Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một vài kinh nghiệm trong việc tuyên truyền và giới thiệu sách mới
lượt xem 6
download
Sáng kiến kinh nghiệm trình bày một vài kinh nghiệm trong việc tuyên truyền và giới thiệu sách mới nhằm nâng cao kỹ năng đọc cho các em học sinh và phát triển văn hóa đọc trong các trường tiểu học hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một vài kinh nghiệm trong việc tuyên truyền và giới thiệu sách mới
- SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TUYÊN TRUYỀN VÀ GIỚI THIỆU SÁCH MỚI PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề. Sách, báo có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội như V.I.Lênin nói “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản”. Vì thế mà trong mọi thời đại, thư viện được coi là tòa lâu đài trí tuệ của nhân loại, nơi lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của loài người. Thư viện trường tiểu học là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường, là môi trường hỗ trợ đắc lực cho công tác giảng dạy và học tập nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Chính vì vậy cán bộ thư viện trường học phải có biện pháp cải tiến trong các khâu nghiệp vụ thư viện. Đã tổ chức tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách báo thư viện bằng cách kết hợp với chuyên môn, Đoàn đội tổ chức các cuộc thi kể chuyện theo sách, điểm sách, trưng bày sách, giới thiệu sách vào các ngày lễ lớn, các buổi họp giao ban, những buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần…nhằm phát huy hiệu quả tốt nhất cơ sở vật chất trọng yếu và trung tâm sinh hoạt văn hoá của nhà trường, đây là lý do tôi chọn đề tài “Tuyên truyền và giới thiệu sách” II. Mục tiêu, nhiệm vụ của việc giới thiệu sách mới. Truyền tải đến giáo viên và học sinh những tài liệu cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy, học tập nhằm lôi cuốn nhiều hơn nữa bạn đọc đến với thư viện. Kích thích sự ham mê đọc sách, báo, xem sách là người bạn đồng hành không thể thiếu được trong việc giảng dạy và học tập của mình. Giới thiệu sách là cung cấp thông tin cơ bản về nội dung và hình thức cuốn sách nhằm lôi cuốn bạn đọc tìm đọc tài liệu. Mục đích cao nhất của việc giới thiệu sách là làm cho người nghe thấy được cuốn sách cần thiết cho họ, gây hứng thú, nhu cầu tìm đọc sách. 1 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương
- SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách Trong trường học, việc giới thiệu và tuyên truyền sách, báo cho giáo viên và học sinh chiếm vị trí quan trọng trong công tác thư viện, nó được đặt lên hàng đầu, đây là việc làm phải thường xuyên, khoa học, hợp lý nhằm giới thiệu những cuốn sách hay đến với bạn đọc. Chính vì vậy theo tôi để phát huy tối đa của việc tuyên truyền, giới thiệu sách báo đến bạn đọc người. PHẦN THỨ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận. Với tôi, mặc dù làm công tác thư viện chưa lâu nhưng qua quá trình công tác tôi nhận thấy. Đối với thư viện trường học để phát huy một cách tốt nhất cơ sở vật chất trọng yếu và trung tâm sinh hoạt văn hóa của nhà trường thì việc tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách báo thư viện là một khâu nghiệp vụ hết sức quan trọng trong công tác thư viện. Làm tốt khâu nghiệp vụ này là người cán bộ thư viện đã góp phần rất lớn vào việc hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong nhà trường. Tạo một môi trường giáo dục thuận lợi, là sân chơi bổ ích, lý thú cho các em mà khi tự mình khám phá bao điều mới mẻ ẩn sau những trang sách, báo. Chính vì vậy mà tôi chọn việc tuyên truyền, hướng dẫn và giới thiệu bạn đọc sử dụng sách, báo thư viện là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. * Vốn tài liệu: Nội dung tài liệu là yếu tố quan trong để thu hút bạn đọc đến với thư viện. Vốn tài liệu ở trường TH Hà Huy Tập tương đối đáp ứng được phần nào nhu cầu dùng tin của bạn đọc. Bạn đọc không chỉ quan tâm đến nội dung của tài liệu mà còn yêu cầu vào loại hình tài liệu để phù hợp với công tác giảng dạy và học tập của * Lựa chọn sách, báo phù hợp: Việc lựa chọn sách, báo có tác dụng rất lớn cho việc tuyên truyền, giới thiệu sách báo đến bạn đọc. Muốn làm tốt công tác này người cán bộ thư viện phải nắm bắt nhu cầu, nội dung và các sự kiện liên quan đến vấn đề học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh. Có như vậy chúng ta mới kích thích được bạn đọc đến thư viện tìm tài liệu để thỏa mãn nhu cầu của mình. 2 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương
- SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách Ví dụ: Đối với học sinh trung bình: Ngoài sách giáo khoa cán bộ thư viện giới thiệu cho các em các loại sách bài tập, sách tham khảo cho các em nhằm bổ sung và cũng cố kiến thức của mình. Đối với học sinh khá, giỏi: Thì cán bộ thư viện giới thiệu những loại sách nâng cao để mở rộng kiến thức. Đối với cán bộ giáo viên: Ngoài sách giáo khoa, giáo viên thì cán bộ thư viện giới thiệu cho giáo viên những cuốn sách tham khảo hay, chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi…. * Điều kiện hướng dẫn bạn đọc sách, báo thư viện. Hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách, báo không chỉ bạn đọc nắm được kỷ năng đọc sách báo đơn giản mà nhằm mục tiêu giáo dục nhất định. Thư viện cần xác định nhiệm vụ cụ thể đối với từng lứa tuổi, từng nhóm thậm chí đối với từng giáo viên và học sinh cá biệt. Muốn làm tốt công tác này cán bộ thư viện phải xác định rõ các nhiệm vụ sau đây: Hướng dẫn bạn đọc sử dụng các loại sách, báo gì? Đối với thư viện trường học muốn phát huy tốt tác dụng của thư viện, người cán bộ thư viện cần hướng dẫn chu đáo bạn đọc các loại sách báo phục vụ trực tiếp yêu cầu giáo dục toàn diện của nhà trường các loại sách tham khảo, sách giáo khoa, sách nghiệp vụ… sát với chương trình học tập của nhà trường, các loại sách báo nhằm mở rộng kiến thức gớp phần đẩy mạnh chất lượng giảng dạy và học tập. Ngoài ra còn có các loại sách pháp luật, rèn luyện tư tưởng đạo đức… tình cảm lành mạnh của học sinh. Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu sử dụng sách báo bạn đọc. Phù hợp với từng lứa tuổi, từng đối tượng, cấp học để cán bộ thư viện mới nắm bắt được nhu cầu thì mới hướng dẫn bạn đọc dùng sách phù hợp đáp ứng với nhu cầu. Ngoài ra thư viện kết hợp với giáo viên từng bộ môn để nắm được yêu cầu và kế hoạch phục vụ liên tục, giúp các em biết sử dụng thư viện, sử dụng hệ thống tra cứu thư viện, biết cách đọc sách, coi sách là người thầy thứ hai của mình. * Mối quan hệ giữa việc tuyên truyền và giới thiệu sách. 3 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương
- SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách Trong quá trình làm công tác thư viện trường học, bản thân đã được đi tập huấn nhiều lần, được tham quan ở một số trường có thư viện hoạt động tốt, được học tập và hiểu thêm về hoạt động thư viện, biết cách tuyên truyền và giới thiệu sách, biết đọc sách là cần thiết đối với mỗi người. Từ đó, bản thân rút ra kết luận cơ bản : Trong hoạt động thư viện nếu chỉ có sách mà không có người đọc thì sách không những vô nghĩa mà còn lãng phí tiền bạc của Nhà nước và của nhân dân. Chính vì vậy, việc tổ chức các hoạt động giới thiệu sách theo đúng đối tượng học sinh là việc làm cần thiết của người cán bộ thư viện và là giải pháp mới trong công tác nghiệp vụ của Thư viện. Việc giới thiệu sách theo đúng đối tượng học sinh cần phải thông qua hệ thống mạng lưới cộng tác viên thư viện; các bài giới thiệu sách và các hình thức giới thiệu sách phải phù hợp với học sinh các khối lớp. * Xây dựng mạng lưới cộng tác viên thư viện: Hàng năm, thư viện có tổ cộng tác là thư viện, tuy nhiên mạng lưới được thành lập chỉ có các thành viên là giáo viên nên việc giới thiệu sách đến học sinh còn ít. Vì vậy, để thư viện hoạt động tốt, nhiều bạn đọc đến với thư viện, ngay từ đầu năm học tôi tham mưu cùng với Hiệu trưởng thành lập tổ mạng lưới thư viện. Tổ mạng lưới bao gồm đại diện học sinh của các khối lớp và một số giáo viên chủ nhiệm.Tổ mạng lưới thư viện giúp cán bộ thư viện trong nhiều hoạt động của thư viện mà đặc biệt là trong công tác tuyên truyền, giới thiệu sách . II. Thực trạng. 1 Thuận lợi. Được sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường. Có sự phối hợp nhiệt tình của cán bộ giáo viên, ĐTN, ĐTN trong nhà trường trong các hoạt động thư viện. Thư viện có kế hoạch tuyên truyền, giới thiệu tài liệu nhằm thu hút bạn đọc đến sử dụng thư viện. Cán bộ thư viện được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần yêu nghề, luôn 4 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương
- SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách năng động trong công việc. Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ do phòng tổ chức. Bên cạnh đó, cán bộ thư viện đang tham gia lớp Đại học thư viện để nâng cao trình độ. Thư viện trường Tiểu học Hà Huy Tập được sự quan tâm đầu tư của ngành cấp trên, của Nhà trường, cung cấp số lượng sách phục vụ cho việc đọc và học của học sinh tương đối đầy đủ . Chủng loại sách tuy chưa nhiều nhưng cũng có một số ít cuốn sách rất hay và thu hút được nhiều bạn đọc. Đặc biệt học sinh của trường đa phần đều ham mê đọc sách và hơn thế nữa Ban giám hiệu là những thầy cô thực sự yêu thích đọc sách, rất quan tâm đến hoạt động thư viện. Qua một thời gian tuyên truyền, hướng dẫn và giới thiệu bạn đọc sử dụng sách, báo thư viện. Tôi nhận thấy thư viện là sân chơi bổ ích, lý thú cho các em mà khi tự mình khám phá bao điều mới mẻ ẩn sau những trang sách, báo. 2. Khó khăn. Do điều kiện kinh phí hạn hẹp nên việc bổ sung tài liệu chưa thường xuyên, kịp thời. Vai trò của thư viện trong việc hướng dẫn học sinh ham mê đọc sách còn quá ít so với yêu cầu. Đa số chưa biết sử dụng thư viện, chưa biết khai thác sách báo, chưa biết tự học, tự bồi dưỡng bằng sách báo. Nguyên nhân chủ yếu là giáo viên và các bậc cha mẹ học sinh chưa quan tâm đầy đủ đến việc đọc sách , chưa hướng dẫn đọc sách đến nơi đến chốn. Bên cạnh đó đặc điểm tâm sinh lí và nhu cầu đọc sách báo của các lứa tuổi học sinh cũng khác nhau. Do sự tiến bộ của khoa học công nghệ, công nghệ thông tin đã tác động rất lớn đến nhu cầu đọc sách của giáo viên và học sinh. Vi dụ: Thay vì đến thư viện các em học sinh có thể ở nhà mở Internet mở truyện ra có người kể không phải đọc. Hoặc chỉ cần nhấc máy điện thoại gọi điện đến 1080 để nghe kể chuyện… 5 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương
- SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách Trình độ văn hóa: là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến nhu cầu đọc, trình độ của con người càng cao thì nhu cầu đọc sẽ phát triển và ngược lại. Trong quá trình thực hiện tôi có thực hiện bảng khảo sát tỉ lệ bạn đọc đến thư viện cụ thể như sau: Bạn đọc Tỉ lệ bạn đọc Tỉ lệ bạn đọc đến thư viện đến thư viện Năm học 2017 2018 Đầu năm học: 2018 2019 CB, GV, NV 85% 85% HS 75% 75% III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề * Giải pháp thứ nhất: Tuyên truyền đầu sách mới đến từng học sinh: Biện pháp 1: Giới thiệu sách qua các kênh măng non, các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần. Ta áp dụng việc giới thiệu mỗi ngày một cuốn sách cho các em vào 15 phút đầu giờ thông qua phương tiện truyền thanh của nhà trường hoặc các buổi chào cờ đầu tuần. Đồng thời cán bộ thư viện kết hợp với Đoàn đội, giáo viên chủ nhiệm tổ chức các cuộc thi kể chuyện theo sách...vào các ngày lễ lớn. Ví dụ: Nhân dịp buổi chào cờ đầu tuần tôi xin giới thiệu đến quý thầy giáo, cô giáo và các em học sinh một cuốn sách vừa được nhập về trường chúng ta từ tuần trước. 6 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương
- SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách Thưa các thầy cô giáo! Cùng các em học sinh thân mến! Nàng tiên núi kết duyên với Thần Nước rồi hạ sinh ba cô con gái. Ba chị em thương nhau lắm, đi đâu, làm gì cũng có nhau. Họ còn mài ba chiếc vòng đá giống y hệt nhau để mỗi người đeo một cái. Nhưng rồi một ngày kia, thời tiết khắc nghiệt, ba chị em đành phải chia tay nhau đi kiếm cái ăn… Mỗi người một ngả. Cuộc sống của mỗi cô con gái nàng tiên núi sẽ ra sao? Câu chuyện diễn ra thế nào mời các bạn tìm đọc tại thư viện nhé! Xin cảm ơn! Xin chào và hẹn gặp lại các em trong buổi giới thiệu lần sau. Biện pháp 2: Kết hợp với TPT Đội và giáo viên chủ nhiệm. Kết hợp tổng phụ trách tổ chức ngày hhội đọc sách: Nâng cao văn hóa đọc, rèn luyện thói quen đọc, tạo cơ hội gặp gỡ để giao lưu học hỏi và chia sẻ những giá trị của sách, về niềm đam mê đọc sách cho CBGVCNV và học sinh trong nhà trường. + Tổ chức cho học sinh thi Cảm nhận về cuốn sách mà mình đọc thông qua Hội thi: “Nói về cuốn sách mà mình yêu thích.” Có giải thưởng động viên khuyến khích 7 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương
- SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách + Tạo hoạt động lành mạnh với các hoạt động văn hóa nhằm thu hút đông đảo giáo viên, HS tham gia, qua đó tuyên truyền, giáo dục về việc đọc sách cũng như trân trọng, giữ gìn và bảo quản sách. Ví dụ: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH: 8 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương
- SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Nâng cao văn hóa đọc, rèn luyện thói quen đọc, tạo cơ hội gặp gỡ để giao lưu học hỏi và chia sẻ những giá trị của sách, về niềm đam mê đọc sách cho CB GVCNV và học sinh trong nhà trường. Tạo hoạt động lành mạnh với các hoạt động văn hóa nhằm thu hút đông đảo giáo viên, HS tham gia, qua đó tuyên truyền, giáo dục về việc đọc sách cũng như trân trọng, giữ gìn và bảo quản sách. Hưởng ứng Ngày hội đọc sách của Việt Nam và thế giới năm 2019 (21/4). Hoạt động cần được tổ chức tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả. II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM 1. Thời gian: Chuẩn bị: Từ ngày 20/2 4/3/2019 Khai mạc ngày hội lúc 7h30’ ngày 4/3/2019. 2. Địa điểm: Tại thư viện tường tiểu học Hà Huy Tập III.NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH: 1. Tổ chức khai mạc Ngày hội đọc sách 9 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương
- SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách 2. Tổ chức các hoạt động trong ngày hội: 2.1Ban giám khảo. 1. Cô: Huỳnh Thị Biên Giám khảo 1 (Hiệu trưởng) 2. Cô: Dương Thị Hà Giám khảo 2 (P. Hiệu trưởng) 3. Cô: Nguyễn Thị Hà Anh Giám khảo 3 (Bí thư đoàn) 2.2. Trưng bày sách: 10 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương
- SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách I V. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG VÀ GIÁM KHẢO 1. Cơ cấu giải thưởng. + 01 giải nhất, trị giá 100.000/ giải + 01 giải nhì, trị giá 80.000/ giải + 01 giải ba, trị giá 50.000/ giải + Quà học sinh: 100.000đ 11 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương
- SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách Trên đây là kế hoạch phối hợp về việc tổ chức Ngày hội văn hóa đọc sách của trường tiểu học Hà Huy Tập. 2. Giải pháp thứ hai: Tuyên truyền sách mới đến với giáo viên Tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Ngoài những buổi giới thiệu sách tại thư viện thì thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, các cuộc họp…cán bộ thư viện kết hợp giới thiệu sách hay, sách mới. + Kết hợp với việc tuyên truyền, giới thiệu sách báo cán bộ thư viện trưng bày các sách mới, sách hay ở tủ trưng bày sách trong thư viện để bạn đọc tiện theo giỏi. + Ngoài cán bộ thư viện là người nòng cốt trong việc giới thiệu sách thì tổ cộng tác viên của thư viện gồm: giáo viên và học sinh là mạng lưới tuyên truyền, giới thiệu sách báo hiệu quả là những người cùng cán bộ thư viện truyền tải thông tin bạn đọc một cách nhân nhất. IV. Tính mới của giảp pháp: 12 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương
- SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách Việc tuyên truyền và giới thiệu sách phải phù hợp với thực tế nhà trường, nội dung tuyên truyền cần gắn với từng đối tượng học sinh. Hình thức tuyên truyền, giới thiệu đa dạng phong phú để những quyển sách hay, sách cần kịp thời đến tay học sinh. Với những năm học trước, tôi thường giới thiệu sách tràn lan thường là theo chủ đề, chủ điểm hàng tháng của Nhà trường, của Liên đội nên không hiệu quả. Vì thế, năm học 2018 – 2019 tôi chọn cách giới thiệu sách theo đối tượng học sinh, từng chủ điểm nên hiệu quả tiến bộ rõ rệt. V. Kết quả sau khi tổ chức giới thiệu, tuyên truyền sách thì tỉ lệ bạn đọc đến thư viện nhiều hơn. Bạn đọc Tỉ lệ bạn đọc đến thư viện Cuối tháng 3 năm học: 2018 2019 CB, GV, NV 100% HS 90% Qua một năm tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách, báo cáo thư viện kết quả là. Đến nay có đến 90% học sinh và 100% giáo viên toàn trường sử dụng sách, báo thư viện. Số lượng học sinh thích đọc sách, báo thư viện ngày một nhiều, học lực của học sinh toàn trường tăng lên, học sinh giỏi ngày một nhiều hơn, học sinh yếu giảm. Tinh thần tự học tự rèn luyện thể hiện rõ rệt ở từng học sinh trong toàn trường. Đội ngũ giáo viên ở trường đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện càng nhiều hơn. PHẦN THỨ3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Thư viện là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao chiều sâu của dân tộc, vừa định hướng, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Mục tiêu hoạt động của thư viện là đáp ứng yêu cầu nâng cao trí tuệ, yêu cầu nghiên cứu khoa học và văn hóa của nhân dân. 13 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương
- SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách Những năm gần đây ngành giáo dục rất quan tâm đến thư viện. Nó không chỉ thực hiện chức năng giáo dục, thông tin mà còn thực hiện chức năng giải trí thẩm mỹ. Nó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao nhận thức của con người nói chung và chất lượng giáo dục nói riêng . V.I.Lênin đã từng nói: “Đánh giá một thư viện tốt hay xấu, không phải thư viện đó có bao nhiêu sách quý hiếm mà ở chỗ Thư viện đó đã phục vụ và lôi cuốn bao nhiêu người đọc đến với Thư viện”. Qua quá trình học tập và công tác tại trường TH Hà Huy Tập. Được tiếp xúc với tài liệu, bạn đọc đến tra tìm, mượn trả tài liệu, nắm được tâm lý bạn đọc nên tôi nghĩ rằng việc tuyên tuyền và giới thiệu sách chiếm vị trí rất quan trọng trong công tác phục vụ và quản lý bạn đọc. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thư viện, góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới giáo dục, khuyến khích phong trào dạy tốt, học tốt của toàn bộ giáo viên, học sinh trong toàn trường. Đó chính là con đường ngắn nhất để thúc đẩy thư viện phát triển ngày càng cao hơn, góp phần vào việc thúc đẩy sự nghiệp giáo dục – đào tạo tại trường tiểu học Hà Huy Tập đi lên. Do điều kiện và khả năng còn hạn chế chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô tham gia ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn. 2. Ý kiến đề xuất. Thư viện, trang thiết bị trường học là vấn đề được chú trọng hàng đầu. Quy quá trình làm việc thực tế bản thân tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến như sau: + Cần bổ sung thêm giá đựng sách báo, tạp chí và giá đựng cặp mũ nón của bạn đọc khi đến thư viện. + Mua thêm sách tham khảo, sách nghiệp vụ và một số loại sách khác phục vụ học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh. + Bổ sung thêm hai đến ba loại báo để thư viện có báo phục vụ bạn đọc. Xin chân thành cám ơn./. Dray Sáp, ngày 04 tháng 03 năm2019 Người thực hiện 14 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương
- SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách Nguyễn Thị Thanh Thương NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 15 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương
- SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Sách: 1. Đoàn phan Tân (2001), Cơ sở thông tin học, Đại học quốc gia, Hà Nội, 2001, 294 tr. 2. Vũ Dương Thúy Ngà (2004), Phân loại tài liệu, Đại học văn hóa, Hà Nội, 2004, 322tr. 3. Vũ Bá Hòa (2001), Hội thi giáo viên thư viện với công tác thư viện trường học, Giáo dục, TPHCM, 2001, 146tr. 16 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương
- SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA HOẠT ĐỘNG ĐỌC CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG Để Thư viện phục vụ việc đọc của các em ngày càng tốt hơn, rất mong các em trả lời một số câu hỏi trong phiếu điều tra dưới đây. Các em đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời mà mình chọn. Không có gợi ý, các em tùy ý viết theo suy nghĩ của mình. Em hãy cho biết một số thông tin về mình. Giới tính:……………………………………. Tuổi:………………………………………… Học lực:…………………………………….. 1. Ngoài giờ học ở trường, các em thường dùng thời gian rỗi làm gì? Học bài Chơi game, xem ti vi Đi học thêm Giúp bố mẹ làm việc nhà Làm việc khác 2. Lý do em chọn sách đọc? Khi nghe giới thiệu sách Nghe lời thầy cô khuyên Theo phong trào Lý do khác:……………………… 3. Mỗi tuần em đến thư viện mấy lần? 1 2 lần 3 4 lần trên 4 lần Không 4. Các em đọc sách có ghi chép lại không? Thường xuyên Không Thỉnh thoảng Ý kiến khác:……………………….. 5. Các hoạt động nào của thư viện mà em thích nhất? 17 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương
- SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách Thi kể chuyện theo sách Giới thiệu sách Trưng bày sách Hoạt động khác 6. Các em thích đọc sách theo chủ đề nào? Sách tham khảo Truyện thiếu nhi Báo nhi đồng Chủ đề khác:……………………………. 7. Dịch vụ nào của thư viện mà em thích nhất? Đọc tại chổ Mượn về nhà Dịch vụ khác 8. Các em đến thư viện vì mục đích gì? Giải trí hỗ trợ học tập Nâng cao sự hiểu biết Theo phong trào 9. Em có nhận xét gì về kho sách của thư viện? ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. 10. Em có mong muốn gì về công tác phục vụ của thư viện? ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Cảm ơn vì sự hợp tác của các em! 18 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương
- SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU ĐỌC CỦA GIÁO VIÊN Nhằm nâng cao khả năng và đáp ứng nhu cầu đọc, phục vụ công tác giảng dạy và học tập trong nhà trường. Thư viện trường TH Hà huy Tập tiến hành khảo sát nhu cầu đọc của giáo viên, học sinh trong nhà trường qua đó có những định hướng nhằm phát huy tốt vai trò của mình. Rất mong thầy cô hợp tác đánh dấu vào những ô thích hợp đưới đây. 1. Thầy/ cô vui lòng cho biết một số thông tin về cá nhân? Độ tuổi: dưới 30 30 – 40 40 – 50 trên 50 Trình độ: Trung cấp Đại học Trên đại học 2. Thầy/ cô có thường xuyên đến thư viện? 12 lần/ tuần 34 lần/ tuần Trên 4 lần/ tuần 3. Mục đích sử dụng thư viện của thầy cô? Học tập Nghiên cứu Giải trí 4. Thầy/ cô thích sử dụng tài liệu dưới hình thức nào? Sách Báo, tạp chí Tài liệu điện tử 5. Trong các dịch vụ hiện có tại thư viện thầy/cô thường sử dụng? Đọc tại chổ Mượn về nhà Tư vấn, sao chụp tài liệu 19 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương
- SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc giới thiệu sách 6. Ý kiến của thầy/cô về thời gian và thái độ phục vụ của cán bộ thư viện? Nhanh chóng, nhiệt tình Bình thường Chậm, chưa nhiệt tình Ý kiến khác:……………… 7. Theo thầy/cô thư viện cần chú trọng bổ sung những tài liệu nào? Sách nghiệp vụ sách tham khảo sách pháp luật Sách khác 8. Thầy/ cô thường sử dụng hình thức nào để tra cứu tài liệu? Chọn trực tiếp trên giá kệ Tra tìm theo danh mục tài liệu Tìm theo tủ mục lục Hỏi trực tiếp nhân viên thư viện 9. Thầy/ cô đánh giá sao về CSVC – trang thiết bị hiện có tại thư viện? Tốt Chưa tốt lắm Kém Ý kiến khác 10. Thầy/cô có đề xuất gì để nâng cao chất lượng phục vụ của thư viện? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………. Cảm ợn sự hợp tác của quý thầy cô MỤC LỤC TT TÊN ĐỀ TÀI TRANG Tên đề tài PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 1 I Đặt vấn đề 1 II Mục tiêu, nhiệm vụ của việc giới thiệu sách 1 PHẦN THỨ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 I Cơ sở lý luận 2 II Thực trạng 2 1 Thuận lợi 4 2 Khó khăn 5 III Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 5 IV. Tính mới của giải pháp 10 V. Kết quả sau khi tổ chức giới thiệu, tuyên truyền sách thì tỉ 11 lệ bạn đọc đến thư viện nhiều hơn. PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 11 1 Kiến nghị 11 20 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Thương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2238 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 216 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn