intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kỹ thuật thu hút học sinh trong cách dạy và kiểm tra từ vựng Tiếng Anh cho học sinh khối lớp 5

Chia sẻ: Mucnang999 Mucnang999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

144
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ thuật thu hút học sinh trong cách dạy và kiểm tra từ vựng Tiếng Anh cho học sinh khối lớp 5 nhằm giúp học sinh yêu thích, hứng thú học từ vựng Môn Tiếng Anh và để nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kỹ thuật thu hút học sinh trong cách dạy và kiểm tra từ vựng Tiếng Anh cho học sinh khối lớp 5

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018-2019 Phần 1. Thực trạng đề tài Năm học 2018-2019, tôi được phân công giảng dạy Môn Tiếng Anh khối lớp 5 với tổng số 140 học sinh. Qua trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết của các em còn một số mặt hạn chế sau: - Về kỹ năng nghe: đa số các em nghe được từ vựng nhưng không viết được chính xác từ đó hoặc các em nghe mà không hiểu được nội dung của bài và không trả lời được câu hỏi đặt ra trong bài. - Về kỹ năng nói: các em nói chưa trôi chảy, sai phát âm và không có nhiều ý tưởng để thuyết trình bài nói. - Về kỹ năng đọc: các em đọc còn chậm, đôi khi không hiểu hoàn toàn hoặc hiểu nhầm nội dung bài đọc. - Về kỹ năng viết: các em viết còn sai lỗi chính tả, sai cách sử dụng từ. Qua nhiều năm phụ trách bộ Môn Tiếng Anh, tôi thấy rằng: một trong những nhân tố quan trọng để giúp học sinh học tốt bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết Môn Tiếng Anh đó là từ vựng. Dạy từ vựng chỉ là một phần của tiết học; tuy nhiên, phần này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự thành công của cả tiết học bởi vì việc thực hành mẫu câu và rèn các kỹ năng giao tiếp có lưu loát và thuận lợi hay không tùy thuộc vào việc học sinh có nghe, nói, đọc và viết được từ vựng; có nắm được nghĩa và cách sử dụng vốn từ vựng hay không. Bên cạnh đó, tôi cũng nhận thấy phương pháp cũ dạy và học từ vựng thường diễn ra theo kiểu: giáo viên đọc bài rồi liệt kê ra những từ theo giáo viên chưa từng xuất hiện trong quá trình dạy học gọi là từ mới (Vocabulary). Sau đó, giáo viên ghi tất cả những từ mới đó lên bảng, giải thích nghĩa bằng Tiếng Việt rồi cho các em đọc vài lần và bắt các em học thuộc lòng từ mới để kiểm tra trong tiết học kế tiếp. Do đó, phương pháp cũ khiến các em nhàm chán và áp lực. Chính vì vậy để học sinh yêu thích, hứng thú học từ vựng Môn Tiếng Anh và để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, tôi luôn tìm tòi, ra sức học hỏi, nghiên cứu thêm nhiều sách tham khảo và với kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm “Một số kỹ thuật thu hút học sinh trong cách dạy và kiểm tra từ vựng Tiếng Anh cho học sinh khối lớp 5”. Phần 2. Nội dung cần giải quyết Từ thực trạng trên, yêu cầu đặt ra cấp thiết là phải đổi mới kỹ thuật dạy và kiểm tra từ vựng Môn Tiếng Anh để thu hút học sinh trong mỗi giờ học. Để đạt được những mục tiêu trên, tôi mạnh dạn áp dụng các biện pháp sau: 1. Thực hiện tốt bước chọn từ vựng Tiếng Anh để dạy. 2. Áp dụng đa dạng kỹ thuật dạy từ vựng Tiếng Anh. 3. Áp dụng đa dạng kỹ thuật kiểm tra từ vựng Tiếng Anh. Phần 3. Biện pháp giải quyết 1. Thực hiện tốt bước chọn từ vựng Tiếng Anh để dạy. Người thực hiện: Lê Thị Thanh Xuân Trang 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018-2019 Thông thường trong một bài học sẽ luôn luôn có từ mới. Tuy nhiên, không phải từ mới nào cũng được đưa vào bài dạy mà tôi cần lựa chọn từ mới phù hợp với chủ đề của bài học. Việc lựa chọn từ mới phù hợp sẽ giúp tôi tránh tình trạng giới thiệu những từ không cần thiết và có nhiều thời gian làm rõ nghĩa các từ vựng quan trọng cho học sinh. Tôi thường dùng thủ thuật như: “Brainstorming” (nêu vấn đề để cả lớp góp ý kiến) hoặc “Eliciting” (đặt câu hỏi gợi mở) để xác định rõ từ mình định dạy có cần thiết không trước khi tôi giới thiệu từ mới. Tôi tiến hành hai thủ thuật trên trong giờ học theo các bước sau: Bước 1: Tôi chia học sinh thành các nhóm: Trong quá trình chia nhóm, tôi cần chú ý phân bố đồng đều các đối tượng học sinh vào cùng một nhóm để có sự hỗ trợ lẫn nhau. Tôi yêu cầu các nhóm tự chọn nhóm trưởng và thư ký. Trong một số hoạt động hay nhiệm vụ nhất định tôi có thể làm đồng thời hai vai trò này. Khi đó, nhóm lớn nhất chính là tập thể lớp và công cụ hỗ trợ là bảng viết. Bước 2: Tôi giao vấn đề hoặc đặt câu hỏi gợi mở cho các nhóm: ở bước này tôi cần phải làm rõ yêu cầu và nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành. Tôi giao một chủ đề hay một câu hỏi chung cho tất cả các nhóm hoặc mỗi nhóm một chủ đề hay một câu hỏi riêng. Bước 3: Tiến hành hoạt động: Tôi hướng dẫn các nhóm trưởng sẽ yêu cầu các thành viên trong nhóm đều phải đưa ra ý tưởng hay ý kiến về chủ đề và thư ký ghi chép tất cả (trừ ý trùng lặp). Tôi khuyến khích các học sinh hạn chế về năng lực học tập Môn Tiếng Anh được đưa ra ý kiến bằng Tiếng Việt vì vốn từ của các em ít. Tôi quan sát các nhóm, hỗ trợ hoặc khích lệ vài đối tượng học sinh nhất định trong nhóm. Trong trường hợp tôi giữ vai trò vừa là người điều khiển, vừa là thư ký thì có thể gọi học sinh phát biểu ý kiến, tôi sẽ viết câu trả lời của học sinh lên bảng hoặc yêu cầu học sinh viết ý kiến ra giấy rồi dán lên bảng. Bước 4: Phân tích đáp án và tổng hợp từ vựng mới: Tất cả thành viên trong các nhóm sẽ lần lượt đưa ra đáp án cho vấn đề hoặc câu hỏi mà tôi đưa ra, góp ý lẫn nhau và cùng chốt lại vấn đề. Ví dụ 1: Unit 15. What would you like to be in the future? (Sách Tiếng Anh 5, tập 2), tôi áp dụng thủ thuật “Brainstorming” như sau: Đầu tiên tôi vẽ hai hình tròn và viết chữ “JOB” trong hai hình tròn. Sau đó, tôi chia học sinh thành hai đội là đội A và đội B (Tôi vừa là nhóm trưởng vừa là thư ký). Tôi yêu cầu hai đội nói ra càng nhiều càng tốt những từ vựng có liên quan đến chủ đề nghề nghiệp trong vòng hai phút. Tôi khuyến khích học sinh đưa ra ý kiến bằng Tiếng Việt, các thành viên khác sẽ hỗ trợ đưa ra từ Tiếng Anh tương ứng. Khi hết giờ, tôi sẽ nhận xét, thống kê và giới thiệu các từ mới cần học trong bài. Kết quả được thể hiện theo hình minh họa bên dưới: Người thực hiện: Lê Thị Thanh Xuân Trang 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018-2019 Ví dụ 2: Unit 13. What do you do in your free time? (Sách Tiếng Anh 5, tập 2), tôi áp dụng thủ thuật “Eliciting” như sau: Tôi chưa yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa, tôi viết câu hỏi gợi mở lên bảng “What do you do in your free time?” và bắt đầu chia học sinh thành bốn nhóm. Tôi yêu cầu mỗi nhóm chọn ra nhóm trưởng và thư ký. Kế đó, tôi phát cho mỗi nhóm một bảng phụ và yêu cầu các nhóm thảo luận phải viết ra các từ vựng hay cụm danh từ có liên quan đến câu hỏi “Bạn làm gì trong thời gian rảnh của bạn?” trong thời gian hai phút. Các nhóm trưởng sẽ điều khiển tất cả thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến và thư ký ghi chép tất cả (trừ ý trùng lặp). Nhóm trưởng khuyến khích mọi thành viên và chấp nhận ý kiến bằng Tiếng Việt (nếu có), các thành viên khác sẽ hỗ trợ tìm từ Tiếng Anh tương ứng. Tôi quan sát các nhóm, hỗ trợ hoặc khích lệ vài đối tượng học sinh nhất định trong nhóm. Khi hết giờ, tôi yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày kết quả của nhóm mình, tôi nhận xét và thống kê các từ vựng mới sẽ dạy trong bài. Ảnh minh họa. Tôi nhận thấy hai thủ thuật trên giúp tôi thực hiện tốt bước chọn từ vựng Tiếng Anh để dạy. Bởi vì, tất cả học sinh đều đã tham gia đóng góp ý kiến để cùng nhau thống nhất các từ vựng mới cần tiếp thu, dù bằng Tiếng Anh hay bằng Tiếng Việt, kể cả những học sinh có những hạn chế nhất định trong năng lực học tập. Điều quan trọng và cần quan tâm nhất chính là các em đã có ý kiến riêng, nó là kết quả của quá trình tự giác và chủ Người thực hiện: Lê Thị Thanh Xuân Trang 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018-2019 động tư duy, phá bỏ những rào cản của sự tự ti, rụt rè do những hạn chế của bản thân để tham gia vào hoạt động chung. 2. Áp dụng đa dạng kỹ thuật dạy từ vựng Tiếng Anh. Tùy vào số lượng từ mới và mức độ dễ hay khó của từ mà có kỹ thuật dạy phù hợp. Tôi áp dụng nhiều kỹ thuật dạy từ vựng hay như: sử dụng hình ảnh hoặc vật thật; TPR; phản xạ lan truyền; từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa; thông qua bài hát... Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh thích nhất là ba kỹ thuật sau: 2.1. Sử dụng hình ảnh hoặc vật thật để dạy từ vựng. Dùng hình ảnh hoặc vật thật để dạy từ mới sẽ giúp giáo viên ngữ nghĩa hóa từ một cách nhanh chóng, đồng thời giúp học sinh hiểu nhanh nghĩa của từ và ghi nhớ từ lâu hơn. Tôi thực hiện kỹ thuật này theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị các hình ảnh hoặc vật thật có liên chủ đề bài dạy. Bước 2: Giới thiệu từ bằng cách sử hình ảnh hoặc vật thật để dạy từ vựng. Cho học sinh nghe cách phát âm của từ và yêu cầu học sinh lặp lại cá nhân, theo nhóm, cả lớp. Bước 3: Nhận xét và sửa lỗi phát âm cho học sinh. Bước 4: Yêu cầu học sinh viết bài vào tập. Ví dụ 1: Tôi sử dụng hình ảnh để dạy từ mới trong bài Unit 17. What would you like to eat? (Sách Tiếng Anh 5, tập 2, trang 46). Hình ảnh các từ vựng sẽ dạy: noodles biscuits chocolate orange juice lemonade Đầu tiên, tôi đưa hình “noodles”. Sau đó, tôi cho học sinh nghe cách phát âm của từ hai lần, tôi mời từng cá nhân học sinh đọc lại. Kế đó, tôi cho học sinh từng tổ đọc và đọc đồng thanh cả lớp. Tôi nhận xét và sửa lỗi phát âm cho học sinh (nếu có). Tương tự như vậy cho bốn hình còn lại. Cuối cùng, tôi sẽ cho học sinh nhìn tranh, đọc lại các từ vừa học và yêu cầu học sinh ghi nhận vào tập. Ví dụ 2: Tôi sử dụng vật thật để dạy từ trong bài Unit 6. How many lessons do you have today? (Sách Tiếng Anh 5, tập 1, trang 40). Tôi dùng bộ sách giáo khoa lớp 5 để dạy học sinh các từ mới về môn học như: Maths, Science, Art, Music, English, Vietnamse, History, Geography, I.T. Đầu tiên, tôi đưa ra quyển sách Toán và hỏi xem có học sinh nào biết cách đọc của môn Toán (Maths) trong Tiếng Anh không. Nếu có, tôi sẽ nhận xét và sau đó tôi đọc lại hai lần cho những học sinh khác nghe cách phát âm. Kế đó, tôi mời từng cá nhân học sinh đọc lại, học sinh từng tổ đọc và đọc đồng thanh cả lớp. Khi tôi đưa ra quyển sách mà học sinh không biết cách đọc thì tôi sẽ đọc cho học sinh nghe cách phát âm và dạy theo các bước đã nêu. Tôi thực hiện hoạt động tương tự với các Người thực hiện: Lê Thị Thanh Xuân Trang 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018-2019 quyển sách còn lại. Cuối cùng, tôi sẽ cho học sinh nhìn các quyển sách giáo khoa đọc lại các từ vừa học và yêu cầu học sinh ghi nhận vào tập. 2.2. Kỹ thuật dạy từ vựng bằng TPR. Trong thực nghiệm giảng dạy Tiếng Anh tiểu học, tôi thích nhất là kỹ thuật dạy từ vựng bằng TPR. TPR (Total Physical Response)-phản xạ toàn thân, được mệnh danh là kỹ thuật học ngoại ngữ ưu việt và toàn diện nhất. Kỹ thuật dựa trên sự phối hợp giữa ngôn ngữ và vận động thể chất, tập trung vào học sinh và giúp các em phát triển ngôn ngữ thứ hai một cách tự nhiên. Với kỹ thuật này, học sinh cần vận động cơ thể để phản ứng và tương tác với những hiệu lệnh bằng lời nói của giáo viên. Đối với kỹ thuật này, tôi sẽ: Bước 1: Đưa ra từng hiệu lệnh cụ thể và diễn tả từng hiệu lệnh bằng hành động, cử chỉ. Bước 2: Yêu cầu học sinh im lặng, quan sát và làm theo hành động, cử chỉ của tôi. Bước 3: Yêu cầu học sinh lắng nghe hiệu lệnh và diễn tả hiệu lệnh đó vài lần. Tôi quan sát và sửa lỗi cho học sinh. Bước 4: Tôi viết từ lên bảng, cho học sinh đọc lại từ và yêu cầu các em ghi nhận vào tập. Ví dụ: Unit 2. I always get up early. How about you? (Sách Tiếng Anh 5, tập 1, trang 12). Trước tiên, tôi mời bốn học sinh tự nguyện lên trên bục giảng và xếp thành một hàng ngang đứng cùng tôi. Kế đó, tôi yêu cầu tất cả học sinh im lặng, lắng nghe, quan sát tôi và bốn học sinh trên bục giảng. Sau đó, tôi nói từ thứ nhất sẽ dạy trong bài bằng Tiếng Anh “brush my teeth” và tôi diễn tả hành động đánh răng của tôi, tôi ra hiệu cho bốn học sinh làm theo giống tôi. Tiếp theo, tôi nói từ thứ hai “do morning exercise” và tôi diễn tả hành động tập thể dục, tôi cũng ra hiệu cho bốn học sinh làm theo giống tôi. Tôi vừa nói vừa diễn tả lại hai hiệu lệnh cho bốn học sinh làm theo một vài lần. Tương tự như vậy, tôi nói, diễn tả hành động các từ mới còn lại và yêu cầu bốn học sinh làm theo tôi. Bước kế tiếp, tôi yêu cầu cả lớp đứng dậy, nghe tôi nói, quan sát bốn bạn và làm theo từng hành động. Hầu hết học sinh làm rất tốt và đồng bộ dù các em chưa thực hiện trước đó. Tôi nhận xét và sửa sai chung (nếu có) cho học sinh làm chưa tốt. Cuối cùng, tôi viết từ lên bảng, cho học sinh đọc lại từ và yêu cầu các em ghi nhận vào tập. 2.3. Kỹ thuật phản xạ lan truyền. Kỹ thuật phản xạ lan truyền trong việc dạy từ vựng là kỹ thuật cố định nhắc lại từ vựng với tốc độ nhanh để kích thích não bộ của học sinh hoạt động liên tục, đồng thời thúc đẩy bộ não ghi nhớ sâu và lâu. Ngoài ra, kỹ thuật này còn có ưu điểm là phát huy khả năng tập trung cao độ đối với học sinh. Trong kỹ thuật này, tôi tiến hành như sau: Bước 1: Tôi dùng tranh hoặc vật thật để giới thiệu từ vựng cần dạy. Tôi yêu cầu học sinh quan sát, lắng nghe và lặp lại từ vựng vừa nghe. Người thực hiện: Lê Thị Thanh Xuân Trang 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018-2019 Bước 2: Tôi phát âm lại từ vừa đọc, yêu cầu một học sinh ngồi bàn nhất lặp lại từ tôi vừa đọc, kế đó là học sinh sau lưng học sinh một lặp lại từ vựng vừa nghe, lần lượt các em thay phiên nhau lặp lại cho đến học sinh cuối cùng trong lớp. Hoặc, tôi sẽ cầm hình ảnh hay vật thật và phát âm từ cần học. Sau đó, tôi chuyền hình ảnh hoặc vật thật cho học sinh và tiến hành tương tự như cách thức trên. Bước 3: Tôi quan sát, lắng nghe và sửa phát âm cho học sinh. Ví dụ: 1/ Hình thức 1: Để dạy các từ về chủ đề thức ăn (biscuits, chocolate, noodles, orange juice, lemonade) trong bài Unit 17. What would you like to eat? (Sách Tiếng Anh 5, tập 2, trang 46), tôi đã tổ chức lớp học như sau: Trước tiên, tôi cho học sinh xem một hộp bánh quy (biscuits), yêu cầu học sinh quan sát và lắng nghe phát âm hai lần. Sau đó, tôi đưa hộp bánh cho học sinh ngồi bàn nhất góc trái của lớp và yêu cầu em nhìn hộp bánh, lặp lại từ vừa đọc. Kế đó, em sẽ chuyền hộp bánh cho bạn sau lưng, bạn đó cũng nhìn và đọc to từ “biscuits”; tương tự như vậy hộp bánh sẽ được chuyền đến học sinh cuối cùng của lớp. Tôi sẽ nghe và sửa phát âm cho học sinh khi cần thiết. Các từ còn lại sẽ được dạy như từ “biscuits”. 2/ Hình thức 2: Cũng với Unit 17. What would you like to eat? (Sách Tiếng Anh 5, tập 2, trang 46) và các từ vựng (biscuits, chocolate, noodles, orange juice, lemonade), tôi tổ chức hoạt động theo cách khác như sau: Đầu tiên, tôi đưa tranh “biscuits”, cho học sinh nghe phát âm hai lần. Sau đó, tôi sẽ mời hai học sinh ngồi bàn đầu của tổ 1 cùng đứng dậy và lặp lại từ vừa nghe. Kế đó, hai học sinh ngồi sau lưng của hai học sinh vừa rồi cũng cùng đứng dậy và lặp lại từ vừa nghe. Tương tự như vậy, các em sẽ lặp lại từ theo cặp cho đến hết lớp (trường hợp lớp bị lẻ học sinh thì học sinh đó sẽ lặp lại cùng giáo viên). Tôi sẽ nghe và sửa phát âm cho học sinh khi cần thiết. Các từ còn lại sẽ được dạy như từ “biscuits”. biscuits Thông qua ba kỹ thuật trên, tôi nhận thấy học sinh học vui vẻ, thoải mái và tự nhiên. Hơn nữa, các em ghi nhớ cách đọc và nghĩa của từ vựng nhanh, lâu hơn; vận dụng từ vựng vào giao tiếp lưu loát và trôi chảy hơn. Ngoài ra, các em còn phát huy cao khả năng tập trung và tinh thần tự học trong mỗi giờ học Môn Tiếng Anh. 3. Áp dụng đa dạng kỹ thuật kiểm tra từ vựng Tiếng Anh. Sau khi dạy xong từ vựng mới, tôi thường kiểm tra lại khả năng ghi nhận của học sinh về cách phát âm cũng như nghĩa của từ. Có rất nhiều kỹ thuật để thực hiện mục tiêu này, chẳng hạn như: kiểm tra từ vựng theo chủ điểm, vẽ tranh, qua trò chơi, đưa ra ví dụ, thông qua bài hát… Tôi thường áp dụng các kỹ thuật như kiểm tra từ vựng theo chủ điểm, vẽ tranh, qua trò chơi vì trong các tiết dạy thực tế các kỹ thuật này giúp tiết học đạt được kết quả tốt. 3.1. Kiểm tra từ vựng theo chủ điểm. Người thực hiện: Lê Thị Thanh Xuân Trang 6
  7. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018-2019 Kiểm tra từ vựng theo chủ điểm là một trong những kỹ thuật phổ biến. Kỹ thuật này giúp học sinh nhớ được nhiều từ vựng theo chủ điểm đã học, phát huy khả năng phản xạ và tăng cường tính đồng đội. Tôi thường áp dụng kỹ thuật này trong các tiết ôn tập theo các bước sau: Bước 1: Tôi chia học sinh thành các đội. Yêu cầu mỗi đội chọn ra đội trưởng. Bước 2: Yêu cầu đội trưởng mỗi đội bốc thăm chủ đề. Bước 3: Dán hoặc viết các chủ đề lên bảng và làm rõ nhiệm vụ của từng đội, quy định thời gian hoàn thành nhiệm vụ. Bước 4: Yêu cầu các đội nhận xét và bổ sung đáp án cho nhau. Bước 5: Nhận xét và tuyên dương học sinh. Ví dụ 1: Trong bài Review 2. (Sách Tiếng Anh 5, tập 1, trang 70). Để ôn lại các từ vựng đã học từ unit 6 đến unit 10. Tôi chia lớp thành 4 đội, chọn mỗi đội sáu học sinh. Kế tiếp, mỗi đội cử một học sinh bốc thăm chủ đề (school subjects, stories, ways to learn English, animals) mà tôi đã viết sẵn trong bốn tờ giấy nhỏ và tôi sẽ xác định lại chủ đề của từng đội. Sau đó, tôi dán bốn chủ đề lên bảng và yêu cầu mỗi học sinh trong mỗi đội sẽ viết các từ có liên quan đến chủ đề mà đội đã bốc thăm được trong vòng hai phút. Cuối cùng, trước khi tôi nhận xét, tôi yêu cầu các đội nhận xét, bổ sung cho nhau. Tôi tuyên dương tất cả các đội, khen thưởng cho đội có nhiều từ đúng nhất. Ví dụ 2: Trong bài Review 3. (Sách Tiếng Anh 5, tập 2, trang 36). Để ôn lại các từ vựng đã học từ unit 11 đến unit 15. Tôi chia lớp thành 4 đội, chọn mỗi đội tám học sinh. Kế tiếp, mỗi đội cử một học sinh bốc thăm chủ đề (helth problems, accidents at home, activities in free time, jobs in the future) mà tôi đã viết sẵn trong bốn tờ giấy nhỏ và tôi sẽ xác định lại chủ đề của từng đội. Sau đó, tôi yêu cầu bốn đội xếp thành bốn vòng tròn và lần lượt mỗi đội nói các từ vựng có liên quan chủ đề đã bốc thăm trong vòng hai phút, tôi ghi nhận số lượng từ đúng của mỗi đội. Cuối cùng, tôi nhận xét, tuyên dương và tổng kết kết quả của các đội. 3.2. Vẽ tranh. Kỹ thuật này giúp các em nhớ lại những từ vựng vừa học, khắc sâu hơn vốn từ, cải thiện được kĩ năng nghe, nói Tiếng Anh, tự tin trình bày trước đám đông, phát huy tinh thần làm việc theo nhóm. Hơn nữa, học sinh sẽ cảm thấy thoải mái, không bị áp lực trong việc bị kiểm tra từ vựng đã học. Tôi tổ chức kỹ thuật này theo những bước sau: Bước 1: Tôi chia học sinh thành các nhóm. Bước 2: Giao nhiệm vụ và làm rõ nhiệm vụ cho các nhóm. Bước 3: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian cụ thể. Bước 4: Yêu cầu các nhóm thuyết trình sản phẩm của nhóm. Mỗi nhóm nhận xét và bổ sung cho nhau. Bước 5: Nhận xét, tuyên dương và khích lệ các nhóm. Ví dụ 1: Unit 9. What did you see at the zoo? Lesson 3. Part 4,5,6,7 (Sách Tiếng Anh 5, tập 1, trang 63). Tôi cho học sinh thảo luận nhóm 4 trong vòng 10 phút: Người thực hiện: Lê Thị Thanh Xuân Trang 7
  8. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018-2019 Đầu tiên, tôi yêu cầu các nhóm vẽ một sở thú mơ ước gồm các con vật mà nhóm thích và ghi tên Tiếng Anh bên dưới những con vật đó. Kế đó, tôi gọi các nhóm sẽ thay phiên nhau mô tả sở thú mơ ước vừa vẽ theo mẫu câu sau: “I saw (tên các con vật) in the zoo.” Cuối cùng, trước khi tôi nhận xét, tôi yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. Tôi tuyên dương tất cả các nhóm. Đặc biệt là biểu dương nhóm vẽ đẹp và trình bày hay nhất, học sinh cảm thấy rất hào hứng. Sản phẩm của học sinh. Ví dụ 2: Unit 15. What would you like to be in the future? Lesson 3. Part 4,5,6,7 (Sách Tiếng Anh 5, tập 2, trang 35). Đầu tiên, tôi yêu cầu mỗi học sinh vẽ một tranh về nghề mà học sinh yêu thích và muốn trở thành trong tương lai trong vòng 10 phút. Sau đó, tôi cho học sinh thảo luận nhóm đôi: dùng tranh vừa vẽ để nói cho bạn mình biết về nghề nghiệp mơ ước (2 phút), theo mẫu câu sau: “I’d like to be a/an ……because I……………”. Cuối cùng, tôi cho học sinh nghe nhạc và chuyền banh, khi tôi ngưng nhạc bất ngờ nếu trái banh dừng lại nhóm nào thì nhóm đó sẽ được chọn (3 nhóm) trình bày. Trước khi tôi nhận xét, tôi yêu cầu các học sinh khác nhận xét, bổ sung cho nhau. Tôi tuyên dương tất cả các nhóm. Đặc biệt là biểu dương cá nhân vẽ đẹp và nhóm trình bày hay nhất. 3.3. Kiểm tra từ vựng qua trò chơi. Ngoài việc kiểm tra từ vựng bằng cách kiểm tra từ theo chủ điểm, vẽ tranh thì tôi còn dùng kỹ thuật kiểm tra từ vựng thông qua trò chơi để giúp học sinh phấn khởi, thích thú và học Tiếng Anh có hiệu quả. Trong thực nghiệm giảng dạy của tôi, tôi có rất nhiều trò chơi trong hoạt động kiểm tra từ vựng như Passing ball, Guessing game, Miming games, Dice roller, Hot seat, Bingo, Slap the board.... Để tổ chức trò chơi trong lớp, tôi thường chia lớp ra thành các đội chơi. Sau đó, tôi phổ biến luật chơi rõ ràng và bắt đầu điều khiển trò chơi trong thời gian nhất định. Cuối cùng tôi nhận xét và tổng kết trò chơi. Người thực hiện: Lê Thị Thanh Xuân Trang 8
  9. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018-2019 Dưới đây là một vài ví dụ điển hình cho hoạt động kiểm tra từ vựng thông qua trò chơi. Ví dụ 1: Bài Unit 11. What’s the matter with you? (Sách Tiếng Anh 5, tập 2, trang 6). Để kiểm tra các từ vựng liên quan đến chủ đề “Health Problems” (vấn đề sức khỏe) như là: fever, toothache, earache, sore throat, stomach ache, headache, backache. Tôi tổ chức trò chơi “Hot Seat” như sau: Đầu tiên, tôi chia lớp thành 3 đội. Sau đó, chọn 1 thành viên trong mỗi đội để ngồi lên ghế nóng và quay mặt về dưới lớp, trong lúc đó tôi sẽ đưa một bức tranh về vấn đề sức khỏe mà học sinh đã học .Nhiệm vụ của các thành viên trong đội đang ngồi phía bên dưới là phải cố gắng diễn tả sao cho đồng đội của mình biết đó là từ gì, mà không nói, đánh vần hay ra ký hiệu. Các thành viên trong từng đội chơi sẽ lần lượt thay phiên nhau để ngồi vào chiếc ghế nóng, đội nào đoán đúng được từ và nói đúng theo mẫu câu “I have (vấn đề sức khỏe)” sẽ được điểm thưởng. Đội nào đoán và nói đúng nhiều từ nhất thì đội đó sẽ thắng. Cuối cùng, tôi nhận xét, tuyên dương đội thắng và khích lệ các đội thua. Ví dụ 2: Để kiểm tra từ vựng liên quan đến chủ đề môn học (school subjects) trong Unit 6. How many lessons do you have today? (Sách Tiếng Anh 5, tập 1, trang 40). Tôi tổ chức trò chơi “Dice Roller” như sau: Đầu tiên, tôi chia lớp theo nhóm ba hoặc nhóm bốn tùy theo số lượng học sinh. Sau đó, tôi phát cho mỗi nhóm một danh sách sáu câu hỏi chưa hoàn thành và một con xúc xắc có sáu mặt tương ứng với sáu số trong danh sách câu hỏi. Tôi yêu cầu một học sinh trong mỗi nhóm sẽ lắc con xúc xắc, nếu mặt ngửa con xúc xắc là một chấm thì câu hỏi tương ứng là câu một trong danh sách câu hỏi; hai học sinh còn lại sẽ hỏi và trả lời theo mẫu câu “How many lessons do you have.......?”, lần lượt các học sinh thay phiên nhau lắc, hỏi và trả lời (trong vòng hai phút). Tôi bao quát lớp và giúp đỡ học sinh khi cần thiết. Kế tiếp, tôi trình chiếu trò chơi trên thiết bị bảng tương tác, cho các nhóm thi đua với nhau. Cuối cùng, trước khi tôi nhận xét, tôi yêu cầu các học sinh khác nhận xét, bổ sung cho nhau. Tôi tuyên dương tất cả các nhóm. Đặc biệt là biểu dương nhóm chiến thắng. Ví dụ 3: Unit 15. What would you like to be in the future? (Sách Tiếng Anh 5, tập 2, trang 30), tôi dùng trò chơi “Slap the board”. Trước khi chơi trò chơi, tôi sẽ cho học sinh quan sát hình và ôn lại cách đọc từ mới một lần. Sau đó, tôi chia lớp thành hai đội và chọn ra mỗi đội bốn học sinh, mỗi đội xếp thành một hàng. Kế tiếp, tôi dán các hình lên bảng, phổ biến luật chơi: tôi sẽ đọc một từ mới về nghề nghiệp vừa học, học sinh thứ nhất của mỗi đội nghe và dùng tay đập vào hình đúng với từ vừa nghe. Đội nào nhanh và chính xác sẽ được điểm thưởng. Tương tự như vậy, lần lượt hết ba học sinh còn lại. Tôi tổng kết và tuyên dương đội thắng, khích lệ đội thua (nếu có). Người thực hiện: Lê Thị Thanh Xuân Trang 9
  10. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018-2019 Các kỹ thuật kiểm tra từ vựng theo chủ điểm, vẽ tranh, qua trò chơi đã làm cho giờ học Môn Tiếng Anh trở nên sinh động, tạo nên một môi trường học tập thân thiện giúp cho các em ghi nhớ và vận dụng kiến thức đã học tốt hơn. Hơn nữa, kỹ năng hợp tác và sự tin cậy giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên được tăng cường. Từ đó, học sinh phát huy tốt tính tích cực tư duy trong học tập. Phần IV. Kết quả đạt được Với việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi đã đạt được một số kết quả khả quan. Trước hết, những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập trong lớp luôn sôi nổi, nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học. Dưới đây là bảng kết quả kiểm tra kiến thức từ vựng từng giai đoạn: cuối học kì I, giữa học kỳ II và cuối học kỳ II của học sinh khối lớp Năm với tổng số 140 bài, kết quả đạt cụ thể như sau: Tổng Giai Nghe Nói Đọc Viết Ghi số đoạn chú học sinh Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) 140 Cuối 79 56,42 92 65,71 89 63,57 81 57,86 học kỳ I 140 Giữa 95 67,86 107 76,43 102 72,86 98 70 học kỳ II 140 Cuối 117 83,57 132 94,29 126 90 119 85 học kỳ II Từ bảng kết quả trên cho thấy bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc,Viết đã có nhiều cải thiện đáng quan tâm: - Về kỹ năng nghe: hầu hết các em nghe được từ vựng và viết được chính xác từ đó; hiểu được nội dung của bài và trả lời được câu hỏi đặt ra trong bài. - Về kỹ năng nói: các em nói trôi chảy hơn, phát âm tốt hơn, có nhiều ý tưởng và tự tin để thuyết trình bài nói. - Về kỹ năng đọc: các em đọc tốt hơn, hạn chế hiểu nhầm nội dung bài đọc. Người thực hiện: Lê Thị Thanh Xuân Trang 10
  11. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học: 2018-2019 - Về kỹ năng viết: các em cải thiện được vốn từ vựng, viết ít sai chính tả và dùng từ hợp lý hơn. Ngoài ra, trong kỳ giao lưu học sinh năng khiếu Môn Tiếng Anh học sinh khối lớp Năm cấp huyện vừa qua có ba học sinh được công nhận. Trong đó, có một học sinh đạt giải III và một học sinh đạt giải khuyến khích. Phần V. Kết luận 1. Tóm lược giải pháp Sau khi áp dụng thành công đề tài “Một số kỹ thuật dạy và kiểm tra từ vựng Tiếng Anh cho học sinh khối lớp Năm” tôi đã bước đầu đạt được những kết quả đáng kể và kinh nghiệm quý báu của bản thân. Học Tiếng Anh là một quá trình lâu dài và khó nhọc đối với học sinh tiểu học. Vì vậy giáo viên cần: - Giáo viên cần xác định dạy tốt từ vựng Tiếng Anh là giúp cho học sinh bổ sung tốt cho các kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết. Học sinh phát triển được vốn từ vựng, có khả năng lựa chọn,sắp xếp câu, ý rõ ràng. Rèn luyện khả năng tư duy, trí tưởng tượng phong phú và khả năng dùng từ của học sinh. Qua đó giúp học sinh tự tin, có khả năng ứng xử, giao tiếp linh hoạt và khả năng sử dụng Tiếng Anh trong sinh hoạt và trong cuộc sống hàng ngày. - Trước khi vào bài mới, giáo viên phải xác định rõ nội dung chính, nắm rõ mục đích, yêu cầu của bài học để từ đó lựa chọn kỹ thuật dạy học phù hợp. - Tạo giờ học thoải mái, sinh động, hợp tác, tin cậy lẫn nhau giữa thầy và trò phát huy tốt tính tích cực tư duy của học sinh. Giáo viên nên dùng những thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu trong khi giảng bài. - Giáo viên phải có tác phong đàng hoàng, mẫu mực, ứng xử khéo léo, nhiệt tình với công việc. - Cập nhập thông tin liên quan đến phương pháp giảng dạy Tiếng Anh trong trường tiểu học. - Nắm rõ đặc điểm về tâm lý của học sinh ở từng độ tuổi. - Bản thân giáo viên luôn luôn tự học tự rèn, liên hệ trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm trong giảng dạy. - Thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học, các trang thiết bị trong phòng Tiếng Anh. 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng đề tài Áp dụng đề tài nghiên cứu “Một số kỹ thuật dạy và kiểm tra từ vựng Tiếng Anh cho học sinh khối lớp Năm” vào đối tượng học sinh khối lớp Năm và đã đạt được kết quả tốt. Người thực hiện: Lê Thị Thanh Xuân Trang 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2