Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu của sáng kiến là hình thành năng lực cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách cho học sinh. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2
- ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN TRUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH Ở PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2 Lĩnh vực : Tiếng Việt Cấp học : Tiểu học Tên Tác giả : Mai Thị Thu Ngọc Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung Chức vụ : Giáo viên cơ bản NĂM HỌC 2019 -2020
- Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2/17
- Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2 Bao đời nay những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và những người đương thời đều được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không có một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc trong xã hội hiện đại. Biết đọc con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác, đặc biệt khi đọc một tác phẩm văn chương con người không chỉ thức tỉnh nhận thức mà còn rung động tình cảm, nẩy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Chính vì lẽ trên, dạy đọc có một ý nghĩa rất to lớn, đặc biệt là ở cấp học tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học... Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Như vậy đọc có một ý nghĩa to lớn còn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Thấy được tầm quan trọng đó của đọc với học sinh, trong quá trình dạy đọc tôi luôn chú trọng tìm hiểu, đúc rút kinh nghiệm giúp học sinh có thể đọc tốt. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn chủ đề Sáng kiến kinh nghiệm “Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc ở lớp 2”. II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1. NHIỆM VỤ DẠY ĐỌC - Hình thành năng lực cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc diễn cảm. - Giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách cho học sinh. - Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. - Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh. - Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. 2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 2 2.1. Phát triển kĩ năng đọc, nghe và nói cho học sinh * Đọc thành tiếng: - Phát âm đúng. - Ngắt nghỉ hơi hợp lí. - Cường độ đọc vừa phải (không đọc quá to hay quá lí nhí) - Tốc độ đọc vừa phải (không ê a, ngắc ngứ hay liến thoắng), đạt yêu cầu khoảng 50 tiếng/ 1phút. * Đọc thầm và hiểu nội dung: 3/17
- Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2 - Biết đọc không thành tiếng, không mấp máy môi. - Hiểu được nghĩa của các từ ngữ trong văn cảnh (bài đọc); nắm được nội dung của câu, đoạn hoặc bài đã đọc. * Nghe: - Nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. - Nghe - hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy cô. - Nghe - hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của các bạn. * Nói: - Biết trao đổi với các bạn trong nhóm học tập về bài đọc. - Biết cách trả lời các câu hỏi về bài đọc. 2.2. Trau dồi vốn tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống: - Làm giàu và tích cực hóa vốn từ, vốn diễn đạt. - Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, hình thành một số kĩ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập của bản thân. - Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán...). 3. NỘI DUNG DẠY HỌC a. Số lượng, thời lượng học - Trung bình, một tuần, học sinh được học 2 bài tập đọc, trong đó có một bài học trong 2 tiết, một bài còn lại được học trong một tiết. b. Các loại bài tập đọc - Có 64 bài tập đọc bao gồm văn bản văn học,văn bản khoa học, báo chí, hành chính (tự thuật, thời khóa biểu, thờ gian biểu, mục lục sách...) thông qua những văn bản này cung cấp cho các em một số kĩ năng cần thiết trong đời sống, bước đầu xác lập mối quan hệ giữa học với hành, giữa nhà trường và xã hội. - Có 32 bài tập đọc được dạy trong 2 tiết và 32 bài được dạy trong 1 tiết. Những bài dạy trong 2 tiết đều là truyện kể, đóng vai trò chình trong mỗi chủ điểm. Học sinh có 1 tiết để kể lại nội dung truyện hoặc tập phân vai, dựng lại câu chuyện theo kiểu hoạt cảnh (tiết Kể chuyện), và viết chính tả một đoạn trích hay tốm tắt nội dung truyện (tiết Chính tả). * Cấu trúc của sách giáo khoa Lớp 2 TẬP 1: Tập trung vào các mảng: Học sinh - Nhà trường - Gia đình với các chủ điểm: + Em là học sinh. + Bạn bè. + Trường học. 4/17
- Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2 + Thầy cô. + Ông bà. + Cha mẹ. + Anh em. + Bạn trong nhà. TẬP 2: Tập trung và các mảng: Thiên nhiên - Đất nước với các chủ điểm: + Bốn mùa. + Chim chóc. + Muông thú. + Sông biển. + Cây cối. + Bác Hồ. + Nhân dân. Có 32 bài tập đọc được dạy trong 2 tiết và 32 bài được dạy trong 1 tiết. Những bài dạy trong 2 tiết đều là truyện kể, đóng vai trò chình trong mỗi chủ điểm. Học sinh có 1 tiết để kể lại nội dung truyện hoặc tập phân vai, dựng lại câu chuyện theo kiểu hoạt cảnh (tiết Kể chuyện), và viết chính tả một đoạn trích hay tốm tắt nội dung truyện (tiết Chính tả). 4. BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Đọc mẫu. 2. Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài, tìm hiểu nội dung bài đọc. 3. Hướng dẫn đọc và học thuộc lòng. 4. Ghi bảng. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Đảm bảo đúng chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Góp phần đổi mới phương pháp để giúp học sinh hoàn thành tốt chương trình học tập đọc lớp 2. Qua đó người giáo viên có thêm những kinh nghiệm trong việc lựa chọn nội dung giảng dạy sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. Ngoài ra, việc lựa chọn nội dung và hình thức lên lớp còn đòi hỏi người giáo viên phải thực sự thấu hiểu về đặc điểm tâm sinh lý, khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh do mình dạy. - Được chia sẻ những việc làm đã có ít nhiều hiệu quả với các bạn đồng nghiệp để đồng nghiệp có thể tham khảo từ đó có những áp dụng giúp học sinh có thể học tốt phân môn Tập đọc. - Qua việc nghiên cứu đề tài này, việc tìm hiểu các tài liệu, chứng cứ liên quan giúp tôi có thêm cơ hội bổ sung cho mình những kiến thức trong môn 5/17
- Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2 Tiếng Việt để từ đó nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân trong quá trình dạy học. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU a) Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại lớp 2A3 - Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung b) Phạm vi nghiên cứu: Ngay từ đầu nhận lớp tôi đã làm quen, phân loại trình độ từng mức đối tượng học sinh, kết hợp với giáo viên lớp 1 để đưa ra phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện được sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã vận dụng các phương pháp sau đây để nghiên cứu: 1. Phương pháp nghiên cứu, các tài liệu tham khảo và sách giáo khoa - Đọc các loại sách và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến môn Tiếng Việt. - Tìm hiểu thêm trên mạng các phương pháp dạy học mới, những cuốn sách tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. - Tìm hiểu các tài liệu về cách tổ chức trò chơi, về lí luận giảng dạy phân môn Tập đọc. 2. Phương pháp quan sát, học hỏi - Quan sát, khảo sát về tình hình “dạy và học” phân môn Tập đọc trong trường tiểu học. - Thăm lớp, dự các tiết chuyên đề về phân môn Tập đọc trong trường cũng như các chuyên đề thành phố được bồi dưỡng hàng năm. Mạnh dạn trao đổi những suy nghĩ của cá nhân mình với các giáo viên khác để từ đó rút ra cho mình những bài học sau mỗi bài dạy. 3. Phương pháp cá thể hóa - Đề ra mục tiêu cụ thể cho từng đối tượng trong lớp khi soạn và dạy phân môn Tập đọc. - Trong các tiết học quan tâm sát sao đến đối tượng học sinh yếu kém để kịp thời giúp đỡ, động viên các em tiến bộ. 4. Phương pháp đánh giá kết quả - Kịp thời đánh giá kết quả học sinh thu được trong các tiết Tập đọc nhất là sự tiến bộ của học sinh yếu kém để tìm ra phương pháp mới giúp học sinh tiến bộ để đánh giá kết quả thu được của đề tài nghiên cứu. PHẦN B: NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 6/17
- Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2 I. TỔ CHỨC DẠY ĐỌC THÀNH TIẾNG 1. Chuẩn bị cho việc đọc Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế đọc. Khi ngồi đọc phải ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách khoảng 30 - 35cm, cổ và đầu thẳng, phải thở sâu và thở chậm để lấy hơi. Ở lớp khi nghe cô giáo đọc, học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay. Trước khi rèn đọc đúng cần chú ý đến cường độ đọc và tư thế khi đọc, tức là rèn đọc to, đọc đàng hoàng. Vì vậy khi đọc thành tiếng, người đọc có thể đọc cho mình hoặc đọc cho người khác hoặc cho cả hai. Đọc cùng với phát biểu trong lớp là hai hình thức giao tiếp trước đám đông đầu tiên của trẻ nên giáo viên phải coi trọng khâu chuẩn bị để đảm bảo sự thành công, tạo cho các em sự tự tin cần thiết. Giáo viên phải cho các em hiểu rằng đọc không phải cho cô giáo nghe mà đọc cho các bạn trong lớp cùng nghe. Như vậy không phải là học sinh đọc quá to hay gào lên. Đối với những học sinh đọc “lí nhí”, giáo viên cần tập cho các em đọc to chừng nào bạn ngồi cuối cùng lớp nghe thấy mới thôi. Giáo viên nên cho học đứng trên bảng đối diện với những người nghe. Tư thế đọc phải vừa đoàng hoàng, vừa thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay. 2. Luyện đọc đúng: a) Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là đọc không thừa, không sót từng âm, vần, tiếng. Đọc đúng phải thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm, không đọc theo tiếng địa phương, lệch chuẩn. Đọc đúng bao gồm đọc đúng âm, thanh, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu). b) Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm vị tiếng Việt. Trong quá trình dạy học, để học sinh đọc đúng tôi thấy cần chú trọng dạy học sinh đọc đúng: + Đọc đúng các phụ âm đầu: Ví dụ: Có ý thức phân biệt để không đọc “nàm việc”, “lên lon”, “phoe phang”, “cá gô” mà phải đọc “làm việc”, “nên non”, “khoe khoang”, “cá rô”. + Đọc đúng âm chính: Ví dụ: Học sinh có ý thức phân biệt để không đọc “mua riệu”, “ chấm múi” ... mà phải đọc “ưu tiên”, “mua rượu”. + Đọc đúng âm cuối: Ví dụ: Có ý thức đọc đúng không đọc “luông luông”, “ngạc mũi” , “thát nước”... mà phải đọc “luôn luôn”, “ngạt mũi” , “thác nước”. 7/17
- Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2 Đọc đúng về các thanh: Về thanh có các lỗi phát âm, hay lẫn thanh hỏi thành thanh nặng. Ví dụ: “hỏi thăm, thoang thoảng ...” đọc thành “họi thăm”, “thoang thoạng”. Một số địa phương lẫn thanh hỏi và thanh ngã như tiếng Thanh Hóa. Không phân biệt được thanh (~) và thanh (.) như tiếng Nghệ An. Không phân biệt được thanh (~) và thanh (?) như tiếng Quảng Bình, Quảng Trị. Tiếng Nam Bộ thì nhập hai thanh này làm một. Đọc đúng bao gồm đọc đúng tiết tấu, ngắt nghỉ hơi, ngữ điệu câu... khi đọc không được tách một từ ra làm hai. Ví dụ: không ngắt hơi: - Ca lô đội lệch - Mồm huýt/ sáo vang. - Với em bé gái Phải “ người/ lớn “ cơ. Ông già bẻ gãy từng chiếc một/ cách dễ dàng. Không tách từ chỉ từ loại với danh từ mà nó đi kèm, ví dụ không đọc: - Như con/ chim chích. Nhảy trên đường vàng. - Em cầm tờ/ lịch cũ Ngày hôm qua đâu rồi. Không tách giới từ với danh từ đi sau nó, ví dụ không đọc: Như con chim Nhảy trên/ đường vàng. Không tách động từ- hệ từ “ là” với danh từ đi sau nó, ví dụ không đọc: - Mẹ là/ ngọn gió của con suốt đời. Việc dựa vào nghĩa và quan hệ cú phát sẽ giúp chúng ta xác định cách ngắt nghỉ đúng của các câu sau: - Yêu thương/ em ngắm mãi Những điểm mười cô cho. (Không ngắt “yêu thương em/ ngắm mãi”). - Trường mới/ xây trên nề ngôi trường lợp lá cũ. (Không ngắt “Trường mới xây/ trên nền ngôi trường lợp lá cũ”). Việc ngắt nghỉ hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, đọc đúng các ngữ điệu câu: lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong câu. Với câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội dung cầu khiến khác nhau. Ngoài ra còn phải đọc hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu. 8/17
- Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2 c) Biện pháp luyện đọc đúng: + Trước khi lên lớp giáo viên phải dự tính để ngăn ngừa các lỗi của học sinh khi đọc. Tùy đối tượng học sinh, giáo viên xác định các lỗi phát âm mà học sinh hay mắc phải: ví dụ một số tỉnh ở Bắc bộ hay lẫn n - l; hay dấu thanh... + Khi lên lớp, đầu tiên giáo viên phải đọc mẫu rồi cho một, hai học sinh đọc chuẩn đọc lại sau đó đọc cá nhân. Với những câu giáo viên dự tính sẽ có nhiều em đọc sai cách ngắt nghỉ câu cũng làm tương tự như vậy. Cuối cùng mới luyện đọc hoàn chỉnh cả bài. + Giáo cần nhắc nhở học sinh hay phát âm sai để học sinh thấy được lỗi của mình từ đó chú ý phát âm cho đúng. + Kết hợp với gia đình, nhắc nhở thường xuyên học sinh trong giao tiếp ở nhà. + Cho học sinh phát âm ngọng đó nói chuyện nhiều cùng bạn bè trong lớp, qua bạn bè, học sinh cũng tự sửa được lỗi phát âm của mình. Trong nhiều năm áp dụng biện pháp trên tôi thấy có hiệu quả cao giúp học sinh phát âm đúng theo chuẩn. 3. Luyện đọc nhanh: a) Đọc nhanh (còn gọi là đọc lưu loát, trôi chảy) là nói đến phẩm chất đọc về mặt tốc độ, là việc không đọc ê a, ngắc ngứ. Vấn đề tốc độ chỉ đặt ra sau khi đã đọc đúng. Tốc độ đọc phải đi song song với việc tiếp nhận có ý thức bài đọc. Đọc nhanh chỉ thực sự có ích khi nó không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc. Khi đọc cho người khác nghe thì người đọc phải xác định tốc độ nhanh nhưng để cho người nghe hiểu được. Vì vậy khi đọc nhanh không phải là đọc liến thoắng. Tốc độ chấp nhận được cảu đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tốc độ của lời nói. Tốc độ đọc của học sinh lớp 2 khoảng 50 tiếng/ phút. b) Biện pháp luyện đọc nhanh: - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài. Giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách giữ nhịp đọc. - Biện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của giáo viên, của các bạn để điều chỉnh tốc độ. - Giáo viên đo tốc độ đọc bằng cách chọn sẵn bài có số tiếng cho trước và dự tính sẽ đọc trong bao nhiêu phút. Định tốc độ đọc như thế nào còn phụ thuộc vào độ khó của bài đọc. 4. Luyện đọc diễn cảm 9/17
- Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2 a) Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc văn bản văn chương hoặc có các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đọc là việc đọc thể hiện ở kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng v.v... để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát. Đọc diễn cảm chỉ có thể có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc. Đọc diễn cảm yêu cầu đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm... phù hợp từng ý nghĩa cơ bản bài đọc, phù hợp kiểu câu, thể loại, đọc có cảm xúc cao, biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm, gợi cảm, phân biệt lời tác giả, nhân vật. Ở tiểu học, khi nói nói đến đọc diễn cảm, người ta thường nói về một số kĩ thuật như ngắt giọng biểu cảm, sử dụng tốc độ và ngữ điệu. Ngắt giọng biểu cảm đối lập với ngắt giọng lôgic. Ngắt giọng lôgic là chỗ dừng để tach các nhóm từ trong câu. Ngắt giọng lô gic hoàn toàn phụ thuộc vào ý nghĩa và quan hệ giữa các từ... Ví dụ: Do quan hệ chủ - vị của tiếng “cờ” và tiếng “đỏ” mà câu sau được ngắt: “ Cờ bay/ đỏ những mái nhà”. Không ngắt: “Cờ/ bay đỏ những mái nhà”. Vì ngắt giọng như cách đó là do đã hiểu giữa tiếng “cờ” và “bay” có quan hệ chủ vị. Các dấu ngắt câu cũng biểu hiện của cách ngắt giọng lôgic. Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện tác động đến người nghe. Ngắt giọng lôgic thiên về trí tuệ, ngắt giọng biểu cảm thiên về cảm xúc. Ngắt giọng biểu cảm là những chỗ lắng, sự im lặng có tác dụng truyền cảm góp phần làm cho học sinh cảm thụ nội dung bài đọc cao. Tốc độ: tốc độ đọc ảnh hưởng đến sự biểu cảm, đặc biệt là những chỗ có thay đổi tốc độ gây sự chú ý, có giá trị biểu cảm tốt. Ví dụ: Khi đọc bài thơ “Mẹ”, nếu câu cuối: “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” đọc chậm lại, nhịp dãn ra thì câu thơ có nhiều âm lượng nhất này của bài sẽ đọng lại trong lòng người đọc với một tốc độ bình thường như những câu khác . - Còn với bài “Mùa xuân đến”, những câu “Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua” Nhịp đọc nhanh nhưng câu cuối “Nhưng trong trí thơ ngây của chú còn mãi mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng, biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới”. Đọc chậm lại, nhịp dãn ra để cho câu văn ngân lên mới thể hiện đúng cảm xúc. Ngữ điệu: Theo nghĩa hẹp, ngữ điệu là sự lên cao hay hạ thấp giọng. Mỗi kiểu câu chia theo mục đích nói đều có ngữ điệu riêng. Như sự hạ giọng cuối 10/17
- Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2 câu kể, sự lên giọng cuối câu hỏi. Điều này đã được nói đến khi bàn về đọc đúng ngữ điệu. Ở đây chỉ muốn nói về những chỗ lên giọng, xuống giọng nghệ thuật. Ví dụ: “Hôm nay tôi đi học” trong câu “Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đối lớn: Hôm nay tôi đi học” (Nhớ lại buổi đầu đi học) cần đọc nhấn giọng và hạ giọng nhằm gây sự chú ý, hướng người nghe vào sự kiện quan trọng này. Như đã nói, theo nghĩa rộng, ngữ điệu là sự hòa đồng của chỗ ngừng, tốc độ, chỗ nhẫn giọng, cao độ... tạo nên âm hưởng của bài đọc. Cần hiểu rằng “đọc diễn cảm” không phải là đọc sao cho “điệu”, thiếu tự nhiên, dựa vào ý thích chủ quan của người đọc. Đọc diễn cảm là sự sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của bài đọc. Hòa nhập được với các bài văn, bài thơ, có cảm xúc thì sẽ tìm thấy ngữ điệu thích hợp. Chính văn bản qui định ngữ điệu cho chúng ta chứ chúng ta không tự đặt ra ngữ điệu. b) Biện pháp luyện đọc diễn cảm: Chính nội dung bài đọc đã qui định ngữ điệu của nó nên không thể áp đặt sẵn giọng đọc của bài; ngược lại điều này phải là kết luận tự nhiên của học sinh đưa ra sau khi hiểu nội dung sâu sắc bài đọc và biết cách diễn đạt thích hợp dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Để hình thành kĩ năng đọc diễn cảm cần thực hiện các bài tập sau: - Tập lấy hơi và tập thở: biết thở sâu ở chỗ ngừng nghỉ để lấy hơi khi đọc. - Rèn cường độ giọng đọc – luyện đọc to. - Luyện đọc chính âm (đã trình bày ở phần đọc đúng). - Luyện đọc diễn cảm: + Đàm thoại cho học sinh hiểu ý đồ tác giả, thảo luận vì sao phải đọc như vậy. Có thể đọc phân vai làm sống lại nhân vật của tác phẩm. + Đọc mẫu của giáo viên: Giáo viên đọc mẫu và đặt câu hỏi vì sao đọc như thế. Chỗ nào trong cách đọc của giáo viên làm học sinh thích. - Luyện đọc cá nhân. II. TỔ CHỨC DẠY ĐỌC THẦM Việc tổ chức dạy đọc thành tiếng được goi là “luyện đọc”. Nói như vậy đọc đã bị thu hẹp nghĩa, chỉ còn ứng với một hình thức đọc - đọc thành tiếng. Từ đây, dễ dẫn đến một sai lầm trên thực tế dạy học là giáo viên tiểu học đã không chú ý đúng mức đến luyện đọc thầm cho học sinh. Sự thực thì đọc thầm có ưu thế hơn hẳn đọc thành tiếng ở chỗ đọc nhanh hơn đọc thành tiếng từ 1,5 - 2 lần. Nó có ưu thế hơn hẳn để tiếp nhận, thông hiểu nội dung điều mình đọc. Vì vậy ngay từ lớp 1 đã có hình thức đọc thầm và càng lên lớp trên thì kĩ năng đọc thầm càng được củng cố. 11/17
- Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2 Dạy đọc thầm cần làm những việc sau: 1. Chuẩn bị cho việc đọc thầm: Cũng như khi ngồi đọc (vì ít khi đứng đọc) thành tiếng, tư thế ngồi đọc thầm phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách 30 - 35 cm. 2. Tổ chức quá trình đọc thầm Kĩ năng đọc thầm phải được chuyển dần từ ngoài vào trong, từ đọc to đến đọc nhỏ; đọc mấp máy môi (không thành tiếng) đến đọc hoàn toàn bằng mắt, không mấp máy môi (đọc thầm), giai đoạn cuối gồm hai bước: di chuyển mắt theo que trỏ hoặc ngón tay rồi đến chỉ có mắt di chuyển. Giáo viên phải tổ chức quá trình chuyển từ ngoài vào trong này. Cần kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh bằng cách qui định thời gian đọc thầm cho từng đoạn và bài. Học sinh đọc xong thì giơ tay báo cho giáo viên biết, từ đó giáo viên nắm được và điều chỉnh tốc độ đọc thầm. 3. Đọc hiểu a) Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc. Do đó, dạy đọc thầm chính là dạy học có ý thức, đọc hiểu: kết quả đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, đoạn, bài tức là toàn bộ những gì được đọc. Giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu bài đọc. Bắt đầu từ việc hiểu nghĩa của từ. Việc chọn từ nào để giải nghĩa phụ thuộc nhiều vào đối tượng học sinh (tùy từng địa phương). Giáo viên phải có hiểu biết về từng địa phương để chọn từ ngữ giải nghĩa cho phù hợp đồng thời phải chuẩn bị sẵn sàng giải đáp cho học sinh về bất cứ từ nào trong bài mà các em yêu cầu. Như tâm lí - ngôn ngữ học đã chỉ ra để hiểu và nhớ những gì được đọc không phải xem tất cả các chữ đều quan trọng như nhau mà có thể và cần sàng lọc để giữ lại những từ “chìa khóa”, những nhóm từ mang ý nghĩa cơ bản. Đó là những từ giúp ta hiểu được nội dung của bài. Trong những bài khóa văn chương, đó là những từ dùng “đắt”, tạo nên giá trị của bài. Ví dụ: Bài “Mùa xuân đến” trong câu “Bầu trời ngày thêm xanh, nắng vàng ngày càng rực rỡ”, không nhấn mạnh vào các từ “ngày, thêm, càng” sẽ không giúp học sinh thấy được sự chuyển biến của đất trời, không làm rõ được “mùa xuân đến” chứ không phải “mùa xuân”. Cần có biện pháp giúp học sinh phát hiện ra những từ có tín hiệu nghệ thuật. Đó là những từ giàu màu sắc biểu cảm như các từ láy, những từ đa nghĩa, những từ mang nghĩa bóng. Tiếp đó, cần hướng học sinh phát hiện những câu quan trọng trong bài, những câu nêu ý chung của bài. Với những văn bản văn chương, học sinh cần nắm được các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu nhất. 12/17
- Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2 Ví dụ: Cách nói “Mẹ là ngọn của con suốt đời” trong bài “Mẹ”. Cần tìm được những mối quan hệ bên trong của văn bản để hiểu ý nghĩa hàm ẩn của nó chỉ không phải chỉ có ý nghĩa hiển hiện, tức là cần dạy cho học sinh biết đọc giữa các hàng chữ. Với bài “Bé Hoa”, “ Em yêu nhà em” mà chỉ chú ý đến những gì hiển hiện trên văn bản rồi lí giải Hoa yêu em Nụ vì em Nụ xinh, em Nụ ngoan; Em yêu nhà em vì nhà em có hàng xoan, có chim hót, có gỗ tre..., thì không cắt nghĩa đúng nguyên nhân của tình yêu (Hoa yêu em Nụ vì đó là em của Hoa; em yêu nhà em vì đó chính là nhà em), không làm rõ được tình chị em, tình quê hương. Kĩ năng đọc thầm được hình thành qua việc thực hiện một bài tập dạy đọc hiểu. Những bài tập này xác định những cái đích mà việc đọc thầm của học sinh hướng tới, đồng thời đó cũng là phương tiện để đạt đến sự thông hiểu văn bản của học sinh. Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng cần tăng cường dạy đọc hiểu ở tiểu học, điều đó không phải là tăng thời gian tìm hiểu bài trong giờ tập đọc, giảm thời gian luyện đọc thành tiếng mà là tăng cường chất lượng đọc. Phần bài tập trong vở bài tập nhằm mục đích này. Để làm các bài tập, học sinh phải đọc, nhớ các chi tiết và hiểu nội dung bài đọc để chọn, nối, tô, đánh dấu, ghi đúng yêu cầu của bài. Các bài tập được xây dựng dưới hình thức trắc nghiệm, vẽ, đánh dấu, ghi lại. b) Biện pháp dạy đọc hiểu : Có thể tùy bài mà có những biện pháp khác nhau. Tựu trung có hai hướng đi: - Đi từ toàn thể đến bộ phận. Giáo viên cho học sinh đọc xong bài, hỏi các em: “Bài viết về cái gì? Những từ ngữ, câu ,chi tiết nào cho em đoán định về điều đó?”. Ví dụ: Dạy bài “ Người mẹ hiền”. Sau khi cho học sinh đọc, tôi đưa ra hệ thống câu hỏi giúp HS hiểu nội dung bài: + Bài văn viết về ai ? + Người mẹ hiền trong bài là ai ? + Khi bị bác bảo về giữ, cô giáo đã làm gì ? + Cô giáo làm gì khi Nam khóc ? + Vì sao cô giáo trong bài được gọi là “ người mẹ hiền” ? - Đi từ bộ phận đến toàn thể. Sau khi cho học sinh đọc, lần lượt nêu các câu hỏi, ví dụ: Tên bài gợi cho em điều gì? Hãy phát hiện từ, câu quan trọng của bài. Từ, câu đó cho em biết điều gì? Đoạn này nói lên ý gì? Cả bài nói về cái gì? Bài viết đó có mục đích gì? 13/17
- Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2 Ví dụ: Dạy bài “Sáng kiến của bé Hà” để hiểu nội dung bài tôi đưa ra hệ thống câu hỏi: + Bé Hà có sáng kiến gì? + Hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ ông bà? Vì sao? + Bé Hà còn băn khoăn chuyện gì? + Ai đã giúp đỡ bé? + Hà tặng ông bà món quà gì? + Bé Hà trong câu chuyện là một cô bé như thế nào? + Vì sao Hà lại nghĩ ra sáng kiến tổ chức “ngày ông bà”? Trong quá trình dạy, tôi áp dụng hai biện pháp trên để thay đổi hình thức tìm hiểu nội bài để học sinh có thể nắm bài nhanh, vững. III. TỔ CHỨC DẠY HỌC THUỘC LÒNG 1) Học thuộc lòng là quá trình đọc văn bản, ghi nhớ trong não tới từng câu ,từng chữ, rồi tái hiện lại dưới dạng âm thanh, tức tái hiện lại bằng cách đọc thành tiếng hay không thành tiếng. Việc dạy học sinh học thuộc lòng văn bản để giữ lại những tri thức rất cần thiết. Những tri thức được lưu giữ lại giúp học sinh tích lũy văn chương, bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học. Đồng thời học thuộc lòng còn rèn trí nhớ cho học sinh, dạy học sinh ghi nhớ có phương pháp. Học thuộc lòng chỉ được thực hiện trên cơ sở đã hiểu bài đọc. Vì vậy không nên bắt học sinh học thuộc lòng cái gì khác ngoài những cái đã hiểu rõ ràng. Cũng chính vì vậy mà học thuộc lòng không được xem là một phân môn mà chỉ như một yêu cầu, một bài tập đặc biệt của giờ tập đọc. Tuy vậy, không nên coi học thuộc lòng là kết quả tự nhiên của việc đọc tốt và thông hiểu văn bản, đó chỉ là những tiền đề, là điều kiện cần nhưng chưa đủ để học thuộc lòng, cần phải có phương pháp riêng với những bài tập đa dạng để học sinh luyện trí nhớ, học thuộc lòng. 2) Qui trình dạy học thuộc lòng - Bước 1: Hướng dẫn học sinh tri giác toàn đoạn, bài sẽ học thuộc lòng (đã chép sẵn trên bảng). Giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc như giờ tập đọc. - Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung văn bản như giờ tập đọc. - Bước 3: Tiến hành học thuộc lòng bằng cách vừa cho đọc, vừa xóa dần các chữ. Trong câu phần phụ xóa trước, thành phần chính xóa sau; trong cụm từ yếu tố phụ xóa trước, yếu tố chính xóa sau. Cuối cùng chỉ để lại một tiếng đầu câu làm điểm tựa. 14/17
- Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2 - Bước 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả học thuộc lòng của học sinh, kiểm tra học sinh có thuộc không, có hiểu điều mình đã thuộc không. IV. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỂ TIẾT DẠY TẬP ĐỌC ĐẠT HIỆU QUẢ. 1. Chuẩn bị đồ dung dạy học phong phú Để có tiết học hiệu quả tôi luôn chú trọng tới các đồ dù ng dạy học, có chuẩn bị kĩ đồ dùng trực quan, sử dụng triệt để sẽ thu được những thành công đáng kể. + Giáo viên chủ động sưu tầm tranh ảnh đẹp, chính xác, phong phú nhất là tranh giới thiệu bài, giới thiệu chủ đề mới giúp học sinh tạo hứng thú ngay đầu giờ học. + Giáo viên có thể cho học sinh cùng sưu tầm tranh ảnh, vật thật phục vụ cho bài dạy, qua đó học sinh cũng hứng thú hơn cho bài học sắp tới. Ví dụ: Giải nghĩa từ “bím tóc”, giáo viên dặn học sinh nữ hôm sau nhờ bố mẹ tết cho hai bím tóc đi học. Giáo viên lấy những hình ảnh thực đó giúp học sinh hiểu nhanh, gây hứng thú mạnh trong giờ học. + Giáo viên sưu tầm đoạn phim, đĩa nhạc sinh động phù hợp bài dạy. Ví dụ: Giải nghĩa từ “lấp ló”, trong bài “Ngôi trường mới”; từ “dập dờn” trong bài “Đàn gà mới nở”, giáo viên có thể dùng hình ảnh động trên máy chiếu để giải nghĩa từ. Qua hình ảnh động đó học sinh hiểu nghĩa một số từ trừu tượng đó. 2. Phân hóa đối tượng học sinh. Để hoạt động dạy đọc có hiệu quả tôi luôn chú trọng tới việc phân hóa đối tượng học sinh trong lớp học sao cho phù hợp với từng trình độ học sinh. a) Đối với học sinh giỏi: Giáo viên ngoài yêu cầu học sinh đọc đúng, lưu loát còn biết đọc diễn cảm, biết cảm thụ nội dung bài đọc. b) Đối với học sinh khá: Học sinh đọc đúng, lưu loát, hiểu nội dung bài học. c) Đối với học sinh trung bình và học sinh hòa nhập: Giáo viên giúp đỡ học sinh đọc đúng. Ví dụ: Dạy bài: Câu chuyện bó đũa - Tuần 14. Với hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài: 1. Câu chuyện có những nhân vật nào? 2. Tại sao bốn người con không ai bẻ được bó đũa? 3. Người cha bẻ gãy bó đũa bắng cách nào? 4. Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa được ngầm so sánh với gì? 15/17
- Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2 5. Người cha muốn khuyên các con điều gì? - Học sinh giỏi: Học sinh đọc đúng nội dung, tốc độ, lưu loát, biết đọc phân vai các các nhân vật phù hợp, biết giải nghĩa một số từ, học sinh rút ra bài học qua câu chuyện ( câu hỏi 4, 5). - Học sinh khá: Học sinh đọc đúng nội dung, tốc độ, trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 4. - Học sinh trung bình: Đọc đúng, trả lời câu hỏi 1, 2. - Đối với học sinh hòa nhập: Đọc đúng, tốc độ có thể chậm ( có thể phát âm ngọng do bộ máy phát âm). * Một số biện pháp giúp đỡ học sinh trung bình và học sinh hòa nhập: + Giáo viên luôn quan tâm, nhắc nhở những lỗi hay sai của học sinh trước khi đọc. Ví dụ: Học hay đọc sai âm l/n, trước khi gọi học sinh đọc, GV đọc mẫu, phân tích lại cách phát âm để học sinh sửa theo. + Luôn gọi học sinh khá, giỏi đọc mẫu trước để học sinh trung bình, hòa nhập đọc theo. + Đưa học sinh trung bình, hòa nhập vào các nhóm, cử học sinh giỏi giúp đỡ trong quá trình đọc. + Cho học sinh trung bình, hòa nhập luyện nói cùng học sinh giỏi, vui chơi cùng các bạn để giúp học sinh tự luyện, tự sửa cách phát âm ngọng. + Giáo viên dành thêm thời gian riêng cho học sinh trung bình, hòa nhập giúp đỡ học sinh. 3. Tổ chức các hoạt động bằng trò chơi. Để tạo một giờ học sinh động, tôi thường đưa một số hoạt động trong bài dạy tổ chức thành những trò chơi, tạo hứng thú học cho học sinh. Ví dụ 1: Bài : “Người thầy cũ” Trong phần kiểm tra bài cũ. Thay bằng việc giáo viên gọi, học sinh trả lời. Giáo viên tổ chức trò chơi sau: 2 tổ cử 3 đối tượng giỏi, khá, trung bình, tạo thành từng cặp đôi thi nhau đọc từng đoạn. Sau đó học sinh tự đố nhau trả lời câu hỏi tương ứng đoạn đọc đó. HS đọc đoạn 1, học sinh có thể đố nhau trả lời câu 1, 2. HS đọc đoạn 2, trả lời câu 3. HS đọc đoạn 3, trả lời câu 4. Qua thực tế, tôi thấy học sinh chủ động, biết cách tổ chức phân câu hỏi cho các nhóm đối tượng phù hợp. Học sinh thấy mình được làm chủ giờ học. Ví dụ 2 : Trong bài: “Cái trống trường em” tiết 1, phần luyện đọc theo nhóm. Sau khi học sinh đọc cá nhân trong nhóm. Giáo viên phân ba tổ cử đại 16/17
- Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2 diện thi đọc. Học sinh sẽ hào hứng rất nhiều, em nào cũng cố thi đua đọc tốt để thắng bạn. Ví dụ 3: Với những bài học thuộc lòng, để học sinh ghi nhớ nhanh bài học lẫn nội dung, không máy móc, tôi tổ chức trò chơi: Một học học sinh đó bạn, một học học trả lời. Dạy bài “Cô giáo lớp em”. HS1: Đố bạn hãy đọc đoạn thơ có câu: “Cũng thấy cô đến rồi”. HS2: Đọc đoạn thơ tương ứng. Trò chơi này cũng đã thu được hiệu quả tốt trong giờ tập đọc học thuộc lòng. Tóm lại, có rất nhiều hình thức tổ chức trò chơi trong giờ học tập đọc. 4. Đánh giá kết quả học tập của học sinh. Khi ta trồng một cái cây, gia công chăm sóc, vun xới cũng chỉ mong sớm có ngày thu hoạch. Đối với học sinh cũng vậy, các em gia sức phấn đấu học tập cũng chỉ mong có kết quả cao. Vì vậy, trong quá trình học sự đánh giá, tuyên dương kịp thời của giáo viên là rất qua trọng, nó chính nguồn lực thúc đẩy quá trình học của các em. Đánh giá được xác định dưới nhiều hình thức: + Đánh giá bằng điểm số. + Đánh giá bằng hình thức tuyên dương, khen thưởng. Mỗi hình thức đánh giá đều có những hiệu quả nhất định. Ví dụ : Một học sinh trung bình được cô giáo gọi đọc kiểm tra bài cũ. Em đó đọc có nhiều tiến bộ, nếu giáo viên kịp thời khen gợi, tuyên dương trước lớp thì trong cả quá trình học bài sau em đó sẽ rất hào hứng học tập. Hay một học sinh rất ít phát biểu nhưng hôm đó học lại trả lời được câu hỏi, giáo viên tuyên dương hoặc thưởng điểm thì học sinh đó sẽ học sôi nổi hơn trong các tiết học sau. Trong quá trình đánh giá học sinh, tôi thấy tuyên dương, khen thưởng là hình thức đánh giá có hiệu quả rất cao chính vì vậy giáo viên nên sử dụng thường xuyên cho dù đó chỉ là sự tiến bộ rất nhỏ của học sinh nhưng nó lại có hiệu quả lớn. V. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ 1. Kết quả của học sinh: Qua gần một học kì với những đúc kết ở trên, kết quả học tập của học sinh lớp 2A3 do tôi phụ trách đã đạt được kết quả như sau: Học kì Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Đầu năm 20 28 0 Giữa HKI 27 21 0 Cuối HKI 35 13 0 17/17
- Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2 2. Kết quả của giáo viên: - Qua gần nửa năm nghiên cứu và áp dụng những phương pháp nói trên trong quá trình dạy học sinh phân môn tập đọc, tôi nhận thấy: - Học sinh ngày một tiến bộ nhất là những học sinh trung bình và học sinh hòa nhập. - Nhờ sự tiến bộ của học sinh, giúp tôi có hứng thú hơn trong tiết dạy. - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của tôi ngày càng được vững vàng và nâng cao hơn. - Các tiết dạy chuyên đề hay hội giảng của tôi được Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp đánh giá rất cao. Cụ thể: + Tiết hội giảng phân môn Tập đọc bài: “Ngôi trường mới” tôi được 18,5 / 20 điểm. - Tôi luôn được sự yêu quý, tin tưởng của phụ huynh đặc biệt là phụ huynh các em học yếu kém. 18/17
- Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2 PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận Việc dạy phân môn tập đọc có vai trò rất lớn đối với học sinh tiểu học. Có đọc tốt học sinh mới học tốt các môn học khác. Những kinh nghiệm của tôi tích lũy được trong quá trình dạy phân môn tập đọc ở lớp 2 còn khiêm tốn. Tuy nhiên tôi mạnh dạn chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp và mong nhận được sự nhận xét, góp ý của các cán bộ quản lý, các bạn đồng nghiệp và các cán bộ chuyên môn, các chuyên viên phòng giáo dục Tiểu học để tôi có thể hoàn thành công việc của mình đạt kết quả tốt hơn. II. Những khuyến nghị sau khi thực hiện đề tài: Từ những kinh nghiệm thực tiễn dạy học và kết quả nghiên cứu, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: - Cần nắm bắt kịp thời và vận dụng linh hoạt các văn bản hướng dẫn chỉ đạo. - Tạo ra các tình huống, các vấn đề trong quá trình dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh. - Tạo không khí học tập thoải mái, tự nhiên. - Giáo viên phải nắm vững phương pháp giảng dạy bộ môn. Luôn học hỏi, tìm tòi, suy nghĩ sáng tạo tìm ra những phương pháp mới giúp học sinh học tốt hơn. - Các tư liệu, đồ dùng dạy học càng gần gũi với thực tế, với tâm sinh lí và đặc điểm lứa tuổi học sinh càng tốt. - Các giáo viên khi lên lớp cần: + Đề ra mục đích, yêu cầu rõ ràng với từng đối tượng học sinh. + Trong các giờ học tập đọc luôn kết hợp nhiều phương pháp sao cho tiết học có hiệu quả nhất. + Phải có sự đánh giá chính xác khả năng học của học sinh thấy được sự tiến bộ cũng như những khó khăn của các em để có những biện pháp khắc phục, giúp các em nắm được kiến thức. + Phải thật sự tận tâm, nhiệt tình, có lòng yêu nghề, mến trẻ. Luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo./. Hà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2020 Xác nhận của Hội đồng SKKN Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến ……………………………………… kinh nghiệm của mình viết, không chép ……………………………………… nội dung của người khác./. Người viết ……………………………………… ……………………………………… ……………………………………… Mai Thị Thu Ngọc 19/17
- Một số phương pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh ở phân môn Tập đọc lớp 2 PHẦN D: PHỤ LỤC Trêng th Thanh xuÂN TRUNG Thø t ngµy 18 th¸ng 10 n¨m 2019 GV: Mai Thị Thu Ngọc KÕ ho¹ch d¹y häc m«n tiÕng viÖt Líp: 2A3 ph©n m«n TËp ®äc TuÇn 6 - TiÕt 18 NGÔI TRƯỜNG MỚI I. MỤC TIÊU: Sau tiÕt häc nµy, häc sinh n¾m được: * Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ: nền, nổi, lợp lá, lấp ló, lớp, lụa, lên, lạ, trang nghiêm, rung động,... - Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Biết đọc bài với giọng trìu mến, tự hào thể hiện tình cảm yêu mến ngôi trường mới của em hs. * Rèn kĩ năng đọc - hiểu: - Hiểu các từ : lấp ló, bỡ ngỡ, vân, rung động, thân thương. - Hiểu nội dung bài: Bài văn tả ngôi trường mới, thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào của em hs với ngôi trường mới, với cô giáo, bạn bè . * Thái độ: GDHS thêm yêu quý, tự hào về mái trường của mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. - Bảng phụ viết các từ ngữ, câu văn cần hướng dẫn hs luyện đọc. III. C¸c ho¹t ®éng d¹y - häc Thời Nội dung các hoạt Phương pháp, hình thức tổ chức gian động dạy học chủ các hoạt động dạy học tương ứng yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 4-5’ 1. Ổn định TC Gọi 2 HS đọc nối tiếp truyện “ - 2 hs đọc 2. Kiểm tra Mẩu giấy vụn " . Bài “Mẩu giấy vụn” - Bài tập đọc “Mẩu giấy vụn - 1 HS trả lời nhắn nhủ chúng ta điều gì? - Lớp nhận xét, bổ GV nhận xét, đánh giá sung 35’ 3. Bài mới - GV đưa tranh: Bức tranh vẽ a. Giới thiệu gì? - HS trả lời - Nét mặt của các bạn như thế - HS trả lời 20/17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 218 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 169 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 188 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 175 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 102 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 147 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn