn. Biểu dương những thành tích đạt được của cá nhân, tập thể. Phát huy sức mạnh đoàn kết tập thể và hiệu quả của các đoàn thể tham gia. Bên cạnh đó cần tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn, bổ ích cho học sinh bán trú nhằm phòng tránh tai nạn thương tích (TNTT), rèn kĩ năng sống cho học sinh: Với đặc thù của mô hình bán trú, học sinh được học tập, ăn ngủ, sinh hoạt cả tuần tại trường. Ở lứa tuổi này, các em rất hiếu động, dễ xảy ra TNTT trong các giờ nghỉ trưa, giờ ra chơi. Vì vậy, tôi thiết nghĩ, cần trang bị cho các em có những hiểu biết nhất định về mức độ nguy hiểm và biện pháp phòng tránh TNTT. Từ đầu năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch phòng chống TNTT và triển khai thực hiện trong toàn trường (xem kế hoạch phần phụ lục) Mặt khác, tạo môi trường học tập, sinh hoạt vui chơi an toàn, lành mạnh cho các em, tổ chức nhiều hoạt động giải trí phong phú nhằm giảm 16
- thiểu nguy cơ gây TNTT trong nhà trường như: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi dân gian như: ô ăn quan, nhảy dây, chơi một số trò chơi như: cờ vua, đá cầu,... Ở phòng sinh hoạt tập thể chúng tôi trang bị một ti vi và đầu đĩa để khuyến khích các em giải trí trong giờ ra chơi, trước giờ nghỉ trưa và sau bữa ăn tối các kênh dành cho thiếu nhi hoặc xem những băng đĩa về nhạc, phim thiếu nhi, truyện cổ tích,... Ngoài ra, tôi còn chỉ đạo bộ phận thư viện phát huy tủ sách măng non, sưu tầm những cuốn sách hay, những câu chuyện lý thú giới thiệu trong học sinh để thu hút học sinh đọc sách trong giờ nghỉ. Qua đó, hình thành kĩ năng sống cho học sinh, các em biết cách bảo vệ bản thân mình, không tham gia các trò chơi nguy hiểm, biết tự sinh hoạt, vui chơi, giải trí an toàn, bổ ích. Biện pháp 6: Xây dựng tốt cơ sở vật chất trường học nhằm đảm bảo những yêu cầu về trang thiết bị cho hoạt động quản lí học sinh bán trú: Trang bị đầy đủ sách “ Hướng dẫn tổ chức hoạt động quản lí học sinh bán trú” cho giáo viên chủ nhiệm lớp, Ban giám hiệu, Tổng phụ trách Đội. Sách tham khảo cho học sinh nội trú. Kịp thời bổ sung những trang thiết bị như: Trống, loa, micro, tăng âm các dụng cụ thể dục, thể thao, các nhạc cụ tối thiểu… Tạo mọi điều kiện về kinh phí cho hoạt động quản lí, tạo điều kiện tốt về thời gian, chế độ cơ chế đánh giá để giáo viên quản lí tốt về thời gian chế độ, cơ chế đánh giá để giáo viên quản lí tốt hoạt động bán trú trường học. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp Để khẳng định tính khả thi của các giải pháp trong công tác quản lí học sinh bán trú. Tôi đã dùng phiếu thăm dò gửi tới ban giám hiệu, cán bộ giáo viên công nhân viên trong trường. Đặc biệt là làm các phiếu thăm dò ý kiến của phụ huynh học sinh và lấy ý kiến của học sinh qua các những thời điểm học tập, vui chơi, sinh hoạt ngoại khóa, tăng gia…..Trong phiếu thăm dò ý kiến các giải pháp tổ chức được trình bày rõ ràng và cụ thể. Qua kết quả thăm dò cho thấy các giải pháp thực hiên công tác quản lí học sinh bán trú có tính khả thi cao. Sau đây tôi xin trích dẫn nội dung các phiếu thăm dò công tác bán trú trường PTDTBT TH Sín Chải có nội dung như sau: a, Phiếu dành cho phụ huynh PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN PHỤ HUYNH HỌC SINH THÁNG……. Họ và tên phụ huynh:……………………………….. Là phụ huynh của em:………………………………….. Lớp:............................. 17
- Trường:.................................................... Ông bà hãy điền A,B,C,D hoặc E vào tờ phiếu sau, trong đó: A = Hoàn toàn không đồng ý, B = Không đồng ý, C = Đồng ý, D = Có, E = Không. 1. Nhìn chung, việc tổ chức công tác quản lí bán trú rất hữu ích? ........... 2. Nhà trường có nên tổ chức công tác quản lí học sinh bán trú này trong năm học tới không? ................................................................................................ 3. Ở trường, con ông, bà có cảm thấy an toàn và yên tâm không? ......................... 4. Trường con ông (bà) có được giữ sạch sẽ? .............................................. 5. Qua học tập tại trường ông( bà) có thấy con mình được rèn luyện thêm kĩ năng sống không?.................... 6. Nhân viên cấp dưỡng trong trường thực hiện việc nuôi dưỡng không?................................. 7. Các bữa ăn trong ngày hợp với khẩu phần ăn của con ông (bà) không?.............................. 8. Học sinh được hưởng các chế độ của trường bán trú không?...................... b, Phiếu dành cho học sinh PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH THÁNG……. Họ và tên học sinh:……………………………….. Lớp:............................. Trường:.................................................... Em hãy điền A,B,C,D hoặc E vào tờ phiếu sau, trong đó: A = Hoàn toàn không đồng ý, B = Không đồng ý, C = Đồng ý, D = Có, E = Không. 1. Các hoạt động bán trú ở trường có hữu ích cho em và các bạn không?................................ 2. Em có bị thầy cô giáo đe dọa và quản lí quá chặt chẽ trong các hoạt động sinh hoạt và học tập tại trường không?................................................... 3. Em có đồng ý rằng nhà trường sẽ tiếp tục tổ chức công tác bán trú này trong năm học tới không? ........................ 3. Ở trường, em cảm thấy vui vẻ và bổ ích với các hoạt động học tập vui chơi không?.............. 4. Trường của em học có sạch sẽ không?................................... 18
- 5. Nhân viên cấp dưỡng trong trường thực hiện việc nuôi dưỡng rất tốt? ........................ 6. Các bữa ăn trong ngày hợp với khẩu phần ăn của em không?....................... 7. Em và các bạn được hưởng các chế độ của trường bán trú không?.......................... 8. Hoạt động học tập, văn nghệ thể dục, thể thao ở trường có vui và hữu ích không?............. c, Phiếu dành cho giáo viên PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN THÁNG……. Họ và tên giáo viên:……………………………….. Giáo vên chủ nhiệm lớp:............................. Trường:.................................................... Đồng chí hãy điền A,B,C,D hoặc E vào tờ phiếu sau, trong đó: A = Hoàn toàn không đồng ý, B = Không đồng ý, C = Đồng ý, D = Có, E = Không. 1. Đ/c thấy hoạt động bán trú ở trường có hữu ích cho học sinh không?............................. 2. Đ/c thấy có nên tổ chức công tác bán trú này trong năm học tới không? ....................... 3. Đ/c đã làm tốt công tác bán trú ở trường và lớp chủ nhiệm chưa?................................... 4. Đ/c đã lên kế hoạch bán trú theo tuần tháng chưa ?............................................. 5. Đ/c đã đảm bảo cho hoc sinh được hưởng các chế độ của trường bán trú?...................... 6. Đ/c đã xây dựng hoạt động học tập, văn nghệ thể dục, thể thao ở lớp chưa?...................... 7. Đ/c đã có biện pháp khuyến khích động viên học sinh tới trường học tập và sinh hoạt bán trú tại trường..... ( Nếu có hãy chia sẻ cùng các bạn bè đồng nghiệp................................................. ................................................................................................................................. ...............................................................................................................................) 8. Ý kiến, đề xuất của đồng chí trong việc thực hiện công tác bán trú ở tháng học tiếp theo? 19
- ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. d, Phiếu dành cho nhân viên cấp dưỡng PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN NHÂN VIÊN CẤP DƯỠNG THÁNG……. Họ và tên:……………………………….. Phụ trách bộ phận bán trú.............................. Đồng chí hãy điền A,B,C,D hoặc E vào tờ phiếu sau, trong đó: A = Hoàn toàn không đồng ý, B = Không đồng ý, C = Đồng ý, D = Có, E = Không . 1Đ/c thấy hoạt động bán trú ở trường rất hữu ích cho học sinh không?.............................. 2Đ/c thấy có nên tổ chức công tác bán trú này trong năm học tới không? ............................... 3Đ/c đã làm tốt công tác bán trú và công tác nuôi dưỡng chưa?........................................... 4Đ/c đã thực hện nấu ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm chưa ?................................. 5Đ/c đã tham gia trực bán trú đầy đủ chưa?................................................... 6Đ/c đã thường xuyên thay đổi món ăn phù khẩu vị của học sinh chưa?........................... 7Ý kiến, đề xuất của đồng chí trong việc thực hiện công tác cấp dưỡng ở tháng học tiếp theo ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... 4. Thời gian, quy trình 25 tháng 8 năm 2018: triển khai công văn, công tác nhiệm vụ năm học 1 tháng 9 đến hết tháng 10: tìm hiểu công tác bán trú 1 tháng 11 năm 2018 đến hết tháng 4 năm 2019 viết sáng kiến III. Những kết quả đạt được Củng cố và thành lập các tổ tự quản và trực bán trú từ đầu năm học. Thường xuyên góp ý cách thực hiện giao ban trong ngày giữa các tổ trực vào các buổi chiều trong ngày. Đầu tư lựa chọn, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên về các chế độ bán trú học sinh được hưởng, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên trường bán trú cho đội ngũ cán nhân viên phục vụ với công tác nuôi dưỡng, bồi dưỡng bảo vệ nhà trường về công tác giữ trật tự an ninh trong trường,… 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2238 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 216 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn