intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

38
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của đề tài là góp phần đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn ở lớp 4 theo hướng tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, người giáo viên phải biết lựa chọn các phương pháp, hình thức dạy sao cho phù hợp, vận dụng sáng tạo trong từng tiết dạy, từng bài học, gây hứng thú cho HS trong giờ tập làm văn tiến tới nhiều em thích môn văn, học giỏi văn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN TRUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP RÈN KĨ NĂNG TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4 Lĩnh vực : Tiếng Việt Cấp học : Tiểu học Tên Tác giả : Nguyễn Thị Huyền Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung Chức vụ : Giáo viên cơ bản NĂM HỌC 2019 -2020
  2. Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: 1. Cơ sở lí luận Tiếng Việt ở trường Tiểu học được dạy và học thông qua tám phân môn khác nhau: Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Từ ngữ, Ngữ pháp, Kể chuyện, Tập làm văn. Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy học Tiếng Việt. Phân mônTập làm văn vận dụng các hiểu biết và kĩ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một bài văn nói hoặc viết, học sinh cần phải hoàn thiện bốn kĩ năng nghe nói, đọc, viết, phải vận dụng các kiến thức về Tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần. Bên cạnh đó, việc rèn luyện tâm hồn, cảm xúc và việc tăng vốn sống, vốn hiểu biết của các em cũng là yêu cầu cần quan tâm. Phân môn Tập làm văn góp phần cùng các môn học khác rèn luyện tư duy phát triển ngôn ngữ và hình thành nhân cách cho học sinh. Với kiểu bài kể chuyện góp phần rèn luyện tư duy hình tượng, từ óc quan sát tới trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết đã quan sát được tới khả năng nhào nặn các vật liệu có thực trong đời sống để xây dựng nên nhân vật, xây dựng cốt truyện... giúp cho HS phát triển vốn từ thì kiểu bài miêu tả lại đem đến cho các em các kĩ năng quan sát, vận dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, hoán dụ ... làm cho các em thêm yêu mến gắn bó với thiên nhiên với những người và việc chung quanh nảy nở. Các em thấy vẻ đẹp của một buổi bình minh, một cây phượng ra hoa, một con mèo tam thể, thấy dáng vẻ đáng yêu của một em bé tập đi, của một cụ già thương con quý cháu... Từ đây tâm hồn và nhân cách của các em được hình thành và phát triển. 2. Cơ sở thực tiễn Tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn nói chung, dạng bài văn miêu tả của lớp 4 nói riêng là như vậy. Nhưng trên thực tế, qua những năm giảng dạy nhiều năm ở lớp 4, tôi nhận thấy học sinh thường không có hứng thú với phân môn Tập làm văn đặc biệt rất sợ làm văn thể loại miêu tả. Bài văn của các em thường rất sơ sài bố cục không chặt chẽ, diễn đạt lủng củng, tả hay liệt kê. Nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa có kĩ năng quan sát, vốn hiểu biết thực tế còn nghèo nàn. Các em chưa biết diễn đạt câu văn có hình ảnh, có cảm xúc ... điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập. Vậy làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh trong tiết Tập làm văn, tôi luôn chú ý tới đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng linh hoạt các phương pháp sao cho phù hợp từng bài dạy, từng 1/30
  3. Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4 hoạt động. Chính vì lẽ đó tôi chọn nghiên cứu đề tài “Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4”. II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Để góp phần đổi mới phương pháp dạy Tập làm văn ở lớp 4 theo hướng tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, người giáo viên phải biết lựa chọn các phương pháp, hình thức dạy sao cho phù hợp, vận dụng sáng tạo trong từng tiết dạy, từng bài học, gây hứng thú cho HS trong giờ tập làm văn tiến tới nhiều em thích môn văn, học giỏi văn. Trong các phương pháp dạy học môn Tập làm văn thì rèn kĩ năng viết và nói giúp các em phát triển ngôn ngữ, giáo dục lòng yêu thiên nhiên thì kĩ năng quan sát trong văn miêu tả rất quan trọng, tiếp sau đó là kĩ năng phân tích đề bài, kĩ năng tìm ý và lựa chọn ý, kĩ năng xây dựng dàn ý. Để viết được đoạn văn, bài văn miêu tả hay tôi nhận thấy HS còn phải rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, liên kết đoạn thành bài. Sau khi viết xong HS biết tự kiểm tra kết quả đó là kĩ năng phát hiện lỗi (lỗi dùng từ, lỗi chính tả, đặt câu đến lỗi viết văn, từ lỗi thuộc về kĩ năng đến lỗi thuộc về nội dung, tình cảm ... được thể hiện trong bài và sửa chữa lỗi) Người giáo viên muốn dạy tốt phân môn Tập làm văn không những cần quan tâm rèn luyện các kĩ năng làm bài mà còn cần quan tâm đến việc bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, mở rộng và nâng cao vốn hiểu biết, vốn sống cho các em. Chỉ có như vậy các kĩ năng mới có nội dung phong phú, đạt hiệu quả. Thông qua việc rèn kĩ năng trên chính là hướng đổi mới nhằm làm cho các giờ dạy Tập làm văn trở nên hấp dẫn đối với học sinh. III. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 4A1 Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung IV. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề lí luận, những kiến thức về Tập làm văn. Nghiên cứu SGK Tiếng Việt chương trình tiểu học, các sách báo tài liệu bồi dưỡng giáo viên lớp 4. Các phương pháp giảng dạy Tiếng Việt. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Điều tra, quan sát. - Tổng hợp các bài miêu tả của HS trong những năm học trước. - Tìm ra những lỗi cơ bản HS hay mắc lỗi (bố cục bài văn, cấu tạo đoạn văn, liên kết câu đoạn, cách sử dụng từ ngữ, cách biểu đạt,...). 2/30
  4. Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4 - Tìm hiểu nguyên nhân học sinh hay mắc các lỗi trên (nguyên nhân do người dạy, hay người học, do vốn sống, vốn hiểu biết hay do khả năng diễn đạt,...) - Tìm ra phương pháp dạy học phù hợp để giải quyết những khó khăn tạo hiệu quả cho việc rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cho HS. - Dạy học theo phương pháp đã lựa chọn kết hợp rút kinh nghiệm và có điều chỉnh sao cho phù hợp đối tượng. 3. Phương pháp bổ trợ: - Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn, lấy ý kiến HS, đồng nghiệp 3/30
  5. Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Tầm quan trọng của phân môn tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. + Phân môn Tập làm văn sử dụng toàn bộ các kĩ năng được hình thành và phát triển do nhiều phân môn khác của Tiếng Việt đảm nhiệm và còn sử dụng nhiều kiến thức, kĩ năng do các môn học khác cung cấp + Phân môn Tập làm văn huy động toàn bộ vốn sống, vốn hiểu biết của HS có liên quan đến đề bài. + Thông qua một đoạn văn, một bài văn, người giáo viên có thể nắm bắt được trình độ nhận thức, vốn sống và kĩ năng sử dụng Tiếng Việt của HS để kịp thời bồi dưỡng cho các em. + Thông qua mỗi bài văn, đoạn văn, học sinh được chủ động bộc lộ cái “ tôi” của bản thân một cách rõ ràng, bộc bạch cái riêng của mình một cách trọn vẹn. Dạy Tập làm văn là dạy cho các em tập suy nghĩ riêng, tập sáng tạo, tập thể hiện trung thực con người mình... Tóm lại Tập làm văn là một phân môn quan trọng trong quá trình dạy học cũng như phát triển nhân cách cho HS Tiểu học. II. Nội dung và phân bổ chương trình thể loại văn miêu tả ở lớp 4. So với các thể loại văn khác ở lớp 4 như văn kể chuyện, viết thư..., văn miêu tả chiếm một phần lớn thời gian ( 56% lượng thời gian) bao gồm các kiểu bài: - Tả đồ vật. - Tả cây cối. - Tả loài vật Là một thể loại văn mới mẻ đối với học sinh và chiếm đa phần thời gian như vậy đòi hỏi người giáo viên cần có cách thức tổ chức tiết học, sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp để các em có thể hiểu được khái niệm, nắm bắt được cấu tạo đoạn văn, bài văn; biết cách làm văn, yêu thích văn miêu tả nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. III. Những khó khăn của người giáo viên trong quá trình dạy phân môn Tập làm văn và thể loại văn miêu tả. 1. Khó khăn từ bản thân người dạy. Văn học với tư cách là một môn nghệ thuật đòi hỏi người dạy và người học phải có năng khiếu. Năng khiếu của người dạy thể hiện ở khả năng cảm thụ văn học; khả năng truyền đạt tới người nghe các giá trị của văn học; khả năng hướng dẫn người học sản sinh văn bản, có kĩ năng liên kết nội dung ( liên kết câu, đoạn...); biết bộc lộ cảm xúc...Tuy nhiên mỗi giáo viên lại có những sở 4/30
  6. Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4 trường riêng với từng môn học khác nhau nên gặp tương đối nhiều khó khăn trong quá trình dạy học Tập làm văn nói chung và văn miêu tả nói riêng. 2. Khó khăn từ phía người học. Qua thực tế nhiều năm dạy học, tôi nhận thấy học sinh ít có hứng thú với phân môn Tập làm văn và coi đây là một môn học khó. Nguyên nhân chủ yếu do các em còn thiếu vốn từ, khả năng diễn đạt kém, chưa biết cách làm bài kết hợp những vấn đề về tư tưởng của các em đã làm hạn chế khả năng học tốt phân môn, gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. IV.Những biện pháp đã tiến hành 1. Rèn kĩ năng quan sát cho học sinh Đối với kiểu bài miêu tả, quan sát là cơ sở để tìm ý, thông qua việc quan sát, học sinh được cụ thể hoá đối tượng miêu tả, được cảm nhận bằng các giác quan... Điều đó giúp các em dễ dàng hơn, có chủ định hơn trong việc miêu tả. Nhiệm vụ của người giáo viên là giúp các em quan sát như thế nào để có hiệu quả. 1.1. Lựa chọn đối tượng quan sát Tuỳ theo từng kiểu bài quan sát, giáo viên định hướng cho HS lựa chọn đối tượng quan sát phù hợp với sở thích của bản thân các em. Với kiểu bài tả đồ vật, tôi hướng dẫn các con chọn đồ vật mình yêu thích.(VD đề bài: Tả đồ chơi mà em yêu thích). Khi đã xác định đối tượng quan sát theo sở thích, HS sẽ thấy tự tin hơn, khẳng định cái tôi của HS càng phong phú thì bài văn các em tạo ra càng đa dạng, thoát khỏi sự gò bó, khuôn mẫu, không gây sự nhàm chán cho người nghe, người đọc và phản ánh được những tư tưởng, cá tính riêng biệt, cũng như khả năng sáng tạo của từng học sinh. Lớp có 55 học sinh thì có tới 55 bài văn tả khác nhau. 1.2. Lựa chọn thời điểm quan sát kịp thời Thông thường, trong quá trình dạy học, GV thường cho HS quan sát các đối tượng miêu tả theo chương trình. Nhưng tôi mạnh dạn thường cho các con về nhà tự quan sát trước vật mình định tả. VD: Kiểu bài tả đồ vật, HS quan sát trước ở nhà đồ vật mình sẽ tả ở lớp, ghi ra nháp những đặc điểm chính, đặc điểm nổi bật để đến lớp sắp xếp lại thành câu văn, đoạn văn hoàn chỉnh. Về nhà có thời gian các con quan sát kĩ hơn, hoặc trong lúc sử dụng đồ vật đó học sinh tự lưu giữ hình ảnh, màu sắc, tác dụng của đồ vật mình tả, giáo viên chỉ định hướng HS nên quan sát như thế nào? sao cho khi tả bài văn của HS thật phong phú. Với kiểu bài miêu tả cây cối, con vật cũng vậy, tôi hướng dẫn HS quan sát từng thời kì sinh trưởng của cây, của con vật mình định tả. Ví dụ: Tả cây bàng, HS quan sát cây bàng theo từng mùa. Mùa đông, đặc điểm của cây, đặc điểm 5/30
  7. Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4 của từng bộ phận: gốc, thân, cành, lá phát hiện những tác động của không gian xung quanh tới cây cối. Tiếp sau đến mùa xuân các con lại tiếp tục quan sát, lúc này các con sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của từng búp chồi non, sự trưởng thành của những chiếc lá, vẻ đẹp rực rỡ của cả vòm trời xanh ngắt màu của lá. Từ đó các con có sự so sánh, liên tưởng đến vẻ đẹp lạ lùng đầy bí ẩn của những chiếc lá bàng đỏ, tới những chồi non, sự sống mãnh liệt của cây, rồi đến mùa hè, mùi hăng hắc man mát của hoa, vẻ đẹp của cây thay đổi theo từng mùa. Với cách học này, HS cảm thấy không bị gò bó, tạo cho các em thói quen quan sát tự nhiên, cảm nhận được những vẻ đẹp quanh mình cũng chính là giáo dục các em tình yêu quê hương, đất nước. Qua đó, HS có vốn sống về thực tế, có cảm xúc thật sự với các đối tượng miêu tả tạo ra những tiết học sinh động và hiệu quả. 1.3. Định hướng cho HS quan sát các đối tượng miêu tả. Đối với học sinh lớp 4, việc đọc một số bài văn mẫu rồi rút ra trình tự quan sát để làm một số bài văn quả là khó khăn với HS. Mặt khác do vốn từ của các em còn hạn chế, khả năng phân tích, tổng hợp còn yếu nên những ghi chép sau quan sát còn vụn vặt, liệt kê theo dạng trả lời câu hỏi. Hướng dẫn HS quan sát tìm ra màu sắc, âm thanh, hình ảnh tiêu biểu và cảm xúc của người đối với sự vật. * Quan sát bằng nhiều giác quan: - Quan sát bằng mắt: Nhận ra màu sắc, hình khối, sự vật. - Quan sát bằng tai: Âm thanh nhịp điệu gợi cảm xúc - Quan sát bằng mũi: Những mùi vị tác động đến tình cảm - Quan sát bằng vị giác và xúc giác: Quan sát cảm nhận -> Nhờ cách quan sát này mà các em ghi nhận được nhiều ý giúp cho bài văn đa dạng, phong phú. * Quan sát tỉ mỉ nhiều lượt: Muốn tìm ý cho bài văn học sinh phải quan sát kĩ, quan sát nhiều lần. Học sinh cần xác định rõ trình tự quan sát và biết chọn lựa các trình tự quan sát khác nhau. a. Trình tự không gian: Quan sát từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên. Từ trái sang phải hay từ ngoài vào trong. Để xây dựng được kiến thức miêu tả cây cối theo trình tự không gian, tôi lựa chọn văn bản sau: Cây mai tứ quý Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở trên ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc. 6/30
  8. Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4 Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẫm, xếp thành ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền. Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực rỡ góp với muôn hoa ngày Tết, lại có mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm. Theo Nguyễn Vũ Tiềm Hướng dẫn học sinh xác định + Đối tượng miêu tả : Cây hoa mai. + Nội dung chính của từng đoạn: Đoạn 1: Miêu tả hình dáng, tầm vóc của cây mai và các bộ phận chính: tán, gốc, cành nhánh. Đoạn 2: Miêu tả cấu tạo, vẻ đẹp của hoa, trái. Đoạn 3: Miêu tả giá trị của cây mai tứ quý và tình cảm của con người đối với cây.  Xác định trình tự miêu tả: Từ bao quát đến chi tiết. Chốt kiến thức: Miêu tả cây cối theo trình tự từ hình dáng tầm vóc chung của cây đến tả từng bộ phận của cây gọi là trình tự không gian ( Bao quát đến chi tiết).  Phân biệt sự khác nhau và giống nhau giữa hai trình tự miêu tả. * Giống: Cùng có mục đích làm nổi bật các đặc điểm của đối tượng miêu tả. * Khác nhau ở thời điểm miêu tả - Trình tự không gian Các bộ phận được miêu tả trong cùng một thời điểm. b. Trình tự thời gian: Quan sát từ sáng đến tối, từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Có sự thay đổi về đặc điểm theo gian. Hướng dẫn HS xác định trọng tâm quan sát các đối tượng theo yêu cầu của chương trình bao gồm các loại : Cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, vườn rau- những đối tượng gần gũi với học sinh. Ở phần này tôi hướng dẫn các em xác định trọng tâm miêu tả dựa trên bảng tổng hợp sau: 7/30
  9. Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4 ĐỐI THỜI ĐIỂM TƯỢNG TRỌNG TÂM CẦN QUAN SÁT KĨ MIÊU TẢ MIÊU TẢ - Đặc điểm của cây, lá theo từng mùa đặc biệt Từng thời kì trong mùa hè. phát triển của - Tán lá, lá ( Đặc điểm về tầm vóc; hình dáng, Cây có cây, đặc biệt kích thước, màu sắc, sự tác động của ánh nắng, bóng lưu ý các đặc gió; liên tưởng đến những sự vật, hình ảnh mát điểm của cây nào?). trong mùa hè - Tác dụng của tán lá, bóng mát của cây trong mùa hè; cảm xúc, kỉ niệm của người tả với cây. - Quan sát sự trưởng thành của bông hoa từ khi mới hình thành ( nụ)  sắp nở nở xòe ; lưu ý các đặc điểm nổi bật về sự thay đổi, cấu tạo, màu sắc của các bộ phận; của cả bông hoa  Từng thời kì liên tưởng, so sánh với những sự vật có nét Cây hoa phát triển của tương đồng để gợi tả rõ nét hơn vẻ đẹp của hoa; hoa đặc biệt chú trọng cảm nhận mùi hương đặc biệt của hoa. - Tác dụng của hoa đối con người và cảnh quan xung quanh. - Sự phát triển theo thời gian, số lượng, hình dạng, sự biến đổi từ hoa thành quả , sự thay đổi về hình dạng, màu sắc từ khi quả còn non cho tới khi quả trưởng thành và đạt độ chín.( lưu ý sử dụng các giác quan để quan sát và cảm nhận, lựa chọn từ ngữ hợp lí để ghi lại các kết quả Thời kì cây ra quan sát.) Cây ăn quả quả - Đặc biệt lưu ý tới cấu tạo bên trong, màu sắc và hương vị của quả; tìm từ gợi tả thích hợp thể hiện rõ sự hấp dẫn của quả, ấn tượng mà quả để lại cho người. Từng thời kì - Sự phát triển của các cây rau theo thời gian Vườn rau phát triển của về độ cao, dầy, sự phát triển của từng cây rau; rau. độ tươi non; giá trị của vườn rau. c)Tìm hiểu kiểu miêu tả lồng ghép trình tự không gian và thời gian. 8/30
  10. Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4 Lựa chọn văn bản khai thác kiến thức: Cây sồi Bên vệ đường sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh giữa đám bạch dương tươi cười. Bấy giờ đã là đầu tháng sáu. Mới sau có một tháng, cây sồi già đã thay đổi hẳn, tỏa rộng thành vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu, đang say sưa ngây ngất: khẽ đung đưa trong nắng chiều. Không còn nhìn thấy những ngón tay co quắp, những vết sẹo và vẻ ngờ vực, buồn rầu trước kia. Xuyên qua lớp vỏ cøng già hàng thế kỉ, những khóm lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài. Thật khó lòng tin được chính cây sồi già cằn cỗi kia đã sinh ra những chùm lá non xanh mơn mởn ấy. Theo Lép- tôn – xtôi + Đối tượng miêu tả: Cây sồi già + Nội dung đoạn: Đoạn 1: Miêu tả cây sồi theo trình tự từ bao quát đến chi tiết. Đoạn 2: Miêu tả sự đổi thay kì diệu của cây sồi khi mùa hè đến. Tác dụng của việc miêu tả lồng ghép trình tự không gian và thời gian: Làm cho cây sồi được miêu tả rõ nét hơn, sinh động hơn. Sự tương phản giữa thân hình xù xì, xấu xí của gốc, thân cành cây và sự biến đổi kì diệu của lá tạo nên sự hấp dẫn, nét đẹp riêng biệt của đối tượng được miêu tả  Chốt kiến thức : Trong bài văn miêu tả nhiều khi cần lồng ghép trình tự miêu tả không gian và thời gian để làm nổi bật những đặc điểm của các đối tượng được miêu tả. * Xác định trọng tâm Giáo viên phải hướng dẫn HS tìm được những nét tiêu biểu của sự vật. Không cần dàn đủ chi tiết về sự vật, chỉ cần ghi chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhận sâu sắc nhất. Từ đó tạo ra hứng thú, cảm xúc giúp học sinh dễ dàng tìm ý, chọn ý để có thể miêu tả sinh động, hấp dẫn. * Hướng dẫn học sinh xác định: a) Quan sát trong môi trường tự nhiên. (Tiến hành trong 1 tiết tập làm văn chính khóa và hai tiết hướng dẫn học ở hai thời điểm khác nhau). Sau khi hướng dẫn học sinh cách xác định trọng tâm quan sát, tôi tiến hành cho học sinh quan sát ở thực tế trong sân trường như một bước thực hành mẫu bao gồm các hoạt động sau: 9/30
  11. Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4 Hoạt động 1 - Tập hợp học sinh quanh một cây cụ thể Yêu cầu học sinh nhắc lại trình tự quan sát (đã cung cấp trong các tiết hình thành kiến thức theo chương trình) và khái niệm miêu tả theo trình tự bao quát đến chi tiết (không gian); thời gian. Hoạt động 2- Hướng dẫn học sinh quan sát: - Theo góc độ từ xa: Hình dáng, tầm vóc của cả cây, của vòm lá, vòm hoa... - Theo góc độ gần : Lưu ý HS trọng tâm cần quan sát kĩ ở đối tượng miêu tả là gì? Với cây có bóng mát cần quan sát hình dạng, màu sắc, đặc điểm nổi bật của các bộ phận: gốc cây, thân cây, cành cây, tán lá, cấu tạo của từng chiếc lá; so sánh màu sắc khác nhau của lá non, lá già, quan sát vòm cây lá theo góc độ từ dưới gốc nhìn lên; cảm nhận điều gì khi đứng dưới tán lá xanh um của cây? Liên tưởng tới cây, lá vào mùa khác; quan sát sự tác động của ánh nắng tới màu sắc của lá, tán lá; quan sát phía dưới nền đất để cảm nhận được những đặc điểm mà tán lá và ánh nắng phối hợp tạo ra cho khoảng sân. Sự tương phản của gốc, thân cành, lá, tán lá với màu sắc rực rỡ của hoa. Với những loài cây có hoa ví dụ như hoa phượng, bằng lăng..., tôi thường định hướng cho các em quan sát, so sánh nụ hoa, bông hoa mới nở và những bông hoa đã nở; so sánh vẻ đẹp của từng bông đơn lẻ với cả một chùm, cả một góc trời rợp màu phượng đỏ; hướng dẫn các em vận dụng các giác quan để cảm nhận được sự mịn màng, ánh màu của lớp nhung bao phủ trên những cánh hoa, hình dáng của cánh, của các tua nhụy, hương thơm... Từ đó giúp các em vận dụng được sự liên tưởng, so sánh, nhân hóa để diễn đạt các ý quan sát đồng thời giáo viên có thể điều chỉnh, hình thành kĩ năng quan sát cho học sinh. Thông qua việc hướng dẫn tỉ mỉ khi quan sát để rèn kĩ năng nói, cung cấp vốn từ ngữ, điều chỉnh khả năng diễn đạt của học sinh. Hoạt động 3- Tổng hợp các kết quả quan sát. * Báo cáo kết quả. Sau khi HS được hướng dẫn, tự quan sát và ghi lại những đặc điểm quan sát được theo cảm nhận riêng của bản thân, tôi tiến hành cho các em báo cáo kết quả quan sát ngay tại sân trường, nơi có đối tượng miêu tả; tổ chức cho nhiều học sinh được nêu ý kiến, lắng nghe, góp ý cho bạn kết hợp cung cấp thêm vốn từ cho các em và đồng thời phát hiện những điểm học sinh còn yếu để hướng dẫn học sinh quan sát lại hoặc gợi ý cách diễn đạt hợp lý. Thông qua việc báo cáo kết quả, GV kịp thời điều chỉnh khi HS quan sát không đúng trình tự hoặc giải đáp những thắc mắc của học sinh về cấu tạo của cây ( VD: Trên cây có những cục lồi to ra và những chỗ lõm sâu vào gọi là gì khi miêu tả ? (hốc, bướu). Trên cây đa có những sợi tua mọc thả từ trên cành buông thõng xuống mặt đất gọi là gì ( rễ phụ của cây) vv. Cùng một h×nh tượng nhưng với các cảm 10/30
  12. Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4 nhận khác nhau, mỗi học sinh lại có kết quả khác nhau - Đó chính là những yếu tố tạo nên nét phong phú, đa dạng thể hiện tính cách và vốn hiểu biết của các cá nhân. VD Cùng quan sát gốc bàng, học sinh có được những cảm nhận riêng biệt như: + Gốc bàng to bằng hai vòng tay ôm của người lớn. + Gốc bàng to, xù xì với những hốc bướu cổ quái nom thật kì lạ. + Gốc bàng thô ráp với lớp vỏ cây sần sùi, xám xịt. + Gốc bàng to bằng cái cột đình làm trụ chống đỡ cho cả cái thân cây đồ sộ bên trên. vv. * Củng cố lại các bước quan sát . Từ thực tế quan sát và thông qua hoạt động báo cáo kết quả quan sát, tranh luận, bổ sung ý kiến, các em sẽ tự hình thành kĩ năng quan sát hợp lí cho thể loại bài miêu tả cây cối theo trình tự không gian, thời gian.  GV chốt lại kiến thức : - Miêu tả cây cối theo từng thời kì phát triển của cây là trình tự thời gian. - Miêu tả cây cối theo trình tự từ hình dáng tầm vóc chung của cây đến tả từng bộ phận của cây gọi là trình tự không gian ( bao quát đến chi tiết). b) Phối hợp quan sát thực tiễn với quan sát tranh ảnh minh họa. Nếu như việc quan sát cây cối ngoài trời đem lại cho các em cái nhìn cụ thể, chân thực nhất cũng như khơi gợi ở các em nguồn cảm hứng, sự say mê khám phá tự nhiên, xây dựng tình yêu đối với thiên nhiên thì hệ thống tranh ảnh lại hỗ trợ rất nhiều cho việc quan sát những đối tượng mà các em không có điều kiện quan sát ngoài thực tế. Việc quan sát tranh ảnh phối hợp với những ghi chép được từ thực tế sẽ làm cho đoạn văn, bài văn của các em sinh động, rõ nét hơn.Trong quá trình dạy học, tôi chú trọng lựa chọn những tranh ảnh có màu sắc rõ nét, thể hiện được độ tương phản, có tính nghệ thuật, phản ánh những đối tượng mà các em không có điều kiện quan sát ở thực tế và tận dụng tối đa bộ đồ dùng dạy học phần văn miêu tả. Tuy nhiên để tạo được hiệu quả trong quan sát, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể bằng hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp HS xác định cần quan sát cái gì, quan sát như thế nào và quan trọng hơn nữa là diễn đạt các ý quan sát được ra sao? VD: Quan sát tranh để miêu tả hoa gạo. Hướng dẫn các em quan sát ảnh chụp toàn cây ghi chép các ý theo trình tự: - Toàn cảnh cây gạo ( Hình dáng, tầm vóc , có thể so sánh với những cây xung quanh. 11/30
  13. Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4 - Vẻ đẹp của hoa ( ảnh nhỏ) hình dáng , kích cỡ của hoa, số cánh, dáng mọc, cảm nhận độ dày, độ bóng, màu sắc của từng cánh hoa, đặc điểm của nhụy hoa. - Quả gạo khi còn non đến khi đã già ( hình dáng, màu sắc ) . Sau đó cung cấp thêm cho các em đặc điểm của gốc, cành, thân, lá, hương thơm của hoa gạo, giảng thêm về sự gắn bó của cây gạo với mỗi làng quê Việt Nam để giúp các em hình dung rõ nét hơn về những đối tượng miêu tả.Qua việc gợi ý, giới thiệu giáo viên sẽ khơi gợi ở các em trí tò mò, hình thành thói quen thích khám phá tự nhiên. Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên bằng cảm quan của chính bản thân. Bên cạnh đó để HS có nhiều sự lựa chọn, giáo viên sưu tầm thêm nhiều loại tranh ảnh về các loại cây khác và các thông tin liên quan đến đặc tính của một số loài cây để cung cấp thêm cho học sinh. Những bức ảnh chụp với màu sắc tươi sáng, thể hiện rõ điểm nhấn và phối hợp độ sáng tối hài hòa sẽ làm khơi gợi ở các em nguồn cảm hứng sáng tạo. VD: Về một số đối tượng miêu tả giới thiệu qua tranh ảnh: Cách quan sát. + Tổng thể bức tranh: Điểm nổi bật về màu sắc, độ rực rỡ của những bông hoa; nền lá... + Chi tiết từng bộ phận: - Hình dáng, màu sắc, sự cảm nhận về đặc điểm của lá, cách mọc.... - Hình dáng, đặc điểm của nụ non, nụ sắp nở và vẻ đẹp của những bông hoa đã nở. Xác định trình tự quan sát  ghi lại những đặc điểm quan sát được  Báo cáo kết quả; GV bổ sung những thông tin cần thiết nếu học sinh chưa biết tường tận về đối tượng miêu tả. 2. Rèn kĩ năng lập dàn ý - Trước khi lập dàn ý học sinh tìm hiểu kĩ đề bài Kĩ năng tìm hiểu đề bài là một quy trình bao gồm nhiều bước: đọc đề bài, xác định từ ngữ quan trọng, xác định quan hệ giữa các vế câu về mặt ngữ pháp và lô gíc, xác định nội dung của đề và trọng tâm, xác định kiểu bài và các điểm giới hạn khác. Ví dụ : Với đề bài Tả một đồ dùng học tập của em Học sinh phải hiểu đề bài ra dạng bài tả, nội dung tả đồ dùng học tập, không giới hạn có thể tả cặp sách, hộp bút, bút máy... Sau khi nắm rõ nội dung bài, hồi tưởng những gì mình quan sát trước hoặc quan sát tại chỗ để lập dàn ý 12/30
  14. Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4 Làm dàn ý có nhiều cách trình bày, nhưng tôi cho các con lập dàn ý qua “khung” ý nghĩa có thể được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo nội dung bài. HS phải tự làm việc, tự quan sát, tự ghi chép những gì quan sát được là chính. Giáo viên có thể gợi ý giúp các em phát hiện ra những nét đặc sắc. Đối tượng là HS khá giỏi: tôi để cho các em tự thảo luận suy nghĩ và viết ra các ý dưới dạng từ hay cụm từ xung quanh khung chủ đề. Ví dụ: Cả nhóm HS sẽ cùng thảo luận làm “khung” ý nghĩa tả cây hoa hồng nhung Nh­«ng mÆt trêi (2) §á th¾m, mÞn nh­ Th©n kh¼ng nhung (2) khiu b»ng chiÕc ®òa (2) Long lanh (2) L¸ xanh, mÐp l¸ viÒn r¨ng c­a (2) H­¬ng th¬m thoang tho¶ng (2) NhiÒu gai nhän (2) Yªu thÝch, tØa l¸, t­íi n­íc (3) Trång tr­íc cöa (1) + Đối với đối tượng là học sinh trung bình – yếu: Tôi sử dụng hệ thống câu hỏi để kích thích và định hướng cho học sinh phát triển ý. Ở đây cần lưu ý câu hỏi phải có tính chất gợi mở, hướng đến việc khơi gợi sự quan tâm và kinh nghiệm riêng của các em. VD: Học sinh quan sát “hoa hồng nhung” giáo viên có thể hỏi: Em thấy màu sắc hoa hồng như thế nào? Khi dùng tay sờ vào cành hoa em cảm thấy thế nào? Quan sát quanh mép là em thấy lá hoa hồng có điểm gì đặc biệt?.... Lập dàn ý chi tiết: Tôi hướng dẫn học sinh dựa vào dàn bài chung để đánh số thứ tự cho các ý tìm được trên “khung” từ đó sẽ diễn đạt thành dàn ý chi tiết. Tôi cũng lưu ý 13/30
  15. Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4 cho học sinh về trình tự chung của thể loại văn đang làm và hướng dẫn có tính chất mở. VD: Đối với loại văn miêu tả thì lưu ý học sinh những chi tiết nào có ý giới thiệu chung thì nói trước, ý nào miêu tả chi tiết cụ thể thì nói sau. Tuy nhiên tôi luôn rèn cho học sinh hiểu trong những ý chung hoặc trong những ý cụ thể đó vấn đề nào đưa vào trước cũng được, miễn là phải đảm bảo đủ các nội dung cần diễn tả. Tránh lối áp đặt như là cho sẵn một trật tự chi tiết cố định. VD: Từ “khung” ý nghĩa và dàn bài chung, học sinh thảo luận nhóm tự lập dàn ý chi tiết tả cây hoa hồng. Những từ ngữ đánh dấu: số (1) nằm trong phần mở bài, số (2) trong phần thân bài, số (3) nằm trong phần kết bài. Mở bài: Giới thiệu cây hoa hồng. Trồng ở đâu? (trước cửa). Ai trồng? (mẹ em) Thân bài: * Tả bao quát: - Cây cao khoảng nửa mét. - Thân khẳng khiu bằng chiếc đũa ăn cơm. * Tả chi tiết: - Cành đâm tua tủa, có nhiều gai nhọn như những chàng vệ sĩ - Là hình bầu dục, lá non màu tim tím, lá già màu xanh đậm, mép có viền răng cưa. - Nụ màu xanh mơn mởn, bằng đầu ngón tay út của em. - Hoa mới nở to bằng chén uống trà, như ông mặt trời đỏ thắm. - Cánh hoa đỏ tươi, mỏng mịn như nhung xếp chồng lên nhau. - Hương thơm thoang thoảng quyến rũ ong bướm. Kết bài: Nêu cảm nghĩ: yêu thích, tỉa lá, tưới nước để cây luôn xanh tốt. -> Từ dàn ý chi tiết, tôi nghĩ học sinh có thể vận dụng thêm một số từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc để viết thành bài văn hoàn chỉnh một cách khá dễ dàng 3. Rèn kĩ năng phát triển từ ngữ Để rèn cho học sinh kỹ năng phát triển từ ngữ miêu tả tôi đã tích hợp việc dạy Tập làm văn trong những tiết Tập đọc. Nếu nội dung bài đọc hoặc một số từ ngữ trong bài, tôi thấy học sinh có thể vận dụng vào bài viết của mình, tôi sẽ nhấn mạnh với các em. VD: Qua bài tập đọc “Sầu riêng” tôi sẽ nhấn mạnh cho học sinh những từ ngữ miêu tả hình dáng thân cây sầu riêng: “khẳng khiu”, “cao vút”, “thẳng 14/30
  16. Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4 đuột”... Từ đó học sinh có thể vận dụng những từ ngữ này khi miêu tả những loại cây khác VD: Trong bài tập đọc “Con sẻ” học sinh sẽ nhận ra một số từ ngữ giàu hình ảnh dùng để miêu tả con vật như “vàng óng”, “nhúm lông tơ”, “lông dựng ngược”, “mõm há rộng đầy răng”... Một hình ảnh sống động sẽ giúp bài viết miêu tả có được sự chú ý, thích thú từ người đọc. Vì thế giáo viên nên giúp học sinh có thói quen sử dụng hình ảnh trong thể loại miêu tả, việc dùng hình ảnh này giúp chúng ta nhìn sự vật bằng một cái nhìn mới, tuy nhiên cũng cần tránh lạm dụng việc sử dụng hình ảnh. Cùng với phân môn Tập đọc, phân môn Luyện từ và câu cũng có thể làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh. Việc tổ chức trò chơi cũng là một biện pháp sinh động để học sinh bồi dưỡng vốn từ. 4. Rèn kỹ năng viết câu văn đúng, câu văn hay cho học sinh Để rèn được kỹ năng này tôi cho học sinh luyện tập thông qua các dạng bài tập cơ bản sau: 4.1. Dạng bài tập phát hiện từ ngữ miêu tả hợp lí. 4.1.1 Phát hiện từ trong tập các từ cho sẵn: Với dạng bài tập này, giáo viên cung cấp cho học sinh một hệ thống từ, ngữ  yêu cầu học sinh phân nhóm từ miêu tả đối tượng hợp lí. VD Cho các từ ngữ tả lá bàng như sau: Màu đỏ au hơi pha ánh tím, màu xanh nõn nà, màu đỏ tía pha những sắc xanh thẫm, ngời xanh màu ngọc bích, xanh um, màu đỏ đọt lỗ chỗ những đốm màu cam đậm như ánh lửa; ngả sang màu xanh đậm, màu đỏ tím lịm như màu của những trái mận chín trông thật hấp dẫn; màu nâu đỏ pha những sắc xanh biếc như những ngọn nến nhỏ, màu nâu đỏ óng lên như đồng hun, những tán lá xòe rộng như một chiếc ô xanh khổng lồ... - Hãy xếp các từ ngữ thích hợp vào bảng phân loại sau: Từ ngữ tả lá bàng Từ ngữ tả lá bàng Từ ngữ tả lá Từ ngữ tả lá bàng vào mùa xuân vào mùa hạ bàng vào mùa vào mùa đông thu ............................ ............................ ............................ ............................ ............................ ............................. ............................ ............................. ............................ ............................. ............................ ............................. Đáp án Từ ngữ tả lá Từ ngữ tả lá Từ ngữ tả lá Từ ngữ tả lá bàng vào bàng vào mùa bàng vào mùa bàng vào mùa mùa đông 15/30
  17. Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4 xuân hạ thu màu nâu đỏ ngời xanh màu màu đỏ tía Màu đỏ au hơi pha ánh pha những sắc ngọc bích, xanh pha những tím; màu đỏ đọt lỗ chỗ xanh biếc như um, ngả sang sắc xanh những đốm màu cam những ngọn màu xanh thẫm, đậm như ánh lửa; màu nến nhỏ. , màu đậm, , những đỏ tím lịm như màu của xanh nõn nà tán lá xòe rộng những trái mận chín như một chiếc ô trông thật hấp dẫn; màu xanh khổng lồ. nâu đỏ óng lên như đồng hun. Hoặc dạng : Lựa chọn những từ ngữ chỉ đặc điểm phù hợp với từng đối tượng được miêu tả sau đây. Các từ : đỏ rực, đỏ ối, đỏ lựng, đỏ chon chót, đỏ chói lọi một góc trời như lửa, đỏ thắm, đo đỏ, đỏ đục. Trái hồng Trái cà chua Hoa phượng Búp bàng non Hoa hồng chin ...................... ....................... ....................... ....................... ...................... Đáp án. Trái cà chua Hoa phượng Búp bàng non Hoa hồng Trái hồng chin đỏ rực, đỏ ối, đỏ rực, đỏ đo đỏ, đỏ đục. đỏ rực, đỏ đỏ rực, đỏ ối, đỏ lựng, đỏ chói lọi một thắm. đỏ lựng, đỏ chon chót. góc trời như chon chót. lửa, đỏ thắm. Để thực hiện được bài tập này, các em cần vận dụng vốn kiến thức đã ghi nhận được thông qua hoạt động quan sát, kết hợp tìm hiểu ý nghĩa diễn đạt của mỗi cụm từ ngữ và giải thích được lí do chọn lựa, phân nhóm từ. Đây là bước đầu tiên và quan trọng để giúp các em có được những câu văn hay. 4.1.2 Vận dụng vốn từ của bản thân. Dạng bài này yêu cầu học sinh phải vận dụng vốn từ của bản thân để tạo ra những câu văn hoàn chỉnh, diễn đạt hợp lí, nhằm mục đích phát huy vốn hiểu biết, khả năng vận dụng từ ngữ trong việc miêu tả của các em. VD : Điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong các câu văn sau: a) Cây bàng trông thật già nua với lớp vỏ cây............ và chi chít quanh thân là những hốc bướu ............. b) Mùa này, lá bàng lớn nhanh, chẳng mấy chốc đã kết thành tán lớn................, rợp bóng xuống sân trường. 16/30
  18. Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4 c) Những cánh hoa hồng nhung............như lụa, sắc đỏ rạng ngời hơn mỗi khi có nắng. d) Những trái xoài đang độ chín......................., bao phủ một màu............và mùi thơm...........bay xa. Một số kết quả về bài làm của học sinh: a) Cây bàng trông thật già nua với lớp vỏ cây sần sùi, xám xịt và chi chít quanh thân là những hốc bướu cổ quái. b) Mùa này, lá bàng lớn nhanh, chẳng mấy chốc đã kết thành tán lớn xum xuê, rợp bóng xuống sân trường. c) Những cánh hoa hồng nhung mịn màng như lụa, sắc đỏ rạng ngời hơn mỗi khi có nắng. d) Những trái xoài đang độ chín căng bóng, bao phủ một màu vàng tưoi và mùi thơm lựng .bay xa. ( Học sinh: Đàm Dương Thanh– Líp 4A1) a) Cây bàng trông thật già nua với lớp vỏ cây khô ráp, mốc thếch và chi chít quanh thân là những hốc bướu to đùng, kì dị b) Mùa này, lá bàng lớn nhanh, chẳng mấy chốc đã kết thành tán lớn xanh um, rợp bóng xuống sân trường. c) Những cánh hoa hồng nhung mỏng manh, mềm như lụa, sắc đỏ rạng ngời hơn mỗi khi có nắng. d) Những trái xoài đang độ chín rộ, bao phủ một màu vàng ối và mùi thơm ngọt, thơm hơn cả hương táo,hương ổi bay xa. ( Học sinh:Nguyễn Kh¸nh Linh – Líp 4A1) Với cách giải các bài tập dạng điền từ trên, người viết muốn rèn cho các em kĩ năng nhận biết, tìm hiểu chức năng thông báo của những từ ngữ đã cho để tìm từ phù hợp. HS cần hiểu rõ về đối tượng miêu tả, thời điểm miêu tả đồng thời vận dụng vốn từ ngữ đã tích lũy của bản thân có sự phân tích, chọn lựa từ ngữ miêu tả đặc điểm đúng của đối tượng. Đồng thời, cung cấp thêm những câu văn miêu tả, làm phong phú thêm vốn từ ngữ cho các em. 4. 2. Dạng bài tập phát hiện lỗi và sửa lỗi. 4. 2. 1. Lỗi dùng từ. Lỗi dùng từ là dạng lỗi học sinh thường mắc nhiều nhất và ít khi các em tự phát hiện ra mình đã dùng từ sai. Thông qua dạng bài tập phân nhóm từ, tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống, học sinh cũng hạn chế được phần nào việc dùng từ sai, và cũng có thể tự phân tích được cách dùng từ của mình, của bạn là hợp lí hay chưa hợp lí.Vì vậy các em có thể thực hiện tốt các bài tập về phát hiện lỗi và sửa lỗi. 17/30
  19. Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4 VD: Tìm các lỗi sai trong câu văn sau và giải thích. Những quả xoài mới lớn chỉ nhỉnh hơn trái cau già một chút đang đung đưa trong gió hệt như những chiếc đèn lồng nhỏ xíu ai đó treo chi chít lên cây (Bài viết của học sinh). GV có thể phân tích cho các em thấy được sự lạm dụng các hình ảnh so sánh hay sự so sánh bất hợp lí trong mỗi câu văn thể hiện qua việc dùng từ không đúng với đặc điểm của đối tượng đang được miêu tả. - Lạm dụng sự so sánh: So sánh ôm đồm, một đối tượng so sánh với hai đối tượng khác cùng lúc  quả xoài non trái cau già. chiếc đèn lồng . - Dùng từ ngữ so sánh không hợp lí Quả xoài non có hình dạng không tròn trịa, màu xanh non hoặc xanh thẫm gợi cảm giác dịu mát, đối lập với hình ảnh những chiếc đèn lồng tròn trịa với màu sắc ấm nóng, rực rỡ và có độ sáng. Hoặc lỗi sai về cụm từ, hình ảnh so sánh. VD: Màu hoa phượng đỏ thắm, rực rỡ. Mỗi cánh hoa giống hệt chiếc đuôi của con chuồn chuồn ớt.( Bài làm của học sinh ).  Sự cảm nhận của học sinh chưa đạt tới chiều sâu. Các em chỉ có cảm giác câu văn đã mượt mà, có sự liên tưởng, so sánh mà chưa có kĩ năng phân tích cái bất hợp lí trong việc sử dụng từ, cụm từ trong miêu tả.  GV tổ chức cho học sinh quan sát kĩ hơn để có kinh nghiệm lựa chọn hình ảnh phù hợp. Những bài tập phát hiện lỗi dùng từ hỗ trợ rất nhiều cho giáo viên trong việc rèn kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cho học sinh. Nó như những viên gạch nhỏ xây dựng những thành công đầu tiên cho các em trong quá trình học phân môn tập làm văn nói riêng cũng như môn Tiếng Việt nói chung. 4.2.2. Lỗi diễn đạt. a) Lỗi ngắt câu: Đây là dạng lỗi điển hình thường gặp trong bài của những học sinh học chưa tốt phân môn TLV. Nguyên nhân do học sinh không nắm chắc kiến thức về luyện từ và câu. Để giúp học sinh khắc phục nhược điểm này, người viết đã cho các em củng cố lại các kiến thức về câu bằng một số bài tập nhỏ. VD: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để tạo thành những câu văn hoàn chỉnh. - Những bông hoa sen............... - Lá bàng mùa đông.......................... - .....................................tỏa hương thơm ngào ngạt. - .............................................như những con trăn lớn đang bò trườn trên mặt đất. - Những cánh hoa bằng lăng................................................................... 18/30
  20. Một số phương pháp rèn kĩ năng tập làm văn miêu tả cho HS lớp 4 - ..............................gầy guộc, xám xịt, trông thật xấu xí. HS thực hiện bài tập, phát hiện bộ phận còn thiếu, chức năng của các bộ phận đó và hiểu được tầm quan trọng của việc diễn đạt câu đủ chủ ngữ và vị ngữ, các dấu hiệu ngữ pháp đi kèm ( viết hoa, dấu chấm câu) biết kết thúc câu văn khi đã diễn đạt một ý trọn vẹn. Sau khi HS đã hiểu rõ cấu trúc của câu, các em sẽ được nâng dần kĩ năng thông qua việc thực hiện những bài tập sửa lỗi ngắt câu sai. VD: Đoạn văn sau đây mắc lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng. Khi mùa thu gọi những bông cúc vàng nở rộ lá bàng chuyển sang màu đỏ thẫm mùa đông sang lá bàng càng đỏ sắc đỏ như màu đồng pha chút ánh vàng cam trông thật tuyệt quả thật lá bàng mùa nào cũng đẹp. Để hướng dẫn học sinh yếu thực hiện được bài tập trên, người viết giúp các em nhận biết những thời điểm miêu tả và đặc điểm của các đối tượng miêu tả tương ứng với thời điểm đó để ngắt câu đúng. Sau khi các em thực hiện việc điền dấu chấm, phẩy, GV giúp các em kiểm tra lại độ chính xác bằng hệ thống câu hỏi tìm chủ ngữ, vị ngữ. Có thể tổ chức theo hình thức nhóm nhằm giúp các em học sinh yếu học hỏi thêm ở các bạn, đồng thời giúp các em tự nhiên hơn khi bày tỏ những hiểu biết của mình, động viên các em tự tin hơn trong việc viết những câu văn miêu tả đúng ngữ pháp. Đáp án đúng: Khi mùa thu gọi những bông cúc vàng nở rộ, lá bàng chuyển sang màu đỏ thẫm. Mùa đông sang, lá bàng càng đỏ, sắc đỏ như màu đồng pha chút ánh vàng cam trông thật tuyệt. Quả thật, lá bàng mùa nào cũng đẹp. b) Lỗi lặp từ, lặp ý, liệt kê các bộ phận: Thông thường trong các tiết làm văn viết, học sinh có thói quen ghép các ý quan sát được trong dàn ý chi tiết thành bài văn nên sản phẩm của các em thường mang sắc thái liệt kê, kể lể, lặp từ, lặp ý. VD: Thân cây xù xì, thô. Cành cây khẳng khiu. Tán cây xum xuê. Lá cây xanh mướt. Hoa màu trắng, nhỏ li ti. ( Bài văn tả cây trứng cá của học sinh) . Hoặc tả một bộ phận của cây: Lá phượng > ( Bài viết của học sinh.) Vì vậy, trong quá trình dạy học, tôi luôn chú trọng rèn cho các em kĩ năng phát hiện và sửa các lỗi trên. Thông thường, khi đọc bài văn hoặc diễn đạt văn nói, học sinh ít phát hiện ra lỗi của bản thân. Nhưng khi tập trung phân tích những đoạn văn trong bài tập hoặc nghe các bạn trong nhóm phân tích, nhận xét , các em dễ dàng nhận ngay ra các lỗi sai đó. Với những mẫu này, GV cần 19/30
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1