intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp dạy giải toán cho học sinh giỏi lớp 5

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu là bằng những kiến thức của bản thân và thực tế qua việc bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 ở trường Tiểu học số 2 Liên Thủy, tôi đã nghiên cứu đề tài"Một số phương pháp dạy giải toán cho học sinh giỏi lớp 5"nhằm góp phần nâng cao chất lượng học sinh giỏi của nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp dạy giải toán cho học sinh giỏi lớp 5

  1. Sáng kiến kinh nghiệm KINH NGHIỆM VỀ VIỆC DẠY GIẢI TOÁN  CHO HỌC SINH GIỎI LỚP 5 A.  PHẦN MỞ ĐẦU              I. Lý do chọn đề tài:            Chưa bao giờ giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục Tiểu học nói riêng  lại được coi trọng như  giai đoạn hiện nay. Tiểu học đươc coi là bậc học nền   tảng của hệ  thống giáo dục quốc dân, là bậc học tạo đà cho sự  phát triển của   các bậc học trên. Ngoài việc làm chất lượng đại trà thì chất lượng học sinh giỏi   cũng không kém phần quan trọng. Chất lượng học sinh giỏi còn góp phần làm  thay đổi bộ mặt của nhà trường.  Trong chương trình Tiểu học, việc dạy học Toán cho học sinh là yêu cầu  cơ bản cần thiết đối với các em. Nó là nền tảng cho các bước tính toán tư duy ở  các lớp trên và là hành trang cần có để giúp các em bước vào đời một cách tự tin  và có thể trở thành những cử nhân có khả  năng tính toán, suy đoán hoặc những  doanh nhân thành đạt góp phần xây dựng làm giàu cho quê hương đất nước.  Vì vậy ngay ở Tiểu học việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh có khả năng   toán học, tìm tòi hướng dẫn các em giải toán theo nhiều cách khác nhau, tìm ra  mối liên hệ  giữa các cách giải toán là nhiệm vụ  hàng đầu của 1 giáo viên bồi  dưỡng học sinh giỏi.   Là 1 giáo viên làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Toán 5. Tôi luôn tìm   tòi nghiên cứu để tìm ra cách giải Toán phù hợp nhất với khả năng tiếp thu, tư  duy của học sinh lớp 5. Vì trong chương trình học Toán học sinh làm quen với  rất nhiều dạng toán khác nhau, mỗi loại Toán có thể có 1 hoặc nhiều cách giải  khác nhau nên trong khi giải Toán các em còn chưa xác định được dạng, bài dẫn   đến không  1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm giải được hoặc giải sai. Để  học sinh nắm được thì giáo viên cần có phương  pháp dạy, có khả năng truyền thụ kiến thức 1 cách bài bản.             II. Mục tiêu nghiên cứu Bằng những kiến thức của bản thân và thực tế qua việc bồi dưỡng học  sinh giỏi lớp 5 ở trường Tiểu học số 2 Liên Thủy, tôi đã nghiên cứu đề tài" Một   số  phương pháp dạy giải toán cho học sinh giỏi lớp 5"nhằm góp phần nâng  cao chất lượng học sinh giỏi của nhà trường.  III. Đối tượng­Phạm vi nghiên cứu      ­Đối tượng nghiên cứu:Kinh nghiệm dạy giải toán cho học sinh giỏi lớp 5.       ­Phạm vi nghiên cứu:Học sinh giỏi lớp 5 ở trường Tiểu học số 2 Liên Thủy.  IV. Nhiệm vụ nghiên cứu:      ­Tìm hiểu một số vấn đề lí luận và thực tiễn làm cơ sở cho đề tài.       ­Khảo sát phân tích thực trạng và khái quát những kinh nghiệm giải toán cho  học sinh giỏi lớp 5.  V. Phương pháp nghiên cứu:        Khi tiến hành nghiên cứu đề  tài này, tôi đã sử  dụng các phương pháp sau   đây:Khảo sát thực tiễn, điều tra, quan sát và rút kinh nghiệm.  B. NỘI DUNG: I.  Cơ sở lí luận :         Qua 3 năm tham gia  bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 tại trường tiểu học số2   Liên Thủy, ngoài việc tìm tòi nghiên cứu các tài liệu tham khảo, nâng cao. Tôi  còn nhận được sự đóng góp tham gia của lãnh đạo nhà trường, của bạn bè đồng  nghiệp trong quá trình bồi dưỡng, nên tôi đã đúc rút được một số  kinh nghiệm  về dạy giải   toán cho học sinh giỏi lớp 5 bằng nhiều phương pháp khác nhau. Qua đó học  sinh nhận thấy được các bước giải ở các loại Toán này có điểm giống nhau. Từ  một bài Toán có thể có nhiều phương pháp giải khaực nhau.  2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm II. Cơ sở lý luận dạy học.     Theo tôi, nguyên nhân dẫn đến  học sinh không xác định được cách giải Toán  là: *Không đọc kỹ  đề  bài, thấy đề  dài quá hoặc khó hiểu là nản chí không suy  nghĩ.       *Chưa có kỹ năng chuyển đổi các phương pháp giải Toán, không nắm được  mối quan hệ giữa các phương pháp giải Toán.  *Tư  duy của học sinh Tiểu học mang tính cụ  thể, chưa biết tư  duy trìu   tượng.           *Chưa biết cách trình bày lời giải vì không xác định được phải sử  dụng   phương pháp giải nào.       *Trong khi giải Toán học sinh không biết đặt bài Toán trong mối liên hệ với   bài Toán mẫu và chưa biết huy động vốn kiến thức mà mình đã được học để  vận dụng giải Toán.    *Việc phân tích 1 bài Toán phát hiện vấn đề mới từ bài Toán đã cho cón hạn   chế.      III. Biện pháp thực hiện: Xuất phát từ các yêu cầu và nguyên nhân trên, tôi đã có một số  biện pháp   để hướng dẫn các em giải Toán như sau.  1.Nâng dần giải Toán từ  dễ  đến khó, từ  tư  duy cụ  thể  đến tư  duy   trừu  tượng: Chẳng hạn dùng phương pháp sơ  đồ, chuyển sang ngôn ngữ  bằng lời   hay mô tả, dùng ký hiệu.  2.Thông qua một bài Toán cụ  thể, tôi cho học sinh tiếp cận với bài Toán  bằng nhiều cách khác nhau.   Ví dụ :    Dùng ngôn ngữ  Toán học để  mô tả  phát hiện ra những vấn đề  mới từ bài Toán. Biết đặt bài Toán trong mối liên hệ  với các bài toán cơ  bản ở  lớp và biết huy động tối ưu các kiến thức vào giải Toán.  3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm   ­ Khai thác mối liên hệ giữa các phương pháp giải Toán và khai thác kiến thức   cơ bản làm cơ sở cho việc tìm kiếm lời giải của 1 bài Toán. Hướng cho các em   tìm lời giải thuận lợi với mình( đưa về dạng Toán quen thuộc để làm).  Ví dụ: Tôi hướng dấn các em phân tích làm mãu 1 bài Toán cụ thể: “ Vừa gà vừa chó      Bó lại cho tròn    Ba mươi sáu con”.     Một trăm chân chẵn    Hỏi có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con chó?  a/Giải bằng phương pháp sơ đồ  Bước 1: Hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề, phân tích đề Toán, yêu cầu nêu cái  đã biết, cái  phải tìm của bài toán.                                      Gà   +    chó    =   36 con                                    Chân gà   =   2 lần số gà ( vì gà có 2 chân)                                   Chân chó  =   4 làn số chó( vì chó có 4 chân)  2 lần số gà và 4 lần số chó sẽ ứng với 100 con.  2 lần gà và chó sẽ ứng với :  36   x   2   =   72 ( con)      Bước 2: Vẽ sơ đồ và giải Toán 1 lần gà và chó:            Gà                            Chó                                                               36 con 2lầngàvàchó:                                                       36  x  2  =  72( con)   Số chân gà và chân chó :                                                                                                                                                  100 chân Từ sơ đồ đoạn thẳng ta thấy                                             2 lần số chó sẽ là                                            100  ­   72   =   28( con) 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm                                           Số chó là:    28   :    2    =   14 (con)                                           Số gà là:      36   ­    14   =   22 ( con)                                                                    Đáp số:  Gà:   22con                                                                                  Chó:  14 con Cũng  bài Toán trên tôi có thể hướng dẫn học sinh: b. Giải theo phương pháp giả thiết tạm.          Bước 1: Phân tích đề:       ­ Giáo viên hướng dẫn dùng ngôn ngữ để suy luận: Giả sử chó và gà đều có  2 chân( hoặc 4 chân)       Bước 2: Giải toán.       ­ Giả sử con chó đứng bằng 2 chân, 2 chân trước co lên, khi đó các con vật   chỉ đứng bằng 2 chân, số chân khi đó sẽ là.                                       36    x    2     =   72( chân)                                     Số chân hụt so với đề bài là.                                      100    ­    72    =   28( chân) Số chân bị thiếu chính là số chân chó co lên => Số chân mỗi con chó co lên   là:                                       4     ­    2    =  2( chân)                                   Số chó là:      28    :    2     =    14(con)                                   Số gà là:        36    ­    14   =     22( con)                                                            Đáp số:    Gà :   22con                                                                           Chó :  14 con c. Hướng dẫn giải theo phương pháp khử.         Dựa vào hướng phân tích ở phần a để làm bài.                                 Gà    +    Chó     =     36 con.                                Chân gà       +    chân chó    =   100 chân.  5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm          Hay :    Gà    +       chó        =    36   => 2 lần gà   +   2 lần chó   =   72 (1)                             2 lần gà    +   4 lần chó        =   100 (2)                            Từ (1) và (2)   =>  2lần chó là                            100    ­    72     =    28( con)                           Số chó là:   28    :    2   =   14 (con)                           Số gà là:     36    ­    14  =   22(con) d. Hướng dẫn giải theo theo phương pháp thế:      Nếu thay mỗi con chó bằng con gà( hoặc thay gà bằng chó) thì mỗi con chó  sẽ bị hụt đi là :                                                 4   ­    2    =   2( chân) Khi đó  tổng số chân các con vật là:    36    x   2  =   72(chân).        Số chân hụt đi so với  đầu bài là : 100    ­    72   =   28(chân).                                         Số con chó là:    28    :    2    =  14  (con)                                         Số con gà là :     36    ­   14   =  22( con)                                                  Đáp số:    Gà   :     22 con                                                                  Chó   :   14 con  3. Cho học sinh nhận xét về  các bước giải trong 4 cách giải của bài toán  trên.  Giáo   viên   kết   luận  :   Qua   các   bước   giải   chúng   ta   thấy   rằng   giữa   các  phương pháp   thế, giả  thiết tạm, khử  và phương pháp giải theo sơ  đồ  có sự  giống nhau về  các bước giải nhưng khác nhau  ở  cách sử  dụng ngôn ngữ  trong  quá trình giải toán. Các phương pháp giải toán đó có thể  chuyển đổi trực tiếp  hoặc gián tiếp qua nhau.  Theo định hướng này giáo viên cần phải luyện tập cho học sinh kỹ  năng  giải các bài toán có cấu trúc tương ứng với các bước của cách giải bài toán mẫu   trên  Nhóm 1 :Giải bằng phương pháp sơ đồ.  Nhóm 2 :Giải bằng phương pháp giả thiết tạm.  6
  7. Sáng kiến kinh nghiệm Nhóm 3 :Giải bằng phương pháp khử  Nhóm 4 : Giải bằng phương pháp thế Nhóm 5:  Bài toán có nhiều cách giải Một số đề áp dụng cho giải toán thuộc nhóm 1, 2, 3, 4  Bài 1 : Đào mua 6 tập giấy và 3 tờ bìa. Lý mua 7 quyển vở. Tổng số tiền   mua hết 13200 đồng. Tính  a. Số tiền mỗi bạn phải trả cửa hàng.  b. Giá tiền 1 tập giấy, 1 quyển vở, 1 tờ bìa.  Biết giá tiền một tập giấy thì bằng giá tiền 2 tờ  bìa và giá tiền 1 tờ  bìa   bằng giá tiền 1 quyển vở.  Bài 2 : Hồng mua 3 bông hồng Đà Lạt và 2 bông Cúc hết 5900đồng. Huệ  mua 2 bông hồng Đà Lạt và 3 bông cúc hết 5100 đồng. Tính giá tiền 1 bông   hồng Đà Lạt, 1 bông Cúc.  ( Gợi ý : Sử dụng phương pháp khử ) Bài 3. Một người mua 45 quả dưa hấu gồm 3 loại.                       Loại bé : 2000 đồng 1 quả Loại to :4000 đồng 1 quả  Loại nhỡ :3000 đồng 1 quả Biết số quả dưa loại bé gấp đôi loại nhỡ, tổng số tiền mua dưa là 115000  đồng. Tính số quả dưa hấu mỗi loại.  ( Gợi ý :Sử dụng phương pháp giả thiết tạm )  (Áp dụng nhiều phương pháp để giải toán ) 4. Khi học sinh biết áp dụng các cách giải toán khác nhau trong một bài  toán, các em có thể  tự  lựa chọn phương pháp mình hiểu nhất, nắm vững nhất   để áp dụng vào giải toán. Giáo viên là người hướng dẫn học sinh nắm vững các   phương pháp khác nhau để giải toán.  7
  8. Sáng kiến kinh nghiệm * Việc tập luyện giải các loại toán theo nhóm 1, 2, 3, 4, 5 nên tiến hành  theo 2 giai đoạn.  Giai đoạn 1. Giải toán theo nhóm 1, 2, 3, 4. Với các dạng: 1.Đặt 1 bài toán theo: a, Một phép tính, một dãy tính cho trước.  b, Một sơ đồ bằng lời hay sơ đồ.  c, Một hình vẽ cho trước.  2. Tóm tắt đề bài theo: a, Viết ngắn gọn phần cần tìm, phần đã cho.  b, Sơ đồ định hướng lời giải.  c, Ngôn ngữ tương ứng với phương pháp giải toán quen thuộc.  3. Đặt một bài toán theo: a, Dạng toán mẫu ( toán điển hình ).  b, Một phương pháp giải toán.          Giai đoạn 2 :Giáo viên lựa chọn những bài toán có thể giải theo nhiều cách.         IV. Kết quả đạt được.           Trong suốt 3 năm bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán lớp 5, với việc tìm tòi   hướng giải và áp dụng các phương pháp dạy trên nên học sinh giỏi lớp 5 của   trường  tôi đã nắm  chắc các bài toán giải bằng phương pháp thế, khử  hoặc giải toán  bằng sơ đồ mà không nhầm lẫn với các dạng toán khác. biết áp dụng nhiều cách  giải vào cùng 1 bài toán.           Kết quả  học sinh giỏi lớp 5 cấp huyện của trường Tiểu học số 2 Liên   Thủy trong năm học 2009 ­ 2010 vừa qua xếp thứ 5trong toàn huyện(Đội tuyển  gồm 03 học sinh dự thi, có 02 em đạt giải, trong đó có 01 giải nhất, 01 giải nhì).  V. Một số bài học kinh nghiệm.  8
  9. Sáng kiến kinh nghiệm Qua kinh nghiệm giảng dạy, dựa trên kết quả  đạt được của học sinh, bản   thân tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: 1. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, phân loại từng dạng  bài trong một mạch kiến thức, đồng thời nắm chắc các phương pháp giải   từng dạng bài đó 2. Để  giúp học sinh nắm vững phương pháp giải toán, người giáo viên phải  kiên trì hướng dẫn đi từ  bài toán mẫu đến luyện tập, từ   bài dễ  nâng dần  lên   mức cao hơn, từ tư duy cụ thể đến tư duy trừu tượng và chuyển sang suy diễn,   phán đoán.       3. Giáo viên phải biết khai thác mối liên hệ giữa phương pháp giải toán góp   phần bồi dưỡng và phát triển năng lực toán học cho học sinh.       4. Trong mỗi mạch kiến thức, cần giúp học sinh hiểu ngay ý nghĩa của các  thuật ngữ, tên gọi chung của mạch kiến thức đó.      5. Qua mỗi dạng bài, giáo viên cần giúp học sinh phân tích các tình huống, dữ  kiện để hiểu và nhận dạng bài toán.  KẾT LUẬN   Trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 5, các dạng toán hết sức   phong phú. Có nhiều bài toán  ở  dạng cơ  bản nhưng không ít bài  ở  dạng phức  tạp, phải xác định thông qua nhiều bước giải rồi mới tìm ra kết quả. Nhiều bài  toán rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của các em, giúp các em biết vận  dụng vào trong đời sống thực tế. Do đó giáo viên cần vận dụng các phương   pháp và hình thức dạy học hợp lí để  giúp các em nắm chắc các dạng toán và  cách giải. Cần để học sinh thấy được ý nghĩa của bài toán, học sinh hoạt động   tích cực và chủ động để nâng dần khả năng nhận thứ, phát triển tư duy, óc sáng  tạo của các em.     Nghiên cứu đề tài khoa học là vấn đề không dễ, lại được thực hiện trong thời   gian có hạn. Với những hiểu biết của bản thân còn hạn chế  nên không tránh  9
  10. Sáng kiến kinh nghiệm khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý bổ  sung của các thầy giáo,  cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp.                                                                                                 Người viết:                                                                                              10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2