intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp giúp học sinh lớp 4 và 5 học tốt phân môn tập đọc nhạc

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

44
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến này nhằm ghi lại những kinh nghiệm, những biện pháp nâng cấp chất lượng tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học mà bản thân tôi đã áp dụng có hiệu quả trong những năm học qua.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp giúp học sinh lớp 4 và 5 học tốt phân môn tập đọc nhạc

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 VÀ  5 HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC”                                                                  
  2.  Phần I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài             Âm nhạc là một loại hình nghệ  thuật nhằm phản ánh hiện thực khách  quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Ở bậc tiểu học   mục tiêu của môn học là thông qua việc giảng dạy một số  vấn đề  sơ  giảng   về nghệ  thuật âm nhạc, nhằm hình thành và phát triển năng lực cảm thụ  âm   nhạc của học sinh, tạo một “trình độ  văn hoá âm nhạc” nhất định, từ  đó góp   phần đào tạo có chất lượng những lớp người có ích cho xã hội.       Từ mục tiêu của môn học chúng ta hiểu rằng: Môn âm nhạc ở trường tiểu   học không nhằm đào tạo những người làm nghề  âm nhạc chuyên nghiệp,  những diễn viên, những nhạc sĩ mà mục đích chính là thông qua môn học này  để tác động vào đời sống tinh thần của các em nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo   dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Muốn làm được điều đó nhất  thiết các em phải được tiếp cận với âm  nhạc đích thực, bản thân các em phải   là người trực tiếp tham gia ca hát. Tuy môn âm nhạc trong trường tiểu học là  một môn học riêng lẻ. Song mục đích của nó nhằm trang bị cho các em những  kiến thức kĩ năng giúp khơi dậy sự say mê sáng tạo trong hoạt động âm nhạc,   làm cho đời sống tinh thần của các em thêm phong phú, tạo điều kiện để  các   em tham gia vào các hoạt động khác của nhà trường.      Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi của sự  phát triển xã hội, Bộ  Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục  nghệ  thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là  phương tiện hiệu quả  nhất trong giáo dục thẩm mỹ  trong nhà trường phổ                                                                   
  3. thông, đặc biệt là  ở  bậc tiểu học, thông qua môn học này đã hình thành cho  các em những kiến thức ban đầu về ca hát, về kiến thức Âm nhạc, đặc biệt là   trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát  triển toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.       Bản thân tôi là giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn, tôi nhận thấy  rằng:Khả năng âm nhạc của học sinh Tiểu học có sự phát triển rõ rệt từ lớp 1  đến lớp 5. Ví dụ  học sinh lớp 1, 2 có trí nhớ  còn hạn chế, các em khó học   thuộc những bài hát có lời ca tương đối dài hoặc có nhiều lời ca. Đến lớp 4, 5,   khả năng ghi nhớ của học sinh đã được nâng cao hơn so với giai đoạn trước.  Biểu hiện về năng lực âm nhạc của học sinh rất khác biệt, mỗi lớp thường có  cả  những em học khá giỏi, trung bình và học yếu.Trong chương trình Âm   nhạc ở Tiểu học ,đối với các lớp 1,2,3 thì chương trình môn học Nghệ  thuật  (trong đó có âm nhạc )không có nội dung dạy tập đọc nhạc. Đến lớp 4 và lớp  5 , khi môn âm nhạc được tách riêng thành một môn học đọc lập thì học sinh   mới được học phần này. Nội dung tập đọc nhạc cũng là nội dung quan trọng  được thực hiện từ  lớp 4 đến lớp 5, đây cũng là phân môn học sinh đang còn   hạn chế  và chưa hứng thú khi học. Nhìn chung,đại đa số  các em rất thích ca  hát nhưng lại ngán ngại tập đọc nhạc. Qua thực tế giảng tôi nhận thấy rằng   trước một bài tập đọc nhạc, để  các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu  cầu của bài thì người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng   dẫn thật tốt , đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp  thu nhanh nhất kiến thức bài học. 2. Phạm vi nghiên cứu Các bài tập đọc nhạc lớp 4, 5 trong chương trình trường tiểu học. 3. Điểm mới của sáng kiến                                                                  
  4. ̣ Sang kiên nay nhăm ghi lai nh ́ ́ ̀ ̀ ững kinh nghiêm, nh ̣ ững biên phap nâng c ̣ ́ ấp chất  lượng tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học ma ban thân tôi đa ap dung co hiêu ̀ ̉ ̃́ ̣ ́ ̣   ̉ qua trong nh ưng năm hoc qua. Đăc biêt, tr ̃ ̣ ̣ ̣ ương tôi th ̀ ực hiên nghiêm tuc n ̣ ́ ội   dung dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tôi manh dan chon loc, đôi m ̣ ̣ ̣ ̣ ̉ ơí  ̣ ́ ̉ môt sô giai phap trong vi ́ ệc dạy tập đọc nhạc cho học sinh khối 4­5 nhằm  giúp các em phát triển toàn diện hơn và em có một tinh thần thoải mái hơn  hứng thú hơn để học tốt các môn học khác. Đây cũng là nội dung mang một ý  nghĩa giáo dục sâu sắc , góp phần nâng cao chất lượng cảm thụ âm nhạc và tri   giác âm nhạc cho học sinh. Phần II. NỘI DUNG I. Thực trạng việc dạy học tập đọc nhạc trong trường tiểu học. 1. Thực trạng chương trình, nội dung dạy tập đọc nhạc trong chương  trình tiểu học. Chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo Theo sách giáo khoa hiện hành, học sinh Tiểu học được học 16 bài tập đọc   nhạc đó là: Lớp Tên bài TĐN Nhịp Tuần dạy 4 TĐN 1: Son la son 2/4 6 4 TĐN 2: Nắng vàng 2/4 9 4 TĐN 3: Cùng bước đều 2/4 11 4 TĐN 4: Con chim ri 2/4 13 4 TĐN 5: Hoa bé ngoan 2/4 20 4 TĐN 6: Múa vui 2/4 22 4 TĐN 7: Đồng lúa bên song 2/4 27 4 TĐN 8: Bầu trời xanh 2/4 29 5 TĐN 1: Cùng vui chơi 2/4 2 5 TĐN 2: Mặt trời lên 3/4 5                                                                  
  5. 5 TĐN 3: Tôi hát son la son 2/4 11 5 TĐN 4: Nhớ ơn Bác 2/4 13 5 TĐN 5: Năm cánh sao vui  2/4 20 5 TĐN 6: Chú bộ đội 2/4 22 5 TĐN 7: Em tập lái ôtô 2/4 25 5 TĐN 8: Mây chiều 3/4 27 2. Thực trạng giảng dạy của giáo viên      Những năm trước đây việc giảng dạy bộ môn này giao cho giáo viên đứng  lớp giảng dạy, không có giáo viên chuyên biệt. Bên cạnh đó là đồ  dùng dạy   học còn thiếu, đặc biệt là nhạc cụ, cùng với những phương pháp giảng dạy  cũ, chủ yếu là dạy hát và dạy đọc nhạc theo phương pháp truyền miệng. Do  đó kết quả đạt được chưa cao, ít gây hứng thú cho các em trong việc học tập   và tiếp thu kiến thức của bộ môn. Từ  thực tế đó, tôi xin đưa ra một vài biện  pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học. Đây là những kinh nghiệm mà  tôi đã đúc kết được trong những năm giảng dạy tại trường.        Các bài tập đọc nhạc trong chương trình tiểu học thường là những khúc  nhạc ngắn , không quá phức tạp , thường là những khúc trích đoạn trong các  bài hát. Tuy vậy, một số  giáo viên chưa thực sự  quan tâm đến nội dung này,   chỉ  dạy qua loa mang tính hình thức , chưa thực sự  quan tâm đến đối tượng   học sinh nên dẫn đến việc truyền đạt kiến thức cho học sinh còn hạn chế .            Việc sử  dụng đồ  dùng dạy học  sử  dụng   nhạc cụ( như  ; Đàn piano kĩ  thuật số,tranh  ảnh,bảng phụ  có dòng kẻ  nhạc, các nốt nhạc rời các nhạc  cụ….) chưa được giáo viên chú trọng đúng mức nên cũng  ảnh hưởng không  nhỏ đến việc tiếp thu, nhận biết . 3. Thực trạng việc học tập đọc nhạc của học sinh:                                                                  
  6. ­  Đối  tượng học sinh:  Ngoài những học sinh có năng khiếu đặc biệt thì đại  đa số các em đọc tập đọc nhạc (TĐN) chưa đúng,  nhiều em đọc rất phô cao  độ, trường độ các nốt ,việc gõ tiết tấu  cũng chưa chính xác. Đa số  những em hát tốt có chất giọng thì đọc được tập đọc nhạc đúng cao   độ  , trường độ  , tiết tấu và ngược lại những em không có năng khiếu, không   có chất giọng thì đọc tập đọc nhạc cũng rất hạn chế. Nên xem ra chưa có  hiệu quả như mong muốn, chưa mang lại sự thích thú trong quá trình tìm hiểu  và học tập đọc nhạc của các em. ­ Khả  năng đọc đúng:  Đa số  các em chưa nắm được kĩ năng đọc đúng tên  nốt, đúng cao độ, đúng trường độ , chưa biết cách thể  hiện các tiết tấu thông  qua kí hiệu hình nốt.Cá nhân đọc chưa chuẩn xác. 4. Thực trạng thiết bị dạy học      Những năm gần đây tuy đã được lãnh đạo các cấp tạo điều kiện cơ sở vật   chất cho bộ  môn âm nhạc nói chung ,thiết bị  dạy và học còn rất nghèo nàn,  thiếu thốn. Một số  trường chưa có phòng dạy âm nhạc riêng. Nhạc cụ, băng  đĩa nhạc còn kém chất lượng, tranh  ảnh phục vụ  dạy học còn thiếu tuy đã  được giáo viên tự làm nhưng vẫn chưa đáp ứng cho việc dạy và học. Bên cạnh đó một số  trường đã được đầu tư  đúng mức nhưng việc sử  dụng   của giáo viên chỉ  dừng lại  ở  mức đối phó, qua loa, chưa tận dụng hết được  điều kiện có sẵn.  Ví dụ:  Sở giáo dục đã trang cấp cho các trường tiểu học ở Huyện Lệ thuỷ 35   đàn Piano kỹ  thuật số, trong đàn piano này các Voice của đàn đã được “Số  hoá” giống nhạc cụ  thật.Tuy vậy giáo viên chưa thực sự  tận dụng tối đa nó  ,điều đó góp phần  ảnh hưởng   không nhỏ  đến việc yêu thích đọc TĐN của  các em học sinh.                                                                  
  7. Chính vì vậy tôi xin mạnh dạn đưa ra một số  giải pháp để  nâng cao chất   lượng tập đọc nhạc cho học sinh như sau: II. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy tập đọc nhạc cho học sinh   Tiểu học.  1. Giải pháp 1:Vận dụng một cách hợp lý phương pháp dạy học.              Phương pháp dạy học là cách thức truyền đạt và các hoạt động của giáo   viên giảng dạy cho học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng, kỹ  xảo, phát triển  năng lực nhận thức, hình thành thế  giới quan khoa học và phát triển nhân cách   toàn diện. Phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chất lượng dạy   học. Trong phương pháp dạy học cần đảm bảo phát huy tính tích cực, tự  giác,  độc lập của học sinh trong quá trình học tập; giảng dạy và học tập phải gắn   liền với đời sống xã hội; học đi đôi với hành. Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học.  Vấn đề  học và kết quả  học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó   không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào  phương pháp truyền thụ  của người thầy. Hơn nữa còn phụ  thuộc vào ý thức  học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình  và toàn thể xã hội.          Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ  thuật   cao, nó khác  rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác   một cách tuyệt đối như  những con số  nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự  yêu thích, sự  đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này                                                                   
  8. không phải học sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh  những phút giây thư  giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua  những câu nhạc, những lời ca, Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình  tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ  những giai điệu qua từng bài nhạc, từng câu nhạc.      Vậy làm thế nào để các em đọc đúng được bài tập đọc nhạc?  Trước tiên   các em phải nắm vững kiến thức về Âm nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông  nhạc tương  ứng với độ  cao âm thanh, các hình nốt nhạc tương  ứng độ  dài,  giúp các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn với  lực độ khác nhau, tốc độ thể hiện khác nhau. Để các em có hứng thú trong học   tập, người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm trạng thoải mái, một   hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc. Để  làm được việc đó, một trong nhiều   yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức  về Âm nhạc.        Là giáo viên được bồi dưỡng chuyên ngành Âm nhạc Tiểu học, qua thời   gian trực tiếp giảng dạy bộ  môn, bản thân  ít nhiều đã đúc kết được những   kinh nghiệm trong công tác, tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các   kiến thức của môn học, đặc biệt là kiến thức đọc tập đọc nhạc của các em là   chưa cao, nhiều em còn rất lúng túng. Đứng trước những hạn chế thực tại, tôi  xin đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn các em học tập đọc nhạc khá hiệu  quả mà tôi đã tiến hành dạy mấy năm qua.          Vì vậy, trong phạm vi sáng kiến này, tôi đã vận dụng cơ  sở  lý luận về  phương pháp dạy học theo hướng tích cực để ứng dụng vào tiến trình dạy tập   đọc nhạc cho học sinh.  Nếu có phương pháp tổ  chức và giảng dạy tốt, chắc                                                                   
  9. chắn sẽ mang lại kết quả giúp cho học sinh rèn luyện tốt kỹ năng đọc TĐN,góp  phần nâng cao chất lượng cảm thụ âm nhạc và tri giác cho học sinh ­ Phương pháp thuyết trình       Phương pháp thuyết trình còn được gọi là phương pháp giảng giải, giảng   thuật. Luôn được sử  dụng rộng rãi trong các giờ  học. Đối với dạy âm nhạc,   dùng lời không nhiều như  dạy các môn học khác nhưng vẫn là phương pháp  cơ bản quan trọng không thể thiếu.       Khi giới thiệu về bài tập đọc nhạc , giáo viên không chỉ dùng phương pháp   thuyết trình mà còn phải dùng một số phương pháp khác thì giờ học mới sinh   động và học sinh dễ  tiếp thu bài như: kết hợp phương pháp thuyết trình với  phương pháp nêu vấn đề. Giáo viên hướng dẫn, khơi gợi, dẫn dắt những kiến   thức, kỹ năng mới với học sinh để học sinh suy nghĩ thực hiện. Phương pháp  này ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sinh còn chú trọng đến việc tạo  hứng thú trong học tập của học sinh, như vậy sẽ tạo được động lực bên trong   cho việc học tập của các em. ­ Phương pháp trực quan      Khi nhận thức sự vật, con người thường đi từ  “trực quan sinh động” đến  tư  duy trừu tượng”.  Điều này không chỉ  đúng với quy luật nhận thức nói  chung mà trong dạy học người ta thường sử  dụng triệt để  nó với tư  cách là  một phương pháp đầy hiệu lực. Trong dạy học âm nhạc, âm thanh vô cùng  trừu tượng, yêu cầu trực quan là tối cần thiết, các phương tiện đồ  dùng dạy   học như  nhạc cụ, tranh  ảnh, băng hình... rất tốt cho việc giới thiệu, giúp các  em tiếp thu bài nhanh hơn. ­ Phương pháp thị phạm, làm mẫu                                                                  
  10.       Đối với nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng thì quá trình dạy học  luôn phải dùng đến phương pháp thị  phạm hay làm mẫu để  người học dễ  nắm bắt. Với việc truyền dạy âm nhạc  thì phương pháp này trở nên vô cùng   quan trọng bởi văn bản không thể  thể  hiện hết được tinh thần của nó. Mặt  khác, nghệ  thuật là sự  sáng tạo không tĩnh tại nên phương pháp thị  phạm  chính là người giáo viên đã thổi hồn vào cho tác phẩm, cho làn điệu âm nhạc   để từ đó học sinh được tiếp nhận tác phẩm một cách sống động, tạo tiền đề  cho sự sáng tạo tiếp theo nếu có khả năng.  ­Phương pháp kiểm tra, đánh giá.       Đây cũng là một phương pháp vô cùng quan trọng được diễn ra trong quá  trình dạy học, người giáo viên phải biết sử dụng một cách hợp lý để tạo biết  được khả năng nắm bắt của học sinh trong giờ học, từ đó điều chỉnh hành vi  cũng như  các phương pháp dạy học cho phù hợp hơn nhằm nâng cao chất   lượng dạy học. Nếu giáo viên ít quan tâm đến phương pháp này sẽ  không  đánh giá được chất lượng giờ  học, không nắm bắt được khả  năng của học  sinh và giờ học mang tính chất thụ động. một chiều kém hiệu quả. 2. Giải  pháp 2: Xây dựng quy trình dạy và học tập đọc nhạc. Có   nhiều phương pháp  và  cách  thức  tiến hành  dạy cho  học sinh  tập  đọc  nhạc .Sau đây là một trong các cách thức cơ bản tiến hành dạy học sinh thực   hiện bài tập đọc nhạc theo trình tự như sau : Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài. Bước 2: Cho học sinh xác định tên nốt hình nốt. Bước 3: Tập đọc cao độ các nốt có trong bài theo thứ tự từ âm chủ đi lên và đi   xuống (đọc thang âm của bài).                                                                  
  11. Bước 5: Giáo viên đàn giai điệu bài tập đọc nhạc (từng câu ngắn) và học sinh  tập đọc theo sau khi nghe đàn (Chú ý khi đọc kết hợp gõ phách). Bước 6: Đọc ghép cao độ với lời ca. Bước 7: Kiểm tra nhóm , cá nhân. Để  có một tiết học nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên  người giáo viên phải xây dựng nề  nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ  thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc.  Ở lớp 3, các  em đã được làm quen với các kí hiệu Âm nhạc: các hình nốt, khuông nhạc,  khóa Son, đọc 8 bài tập đọc nhạc  ở  lớp 4, sang lớp 5, các kỹ  thuật đó được   duy trì và nâng cao hơn một bước. Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các   phương pháp và các bước trong giảng dạy  để  truyền thụ  lại cho các em các kiến thức của bài học cũng như  phát triển   các kỹ năng đã có của các em  một cách tốt nhất.      Ở lớp 3, học sinh mới làm quen với các kí hiệu ghi nhạc: khóa Son, khuông  nhạc, một số hình nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, … đặc biệt  vị  trí các nốt nhạc trên khuông nhạc rất quan trọng, nó quyết định cho việc  đọc nhạc của học sinh  ở  các lớp trên, vì vậy để  cho dễ  nhớ  tôi đã cho học   sinh ghi nhớ bằng các câu văn như sau: Nốt Đô: ở dòng kẻ phụ dưới Nốt Rê: sát dưới dòng kẻ thứ nhất Nốt Mi: ở dòng kẻ thứ nhất Nốt Pha: ở khe thứ nhất Nốt Son: ở dòng kẻ thứ hai                                                                  
  12. Nốt La: ở khe thứ hai Nốt Si: ở dòng kẻ thứ ba.      Ta thường xuyên ôn tập củng cố  cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc  trên khuông nhạc bằng các câu văn này kết hợp sử dụng khuông nhạc bàn tay  trái để khắc sâu kiến thức cho học sinh.        Ở  lớp 4, do mới được tiếp xúc nên yêu cầu của phân môn tập đọc nhạc   đặt ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Ở  giai đoạn đầu tiếp cận   với phân môn này, các em phải thực hành các bài tập về  cao độ, về  tiết tấu,   người giáo viên phải giúp các em nhận ra được âm thanh cao, thấp tương ứng   với vị trí các nốt nhạc trên khuông trong phạm vi 1 quãng 8.       Sang lớp 5, phân môn tập đọc nhạc cũng dựa trên cơ  sở  các kiến thức đã  học  ở  lớp 4 nhưng nâng cao hơn. Cả  năm, các em được học 8 bài tập đọc  nhạc đều viết  ở  nhịp 2/4 và 3/4 dựa trên cao độ  của thang 5 âm: Đô, Rê, Mi,   Son, La  hoặc thang 7 âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si.  3.Giải pháp 3 : Phương pháp rèn luyện tiết tấu và cao độ  Về  tiết tấu, các em tiếp tục được củng cố  lại trường độ  với các hình móc   đơn, nốt đen, nốt trắng, lặng đen và chấm dôi. Cách dạy thực hành các hình  nốt có thể  thực hiện gõ theo tiết tấu, cũng có thể  cho học sinh tập đọc bằng   tên gọi các hình nốt: đơn, đen, trắng, giáo viên có thể  cho học simh vừa đọc   vừa kí hiệu các hình nốt( ví dụ : Nốt trắng vừa đọc và vừa kết hợp gõ và xòe   tay ra kí hiệu bằng 2 phách..)                                                                   
  13.       Việc giúp học sinh tập đọc 1 bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả  cũng phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định. Sau khi  giới thiệu bài tập đọc nhạc, nếu như  ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh   thì ở tập đọc nhạc sẽ phải là luyện tập cao độ. Cho các em đọc lại cao độ của  các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ  vị  trí các nốt trên khuông nhạc và cảm nhận cao  độ  các nốt so với nhau.   Muốn các em thực hi ện t ốt bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để  các  em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, bài tập đọc nhạc có mấy nốt? gồm nốt gì?   Rút ra thang âm cho học sinh đọc, có thể  hoán đổi vị  trí các nốt nhạc để  học sinh tìm tòi  ở  mức độ  cao hơn nhằm kiểm tra tai nghe c ủa các em. Về  trườ ng độ  gồm những hình nốt gì? Rút ra hình tiết tấu chung của bài tậ p  cho học sinh đọc tiết tấu. Trong bài có sử  dụng các ký hiệu Âm nhạc nào?  mục tiêu của giai  đoạn này là làm thế  nào để  các em nắm và thể  hiện   đượ c hình tiết tấu  chủ đạo của bài. Việc thể  hiện tiết tấu phải đượ c kế t   hợp theo nhi ều hình thức, có thể  là vừa đọ c vừa vỗ  tay, vừa đọ c vừ a gõ   đệm nhạc cụ. Hình thức thể  hiện cũng có thể  là cả  lớp, theo tổ  nhóm, cá  nhân xen kẽ. Khi các em đã thực hiện tốt tiết t ấu c ủa bài, giáo viên đàn để  các em nghe và cảm nhận giai điệu theo ti ết tấu, Đây là lúc bắt đầu tập   đọc bài nhạc, tập đọc từng câu theo đàn, giáo viên sửa lỗi truyền mi ệng.   Luyện tập củng cố  theo nhóm, tổ  hoặc cá nhân. Khi các em đọc đúng cao   độ, trườ ng độ  của bài, mới chuyển sang ghép lời ca. Để  các em có cảm   nhận tốt hơn trong vi ệc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên cho các em tự  ghép lời, sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để  các em nghe,   so sánh. Giáo viên bắt nhịp, h ọc sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca. Giáo viên                                                                    
  14. đàn lại từng câu, sửa lỗi cho các em. Giai đoạn này đòi hỏi sự  kết hợp  luyện tập nh ịp nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ đệm nhạc cụ.  4.Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh đọc toàn bài TĐN      Để tiết học được sôi nổi và gây hào hứng cho các em trong tiết học tôi luôn   kết hợp với trò chơi hay đố  vui. Gõ tiết tấu để  đoán bài . Rèn luyện cho học  sinh có thói quen nhận biết vị  trí các nốt nhạc trên khuông nhạc ( khe, dòng,  nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn, nốt móc kép). Tập cho các em gõ phách đều   đặn, nhiều lần.  Cho các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động   giọng mà còn giúp các em nhớ  vị  trí các nốt trên khuông nhạc và cảm nhận  cao độ  các nốt so với nhau. Mu ốn các em thực hiện tốt giáo viên phải đư a  ra yêu cầu để  các em tìm hiểu, nhận xét bài tập đọc nhạc, bài   nhạc có  mấy nốt? gồm nốt gì? Rút ra thang âm cho học sinh đọ c, có thể  hoán đổ i  vị trí các nốt nhạc để  học sinh tìm tòi ở mức độ  cao hơn nhằm kiểm tra tai   nghe của các em. Về  tr ườ ng độ  gồm những hình nốt gì? Rút ra hình tiết   tấu chung của bài tập cho học sinh đọc tiết tấu. Trong bài có sử  dụng các  ký hiệu Âm nhạc nào? mục tiêu của giai đoạn này là làm thế  nào để  các  em nắm và thể  hiện đượ c hình tiết tấu   chủ  đạ o của bài. Việc thể  hiện  tiết tấu phải đượ c kết hợp theo nhi ều hình thức, có thể  là vừ a đọ c vừ a vỗ  tay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ. Hình thức thể  hiện cũng có thể  là cả  lớp, theo t ổ nhóm, cá nhân xen kẽ. Khi các em đã thực hiện tốt ti ết t ấu c ủa   bài, giáo viên đàn để  các em nghe và cảm nhận giai  điệu theo tiết tấu,   Luyện tập củng cố  theo nhóm, tổ  hoặc cá nhân.Để  các em có cảm nhận  tốt hơn trong vi ệc ghép lời ca với nh ạc, giáo viên nên cho các em tự  ghép  lời, sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để  các em nghe, so                                                                    
  15. sánh. Giáo viên bắt nhịp, h ọc sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca. Giáo viên  đàn lại từng câu, sửa lỗi cho các em. Giai đoạn này đòi hỏi sự  kết hợp  luyện tập  nhịp nhàng  giữa   đọc nhạc,  hát lời và  gõ   đệm nhạc  cụ. Cuối  cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ  các em học tập.   Phải thườ ng xuyên động viên học sinh, việc độ ng viên giúp cho các em  chưa thể hiện bài tập đọc nhạc tốt sẽ cố gắng học t ập h ơn. Với cách làm như  vậy, tôi nhận thấy không khí lớp học sinh động, sôi   nổi hẳn lên. Em nào cũng muốn đọc bài tập đọc nhạc vừa được học, đồng  thời cũng vui vẻ  sửa lại lỗi hát chưa chuẩn. Điều đó chứng tỏ  giờ  học đạt  hiệu quả cao hơn.  5. Giải pháp 5:  Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc:      Ghi chép lại các bài nhạc đã học giúp các em nắm chắc vị trí các nốt trên   khuông cũng như  nhớ  các hình nốt, ký hiệu đã học. Nếu như  tập đọc nhạc  mang nhiều tính chất trừu tượng vì nó còn phụ thuộc vào tai nghe của từng em  thì ghi chép nhạc  mang tính cụ thể hơn, hiện thực hơn. Do vậy, việc hướng   dẫn các em ghi chép đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, đơn giản không có  nghĩa là không quan trọng, ngược lại tập ghi chép nhạc là sự  đúc kết giữa 2   phân môn tập hát và tập đọc nhạc để  khắc sâu kiến thức. Do đó đòi hỏi phải  có sự chính xác tuyệt đối từng vị trí nốt trên khuông nhạc, quan trọng hơn nữa   là qua chép nhạc các em phải nhớ  được tên các nốt nhạc là gì, nằm  ở  vị  trí  nào, cách viết các hình nốt ra sao, các hình nốt đó có ý nghĩa gì và phải thể  hiện thế nào. Việc ghi chép nhạc còn giúp các em ghi nhớ các ký hiệu khác về  âm nhạc. Các kiến thức đó hổ  trợ  cho việc tập đọc nhạc hoặc thực hiện các  bài hát theo yêu cầu của tác giả như: dấu luyến, dấu chấm dôi, dấu quay lại,   dấu hồi đoạn, dấu lặng đen, lặng đơn, ngắt câu, ...                                                                  
  16.      Việc ghi chép nhạc là công việc đòi hỏi phải hướng dẫn các em thực hiện  một cách thường xuyên. Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào cũng phải thực  hiện ngay tại lớp vì như thế sẽ mất rất nhiều thời gian. Ở lớp chỉ hướng dẫn   các em cách thực hiện việc ghi chép, nhận ra cách trình bày thế nào cho đúng,  cho đẹp còn việc ghi chép lại bài nên cho các em thực hiện ở nhà. 6. Giải pháp 6: Thành lập Câu lạc bộ và tổ chức sinh hoạt thường xuyên * Mục đích: ­ Giúp học sinh có thêm những hiểu biết về kiến thức âm nhạc , giúp các em   mạnh dạn và tự tin hơn . ­ Rèn luyện kỹ năng hát, biểu diễn và tham gia hoạt động văn nghệ trong nhà  trường. *Công tác tổ chức: ­ Tham mưu với nhà trường xây dựng ban chủ nhiệm câu lạc bộ trong đó giáo  viên âm nhạc đóng vai trò chủ chốt. ­ Xây dựng kế hoạch hoạt động thường kỳ của câu lạc bộ. ­ Xây dựng nội quy của câu lạc bộ. ­ Tuyển chọn các thành viên cho câu lạc bộ: bằng cách các lớp giới thiệu, đề  xuất các bạn có năng khiếu, yêu thích âm nhạc tham gia với số  lượng: từ 15   đến 20 người . ­ Chuẩn bị địa điểm, nhạc cụ, tài liệu … dùng cho các buổi sinh hoạt. * Hình thức sinh hoạt: ­ Thông qua các buổi sinh hoạt tập hát. ­ Tổ chức trò chơi Âm nhạc (Như: đoán và tìm tên nốt, vận động nhanh chậm   theo tiết tấu âm nhạc , theo cao độ lên xuống của các nốt nhạc...)                                                                  
  17. ­ Các thành viên của Câu lạc bộ sau khi đã biết và nắm được các kiến thức cơ  bản về  âm nhạc có thể  truyền đạt, tập lại cho các bạn khác hay cho các em  trong trường qua các buổi sinh hoạt, tập văn nghệ * Thời gian sinh hoạt:  Sinh hoạt mỗi tuần một lần vào buổi chiều Thứ 4 trong tuần. Khi các em đã cảm nhận được chính bằng mắt thấy, tai nghe rồi dẫn đến cảm  nhận, qua đó biết cách sáng tạo với khả năng của các em, thì việc yêu thích  âm nhạc sẽ được hình thành dần trong tâm trí của các em . III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, BÀI HỌC KINH NGHIỆM  1. Kết quả đạt được a. Về mặt định tính: ­ Học sinh đã nắm được nội dung các bài tập đọc nhạc mà giáo viên đã triển   khai.Các em có thái độ học tập nghiêm túc, thể hiện sự yêu thích thong qua các   giờ   học hát. Bên cạnh đó các em đã biết luyện tập nhớ  vị  trí nốt nhạc trên  khuông.  ­ Các em được rèn kỹ năng phán đoán, tổng hợp, phát triển tư duy sáng tạo rất  tốt. các em làm quen dần với việc quan sát, đưa ra nhận xét lẫn nhau hướng   tới mục đích để công việc của bản thân hoặc nhóm tốt hơn. B. Về mặt định lượng: Các mức độ yêu cầu Hoàn thành Xác định đúng tên nốt, hình nốt Hoàn thành 100% Gõ được tiết tấu bài Hoàn thành 100% Đọc được cao độ  các nốt (thang âm của  Hoàn thành 100% bài) Đọc ghép co độ và lời ca Hoàn thành 100%                                                                  
  18. Yêu thích các bài tập đọc nhạc Hoàn thành 100%  c. Kết quả đánh giá chất lượng học kì 1 Xếp loại HK 1theo Thông tư 22/2016/TT­BGDĐT Số học sinh xếp Hoàn thành tốt môn học: Chưa điền được số liệu Số học sinh xếp Hoàn thành môn học: 100 % . Số học sinh chưa hoàn thành môn học:  0%. So sánh đối chiếu với chất lượng đầu năm học thì HS nhớ  vị  trí các nốt trên  khuông nhạc, đọc cao độ , trường độ , gõ tiết tấu đã tiến bộ rõ rệt.  2. Bài học kinh nghiệm Để học sinh yêu thích và đọc được các bài tập đọc nhạc, trong quá trình thực   hiện dạy tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học cùng với thực tế giảng dạy Âm  nhạc của bản thân tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: ­ Giáo viên phải không ngừng tìm tòi, học hỏi, bồi dưỡng vốn kiến thức của   mình về  âm nhạc.Mỗi một giáo viên nói chung, môn âm nhạc nói riêng cần có trách   nhiệm đối với hoạt động này. Giáo viên cần có những  phương pháp , tìm tòi  những cách thức , hình tượng để học sinh liên tưởng , ghi nhớ khắc sâu những  kí hiệu đó trong trí nhớ.  ­ Phải rèn luyện kỹ năng  đọc tốt các bài tập đọc nhạc, giúp các e luyện nhớ  vị  trí nốt trên khuông nhạc , đọc đúng cao độ  , trường độ  , tiết tấu , tiến tới   bài đọc nhạc trên khuông nhạc với phần giai điệu và sau đó đọc ghép với lời   ca. ­ Phải nắm chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng tiết học để có thể  xem xét và   lồng ghép một cách linh hoạt khi dạy các bài tập đọc nhạc.                                                                   
  19. ­ Phải nắm được khả  năng âm nhạc của học sinh,  hiểu rõ trình độ  và năng  lực, hoàn cảnh và sở thích của từng em cũng như tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.  Phân loại được học sinh, người giáo viên mới có thể áp dụng những pháp dạy   học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, với từng cá thể học sinh.  Có  kế hoạch, chương tình cụ thể cho các hoạt động, các biện pháp của mình. ­ Giáo viên phải lập kế hoạch dạy học và thiết kế giáo án một cách khoa học,   phối hợp hoạt động học Âm nhạc với các hoạt động ngoài giờ lên lớp để làm   phong phú hình thức, nội dung học tập, đồng thời phát hiện khả năng âm nhạc  của cá nhân. Phải thường xuyên tuyên dương, khen ngợi khích lệ kịp thời. ­ Mạnh dạn đề  xuất với BGH hội đồng sư  phạm nhà trường trang bị tài liệu   tham khảo, đồ dùng dạy học để phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn. Đầu tư  xây dựng phòng học chức năng  để  HS có không gian hoạt động nghệ  thuật.  Đề  xuất Phòng GD&ĐT tổ  chức lớp chuyên đề  về  bộ  môn Âm nhạc để  GV   có điều kiện học hỏi, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và phương pháp giảng  dạy được tốt hơn nữa. Phần III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN ­ Sáng kiến kinh nghiệm này được xây dựng không chỉ  dựa vào kinh nghiệm   cá nhân, mà còn căn cứ vào cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn việc dạy học Âm  nhạc ở Tiểu học cũng như tham khảo một số tài liệu về dạy âm nhạc cho học  sinh Tiểu học. ­ Sáng kiến kinh nghiệm đã trình bày về phương pháp và một số kĩ thuật dạy  tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học nhằm gây hứng thú cho học sinh, giúp các  em phát triển tai nghe nhạc , làm quen và biết phân biệt được các âm thanh và                                                                    
  20. độ cao – thấp, dài – ngắn, nhanh – chậm…. Nhằm hỗ trợ cho việc ca hát đúng   và chuẩn xác. ­ Kết quả  cho thấy, đó là những vấn đề  có tính khả  thi và phù hợp với điều   kiện dạy học hiện nay. Giáo viên có thể dễ dàng thực hiện, học sinh tiếp thu  kiến thức dễ dàng, hầu hết các em hoàn thành mục tiêu tiết học. 2. KIẾN NGHỊ      Để sáng kiến kinh nghiệm trên phát huy được hiệu quả cao hơn trong hoạt  động dạy tập đọc nhạc cho học sinh Tiểu học,  tôi đề nghị lãnh đạo trường và   ngành giáo dục tiếp tục trang bị  những phương tiện dạy học cần thiết như:   Bảng phụ có dòng kẻ nhạc, các nốt nhạc rời, thước chỉ bảng, nhạc cụ thông  dụng. Việc dạy tập đọc nhạc có thể  đạt hiệu quả  cao hơn nếu được thực   hiện trên giáo án điện tử, điều này giúp học sinh được học bằng đa giác quan:   nghe, nhìn, cảm nhận, …      Dạy phân môn tập đọc nhạc cũng mang một ý nghĩa giáo dục sâu sắc ,góp   phần nâng cao chất lượng cảm thụ âm nhạc và tri giác âm nhạc cho học sinh.   Nhận thức được vấn đề này, tôi đã suy nghĩ và có nhiều tìm tòi trong việc dạy  tập đọc cho học sinh. Trên đây là một số  kinh nghiệm tôi thu được trong quá   trình dạy học, chúng hoàn toàn có tính khả thi, phù hợp với điều kiện dạy học   thực tế. Nhờ thực hiện những kinh nghiệm này, học sinh của chúng tôi đã biết  đọc được các bài tập đọc nhạc đúng cao độ , trường độ , tiết tấu. Tài liệu tham khảo 1. Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4, 5. Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Sách Giáo viên Âm nhạc lớp 4, 5. Nhà xuất bản Giáo dục.                                                                  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0