Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn
lượt xem 11
download
Mục tiêu của sáng kiến "Một số phương pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn" nhằm góp phần giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn tốt hơn, hiệu quả hơn. Giúp giáo viên từng bước nâng cao hiệu quả trong giảng dạy. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn
- A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ TÊN ĐỀ TÀI: “ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN”. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận Một trong những môn học quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận, giải quyết vấn đề đó là môn Toán. Nhất là đối với học sinh tiểu học, lứa tuổi đang bắt đầu những năm tháng đầu đời ngồi trên ghế nhà trường, môn Toán góp phần phát triển óc thông minh, suy nghĩ độc lập, linh động, sáng tạo của học sinh. Giải toán có lời văn là những bài toán có nội dung thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan đến cuộc sống thường xảy ra hàng ngày. Cái khó của giải toán có lời văn là làm thế nào để lược bỏ được những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán. Hay nói cách khác là làm thế nào để chỉ ra được các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và tìm được những câu lời giải, phép tính đúng và đáp số cho bài toán đó. 2. Cơ sở thực tiễn. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 2, tôi thấy toán có lời văn có vị trí quan trọng trong chương trình toán ở Tiểu học. Học sinh được làm quen với giải toán có lời văn từ ở chương trình lớp 1. Nhưng lên lớp 2, chương trình học phức tạp hơn, đòi hỏi yêu cầu cao hơn. Quả thực, học sinh đã gặp khó khăn rất nhiều. Qua thực tế, tôi thấy học sinh lớp 2 giải các bài toán có lời văn thường chậm và gặp nhiều khó khăn hơn so với các dạng bài tập khác. Các em thường lúng túng khi tóm tắt bài, khi đặt câu lời giải cho phép tính rồi tư duy để tìm ra phép tính đúng. Và cái khó nhất ở đây là viết câu lời giải đúng. Chính vì những điều nói trên mà việc tìm ra giải pháp giúp học sinh lớp 2 làm tốt bài toán có lời văn là trăn trở của tôi. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài này với mong muốn các em có thể thành thạo hơn với những bài toán có lời văn khó và phức tạo ở các chương trình tiếp theo sau này.
- 2/18 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Đề tài nhằm trao đổi với đồng nghiệp trong công tác chuyên môn. Góp phần giúp học sinh lớp 2 giải bài toán có lời văn tốt hơn, hiệu quả hơn. Giúp giáo viên từng bước nâng cao hiệu quả trong giảng dạy. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 1. Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn tốt hơn. 2. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Học sinh lớp 2B Trường tiểu học Châu Sơn – Ba vì – Hà nội. 3. Phạm vi thời gian: Năm học 2022 - 2023. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp tư duy. - Phương pháp hỏi đáp. - Phương pháp phân tích - tổng hợp. - Phương pháp thực hành. - Phương pháp trò chơi. - Phương pháp luyện tập. - Phương pháp tự bồi dưỡng.
- 3/18 B. PHẦN THỨ HAI NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. CƠ SỞ LÍ LUẬN. Trong chương trình toán lớp 2, giải toán có lời văn là một phần khó đối với học sinh. Một số giáo viên chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức cho học sinh, chứ chưa tích cực trong việc giúp học sinh chủ động, làm thành thạo loại bài toán này. Đối với học sinh Tiểu học, ngôn ngữ của các em còn nghèo, các em chỉ mới dừng lại ở việc: Cô hỏi sao, trò trả lời vậy chứ chưa diễn đạt lưu loát, linh động câu trả lời theo nội dung, yêu cầu của bài toán. Do đó,việc rèn cho học sinh cách diễn đạt câu trả lời đúng, hay, đòi hỏi người giáo viên phải chyên tâm với nghề, uốn nắn, chau chuốt cho học sinh từng li, từng tí một. Chính vì vậy, tôi đưa ra các biện pháp tích cực mà tôi áp dụng để hướng dẫn học sinh lớp 2 giải toán có lời văn dưới đây. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. - Năm học 2022 - 2023, tôi được phân công giảng dạy lớp 2B. Tôi thấy các em còn lúng túng, hay nhầm lẫn nhất là khi tóm tắt bài toán, viết lời giải. Tôi đã trực tiếp gặp gỡ, chia sẻ, khảo sát kĩ năng giải toán có lời văn của 32 em học sinh của lớp 2B Trường Tiểu học Châu Sơn – Ba Vì – Hà Nội, năm học 2022 – 2023 ( Đề khảo sát ở phần minh chứng 1 ) - Với đề bài như vậy, tôi đã thu được kết quả như sau: Giải toán thành Kĩ năng giải Chưa nắm được Sĩ số thạo chậm cách giải. 32em 7em = 21,8 % 11em = 34,4 % 14 em = 43,8 % - Qua thực tế bài làm của học sinh, tôi thấy phần lớn các em khi giải toán có lời văn thường mắc các lỗi như sau: + Trình bày phần tóm tắt chưa đúng với nội dung, yêu cầu của bài. + Câu trả lời chưa đúng với nội dung, yêu cầu của bài. - Với thực trạng trên, để giúp các em học sinh học tập tốt hơn, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giải quyết vấn đề dưới đây.
- 4/18 III. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. BIỆN PHÁP 1: TÌM HIỂU NỘI DUNG, KIẾN THỨC BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 2. Chương trình “Giải toán có lời văn” được sắp xếp hợp lí, xen kẽ các mạch kiến thức khác, làm nổi rõ mạch kiến thức số học. 1.1)Chẳng hạn, về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20 sẽ có bài toán đơn giản làm rõ nghĩa của phép cộng, phép trừ: * Ví dụ: Bài 4: Hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị. ( SGK toán tập 1 - lớp 2 – trang 16) * Ví dụ: Bài 9: Bài toán về thêm, bớt một số đơn vị. ( SGK toán tập 1 - lớp 2 – trang 36) ( SGK toán tập 1 - lớp 2 – trang 37)
- 5/18 * Ví dụ: Bài 13: Bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị. ( SGK toán tập 1 - lớp 2 – trang 50) ( SGK toán tập 1 - lớp 2 – trang 51) 1.2) Bài toán về phép nhân, chia sẽ có bài toán đơn giản làm rõ nghĩa của phép nhân và phép chia. * Ví dụ: Bài 37: Phép nhân. Bài toán: Mỗi hàng có 5 quả bóng. Hỏi 3 hàng có tất cả bao nhiêu quả bóng? ( SGK toán tập 2 - lớp 2 – trang 8) * Ví dụ: Bài 41: Phép chia. Bài toán: Chia 20 kg gạo vào các túi, mỗi túi 5 kg. Hỏi được bao nhiêu túi gạo như vậy ? ( SGK toán tập 2 - lớp 2 – trang 17) 1.3) Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100 * Ví dụ: Bài toán: Ngày thứ nhất, Mai làm được 29 tấm bưu thiếp. Ngày thứ hai, Mai làm được 31 tấm bưu thiếp. Hỏi cả hai ngày Mai làm được bao nhiêu tấm bưu thiếp? (SGK toán tập 1 - lớp 2 – trang 77). * Ví dụ: Bài toán: Trên cây khế có 90 quả. Chim thần đã ăn mất 24 quả. Hỏi trên cây còn lại bao nhiêu quả khế ? (SGK toán tập 1 - lớp 2 – trang 90). 1.3) Bài toán liên quan đến các đơn vị đo khối lượng, dung tích.
- 6/18 * Ví dụ: Bài toán: Mai cân nặng 23 kg. Mi nhẹ hơn Mai 5 kg. Hỏi Mi cân nặng bao nhiêu ki -lô-gam ? (SGK toán tập 1 - lớp 2 – trang 86) * Ví dụ: Bài toán: Bình xăng của một ô tô có 42 l xăng. Ô tô đã đi được một quãng đường hết 15 l xăng. Hỏi bình xăng của ô tô còn lại bao nhiêu lít xăng ? (SGK toán tập 1 - lớp 2 – trang 91). 1.4) Bài toán liên quan đến các đơn vị đo độ dài. * Ví dụ: Bài toán: Mi và Mai đi tham quan cùng bố mẹ. Điểm tham quan cách nhà 50 km. Đến trạm dừng nghỉ, bố cho biết ô tô đã đi được 25 km. Hỏi từ trạm dừng nghỉ còn cách điểm đến bao nhiêu ki-lô-mét? (SGK toán tập 2 - lớp 2 – trang 76). 1.5) Bài toán có nội dung hình học. (SGK toán tập 1 - lớp 2 – trang 102). * Ví dụ: (SGK toán tập 1 - lớp 2 – trang 111). 1.4. Một số bài toán không điển hình, có cách giải không quen thuộc như đã học. Mục đích của những bài toán này là giúp học sinh rèn luyện phương pháp giải toán. Ở các bài toán này, học sinh được đặt trong tình huống có vấn đề để tìm tòi,
- 7/18 dự đoán cách giải quyết. Từ đó rèn luyện kĩ năng tư duy, chủ động giải quyết những khó khăn cụ thể mà học sinh lớp 2 gặp phải khi làm bài toán có lời văn. * Học sinh còn lúng túng khi tóm tắt bài. Tóm tắt không đúng về nội dung, hình thức hoặc đúng nhưng không rõ ý mà bài ra. * Ví dụ: Bài 4 trang 14 (SGK toán- tập 2- lớp 2). “ Bác Hòa làm ống hút bằng tre thay ống nhựa. Mỗi đoạn tre làm được 5 ống hút. Hỏi với 5 đoạn tre như vậy, bác Hòa làm được bao nhiêu ống hút ?” Thay vì tóm tắt là: 1 đoạn tre : 5 ống hút 5 đoạn tre : ... ống hút? Thì học sinh lại tóm tắt là: 5 đoạn tre : 5 ống hút 1 đoạn tre : ... ống hút? Hoặc: 5 ống hút : 1 ống hút ... ống hút? : 5 đoạn tre * Đặc biệt, học sinh đặt lời giải cho bài toán còn nhầm lẫn, làm phép tính còn nhầm lẫn hoặc câu trả lời chưa nêu rõ được ý nghĩa của phép tính, chưa đề cập được đến điều mà đề bài hỏi. - Ví dụ: Bài 3 trang 27 (SGK toán – tập 2 - lớp 2). “ Trong trò chơi Ô ăn quan, mỗi ô có 5 viên sỏi. Hỏi 10 ô như vậy có tất cả bao nhiêu viên sỏi ? Thay vì viết câu lời giải là: 10 ô như vậy có tất cả số viên sỏi là: Thì học sinh lại viết là: 10 ô như vậy có tất cả số nhóm là: Hoặc: Có tất cả số ô là: Có tất cả bao nhiêu viên sỏi là: * Khi đã lúng túng, nhầm lẫn ở phần tóm tắt thì việc viết phép tính giải sai bài toán là điều dễ dàng xảy ra. Điều này xảy ra nhiều hơn ở bài toán về nhiều hơn và bài toán về ít hơn. * Ví dụ: Bài 3 trang 84 (SGK toán tập 1- lớp 2).
- 8/18 + Thay vì trình bày là: Tóm tắt: 34 quả dưa Ngày thứ nhất: 7 quả dưa Ngày thứ hai: ? quả dưa Bài giải Ngày thứ hai Mai An Tiêm thả được số quả dưa hấu xuống biển là: 34 – 7 = 27 ( quả ) Đáp số: 27 quả dưa hấu. Thì học sinh lại trình bày: Tóm tắt: 34 quả dưa Ngày thứ nhất: Ngày thứ hai: 2 bạn ? bạn Bài giải: Ngày thứ hai Mai An Tiêm thả được số quả dưa hấu xuống biển là: 34 + 7 = 41 ( quả ) Đáp số: 41 quả dưa hấu. Hoặc có những học sinh tóm tắt đúng nhưng phép tính vẫn sai, hoặc đơn vị trong ngoặc đơn sai. ( Một số bài làm của học sinh ở phần minh chứng 2) 2. BIỆN PHÁP 2: QUY TRÌNH DẠY GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 2.
- 9/18 Để giúp các em khắc phục những khó khăn và giải thành thạo bài toán có lời văn, theo tôi, giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm bài qua 4 bước như sau: a) Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán. - Cần cho học sinh đọc kĩ đề bài toán, giúp học sinh hiểu rõ một số từ khóa quan trọng nói lên những tình huống toán học bị che lấp dưới cái vỏ ngôn từ thông thường như: “ít hơn”, “nhiều hơn”, “tất cả”... - Trong bài toán có từ nào mà học sinh chưa hiểu rõ thì giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh hiểu được ý nghĩa và nội dung của từ đó ở trong bài toán đang làm. - Giáo viên cần cho học sinh phân tích đề bài thông qua việc học sinh trả lời các câu hỏi như: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Đối với những học sinh kĩ năng đọc hiểu còn chậm, tôi dùng phương pháp giảng giải kèm theo các đồ vật, tranh minh họa để các em tìm hiểu, nhận xét. Qua đó, học sinh hiểu được nội dung, yêu cầu của bài. b) Bước 2: Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán. Có 2 hình thức tóm tắt đề bài toán có lời văn lớp 2. *Tóm tắt đề bài bằng ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn nhằm viết tắt các ý chính, chủ yếu của đề toán. - Với hình thức tóm tắt này, giáo viên nên hướng dẫn học sinh chủ yếu với bài toán có lời văn về phép nhân và phép chia. + Ví dụ: Bài 4 trang 31 (SGK toán – tập 2- lớp 2). Khi chuẩn bị cho buổi sinh nhật, mỗi lọ hoa Mai cắm 5 bông hoa. Hỏi 2 lọ hoa như vậy Mai cắm tất cả bao nhiêu bông hoa? - Giáo viên cần hướng dẫn để học sinh hiểu: Thành phần nào của bài toán ta đã biết rồi (số lọ hoa) thì ta để bên trái của dấu hai chấm. Thành phần nào trong bài toán ta cần đi tìm (số bông hoa) thì ta viết bên phải của dấu hai chấm. Cụ thể ở bài 4 trang 31 (SGK toán – tập 2- lớp 2). Tóm tắt: 1 lọ hoa: 5 bông hoa. 2 lọ hoa: ... bông hoa? - Với bài toán về phép chia, ta cũng hướng dẫn học sinh tương tự. + Ví dụ: Bài 2 trang 25 (SGK toán - tập 2- lớp 2).
- 10/18 Bạn Nam đã cắt 30 hình tròn để trang trí đèn ông sao, mỗi chiếc đèn cần 5 hình. Hỏi bạn Nam trang trí được bao nhiêu chiếc đèn ông sao? Tóm tắt: 5 hình tròn : 1 đèn ông sao. 30 hình tròn: ... đèn ông sao? - Với cách hướng dẫn như trên, học sinh nắm bắt nội dung yêu cầu của bài rất nhanh. Không những thế học sinh còn có kĩ năng tóm tắt nội dung bài toán một cách khoa học, logic, bài bản, đúng cả về nội dung và hình thức mà không bị lúng túng, nhầm lẫn như: 30 hình tròn : 1 đèn ông sao. 5 hình tròn: ... đèn ông sao? Hoặc: 1 đèn ông sao: 5 hình tròn 30 hình tròn: .... đèn ông sao ? * Tóm tắt nội dung bài toán có lời văn bằng sơ đồ đoạn thẳng. Đây là cách tóm tắt dùng các đoạn thẳng để biểu thị cho điều đã cho, điều phải tìm và các quan hệ toán học trong đề toán. Với hình thức tóm tắt này, giáo viên nên hướng dẫn học sinh làm với bài toán về nhiều hơn và bài toán về ít hơn. Bởi lẽ tóm tắt bằng hình thức này học sinh sẽ hiểu nội dung, yêu cầu của bài rất nhanh và tránh tối thiểu việc học sinh nhầm lẫn giữa hai phép tính cộng và trừ. + Ví dụ: Bài 2 trang 52 (SGK toán - tập 1 - lớp 2). - Tôi hướng dẫn học sinh: Điều gì đã cho ta vẽ trước, cái gì phải đi tìm ta vẽ xuống dưới. Cái gì nhiều hơn, nặng hơn, cao hơn... ta vẽ dài hơn,cái gì nhỏ hơn,nhẹ hơn,ngắn hơn,...,ta vẽ ngắn hơn.
- 11/18 Tóm tắt: 11 người Đội Một: 4 người Đội Hai: ? người. Nhìn vào sơ đồ, học sinh thấy số người của đội Hai ít hơn số người của đội Một nên các em dễ dàng xác định: Đây là bài toán về ít hơn nên làm phép tính trừ. Qua thực tế tôi thấy, một số trường hợp cho học sinh tóm tắt bằng lời và xác định phép tính thông qua từ ngữ của đề bài. Cụ thể: chọn “phép trừ” nếu có từ “ít hơn”, chọn “phép cộng” nếu có từ “nhiều hơn”. Điều này chỉ đúng với những bài toán đơn giản, thông thường. Nếu đề bài yêu cầu cao hơn một chút thì cách hướng dẫn này lại rất nguy hiểm, dễ dẫn đến nhầm lẫn. * Ví dụ: Vườn nhà Mai có 17 cây cam, vườn nhà Mai ít hơn vườn nhà Hoa 7 cây cam. Hỏi vườn nhà Hoa có mấy cây cam? Tóm tắt: 17 cây Mai: Hoa: 7 cây ? Cây cam - Nhìn vào sơ đồ, học sinh thấy vườn nhà Hoa có nhiều hơn vườn nhà Mai 7 cây cam. Dễ dàng học sinh xác định đây là bài toán về nhiều hơn và làm phép tính cộng mặc dù có từ “ít hơn” trong đề bài. Nếu học sinh tóm tắt bằng lời, căn cứ vào từ “ít hơn” thì sẽ làm phép tính trừ trong trường hợp này (sai). - Như vậy, lựa chọn hình thức tóm tắt phù hợp cho mỗi loại bài toán là vô cùng quan trọng trong việc giải bài toán có lời văn. Sau mỗi phần tóm tắt, giáo viên nên cho học sinh nhìn vào phần tóm tắt, đọc lại đề bài bài toán để học sinh hiểu bài sâu hơn. c) Bước 3: Đặt câu lời giải và phép tính thích hợp. * Đặt câu lời giải: Thực tế giảng dạy cho thấy đặt câu lời giải phù hợp là bước vô cùng quan trọng và khó khăn đối với học sinh lớp 2. Chính vì vậy, việc hướng dẫn học sinh lựa chọn và đặt câu lời giải hay cũng là một khó khăn lớn đối với người dạy. Thông thường, đối với học sinh đại trà tôi hướng dẫn học sinh: Muốn nêu được câu trả lời đúng hay, ta cần dựa vào câu hỏi.
- 12/18 + Ví dụ câu hỏi: “Hỏi vườn nhà Hoa có mấy cây cam ?”.Tôi hướng dẫn học sinh làm theo hai cách. Cách 1: - Ta bỏ bớt từ đầu câu là từ “Hỏi” và bắt đầu câu trả lời bằng chữ ngay sau chữ “hỏi” là chữ “vườn”. Đồng thời, thay chữ “mấy” bằng chữ “số” và thêm chữ “là” cùng với dấu hai chấm vào cuối câu trả lời. - Lúc này, ta được câu trả lời: “Vườn nhà Hoa có số cây cam là:” Cách 2: - Tôi hướng dẫn học sinh đặt chữ “Số” và đơn vị tính (cây cam) lên đứng đầu trong câu trả lời của cách 1. - Lúc này,ta được câu trả lời là: “Số cây cam vườn nhà Hoa có là:” Với các bài toán về hình học ta cũng hướng dẫn học sinh bám sát câu hỏi để đưa ra câu trả lời đúng, hay. - Với cách hướng dẫn học sinh viết câu trả lời phải bám sát, dựa vào câu hỏi như vậy, hầu hết học sinh của lớp tôi đã làm thành thạo khi viết câu trả lời, không có học sinh không làm được hoặc trả lời sai danh số. - Tóm lại, khi giảng dạy, ở mỗi một dạng bài cụ thể, tôi cho các em suy nghĩ để tìm ra các câu trả lời đúng nhất, hay nhất, phù hợp nhất với câu hỏi của bài toán đó. * Lựa chọn phép tính: Như tôi đã phân tích ở mục b, việc lựa chọn phép tính đúng hay sai phụ thuộc rất nhiều vào việc tìm hiểu đề bài, tóm tắt bài để xác định nội dung, yêu cầu của bài, xác định phép tính đúng. Nếu giáo viên hướng dẫn học sinh làm tốt phần a, b cùng với kĩ năng tính toán của học sinh thì học sinh sẽ làm rất tốt việc lựa chọn, thực hiện phép tính để tìm ra đáp số đúng cho bài toán có lời văn. Điều đáng lưu ý nữa ở phần này là ta hướng dẫn học sinh xác định danh số trong ngoặc đơn cho đúng. Bài toán hỏi về cái gì thì danh số là cái đó. * Ví dụ: Bài hỏi: “Nhà Hoa có bao nhiêu cây cam?” ở đây cái mà bài toán hỏi là “Số cây cam” thì danh số là “cây cam”. d) Bước 4: Hướng dẫn trình bày bài giải. Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải sao cho khoa học, đẹp mắt cũng là yêu cầu lớn trong quá trình dạy học. Muốn thực hiện yêu cầu này, trước tiên người dạy cần tuân thủ cách trình bày bài giải theo các bước như sau: - Đầu tiên là tên bài ta viết sát lề, có gạch chân. - Tiếp đó, xuống dòng, lùi đầu dòng 5 ô ta ghi: “Tóm tắt” có gạch chân. Nếu là tóm tắt bằng lời thì các dấu hai chấm phải thẳng nhau, nếu là tóm tắt bằng sơ đồ thì ngoài các dấu hai chấm, điểm bắt đầu của đoạn thẳng cũng phải thẳng nhau. Sau khi tóm tắt xong, xuống dòng ghi giữa trang vở từ “Bài giải” có
- 13/18 gạch chân. Xuống dòng, câu trả lời ghi cách lề khoảng 2 đến 3 ô, chữ đầu viết hoa, ở cuối câu có dấu hai chấm (:). Phép tính viết lùi vào so với lời giải khoảng 2 đến 3 chữ, cuối phép tính là danh số (đơn vị tính) được viết trong dấu ngoặc đơn. Phần đáp số ghi sang phần vở bên phải và dấu hai chấm rồi mới viết kết quả và danh số (lúc này không phải viết ngoặc đơn nữa). * Ví dụ: Bài 3: Tóm tắt: Mẹ có : 9 bông hoa. Chị có : 11 bông hoa. Mẹ và chị có : ... bông hoa? Bài giải: Mẹ và chị có tất cả số bông hoa là: 9 + 11 = 20 (bông hoa). Đáp số: 20 bông hoa. Song song với việc hướng dẫn học sinh thực hiện thì việc học sinh được quan sát bài mẫu của cô, các bài làm của các bạn trên bảng lớp để đưa ra các nhận xét, rút ra kinh nghiệm cũng là cách hiệu quả để học sinh trình bày bài toán có lời văn thành thạo hơn. 3. BIỆN PHÁP 3: NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC DẠY GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 2. Để thực hiện được quy trình dạy toán có lời văn hiệu quả như trên, giáo viên cần phối kết hợp tốt các phương pháp dạy học: 1) Phương pháp tư duy: - Mỗi đề toán có lời văn đều có 2 phần: + Phần thứ nhất là: Những điều đã cho. + Phần thứ hai là: Cái cần phải tìm. - Giáo viên vần hướng sự tập trung suy nghĩ của học sinh vào những từ quan trọng của đề toán, phân biệt rõ những gì thuộc về bản chất của đề toán để xác định cách làm bài. * Ví dụ: “Cắt đi, còn lại, tất cả, cả hai, nhiều hơn, ít hơn, chia đều,...”. 2) Phương pháp hỏi đáp: - Khi học sinh đã đọc xong và một phần nào đã xác định được nội dung trọng tâm của bài toán, giáo viên đặt câu hỏi, cả lớp tham gia phát biểu. + Bài toán cho biết gì?
- 14/18 + Bài toán yêu cầu ta làm gì? - Với những bài toán mới, giáo viên ghi nhanh phần tóm tắt bài toán lên bảng trong khi học sinh trả lời. Từ đó hình thành dần kĩ năng tóm tắt bài toán cho học sinh. 3) Phương pháp phân tích - tổng hợp: - Giáo viên cần hướng dẫn, tác động để học sinh suy nghĩ xem: “Bài toán đã cho biết gì và bài toán hỏi gì? Muốn trả lời được câu hỏi của bài toán thì cần phải biết những gì, cần phải làm phép tính gì?” - Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh chủ động, tự trả lời bài làm của mình trong phần thực hành. 4) Phương pháp thực hành: Trong khi học sinh làm bài, giáo viên bao quát lớp nhằm giúp đỡ số học sinh yếu, duy trì sự nghiêm túc khi làm bài của học sinh. Riêng đối với học sinh khó khăn trong học tập, giáo viên cần phải kèm cặp riêng, chỉ yêu cầu học sinh tự làm bài ở mức hoàn thành mà không đòi hỏi quá khả năng của các em. Phương pháp thực hành giúp học sinh hình thành và có kĩ năng làm bài vững chắc. Chính vì thế, giáo viên cần hết sức chú trọng ở phương pháp này và tích cực động viên, khuyến khích, khích lệ học sinh hăng say học tập. 5) Phương pháp trò chơi: Nhằm củng cố kiến thức đã học, nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn, tạo hứng thú học tập cho học sinh, tôi thường xuyên tổ chức các trò chơi học tập ở phần củng cố của tiết toán hoặc trong những buổi phụ đạo. * Trò chơi: “Tiếp sức” - Chọn 2 nhóm, mỗi nhóm 5 em, học sinh còn lại theo dõi, nhận xét, bình chọn. - Luật chơi: + Giáo viên đọc đề bài. + Em thứ nhất của mỗi nhóm ghi lại đề bài. + Em thứ hai ghi tóm tắt. + Em thứ ba ghi lời giải. + Em thứ tư lập phép tính. + Em thứ năm tính kết quả và ghi đáp số. - Nhóm nào làm đúng, nhanh hơn, đẹp hơn thì nhóm đó thắng. ( Trò chơi “ Tiếp sức” của học sinh ở phần minh chứng 3) * Trò chơi: “Đố vui để học”.
- 15/18 - Giáo viên chia 3 dãy bàn học sinh làm 3 nhóm. - Luật chơi: + Một em trong dãy 1 đọc đề bài toán. + Một em trong dãy 2 phải trả lời. + Dãy 3 nhận xét. - Nếu học sinh dãy 2 trả lời đúng thì được tuyên dương và có quyền đặt câu hỏi cho dãy 3. Nếu trả lời sai phải tiếp tục trả lời câu hỏi của nhóm bạn. * Như vậy, “Chơi mà học - Học mà chơi”, học sinh hứng thú, tư duy được kích thích hoạt động. Học sinh sẽ tích cực, chủ động trong việc học. Từ đó kiến thức được khắc sâu hơn. Đặc biệt các em rất hứng thú trong giờ học. Các em rất thích thú, hào hứng học môn Toán. 6) Phương pháp luyện tập: “Trăm hay không bằng tay quen”, giáo viên cần cho học sinh luyện tập làm bài toán có lời văn thường xuyên trong các giờ luyện tập, phụ đạo. Từ đó, kĩ năng làm bài của các em được củng cố chắc chắn hơn. 7) Phương pháp tự bồi dưỡng: Giáo viên hệ thống, ghi lại đủ các hình thức bài toán có lời văn ở lớp 2 và ghi lại những khó khăn học sinh hay mắc phải vào sổ tay. Ở mỗi sai sót của học sinh, giáo viên ghi lại các giải pháp tương ứng. * Ví dụ cách ghi chép: ST Hình thức đề Tên học Mẫu Học sinh Khắc phục T toán sinh sai sai sót 1 Đề bài toán bằng lời Huy, Minh có số Số Minh Yêu cầu học bình thường. Thảo bi là: có số bi là: sinh đọc kĩ câu Uyên, hỏi, luyện đặt Nguyệt,.. câu trả lời. 2 Đề toán tóm tắt, yêu Thảo Lập đề: - Nói câu - Tìm hiểu kĩ cầu lập đề và giải. Uyên, Chị có 7 con không trôi đề bài, luyện VD: Quỳnh tem. Em có 6 chảy. nói, luyện đặt Chị : 7 con tem. Như, con tem. Hỏi - Nêu sai câu trả lời. Em : 6 con tem. Quang cả chị và em nội dung, Trường,.. có bao nhiêu yêu cầu Cả chị và em:...con . con tem? của bài. .... tem? .... ..... ..... ..... .....
- 16/18 * Trên đây là những phương pháp, biện pháp tiêu biểu tôi áp dụng vào dạy học ngay từ đầu năm học. Ngoài các loại bài toán có lời văn tôi đề cập ở trên, học sinh lớp tôi đã áp dụng và làm tốt các bài toán có lời văn về hình học ( tính độ dài đường gấp khúc) và các bài khác như: * Ví dụ 1: Đạt có 15 viên bi. Đạt cho Mai 6 viên bi. Hỏi Đạt còn bao nhiêu viên bi?. * Ví dụ 2: Mẹ mua về một số quả trứng. Mẹ biếu bà một chục quả trứng, mẹ còn lại 9 quả trứng. Hỏi mẹ đã mua về bao nhiêu quả trứng? 4. BIỆN PHÁP 4: KẾT HỢP VỚI CÁC MÔN HỌC KHÁC ĐỂ PHỐI HỢP DẠY GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN. Như chúng ta đã biết, học sinh lớp 2 còn rụt rè trong giao tiếp. Chính vì vậy, để các em mạnh dạn, tự tin khi phát biểu ý, giáo viên cần phải gần gũi, khuyến khích các em giao tiếp, tổ chức các trò chơi học tập trong các tiết học khác nhau. Đặc biệt, trong các giờ Tiếng việt, các em cần luyện nói nhiều để các em có vốn từ lưu thông, kĩ năng giao tiếp tự tin, chủ động. Chính vì thế, tôi luôn luôn chú trọng rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh trong các giờ học. Bởi theo tôi, đây chính là “đòn bẩy” để giúp các em học sinh tìm hiểu tốt đề bài toán có lời văn và giải thành thạo bài toán có lời văn. C. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. - Trong các giờ toán, với các bài toán có lời văn, học sinh lớp tôi đã biết lựa chọn cách tóm tắt phù hợp với các loại bài. Các em đã đưa ra các câu trả lời khác nhau mà vẫn đúng nội dung, yêu cầu của bài. Việc học sinh lựa chọn phép tinh sai trong khi giải bài toán có lời văn là vô cùng hãn hữu. - Nhìn chung, với việc giải bài toán có lời văn, học sinh của tôi đã chủ động hoàn thành các nhiệm vụ học tập và tích cực, sôi nổi, thích thú trong giờ Toán. - Nhờ áp dụng một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình, cùng với sự nỗ lực học tập của các em. Sau một quá trình các em đã có tiến bộ rõ rệt. Để đánh giá sự tiến bộ của các em học sinh trong lớp, tôi dựa vào bài kiểm tra môn Toán tại các thời điểm giữa kì I, cuối kì I và giữa kì II, cuối kì II năm học 2022 – 2023. Tôi đã thu được những kết quả tốt vượt trội so với kết quả ban đầu trong việc dạy học “ Giải toán có lời văn” nói riêng và chất lượng trong môn Toán nói chung. Kết quả như sau:
- 17/18 * Đầu năm học: Giải toán thành Kĩ năng giải Chưa nắm được Sĩ số thạo chậm cách giải. 32em 7 em = 21,8 % 11 em = 34,4 % 14 em = 43,8 % * Cuối năm học ( giữa học kì 2): Giải toán thành Kĩ năng giải Chưa nắm được Sĩ số thạo chậm cách giải. 32em 26 em = 81,2 % 6 em = 18,8 % 0 em = 0% Sở dĩ có được kết quả như trên là một phần nhờ tinh thần học tập tích cực, tự giác của học sinh, sự quan tâm của nhà trường, sự quan tâm nhắc nhở của phụ huynh học sinh, bên cạnh đó các biện pháp giáo dục kịp thời, đúng lúc của giáo viên. Qua kết quả đạt được cho thấy, những cố gắng trong đổi mới phương pháp dạy học của tôi đã có kết quả khả quan. Qua các tiết dự giờ, thẩm định của cán bộ trường, cán bộ Phòng giáo dục, lớp tôi được đánh giá là một lớp học sôi nổi và học sinh có kiến thức vững chắc. Điều đó là nguồn động lực để tôi tiếp tục theo đuổi, xây dựng ý tưởng của mình, yêu nghề, yêu trẻ hơn. II. KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT. Sau những công việc đã làm trong thực tế và kết quả thu được qua nghiên cứu tôi có vài khuyến nghị và đề xuất sau: * Đối với giáo viên: Giáo viên không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, cần thường xuyên thay đổi các hình thức tổ chức dạy học. Trong quá trình dạy học cần tạo được không khí học tập sôi nổi trong cả lớp học để giúp mội đối tượng học sinh nắm bắt kiến thức, rèn luyện kĩ năng. Giáo viên thường xuyên kiểm tra đánh giá việc đọc của học sinh và ghi nhận kết quả của các em hay một tiến bộ rất nhỏ. * Đối với các cấp lãnh đạo: Bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm lí luận tiếp cận nhiều chuyên đề mới về phương pháp và các kỹ thuật dạy học cho giáo viên trang bị đầy đủ các phương tiện công nghệ thông tin trong giảng dạy. * Đối với phụ huynh và học sinh: Phụ huynh cần quan tâm, giám sát con em mình trong việc tự học ở nhà. Học sinh cần có ý thức tự học tốt. - Trên đây là toàn bộ những việc làm cũng như kết quả đạt được của cô và trò chúng tôi trong một năm học tích cực và sáng tạo góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở lớp 2. Song đây mới chỉ là ý
- 18/18 kiến nhỏ của tôi nên không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của hội đồng khoa học và của các đồng chí, đồng nghiệp để cho bản thân tôi hoàn thiện mình hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam kết một việc như sau: Năm học 2022 - 2023, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm. Với đề tài sáng kiến có tên là: “Một số phương pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn”. Tôi xin cam kết là trong quá trình giảng dạy tôi đã rút ra được kinh nghiệm cho bản thân mình và tự viết bài sáng kiến này sau đó đánh máy vi tính, không sao chép trên mạng, không copy của bạn bè, không lấy ở bất cứ nguồn thông tin nào khác, nếu có tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Châu Sơn, ngày 02 tháng 04 năm 2023 Người viết Phương Thị Biên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2237 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 216 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn