Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm giúp nâng cao năng lực tư duy của học sinh. Có thể coi việc dạy-học và giải toán là “hòn đá thử vàng” của dạy-học toán. Đặc biệt đối với cấp Tiểu học, việc thực hiện giải toán có lời văn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chương trình, nó được phân bố xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4
- 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Ngành giáo dục thị xã Bình Long. Tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) Trình độ Ngày tháng năm đóng góp Họ và tên Nơi công tác Chức danh chuyên sinh vào việc tạo môn ra sáng kiến Trường ĐHSP NGUYỄN THỊ 02/06/1971 Tiểu học Giáo viên Tiểu 100% HƯỜNG An Lộc A học. 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4. 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục ( môn Toán lớp 4) 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 10.9.2020 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: Như chúng ta đã biết Toán là một môn học rất quan trọng của tất cả các cấp học. Nếu nói kiến thức toán học các cấp là một “tòa nhà” thì những hiểu biết về toán ở Tiểu học là “nền móng” của tòa nhà ấy. Móng có vững thì tòa nhà uy nghi đồ sộ mới kiên cố. Môn toán là chìa khóa mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác. Đó là công cụ sắc bén, cần thiết cho người lao động trong thời đại mới. Trong dạy học toán ở Tiểu học việc giải toán chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Các bài toán được sử dụng để gợi động cơ tìm hiểu kiến thức mới; giải toán được sử dụng để củng cố, luyện tập kiến thức. Giải toán giúp nâng cao năng lực tư duy của học sinh. Có thể coi việc dạy-học và giải toán là “hòn đá thử vàng” của dạy-học toán. Đặc biệt đối với cấp Tiểu học, việc thực hiện giải toán có lời văn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chương trình, nó được phân bố xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5. Nó là đỉnh cao của tư duy logic, phân tích, tổng hợp. Có thể khẳng định: Giải toán có lời văn là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ đối với học sinh Tiểu học.Trong chương trình toán Tiểu học, hệ thống kiến thức được xây dựng thành một hệ thống lôgic từ đơn giản đến phức tạp. Các dạng bài toán có lời văn cũng được
- 2 nâng lên cả về kiến thức lẫn thể loại. Từ bài toán giải bằng một phép tính, đến hai phép tính rồi nhiều phép tính. Qua thực tế giảng dạy ở trường tôi nhận thấy khi giải những bài toán có lời văn các em còn lúng túng nhiều. Các em còn vướng mắc về cách đặt lời giải, chưa chú ý phân tích theo các điều kiện của bài toán nên đã lựa chọn chưa đúng phép tính. Tỉ lệ tóm tắt được bài toán còn thấp, cách giải còn nghèo nàn…Từ những tồn tại nêu trên, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 4, tôi đã suy nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân của những khó khăn ấy. Từ đó tìm ra một số biện pháp thích hợp giúp các em giải bài toán một cách vững vàng, hiểu sâu được bản chất của vấn đề cần tìm. Mặt khác giúp các em có phương pháp suy luận lôgic, ngắn gọn, sáng tạo. Quan trọng hơn nữa là sẽ đạt được yêu cầu của mục tiêu giáo dục hiện nay.Từ những lí do nêu trên nên tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4. 5.2. Nội dung sáng kiến: a.Thực trạng của vấn đề. Theo cấu trúc của chương trình toán 4 thì giải toán có lời văn được dàn trải đều 6 chương với 5 dạng bài cơ bản sau: 1. Tìm số trung bình cộng. 2. Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 3. Tìm chu vi, diện tích của một hình. 4. Tìm phân số của một số. 5. Tìm hai số khi biết tổng(hiệu) và tỉ số của hai số đó. Toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế. Nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan đến cuộc sống thường xảy ra hàng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn là phải lược bỏ những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học và nêu ra phép tính thích hợp, từ đó tìm ra được đáp số của bài toán. Theo kết quả khảo sát 06.9.2019 của lớp Bốn/4 như sau: Sĩ số Giải thành Kĩ năng giải Chưa nắm được thạo (giải chậm (giải đúng) cách giải đúng) 31 em 6 em 17 em 8 em Qua kết quả kiểm tra tôi tìm hiểu và nắm được những hạn chế của học sinh là: Đặt lời giải chưa đúng Thực hiện phép tính chưa đúng Không xác định được dạng toán; đơn vị. Như vậy, qua khảo sát tôi thấy khả năng giải toán có lời văn của học sinh lớp tôi còn yếu nhiều. Các em chưa có kĩ năng , thói quen về giải toán, chủ yếu là do các nguyên nhân sau:
- 3 Chưa bám sát vào yêu cầu của bài toán. Kĩ năng tóm tắt bài toán còn hạn chế, chưa đọc kĩ đề bài. Kĩ năng thực hành diễn đạt bằng lời còn vụng về. Học sinh tiếp thu bài một cách máy móc, chưa nắm được phương pháp chung để giải một bài toán có lời văn. Chính vì những nguyên nhân trên đòi hỏi người giáo viên cần phải tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để khắc sâu kiến thức cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học. Muốn học sinh giải toán có lời văn đạt hiệu quả thì giáo viên phải thực hiện tốt những việc sau: b. Các giải pháp thực hiện 1. Các bước tiến hành khi giải toán có lời văn : Để giúp học sinh khắc phục tình trạng khiếm khuyết, hạn chế khi giải bài toán có lời văn, tôi tiến hành hướng dẫn cho các em theo cách lập luận- suy luận và qua 5 bước sau: 1.Đọc và tìm hiểu đề bài 2.Tóm tắt bài toán 3.Phân tích các đại lượng liên quan 4.Thực hiện bài giải 5.Thử lại . Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề bài: Để giúp học sinh nắm rõ yêu cầu, giáo viên cần tập cho các em có thói quen đọc kĩ đề bài từ 2-3 lần, kết hợp dùng bút chì gạch một gạch dưới cái đã cho, gạch hai gạch dưới cái cần tìm. Đây là bước quan trọng không thể bỏ qua vừa giúp học sinh nắm kĩ yêu cầu của bài, vừa khắc phục thói quen vội vàng, hấp tấp của các em. Bước 2: Tóm tắt bài toán Đây là bước rất quan trọng, nó là kết quả ban đầu của bước 1.Khi hiểu bài, các em sẽ biết tóm tắt, tóm tắt được bài toán, chủ yếu bằng sơ đồ đoạn thẳng ( hoặc bằng chữ ) dạng đơn giản. Khi học sinh tóm tắt xong, tôi cho 1-2 em dựa vào tóm tắt nêu lại bài toán. Các em nêu lại được bài toán, có nghĩa là các em đã hiểu bài. Nhờ vậy mà mối quan hệ giữa các yếu tố đã cho và yếu tố phải tìm được thể hiện rõ ràng và dễ hiểu hơn. Khi học sinh tóm tắt được bài toán đồng nghĩa với việc các em đã biết phân tích, tổng hợp, xác định được yêu cầu của bài để tìm ra cách giải thích hợp. * Tóm tắt bằng chữ: *Tóm tắt bằng chữ và dấu: * Tóm tắt bằng sơ đổ đoạn thẳng: *Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng chữ và dấu: Bước 3: Phân tích đề toán
- 4 Đây là bước quan trọng trong quá trình giài toán, giúp học sinh thiết lập trình tự giải, lựa chọn phép tính thích hợp. Ở bước này, giáo viên cần gợi ý cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi theo trình tự : từ câu hỏi chính đến câu hỏi phụ . Bước 4: Trình bày bài giải . Đây là bước cụ thể hóa của quá trình tư duy. Nó thể hiện rõ kĩ năng, kĩ xảo về giải toán của học sinh. Với ví dụ trên, tôi cho học sinh trình bày bài giải như sau: Bước 5: Thử lại. Sau khi học sinh giải xong nên hướng dẫn cho các em cách thử lại kết quả. Bước này giúp học sinh có cơ sở lí luận tin vào cách làm bài của mình. 2. Vận dụng thực tế: Để hình thành cho học sinh kĩ năng, kĩ xảo giải toán có lời văn, đòi hỏi người giáo viên phải thực hiện thường xuyên, liên tục các bước giải. Bằng kinh nghiệm của mình, tôi đã hướng dẫn học sinh vận dụng 5 bước giải toán cho các dạng bài như sau : Dạng bài : Tìm số trung bình cộng. Dạng bài : Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Dạng bài :Tìm diện tích của một hình. Dạng bài : Tìm phân số của một số. Dạng bài :Tìm hai số khi biết tổng (hiệu ) và tỉ số của hai số đó. 3. Tạo sự ham thích học toán. Đối với những đối tượng học sinh đã giải thành thạo các các bài toán cơ bản, tôi còn đưa ra cho các em làm một số bài tập nâng cao để các em có điều kiện phát huy năng lực trí tuệ của mình. Như vậy sẽ giúp những em học tốt không cảm thấy nhàm chán đồng thời vừa phát triển trí thông minh của các em. Ngoài ra, nhằm tạo cho các em cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái khi học toán, tôi còn tạo ra sự tò mò cho các em bằng cách xen lẫn những câu đố vui , những câu chuyện toán học vào nội dung tiết học. Ngoài ra, việc áp dụng các trò chơi học tập giữa các tiết học cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng giúp học sinh có niềm hăng say trong học tập, mong muốn nhanh đến giờ học và tiếp thu kiến thức nhanh hơn , chắc chắn hơn. 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Phương pháp này có thể áp dụng cho toàn thể học sinh khối 4 ở trường Tiểu học An Lộc A và học sinh khối 4 trong toàn địa bàn thị xã Bình Long. 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp dạy bằng nhiều hình thức như: trò chơi, đố vui,…phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Cần chú ý phát triển tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp, suy luận, giúp các em nắm chắc kiến thức. Sau mỗi bài giải, học
- 5 sinh phải biết xem xét lại kết quả mình làm để giúp các em tự tin hơn. Phải kết hợp với gia đình trong nhắc nhở, kiểm tra, đôn đốc việc học tập của các em . 8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: a. Kết quả đạt được: Trong học kì I của năm học này, với phương pháp dạy học như trên tôi đã thấy rõ sự tiến bộ của học sinh lớp tôi trong việc giải toán. Những kết quả mà các em đạt được sau những tiết học, sau kỳ kiểm tra học kỳ I do nhà trường ra đề đã cho thấy công sức tôi bỏ ra đã có kết quả nhất định. Lớp Bốn 4 do tôi trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy có kết quả như sau: Sĩ số Giải thành Kĩ năng giải chậm Chưa nắm được thạo (giải (giải đúng) cách giải đúng) 31 em 18 em 13 em 0 em b. Bài học kinh nghiệm: Qua các vấn đề tôi trình bày ở trên và những khó khăn của học sinh khi giải bài toán có lời văn, nhất là các dạng toán hợp. Nên khi dạy, cần dạy cho các em phải thực hiện đầy đủ 5 bước tiến hành giải toán. Vì nếu trong quá trình giải toán, các em không nắm được các qui tắc, tiến trình các bước thì không thể tránh được sự nhầm lẫn, bài toán sẽ bị bế tắc hoặc tìm ra cách giải chưa hay, chưa nhanh nhất. Cho nên khi giải một bài toán có lời văn dù đơn giản hay phức tạp thì các em cần phải tuân thủ chặt chẽ các bước tiến hành, không thể qua loa, đại khái bước nào thì kết quả mới cao được. Điều này cả học sinh và giáo viên đều cần phải ghi nhớ. Một điều quan trọng nữa để nâng cao chất lượng dạy học toán ở caáp tiểu học thì đội ngũ giáo viên của nhà trường tiểu học phải không ngừng hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ở mỗi dạng toán cần hướng dẫn học sinh nhận dạng bằng nhiều cách: đọc, nghiên cứu đề, phân tích bằng nhiều phương pháp(mô hình, sơ đồ đoạn thẳng…)để học sinh dễ hiểu, dễ nắm bài hơn. Không nên dừng lại ở kết quả ban đầu(giải đúng bài toán) mà nên có yêu cầu cao hơn đối với học sinh. Giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp dạy bằng nhiều hình thức như: trò chơi, đố vui,…phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Cần chú ý phát triển tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp, suy luận, giúp các em nắm chắc kiến thức. Sau mỗi bài giải, học sinh phải biết xem xét lại kết quả mình làm để giúp các em tự tin hơn. Phải kết hợp với gia đình trong nhắc nhở, kiểm tra, đôn đốc việc học tập của các em . - Với một vài kinh nghiệm này, tôi mong muốn được đóng góp một phhần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung và với dạng bài “Giải toán có lời văn” trong môn Toán 4 nói riêng.
- 6 Trên đây là một số ý giúp học sinh khắc phục những khó khăn khi giải các bài toán có lời văn ở lớp 4 mà tôi đã nghiên cứu. Tuy nhiên đề tài của tôi không thể tránh những khiếm khuyết. Song qua nghiên cứu và thực nghiệm, tôi rút ra được đây chính là một số biện pháp giúp các em hăng say học tập hơn và giải các bài toán có lời văn đạt kết quả cao hơn. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quí cấp lãnh đạo, để đề tài này của tôi được hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Nhận xét, đánh giá của Hội đồng sáng kiến cấp trường ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Nhận xét, đánh giá của Hội đồng sáng kiến cấp thị xã ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. An Lộc, ngày 18 tháng 02 năm 2021 Người nộp đơn Nguyễn Thị Hường
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp nâng cao cất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
7 p | 1313 | 365
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi tỉnh Kiên Giang, thực trạng và giải pháp
21 p | 816 | 111
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 440 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 5
36 p | 88 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả lớp 5
27 p | 42 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 25 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên dạy học phân môn học vần lớp 1 bộ sách Cánh diều đạt hiệu quả
39 p | 40 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm trong giờ dạy Đạo đức lớp 3
38 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
30 p | 24 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học (2021)
21 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Địa lí lớp 4
28 p | 10 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 - 2022
14 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp lưu giữ sản phẩm của học sinh lớp 1 sau các tiết học
18 p | 15 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi vận động trong tiết dạy Thể dục cho học sinh lớp 1 ở Tiểu học
59 p | 21 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh yếu vươn lên trong học tập môn Toán ở lớp 2
25 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp dạy chuyên đề hình học cho học sinh lớp 5
26 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Đổi mới phương pháp tổ chức lễ kỉ niệm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh cho thiếu nhi trường tiểu học Thanh Liệt (2021)
25 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn